Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Soạn sử 12 bài 4 ngắn nhất trang 25, 26, , 34, 35 các nước đông nam á và ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.15 KB, 6 trang )

Soạn Sử 12 Bài 4 ngắn nhất trang 25, 26, ...,
34, 35: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Hướng dẫn Soạn Sử 12 Bài 4 ngắn nhất: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ bám sát nội dung
SGK Lịch sử 12 trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 theo chương trình SGK Lịch sử
12. Tổng hợp lý thuyết Sử 12 đầy đủ, giúp các bạn nắm vững nội dung bài học.
Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ trang 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 SGK
Lịch sử 12

Mục lục nội dung
Soạn Sử 12 Bài 4: Các nước Đơng Nam Á và Ấn Độ (ngắn
gọn nhất)

• I. Các nước Đơng Nam Á

• II. Ấn Độ

• Luyện tập

Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
và Ấn Độ


Soạn Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (ngắn
gọn nhất)
I. Các nước Đông Nam Á
Trả lời câu hỏi 1 trang 32 SGK Lịch sử 12: Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế
quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975.
Lời giải:
Những mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ năm 1945 đến năm 1975 bao gồm:
– Giành chính quyền từ tay Nhật:
+ Ngày 23/8/1945 nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy giành chính quyền.


+ Ngày 12/10/1945, Chính phủ lâm thời ở Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.
– Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954):
+ Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm chiếm Lào.
+ Từ năm 1953 đến 1954: quân dân Lào cùng với quân tình nguyện Việt Nam đã mở nhiều
chiến dịch, giành thắng lợi to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của ba nước Đông Dương.
+ Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đơng Dương được kí kết đã cơng nhận độc lập, chủ
quyền, thống nhất của nước Lào.
– Kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975)
+ Quân dân Lào đã tiến hành cuộc đấu tranh chống Mĩ trên ba mặt trận: quân sự – chính trị
– ngoại giao, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù.
+ Tháng 2/1973, Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hịa bình và thực hiện hịa hợp dân tộc ở Lào
được kí kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn.
+ Từ tháng 5/1975, quân dân Lào đã tiến hành tổng tiến cơng và nổi dậy, giải phóng hồn tồn
đất nước.
+ Ngày 2/12/1975, nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào tuyên bố thành lập, mở ra kỉ nguyên
độc lập, tự do và phát triển của xứ sở Triệu Voi.


Trả lời câu hỏi 2 trang 32 SGK Lịch sử 12: Hãy cho biết nội dung chính các giai đoạn lịch sử
Campuchia từ năm 1945 đến năm 1993.
Lời giải:
– Đầu tháng 10/1945, Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia. nhân dân Campuchia tiến hành
cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Ngày 9/11/1953: Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng Pháp vẫn chiếm
đóng nước này.
– Năm 1954, chính phủ Pháp kí Hiệp định Giơnevơ cơng nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
– Từ năm 1954 đến 1970: Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hịa bình, trung lập.
– Ngày 18/3/1970, chính phủ Xihanúc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ. Nhân dân
Campuchia cùng với nhân dân Việt Nam, Lào cùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, từng

bước giành thắng lợi.
– Tháng 4/1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
– Từ năm 1979, ở Campuchia đã diễn ra cuộc nội chiến kéo dài giữa lực lượng của Đảng Nhân
dân cách mạng với các phe phái đối lập.
– Ngày 23/10/1991, hiệp định về hòa bình của Campuchia được ký kết tại Pari.
– Tháng 9/1993: thành lập vương quốc Campuchia.
Trả lời câu hỏi 3 trang 32 SGK Lịch sử 12: Trình bày hồn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và
nội dung chính của hiệp ước Bali.
Lời giải:
♦ Hoàn cảnh ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
– Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển kinh tế và
văn hóa, địi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước.
– Các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu
vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng khó khăn và đứng
trước nguy cơ thất bại.
– Xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự
thành công của Khối thị trường chung châu Âu.


– Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc
(Thái Lan)
♦ Nội dung của Hiệp ước Bali (2/1976):
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali
(Inđơnêxia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là
Hiệp ước Bali). Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
– Tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
– Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
– Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình.
– Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.


II. Ấn Độ
Trả lời câu hỏi trang 35 SGK Lịch sử 12: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ
diễn ra như thế nào?
Lời giải:
– Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát
triển mạnh mẽ.
– Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền
tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.
– Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948-1950. Ngày
26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

Luyện tập
Trả lời câu hỏi 1 trang 35 SGK Lịch sử 12: Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của
các quốc gia ở Đông Nam Á.
Lời giải:


Thời gian Sự kiện
17/8/1945 Inđônêxia tuyên bố độc lập.
2/9/1945 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập.
4/7/1946 Philippin tuyên bố độc lập.
4/1/1948 Miến Điện tuyên bố độc lập.
31/8/1957 Mã Lai tuyên bố độc lập.
6/1959
Xingapo tun bố quyền tự trị của mình.
20/5/2002 Đơng Timo trở thành quốc gia độc lập.
Trả lời câu hỏi 2 trang 35 SGK Lịch sử 12:
Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN.

Lời giải:
– ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các
nước sáng lập là ln-đơ-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
– Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong
khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và
chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu
vực có ảnh hưởng nhất ở Đơng Nam Á và có vai trị quan trọng ở khu vực Đơng Á. AASEAN
luôn đảm bảo được “sự thống nhất trong đa dạng” trên cơ sở những lợi ích cơ bản chung cũng
như các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiêp hội, nhất là “đồng thuận” và “không can thiệp”.
– Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng
pháp lý và khn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng
ASEAN ngày càng hùng mạnh.
Trả lời câu hỏi 3 trang 35 SGK Lịch sử 12: Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ
đạt được trong quá trình xây dựng của đất nước.
Lời giải:
Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu chính sau:
– Nơng nghiệp: nhờ thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của
thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba
thế giới.


– Khoa học – kĩ thuật: có bước tiến nhanh chóng. Cuộc “Cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở
thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
– Đối ngoại: theo đuổi chính sách hịa bình, trung lập tích cực, ln ủng hộ cuộc đấu tranh giành
độc lập của các dân tộc.

Tóm tắt lý thuyết Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
và Ấn Độ

>>> Xem toàn bộ: Lý thuyết Sử 12: Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
----------------------------Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á
và Ấn Độ trong bộ SGK Lịch sử 12. Chúng tơi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc
bài viết này. Chúc các bạn học tốt!



×