Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.54 KB, 5 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
206
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ XEM XÉT TÌNH TRẠNG THẤT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
APPLYING A COMPREHENSIVE PERSPECTIVE TO EXPLAIN THE CAUSES OF
UNEMPLOYMENT STUDENTS AFTER SCHOOL IN OUR COUNTRY NOW

SVTH: Phạm Thị Thảo, Nguyễn Hùng Vương
Lớp 08 SGC, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Sư Phạm
GVHD: PGS. TS. Lê Hữu Ái
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại Học Kinh Tế

TÓM TẮT
Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là vấn đề nan giải chưa có những biện
pháp giải quyết hữu hiệu. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới sự phát triển chậm lại của nền
kinh tế. Dựa trên cơ sở quan điểm toàn diện chúng tôi giải thích nguyên nhân thất nghiệp của sinh
viên sau khi ra trường là do nguyên nhân khách quan đó là nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ
nhà nước và nguyên nhân từ nhà đào tạo. Đồng thời có nguyên nhân chủ quan là do chính trong
nhận thức của sinh viên. Từ những nguyên nhân đã nêu trên, xuất phát từ chủ trương chính sách
của Đảng và từ chính ý nghĩa của mọi hoạt động là đều vì con người, chúng tôi đưa ra một số giải
pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay. Đó là: Xã
hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo; Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhà tuyển
dụng; Xây dựng những chính sách xã hội phù hợp và bản thân sinh viên phải có sự thay đổi
trong nhận thức của mình. Tóm lại vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường là một thực
trạng rất đáng lo ngại. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm thất thoát, lãng phí một khối
lượng lớn nguồn nhân lực, lao động có tay nghề của quốc gia.
ABSTRACT
Jobs for students after school is now the problem is not that effective remedial measures. If
this situation lasts for will lead to slower growth of the economy. Based on our comprehensive
opinion explaining the causes of unemployment after graduating students are due to objective
reasons such as economic reasons, the causes from the state and from the training cause. At the


same time there is due cause in the subjective perception of students. From the causes mentioned
above, comes from the policies of the Party and from the meaning of all activities is because
humans are, we offer a solution to the problem of unemployment following students when the
schools in our country today. They are: Social and improve the quality of training; Strengthening
linkages between training institutions and employers; build the appropriate social policy and
students themselves must recognize the change in his way. In summary the problem of
unemployment student after school is a very worrying situation. Without solving this problem will
make losses and a massive waste of human resources, skilled labor of the country.
1. Mờ đầu
Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là vấn đề nan giải chưa có
những biện pháp giải quyết hữu hiệu.
Đây là một vấn đề xã hội nổi cộm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất
nước. Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ ảnh hưởng tới mức độ toàn dụng lao động xã hội, từ đó làm
thu nhập quốc dân giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế của
quốc gia. Không những thế thất nghiệp còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc
gia tăng các tệ nạn xã hội như trộm cướp, cờ bạc, ma túy làm cho đời sống người lao
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
207
động gặp nhiều khó khăn, chất lượng an sinh xã hội giảm sút.
Thất nghiệp nói chung cũng như thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nói
riêng là một vấn đề được dư luận xã hội và giới nghiên cứu quan tâm tuy nhiên các nhà
nghiên cứu vẫn chưa tìm được những giải pháp thỏa đáng để giải quyết tình trạng này.
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và cách mạng khoa học
kỹ thuật đang diễn ra một cách mạnh mẽ đã và đang tác động rất lớn đến nước ta. Khi khoa
học kĩ thuật trở thành nhân tố quyết định số một, lao động có tri thức trở thành điều kiện
tiên quyết để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì
trên thực tế ở nước ta lao động có trình độ cao, được đào tạo lại đang thất nghiệp kéo theo
đó là sự phát triển chậm lại của nền kinh tế.
Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng quan điểm
toàn diện để xem xét tình trạng thất nghiệp bậc giáo dục đại học cao đẳng ở nước ta hiện nay”.

