Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng chất lượng nước lưu vực sông đáy đoạn chảy qua hà nội và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.23 KB, 71 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------

NGUYỄN MẠNH CHUNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2013 - 2015

Thái Nguyên, năm 2014

n


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------



NGUYỄN MẠNH CHUNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: Mơi trường
: 2013 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Hồng Phương
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014

n


LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, việc thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và cần

thiết. Sau khi hồn thành khóa học thì thực tập chính là lúc sinh viên được
trực tiếp làm quen với môi trường làm việc, làm quen với những công việc
sau này sẽ làm. Đó là yếu tố quan trọng để rèn luyện thêm cho sinh viên về kỹ
năng làm việc, giao tiếp xã hôi...
Trong thời gian thực tập là khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng
không quá ngắn để em bổ sung những kiến thức thực tế cho bài học, áp dụng
những hiểu biết của mình vào thực tế, định hướng tương lai cho chính mình.
Trong khóa thực tập vừa qua em cảm thấy mình đã có những hiểu biết rõ ràng
hơn và cụ thể hơn về hiện trạng môi trường khu công nghiệp và điều kiện xã
hội tại khu vực ảnh hưởng cũng như những công việc phải làm của những cán
bộ môi trường.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tồn thể các
thầy, cơ giáo khoa Môi trường - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên và cô
Đặng Thị Hồng Phương cùng Lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu quy hoạch và
điều tra tài nguyên nước đã tạo điều kiện cho em được làm quen với những
công việc của người cán bộ làm công tác Môi trường và có được những hiểu
biết thực tế về mơi trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị
Trung tâm Dữ liệu quy hoạch và điều tra tài nguyên nước đã bảo ban giúp
đỡ và dẫn dắt em trong suốt đợt thực tập và quá trình làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp vừa qua.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế cịn non yếu nên bản
báo cáo này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp
ý kiến của các thầy (cô) bộ môn,cùng cán bộ Trung tâm Dữ liệu quy hoạch
và điều tra tài nguyên nước và các anh chị đồng nghiệp để báo cáo của em
được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày .... tháng .... năm 2014.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Chung


n


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả phân tích chất lượng nước tại Đập tràn, TT. Phùng, Đan
phượng (tọa độ .N: 21o 17’ 20”. E: 105o 33’ 11) ........................... 34
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước tại cầu Mai Lĩnh - Hà Đông
(Hà nội) ............................................................................................ 35
Bảng 4.3. Kết quả phân tích chất lượng nước ngã Ba Thá xã Viên An huyện
ứng hòa HN tọa độ (N: 21o 14’ 22”. E: 105o 36’ 59”) .................... 36
Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng nước Tế Tiêu - Mỹ Đức .................. 37
Bảng 4.5. Đặc trưng nước thải của một số ngành sản cuất công nghiệp ........ 42
Bảng 4.6. Tải lượng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN
năm 2013.......................................................................................... 46
Bảng 4.7. Tổng lượng nước thải các làng nghề trên LVS Đáy năm 2013. ..... 49
Bảng 4.8. Các thông số ô nhiễm trương nước thải y tế................................... 50
Bảng 4.9. Tổng tải lượng chất ô nhiễm các bệnh viện năm 2013................... 51

n


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hàm lương DO các năm 2011, 2012 và 2014 ................................ 38
Hình 4.2: Hàm lượng BOD5 các năm 2011, 2012 và 2014. ............................ 39
Hình 4.3. Hàm lượng COD các năm 2011, 2012, 2014 ................................. 40
Hình 4.4. Hàm lượng NH4+ các năm 2011, 2012, 2014.................................. 40
Hình 4.5. Số lượng các nguồn gây ô nhiễm trên lưu vực ............................... 42
Hình 4.6. Ước tính lưu lượng nước thải của các nguồn trên lưu vực ............. 42

Hình 4.7. Lượng nước thải của các ngành công nghiệp thuộc lưu vực
sông Đáy .......................................................................................... 43
Hình 4.8.Tỉ lệ nước thải sinh hoạt của 6 tỉnh trên lưu vực ............................. 47

n


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LVS
BTNMT
QCVN
HN
KLN
UBND
CCN
CN
TP

