Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tài Liệu Gdđp An Giang Lớp 6.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.11 MB, 84 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH

AN giang
Lớp 6


2


Lời nói đầu
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng (ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
An Giang tổ chức biên soạn bộ Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh
An Giang dùng cho cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Nội dung Giáo dục địa phương tỉnh An Giang là những vấn đề
cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường, hướng
nghiệp,… của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục chung
thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu
biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương,
ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để giải quyết những
vấn đề của quê hương An Gang.
Từ năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang
triển khai nội dung Giáo dục địa phương tỉnh An Giang dành cho
học sinh lớp 6 cấp Trung học cơ sở.
Tài liệu được cấu trúc thành 6 chủ đề tương ứng với nội dung các
môn học và hoạt động giáo dục lớp 6 trong chương trình giáo dục
phổ thơng.
Ban biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà
giáo, các bậc phụ huynh và học sinh về cấu trúc, nội dung của tài
liệu để được bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản sau.




3

BAN BIÊN SOẠN

3


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

MỤC TIÊU

KHỞI ĐỘNG

KHÁM PHÁ

LUYỆN TẬP

Những kiến thức, phẩm chất, năng lực, thái độ mà em
cần đạt được sau mỗi bài học.

Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn dắt vào bài học mới.

Giúp các em quan sát, tìm hiểu,... và trải nghiệm những
điều mới.

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa khám phá.

Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào thực tiễn.


4


NGỮ VĂN

THÔNG ĐIỆP TỪ TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

MỤC TIÊU
– Nhận biết được một số đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ dân gian;
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà người xưa gửi gắm trong truyện cổ;
– Phát hiện được và sửa lỗi chính tả do phát âm tiếng địa phương;
– Viết được một văn bản có nội dung liên quan đến các truyện đã học;
– Kể lại được câu chuyện mà em đã chứng kiến hoặc tham dự ở địa phương;
– Tóm tắt được nội dung của truyện kể đã học;
– Sưu tầm, kể lại được cho lớp nghe các truyện cổ dân gian địa phương.

VĂN BẢN 1

SẤU NĂM CHÈO
(Truyền thuyết)
TRI THỨC ĐỌC HIỂU

Vào đầu thế kỉ XIX, vùng đất An Giang vẫn còn hoang sơ, dân cư thưa thớt.
Những người Việt đầu tiên đến đây lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nguy
hiểm, ln bị cọp beo, cá sấu đe doạ. Họ phải dũng cảm chống chọi với thú dữ
và cũng hi vọng thần linh sẽ giúp
họ có cuộc sống bình an. Một trong
những người có cơng giúp dân an cư
lập nghiệp trong thời kì này là ơng

Bùi Đình Tây. Ơng là người tu hành,
giỏi chữa bệnh, võ nghệ cao cường
và giàu lịng u nước. Ơng đã có
nhiều cơng lao giúp đỡ người dân
các huyện Tịnh Biên, Châu Phú,…
Ngày nay, người dân địa phương
vẫn thờ ông và lưu giữ các di tích
liên quan tới Sấu Năm Chèo ở đình
Đình Thới Sơn, nơi ơng Đình Tây hành đạo
Thới Sơn (huyện Tịnh Biên, tỉnh
(Nguồn: )
An Giang).
5


ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN

Ơng Bùi Đình Tây q ở Năng Gù (Châu Đốc) là đệ tử thân tín của Đức Phật Thầy
Tây An1. Hai thầy trò thường đi khắp nơi hốt thuốc, trị bệnh cứu người.
Một hôm, trời đã sẩm tối, hai thầy trò đang mải miết đi thì bỗng nghe thấy từ
chiếc chịi lá rách nát bên đường vẳng lên tiếng kêu rên thảm thiết:
– Ôi… Đau bụng q! Chết mất! Cứu tơi với…
– Ủa, có ai kêu rên giữa đồng hoang vậy kìa. Con ghé vào xem sự thể thế nào –
Phật Thầy Tây An nói với đệ tử.
Ơng Đình Tây vội vã rẽ lau, vạch cỏ tiến về chiếc chòi. Bước vào chòi, thấy trên
sàn có một phụ nữ đang ơm bụng quằn quại rên la, ông liền hỏi:
– Chị đau thế nào, sao lại nằm đây có một mình?
– Tơi chuyển dạ sắp sinh, mà chồng lại đi vắng, bây giờ khơng biết tính sao.
– Vậy chị ráng chờ một chút, để tôi bẩm báo
với thầy tơi xem có giúp chị được khơng.