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02 chương 06 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
Chương 2: Vấn đề thất nghiệp hiện nay của sinh viên sau khi ra trường dưới góc độ
quan điểm toàn diện.
2. Phần nội dung
2.1. Chương 1. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện chính là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý
mối liên hệ phổ biến. Quan điểm này bao gồm 03 nội dung là: phải nhìn thấy sự vật như là
một chỉnh thể của tất cả các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ trong bản thân sự vật hiện
tượng và giữa sự vật hiện tượng đó với những sự vật hiện tượng khác và với môi trường
xung quanh; phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên
trong, cơ bản nhất để từ đó hiểu rõ cái bên trong, chủ yếu, tất nhiên để hiểu rõ bản chất
của sự vật; phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tương lai của chúng, phải thấy được
những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi của sự vật, hiện tượng.
Quan điểm toàn diện có ý nghĩa hết sức to lớn trong cuộc sống của chúng ta, cả trong lĩnh
vực nhận thức và hoạt động thực tiễn.
2.2. Chương 2. Vấn đề thất nghiệp hiện nay của sinh viên sau khi ra trường dưới góc độ
quan điểm toàn diện
Trong xã hội công nghiệp, thất nghiệp đang là một vấn đề đáng lo ngại và được
toàn xã hội quan tâm. Đây là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm
được việc làm. Thất nghiệp có rất nhiều hình thức biểu hiện. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta
vẫn còn ở mức cao, khoảng 4,2% (2008). Đặc biệt là tình trạng thất nghiệp của lao động có
trình độ bậc đại học cao đẳng. Theo số liệu điều tra của Bộ Giáo dục nước ta năm 2006, cả
nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp đại học cao đẳng ra trường không có việc làm, 37%
có việc làm nhưng nhiều sinh viên phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Từ thực
trạng đó, trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện, chúng tôi xem xét nguyên nhân thất
nghiệp của sinh viên đại học cao đẳng sau khi ra trường trên nhiều phương diện trong đó
chỉ đưa ra những nguyên nhân cơ bản nhất có tính quyết định trực tiếp.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
208

Về nguyên nhân khách quan có nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ nhà nước và
nguyên nhân từ nhà đào tạo.
Nguyên nhân kinh tế là do: Nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông
nghiệp còn mang tính chất manh mún, lạc hậu; Thị trường lao động trong nước chưa thật
sự phát triển; Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm nước ta còn mất cân đối; Cách thức sử
dụng lao động chưa hợp lí và quy mô doanh nghiệp của nước ta còn nhỏ; Dân số tăng
nhanh gây nên tình trạng tăng cao của sức ép dân số đối với việc làm; và sự tác động của
quá trình toàn cầu hóa.
Về chính sách của nhà nước: Hiện nay chính sách đãi ngộ của nhà nước là chưa
hợp lý bộc lộ đầu tiên ở chính sách tiền lương; Thủ tục xin việc còn nhiều rườm rà, phức
tạp, dài dòng thông qua nhiều cấp với nhiều loại giấy tờ; Về chính sách giải quyết việc làm
lại không phù hợp ngay với sự phát triển của nền kinh tế; Tất cả các phương hướng mục
tiêu đều nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động chưa qua đào tạo, lao động nông
thôn; và thực trạng quy hoạch nguồn nhân lực nước ta trong những năm qua còn quá nhiều
bất cập, chồng chéo và thiếu mục tiêu cụ thể.
Nguyên nhân từ giáo dục: Chất lượng lao động qua đào tạo bậc đại học cao đẳng
của nước ta còn thấp lại kém về nhiều mặt như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ý thức kỉ luật
và tác phong công nghiệp; Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhưng nền giáo dục lại
chậm đổi mới, nội dung và phương pháp giảng dạy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát
huy được tính sáng tạo độc lập trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên; đội ngũ giảng viên
còn thiếu, người giảng viên phải giảng dạy ở nhiều trường thậm chí là nhiều ngành học,
môn học khác nhau do đó không có thời gian nghiên cứu; Nội dung phương pháp đào tạo
còn lạc hậu không theo kịp với xu thế phát triển của xã hội; Giáo dục ở nước ta chưa gắn
với nhu cầu thực tiễn; Cơ cấu đào tạo của nước ta còn bất hợp lý.
Về nguyên nhân chủ quan do trình độ chuyên môn, năng lực của sinh viên còn
nhiều yếu kém, một bộ phận không nhỏ sinh viên lại muốn bám trụ ở thành phố trong khi
số việc làm ở đây chưa đủ để thu hút hết lực lượng lao động này.
Từ những nguyên nhân đã nêu trên, xuất phát từ chủ trương chính sách của Đảng và
từ chính ý nghĩa của mọi hoạt động là đều vì con người, chúng tôi đưa ra một số giải pháp
giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ở nước ta hiện nay. Đó là:

- Xã hội hóa và nâng cao chất lượng đào tạo
- Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng.
- Xây dựng những chính sách xã hội phù hợp
Về chính sách xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước mà truớc hết
là đổi mới trong lĩnh vực kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nhà nước phải
nghiên cứu xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ nay
đến năm 2020 và tầm nhìn 2050 từ đó có những chính sách xã hội phù hợp để đào tạo
nguồn nhân lực; Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về lao động và việc làm nhằm mở
rộng thị trường và sử dụng lao động trong nước, tạo ra cầu lao động ngày một tăng lên;
Hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu của hội
nhập trong quá trình toàn cầu hóa; Tăng cường mở rộng khuyến khích xây dựng hệ thống
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
209
các trung tâm giới thiệu việc làm trên toàn quốc và có sự quản lý của nhà nước; Cần có sự
quan tâm hợp lý đến công tác giải quyết việc làm cho các bậc lao động có trình độ khác
nhau; Tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động đã qua đào tạo
Về chính sách giáo dục: Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng
hiện đại; Chúng ta phải quyết tâm thay đổi nội dung đào tạo để phù hợp với nền kinh tế
phát triển như hiện nay; Nhanh chóng thực hiện công tác phân luồng học sinh; Giáo dục hệ
tư tưởng và ý thức nghề nghiệp cho sinh viên; Chuyển đổi mô hình giáo dục trong nền kinh
tế nông nghiệp sang mô hình giáo dục trong nền kinh tế công nghiệp.
- Bản thân sinh viên phải có sự thay đổi trong nhận thức của mình.
Trên những nền tảng cơ bản đã có giả sử khi nền kinh tế phát triển ổn định, từ nay
đến năm 2020 nền kinh tế không chịu sự tác động đáng kể của các cuộc khủng hoảng.
Chúng tôi lập dự báo về nguồn nhân lực và vấn đề việc làm trong những năm đến ở nước
ta cụ thể như sau:
Từ năm 2010 đến 2012 tốc độ tăng dân số nước ta vẫn ở mức cao 1,2% và giảm
dần trong những năm tiếp theo. Từ năm 2012 đến 2015 tỷ lệ tăng còn khoảng 1% đến
1,06%, đến năm 2020 tỷ lệ đó còn khoảng 0,8 đến 1%.
(Triệu người)

