Tải bản đầy đủ (.pdf) (229 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành và phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong chế tạo cơ khí giai đoạn 2001 2008 đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 229 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂY DỰNG,
BAN HÀNH VÀ PHỔ BIẾN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ GIAI ĐOẠN 2001-2008.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP


CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. ĐÀO DUY TRUNG







7816
26/3/2010




Hà Nội - 2009



Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


1

MỤC LỤC


Các Thành viên tham gia đề tài
5

Các từ và cụm từ viết tắt
6

Mở đầu và phạm vi nghiên cứu đề tài

8
Chương 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
11
1.1 Một số khái niệm chung
11
1.1.1 Tiêu chuẩn 11


1.1.1.1 Khái niệm và định nghĩa 11
1.1.1.2 Tiêu chuẩn hoá 13
1.1.2 Quy chuẩn kỹ thuật 16
1.1.2.1 Định nghĩa 16

1.1.2.2 Các hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn 16
1.1.2.2.1 Chứng nhận hợp quy 16
1.1.2.2.2 Công bố hợp quy 16
1.2 Tổng quan và cơ sở các vấn đề nghiên cứu
16

1.2.1 Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia nước ngoài 16
1.2.1.1 Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực Việt Nam tham gia 16
1.2.1.2 Một số tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (NSB) chính 18
1.2.1.3 Các cấp tiêu chuẩn và nguyên tắc thực hiện 19
1.2.1.3.1 Các cấp tiêu chuẩn 19

1.2.1.3.2 Nguyên tắc thực hiện tiêu chuẩn hoá 21
1.2.1.3.3 Loại tiêu chuẩn (theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) 23

1.2.1.4 Một số hoạt động tiêu chuẩn hoá điển hình của nước ngoài 23
1.2.2 Hoạt động tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam 27
1.2.2.1 Lịch sử phát triển 27
1.2.2.2 Hoạt động tiêu chuẩn hoá trước và sau khi ra đời “Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật”
29
1.2.2.2.1 Hoạt động chung 29
1.2.2.2.2 Hoạt động xây dựng, biên soạn, tiêu chuẩn nhà nước 31
1.3


Chương 2


Kết luận Chương 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN HOÁ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP (cũ) VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO TỪ 2001-2006
33

Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


2

VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI THEO LUẬT
ĐỊNH
35

2.1 Thực trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá ngành công nghiệp (cũ)
về cơ khí chế tạo từ 2001-2006 và 1996-2006
35

2.1.1 Thực trạng chung 35
2.1.1.1 Các tổ chức tham gia xây dựng và biên soạn 35
2.1.1.2 Kết quả đạt được và tình hình phổ biến áp dụng chung tại các cơ
sở tổ chức
36
2.1.2 Thực trạng biên soạn, ban hành hệ thống TCN về Cơ khí chế tạo
từ 2001-2006

39
2.1.3 Thực trạng ban hành các quyết định, thông tư có liên quan 44

2.1.4 Đánh giá, nhận xét chung hệ thống các tiêu chuẩn ngành 16TCN
(cũ)
47
2.2 Đề xuất phương án chuyển đổi hệ thống tiêu chuẩn ngành
16TCN từ 1996-2006 theo “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật”. Nguyên nhân, lý do
49
2.2.1 Danh mục các tiêu chuẩn ngành (16TCN) đề nghị huỷ bỏ.
Nguyên nhân, lý do
49
2.2.1.1 Danh mục các tiêu chuẩn ngành đề nghị huỷ bỏ 49
2.2.1.2 Nguyên nhân, lý do 50
2.2.2 Danh mục các tiêu chuẩn ngành chuyển thành tiêu chuẩn quốc
gia TCVN và tiêu chuẩn cơ sở TCCS. Nguyên nhân, lý do
50
2.2.3 Danh mục TCN chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 52
2.3 Kết luận Chương 2

53
Chươ
ng 3
ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG TIÊU CHUẨN HOÁ VỀ CƠ KHÍ
CHẾ TẠO SAU KHI BAN HÀNH “LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ
QUY CHUẨN KỸ THUẬT”
54
3.1 Nội dung tóm tắt “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật”
54

3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá về cơ khí chế
tạo sau khi ban hành “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật”, từ 2007-2008
57
3.2.1 Tình hình chung 57
3.2.1.1 Soát xét, chuyển đổi và xây dựng
57
3.2.1.1.1 Năm 2007 58
3.2.1.1.2 Năm 2008 58
3.2.1.1.3 Nhận xét 59
3.2.1.2 Các tiêu chuẩn bị huỷ bỏ 60
3.2.1.2 Quy chuẩn Việt Nam 60
3.2.2. Hoạt động tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về Cơ khí Chế tạo và các nhóm có liên quan năm 2007 và 2008
63
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


3
3.2.3.
Đề xuất các hướng Quy chuẩn Nhà nước về Cơ khí cần xây
dựng và ban hành thời gian tới

69
3.2.4. Áp dụng và phổ biến tiêu chuẩn quốc gia TCVN 69
3.3. Vai trò của TCH đối với ngành Cơ khí Chế tạo
71
3.4. Khó khăn và thuận lợi
73

3.5 Kết luận Chương 3

78
Chương 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CÔNG TÁC TIÊU
CHUẨN HOÁ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
79
4.1. Hiệp
định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
TBT(Agreement on Technical Barriers to Trade ) của WTO
79
4.1.1 Nội dung tóm tắt của Hiệp định TBT 79
4.1.2. Một số nhận xét, đánh giá 86
4.2
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án triển khai thực
hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT
90
4.2.1 Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án
90
4.2.2 Xây dựng kế hoạch hàng năm 90
4.2.3 Tổng hợp, thông báo và hướng dẫn nội dung thực hiện kế hoạch
năm
91
4.2.4 Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 91
4.3

Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh
vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu của hệ
thống TCVN

91
4.3.1 Các chính sách của Nhà nước 91
4.3.2 Các yêu cầu của hệ thống TCVN 92
4.4 Đề
xuất các giải pháp, cơ chế chính sách pháp triển phù hợp
với giai đoạn hội nhập
92
4.4.1 Các giải pháp 93
4.4.1.1 Giải pháp về tổ chức thực hiện 93
4.4.1.2 Giải pháp về nguồn vốn 93
4.4.1.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng 94
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


4
4.4.1.4 Giải pháp về hợp tác Quốc tế 94
4.4.1.5 Giải pháp về Khoa học và Công nghệ 95
4.4.2 Các cơ chế, chính sách 95
4.5 Đề xuất các định hướng chiến lược và xây dựng kế hoạch
thực hiện
96
Kết luận chung đề tài
98


Tài liệu tham khảo
100

101





Hợp đồng


Các Phụ lục
Phụ lục 1 của Hợp đồng
Quy
ết định Hội đồng và Biên bản nghiệm thu cấp cơ sở


1-2

1-4
Phụ lục 1 Danh sách ký hiệu, tên gọi và Trưởng các Ban Kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt nam
1-5
Phụ lục 2 Danh mục các TCN về Cơ khí Chế tạo do Bộ Công nghiệp (cũ)
từ 1996-2006 ban hành
1-
13
Phụ lục 3 Danh mục các TCN về Cơ khí Chế tạo do Bộ Công nghiệp ban
hành chuyển thành tiêu chuẩn Quốc gia TCVN giai đoạn 1996-
2006
1-
11
Phụ lục 4 Danh mục TCVN về Cơ khí xây dựng theo Chương trình TBT
năm 2007


