Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nghiên cứu các thành tạo địa chất phần cấu trúc nông (pliocen đệ tứ) thềm lục địa việt nam phục vụ đánh giá điều kiện xây dựng công trình biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 209 trang )


1

Bộ Giáo dục và đào tạo Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng

Chơng trình nghiên cứu biển
Khcn - 06





Báo cáo tổng kết
đề tài nghiên cứu khoa học
(1997 - 2000)




nghiên cứu các thành tạo địa chất phần cấu trúc nông
(Plioxen - đệ tứ) thềm lục địa Việt nam, phục vụ đánh giá
điều kiện xây dựng công trình biển
M số: KHCN 06.11



Chủ nhiệm đề tài : PGS.TSKH. Mai Thanh Tân
Cơ quan chủ tri : Đại học Mỏ - Địa chất
Ban chủ nhiệm đề tài :
- PGS.TSKH. Mai Thanh Tân
- PGS.TSKH. Đặng văn Bát


- GS.TSKH. Phạm văn Tỵ
- GSTS. Trần Nghi
- TSKH. Nguyễn Biểu
- TS. Nguyễn Hồng Minh
- TS. Nguyễn văn Lâm





8430

Hà nội - 2000


2



Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng
o 0 o o 0 o
Chơng trình nghiên cứu biển KHCN - 06
Đề tài KHCN - 06 - 11


Báo cáo tổng kết
Đề tài nghiên cứu khoa học


Nghiên cứu các thành tạo địa chất

phần cấu trúc nông (Plioxen - Đệ tứ)
thềm lục địa Việt Nam, phục vụ đánh giá
điều kiện xây dựng công trình biển

Mã số: KHCN - 06 - 11
(1997 - 2000)



Chủ nhiệm đề tài: PGS.TSKH Mai Thanh Tân
Cơ quan chủ trì: Đại học Mỏ - Địa chất
Ban chủ nhiệm đề tài:
- PGS. TSKH. Mai Thanh Tân
- GS.TSKH. Phạm Văn Tỵ
- PGS.TSKH. Đặng Văn Bát
- GS.TS. Trần Nghi
- TSKH. Nguyễn Biểu
- TS. Nguyễn Hồng Minh
- TS. Nguyễn Văn Lâm

Hà Nội - 2000


1
mục lục




1.1.

1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.3.


2.1.
2.2.

3.1.
3.2.
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.4.
3.4.1
3.4.
3.5.
5.5.1
3.5.2

4.1.
4.1.1
4.1.2
4.2.
4.2.2
4.2.2


Mở đầu
Chơng I: Cơ sở tài liệu và phơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu địa chất- địa lý Biển Đông
Quá trình khảo sát địa chất Biển Đông
Các công trình nghiên cứu tổng hợp về địa chất Biển Đông.
Nguồn tài liệu thu thập phục vụ nghiên cứu địa chất Plioxen-Đệ tứ
Các phơng pháp nghiên cứu
Chơng II: Các thành tạo Plioxen- Đệ tứ trong bình đồ kiến trúc
Kainozoi Biển Đông
Đặc điểm cấu trúc Kainozoi thềm lục địa Việt nam
Các thành tạo Plioxen-Đệ tứ trong khung cấu trúc địa chất chung
Chơng III: Đặc điểm địa tầng Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Xác định ranh giới địa tầng Plioxen- Đệ tứ
Đặc điểm địa tầng Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Vịnh Bắc bộ
Thống Plioxen
Hệ Đệ tứ
Đặc điểm địa tầng Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Miền Trung
Thống Plioxen
Hệ Đệ tứ
Đặc điểm địa tầng Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Đông Nam bộ
Thống Plioxen
Hệ Đệ tứ
Đặc điểm địa tầng Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa Tây Nam bộ
Thống Plioxen
Hệ Đệ tứ
Chơng IV: Đặc điểm Địa mạo thềm lục địa Việt nam
Các tác nhân thành tạo địa hình
Tác nhân động lực nội sinh
Tác nhân động lực ngoại sinh
Đặc điểm địa mạo thềm lục địa Việt nam

Đặc điểm địa mạo các đới thềm lục địa Việt nam
Phân vùng địa mạo
Chơng V: Đặc điểm hình thái cấu trúc và tân kiến tạo Plioxen-
Đệ tứ thềm lục địaViệt Nam


2

5.1.
5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.1.4
5.2


6.1.
6.1.1.
6.1.2.
6.2.
6.3.

6.3.1.
6.3.2.
6.3.3.

7.1.

7.1.1
7.1.2

7.2
7.2.1
7.2.2.
7.3.
7.3.1
7.3.2.
7.4.


8.1.
8.1.1.
8,1,2.
8.1.3.
Hình thái cấu trúc Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Đặc điểm cấu trúc Plioxen- Đệ tứ theo khu vực
Hình thái cấu trúc Plioxen
Hình thái cấu trúc Đệ tứ
Các yếu tố cấu trúc Plioxen- Đệ tứ
Đặc điểm tân kiến tạo Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Chơng VI: Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý và môi trờng trầm tích
Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý giai đoạn Plioxen
Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý Đệ tứ
Đặc điểm môi trờng trầm tích Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa Việt nam
Tiến hoá trầm tích- cổ địa l
ý
Đệ tứ và lịch sử
p
hát triển địa hình thềm

lục địa Việt nam
Tiến hoá trầm tích Đệ tứ
Chu kỳ trầm tích, lịch sử tiến hoá các thành tạo Plioxen- Đệ tứ
Lịch sử phát triển địa hình
Chơng VII: Đặc điểm địa chất công trình thềm lục địa Việt nam
Phân chia các thể địa chất trên bản đồ dịa chất công trình và tính chất
cơ lýcủa dất đá
Phân chia các thể địa chất trên bản dồ địa chất công trình
Tính chất cơ lý của dất đá
Đặc điểm hải văn và địa chất thuỷ văn
Đặc điểm hải văn
Địa chất thuỷ văn
Đặc điểm vi địa hình đáy biển và các quá trình địa chất động lực
Đặc điểm vi địa hình đáy biển
Các quá trình địa chất động lực
Khái quát đặc điểm địa chất công trình thềm lục địa Việt nam
Chơng VIII: Các thành tạo địa chất Plioxen- Đệ tứ khu vực
Lô 106 (Vịnh Bắc bộ) và Lô 16 ( Bể Cửu long)
Các thành tạo địa chất Plioxen-Đệ tứ Lô 106 (Vịnh Bắc bộ)
Đặc điểm địa tầng

Đặc điểm địa mạo
Đặc điểm hình thái cấu trúc và tân kiến tạo
Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý và môi trờng trầm tích

3
8.1.4.
8,1.5.
8.2.
8.2.1.

8.2.2.
8.2.3.
8.2.4.
8.2.5.







Đặc điểm địa chất công trình
Các thành tạo địa chất Plioxen-Đệ tứ khu vực Lô 16 (Bể Cửu long)
Đặc điểm địa tầng

Đặc điểm địa mạo
Đặc điểm hình thái cấu trúc và tân kiến tạo
Đặc điểm tớng đá-cổ địa lý và môi trờng trầm tích
Đặc điểm địa chất công trình
Kết luận và kiến nghị
Danh mục các bản vẽ
Tài liệu tham khảo
Danh mục các phụ lục




4

Mở đầu


iệt nam có vùng biển rộng lớn với đặc điểm địa chất tự nhiên và nguồn tài nguyên rất
phong phú, vì vậy nghiên cứu địa chất biển có ý nghĩa quan trọng trong chiến lợc phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền đất nớc.
Trong những năm qua, các nghiên cứu về địa chất biển đã đợc nhiều cơ quan và nhiều
nhà khoa học quan tâm. Các kết quả đạt đợc đã bớc đầu làm sáng tỏ nhiều vấn đề nh khái
quát về đặc điểm địa chất khu vực, đặc điểm trờng địa vật lý và cấu trúc sâu, đặc điểm trầm
tích Kainozoi liên quan đến tiềm năng dầu khí, sơ bộ đánh giá tài nguyên khoáng sản đới ven
biển đến độ sâu 30 m nớc Do vùng biển rộng lớn, điều kiện địa chất phức tạp và chi phí cho
nghiên cứu biển đòi hỏi rất tốn kém nên đây chỉ mới là những kết quả bớc đầu, còn hàng loạt
vấn đề cha có điều kiện nghiên cứu đầy đủ.
Trầm tích Plioxen- Đệ tứ phủ hầu hết diện tích đáy biển thềm lục địa Việt nam với chiều
dày thay đổi từ 100 đến 3000 mét và đóng vai trò rất quan trọng trong cấu trúc địa chất, chứa
các nguồn lợi tự nhiên về dầu khí và khoáng sản rắn, là nền móng của hầu hết các công trình
biển. Việc nghiên cứu cấu trúc địa chất Plioxen- Đệ tứ không chỉ làm sáng tỏ đặc điểm địa chất
biển nói chung mà còn liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển nh
xây dựng công trình biển, thăm dò khoáng sản, bảo vệ môi trờng biển
Để góp phần giải quyết vấn đề trên nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu địa chất
biển, trong Chơng trình nghiên cứu Biển KHCN- 06 giai đoạn 1996 - 2000, đề tài KHCN 06 -
11 đã đợc thực hiện với tiêu đề:
" Nghiên cứu các thành tạo địa chất phần nông (Plioxen - Đệ tứ) thềm lục địa Việt
Nam, phục vụ đánh giá điều kiện xây dựng công trình biển".
Đề tài này đợc tiến hành với nhiệm vụ kế thừa và phát triển các kết quả đã đạt đợc trong
các giai đoạn trớc, bổ sung nguồn t liệu mới, xây dựng hệ thống phơng pháp luận nghiên
cứu góp phần làm sáng tỏ điều kiện cấu trúc địa chất, địa tầng, cổ địa lý, tớng đá, địa mạo tân
kiến tạo, địa chất công trình của các thành tạo Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa. Các kết quả đạt
đợc góp phần nghiên cứu địa chất biển một cách có hệ thống từ cấu trúc sâu đến các trầm tích
trẻ, liên kết tài liệu nghiên cứu trên đất liền, ven bờ và ngoài biển, cung cấp các số liệu và cách
đánh giá tổng quan về điều kiện địa chất phục vụ các công trình biển đang đợc quan tâm ở
nớc ta

Mục tiêu của đề tài là: Xác định các đặc điểm cấu trúc địa chất của các thành tạo Plioxen
- Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam, trên cơ sở đó bớc đầu đánh giá điều kiện địa chất công trình
biển.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Xác định sự phân bố, thành phần vật chất, điều kiện thành tạo và tuổi của các trầm tích
Plioxen - Đệ tứ.
- Xác định đặc điểm địa tầng, tân kiến tạo, lịch sử phát triển địa chất trong giai đoạn
Plioxen - Đệ tứ.
- Xác định các đặc điểm địa chất công trình, xây dựng cơ sở khoa học đánh giá điều kiện
xây dựng công trình biển.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đợc chia thành 5 đề tài nhánh:
v


