Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

tìm hiểu tình hình phát triển và một số nhân tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm huyện núi thành-tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.11 KB, 4 trang )

Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
236
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỀ NUÔI TÔM HUYỆN NÚI
THÀNH-TỈNH QUẢNG NAM
STUDY ON DEVELOPMENT AND RESPECTIVE INFLUENCING FACTORS
OF BRACKISH SHRIMP RAISING IN NUI THANH DISTRIC-QUANG NAM
PROVINCE

SVTH: CHUNG THỊ THANH NHÀN
Lớp: 05CDL1, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ MÂY
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư Phạm

TÓM TẮT
Huyện Núi Thành là một vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Tuy
nhiên, sự phát triển của nghề này bị chi phối bởi nhiều yếu tố làm cho năng suất nuôi tôm
không ổn định, gây khó khăn đến đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân vùng ven
biển. Vì vậy cần phải tìm hiểu kỹ về các nhân tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm và tìm ra các
giải pháp thích hợp để đạt được hiểu quả kinh tế cao và ổn định. Bài báo này tìm hiểu về tình
hình phát triển nghề nuôi tôm và một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của
nghề nuôi tôm ở huyện Núi Thành-tỉnh Quảng Nam, từ đó đề ra cấc giải pháp để nghề này
phát triển bền vững hơn trong tương lai.
SUMMARY
Nui Thanh is a district with much potential in brackish shrimp raising. Nevertheless, the
development of the profession is affected by some factors which results in low and unstable
productivity. This has had a bad effect to the life of a large number of sea–side residents.
Therefore, these factors should be studied carefully so that we can find the most suitable
solutions for high and stable commercial efficiency. This is a study which fathoms the
development situation of brackish shrimp raising in Nui Thanh in the stage 2001-2006 and
some respective influencing factors and from that proposes some solutions for sustained


development of the business in the future.


1. Mở đầu:
Kinh tế biển là lợi thế vượt trội, có thể làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của quốc
gia, của khu vực. Là một ngành trong cơ cấu Nuôi trồng thuỷ sản, con tôm đang ngày càng
chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của ngành Thuỷ sản hiện
nay.
Là một vùng có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm sú nước lợ, Núi Thành đã có
hướng đi mới tập trung vào khai thác nguồn lực này. Những bước đi đúng đắn trong chiến
lược phát triển kinh tế sẽ tạo động lực cho huyện Núi Thành hội nhập vững chắc với kinh tế
của Miền Trung và trên cả nước. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm cho hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi tôm không cao.
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế và đi đến sự phát triển bền vững trong nghề
nuôi tôm nên tôi tiến hành tổng hợp lại những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001-2006
và nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi tôm sao cho việc
tận dụng tiềm năng đạt hiệu quả nhất.



Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
237
2. Nội dung:
2.1. Khái quát chung về tình hình nuôi tôm ở huyện Núi Thành
Bảng 2.1: Tình hình nuôi tôm huyện Núi Thành giai đoạn 2001-2006
Chỉ tiêu
ĐVT
2001
2002
2003

2004
2005
2006
Tổng diện tích
Ha
1.248
1.459
1.549
1.635
1.650
1.608
Tổngsản lượng
Tấn
1.405
1.365
829
1.726
1.820
1.897
Năng suất
Tấn/ha
1.13
0.94
0.54
1.05
1.10
1.18
(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành thuỷ sản huyện Núi Thành trong 5 năm 2001-2005 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2006)
1549

1248
1459
1634
1650
1608
829
1405
1365
1897
1820
1724
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Ha
0
200
400
600
800
1000

1200
1400
1600
1800
2000
Tấn
Diện tích
Sản lượng

Hình 2.1: Biểu đồ mối tương quan giữa diện tích và sản lượng

2.2. Hiệu quả kinh tế

Bảng 2.2: Chi phí sản xuất cho một vụ nuôi tôm theo hình thức QCCT Tính cho 1ha
ĐVT: VND
TT
KHOẢN MỤC
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Quy ra 1 ha
Ghi chú
I
VỐN ĐẦU TƯ XDCB





1

San ủi mặt bằng
Ca máy


12.000.000

2
Bơm hút
Cái
1
1.200.000
1.200.000

3
Hệ thống cấp điện



5.000.000

4
Lưới chắn
m
6,5
90
585

5
Cống lấy nước
cái

1,0
3.000.000
3.000.000

6
Nhà bảo vệ
Cái
1
3.000.000
3.000.000


Tổng



24.785.000

II
CHI PHÍ SẢN XUẤT




Tính cho 1 vụ
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
238
1
Tôm giống
Vạn