1-
7
Phụ lục 5 Danh mục TCVN về Cơ khí xây dựng theo Chương trình TBT
năm 2008
1-9
Phụ lục 6 Danh mục TCVN về Cơ khí bị huỷ bỏ theo Quyết định của Bộ
Khoa học và Công nghệ số: 2669/QĐ-BKHCN, ngày
01/12/2008
1-9






Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


5















CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI


1. TS. Đào Duy Trung Viện Nghiên cứu Cơ khí Chủ nhiệm đề tài
2. PGS. Hà Văn Vui Chuyên gia cao cấp Cơ khí Thành viên ĐT
3. KS. Nguyễn Mạnh Tuấn Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành viên ĐT
4. CN Trần Lê Na Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành viên ĐT
5. CN Lê Thu Hạnh Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành viên ĐT
6. KS. Nguyễn Ngọc Oanh Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành viên ĐT
7. Nguyễn Thị Hường Viện Nghiên cứu Cơ khí Thành viên ĐT


















Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


6
CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

1. TCQT: Tiêu chuẩn Quốc tế;
2. TCKV: Tiêu chuẩn Khu vực;
3. TCNN: Tiêu chuẩn Nhà nước (nói chung của các nước);
4. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam (cũ);
5. TCN: Tiêu chuẩn ngành (cũ);
6. TCV: Tiêu chuẩn địa phương, vùng (cũ);
7. TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở (cũ);
8. TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia (theo Luật mới)
9. TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở (theo Luậ
t mới);
10. QCVN: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia (theo Luật mới);
11. QCĐP: Quy chuẩn Kỹ thuật Địa phuơng (theo Luật mới);
12. TCĐLCL: Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
13. TTTCCL: Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng;
14. WTO (Word trade Organdization): Tổ chức Thương mại Thế giới;
15. TBT (Agreement on Technical Barriers to Trade): Hiệp định về rào cản kỹ
thuật;
16. TCH: Tiêu chuẩn hoá;
17. ISO: T
ổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for
Standard)

18. IEC: Ban Tiêu chuẩn Điện Quốc tế (International Electrical Comitee)
19. ITU (Internatinal Telecommunication Union): Liên minh Viễn thông Quốc
tế;
20. ANSI (American National Standards Institute ): Viện Tiêu chuẩn hoá Quốc
gia Mỹ;
21. APMP (Asia Pacific Metrology Programme) 1992;
22. CAC (Codex Alimentarius Commission) 1989;
23. APQO (Asia Pacific Quality Organization) 1994;
24. ACCSQ (Asean Consultative Commitee for Standards and Quality);
25. APLMF (Asia Pacific Legal Metrology Forum) 1996;
26. APO (Asia Productivity Organization) 1996;
27. EAN-International (European Article Numbering-International) 1995;
28. TA (Technonet Asia) 1993;
29. ACCSQ: Uỷ ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN;
30. APO: Tổ chứ
c Năng suất Châu Á;
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


7
31. APMP: Chương trình Đo lường Châu Á-Thái Bình Dương;
32. APLMF: Diễn đàn Đo lường hợp pháp Châu Á-Thái Bình Dương;
33. PAC: Tổ chức Hợp tác về Công nhận Thái Bình Dương;
34. APLAC: Tổ chức hợp tác công nhận phòng thử nghiệm khu vực Châu Á-
Thái Bình Dương;
35. APEC-SCSC: Tiểu ban Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC;
36. PASC: Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương;
37. UNIDO: Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc;
38. TC (Technical Commitee): Ban Kỹ thuật;

39. SUBC: (Sub - Commitee): Tiểu Ban;
40. NSB (National Standard Body): Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc gia;
41. GOSSTANDARTR: Tổ chức Tiêu chuẩn Nhà nước Cộng hoà Nga;
42. FAO: Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc;
43. WHO: Tổ chức Ytế Thế giới (Word Help Organization)
44. IPR: Quyền sở hữu trí tuệ (International Property Rights)
45. BKHCN: Bộ Khoa h
ọc và Công nghệ;
46. BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường;
47. BCT: Bộ Công Thương;
48. BGTVT: Bộ Giao thông Vận tải;
49. BTC: Bộ Tài Chính;
50. BXD: Bộ Xây dựng;
51. BTTTT: Bộ Thông tin và Truyền thông;
52. BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh Xã hội;
53. KHCN: Khoa học và Công nghệ;












ti: Nghiờn cu ỏnh giỏ thc trng xõy dng, ban hnh, ph bin ỏp dng tiờu chun trong ngnh C khớ-Ch to giai on
2001-2008. xut gii phỏp phỏt trin trong giai on hi nhp



8
M U V PHM VI NGHIấN CU

Ngy 01/8/2007 Chớnh ph ó ban hnh Ngh nh s 127/2007/N-CP quy
nh chi tit thi hnh mt s iu ca Lut Tiờu chun v Quy chun k thut ó
c Quc hi Vit Nam thụng qua ngy 31/6/2006 v chớnh thc cú hiu lc vo
ngy 01/01/2007, trong ú ó quy nh c th cỏc yờu cu i vi hot ng xõy
dng, cụng b tiờu chun quc gia; xõy dng, ban hnh Quy chun k thut v r
soỏt, chuyn i tiờu chun ngnh TCN, tiờu chu
n Vit Nam TCVN thnh tiờu
chun quc gia hoc quy chun k thut quc gia trong giai on 2007-2010.
Trong bi cnh thay i t chc nhiu B, Ngnh k t thi im cú hiu
lc ca Lut Tiờu chun v Quy chun k thut (01/01/2007), do nhng khú khn
v c ch, chớnh sỏch thay i, ngun lc hn hp v nhiu bt cp khỏc, vic a
h th
ng vn bn quy phm phỏp lut v tiờu chun v quy chun k thut nờu trờn
vo ỏp dng l mt thỏch thc ln i vi cỏc B, Ngnh. Theo tinh thn ca Ngh
nh 127CP, h thng tiờu chun Vit Nam (TCVN) v h thng tiờu chun ngnh
(TCN) c trc õy phi c chuyn i thnh mt h thng tiờu chun quc gia
thng nht trc 31/12/2010, ng thi h thng vn bn qu
n lý mi l quy chun
k thut c hỡnh thnh trờn c s thay i cỏch tip cn qun lý phự hp vi c
ch kinh t th trng v hi nhp kinh t quc t.
Triển khai thực hiện Nghị định 127CP liên quan đến rà soát, chuyển đổi
TCVN, TCN, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, Ngành đang khẩn trơng tổ
chức các đơn vị chức năng có liên quan thực hiện việc xem xét lại toàn bộ hệ thống
tiêu chuẩn (bao gồm cả TCVN và TCN) trong các lĩnh vực đợc phân công để xác
định các TCVN, TCN cần chuyển đổi hoặc hủy bỏ nếu đã lạc hậu.