: Lưu vực sông
: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
: Quy chuẩn việt nam
: Hà Nội
: Kim Loại Nặng
: Uỷ Ban Nhân Dân
: Cụm Công Nghiệp
: Công Nghiệp
: Thành Phố

n



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu yêu cầu và ý nghĩa của nghiên cứu ............................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, tiêu chuẩn môi trường. ................................................................ 4
2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước ..................................................................... 4
2.1.1.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ............................................. 5
2.1.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 6
2.2. Khái quát về tài nguyên nước .................................................................... 8
2.2.1. Giới thiệu chung về nước ........................................................................ 8
2.2.2. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh
tế - xã hội ......................................................................................................... 11
2.2.3. Ô nhiễm nước và ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến đời sống và
sản xuất. ........................................................................................................... 13
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng nước .............. 14
2.3.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới..................................... 14
2.3.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam ................................... 15
2.4. Tài nguyên nước của Hà Nội và chất lượng nước sông Đáy ................... 19
2.4.1. Tài nguyên nước của Hà Nội ................................................................ 19
2.4.2. Khái quát chất lượng nước sông Đáy.................................................... 22
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24

n


3.2.1 Địa điểm ................................................................................................. 24
3.2.2 Thời gian ................................................................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3.1. Khái quát chung về hệ thống sông Đáy ................................................ 24
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của sông Đáy ....................................................... 24
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của sông Đáy ............................................ 24
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua Hà Nội .... 24
3.3.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đáy tại một số vị trí trên
đoạn chảy qua Hà Nội ..................................................................................... 24
3.3.2.2. So sánh mức độ ô nhiễm của môi trường nước sông Đáy đoạn chảy
qua Hà Nội trong một vài năm gần đây qua một số chỉ tiêu........................... 24
3.3.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Đáy ............................ 24
3.3.3.1. Nguồn thải sinh hoạt, bệnh viện......................................................... 24
3.3.3.2. Nguồn thải công nghiệp ..................................................................... 24
3.3.3.3 Nguồn nước thải làng nghề ................................................................. 24
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường
nước sông Đáy trên đoạn chảy qua Hà Nội .................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp.............. 25
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với
QCVN 08:2008/BTNMT ................................................................................ 25
3.4.4 Phương pháp khảo sát thực tế ................................................................ 25
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................................................. 27

4.1. Khái quát về hệ thống lưu vực sông Đáy ................................................. 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Đáy ............................................. 27
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
4.1.1.2. Địa hình, địa chất khống sản ............................................................ 27
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ............................................................... 28
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.1.2.1. Dân số ................................................................................................. 31
4.1.2.2. Đơ thị hóa ........................................................................................... 31

n


4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội .................................................. 32
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông đoạn chảy qua Hà Nội ........ 33
4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Đáy tại một số vị trí trên
đoạn chảy qua Hà Nơi ..................................................................................... 33
4.2.2. Mức độ ô nhiễm sông Đáy từ năm 2011 và 2012 so với năm 2014 ..... 38
4.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Đáy ............................... 41
4.4. Đề xuất giải pháp quản lý......................................................................... 51
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61