5
1. Nghiên cứu hình thái cấu trúc Plioxen - Đệ tứ do TS. Nguyễn Hồng Minh, Viện Dầu
khí, Tổng Công ty Dầu khí Việt nam, chủ trì.
2. Nghiên cứu các thành tạo địa chất Plioxen - Đệ tứ do TSKH Nguyễn Biểu, Trung tâm
Địa chất và Khoáng sản Biển, Cục Địa chất và khoáng sản Việt nam chủ trì.
3. Nghiên cứu cổ địa lý, tớng đá Plioxen - Đệ tứ do GS.TS Trần Nghi - Trờng Đại học
Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà nội, chủ trì.
4. Nghiên cứu địa mạo - tân kiến tạo Plioxen - Đệ tứ do PGS.TSKH Đặng Văn Bát, Đại
học Mỏ - Địa chất, chủ trì.
5. Nghiên cứu đặc điểm địa chất công trình do GS.TSKH Phạm Văn Tỵ, Đại học Mỏ - Địa
chất, chủ trì.
Đề tài đợc tiến hành trên cơ sở xây dựng các bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 cho toàn thềm lục
địa và tỷ lệ 1: 200.000 cho một vùng Vịnh Bắc Bộ (lô 106) và một vùng phía Nam thềm lục địa
(lô 09,15).
Nghiên cứu đặc điểm địa chất Plioxen- Đệ tứ là một vấn đề phức tạp, trên đất liền với
nguồn tài liệu phong phú và diện tích hẹp hơn nhiều mà trải qua mấy chục năm, các vấn đề

nghiên cứu vẫn cha trọn vẹn, vì vậy với thềm lục địa rộng lớn, nguồn tài liệu còn hạn chế nên
các nghiên cứu đòi hỏi quá trình lâu dài. Tuy nhiên các kết quả của đề tài này với sự phối hợp có
hiệu quả của nhiều cơ quan khác nhau nh Viện Hải Dơng, Viện Địa chất (Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia ), Đại học Mỏ - Địa chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Đại
học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia), Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển (Cục Địa
chất và Khoáng sản), Viện Dầu khí (Tổng Công ty Dầu khí) chắc chẵn sẽ có những đóng góp
tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu địa chất biển và tạo điều kiện cho các bớc nghiên cứu tiếp
theo đầy đủ hơn.
Toàn bộ kết quả thực hiện đề tài đã đợc trình bày trong báo cáo tổng hợp gồm 7 chơng,
32bản vẽ lớn, các số liệu gốc trên đĩa CD. Các bản vẽ lớn tỷ lệ 1:1.000.000 vã 1:200.000 đợc
thu nhỏ để minh hoạ trong báo cáo.
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trờng, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Ban chỉ đạo Chơng trình nghiên cứu Biển, trờng Đại học Mỏ - Địa chất đã quan
tâm chỉ đạo, động viên giúp đỡ để đề tài tiến hành đúng kế hoạch. Các tác giả chân thành cảm
ơn Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia, Đại học Khoa học Tự nhiên đã hợp tác có hiệu quả trong
quá trình thực hiện đề tài. Chúng tôi cũng xin cảm ơn các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp
đặc biệt là các nhà địa chất, địa vật lý nghiên cứu về Đệ tứ và địa chất biển đã góp nhiều ý kiến
quý báu, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu, hội thảo, tổng kết báo cáo.

6
Chơng I

Cơ sở tài liệu và phơng pháp nghiên cứu

I.1. Quá trình nghiên cứu Địa vật lý - Địa chất Biển Đông
Để làm sáng tỏ các kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất phần nông (Plioxen- Đệ tứ)
thềm lục địa Việt nam, chúng tôi trình bày khái quát quá trình khảo sát địa vật lý- địa chất đã
tiến hành, các kết quả nghiên cứu đã công bố về đến địa chất biển nói chung và địa chất phần
cấu trúc nông nói riêng.

I.1.1. Quá trình khảo sát địa chất Biển Đông
Có thể chia quá trình khảo sát địa chất biển Việt nam thành hai giai đoạn : trớc và sau năm
1975.
Giai đoạn trớc năm 1975:
Biển Đông của Việt nam đã thu hút đợc sự quan tâm của các nhà khoa học từ nhiều năm
nay song mức độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Từ năm 1923-1927 tàu De Lanessan (Pháp) đã
điều tra xác định độ sâu đáy biển và thu mẫu đáy ở Vịnh Bắc Bộ và nhiều điểm khác. Năm 1930
ngời Pháp đã đo đạc độ sâu, khảo sát địa hình các khu vực biển nông ven bờ Vịnh Bắc Bộ,
Vịnh Thái Lan, các đảo Hoàng Sa, Trờng Sa, Phú Quốc
Các công trình nghiên cứu địa vật lý- địa chất vùng thềm lục địa phía Bắc đợc khởi đầu
bằng công trình điều tra tổng hợp vùng Vịnh Bắc Bộ (1959 - 1963), lần đầu tiên đã khảo sát có
hệ thống địa chất tầng mặt và thu thập các mẫu đáy. Công việc đợc tiếp tục vào những năm
1970-1975 với công trình khảo sát vùng ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng đến độ sâu 30 m nớc.
ở thềm lục địa phía Nam, các khảo sát địa vật lý- địa chất biển đợc triển khai quy mô từ
sau khi phát hiện đợc triển vọng dầu khí. Trong các năm 1967 -1969 đã triển khai đo Từ hàng
không do Hải quân và không quân Mỹ tiến hành. Năm 1969-1970, Công ty Roy Geophysical
Mandrel (Mỹ) đã tiến hành trên 12.000 km tuyến thăm dò địa chấn kết hợp với đo Từ và Trọng
lực ở Đông nam thềm lục địa. Năm 1973- 1974, các công ty Sunning Dale, Mobil, Esso, Pecten,
Union Texas, Marathon đã tiếp tục các khảo sát trên 50.000 km tuyến và đã phát hiện các cấu
tạo có triển vọng dầu khí. Năm 1974, công ty Western Atlas (Mỹ) đã hoàn thành đề án đo địa
vật lý và bắt đầu khoan thăm dò dầu khí ở khu vực biển bắc Trung bộ - Hoàng sa.
Nói chung các kết quả khảo sát địa vật lý do các công ty dầu khí tiến hành trong giai đoạn
này bớc đầu đã cho những nét khái quát về cấu trúc địa chất vùng biển Việt nam, tạo tiền đề
cho các nghiên cứu tiếp theo đầy đủ hơn.
Giai đoạn sau 1975:
Từ sau 1975, công tác khảo sát địa vật lý- địa chất biển đợc đẩy mạnh trong phạm vi cả
nớc. Các khảo sát tìm kiếm dầu khí đợc tiến hành với quy mô lớn, mặc dù đối tợng nghiên
cứu không phải là Plioxen- Đệ tứ song các kết quả thu đợc là nguồn tài liệu quý có thể khai
thác các thông tin liên quan đến phần cấu trúc nông đợc quan tâm trong đề tài này
Năm 1976, công ty CGG đã khảo sát địa chấn vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven

biển. Năm 1978 công ty GECO đã khảo sát gần 12.000 km tuyến địa vật lý ở khu vực các lô 09,

7
19, 20, 21; các công ty DEMINEX, AGIP và Bow Valley đã tiến hành đo hàng ngàn km tuyến
địa vật lý trên các lô 15, 04, 12, 28 và 29. Một loạt các giếng khoan thăm dò đã đợc tiến hành.
Các kết quả khảo sát của các công ty này đã cho những số liệu quan trọng khẳng định tính chất
phức tạp của cấu trúc địa chất, trong đó có các thông tin về đặc điểm địa chất ở phần nông .
Trong những năm 1979- 1987, với sự hợp tác của Liên xô(cũ), tàu POISK đã khảo sát địa
vật lý ở vùng Vịnh Thái Lan, bể Cửu Long và Nam Côn Sơn, tàu ISKATEL khảo sát tỉ mỉ trên
một số cấu tạo, tổng khối lợng trên 16.500 km tuyến địa vật lý. Năm 1983-1984, tàu
GAMBuRSEV đã tiến hành đo 4000 km tuyến địa vật lý ở bồn trũng Cửu Long. Năm 1985, tàu
MALƯGIN khảo sát 2.700 km tuyến địa chấn ở vùng cấu tạo Đại Hùng và lân cận. Năm 1988 -
1989 các Công ty ONGC Videsh, Enterprise Oil, PetroCanada cũng đã khảo sát trên 30.000 km
tuyến địa vật lý ở thềm lục địa phía Nam. Từ năm 1990 đến nay, việc khảo sát tỉ mỉ bằng
phơng pháp địa chấn ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn cho phép đánh giá môi trờng trầm tích
đầy đủ hơn.
ở vùng thềm lục địa phía Bắc và miềnTrung, tàu ISKATEL đã thực hiện 46 tuyến khảo sát
khu vực vịnh Bắc Bộ, tàu POISK khảo sát 50 tuyến với mạng lới 2x2 km và 2x4 km. Tại các
khu vực ven bờ, tàu Bình Minh (Công ty ĐVL) cũng đã khảo sát 12.000 km tuyến địa chấn.
Trong những năm 1988 -1989, các Công ty TOTAL, BP, SHELL-FINA cũng đã tiến hành khảo
sát Vịnh Bắc Bộ và miền Trung
Ngoài các hoạt động khảo sát với mục đích tìm kiếm dầu khí, trong chơng trình hợp tác
với Liên Xô (1980-1990) một số chuyến khảo sát của các tàu Vulcanolog,
Nexmeianov,Vinogrodop, Gagarinski cũng đã đợc tiến hành. ở vùng biển Phú Khánh-Thuận
Hải, các tàu này đã đo 30 tuyến địa vật lý, kết quả khảo sát cho những thông tin ban đầu về cấu
trúc địa chất tầng đáy của vùng thềm và sờn lục địa, phát hiện các cấu tạo dạng diapia và hạng
núi lửa ngầm. Năm 1990-1992 tàu Gagarin đã khảo sát và lập bản đồ Từ, Trọng lực tỷ lệ
1:50.000 ở thềm lục địa Việt Nam. Năm1993, tàu Atlanta (Pháp) đã thực hiện chuyến khảo sát
Ponagađo Trọng lực, Từ và Địa chấn nông kết hợp lấy mẫu tầng mặt theo mạng lới tuyến
khá dày ở vùng biển miền Trung và Đông Nam. Trên vùng biển Bắc Trung Bộ, nhiều chuyến

khảo sát của các tàu Bogorop, Godienco (Nga) tiếp tục tiến hành từ 1994-1996
Năm 1995, Bộ Quốc phòng CHLB Nga đã xây dựng hải đồ Biển Đông tỷ lệ 1: 500.000.
Đây là nguồn số liệu có độ chính xác cao và đợc sử dụng để xây dựng bản đồ địa hình - địa
mạo thềm lục địa Việt nam trong báo cáo này.
Trong đề án điều tra địa chất tìm kiếm các khoáng sản rắn đới ven bờ, các đợt khảo sát địa
vật lý bao gồm phơng pháp địa chấn phản xạ liên tục độ phân giải cao, từ và đo sâu hồi âm đã
đợc tiến hành ở các khu vực Hàm Tân - Thuận Hải (1991), Đà Nẵng- Đèo Ngang (1993), Đèo
Ngang- Nga Sơn (1994), Hà Tiên - Cà Mau (1995), Nga Sơn- Hải Phòng (1996), Hải Phòng -
Móng Cái (1997), Cà Mau - Bạc Liêu (1998), Bạc Liêu - Vũng Tàu (1999).
Trong những năm 1996 - 1999 Viện nghiên cứu biển (CHLB Đức) cũng đã đa tàu Sonne
khảo sát tại vùng thềm lục địa Việt nam, đo địa hình, địa chấn nông và lấy mẫu trầm tích đáy
với mục đích nghiên cứu môi trờng trầm tích đáy biển
Nh vậy, cho đến nay các khảo sát địa vật lý và địa chất đợc tiến hành bởi các cơ quan
khác nhau và với các mục đích khác nhau, vì vậy mà mặc dù nguồn tài liệu khá phong phú và đa