Nn kinh t Vit Nam phỏt trin theo xu th tng cng hi nhp, to iu
kin thun li cho hot
ng TCH tham gia hi nhp vi khu vc v quc t. Kinh
nghim v kt qu hot ng tiờu chun o lng cht lng hn 45 nm ca Vit
Nam.
Tuy nhiờn, trỡnh cụng ngh ca cỏc doanh nghip Vit Nam nhỡn chung
cũn thp so vi cỏc nc trong khu vc v cng thp hn so vi cỏc nc phỏt
trin. Vic a hot ng qun lý tiờu chun o lng cht lng vo cỏc doanh
nghip cũn chm v cha cú hi
u qu rừ rt, mc dự nhiu doanh nghip ó nhn
thc c tm quan trng ca cht lng i vi s phỏt trin ca mỡnh. Vớ d:
Vic ỏp dng cỏc b tiờu chun TCVN ng b hi ho vi Tiờu chun Quc t
nh TCVN ISO 9000 v TCVN ISO 14000 mc dự ó tr thnh mt phong tro
rng rói nhng cha thc s phỏt huy tỏc dng theo chiu sõu.
S tham gia ca cỏc doanh nghip vo quỏ trỡnh xõy dng tiờu chun cũn y
u.
Kinh phớ dnh cho xõy dng tiờu chun cũn b hn ch, ch yu da vo ngõn sỏch
Nh nc. Vic phi hp gia c quan TCH vi cỏc B/Ngnh, cỏc Vin nghiờn
cu v cỏc doanh nghip trong hot ng TCH cũn cha c cht ch v thng
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


9
xuyên. Hàng rào ngôn ngữ là một trong những khó khăn, thách thức đã và đang tồn
tại. Việc chấp nhận TCQT, TCKV và TCNN tiên tiến thành TCVN trở nên tốn
kém và mất thời gian.
Hài hoà TCVN với TCQT, TCKV và TCNN tiên tiến nhất thiết phải được
xác định là một định hướng ưu tiên trong chính sách phát triển hoạt động TCH ở
nước ta giai đoạn hiện nay. Đây là một yêu cầu bức xúc cần được triển khai thực

hiện có hiệu qu
ả nhằm nhanh chóng phát triển hệ thống TCVN đáp ứng nhu cầu
nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá sản xuất
trong nước trên thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu chuẩn hoá cơ sở trong thời kỳ hội nhập đang là mối quan tâm lớn đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Việc áp dụng tiêu chuẩn cơ sở sẽ đảm bảo được
những lợi ích thiết thực cho m
ỗi doanh nghiệp. Một mặt, thúc đẩy nâng cao chất
lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của
nền kinh tế, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, đảm
bảo an toàn, vệ sinh sức khoẻ , bảo vệ môi trường, bảo vệ các lợi ích cộng đồng và
công bằng xã hội. Mặt khác góp phần thuận lợi hoá thươ
ng mại, hạn chế và tiến tới
xoá bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại quốc tế.
Các Bộ, Ngành khác về cơ bản đã thực hiện việc rà soát hệ thống TCN của
mình để chuyển đổi sang tiêu chuẩn quốc gia. Hiện nay có 05 Bộ (Bộ Xây dựng,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông
tin và truyền thông, Bộ Tài chính) đã hoàn thành việ
c rà soát toàn bộ TCN và đã
thông báo chính thức cho Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục
TCĐLCL) về kết quả rà soát TCN, và TCVN theo quy định tại Điều 6, Điều 7,
Điều 11, Điều 12 Nghị định 127CP. Trong quá trình triển khai việc chuyển đổi
TCN và TCVN, một số kết quả rà soát đã được các Bộ, Ngành thay đổi điều chỉnh,
bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trên cơ sở kế
t quả rà soát, Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục TCĐLCL),
đã chủ động đưa vào kế hoạch hàng năm việc chuyển đổi, huỷ bỏ TCVN bắt đầu từ
năm 2007 cho đến nay.
Trên cơ sở kết quả rà soát, các Bộ, Ngành khác đang đưa dần việc chuyển đổi
các TCN (theo danh mục đã được xác định sau rà soát) thành TCVN vào kế hoạch

hàng năm từ 2008-2010. Tuy nhiên, việc chuyển đổi TCN của các B
ộ, ngành được
thực hiện chủ yếu từ kế hoạch năm 2008 với số lượng còn rất ít so với tổng số
TCN cần chuyển đổi (Tổng số TCN đưa vào kế hoạch để chuyển đổi năm 2008 là
194 TCN). Việc thực hiện chuyển đổi TCN, TCVN thành TCQG theo kế hoạch
2008 đã được duyệt ở các Bộ, ngành (trừ Bộ Khoa học và công nghệ) là rất chậm
(mới trình th
ẩm định được rất ít so với kế hoạch).

1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


10
Mục tiêu của đề tài là trình bày một số khái niệm chính có liên quan, nghiên
cứu tổng quan trong và ngoài nước lĩnh vực tiêu chuẩn hoá và hoạt động tiêu chuẩn
hoá. Trên cơ sở đó đưa ra cơ sở và tổng quan kinh nghiệm quốc tế và trong nước
các vấn đề cần nghiên cứu. Một nội dung quan trọng của đề tài là đánh giá thực
trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá ngành Công nghiệp (cũ) về cơ khí chế tạ
o từ 2001-
2006. Tuy nhiên, trong phần báo cáo này sẽ trình bày trong phạm vi mở rộng hơn
đề cương quy định, từ 1996-2006 để kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rộng hơn và
việc xem xét đánh giá sẽ hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Trên cơ sở thực trạng đó Đề
tài sẽ đề xuất phương án chuyển đổi hệ thống các tiêu chuẩn ngành này theo luật
định. Cùng với việc trên, cần đánh giá hoạt động tiêu chuẩ
n hoá về Cơ khí chế tạo
sau khi ban hành “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật“, giai đoạn 2007-2008.
Cuối cùng báo cáo đề xuất giải pháp, chính sách cho công tác tiêu chuẩn hoá phát
triển trong giai đoạn hội nhập. Các giải pháp chính sách này cần có tính phù hợp và

khả thi cao trong điều kiện cụ thể của Việt Nam khi tham gia Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO.
2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và kinh phí trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ, vì v
ậy báo cáo chỉ
tập trung trình bày các lĩnh vực trực tiếp và một số lĩnh vực gián tiếp liên quan đến
vấn đề Cơ khí Chế tạo theo khung phân loại và mã hiệu của tiêu chuẩn ISO và tiêu
chuẩn nhà nước Việt Nam, như: 21- Hệ thống kết cấu cơ khí công dụng chung; 23 -
Hệ thống và kết cấu dẫn chất lỏng công dụng chung; 25- Chế tạo và quá trình chế
tạo; 27- Năng lượng và truyền nhiệt; 43- Ph
ương tiện giao thông đường bộ; 65 –
Máy móc, dụng cụ và thiết bị nông nghiệp. Các vấn đề cơ khí khác như: Cơ khí
đóng tàu, đường sắt, khai thác mỏ và khoáng sản, cơ khí xây dựng, sẽ không
đề cập trong báo cáo này.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đề ra ở trên, các nội dung
chính cần được đề cập dưới đây.
Đặt vấn đề và phạm vi nghiên cứu
Chương 1
- Tổng quan và cơ sở nghiên cứu của đề tài
Chương 2 - Thực trạng hoạt động tiêu chuẩn hoá ngành Công nghiệp (cũ) về
cơ khí chế tạo từ 2001-2006 và đề xuất phương án chuyển đổi
theo luật định.
Chương 3 – Đánh giá hoạt động tiêu chuẩn hoá về Cơ khí chế tạo sau khi
ban hành “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật“, 2007-2008
Chương 4 - Đề xu
ất giải pháp chính sách cho công tác tiêu chuẩn hoá phát
triển trong giai đoạn hội nhập
Kết luận chung đề tài.
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn

2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


11
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong chương này, đề tài sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản, tổng quan
các vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước làm cơ sở chung cho các nghiên cứu
được trình bày trong đề tài. Các tổng quan và cơ sở này được viết trên cơ sở các
thông tin, các nguồn tư liệu thu thập mới nhất trong và ngoài nước khi tiến hành
thực hiện đề tài.