n


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người
và toàn bộ sinh vật trên Trái đất. Nước tham gia vào các hoạt động sống cũng
như hoạt động sản xuất của con người.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, q trình đơ thị hóa, cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa làm tăng nhu cầu sử dụng nước và xả thải ra môi
trường một lượng chất thải rất lớn. Hơn nữa, sự bùng nổ dân số khiến cho nhu
cầu về nguồn nước ngày càng cao, con người càng phải khai thác triệt để
nguồn nước nhằm phục vụ hoạt động sống của mình. Sự khai thác tràn lan và
xả ra môi trường lượng chất thải chưa qua xử lý đã dẫn đến tình trạng khan
hiếm và ơ nhiễm nguồn nước.
Ở nước ta, các lưu vực sông lớn như: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông
Nhuệ - Đáy, lưu vực sơng Đồng Nai - Sài Gịn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Các lưu vực sông đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng cũng như
trữ lượng, nhiều con sơng có nguy cơ trở thành sơng chết.
Lưu vực sông Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam;
có vị trí địa lý đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng
đồng bằng sơng Hồng. Lưu vực có diện tích tự nhiên 7.665 km2; tổng lượng
nước hàng năm khoảng 28,8 tỷ m3; chảy qua 5 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hịa Bình, với dân số khoảng 10,77 triệu
người. Tuy nhiên, lưu vực sông này hiện đang là một trong ba điểm nóng về
Tài nguyên nước ở nước ta. Nguồn nước của hai con sông này đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các đô
thị, làng nghề, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt nước thải công nghiệp và sinh
hoạt, y tế không qua xử lý đổ trực tiếp ra sông. Hiện trạng môi trường nước
của lưu vực sông Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi.
Lưu vực sơng Đáy có rất nhiều khu công nghiệp và các ngành kinh tế
khác phát triển mạnh mẽ đã thải ra rất nhiều chất thải gây ô nhiễm nguồn


n


2

nước. Vì vậy, việc đề xuất mạng giám sát chất lượng nước lưu vực sông Đáy
là cần thiết nhằm:
- Thu thập thơng tin, số liệu chất lượng nước có hệ thống nhằm thống
nhất vị trí đo đạc chất lượng nước;
- Chuẩn hố thơng tin, dữ liệu chất lượng nước, phục vụ cơng tác đánh
giá, kiểm sốt và dự báo ơ nhiễm nước.
Xuất phát từ những lý do trên đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng
nước lưu vực sông đáy đoạn chảy qua Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý
được thực hiện.
1.2. Mục tiêu yêu cầu và ý nghĩa của nghiên cứu
Mục tiêu.
- Đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý mơi trường nước lưu vực
sơng Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác
quản lý môi trường nước lưu vực sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
Yêu cầu.
- Các số liệu thu thập được phải đảm bảo độ chính xác và tin cậy.
- Chỉ ra được những điểm nổi bật trong hiện trạng môi trường nước lưu
vực sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Chỉ ra được những mặt hạn chế và tích cực của cơng tác quản lý môi
trường nước lưu vực sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nội.
- Đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với địa bàn
nghiên cứu.
Ý nghĩa.
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Đánh giá được hiện trạng ơ nhiễm mơi trường nước và tình hình quản
lý môi trường nước lưu vực sông Đáy đoạn chảy qua địa phận hà nội.
Về khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định tính hiệu quả của các phương
pháp nghiên cứu và đánh giá tài nguyên nước .
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu, điều tra và quy
hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

n


3

Về thực tiễn:
Là cơ sở vững chắc, cung cấp tư liệu cho việc đề xuất các biện pháp
quản lý và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước
Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tài nguyên
nước lưu vực sông Đáy (đoạn chảy qua hà nội) và khai thác và sử dụng hiệu
quả tài nguyên nước thuộc khu vực nghiên cứu
Giúp sinh viên có thêm có những hiểu biết về hiện trạng chất lượng
nguồn nước mặt ngày càng đang bị ô nhiễm bởi các tác động của con người.

n


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, tiêu chuẩn môi trường.
- Khái niệm môi trường:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)
- Khái niệm ơ nhiễm mơi trường:
“Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không
phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)
- Khái niệm ơ nhiễm mơi trường nước:
“Ơ nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý
- hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất”
- Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005:
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường”.
2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước
Theo Escap (1994), chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số,
các chỉ tiêu đó là:
- Các thơng số lý học:

n



5

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất
lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong q trình
đọng tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm sốt sự ăn mịn. Trong hệ
thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.
- Các thơng số hóa học:
+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học
trong nước.
+ NO2: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của
chúng lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn v.v... ở hàm lượng nhỏ nhất định
chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật nhưng
khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con
người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
- Các thơng số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
2.1.1.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải:
“Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra

trong một q trình cơng nghệ và khơng cịn giá trị trực tiếp đối với q trình
đó” (QCVN 08:2008).
- Khái niệm nguồn nước thải:
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:

n


6

+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
+ Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà
máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải cơng nghiệp là chủ yếu.
+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều
cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay
hố xí.
+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng
+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về bảo vệ
môi trường.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21 tháng 6
năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ

môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định
80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của
luật Bảo vệ mơi trường.
- Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản
lý lưu vực sông.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

n


7

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng”.
- QCVN 08: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 40: 2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 28: 2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
Văn bản chính sách pháp luật của các tỉnh nằm trên lưu vực sông Nhuệ sông Đáy
Công văn 2117/TBNMT-BVMT về việc báo cáo tình hình thực hiện
cơng tác bảo vệ mơi trường trên địa bàn: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam
Định và Ninh Bình thuộc lưu vực sơng Nhuệ, sơng Đáy.
Công văn 5369/BTNMT-BVMT ngày 05/12/2006 về việc tổ chức kiểm

tra thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và
dịch vụ, khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp và làng nghề về tình hình ô
nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
Thực hiện Quyết số 856/QĐ-TCMT ngày 17/07/2009 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Môi trường về việc kiểm tra, giám sát liên ngành về bảo vệ
môi trường theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sơng
Nhuệ, sơng Đáy đã tiến hành thành lập đồn thanh tra một số đơn vị y tế, cơ
sở sản xuất trên địa bàn các tỉnh của lưu vực sông Nhuệ - sơng Đáy.
UBND Thành phố Hà Nội có Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày
15/5/2007 thành lập tổ công tác liên tỉnh xây dựng, hồn chỉnh Đề án tổng thể
bảo vệ mơi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.
Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 17/07/2009 của Hội đồng
nhân dân Thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 18, khoá XIII từ ngày 14/7 đến
17/7/2009 về việc Quyết nghị "Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi
trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2010";
Thông báo số 120/TB-UBND ngày 27/03/2009 của Văn phịng UBND
Thành phố thơng báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc

n


8

xử lý tình trạng ơ nhiễm mơi trường sơng Nhuệ (đoạn qua Hà Nội).
Quyết định 03/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 16/01/2008 về
ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định số 814/QĐ-UB ngày 24/7/2002 về việc ban hành quy chế
Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam.
Chỉ thị số 13/2006/CT-UBND ngày 18/5/2006 của UBND tỉnh Hà Nam

về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
Quyết định số 29/2006/QĐ-UB ngày 23/10/2006 của UBND tỉnh Hà
Nam về việc Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Quyết định 03/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 16/01/2008
về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quyết Định số 03/2009/NQ-HĐND về nhiệm vụ và các giải pháp xử lý
ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội đến 2010.
Quyết định 27/2006/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam về mức thu phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 của UBND tỉnh Hịa
Bình về việc Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án tổng thể BVMT lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy.
Quyết định số 2521/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Nam
Định về việc Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án tổng thể BVMT lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy
Quyết định số 316/QĐ/TU ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án tổng thể BVMT lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy
Quyết định số 5544/QĐ-UBND ngày 25/11/2011 của UBND thành phố
Hà Nội về việc Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án tổng thể BVMT lưu
vực sông Nhuệ - sông Đáy.
2.2. Khái quát về tài nguyên nước
2.2.1. Giới thiệu chung về nước
Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường
sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực

n



9

chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được
sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải,
chăn ni, thuỷ sản v.v...
Nước là loại tài ngun có thể tái tạo được và cần phải sử dụng một
cách hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó.
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới những dạng khác nhau: Nước
trên trái đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, các hồ chứa nhân tạo,
nước ngầm, trong khơng khí, băng tuyết và các dạng liên kết khác.
Tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3 trong đó
nước trong đại dương (nước mặn) vào khoảng 1.338 triệu km3 chiếm 96,5%.
Nước ngọt trên trái đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vào khoảng 2,5%. Và trong
tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước
ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100
km3, bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất.
Nước trên trái đất tồn tại trong một khoảng không gian gọi là thuỷ
quyển. Nước vận động trong thuỷ quyển qua những con đường vơ cùng phức
tạp cấu tạo thành vịng tuần hồn nước cịn gọi là chu trình thuỷ văn. Vịng
tuần hồn nước khơng có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các
đại dương. Nước bốc hơi từ các đại dương và lục địa trở thành một bộ phận
của khí quyển. Hơi nước được vận chuyển vào bầu khơng khí, bốc lên cao
cho đến khi chúng ngưng tụ và rơi trở lại mặt đất hoặc mặt biển.
Lượng nước rơi xuống mặt đất một phần bị giữ lại bởi cây cối, chảy
tràn trên mặt đất, thấm xuống đất, chảy trong đất và chảy vào các dịng sơng.
Phần lớn lượng nước bị giữ lại bởi thảm phủ thực vật và dịng chảy mặt sẽ
quay trở lại bầu khí quyển qua con đường bốc hơi. Lượng nước ngấm trong
đất có thể thấm sâu hơn xuống những lớp đất bên dưới để cấp nước cho các
tầng nước ngầm và sau đó thành các dịng suối hoặc chảy dần vào sơng ngòi
thành dòng chảy mặt và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển.

Sự phân bố lượng nước theo không gian và thời gian không đồng đều.
Trên trái đất có vùng lượng mưa khá phong phú, nhưng lại có những vùng rất
khơ hạn. Có những mùa rất nóng và có những mùa rất lạnh. Trữ lượng nước

n


10

hàng năm không phải là vô tận, sự biến đổi của nó nằm trong giới hạn nào đó
và khơng phụ thuộc vào mong muốn của con người.
Như vậy, tuy nguồn nước trên thế giới là rất lớn, nhưng nước ngọt nước cần cho hoạt động dân sinh kinh tế của con người lại có trữ lượng nhỏ.
Khi sự phát triển dân sinh kinh tế còn ở mức thấp, nước chỉ mới được coi là
môi trường cần thiết cho sự sống của con người. Trong quá trình phát triển,
càng ngày càng có sự mất cân đối giữa nhu cầu dùng nước và nguồn nước.
Dưới tác động của các hoạt động kinh tế xã hội, nguồn nước ngày càng có
nguy cơ bị suy thối và cạn kiệt trong khi đó nước là một loại tài nguyên quý
cần được bảo vệ và quản lý. Các luật nước ra đời và cùng với nó ở mỗi quốc
gia đều có một tổ chức để quản lý nghiêm ngặt loại tài nguyên này.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đơi khi phá vỡ
các yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây

dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập
nước. Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các
khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối
tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất
nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa
thì khơng cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ
thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn.
Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên
như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh. Để cung cấp nước cho các

n


11

nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dịng chảy
trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ
các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặcđường ống dẫn nước. Cũng có thể
bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác được liệt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng
không đáng kể. Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa
không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.
Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất
thế giới, sau đó là Nga và Canada.
2.2.2. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển
kinh tế - xã hội
Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt, là một trong các nhân tố quyết
định sự sống trên trái đất. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Emepdocles(490 - 430
TCN) cho rằng có bốn yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời,

nước, lửa, và đất. Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng đều nảy nở trên
các dịng sơng lớn - Văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á, văn minh Ai Cập ở hạ lưu
sông Nil, văn minh sơng Hằng ở Ấn Độ, văn minh Hồng Hà ở Trung Quốc,
văn minh sông Hồng ở Việt Nam vv…
Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít
nước cho hoạt động cơng nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng
70% trọng lượng cơ thể con người. Lượng nước con người sử dụng trong một
năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và
63% cho hoạt động nông nghiệp.
Đối với sự sống của con người và thiên nhiên, Nước tham gia thường
xun vào các q trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn của các phản
ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung mơi là
nước. Nhờ có tính chất này mà nước đã trở thành tác nhân mang sự sống đến
cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thì thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con
người có thể sống được vài tuần, cịn thiếu nước thì con người khơng thể sống
nổi trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con người 1 ngày cần ít nhất 1,83 lít

n



×