15
20đ/con
3.000.000

2
Thức ăn
Tấn
10.500,0
6
63.000.000

3
Thuốc xử lý



500

6
Công lao động
Công
90
50
4.500.000


Tổng




71.000.000

III
Tổng thu




Tính cho 1 vụ
1
Sản lượng
Tấn
2.625
80
210.000.000

2
Tổng chi



75.957.000


Lãi ròng



134.043.000


( Nguồn: Phòng kinh tế- bộ phận Thủy sản huyện Núi Thành)
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng
Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như:
địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn; các tài nguyên thiên nhiên như: tài nguyên đất, tài nguyên
nước; các điều kiện kinh tế-xã hội như: dân số và lao động, cơ sở hạ tầng, các chính sách phát
triển nghề nuôi tôm. Đặc biệt, nghề nuôi tôm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố như: năng
lực sản xuất của chủ hộ, tình hình sử dụng thức ăn, tình hình sản xuất tôm giống, thị trường
tiêu thụ và qui trình kĩ thuật của nghề nuôi tôm.
110
141
145
145
145
145
647
652
520
326
468
500
0
20
40
60
80
100
120
140
160
2001 2002 2003 2004 2005 2006

Năm
Số trại
0
100
200
300
400
500
600
700
Triệu con
Số trại
Sản
lượng

Hình 2: Biểu đồ tình hình sản xuất tôm giống
3. Kết luận:
Huyện Núi Thành nói chung có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khá thuận lợi cho
việc phát triển nghề nuôi tôm sú và được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền
cùng với thị trường tôm trong nước đang rất sôi động, giá trị kinh tế của con tôm rất cao. Điều
này đã tạo điều kiện cho nghề nuôi tôm huyện Núi Thành phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên do nghề nuôi tôm của huyện chỉ mới phát triển nên trong vài năm gần đây,
tình hình nuôi tôm ở huyện đang gặp nhiều khó khăn, trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm nuôi
tôm người dân còn thấp, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ, hệ thống thủy lợi
chưa hoàn chỉnh, tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Điều này đã làm cho năng suất tôm
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
239
ở đây không cao ( 0,99tấn/ha/năm). Do tình hình dịch bệnh thường xảy ra nên chi phí đầu tư
cho một ha nuôi tôm ở huyện cao, chính điều này đã làm cho hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm
ở huyện còn thấp. Nhiều hộ nuôi tôm ở huyện thường xuyên bị lỗ, đồng thời tình hình vay vốn

ở đây gặp khó khăn nên đa số hộ dân thiếu vốn đầu tư.
Trong tình hình hiện nay khi mà diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đi nhường chỗ cho
sự phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai và sự ô nhiễm môi trường diễn ra ngày càng trầm
trọng thì yêu cầu đặt ra đối với nghề nuôi tôm đó là cần có sự chuyển biến năng động hơn,
thay đổi hình thức nuôi chuyển sang hình thức bán thâm canh và thâm canh trong đó áp dụng
nhiều thành tựu khoa học công nghệ để mang lại hiệu quả cao hơn hoặc chuyển sang nuôi các
đối tượng khác vừa đảm bảo được năng suất vừa cải thiện được môi trường.
Mặc dù nghề nuôi tôm ở huyện Núi Thành đang gặp nhiều khó khăn nhưng tiềm năng
phát triển nghề nuôi tôm ở đây còn lớn. Chính quyền địa phương cần kết hợp với người dân
giải quyết những vấn đề vướng mắc đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm, thì chắc chắn nghề
nuôi tôm ở huyện sẽ phát triển hơn nữa và cùng với khu kinh tế mở Chu Lai đưa huyện Núi
Thành nhanh chóng trở thành đô thị loại 4 trong tương lai không xa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phòng thống kê huyện Núi Thành (2006), Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm
2006.
[2] Phạm Duy Phương (2003), Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi tôm bán
thâm canh ở xã Tam Giang - huyện Núi Thành - tỉnh Quảng Nam, Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Kinh tế Huế.
[3] Sở Thủy sản tỉnh Quảng Nam (2002), Báo cáo quy hoạch chi tiết vùng nuôi tôm huyện
Núi Thành-tỉnh Quảng Nam năm 2002.
[4] Sở Thủy sản tỉnh Quảng Nam (tháng 4/2006), Các thông báo kết quả kiểm tra môi trường
nước, virut gây bệnh đốm trắng trên tôm tự nhiên, tôm sú.
[5] Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lý kinh tế-xã hội xã hội đại cương,
NXB ĐHSP, Hà Nội.
[6] Trần Văn Vỹ (2007), Giáo trình kỹ thuật nuôi tôm và nuôi ba ba, NXB ĐHSP, Hà Nội.
[7] UBND huyện Núi Thành, Phòng kinh tế (2006), Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản huyện
Núi Thành 5 năm (2001- 2005) và phương hướng nhiệm vụ năm 2006.
[8] UBND huyện Núi Thành, Phòng kinh tế (2007), Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản hyện

Núi Thành năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ năm 2007.
[9] P. Chanratchakool, J.F. Turnbull, S. Funge-Smith, C. Limsuwan, người dịch: Nguyễn
Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Đặng Thị Hoàng Oanh (1995), Quản
lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Thủy sản.
[10] Website Báo điện tử : www.vietnamnet.vn
[11] Tổng Cục thống kê : www.gso.gov.vn
[12] Website Kỹ thuật thủy sản và nông nghệp: concern.net.com.vn
[13] Website Huyện Núi Thành : www.nuithanh.gov.vn
[14] Kỹ thuật NTTS : www.vietlinh.com.vn
[15] Website Tỉnh Quảng Nam : www.quangnamnet.com.vn
[16] Website Trung tâm tin học thủy sản: www.fistenet.gov.vn

×