8
dạng song còn phân tán. Điều này đòi hỏi phải việc tập hợp tài liệu, xây dựng đề tài NCKH với
mục tiêu thống nhất
1.1.2. Các công trình nghiên cứu tổng hợp về địa chất Biển Đông.
a. Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến địa chất biển:
Trớc năm 1975, công trình nghiên cứu của Parke (1971), Emery (1972), đã bớc đầu trình
bày những nét khái quát về cấu trúc địa chất biển Đông, tiếp đó là báo cáo tổng hợp của Công ty
Mandrel với các bản đồ từ, trọng lực, địa chấn liên quan đến các bể trầm tích Kainozoi Đông
Nam Việt nam.
Sau 1975, công trình tổng hợp địa chất- địa vật lý vùng thềm lục địa đầu tiên đợc công bố
là của Hồ Đắc Hoài và Ngô Thờng San (1975), các tác giả đã bớc đầu liên kết cấu trúc và sơ
bộ đánh giá triển vọng dầu khí các bể trầm tích Kainozoi.Với chơng trình nghiên cứu Minh
Hải-Thuận Hải (1975-1980), Lê Văn Cự (1982) đã bớc đầu tổng hợp kết quả thăm dò địa chấn
với các giếng khoan thăm dò, xây dựng các bản đồ tỷ lệ 1: 500.000 cho bể Cửu Long và Nam
Côn Sơn. Trong chơng trình 48-06, Hồ Đắc Hoài (1985) đã kết hợp tài liệu địa chấn, từ, trọng

lực và khoan để xây dựng bản đồ đẳng sâu tỷ lệ 1:1.000.000. Một số công trình của nhà địa chất
nớc ngoài về điều kiện địa chất biển Đông cũng đợc công bố nh Taylor (1983), Hayer
(1986) các công trình này đã sử dụng tài liệu địa chất và địa vật lý theo các tuyến khu vực để
xác định đặc điểm cấu trúc và quy luật phát triển kiến tạo.
Giai đoạn 1986-1990, đề tài 48B-03-01 nghiên cứu địa chất thềm lục địa (Hồ Đắc
Hoài,1991), đề tài 48B-03-02 nghiên cứu đặc điểm trờng địa vật lý (Bùi Công Quế, 1991) đã
bớc đầu giải quyết đợc một số vấn đề liên quan đến đặc điểm cấu trúc địa chất, các đặc trng
trờng từ và trọng lực, triển vọng khoáng sản thềm lục địa.
Giai đoạn 1990- 1995, đề tài KT-03-02 (Bùi Công Quế, 1995) đã đa ra những kết luận thỏa
đáng hơn về cấu trúc sâu, đặc điểm trầm tích Đệ tam liên quan đến tiềm năng dầu khí và đề cập
đến yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu cấu trúc địa chất phần nông thềm lục địa Việt nam. Trong
chơng trình KT- 01 đã có một loạt các đề tài có liên quan đến cấu trúc địa chất biển Việt nam
nh của Phan Trung Điền (1995), Lê Văn Tr
ơng (1995), Phùng Sỹ Tài (1995), Võ Năng Lạc
(1995)
Các chơng trình và các đề tài NCKH cấp Nhà nớc liên quan đến địa chất biển trong giai
đoạn 1977 - 2000 đợc thống kê trên bảng 1
Có thể nói các đề tài nghiên cứu địa chất biển trên 20 năm qua đã thu đợc nhiều kết quả
rất quan trọng, đặt nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu thờng
tập trung làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc sâu, trầm tích Kainozoi và đánh giá tiềm năng dầu
khí Các lĩnh vực khác nh đặc điểm cấu trúc địa chất phần nông, địa chất xây dựng công trình
biển, các hoạt động địa động lực liên quan đến tai biến địa chất cha đợc quan tâm thoả đáng.
Bảng 1 - Các đề tài NCKH liên quan đến địa chất biển (1977-2000)
Chơng trình Giai đoạn Mã số Đề tài
Điều tra tổng hợp vùng Minh
Hải - Thuận Hải
1977-1980
Điều tra tổng hợp vùng biển và 1981- 1985 48 - 06

9

thềm lục địa
Điều tra điều kiện tự nhiên và
kinh tế - xã hội phục vụ phát
triển kinh tế biển
1986- 1990 48 - B
48B - 03 - 01
48B - 03 - 02
Tìm kiếm thăm dò dầu khí 1986-1990 22. 01
Dầu khí và tài nguyên khoáng
sản
1991-1995 KT - 01
KT-01-07,15,16,17,
18, 19, 20
Điều tra nghiên cứu biển 1991-1995 KT - 03 KT-03-02,12, 14, 20
Điều tra nghiên cứu biển 1996-2000 KHCN - 06
KHCN - 06 - 04, 05,
09, 10

b. Các công trình nghiên cứu liên quan đến địa hình và địa mạo Biển Đông:
Từ những năm 1934, thực dân Pháp đã vẽ bản đồ địa hình một số khu vực đáy biển Đông
song rất sơ lợc. Năm 1962 Viện Hải dơngTrung quốc tiến hành vẽ bản đồ địa hình đáy biển
Nam Trung hoa trong đó có vùng thềm lục điạ Việt nam.
Năm 1962 Hải quân Việt nam xuất bản bản đồ đáy biển Việt nam tỷ lệ 1:1.000.000 và
năm 1980-1981 đợc hiệu chỉnh lại. Một số tờ bản đồ địa hình đáy biển ở vùng ven bờ tỉ lệ
1:100.000, 1:200.000 cũng đã đợc thành lập. Trong những năm 1980 - 1989, Bộ t lệnh Hải
quân đã vẽ Hải đồ vùng biển Đông ở các tỷ lệ 1: 400.000 và 1: 500.000.
Năm 1985, bản đồ khái quát địa hình vùng lãnh hải tỷ lệ 1:1.000.000 đã đợc xây dựng
(Hồ Đắc Hoài,1985). Năm 1989-1990,Cục Đo đạc và Bản đồ đã thành lập bản đồ địa hình Việt
nam tỷ lệ 1: 1.000.000, trong đó địa hình đáy biển đợc vẽ theo bản đồ vùng biển nam Việt nam
tỷ lệ 1:2.000.000 in năm 1989 và bản đồ Biển Đông tỷ lệ1: 4.000.000 in năm 1986. Đây là bản

đồ địa hình chính thức đợc sử dụng trong các cơ quan nhà nớc.
Việc nghiên cứu địa mạo trên vùng trong những năm thập kỷ 80 chỉ mới tập trung ở đới
bờ. Các tác giả Lu Tỳ(1985), Nguyễn Thế Tiệp (1990,1995) đã quan tâm đến các kiểu bờ biển,
hệ thống thềm biển, lịch sử phát triển địa hình đới bờ và thành lập bản đồ địa mạo đáy biển vịnh
Bắc bộ tỷ lệ 1:2.000.000. Những nét đặc trng về địa mạo thềm lục địa Đông Dơng và các
vùng kế cận đã đợc quan tâm (Lu Tỳ, 1985).
Trong các chơng trình nghiên cứu biển, bản đồ địa mạo thềm lục địa Việt nam tỷ lệ
1:1.000.000 đợc thành lập và có bổ sung các nguồn t liệu (Bùi Công Quế, 1990,1995). Gần
đây các tác giả đã chỉnh lý bổ sung phân chia thành 30 kiểu địa hình trên bản đồ địa mạo Biển
Đông Việt nam tỷ lệ 1:1.000.000, trong đó thềm lục địa đợc phân thành 13 kiểu (Bùi Công
Quế,1999). Đặc điểm địa mạo biển Việt nam cũng đợc khái quát trong công trình của Trần
Đức Thạnh (1997)
Từ những năm 1990 đến nay, các bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:500.000 đới ven bờ (0ữ50m) từ
Móng Cái đến Hà Tiên đã đợc thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc- hình thái- động lực
(Nguyễn Biểu,1989,1999). Nguyễn văn Tạc (1995) cũng đã phân tích các tác nhân tạo thành địa
hình, phân chia các kiểu cấu trúc- hình thái địa hình và lập bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1.000.000
thềm lục địa Nam Trung bộ và Nam bộ.

10
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về địa hình, địa mạo đáy biển, các nghiên cứu về
đảo ở thềm lục địa cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần làm sáng tỏ điều kiện hình thành Biển
Đông. Saurin (1957) đã quan tâm đến nguồn gốc cuội trên đảo Hoàng Sa, Lê Đức An (1995) đã
nghiên cứu hệ thống đảo ven bờ phục vụ quản lý tổng hợp vùng biển. Đỗ Tuyết (1976,1978) đã
nghiên cứu các thềm biển ở đảo Bạch Long Vĩ và địa mạo của quần đảo Trờng Sa. Nguyễn thế
Tiệp (1999) nghiên cứu đặc điểm địa mạo quần đảo Hoàng Sa và vùng kế cận. Lại Huy Anh
(1991) đã nghiên cứu hình thái địa hình đảo ven bờ nh độ dốc, độ chia cắt ngang, mức độ chia
cắt sâu
c. Các công trình nghiên cứu tân kiến tạo và địa động lực
Một số nét về đặc điểm tân kiến tạo Biển Đông đợc đề cập trong công trình của Lê Duy
Bách (1989). Bức tranh chung về kiến trúc tân kiến tạo cũng đợc tìm thấy trên các sơ đồ cấu

trúc kiến tạo của Hồ Đắc Hoài (1995), Ngô Thờng San (1985), Phan văn Quýnh (1996)
Những biểu hiện của hoạt động núi lửa, động đất đã đợc các nhà địa chất quan tâm. Hoạt
động núi lửa đã đợc Patte(1923), Lacroix(1933) nghiên cứu từ những năm 20- 30 của thế kỷ
XX. Saurin (1967) cho rằng núi lửa đang có xu hớng chuyển dần từ lục địa ra Biển Đông.
Nguyễn Xuân Hãn (1991,1996) đã đề cập đến hoạt động núi lửa trẻ ở khu vực biển Đông, Đỗ
Minh Tiệp (1995, 1996) cũng đề cập đến phun trào bazan Kainozôi đáy biển và sự phân dị của
chúng. Các nghiên cứu thạch hoá bazan mới chỉ bớc đầu
Các nghiên cứu về động đất ở thềm lục địa đợc đề cập trong các công trình của Nguyễn
Đình Xuyên (1989), Bùi Công Quế (1992), Phạm Văn Thục (1999), Nguyễn Hồng Phơng
(1998) Các tác giả đã đề cập đến những quy luật chung về hoạt động địa chấn khu vực Đông
Nam á, độ sâu chấn tiêu, động đất cực đại và phân vùng động đất trên một phần lãnh hải Việt
nam
Một số đặc điểm địa nhiệt đợc nghiên cứu trong đề tài của Võ Năng Lạc(1995). Các đặc
điểm biến dạng của vỏ trái đất, vai trò hoạt động của đứt gẫy cũng đợc đề cập đến trong các
công trình của Nguyễn Văn Lợng (1999), Trần Lê Đông (1998)
d. Các nghiên cứu về địa chất tầng mặt và trầm tích Đệ tứ :
Các nghiên cứu trầm tích Đệ tứ vùng thềm lục địa còn rời rạc và cha hệ thống. Shepard
(1949) đa ra sơ đồ khái quát về sự phân bố trầm tích thềm lục địa Việt nam, Niino (1961) đã
thu mẫu tại một số trạm ở Vịnh Thái Lan và thềm lục địa phía Nam đa ra sơ đồ khái quát sự
phân bố trầm tích tầng mặt và khoanh một số điểm lộ đá. Saurin (1962) đã mô tả kiểu trầm tích
molas thu đợc ở một trạm ngoài khơi biển Nha Trang. Năm 1965, Hải quân Mỹ đã đa ra bảng
số liệu thành phần chất đáy trên cơ sở khảo sát ở 132 trạm ở thềm lục địa phía Nam. Parke
(1971) đã đề cập đến loại trầm tích biến dạng và cha biến dạng phủ trên ở Biển Đông. Gorskov
(1974) đã đề cập đến sự phân bố của trầm tích nguồn gốc lục nguyên với diện tích phân bố rộng
ở thềm lục địa Việt Nam.
ở vùng Vịnh Bắc Bộ, có một số kết quả nghiên cứu trầm tích biển ven bờ Quảng Ninh-
Hải Phòng (Trịnh Phùng,1975), đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển Vịnh Bắc Bộ ( Nguyễn
Chu Hồi, 1985). ở vùng bờ biển miền Trung và miền Nam, đã có một số công trình điều tra
tổng hợp về trầm tích tầng mặt (Trịnh Phùng,1991; Trịnh Thế Hiếu 1996) các tác giả đã nêu
lên những nét đặc trng của các kiểu trầm tích và phân vùng môi trờng. Việc xác định ranh

giới địa tầng và tuổi trong Đệ tứ cũng đã đợc quan tâm (Nguyễn Ngọc, 1996)