1.1. Một số khái niệm chung [1],[2],[3],[14]
1.1.1. Tiêu chuẩn
1.1.1.1. Khái niệm và đị
nh nghĩa
Tiêu chuẩn (Standard) là một tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và
thông qua bởi một tổ chức được thừa nhận, trong đó đề ra những quy tắc, hướng
dẫn hoặc các đặc tính cho những hoạt động, hoặc những kết quả của chúng để sử
dụng chung và lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đạt được mức trật tự t
ối ưu trong
khung cảnh nhất định (Theo ISO/IEC Guide 2: 1996).
Chú thích: Các tiêu chuẩn phải dựa trên kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh
nghiệm thực tế nhằm có được lợi ích tối ưu cho cộng đồng.
Tiến sĩ Steven. R. Wilson – chuyên gia về chất lượng, tiêu chuẩn hoá và đo
lường của tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp quốc (UNIDO) đã định
nghĩa: “Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật do một cơ quan, một tổ chức có thẩm
quyền ban hành nhằm đưa ra những nguyên tắc và hướng dẫn mang tính tự
nguyện áp dụng về những đặc tính của sản phẩm, quá trình hoặc phươ

ng pháp”
Ở Việt Nam thời gian trước, tiêu chuẩn được định nghĩa thống nhất trong
Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá (NĐ số 141/HĐBT), như sau:
Tiêu chuẩn là những quy định thống nhất và hợp lý được trình bày dưới dạng
văn bản pháp chế kỹ thuật, xây dựng theo một thể thức nhất định do một cơ quan
có thẩm quyền ban hành để bắt buộc hay khuyến khích áp d
ụng cho các bên có liên
quan. Quy phạm, Qui trình là một dạng tiêu chuẩn.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, “Tiêu chuẩn” là những tài liệu về kỹ thuật và
quản lý kinh tế kỹ thuật, khoa học công nghệ và môi trường mang tính thoả thuận,
được chấp nhận một cách tự nguyện trên quy mô một Viện, Công ty, Tổng Công ty,
nhà máy xí nghiệp, ; quy mô Quốc gia, khu vực (vùng thế giới) và Quốc tế. Như
vậy tiêu chuẩn được chọn làm khuôn mẫu cho những đối t
ượng hoặc những hành
động có thể đem so sánh, đem lại sự tương thích về kỹ thuật, công nghệ trên một
phạm vi một Quốc gia, một vùng khu vực thế giới hoặc toàn cầu. Tiêu chuẩn đem
lại cho người tiêu dùng cuối cùng một chuẩn mực phán quyết, mức đo lường chất
lượng và sự đảm bảo khả năng tương hợp và khả năng đổi lẫn. Xét cho cùng v
ề một
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


12
phương diện nhất định, tiêu chuẩn tạo lập chỗ dựa thực sự trong cuộc sống hàng
ngày, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách góp phần đảm bảo an toàn,
sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường.
Tiêu chuẩn là tài liệu kỹ thuật được tham chiếu và sử dụng rộng rãi trong các
mối quan hệ của đời sống kinh tế-xã hội liên quan đến khoa học và công nghệ, sản
xuất, kinh doanh, thương mại, Tiêu chuẩn thể hiện các yêu cầu, quy định đối với

đối tượng tiêu chuẩn hoá liên quan, do đó những yêu cầu này thường được sử dụng
làm các điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa
các bên đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho
việc thảo luận, giải quyết và tài phán.
Sau này trong Pháp lệnh chất lượng hàng hoá do Hội
đồng Nhà nước ban
hành đầu năm 1991, tiêu chuẩn được định nghĩa: Tiêu chuẩn là một văn bản kỹ
thuật quy định quy cách, chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, yêu cầu về
bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hoá và các vấn đề khác liên quan
đến chất lượng hàng hoá.
Một cách khái quát nhất khi chú ý tới định nghĩa về tiêu chuẩn của ISO trong
ISO/IEC Guide 2: 1996. Cần nhấn mạnh một số điểm sau:
Tiêu chuẩn ở đây được khoanh lại là một tài liệu trong đó đề ra các quy tắc
(rule) hướng dẫn (guidelines) hay đặc trưng cho các hoạt động hoặc kết quả của nó.
Theo ISO/IEC 1996, khái niệm chuẩn trong đo lường (tiếng Anh cũng là
Standard) không thuộc khái niệm tiêu chuẩn ở đây.
Việc xây dựng tiêu chuẩn là theo nguyên tắc thoả thuận và vì vậy dẫn tới thủ
tục xây dựng tiêu chuẩn là phải theo phương pháp Ban kỹ thuậ
t.
Tiêu chuẩn phải được một tổ chức được thừa nhận thông qua. Nếu không có
một tổ chức được thừa nhận thông qua thì văn bản đó dù giá trị đến đâu cũng chưa
thể gọi là tiêu chuẩn.
Các tiêu chuẩn được sử dụng chung lặp đi lặp lại nhiều lần, do đó không thể
có tiêu chuẩn chỉ sử dụng một lần.
Tiêu chuẩn được
đưa ra để sử dụng nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong
một khung cảnh nhất định. Cho nên có thể lúc này, nơi này là tốt, còn lúc khác, nơi
khác là chưa tốt.
Tiêu chuẩn là một giải pháp tối ưu, vì nó được xây dựng trên một nền tảng là
các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ và kinh nghiệm thực tế theo một

phương pháp cơ bản nhất là tho
ả thuận nhất trí của các bên có liên quan và mục
tiêu là đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng. Vì vậy, nếu tiến hành xây dựng tiêu
chuẩn một các đúng nguyên tắc thì tiêu chuẩn rõ ràng là một giải pháp tốt cần áp
dụng, mặc dù tiêu chuẩn được ban hành chỉ có một số để bắt buộc áp dụng, còn là
để khuyến khích, tự nguyện áp dụng.

Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


13
Việc quy định bắt buộc áp dụng hay khuyến khích tự nguyện áp dụng xuất
phát ở tính pháp lý của cơ quan tiêu chuẩn và ý đồ quản lý của cơ quan đó phối hợp
với cơ chế quản lý của từng quốc gia, ngành và cơ sở, công ty, cũng như từng nội
dung đối tượng của tiêu chuẩn trong từng thời kỳ.
Theo quy định mới nhất trong “Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩ
n Kỹ thuật” do
Quốc hội Việt Nam ban hành có hiệu lực từ 01/01/2007, tiêu chuẩn được định
nghĩa như sau:
“ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường
và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của các đối tượng này”.
“Tiêu chuẩn do m
ột tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Cho đến nay, đây là định nghĩa chính thống và lần đầu tiên đã được luật hoá
về Tiêu chuẩn được thống nhất áp dụng tại Việt Nam.
Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia là một nhóm các đối tượng tiêu chuẩn quốc gia
có liên quan với nhau (ví dụ như: lĩnh vực giao thông, lĩnh vực nông nghiệp, l

ĩnh
vực hoá chất, lĩnh vực thực phẩm, lĩnh vực may mặc, lĩnh vực luyện kim, v.v ).
Lĩnh vực tiêu chuẩn quốc gia được xác định theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc
tế của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).
1.1.1.2. Tiêu chuẩn hoá
a) Khái niệm
Tiêu chuẩn hoá (Standardization) là một hoạt động có liên quan đến những
vấn đề thực tế và tiềm ẩn nhằm thiết lập các
điều khoản để sử dụng chung và lặp đi,
lặp lại nhiều lần với mục đích đạt được một trật tự tối ưu nhất trong một khung
cảnh nhất định.
Chú ý:
- Nói một cách cụ thể thì tiêu chuẩn hoá là một hoạt động gồm các quá trình
xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn;
- Lợi ích quan trọng của tiêu chuẩn hoá là nâng cao mức độ thích ứng của sả
n
phẩm, quá trình và dịch vụ với những mục đích dự kiến trước của nó, nhằm
loại bỏ những hàng rào trong thương mại và tăng cường cho việc hợp tác về
công nghệ.
(Theo ISO/IEC Guide 2: 1996).
Đối với Việt Nam thì thuật ngữ tiêu chuẩn hoá đã được ghi nhận một cách
chính thức trong Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá ban hành theo Nghị định 141-
HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 như sau:

Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


14
“Công tác tiêu chuẩn hoá bao gồm việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, được

tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và áp dụng
kinh nghiệm tiên tiến nhằm đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh vào nền nếp và
đạt được hiệu quả cao”.
“ Tiêu chuẩn hoá phải được coi là một công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật
quan trọng trong quá trình đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xu
ất lớn XHCN thúc đẩy
phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, góp phần nâng cao mức sống nhân dân”.
Nhìn chung, có thể rút ra các nhận xét về thuật ngữ tiêu chuẩn hoá như sau:
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động không những chỉ chú ý đến thực tế đang tồn
tại mà còn chú ý đến khả năng tiềm ẩn trong tương lai và vì vậy các đối tượng và
mục tiêu của nó không những chỉ là các vấn đề thực tế mà còn là các vấn
đề có tính
chất định hướng đi trước.
Đối tượng của tiêu chuẩn hoá là những sản phẩm, quá trình và dịch vụ là các
hoạt động trong xã hội, nhưng phải chú ý trước tiên đến hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Sẽ không thể tiêu chuẩn hoá một đối tượng chỉ xảy ra một lần. Các sản phẩm
phải sản xuất nhiều lần, được bán ra thị trường nhiều lần, các quá trình ph
ải xảy ra
nhiều lần và các dịch vụ cũng phải như vậy.
Một cách cụ thể và trực diện, thì tiêu chuẩn hoá là một quá trình gồm xây
dựng, sau đó công bố hay ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn. Đôi khi người ta
cũng có thể nói gọn là xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Theo luật mới, hoạt động
này còn là công bố phù hợp và đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn, là
công nhận và thừa nhận lẫn nhau; là thanh tra, xử lý vi phạ
m, giải quyết khiếu nại
tố cáo trong hoạt động lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn.
Các định nghĩa này đứng về khoa học không thể hiện được rõ ràng lắm nhưng
lại có một ý nghĩa rất thực tế. Trên cơ sở định nghĩa đó người ta có thể hình dung
tất cả các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tiêu chuẩn hoá, sau đó quyết định về cách

tổ chức cơ quan tiêu chuẩn hoá ở mọi cấp để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó.
Tiêu chuẩn hoá được tiến hành dựa trên những thành tựu của khoa học kỹ
thuật và kinh nghiệm thực tiễn, tiên tiến, để đưa ra các quy định và áp dụng nhằm
tạo ra một trật tự tối ưu hay là một nền nếp để đạt được hiệu quả chung có lợ
i nhất
trong một hoàn cảnh nhất định.
Tiêu chuẩn hoá được tiến hành trên cơ sở thoả thuận, có sự tham gia của tất cả
các bên có liên quan, ví dụ để tiêu chuẩn hoá một sản phẩm phải có sự tham gia của
đại diện nhà sản xuất, nhà kinh doanh, người tiêu thụ, người nghiên cứu, người
quản lý và bản thân cơ quan tiêu chuẩn hoá…
Về khía cạnh quản lý, kết quả của tiêu chuẩn hoá là việc ban hành các tiêu
chuẩn và vi
ệc tổ chức, xúc tiến, kiểm tra theo dõi việc áp dụng các tiêu chuẩn đó.
b) Mục đích của tiêu chuẩn hoá
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


15
Mục đích chung của tiêu chuẩn hoá được thể hiện trong định nghĩa của tiêu
chuẩn hoá là đạt được một trật tự tối ưu nhất trong một hoàn cảnh nhất định. Nói
một cách cụ thể hơn, mục đích của tiêu chuẩn hoá là làm cho sản phẩm, quá trình,
dịch vụ đáp ứng được các mục đích yêu cầu đề ra của nó. Những mục đích này
không nhất thi
ết lúc nào cũng thể hiện đầy đủ hết mà có thể chỉ thể hiện ở một khía
cạnh nào đó mà thôi. Cũng theo ISO/IEC Guide 2:1996 thì đó có thể là để đảm bảo
sự kiểm soát được kiểu loại theo hướng đơn giản hoá, đảm bảo khả năng sử dụng,
tính tương hợp, tính đổi lẫn, sức khoẻ, an toàn, bảo vệ môi trường, sự hiểu biết lẫn
nhau, hiệ
u quả trong kinh tế, thương mại…. Các mục đích cụ thể này đôi khi có thể

trùng lặp nhau.
Tuy nhiên để có thể dễ nhận biết các mục đích của tiêu chuẩn hoá, căn cứ vào
tài liệu “Các mục đích và các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá”, Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá quốc tế ISO đã đưa ra kết luận về các mục đích của tiêu chuẩn hoá và vẽ thành
sơ đồ, lấy đ
ó làm tài liệu để đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật của cấp quốc gia và
công ty (trích sổ tay phát triển số 3 của ISO, 1985 (xem sơ đồ Hình 1.1).




Hình 1.1 – Sơ đồ mục đích của tiêu chuẩn hoá

Đ
ơ
n
g
iản hoá
(
ki

m soát ki

u lo

i
)
Lo

i t

r

các hàn
g
rào thư
ơ
n
g

m

i
Đ

i lẫn
Các quy tắc sản xuất, thí nghiệm và sử
dụng
Tiêu chu

n ch

t l
ư

n
g
Các tiêu chu

n và các lu


t
Các quy định kỹ thuật, mã và biểu tượng,
khái niệm và thuật ngữ, quy phạm
Kinh tế
chung
Bảo vệ
người tiêu
dùng
An toàn và
sức khoẻ
Thúc đẩy
thông tin
liên
t

c
Mục đích của
tiêu chuẩn hoá
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


16
Như vậy: Tiêu chuẩn hoá là tập hợp các hoạt động về nghiên cứu xây dựng,
công bố tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp
chuẩn. Cuối cùng hoạt động này là phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong sản xuất,
thực tế.
1.1.2. Quy chuẩn kỹ thuật
Với luật “Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật” mới được ban hành, có mộ
t số

khái niệm sau.
1.1.2.1. Định nghĩa
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu
cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ
sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ
lợi ích và
an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản để bắt buộc áp dụng.
1.1.2.2. Các hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn
Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và
áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩ
n kỹ thuật.
1.1.2.2.1. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh
vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1.1.2.2.2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt
động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tươ
ng ứng.