Ơng Đình Tây chạy trở ra đường kể lại sự tình
với Đức Phật Thầy. [1]
Đức Phật Thầy nói:

[1] Theo em, Đức Phật Thầy
có đồng ý cho đệ tử của mình
đỡ đẻ khơng?

– Con hãy trở lại chòi giúp chị ta sinh nở đi.
– Bẩm Đức Thầy, giữa cánh đồng chỉ có con và người đàn bà đó, khơng biết có
tiện khơng?
– Cứu người như cứu hoả, con đừng ngần ngại. Hãy mau mau giúp người ta trong
cơn hoạn nạn. Thầy có việc đi trước, cứu người xong, con từ từ đi sau cũng được.
Vâng lời thầy, ơng Đình Tây quay trở lại chịi. Đêm đó, ơng một mình nhóm lửa,
nấu nước, đỡ đẻ và chăm sóc cho hai mẹ con người đàn bà. Khi trời hửng sáng, mọi
việc xong xuôi, ông lập tức cáo từ.
Vài ngày sau, trên đường đi Láng Linh (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú),
ông bất chợt gặp một người đàn ông đang quẩy rọng rùa rắn đi bán dạo, trong
rọng có một con sấu nhỏ năm chân, mũi đỏ, trông rất dị dạng đang nằm thoi thóp.
Thấy ơng Đình Tây, người đàn ơng kia cứ nhìn chằm chằm rồi đột ngột hỏi:
– Thưa ơng, có phải mấy hôm trước, ông đã giúp một người đàn bà sinh nở mẹ
trịn con vng khơng?
Ơng Đình Tây ngạc nhiên nói:
(1) Phật Thầy Tây An tên thật là Đồn Minh Huyên (1807 – 1856), là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn
Kì Hương. Ơng cũng là người có công khai khẩn vùng Thất Sơn (An Giang).

6


– Đúng rồi, nhưng làm sao chú biết?

– Dạ thưa ơng, tơi là Xinh, người đàn bà đó chính là vợ của tôi. Hôm ấy, tôi mải
bắt con sấu này, khơng về kịp. May nhờ có ơng giúp đỡ… Nghe vợ tơi tả lại hình
dáng, gương mặt ơng, tơi vẫn để bụng đi tìm, hơm nay mới gặp… Ơn này tơi
khơng biết lấy gì báo đáp.
– Chú đừng nói vậy, ở đời thấy người hoạn nạn mà cứu giúp thì cũng là lẽ thường thơi.
Trị chuyện một hồi, thấy con sấu trong rọng có vẻ khác thường, ơng Đình Tây
ngỏ ý muốn mua về nuôi. Người đàn ông tên Xinh trả lời:
– Đây là sấu năm chân dị dạng, chẳng ai muốn mua cả. Nếu ơng thích ni thì
tơi biếu ơng, khơng phải tiền nong chi hết.
Ơng Đình Tây cảm ơn rồi đem con sấu năm chân về nhà, thả xuống một cái
ao, nuôi nấng cẩn thận. Được ăn uống đầy đủ, sấu năm chân lớn nhanh như thổi.
Đặc biệt, nó tỏ ra rất hiền lành, thường lên bờ đùa nghịch, quấn qt với ơng
Đình Tây.
Một hơm, Phật Thầy Tây An ghé nhà thăm ơng Đình Tây đúng lúc ơng Đình Tây
đang đùa nghịch với con sấu. Thấy lạ, Đức Phật Thầy hỏi, ơng Đình Tây đem hết
mọi chuyện ra kể lại. Cảm thấy có chuyện khác thường, Đức Phật Thầy khuyên
ông nên giết con sấu đi để trừ hậu hoạ về sau.
Thế nhưng, tiếc con sấu ngoan ngỗn, ơng
Đình Tây không giết mà lén đem sấu thả
xuống cái hồ to trước đình Thới Sơn tiếp tục [2] Việc ni cá sấu trong hồ
nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nhớ lời cảnh báo của tự nhiên khu dân cư như vậy
Đức Phật Thầy, sợ sấu hại người nên ơng Đình Tây có nguy hiểm khơng?
cẩn thận lấy dây xích cột chân nó vào cây đại thụ
cạnh đình làng. [2]
Rồi một đêm trời chuyển dông, sấm chớp dữ dội, mưa như trút nước, nước
trong hồ dâng cao, con sấu năm chân thừa cơ giật đứt xích trốn mất. Hơm sau,
ơng Đình Tây lần theo dấu đi tìm. Đến bờ sơng thì dấu vết biến mất, trên bờ chỉ
còn lại bàn chân của một người xấu số vừa bị sấu ăn thịt. Ơng Đình Tây lấy làm ân
hận lắm.
Ít lâu sau, con sấu năm chân liên tục xuất hiện ở vùng Láng Linh. Vì con sấu