11
Từ năm 1991 đến nay, trên cơ sở đề án nghiên cứu điều tra điạ chất và khoáng sản dải ven
biển, một số công bố đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến địa chất đệ tứ, trầm tích tầng
mặt (Nguyễn Biểu,1989,1999 ) Các kết quả nghiên cứu sẽ đợc tổng hợp và trình bày trong
báo cáo này.
e. Các nghiên cứu liên quan đến địa chất công trình biển.
Nghiên cứu địa chất công trình ở thềm lục địa Việt Nam mới đợc tiến hành ở một số
điểm có bố trí các giếng khoan dầu khí và một số công trình khác nh đờng ống dẫn dầu, cáp
quang Tài liệu phân tích mẫu trong giếng khoan và tài liệu đo địa vật lý tầng nông (địa chấn
phản xạ liên tục phân giải cao, quét sờn, đo hồi âm ) đợc tổng hợp trong các báo cáo riêng
phục vụ xây dựng các dàn khoan. Các báo cáo địa chất thuỷ văn phục vụ đặt giếng khoan ở các
cấu tạo Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Tê Giác, Voi, Đại Bàng, Rồng Đôi, Anh Vũ và một số
giếng khoan khác ở các l
ô 17, 05, 15 ở thềm lục địa phía Nam đợc công ty Vietsopetro,
Enterprise TOTAL, BP, JVPC, FINA tiến hành trong khoảng thời gian 1984 -1995.
ở Vịnh Bắc Bộ các báo cáo tổng kết về địa chất công trình đợc thực hiện trên một số lô
có triển vọng của công ty TOTAL (1989-1992). Việc khảo sát đáy biển phục vụ lắp đặt đờng
cáp quang cũng đợc tiến hành. Năm 1990 kết quả khảo sát của đề án cáp ngầm viễn thông
SINHON 2 và tiếp đó các tàu khảo sát đặt tuyến cáp ngầm DGT/TVH-RSWS (1994 1996) đã
cho nhiều số liệu liên kết độ sâu và đặc điểm trầm tích đáy khu vực cáp đi qua.
ở các đảo nh quần đảo Trờng Sa và một số đảo khác, việc khảo sát điều kiện xây dựng
trên nền đá yếu và nền san hô cũng bớc đầu đợc quan tâm (Nguyễn Hoa Thịnh, 1995;
Nguyễn Văn Hân, 1991).
Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu địa chất - địa vật lý đã tiến hành ở vùng biển nớc
ta có thể có một số nhận xét:
- Các kết quả khảo sát địa chất - địa vật lý vùng biển Việt Nam trong những năm qua, đặc
biệt là các khảo sát địa vật lý dầu khí, là nguồn tài liệu phong phú và rất quý giá, tạo điều kiện
cho các nghiên cứu địa chất biển ngày càng đầy đủ hơn. Tuy nhiên, do mục đích khảo sát khác

nhau nên các nghiên cứu địa chất phần nông nh phân chia ranh giới địa tầng, xác định thành
phần vật chất và nhiều vấn đề khác cha đợc quan tâm đúng mức.
- Các khảo sát địa vật lý- địa chất đới ven bờ đã đạt đợc những kết quả tốt, song với phạm
vi đới ven bờ chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với toàn vùng biển và cha liên kết tốt với tài liệu
vùng biển sâu
- Các kết quả khảo sát từ các giếng khoan ngoài biển cho những tham số rất quan trọng
không chỉ phục vụ nghiên cứu địa tầng, liên kết tài liệu địa vật lý mà còn cho những chỉ tiêu cơ
lý, phục vụ nghiên cứu địa chất công trình. Rất tiếc là ở các giếng khoan sâu, tỷ lệ lấy mẫu phần
nông rất thấp; các khảo sát địa chất công trình ở các vùng có giếng khoan dầu khí không nhiều,
phân bố không đều nên việc liên kết tài liệu các vùng khác có hạn chế.
- Mức độ nghiên cứu địa vật lý - địa chất trên đất liền khá tỉ mỉ song việc liên kết tài liệu
từ đất liền ra biển còn nhiều hạn chế.
I.2. Nguồn tài liệu thu thập phục vụ nghiên cứu địa chất Plioxen- Đệ tứ
Cho đến nay việc nghiên cứu địa chất Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa cha đợc tiến hành một
cách có hệ thống, các tài liệu khá phân tán, việc khảo sát và thu thập tài liệu còn nhiều hạn chế.

12
Để làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và sự phân bố điều kiện địa chất công trình trong trầm tích
Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa, một khối lợng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau đã đợc thu
thập và tổng hợp trong đề tài này:
1. Các công trình đã công bố liên quan đến trầm tích Plioxen- Đệ tứ trên đất liền và thềm
lục địa.
Các công trình đã công bố của nhiều tác giả khác nhau ( danh mục 123 tài liệu tham khảo)
cho phép đánh giá các thành tựu đạt đợc và các vấn đề cần giải quyết trong đề tài này.
Các báo cáo địa chất đệ tứ tỷ lệ 1: 200.000, 1: 500.000 và 1: 50.000 từ 1973 trên đất liền,
các báo cáo nghiên cứu chuyên đề về địa mạo, tân kiến tạo, địa tầng có liên quan đã đợc tập
hợp. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để so sánh, liên kết với tài liệu địa chất đệ tứ thềm lục
địa.
Các kết quả nghiên cứu về địa chất- địa vật lý biển trong 5 chơng trình nghiên cứu Biển
và các chơng trình khác có liên quan từ 1975 đến nay đã đợc tập hợp và sử dụng (Bảng 1).

Các kết quả nghiên cứu này ngoài phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất nói chung có nhiều số
liệu liên quan đến đặc điểm cấu trúc nông phần Plioxen- Đệ tứ
2. Bản đồ địa hình:
Các loại bản đồ khác nhau trong báo cáo này đều đợc xây dựng trên cơ sở bản đồ nền địa
hình thống nhất, đó là bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 do Cục Đo đạc bản đồ xuất bản năm
1989. Các tác giả cũng đã thu thập hải đồ do Hải quân Việt nam xuất bản ở các tỷ lệ 1:500.000,
1: 200.000 và 1:100.000 bổ sung chính xác cho bản đồ địa hình thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ
1:1000.000. Tài liệu đo vẽ địa hình đáy biển phần sâu thềm lục địa và sờn lục địa do tàu
Pongana tiến hành đã cho phép làm sáng tỏ hệ thống lòng sông cổ và tớng nón quạt cửa sông
trong các giai đoạn của Đệ tứ
3. Tài liệu địa vật lý dầu khí :
Tài liệu địa vật lý dầu khí (chủ yếu là tài liệu địa chấn) có vai trò quan trọng trong nghiên
cứu địa chất Plioxen- Đệ tứ. Phơng pháp địa chấn phản xạ đợc tiến hành trên thềm lục địa
Việt nam với khối lợng rất lớn, nguồn nổ chủ yếu đợc sử dụng là súng hơi có áp suất 500

2000 psi, chiều dài cáp thu 2400
ữ 4000 m, thời gian ghi từ 4 ữ 6s, bớc mẫu hóa 4 ms đối với
các khảo sát trớc năm 1985 và 2ms cho các khảo sát sau 1985. Chất lợng lát cắt địa chấn
đợc đánh giá từ trung bình đến tốt.
Các lát cắt địa chấn trên hàng vạn km tuyến là nguồn tài liệu rất quý để khai thác các
thông tin ở phần trên lát cắt. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chúng là do sử dụng tần số thấp nên
độ phân giải không cao (50-60 m). Điều này không thuận lợi khi phân tích tỉ mỉ sự phân lớp
mỏng phần trên lát cắt, đặc biệt là trầm tích Holoxen. Chính vì vậy cần thiết phải có sự liên kết
với tài liệu địa chấn phân giải cao và đối sánh với các tài liệu địa chất khác.
Trong báo cáo này, đã tiến hành thu thập tài liệu 28.800 km tuyến địa chấn khu vực để
nghiên cứu theo tỷ lệ1: 1.000.000 (bảng 2) và 6.000 km tuyến địa chấn do TOTAL thu nổ năm
1989 - 1990 ở lô 106, 107, 103 Vịnh Bắc Bộ, khoảng 7.000 km tuyến địa chấn do PETTY-RAY,
MOBIL-GECO thu nổ năm 1974, 1978 ở Bể Cửu Long để nghiên cứu tỷ lệ 1 : 200.000.
Ngoài tài liệu địa chấn, đã thu thập tài liệu Địa vật lý giếng khoan ở 19 giếng khoan (chủ
yếu là đờng cong gamma cho phần Plioxen - Đệ tứ). Bể sông Hồng (GK 102-HD-1X, 102-CQ-


13
1X, 103T-G-1X, 103H-1X, 107-PA-1X, 112-AV-1X, 112-HO-1X, 114-KT-1X), Miền Trung
(118-CNX-1X, 119-CH-1X) ; Bể Nam Côn Sơn (GK11-2-RD-1X, 12-DUA-1X, 28A-1X) ; Bể
Cửu Long (GK 15-G-1X, 15A-1X, 16BV-1X, 16-BD-1X, 16-TD-1X) ; Bể Mã Lai - Thổ Chu
(GK 51-MH-1X).
Để bổ sung cho tài liệu địa vật lý nêu trên, một số tài liệu địa chất, địa vật lý tổng hợp,
phân chia địa tầng giếng khoan của các nhà thầu cũng đợc tham khảo phục vụ cho liên kết địa
tầng, dự báo thành phần thạch học
Bảng 2 - Danh sách tài liệu địa chấn khu vực
Tên khảo sát Năm Khu vực Tuyến Số tuyến Km
ISKATEL 1983 Vịnh Bắc Bộ
T03 - 1 ữ 48
59 6.000
GECO-PRAKIA 1993 Vịnh Bắc Bộ
GPGT - 201 ữ
225
25 3.200
NOPEC 1993 Miền Trung VOR - 101 - 124
VOR - 202 - 210
34 3.700
MALUGIN 1985 Miền Trung
T11 - 49 ữ 82
36 6.900
MANDRELL 1969 Miền Nam
S1 ữ 26
26 4.000
Tổng cộng 180 28.800