1.2. Tổng quan và cơ sở các vấn đề nghiên cứu [4],[5],[6],[8], [15],[18] [21]
1.2.1. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và quốc gia nước ngoài
1.2.1.1. Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, khu vực Việt Nam tham gia
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các tổ chức Tiêu chuẩn Đo Lường Chất
lượng Quốc tế và khu vực, như sau.
a) Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Standardization
Organization) đượ
c thành lập năm 1947, Việt Nam tham gia là thành viên chính
thức của ISO từ năm 1977.
Ở quy mô toàn cầu, cho đến nay ISO là một tổ chức quốc tế lớn mạnh với

trên 120 nước thành viên chính thức. Hoạt động của ISO được triển khai thông qua
212 Ban kỹ thuật (Technical Commitee), 636 tiểu ban (Sub - Commitee), 1975
nhóm côngg tác (Working Group) và 36 nhóm nghiên cứu đặc biệt (Special
Research Group) tập hợp trên 30.000 chuyên gia giỏi của nhiều chục quốc gia trong
các lĩnh vực trên thế giới. Tính đến hết 2007, ISO đã ban hành hơ
n 17000 tiêu
chuẩn quốc tế và các xuất bản phẩm khác (hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật, v.v )
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


17
thuộc hầu hết các lĩnh vực, trừ điện và điện tử do Ban Điện quốc tế IEC ban hành.
Hiện có khoảng 30.000 các nhà khoa học, các nhà quản lý, cơ quan chính phủ, các
nhà công nghiệp, người tiêu dùng, đại diện cho các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc
gia là thành viên tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế và các chính
sách phát triển của ISO. Trên 500 tổ chức quốc tế có quan hệ với các cơ quan kỹ
thuật của ISO.
b) Công ướ
c Mét (Convention de Mètre) được 17 nước sáng lập ngày 20
tháng 5 năm 1875 ở Paris. Trên cơ sở Công ước Mét, Viện Cân đo quốc tế BIPM
(Bureau International des Poids et Mesures) được thành lập để tiến hành thể hiện,
duy trì các chuẩn quốc tế theo định nghĩa đơn vị đo lường và cung cấp các chuẩn
quốc gia về đo lường cho các quốc gia thành viên tham gia Công ước Mét. Cũng
tại đây các chuẩn quốc gia được định kỳ so sánh, đối chiếu với nhau để
đảm bảo sự
chính xác và thống nhất cao nhất về giá trị của các đại lượng đo. Đến nay Công ước
Mét đã có 50 nước tham gia là thành viên chính thức. Hiện nay Việt Nam chưa
tham gia được Công ước Mét do nhu cầu và điều kiện kinh tế chưa cho phép.
c) Tổ chức Đo lường pháp quyền quốc tế OIML (Organization International

de Metrologie Légale) được thành lập năm 1955, hiện nay có 54 nước là thành viên
chính thức và 41 nước là thành viên quan sát. Việt Nam tham gia là thành viên
quan sát của OIML từ nă
m 1994.
d) Các tổ chức quốc tế và khu vực khác hiện nay Việt Nam đã và sẽ tham gia
là:
1. PASC (Pacific Area Sandards Congress) 1992;
2. ILAC (International Laboratory Acreditation Conference) 1992;
3. APLAC (Asia Pacific Laboratory Acreditation Conference) 1995;
4. APMP (Asia Pacific Metrology Programme) 1992;
5. CAC (Codex Alimentarius Commission) 1989;
6. APQO (Asia Pacific Quality Organization) 1994;
7. ACCSQ (Asean Consultative Commitee for Standards and Quality);
8. APLMF (Asia Pacific Legal Metrology Forum) 1996;
9. APO (Asia Productivity Organization) 1996;
10. EAN-International (European Article Numbering-International) 1995;
11. TA (Technonet Asia) 1993.
12. Uỷ ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ);
13. Tổ chức Năng suất Châu Á (APO);
14. Chương trình Đo l
ường Châu Á-Thái Bình Dương (APMP);
15. Diễn đàn Đo lường hợp pháp Châu Á-Thái Bình Dương (APLMF);
16. Tổ chức Hợp tác về Công nhận Thái Bình Dương (PAC);
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


18
17. Tổ chức hợp tác công nhận phòng thử nghiệm khu vực châu Á- Thái Bình
Dương (APLAC);

18. Tiểu ban Tiêu chuẩn và Sự phù hợp của APEC (APEC-SCSC);
19. Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC ).
Hiện nay, có ba tổ chức quốc tế lớn nhất chuyên về tiêu chuẩn hoá mà Việt
Nam đang tham gia là:
• Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ( The International Organization for
Standardization – ISO); có 159 quốc gia tham gia [];
• Ban Điện kỹ thuật qu
ốc tế (The International Electro technical Commission
– IEC); có 56 quốc gia tham gia [];
• Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union -
ITU
): có 191 quốc gia tham gia []
Hình 1.2 dưới đây mô tả hầu hết các quốc gia trên thế giới là thành viên của tổ
chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, trong đó có Việt Nam. Hiện nay có 159 quốc gia
[20] tham gia ISO trên tổng số 202 quốc gia các loại.


















Hình 1.2 - Bản đồ các quốc gia tham gia tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế ISO (năm 2008, màu xanh lá cây)

1.2.1.2 Một số tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (NSB) chính

mỗi quốc gia, có thể có nhiều tổ chức tiêu chuẩn hoá ở tầm toàn quốc.
Nhưng theo ISO/IEC chỉ có một tổ chức tiêu biểu nhất được công nhận là đại diện
duy nhất của quốc gia đó trong nước và quốc tế, tạm dịch là Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá quốc gia NSB (National Standards Body). Tổ chức này được gọi là tổ chức, cơ
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


19
quan… tiêu chuẩn hoá chính phủ hay nhà nước (Governmental hay State body,
department…) nếu tổ chức này của chính phủ hay nhà nước.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước
Anh năm 1901 đó là Bristish Standards Institution (BSI). Từ đó, nhiều nước trên
thế giới đã lần lượt thành lập NSB của mình. Tính đến nay hầu hết các nước đã có
NSB. Theo thống kê của ISO thì hiện nay đã có 159 nước tham gia ISO và có NSB.
Ví dụ:
- Ở M
ỹ, có ASTM (American Society for Testing and Materials); ASME
(American Society of Mechanical Engineering); SAE (Society of
Automotive Engineers); AIA (Aerospace Industries Association of
America); API (American Petrolimex Institute); AAR (Association of
American Railroads); IEEE (Institute of Electrical and Electronics
Engineers);

- Ở Nhật, có JIS (Japanese Industry Standard);
- Ở Hàn Quốc, có KS (Korea Standards);
- Ở Cộng hoà Liên bang Đức, có DIN;
- Ở Cộng hoà Pháp, có NF;
- Ở Cộng hoà Liên bang Nga, có GOST;
- Ở Austraylia, có AS;
- Ở Trung quốc, có GB;
- Ở Thái Lan, có TS (Thai Standards);
- Ở Malaixia, có MS;
- Ở Indonexia, có SNI;
- Ở Philipin, có PNS;

1.2.1.3. Các cấp tiêu chuẩn và nguyên tắc thực hiện
1.2.1.3.1. Các cấp tiêu chuẩn
Tuỳ theo cơ quan ban hành tiêu chuẩ
n, chia tiêu chuẩn ra thành các cấp khác
nhau: công ty, doanh nghiệp, hội hoặc ngành, quốc gia, khu vực hay quốc tế.
a) Tiêu chuẩn doanh nghiệp
Trong phần này ta dùng thuật ngữ “doanh nghiệp” để chỉ tổ chức kinh tế độc
lập nhỏ nhất. Theo định nghĩa như vậy, “doanh nghiệp” có thể là một xí nghiệp,
một hợp tác xã hay một tổ chức sản xuất độc lập. “Doanh nghiệp” cũng có thể là
một tập
đoàn sản xuất có hàng ngàn cán bộ, nhân viên. Trước đây đơn vị kinh tế
như vậy thường được gọi là “ xí nghiệp” hay “cơ sở”, vì vậy “tiêu chuẩn doanh
nghiệp” nói ở đây đồng nghĩa với “tiêu chuẩn xí nghiệp” hay “tiêu chuẩn cơ sở”
trước đây.
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”