lớn như chiếc ghe, lại di chuyển bằng năm chân nên người dân kinh sợ gọi nó là
Ơng Năm Chèo. Ban ngày, nó quẫy đi đùng đùng làm dậy sóng cả một vùng
láng. Đêm đến, nó trườn lên bờ, vào làng bắt gà, bắt vịt của dân. Thấy không
ổn, ông Đình Tây liền về báo lại với Đức Phật Thầy. Đức Phật Thầy đưa cho ơng
năm món bảo vật, gồm hai cây lao, một cây mác mun cổ phụng, một lưỡi câu
và một sợi dây tơ để đi thu phục con sấu. Ơng Đình Tây mang bảo vật xuống
Láng Linh nhưng khi nào có ơng thì sấu lặn mất tăm, hễ ơng quay đi thì sấu lại nổi lên,
quấy phá dân lành. Cứ nhùng nhằng như thế một thời gian, tuy ơng Đình Tây chưa
7


thu phục được con sấu nhưng con sấu dường như cũng đã biết sợ. Mỗi lần nó nổi
lên mặt nước, chỉ cần dân làng la lớn: “Năm Chèo nổi lên, bớ ơng Đình!” là nó liền
hốt hoảng lặn xuống, khơng dám quấy phá nữa.
Một hôm, trước khi trở về Thới Sơn, ơng Đình Tây cầm năm món bảo vật đi
xuống mé láng khấn to:
– Hỡi sấu Năm Chèo! Nếu phần số mi phải lọt vào tay ta hơm nay thì mi cũng
nên tuân theo, để ta làm tròn phận sự mà Đức Phật Thầy đã giao phó. Cịn như mi
chưa tới số thì hãy nằm im, đừng bao giờ nổi lên nữa.
Dường như Sấu Năm Chèo đã nghe được lời khấn của ơng Đình Tây. Kể từ hơm ấy,
nó đi đâu biệt tích, khơng thấy nổi lên phá phách, hại người như trước nữa.
Hiện nay, người đến viếng đình Thới Sơn, nơi ơng Đình Tây hành đạo (nay thuộc xã
Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn thấy phía trước đình có một hồ nước
rộng. Tương truyền, chính hồ này khi xưa là nơi ơng Đình Tây lén thả ni con sấu
dữ. Năm món bảo vật mà Đức Phật Thầy trao cho ơng Đình Tây thu phục cá sấu
hiện vẫn đang được thờ cúng trong khu mộ của ông ở Thới Sơn.
(Theo Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo dục, 1997)

Các vật dụng để bắt Sấu Năm Chèo
(Nguồn: )


8


Câu hỏi sau khi đọc:

1. Theo em, tại sao ông Đình Tây ngần ngại trong việc giúp đỡ người phụ nữ
sinh con?
2. Em hãy giải thích tên gọi “Ơng Năm Chèo” mà người dân đặt cho cá sấu.
3. Theo em, vì sao Sấu Năm Chèo lại vâng lời ơng Đình Tây?
4. Các truyền thuyết dân gian thường có yếu tố văn hoá – lịch sử. Qua truyện
này, em hiểu gì về công lao của các vị tăng sư trong buổi đầu khai phá đất
An Giang?
ĐỌC KẾT NỐI VỚI VIẾT