4. Tài liệu địa vật lý biển nông

Để có thông tin về cấu trúc địa chất ở phần ven bờ chúng tôi đã phân tích lát cắt địa chấn
phân giải cao và số liệu đo Từ ở vùng biển nông ven bờ do Cục Địa chất tiến hành. Các khảo sát
đợc thực hiện bằng tổ hợp thiết bị Địa chấn, Từ GEONT SHELF của CHLB Nga
Phơng pháp địa chấn phân giải cao đợc tiến hành với việc phát sóng và thu liên tục, dải
tần số 250 - 800 Hz, độ phân giải ngang 3-5 m và độ phân giải thẳng đứng 0,5-1m, độ sâu
nghiên cứu khoảng 200m. Phơng pháp Từ sử dụng từ kế Proton, độ chính xác 0,1 nT. Để xác
định độ sâu đáy biển đã sử dụng phơng pháp đo sâu hồi âm với máy FE - 400.
Tàu Sonne (1996-1997)với 50 tuyến các tài liệu đo sâu hồi âm vùng thềm lục địa miền
Trung và Nam Trung bộ đã cho những thông tin mới nhất về địa hình, địa mạo đới thềm chuyển
tiếp ra mép ngoài
Đồng thời với áp dụng các phơng pháp địa vật lý còn áp dụng các phơng pháp lấy mẫu
đáy biển bằng cuốc đại dơng (độ sâu lấy mẫu 15
ữ 30 cm), ống phóng trọng lực (độ sâu cột
mẫu 1- 2 m), khoan bãi triều (khoan tay sâu trung bình 3- 6 m và khoan máy mép bãi triều sâu
160 m). Mạng lới quan sát các tuyến địa vật lý là 5 x 5 km ở độ sâu 10 - 30 m nớc và 315 x
215 km ở độ sâu 0
ữ10 m nớc.
Trong đề án điều tra địa chất đới biển nông ven bờ từ 1991- 2000, với diện tích khảo sát
trên 80.000 km
2
đây là nguồn tài liệu quý để phân chia địa tầng phần trên lát cắt với độ chính
xác cao, tuy nhiên do độ sâu nghiên cứu hạn chế nên việc liên kết địa tầng trong Plioxen có khó

14
khăn. Với 2 loại tài liệu địa chấn có đặc điểm khác nhau nên chúng tôi đặc biệt quan tâm đến
việc phân tích và đối sánh chúng ở các tuyến liên kết. Các tuyến địa vật lý đợc sử dụng để liên
kết phần biển nông ra biển sâu và các giếng khoan so sánh đợc nêu trong bảng 3và hình 1.1.
Bảng 3 - Các tuyến liên kết địa vật lý biển nông và địa vật lý dầu khí
Khu vực
Tuyến địa vật lý

biển nông
Giếng khoan
Tuyến địa vật lý
dầu khí

t96 - 25 103 - th - ix
103 - hd - ix
t03 - 34

Bể
t96 - 36 107 - pa - ix t03 - 38

Sông
t93 - 39 ; 96 - 106
93 - 102 ; 94 - 29
gpgt93 - 200

Hồng
t93 - 14 114 - kt - ix gpgt93 - 202
gpgt93 - 204


t93 - 33
112 - av - ix
112 - bt - ix
112 - ho - ix
gpgt93 - 217
Miền Trung Lát cắt Cù Lao Xanh
Lát cắt Cù Lao Gốm


t11 - 051
vor - 93 - 107

Miền Nam
t95 - 9
t98 16, t98 - 45

29 - a - ix
s2ba
s2 t02 - 07a

5. Mẫu và kết quả phân tích các chỉ tiêu tham số
Các mẫu đất đá lấy từ các ống phóng trọng lực, trầm tích mặt của các chuyến khảo sát theo
các tuyến ở khu vực biển miền Trung và thềm lục địa phía Nam đã đợc thu thập, phân tích
kiểm chứng (phân tích vi cổ sinh, trầm tích tầng mặt,thành phần trầm tích ) Kết quả phân tích
và xử lý mẫu với mạng lới 2,5x 2,5 km đới nông ven bờ cho phép nghiên cứu phân bố trầm tích
tầng mặt và tớng đá-thạch học
Tài liệu phân tích tuổi tuyệt đối, sự thay đổi mực nớc biển trong Đệ tứ vùng biển Việt
nam và các vùng kế cận, kết quả phân tích mẫu lõi khoan tầng nông đã đợc triệt để khai thác
6. Báo cáo địa chất công trình các giếng khoan dầu khí
Có 60 tài liệu báo cáo, biểu bảng từ 1985 - 1995 của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Nguồn tài liệu đa dạng và phong phú thu thập đợc đã cho phép kế thừa và phát triển
nhằm hệ thống hoá và nâng cao chất lợng nghiên cứu địa chất Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa
Việt Nam.
I.3. Các phơng pháp nghiên cứu:

15
Để tiến hành nghiên cứu đặc điểm địa chất Plioxen- Đệ tứ thềm lục địa Việt nam, chúng
tôi đã sử dụng một tổ hợp các phơng pháp nghiên cứu khác nhau phù hợp với mục tiêu của đề
tài

1. Phơng pháp địa chấn- địa tầng:
Trong đề tài nghiên cứu này, một khối lợng lớn tài liệu địa chấn dầu khí và địa chấn nông
phân giải cao ở vùng thềm lục địa đã đợc sử dụng để khai thác các thông tin về trầm tích
Plioxen- Đệ tứ. Chính vì vậy việc áp dụng phơng pháp địa chấn- địa tầng đóng vai trò rất quan
trọng. Đây là phơng pháp rất đợc quan tâm trong phân tích các bể trầm tích và đã đợc áp
dụng có hiệu quả (Payton,1977; Mai Thanh Tan,1995; Nguyễn Biểu,1999 ). Trong quá trình
phân tích tài liệu địa chấn ở phần trên lát cắt, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các đặc điểm nh
thế nằm, tính liên tục và độ ổn định của trục đồng pha; đặc điểm đào khoét và lấp đầy; mức độ
phân lớp, mức độ tơng phản về biên độ sóng và các đặc trng động lực khác; sự tồn tại các nêm
lấn, diapia, phun trào; đặc điểm thế nằm các mặt ranh giới (kề áp đáy, kề áp nóc, cắt xén bào
mòn )
Độ dâng mực nớc biển tơng đối trong mỗi tập đợc xác định bằng biên độ nâng tính từ
mặt phủ đáy (onlap) thấp nhất tới phản xạ cao nhất trong tập. Độ hạ mực nớc biển đợc tính từ
đỉnh tập dới tới mặt tựa đáy đầu tiên của tập tiếp theo. Nh vậy, ngoài việc xác định ranh giới
còn cho phép xác định chu kỳ, đặc điểm trầm tích
Việc xác định các mặt ranh giới và bề dày các tập trên cơ sở địa chấn tầng kết hợp với các
tài liệu khác cho phép xây dựng các bản đồ đẳng sâu đáy Plioxen, Pleistoxen và bản đồ đẳng
dày của Plioxen- Đệ tứ
Điều cần lu ý ở đây là việc liên kết tài liệu địa chấn nông và địa chấn dầu khí. Tài liệu
địa chấn nông phân giải cao ở phần ven bờ cho phép phân chia tỷ mỷ lát cắt, phân chia chu
kỳ trầm tích song độ sâu nghiên cứu chỉ tới 400
ữ 500 m (400 ms), chủ yếu theo dõi đợc
đáy Pleistoxen trở lên. Tài liệu địa chấn dầu khí có tần số thấp nên không nghiên cứu đợc
tỷ mỉ phần trên, đặc biệt là ranh giới Holoxen (dầy vài chục mét). Việc liên kết giữa hai loại
phơng pháp này cho phép hoàn chỉnh bản đồ đẳng sâu và đẳng dầy các trầm tích Plioxen -
Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam.
Các bản đồ đẳng sâu đợc số hoá thông qua phần mềm Autocad. Các số liệu đợc tạo
thành lới đều và tạo thành bản đồ hoàn chỉnh nhờ phầm mềm Zmap Plus 3.0. Đây là phần
mềm cho phép quản lý những mảng số liệu lớn, xử lý tốc độ cao, có tính đến ảnh hởng các đứt
gẫy lên các đờng đẳng sâu nên sử dụng rất có hiệu quả.

2. Phơng pháp thạch địa tầng
Phơng pháp thạch địa tầng đợc sử dụng để phân tích thành phần khoáng vật- thạch học
của mẫu tầng mặt và mẫu giếng khoan, sử dụng quy luật thay đổi độ hạt để vạch ranh giới các
tập, lớp. Thông thờng ứng với tập trầm tích biển tiến là bùn sét với lớp sạn, cát cơ sở còn tập
trầm tích biển lùi có độ hạt thô hơn vì đây là trầm tích sông, lũ tích. Điều này thấy rõ khi mô tả
lỗ khoan và phân tích băng địa chấn nông độ phân giải cao.
Thành phần thạch học của trầm tích đóng vai trò quan trọng trong phân chia địa tầng Đệ
tứ. Trong thực tế các tập trầm tích ven bờ đa khoáng, lựa chọn kém thờng thuộc Holoxen
muộn. Trong khi đó trầm tích đơn khoáng màu trắng (ví dụ nh cát thuỷ tinh) hoặc sét dẻo xám
xanh thờng thuộc Holoxen giữa kiểu aluvi-biển bị phong hoá mạnh. Tập trầm tích phun trào ở

16
tâm vịnh Bắc Bộ có chiều dày >30m gặp ở nhiều tuyến địa chấn. Các trầm tích ít khoáng lựa
chọn vừa thờng thuộc Pleistoxen.
Trong mặt cắt Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam có 7 lớp vỏ phong hoá tạo laterit.
Nhờ các lớp vỏ này chúng tôi liên kết các tập trên băng địa chấn và trong lỗ khoan. Đây là cơ sở
để phân chia và so sánh địa tầng Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa
3. Phơng pháp sinh địa tầng.
Phơng pháp sinh địa tầng có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu
bào tử phấn, Foraminifera và Nannoplaton của các tác giả trong và ngoài nớc kể cả kết quả cổ
sinh trong các giếng khoan dầu khí để tiến hành đối sánh địa tầng
Việc xác định ranh giới địa tầng dựa trên nguyên tắc xuất hiện lần đầu và xuất hiện lần
cuối của một số nhóm hoá đá Foraminifera, Nannofossil và bào tử phấn đặc trng. Trên cơ sở sự
xuất hiện lần đầu và xuất hiện lần cuối của số nhóm hoá đá nói trên, ngời ta đã xác lập các đới
chuẩn cổ sinh. Trong phạm vi nghiên cứu của chúng ta, tầng trầm tích Plioxen tơng ứng với
các đới Foraminifera N19-N21 và các đới Nannofossil NN13-NN18, còn trầm tích Pleixtoxen
thì tơng ứng với các đới N22 và NN19 (Phụ lục 1).
Trong các trầm tích Plioxen- Đệ tứ tớng biển khá phong phú Foraminifera,
Nannoplanton, Diatome và đợc nghiên cứu để định tuổi cho các tập mẫu.
4. Các phơng pháp nghiên cứu địa mạo:

Việc nghiên cứu đặc điểm địa mạo thềm lục địa Việt nam dựa trên cơ sở các phơng pháp
phân tích hình thái - địa hình, hình thái- cấu trúc, hình thái- động lực, thạch học- hình thái, tuổi
địa hình, mực địa mạo
- Phân tích hình thái địa hình xác định hình dạng, kích thớc và các yếu tố hình thái, cho
phép suy đoán dạng hình học của địa hình và mối liên quan giữa địa hình với nguồn gốc thành
tạo chúng.
- Phân tích hình thái- cấu trúc xác định mối quan hệ địa hình đáy biển với cấu trúc địa
chất.
- Phân tích hình thái - động lực xác định mối quan hệ giữa các quá trình động lực ngoại
sinh xảy ra ở thềm lục địa với các hình thái địa hình do chúng tạo nên.
- Phơng pháp thạch học - hình thái xác định mối liên hệ giữa đặc điểm trầm tích (độ hạt,
thành phần khoáng vật) với hình thái và các dạng địa hình (kích thớc, độ dốc, các đê cát
chắn ). Từ đó có thể thấy đợc sự liên kết đặc điểm địa hình với phân bố trầm tích, dự đoán
nguồn cung cấp vật liệu cho các dạng tích tụ, xác định các điều kiện động lực hình thành trầm
tích và địa hình.
- Phân tích các mực địa mạo: ở thềm lục địa Việt nam hai mực địa mạo đáng đ
ợc quan
tâm là mực nớc biển cổ liên quan đến quá trình mài mòn và tích tụ của biển và mực bề mặt
đỉnh.
- Xác định tuổi địa hình trên cơ sở phân tích các đờng bờ biển cổ và tuổi các thành tạo
địa chất cấu tạo nên địa hình
- Phơng pháp lập bản đồ địa mạo: Trong đề tài này chúng tôi đã chọn nguyên tắc hình
thái - nguồn gốc- động lực nhằm phù hợp với mục tiêu nghiên cứu điều kiện địa chất công trình

17
biển. Xây dựng công trình biển phải đợc chọn lựa trên những hình thái địa hình nhất định, vì
vậy yếu tố hình thái đợc quan tâm đầu tiên, sau đó là yếu tố nguồn gốc địa hình. Địa hình ở
thềm lục địa chịu tác động của yếu tố động lực ngoại sinh nh tác động của sóng, các dòng
chảy ngầm nên cần quan tâm tới yếu tố động lực.
5. Các phơng pháp nghiên cứu Tân kiến tạo Plioxen - Đệ tứ.

- Phân tích độ dày trầm tích Plioxen- Đệ tứ cho những thông tin quan trọng về đặc trng,
hớng, cờng độ và biên độ chuyển động kiến tạo phục vụ xây dựng sơ đồ tân kiến tạo. Căn cứ
vào độ dày trầm tích, có thể chia thềm lục địa Việt nam thành các vùng sụt lún yếu, trung bình,
mạnh và rất mạnh
- Phân tích địa mạo: Phân tích đặc điểm hình thái và bậc địa hình, canhon, lòng sông,
rãnh xâm thực, địa hình núi lửa, tàn d của các bề mặt san bằng để phân tích các yếu tố tân kiến
tạo
6. Các phơng pháp nghiên cứu tớng đá-cổ địa lý
- Xác định đờng bờ cổ trên cơ sở đặc điểm trầm tích tầng mặt:
Các trầm tích hạt thô, vỏ sò mài tròn cạnh phân bố theo đờng đẳng sâu xa bờ là dấu hiệu
của tớng bãi triều cổ; hệ thống lòng sông cổ, các đê cát ven bờ chạy song song đờng đẳng
sâu; các lớp sét bột loang lổ vàng đỏ xen kết vón laterit là dấu hiệu của sét biển Q
III
1
bị phong
hoá trong giai đoạn khí hậu khô nóng biển lùi đến độ sâu 100 - 120m nớc
- Phơng pháp nghiên cứu thành phần vật chất:
Phân tích độ hạt để tính hàm lợng các cấp hạt, từ đó xây dựng biểu đồ tích luỹ và phân bố
độ hạt, phân tích hình thái hạt vụn để xác định nguồn gốc và chế độ thuỷ động lực của môi
trờng, phân tích khoáng vật tạo đá, khoáng vật nặng, khoáng vật sét để xác định hàm lợng
kaolinit, hydromica, monmorilonit. Ngoài ra cần phân tích hoá cơ bản và phân tích hoá môi
trờng
- Phơng pháp vẽ bản đồ tớng đá - cổ địa lý
Phân tích lục địa cổ (miền xâm thực), kiểu môi trờng vận chuyển lắng đọng, lòng sông
cổ, dòng chảy biển ven bờ, đờng bờ cổ, biểu diễn các tớng trầm tích lên bản đồ, lập chú giải
bản đồ
7. Các phơng pháp nghiên cứu địa chất công trình :
- Xác định các chỉ tiêu về thành phần vật chất (độ hạt, tính chất cơ lý, hoá học). Tổng hợp
tài liệu, thành lập ngân hàng dữ liệu.
- Xây dựng bản đồ chú giải sơ đồ địa chất công trình phù hợp với tỷ lệ nhỏ (khu vực) và tỷ

lệ lớn (vùng trọng điểm).
- Phân vùng địa chất công trình và đánh giá điều kiện xây dựng công trình biển.
- Dự báo thành phần thạch học trầm tích:
Do số lợng phân tích mẫu giếng khoan, mẫu đáy biển có hạn chế nên trong báo cáo này
chúng tôi đã bổ sung bằng các phơng pháp khác nhau nh phân tích đờng cong gamma trong
giếng khoan để dự báo thành phần cát sét, phân tích các đặc điểm động lực trờng sống địa chấn
nh biên độ, tần số, dạng phản xạ

18
Chơng II

Đặc điểm hình thái cấu trúc Plioxen - Đệ tứ
Thềm lục địa Việtnam

Để nghiên cứu một cách toàn diện các thành tạo địa chất Plioxen - Đệ tứ thềm lục địa Việt
nam nh xác định địa tầng, trầm tích, địa mạo, tân kiến tạo, quá trình tiến hoá địa chất, cổ địa lý
tớng đá, thành phần vật chất, điều kiện địa chất công trình việc trớc tiên là phải làm sáng tỏ
đặc điểm hình thái cấu trúc và sự phân bố của các tầng trầm tích này
2.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc địa chất thềm lục địa Việt nam
2.1.1. Đặc điểm kiến trúc Kainozôi vùng biển Việt Nam
Trên cơ sở các đặc trng của thạch quyển, kiểu và mức độ biến đổi vỏ trái đất, đặc điểm
của lớp phủ Kainozoi có thể phân chia vùng biển Việt Nam thành hai miền kiến trúc là miền
thềm lục địa và miền ven biển Đông. Ranh giới giữa hai miền đợc vạch theo đới đứt gãy (kiểu
đờng khâu) Hải Nam - Eo Sunda (kinh tuyến 109).
1. Miền thềm lục địa:
Miền thềm lục địa bị tách dãn sụt lún bù trừ, có vỏ kiểu lục địa đa sinh bị phá huỷ, hình
thành các đới địa hào nguồn rift đợc lấp đầy bởi các thành tạo trầm tích, phun trào có chiều
dày lớn đây là phần lục địa bị ngập nớc từ bờ biển đến đới đứt gãy kiểu đờng khâu, trong đó
phần phía bắc gần trùng với đờng đẳng sâu 200m, phần thềm lục địa phía Nam, trùng với ranh
giới của thềm và sờn lục địa ở các độ sâu lớn hơn (300 - 400m).

Thềm lục địa Việt nam có sự phân bố không đồng đều: ở phía bắc diện phân bố rộng, nối
với thềm lục địa Nam Trung quốc và ăn sâu vào lục địa dọc theo Vịnh Bắc Bộ. Thềm lục địa
Tây Nam Việt nam cũng mở rộng về phía Vịnh Thái lan và nối về phía Nam và Đông Nam với
các phần thềm của các nớc kế cận bao quanh Biển Đông. ở miền Trung diện tích thu hẹp chỉ
cách đờng bờ khoảng 50 -70 km và chuyển nhanh xuống sờn và chân lục địa thông qua một
số bậc và vách dốc của địa hình ngầm. Thềm lục địa ở Vịnh Bắc Bộ bị ngập nớc với độ sâu
100m ở trung tâm và phía đông nam, có dạng một trũng lòng chảo không đối xứng hơi kéo dài
theo phơng tây bắc - đông nam. Địa hình này phản ảnh một trũng tân kiến tạo đợc lấp đầy bởi
trầm tích và phun trào Kainozoi dày tới 15km ở phần trung tâm. Tơng tự nh
thế là phần thềm
lục địa Tây Nam Bộ.
Thềm ven biển Miền Trung có bề mặt địa hình nghiêng về phía đông ở phần ven bờ, ở gần
bờ đến độ sâu 200m có độ nghiêng thấp sau đó chuyển xuống một bề mặt hơi nghiêng ở độ sâu
300 - 400m qua một vách khá dốc. Từ độ sâu này địa hình đáy gần nh cắm đứng đến các độ
sâu 800 - 900m, có nơi nh ở phía nam đến 1000 - 1200m. Vách địa hình này thực sự đánh dấu
vị trí của sờn lục địa. Trong vùng biển Qui Nhơn - Nha Trang, trên bề mặt của sờn này phát
hiện một hệ thống các hẽm ngầm sâu tới hàng chục mét. Vách dốc kéo dài theo phơng kinh
tuyến về phía nam, vợt ra ngoài phạm vi vùng biển Việt Nam. Phần thềm lục địa Đông Nam
Bộ và Nam Trung Bộ bị phân chia thành hai phần bởi đới nâng Côn Sơn. Trũng Cửu Long ở
thềm trong có địa hình đáy nghiêng đều vào trung tâm dới dạng một lòng chảo đối xứng hơi có

19
dạng bầu dục với trục có phơng đông bắc - tây nam, địa hình sâu không quá 70m. Trũng Nam
Côn Sơn ở thềm ngoài có địa hình nghiêng dốc về phía đông , đông nam (trên 15 - 20
0
) từ độ sâu
khoảng 0- 20m đến 1000m và hơn. Tại đây cũng quan sát thấy một số vách từ 200m đến 300-
400m và từ khoảng 700 -800 m đến 1000m, tuy nhiên không dốc đứng nh sờn ở miền Trung
Vỏ Trái đất kiểu lục địa nằm dới lớp phủ trầm tích- phun trào Kainozoi dày và ít biến vị
lại phản ánh kiến trúc uốn nếp đa sinh, có độ sâu thay đổi từ khoảng 30 km ở dọc đờng bờ và