20

Tiêu chuẩn doanh nghiệp là tiêu chuẩn do một doanh nghiệp xây dựng để
phục vụ cho lợi ích của bản thân công ty. Tiêu chuẩn doanh nghiệp có thể bao gồm
các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, bán thành phẩm mà công ty mua vào, tiêu chuẩn
về các quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của công ty, tiêu chuẩn về các
sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp…
Bởi vì doanh nghiệp chỉ ban hành những tiêu chuẩn cụ thể phục vụ lợi ích c
ủa
doanh nghiệp cho nên tất cả các tiêu chuẩn doanh nghiệp đã ban hành đều là các
tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong doanh nghiệp.
Nếu coi các cấp tiêu chuẩn khác nhau như những thang bậc thì tiêu chuẩn
doanh nghiệp ở bậc thang thấp nhất, vì chúng do một đơn vị kinh tế độc lập nhỏ
nhất ban hành và hơn nữa chúng là những căn cứ kỹ thuật để xây dựng các tiêu
chuẩn của các cấp khác.
Tiêu chuẩn doanh nghiệp th
ường giải quyết những vấn đề cụ thể riêng biệt của
doanh nghiệp. Trong khi xây dựng tiêu chuẩn riêng cho mình, doanh nghiệp thường
tham khảo các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có liên quan, vì
vậy có nhiều tiêu chuẩn doanh nghiệp chỉ lựa chọn, trích dẫn những điều khoản
thích hợp trong các tiêu chuẩn ngành, quốc gia hoặc quốc tế.
b) Tiêu chuẩn Hội, Ngành
Mặc dầu các công ty cùng sản xuất một loại s
ản phẩm, có thể là đối thủ cạnh
tranh của nhau trên thị trường, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau họ có thể và
cần phải hợp tác với nhau trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá.
Tiêu chuẩn hội là tiêu chuẩn do một tổ chức của những nhà sản xuất kinh
doanh trong cùng một lĩnh vực, soạn thảo ra để cùng nhau sử dụng. Những tiêu
chuẩn này mang lại hiệu quả kinh tế cao do chúng thúc đẩy việc thống nhất hoá và
chuyên môn hoá trong sản xuất, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho người tiêu

dùng, khi sửa chữa thay thế phụ tùng. Hội những nhà chế tạo xe hơi ở Mỹ đã soạn
thảo ra hàng trăm tiêu chuẩn đang được sử dụng trong sản xuất xe hơi trên toàn thế
giới.
Ở Việt Nam trước năm 2007, cấp trung gian giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu
chuẩn công ty là “ tiêu chuẩn ngành”. Về mặt đối tượng tiêu chuẩn hoá,
đối tượng
của tiêu chuẩn ngành cũng là những vấn đề được các công ty, xí nghiệp trong cùng
một lĩnh vực quan tâm. Tuy nhiên khác với Tiêu chuẩn Hội là do các Hội (tổ chức
tự nguyện) ban hành và hầu hết là tự nguyện áp dụng, còn tiêu chuẩn ngành của
Việt Nam lại do các Bộ trưởng (cơ quan quản lý nhà nước theo ngành) ban hành và
trước đây thường là bắt buộc áp dụng. Đây cũng là một nét đặc biệt riêng của hệ
thống Tiêu chuẩn Việt Nam.
c)Tiêu chuẩn quốc gia
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


21
Tiêu chuẩn quốc gia (tiêu chuẩn nhà nước) là do các tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc gia ban hành. Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 cơ quan tiêu chuẩn quốc
gia. Mỗi cơ quan tiêu chuẩn quốc gia ban hành từ vài trăm tiêu chuẩn đến vài chục
ngàn tiêu chuẩn và tăng lên nhanh chóng do yêu cầu của các cơ quan quản lý của
chính phủ, các nhà sản xuất, người tiêu dùng… , bởi vì tiêu chuẩn giúp cho công
việc của họ trở nên đơn giản hơn, đỡ tốn kém hơ
n.
Một cách đơn giản, tiêu chuẩn là một tài liệu thể hiện một giải pháp tốt, được
các bên có liên quan chấp nhận.
Trong khi tiêu chuẩn công ty chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân công ty, do
đó chỉ cần được ban lãnh đạo công ty chấp thuận, thì tiêu chuẩn quốc gia phục vụ
cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý của chính phủ, vì vậy

tiêu chuẩn này phải được Ban kỹ thuật đại diệ
n cho tất cả các bên quan tâm khác
nhau tham gia soạn thảo.
Ở một số nước, mọi tiêu chuẩn quốc gia đều bắt buộc, trong khi ở các nước
khác, các tiêu chuẩn quốc gia đều là tự nguyện. Tuy nhiên các tiêu chuẩn liên quan
đến an toàn, sức khoẻ và môi trường là những tiêu chuẩn bắt buộc theo quy định
của các luật tương ứng.
d)Tiêu chuẩn khu vực
Điều kiện địa lý, khí hậu, văn hoá, chính trị… đã tạo ra các nhóm khu vực, các
n
ước trong khu vực thường có yêu cầu những tiêu chuẩn để sử dụng chung. Vì vậy
đã hình thành ra các tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực, ví dụ: Uỷ ban tiêu chuẩn châu
Âu (CEN), Tổ chức tiêu chuẩn và đo lường Ả Rập (ASMO), Tổ chức tiêu chuẩn
Châu Phi… Các tiểu khu vực thường là tự nguyện, các quốc gia trong khu vực
thường chấp nhận tiêu chuẩn khu vực thành tiêu chuẩn quốc gia của mình.
đ) Tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn quố
c tế là tiêu chuẩn cấp cao nhất, do các tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế ban hành. Tiêu chuẩn quốc tế nhằm đem lại sự thống nhất cần thiết cho sản
phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện để các quốc gia trao đổi thông tin, hợp tác sản xuất và
buôn bán với nhau. Hệ thống đơn vị đo lường, ký hiệu các nguyên tố hoá học, hệ
thống ren vít,… là những ví dụ v
ề tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận và sử dụng
rộng rãi từ nhiều năm trước đây. Nhờ có tiêu chuẩn quốc tế mà một người có thể sử
dụng máy ảnh của Nhật Bản với phim sản xuất ở Đức, một chiếc bàn là du lịch của
Nga có thể mang dùng khắp châu Âu mà không gặp trở ngại nào.
1.2.1.3.2. Nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá
a) Nguyên tắc 1 – Đơn gi
ản hoá
Trước tiên phải nói tiêu chuẩn hoá là một hoạt động để đơn giản hoá, cũng có

nghĩa là loại trừ những cái khuyết tật không cần thiết. Trong sản xuất đó là việc
đơn giản hoá các kiểu loại, kích cỡ, loại trừ những gì không cần thiết để giữ lại
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