Năm
2010
2012
2015
2020
Dân số
86,7
88,7
91,4
95,1
Biểu dự báo dân số nước ta đến năm 2020
Từ nay đến năm 2015 nước ta vấn có nhịp độ tăng lao động vào khoảng 1,1 đến 1,2
triệu lao động mỗi năm, đến năm 2020 tốc độ tăng lao động có chiều hướng chậm dần,
bình quân mỗi năm cả nước tăng thêm từ 900 nghìn đến 980 nghìn lao động lao.
(Triệu lao động)
Năm
2010
2012
2015
2020
Lao động
48,9
51,3
54,3
59,2
Biểu dự báo lao động nước ta đến năm 2020
Đến năm 2020 sự chuyển dịch lao động trong các nghành kinh tế của nước ta theo
hướng: Lao động hoạt động trong nông nghiệp dần giảm xuống, và có chiều hướng giảm
nhanh hơn sau năm 2015, lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và dịch
vụ tăng cao, trong đó lao động qua đào tạo chiếm 60% lực lượng lao động, lao động có

trình độ cao đẳng đại học chiếm 50,4% trong tổng số lao động đã qua đào tạo. Cao đẳng
nghề chiếm 60% lao động có trình độ đại học cao đẳng.
(%)
Năm
2015
2020
Nông - lâm – ngư
48,6
46
CN - XD - Dịch vụ
51,4
54
Biểu dự báo lao động trong các ngành kinh tế nước ta đến năm 2020
Chính vì vậy tốc độ tăng trưởng của nước ta năm 2010 vào khoảng 6,2% đến năm 2012
khoảng 8,3%, năm 2015tăng 11% và đến năm 2020 sẽ tăng từ 12% đến 14% đóng góp cho
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
210
thu nhập quốc gia tăng lên đáng kể.
Biểu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta đến năm 2020
Năm
2010
2012
2015
2020
Tốc độ tăng (%)
6,2
8,3
11
12
GDP thực tế (Nghìn tỷ)

1 760
2 052
2 729
43 664
Với tốc độ tăng như vậy, từ năm 2015 đến 2020 chúng ta sẽ tạo thêm được khoảng
trên 1,5 đến trên 2 triệu việc làm mỗi năm, và năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp của nước giảm
xuống mức thấp nhất, thất nghiệp chỉ do thay đổi cơ cấu hoặc thất nghiệp thời vụ, thất
nghiệp tạm thời.
3. Kết luận
Thất nghiệp đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của thời đại ngày nay đặc
biệt là khi một lượng không nhỏ người thất nghiệp lại đã được đào tạo qua trường lớp và
có trình độ học vấn khá cao là sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài chúng tôi đã cố gắng đi sâu và nghiên cứu một cách cụ thể nhất vấn đề đã
đặt ra vừa nhằm tìm ra, giải thích được nguyên nhân của hiện tượng đồng thời để thông
qua đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm làm giảm bớt tình trạng này. Thất nghiệp
của sinh viên sau khi ra trường xét dưới góc độ của quan điểm toàn diện do rất nhiều
nguyên nhân. Trên cơ sở những nguyên nhân trên, chúng tôi cũng đã đề ra được một số
biện pháp để khắc phục một phần nào tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường
hiện nay. Đó là những biện pháp mang tính đồng bộ và toàn diện được thực hiện, áp dụng
đối với cả nhà nước, nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và ngay vả đối với bản thân sinh viên là
đối tượng bị ảnh hướng trực tiếp.
Tóm lại vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường là một thực trạng rất
đáng lo ngại. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ làm thất thoát, lãng phí một khối
lượng lớn nguồn nhân lực, lao động có tay nghề của quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Lê Hữu Ái (2009), “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý
luận chính trị, (12/2009), tr . 57 – 62.
[2] Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà phật, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, tr. 35 – 36.

[3] TS Lê Văn Đính (2007), “Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (10/2007), tr. 16 – 24.
[4] Nguyễn Lang (2000), Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội, tr. 25 – 26.
[5] TS Ngô Văn Minh (2009), “Phát huy giá trị nhân văn phật giáo trong xây dựng xã hội
mới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (5/2009), tr. 11 – 17.
[6] Lê Hữu Tuấn (1998), “Ảnh hưởng của phật giáo đối với tư duy của người Việt trong
lịch sử”, Tạp chí Triết học, (12/1998), tr 16 - 17.

×