24 - 26 km ở phần rìa cũng nh trong phần trung tâm của trũng Sông Hồng,Vịnh Thái Lan và
Nam Côn Sơn
Có thể phân định các đới kiến trúc khác nhau :
Đới tách dãn sụt lún nguồn Rift Sông Hồng có móng uốn nếp Tiền Cambri với lịch sử hoạt
động lâu dài đặc biệt mạnh mẽ trong Kainozoi. Chiều dày của lớp granit- biến chất là 5-7km và
lớp bazan 6- 8 km, độ kéo dãn bêta của vỏ lục địa đạt tới 2 - 3 trục Rift. Do bị khống chế bởi các
hệ thống đứt gãy thuận kéo dài theo phơng tây bắc- đông nam, trũng có dạng địa hào hẹp, kéo
dài bậc thang, bề mặt đáy sụt về phía trung tâm. Trũng này kéo dài và thu hẹp về phía nam đến
ngoài khơi Qui Nhơn chiều dày trầm tích Kz đạt gần 10km.
Các đới trũng địa hào nguồn Rift Vịnh Thái Lan, trũng Cửu Long, trũng Nam Côn Sơn có
cách biến đổi tơng tự nhng có mức độ thấp hơn. Các trũng Đệ tam hình thành trên thềm lục
địa có móng uốn nếp kéo dài từ các phần lục địa kế cận và phần kéo dài của trũng Sông Hồng từ
Quảng Nam đến Qui Nhơn có móng uốn nếp tuổi tuổi Tiền Cambri
Đới tách dãn sụt lún địa hào trên móng uốn nếp Tiền Cambri (trũng Nam Hải nam) nằm
trên phần mở rộng về phía nam của đới uốn nếp tiền Cambri Nam Hải nam ngoài phạm vi thềm
lục địa Việt nam
Đới tách dãn sụt lún địa hào trên móng uốn nếp Caledoni (trũng Lôi Châu - Bạch Long
Vĩ) chiếm phần biển đông bắc Việt nam tới phía bắc đảo Hải Nam. Trũng có dạng sụt địa hào
bậc thang vào trung tâm, chiều dày trầm tích Kz đạt trên 5.000m. ởphía tây, các thành tạo trớc
Kz lộ trên bề mặt tạo thành một nếp lồi nghịch đảo (Bạch Long Vĩ), còn rìa bắc đảo Hải nam
hoạt động núi lửa Bazan khá mạnh trong Đệ tứ. Móng uốn nếp Caledoni (Katazia) lộ ra ở phần
rìa ven bờ, là phần bị sụt lún chủ yếu trong thời kỳ hậu rift.
Đới tách dãn sụt lún địa hào trên móng uốn nếp Kimmeri (trũng Cửu Long) có chiều dày
trầm tích Kz ở trung tâm trên 8 km, móng uốn nếp tuổi Kimmeri (Creta muộn) lộ ra trên đới
nâng Côn Sơn và rìa phía tây. ở trung tâm bồn gặp trong các đới nâng dạng địa luỹ (Bạch Hổ,
Rồng ) Mức độ căng dãn của vỏ lục địa có giá trị bêta đạt 1,5 tạo nên sụt lún dạng địa hào bậc
thang và bị phức tạp hoá bởi các đới nâng địa luỹ có qui mô không lớn (Ngô Gia Thắng, 1997).
Toàn bộ đới trũng địa hào có phơng trục kéo dài đông bắc - tây nam, trùng với phơng kiến
trúc của móng uốn nếp.
Đới tách dãn sụt lún địa hào nguồn rift trên móng uốn nếp đa sinh (trũng Tây Nam Bộ),

có phơng và cấu trúc sụt bậc tơng tự trũng Sông Hồng và phủ trên móng uốn nếp đa sinh (tiền
Cambri ở phía tây và trung tâm, Kimmeri ở đông nam). Móng uốn nếp nhô lên ở các phần rìa bị
sụt lún trong thời kỳ hậu rift. Vỏ lục địa ở trũng Tây Nam Bộ bị mỏng đáng kể (trầm tích Kz đạt
trên 10 km, lớp vỏ lục địa khoảng 14 -15 km, lớp bazan 8-12 km . Mức độ căng dãn bêta của vỏ
lục địa đạt tới 2.

20
Đới tách dãn sụt lún địa hào trên móng uốn nếp Alpi (phần lớn phía Đông trũng Nam
Côn Sơn). Trũng Nam Côn Sơn ở phần rìa của thềm và kề áp vào đứt gãy kiểu đờng khâu Hải
Nam- Eo Sunda. Trũng này bị cắt một phần phía đông bởi hệ thống đứt gãy. Các cấu trúc sụt
bậc kiểu địa hào, chiều dày trầm tích và độ nghiêng của các trầm tích trẻ tăng dần về phía đông.
Phía tây trũng Nam Côn Sơn nằm phủ trên các kiến trúc uốn nếp Kimmeri thuộc phần kéo dài
của đới nâng Côn Sơn.Tại đây phát triển hệ thống đứt gãy thuận phơng kinh tuyến cắm về phía
tây, tạo nên các bồn bậc cao kiểu bán địa hào.
Các kiến trúc sụt địa hào trên thềm lục địa đợc lấp đầy một cách bù trừ bởi các phức hệ
trầm tích phun trào tuổi từ Eoxen đến Đệ tứ. Tính chất bù trừ đợc phản ánh trong sự tơng
phản của cấu trúc móng (sụt lún sâu do hoạt động của các đứt gãy thuận rìa) và của địa hình đáy
biển hiện tại (nóc cột trầm tích Kz) mà trên thềm lục địa thể hiện là miền đồng bằng rộng lớn, ít
phân dị, trong đó các "đồng bằng" phủ trên trũng Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Thái Lan và Cửu Long và
phản ánh hình thái các vùng trũng có độ sâu bề mặt đáy tăng dần vào trung tâm với dạng lòng
chảo. Phần Trung Bộ và trũng Nam Côn Sơn, bề mặt địa hình đáy nghiêng dốc dạng bậc hoặc
nêm lấn về phía đông, nơi vỏ kiểu lục địa bị vát mỏng nhanh chóng bởi các vách sờn dốc trên
bề mặt địa hình và sự nâng lên nhanh chóng của bề mặt Mo bên dới.
Ngoài diện phân bố của các trũng sụt lún đợc khống chế bởi các hệ thống đứt gãy thuận
rìa hoặc các đới nếp oằn, ứng với các ranh giới các thành tạo trầm tích Đệ tam bị vát mỏngđột
ngột là các đới thềm lục địa có móng uốn đa sinh bị lôi kéo vào quá trình sụt lún chủ yếu trong
thời kỳ hậu rift. Diện này bao gồm chủ yếu là các phần rìa lục địa (vùng biển ven đờng bờ), đôi
khi tồn tại các khối nhô sót của móng (đới nâng Côn Sơn). Vùng này có diện phân bố lớn hơn ở
phần nam của Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Quá trình phát triển các kiến trúc trên thềm lục địa đã trải qua 3 thời kỳ chính là thời kỳ tiền

rift (cuối Mezozoi muộn- Paleoxen), đồng rift (Eoxen- Oligoxen - Mioxen hạ) và hậu rift
(Mioxen trung- Plioxen - Đệ tứ).
Trong thời kỳ tiền rift vòm khu vực đợc nâng lên, tạo nên lớp vỏ phong hoá và hình thành
bề mặt san bằng khu vực rộng lớn, các đứt gãy hoạt động tích cực. Thời kỳ đồng rift gắn liền với
hoạt động tách dãn mạnh mẽ, phát triển dọc theo các hệ thống đứt gãy sâu lớn kiểu đờng khâu,
các đứt gãy thuận phát triển mạnh tạo các địa hào sụt lún sâu, các phần rìa đợc nâng cao và bị
bào mòn mạnh trong môi trờng lục địa (ở nửa đầu của chu kỳ) và tăng dần sụt lún trong môi
trờng biển ven bờ-vũng vịnh (trong nửa sau). Thời kỳ hậu rift có xuất hiện nghịch đảo kiến tạo,
một số khu vực trung tâm các trũng có hoạt động nén ép, uốn nếp yếu, phát triển các kiểu nở
hoa vào đầu thời kỳ, sau đó là tổng sụt lún trên phạm vi toàn bộ thềm lục địa (trong Plioxen - Đệ
tứ) hình thành một lớp phủ kiểu vành mũ cho các đới địa hào trớc đó. Sự hình thành của lớp
phủ vành mũ liên quan đến quá trình nguội đi của vỏ do các hoạt động nội sinh trớc đó gây nên
và quá trình sụt lún để lấy lại cân bằng đẳng tĩnh bị phá huỷ trớc đó.
2. Miền biển ven biển Đông
Các đặc trng của vỏ Trái đất và mức độ biến đổi của nó là tiền đề để phân biệt miền này
với miền thềm lục địa. Các đặc tính này cùng với cấu trúc và các thành tạo trầm tích phun trào
Kainozoi (lấp không bù trừ các trũng địa hào sâu) và móng cho phép phân chia miền này thành
các kiến trúc chính là: trũng nớc sâu (lòng chảo nớc sâu) trung tâm Biển Đông; các kiến trúc
lục địa bị huỷ hoại và cắt rời (các khối lục địa Hoàng Sa và Trờng Sa); hệ thống bờ có bản chất

21
cha rõ của trũng lòng chảo nớc sâu trung tâm. Trên quan điểm của kiến tạo mảng thì toàn bộ
khu vực gồm hai vi mảng: vi mảng Hoàng Sa và vi mảng Trờng Sa có kiểu rìa khác nhau (Lê
Duy Bách,1998)
Trũng lòng chảo nớc sâu trung tâm Biển Đông:
Tại trũng này xuất hiện các lớp trên của vỏ kiểu đại dơng, lớp trầm tích mỏng chủ yếu là
các thành tạo biển sâu phủ trên cùng, lớp bazan nằm dới đôi khi lộ trên bề mặt dới dạng các
dãy núi hoặc núi ngầm trùng với trục dãn đáy trung tâm. Phía Bắc và Đông bắc có phơng kéo
dài đông- tây với các dị thờng từ dạng dải có tuổi Oligoxen muộn- Mioxen sớm. Phần Tây nam
có phơng nghiêng đông bắc- tây nam và thắt lại phía tây nam. Các dị thờng từ dạng dải, đợc

xác định có tuổi Mioxen trung. Địa hình đáy thể hiện đồng bằng biển thẳm ở độ sâu trên 3000 -
4000m.
Các khối lục địa Hoàng Sa và Trơng Sa
Khối Hòang Sa có móng uốn nếp Tiền Cambri có thể bị biến cải trong kiến sinh Kimmeri.
Kiến trúc hiện tại thể hiện các hệ thống địa hào sâu, đan xen với các địa luỹ nâng cao của
móng. Các trũng địa hào đợc lấp đày bởi các thành tạo Kz dày khoảng 2000m. Các địa hào và
địa luỹ kéo dài theo hớng đông bắc- tây nam. Khu vực phía nam có địa hình nghiêng thoải,
chuyển tiếp từ từ và phân dị yếu, thể hiện kiểu chân lục địa. Phía tây nam là khu vực phát triển
bồn trũng Đệ tam có chiều dày đến 6000m (trũng Phú-Khánh). Theo thành phần và sự biến đổi
trầm tích, vị trí và kiểu kiến trúc của bồn có thể coi đây là một trũng delta ngầm đổ từ sờn
xuống chân lục địa và phủ trên một đồng bằng biển thẳm. Nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng
tích tụ trầm tích ở bồn Phú- Khánh đợc nhận từ hệ thống sông Hồng cổ.
Khối Trờng Sa có cấu trúc tơng tự khối Hoàng Sa nhng mức độ phân dị cao hơn, móng
uốn nếp có tuổi trẻ hơn (Pz - Mz). Khối này cũng bao gồm sự đan xen của các kiến trúc sụt
không bù trừ kiểu địa hào sâu và địa luỹ nâng cao của móng, trong đó phần tây nam chìm sâu
hơn và bị phủ bởi đá vôi. Phần tây nam chuyển sang đới rìa Borneo thông qua máng sâu
Palawan và tây bắc Borneo. Trên bề mặt các đới nâng có các vùng đảo nhô cao, các s
ờn rất dốc
phát triển ám tiêu san hô. Đới kiến trúc này chuyển tiếp sang lòng chảo nớc sâu trung tâm
thông qua một vách địa hình có độ dốc cao, khác biệt với sự chuyển tiếp của khối Hoàng Sa.
Hệ thống bờ của lòng chảo nớc sâu trung tâm
Đây là đới kiến trúc chuyển tiếp giữa thềm lục địa với miền ven Biển Đông. ở phía Bắc,
đới dãn, sụt lún hình thành các trũng địa hào và các đới nâng địa luỹ có biên độ nâng không lớn.
Do đó ranh giới giữa các thềm, sờn lục địa, các kiến trúc có vỏ kiểu đại dơng, các kiến trúc
lục địa bị huỷ hoại và nhấn chìm đợc thể hiện nh một đới nâng sụt do tách dãn (bồn trũng Bắc
Hoàng Sa và đới nâng địa luỹ Tri Tôn). ở phía tây đới bờ này các biểu hiện trên rất rõ cả trên
địa hình đáy cũng nh trong cấu trúc nền, chìm về phía nam có phơng kinh tuyến. Trên các đới
này, các trầm tích đầu sinh rift bị vát mỏng, phát triển các thành tạo cacbonat chiều dày không
lớn kiểu ám tiêu san hô tuổi Mioxen trung- thợng. Các trầm tích hậu rift cũng có xu hớng
giảm chiều dày, phần phía tây trùng vào vách dốc của sờn lục địa và nối tiếp với khối lục địa bị

nhấn chìm Hoàng Sa qua hệ thống đứt gãy phơng kinh tuyến. Các đặc điểm nêu trên cùng với
kiến trúc kiểu kề áp hơi uốn cong của các hệ thống đứt gãy và các kiến trúc nâng sụt cho thấy
kiểu tách dãn, trợt bằng phải của hệ thống này. Hệ thống bờ kiểu đờng khâu kéo dài về phía
nam tạo thành ranh giới của trũng nớc sâu tây nam biển Đông với các trũng của thềm lục địa