22
những gì cần thiết và có lợi, không những phục vụ cho trước mắt và còn hướng dẫn
cho tương lai.
b) Nguyên tắc 2 - Thoả thuận
Phải thấy rõ tiêu chuẩn hoá là một hoạt động kinh tế xã hội, phải có sự tham
gia, hợp tác của tất cả các bên có liên quan, không để cho một ai lấn át ai.
Thực tế, trên thế giới có một xu hướng về tiêu chuẩn hoá đã được sử dụng như
mộ
t công cụ: từng nơi, từng loại người ta tiêu chuẩn hoá để phục vụ chỉ cho mục
đích của một phía nào đó. Ví dụ có nơi để phục vụ chính cho nhà sản xuất, có nơi
lại chỉ nghiêng về phía người tiêu dùng và có nơi được sử dụng làm công cụ cho
nhà nước.
Nói chung khi tiến hành công tác tiêu chuẩn hoá phải có sự dung hoà giữa các
quyền lợi của các bên.
b) Nguyên tắc 3 – Áp dụng
Tiêu chuẩn hoá gồm hai m
ảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu
chuẩn và nói cho cùng, tiêu chuẩn hoá không phải dừng lại ở chỗ xây dựng và ban
hành tiêu chuẩn mà phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được và đem lại hiệu
quả.
Bất cứ một cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hoá nào, đặc biệt chú ý ở các cấp cao
như quốc gia, khu vực và quốc tế, nếu chỉ chú ý ban hành nhiều tiêu chuẩn và
không xem xét nó có được áp dụng không thì điều đó trái với nguyên tắ
c của tiêu

chuẩn hoá.
d) Nguyên tắc 4 - Quyết định, thống nhất
Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng thể hiện tính
tuyệt đối ưu việt. Trong nhiều trường hợp, các tiêu chuẩn được ban hành là xuất
phát từ các yêu cầu thực tế không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối, hoàn hoả để
thực hiện trong một khung cảnh nhất định. Lúc đó giải pháp củ
a tiêu chuẩn là giải
pháp để thống nhất.
đ) Nguyên tắc 5 - Đổi mới
Các tiêu chuẩn ban hành phải luôn luôn được soát xét lại cho phù hợp với
yêu cầu, với tình hình cụ thể luôn luôn thay đổi.
Trong thực tế tiêu chuẩn được ban hành phải luôn luôn được xem xét nghiên
cứu và soát xét lại, có thể định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.
e) Nguyên tắc 6 - Đồng bộ
Công tác tiêu chuẩn hoá phải tiến hành đồng bộ. Đ
ó là sự đồng bộ giữa các
loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn chung, đó là sự đồng
bộ của khâu xây dựng và áp dụng nó.
g) Nguyên tắc 7 - Pháp lý
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


23
Tiêu chuẩn ban hành ra để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn vào
thực tế có khác nhau.
Nói chung ở các cấp Bộ/Ngành, Công ty tiêu chuẩn được ban hành là để bắt
buộc áp dụng.
Ở các cấp quốc tế và khu vực nói chung tiêu chuẩn là để khuyến khích áp
dụng, nhưng nó sẽ trở thành pháp lý khi các bên thoả thuận với nhau hoặc được

chấp nhận thành tiêu chuẩn bắt buộc ở cấp quốc gia hay các cấp khác nhau.
Ở cấp quố
c gia, việc quy định tiêu chuẩn là bắt buộc hay khuyến khích là
phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia là cơ quan chính phủ hay phi chính phủ;
- Các vấn đề thuộc về sức khoẻ, vệ sinh an toàn môi trường và một số sản
phẩm đặc biệt quan trọng liên quan tới lợi ích quốc gia và người tiêu dùng thì
thường tiêu chuẩn được công bố bắt buộc thông qua các luật khác.
Còn lại các tiêu chuẩn khác có thể để khuy
ến khích áp dụng.
Ngoài ra điều quan trọng là do chính sách, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của
từng nước.
1.2.1.3.3. Loại tiêu chuẩn (theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật)
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho
một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩ
a đối với đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối
tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương
pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra,
phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám
định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối
với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu
cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
1.2.1.4. Một số hoạt động tiêu chuẩn hoá điển hình của nước ngoài
a) Hoạt động Tiêu chuẩn hoá ở Châu Âu:
Những nguyên tắc cơ bản của hệ th

ống Tiêu chuẩn hoá (TCH) Châu Âu là
đảm bảo tính độc lập và sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nhà nước. Khác với
hoạt động TCH của Mỹ, hoạt động TCH ở Châu Âu có những nét đặc trưng nổi bật
về mức độ quy hoạch hoá và mức độ tổ chức cao.
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn trong ngành Cơ khí-Chế tạo giai đoạn
2001-2008. Đề xuất giải pháp phát triển trong giai đoạn hội nhập”


24
Ba tổ chức TCH khu vực của Châu Âu đều là các tổ chức tư nhân, đó là: Ủy
ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu (CEN), Uỷ ban Tiêu chuẩn hoá Châu Âu trong lĩnh
vực điện - điện tử (CENELEC) và Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI).
Hoạt động của Hệ thống TCH Châu Âu được tiến hành trên cơ sở các yêu
cầu của cách tiếp cận mới về TCH và quy chuẩn kỹ thuật do Hội đồng Liên minh
Châu Âu thông qua vào năm 1985. Theo cách tiếp cận này, ho
ạt động của mỗi
nước thành viên EU trong lĩnh vực TCH được định hướng vào mục tiêu kiểm soát
việc thực hiện các yêu cầu cơ bản về bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo an toàn đối với
các sản phẩm công nghiệp lưu thông trên thị trường. Vai trò của các tiêu chuẩn tự
nguyện áp dụng thể hiện ở việc cung cấp cơ sở kỹ thuật cho việc đư
a ra quyết định
đối với những vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên.
Căn cứ cho việc tổ chức triển khai các hoạt động TCH Châu Âu là Bản ghi nhớ
được ký kết vào năm 1984 giữa Uỷ ban Châu Âu và 3 tổ chức TCH khu vực của
Châu Âu. Theo đó Uỷ ban Châu Âu uỷ nhiệm hoàn toàn cho 3 tổ chức này thực
hiện việc xây dựng các yêu cầu kỹ thuật và đại diệ
n cho Châu Âu tham gia các
hoạt động TCH quốc tế cũng như hợp tác với các tổ chức có liên quan với mục tiêu
tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Đặc điểm nổi bật của hoạt động TCH ở Châu Âu thể hiện ở vị thế ưu tiên của

hoạt động TCH khu vực (Châu Âu) so với hoạt động TCH quốc gia, ví dụ: tổ chức
TCH quốc gia không tiến hành xây dựng tiêu chuẩ
n quốc gia của riêng mình cho
một đối tượng TCH nào đó nếu như tiêu chuẩn Châu Âu cho đối tượng đó có hoặc
đang được xây dựng. Ngoài ra, các cơ quan/tổ chức TCH quốc gia cũng có trách
nhiệm chấp nhận các tiêu chuẩn Châu Âu và huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia tương
đương nếu như quy định của tiêu chuẩn quốc gia đó có sự khác biệt với tiêu chuẩn
Châu Âu.
b) Hoạt động Tiêu chuẩn hoá ở Mỹ
Hệ
thống Tiêu chuẩn hoá (TCH) Mỹ đã trải qua hơn 100 năm hình thành và
phát triển kể từ khi hàng loạt các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn đó được thành lập
vào những năm cuối của thế kỷ 19, với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng tổ chức
xây dựng tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn được xây dựng trong suốt thế kỷ 20 và sự
định hướng phát triển theo Chiế
n lược Tiêu chuẩn Quốc gia trong những năm gần
đây và những năm tiếp sau.
Khác với hệ thống TCH của Châu Âu với những nét đặc trưng nổi bật về
mức độ quy hoạch hoá và mức độ tổ chức cao, hệ thống TCH ở Mỹ ngay từ những
ngày đầu cũng như trong suốt thời gian phát triển cho đến nay luôn luôn thể hiện là
một hệ thống phi tập trung, phân nhiệm m
ột cách tự nhiên theo lĩnh vực và bao
gồm rất nhiều các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn (Standards Developing
Organizations - SDO) tư nhân độc lập với nhau. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận ra
rằng các SDO đó đều hướng hoạt động của mình vào việc phục vụ những nhu cầu

×