22
(đặc biệt là trũng Nam Côn Sơn), còn ở đông nam nó thể hiện bởi đới máng sâu (hẻm vực biển)
đã ngừng hoạt động trên đới hút chìm cắm về phía đông nam xuống dới Borneo. Những kiến
trúc khác biệt nêu trên cho thấy tính chất phức tạp của hệ thống bờ này.
Quá trình hình thành và phát triển của Biển Đông tơng tự các kiến trúc thềm lục địa vào
thời kỳ tiền rift và đầu thời kỳ đồng rift trên cơ sở nâng vòm khu vực và sinh rift phân tán. Vào
cuối thời kỳ đồng rift từ Oligoxen muộn, sự phát triển mạnh của quá trình tách dãn và dâng lên
của quyển mềm nóng dẫn đến tách đứt vỏ lục địa ở trũng rift trung tâm Biển Đông. Kèm theo đó
là quá trình dãn đáy, hình thành vỏ kiểu đại dơng kéo dài cho đến cuối Mioxen trung với sự
thay đổi phơng trục dãn đáy từ Đông- Tây sang Đông bắc - Tây nam và sự phát triển đới dãn
đáy sang phần tây nam của Biển Đông ở ngỡng 17 triệu năm. Quá trình này là một nguyên
nhân tạo nên đới hút chìm của Biển Đông cổ Mezozoi xuống dới Borneo. Trong thời kỳ hậu rift
các hoạt động tách dãn chấm dứt nhng dòng nhiệt còn cao tạo nên sự lún còn mạnh trên các
kiến trúc khác nhau, kể cả thềm lục địa lân cận.
Sơ đồ kiến trúc Kainozoi vùng biển Việt nam và các vùng kế cận tỷ lệ 1:3.000.000 đợc
mô tả trên hình 4.2
2.1.2. Các thành tạo Plioxen-Đệ tứ thềm lục địa Việt nam trong khung cấu trúc địa
chất chung
Để hiểu đầy đủ cấu trúc địa chất Plioxen- Đệ tứ, trớc hết cần đặt chúng trong cấu trúc
địa chất chung của khu vực cũng nh trong toàn lát cắt Kainozoi thềm lục địa Việt nam. Bình đồ
cấu trúc hiện tại sẽ cho thấy tính kế thừa cũng nh đặc điểm chung của Plioxen - Đệ tứ so với
các thành tạo Đệ tam trớc đó. Các kiểu rìa biển Đông và đặc điểm đới bờ cũng có ảnh hởng rõ
rệt đến quá trình tích tụ và hình thành trầm tích Plioxen - Đệ tứ .
Các trầm tích Đệ tam phát triển rộng khắp trên thềm lục địa Việt nam và tạo thành các bể
Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, các nhóm bể Hoàng Sa,

T Chính, Trờng Sa. Lát cắt Kainozoi của các bể đạt tới chiều dày từ 6 km ở Hoàng Sa, Trờng
Sa, tới 13 - 14 km ở bể Sông Hồng và Nam Côn Sơn. Sự hình thành của các bể trầm tích này gắn
liền với quá trình tách dãn biển Đông vào Oligoxen.
Khác hẳn với bình đồ cấu trúc của các bể trầm tích Oligoxen - Mioxen, các thành tạo
Plioxen và Đệ tứ có sự phân bố mở rộng trên quy mô toàn thềm và không bị khống chế theo cấu
trúc của các bể Đệ tam riêng biệt. Các trầm tích Plioxen và Đệ tứ phân bố trong một phức tập
nằm trên mặt bất chỉnh hợp có tuổi 5,5 triệu năm, thờng ổn định, không bị biến dạng và bảo
toàn các dấu hiệu hình thành ban đầu. Hàng loạt các hệ thống đứt gãy phát triển từ móng xuyên
qua các trầm tích Oligoxen và có thể tới Mioxen trong các bể Đệ tam, nhng hầu nh không tới
Plioxen và Đệ tứ. Trong khi đó một số đứt gãy mới đợc hình thành hầu nh chỉ có trong Plioxen và
Đệ tứ do các biến dạng kiến tạo hay các động đất gần đây.
Trong khung cảnh địa lý hiện tại, thềm lục địa Việt nam có mối liên thông với hàng loạt
các thềm lục địa của khu vực Đông Nam á. Các bể trầm tích Kainozoi trên thềm lục địa Việt
Nam đợc hình thành liên quan chặt chẽ với sự phát triển địa chất của Biển Đông Việt nam,
trong đó lớp phủ trầm tích Plioxen và Đệ tứ trên các thềm lục địa của toàn bộ khu vực Đông
Nam á có nhiều nét tơng đồng với nhau.
Đông Nam á là nơi hội tụ của các mảng đại dơng (ấn Độ Dơng, Thái Bình Dơng) và
các lục địa (ấn - úc, Âu - á). Bình đồ cấu trúc hiện trạng bao gồm các bán đảo, các đảo, các

23
biển rìa và các máng sâu đại dơng. Phía nam và tây nam là hệ cung đảo Andaman - Indonesia
với các máng sâu Sumatra và Java, cung đảo ngoài và cung núi lửa trong; nhng không có bể
sau cung. Rìa đông đợc bao quanh bởi hệ cung Đài loan - Phillipin với đới trớc cung nơi đang
tồn tại các máng sâu đại dơng và cung núi lửa động đất hoạt động mạnh mẽ trong suốt Plioxen
tới nay. Trong đới sau cung phát triển các biển rìa trong đó Biển Đông là bể sau cung lớn và
phức tạp nhất.
Biển Đông không chỉ biểu thị nh một bể sau cung mà còn có nhiều dấu vết của các giai
đoạn phát triển địa động lực khác nhau. Trong suốt từ Creta muộn đến Eoxen, trong khu vực tây
và tây bắc Biển Đông thờng chỉ phân bố rộng rãi các molas giữa núi, các tập trầm tích màu đỏ
và các phức hệ xâm nhập nông - núi lửa kiểu vỏ lục địa, song không có các thành tạo đại dơng

và trầm tích biển. Biến cố đặc trng của giai đoạn này là sự hội tụ của các lục địa sau khi tiêu
biến mất đại dơng Tethys. Biển Đông Việt nam đợc xem nh một bể mở rộng do sự xô đẩy và
xoay theo chiều kim đồng hồ của khối Đông Dơng đối với mảng Âu - á dọc theo đới đứt gãy
Sông Hồng theo sự va chạm của lục địa ấn Độ với lục địa Châu á (Tapponnier, 1982). Sự hình
thành và mở rộng Biển Đông chủ yếu do tách giãn và oằn võng trong Oligoxen và Mioxen. Sự
bành trớng đáy biển đã bắt đầu từ đông bắc Biển Đông Việt nam nguyên khai vào giữa
Oligoxen và xuống phía nam vào Oligoxen muộn, ở đó muộn nhất cuối Mioxen sớm (15,5 triệu
năm) (Taylor, 1983; Brias, 1993). Sự dừng bành trớng đáy bể có thể là hậu quả của quá trình ở
phía bên kia các rìa Biển Đông Việt nam. Huchon (1994) cho rằng sự dừng chuyển tới của Châu
úc ở máng sâu Sunda xảy ra vào Mioxen giữa, trong khi đó Brias (1993) đã liên kết điều ấy với
sự kết thúc dịch trợt ngang dọc đới đứt gãy Sông Hồng trong Mioxen giữa với sự thay đổi
trờng áp lực liên quan với sự va chạm của lục địa ấn độ với lục địa Châu á.
Biển Đông Việt nam mở rộng, một số các bể đã hình thành dọc theo rìa tây bắc của nó.
Trong số đó có cả các bể Cửa Châu Giang, Beibu Wan, Nam Hải Nam và Sông Hồng. Còn phần
tây nam có các bể Quảng Ngãi, Phú Khánh, Hoàng Sa, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã lai, Thổ
chu, Phú Quốc Đại đa số các bể này bao gồm hai đơn vị địa tầng kiến tạo khác biệt nhau: các
đơn vị đồng tách giãn và sau tách giãn cách biệt nhau bởi gián đoạn lớn tiêu biểu cho pha trôi
dạt của Biển Đông Việt nam. Các bể trầm tích trên các rìa của nó đợc lấp đầy bởi các trầm tích
châu thổ và biển mở Oligoxen - Mioxen, còn phần trung tâm của nó là lớp vỏ đại dơng mới
(17-32 tr.năm). Phủ lên toàn bộ các thành tạo này là các trầm tích Plioxen - Đệ tứ.
Vi đại dơng trung tâm là phần sâu nhất, với độ sâu đáy biển 3.500 - 4.000 m. ở đó phân
bố các dãy núi ngầm đáy biển với bazan đại dơng tuổi 17- 32 triệu năm, liên quan với quá trình
tách dãn của Biển Đông. Các vi lục địa sót ngầm dới biển bị tách đẩy ra xa khỏi các trục này
nh quần đảo Trờng Sa - Red Bank và quần đảo Hoàng Sa - Maccles. Các thành tạo trớc
Kainozoi rời khỏi các trục tách dãn và bị trôi tới các đới rìa và ở đó đợc phủ bởi loạt các trầm
tích châu thổ và biển mở Oligoxen- Mioxen. Các mặt cắt trầm tích này cùng với các bazan đại
dơng chỉ ra tách giãn đáy cực đại của vi đại dơng Biển Đông vào Mioxen giữa. Suốt Plioxen -
Đệ tứ, biển Đông thu hẹp dần cùng với sự hút chìm của vỏ đại dơng dọc theo máng sâu Tây
Manila và sự dịch chuyển của khối Luson về phía tây do hoạt động kiến tạo mới.
Rìa đông đợc đặc trng bởi kiểu hội tụ tích cực với cung động đất núi lửa Đài loan -

Luson. Thềm lục địa hẹp và dốc kề ngay máng sâu đại dơng và không có chân lục địa. Phía
nam thuộc kiểu rìa lục địa chuyển tiếp từ kiểu tích cực Palawan tới kiểu thụ động Natuna.

×