1. Viết đoạn văn
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) về một trong hai nội dung sau:
– Tả lại một con cá sấu mà em từng nhìn thấy.
– Theo em, giữa cá sấu và cọp, con nào đáng sợ hơn, vì sao?
2. Rèn viết đúng chính tả
a. Thêm dấu hỏi hoặc ngã vào các tiếng in đậm sau cho đúng chính tả:
sưa chưa, im im, dinh dương, sợ hai, hai quân, lanh hai, hô trợ, con hô, đa thương,
mâu số, phụ mâu, mâu chuyện, dai lụa, dai dầm mưa nắng, hưu hao, hao huyền.
b. Phát hiện lỗi chính tả và sửa lại cho đúng:
xản suất, giang dở, dòn dã, vấc vả, dáo dục, cây che chăm đốt, dui dẻ, tấc bậc,
ngang ngác, xíc mít, sất sượt.
c. Đặt câu với các cặp từ sau:
– bảo/bão
– gảy/gãy
– nghỉ/nghĩ


9


VĂN BẢN 2

SỰ TÍCH TRÁI SẦU RIÊNG
(Truyện cổ tích)
TRI THỨC ĐỌC HIỂU

Cây sầu riêng cịn có tên gọi là chu rên, tu rên (turen). Cây có quả lớn, nhiều
gai nhọn, múi to và có mùi đặc trưng. Đối với nhiều người, đây là món ăn khối
khẩu. Thị trường tiêu thụ sầu riêng ngày càng mở rộng, tạo nhiều công ăn việc làm
cho người nông dân Nam Bộ. Đối với tỉnh An Giang, mở rộng quy mô trồng sầu
riêng không chỉ vì lí do kinh tế mà cịn góp phần phát triển du lịch: “Sầu riêng là
một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến tham quan núi Cấm. Nhiều
nông dân đang cải tạo vườn tạp để phát triển loại cây trồng nhiều tiềm năng này.
Hiện ngành chức năng đã tiến hành khảo sát các vườn sầu riêng trên núi, từ đó có
những định hướng để phát triển các loại hình du lịch tại địa phương.” (Theo https://
danviet.vn)
Cây sầu riêng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Vùng Nam Bộ nước ta
cũng là nơi có sản lượng sầu riêng lớn. Tương truyền rằng, ngày xưa, vùng đất này
chưa có cây sầu riêng. Từ thời nhà Nguyễn trở đi, có người đã mang giống sầu riêng
từ Campuchia về trồng ở Việt Nam. Từ đó, cây sầu riêng được trồng phổ biến rộng
khắp vùng Nam Bộ (xứ Đồng Nai xưa). Truyện Sự tích trái sầu riêng sẽ giúp các em
hiểu thêm lai lịch đó.

Sầu riêng ở tỉnh An Giang
(Nguồn: )


10


ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN

Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai trẻ tuổi người vùng
Đồng Nai1, là người tài kiêm văn võ, đã vung gươm hưởng ứng cái bất bình của
mọi người. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, chàng rút lui về quê nhà mượn nghề gõ đầu trẻ để náu hình ẩn
tích. Đột nhiên, có tin dữ truyền đến làm cho mọi người xao xuyến: Gia Long vừa
thắng thế trên đất nước Việt, bắt đầu giết hại những người từng làm quan cho nhà
Tây Sơn. Hắn cứ dựa vào chức tước lớn hay nhỏ của họ mà gia hình: tư mã, quận
cơng thì lăng trì, tùng xẻo; vệ uý, phân suất thì đánh gậy, phạt roi;… Nhân dân
trong xóm sẵn lịng q mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền
gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ mui lồng để tiện đi
lại. Vì không muốn để rơi vào tay quân địch, chàng ra đi. Ngược dịng sơng Cửu Long,
chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
Một hôm, chàng cắm sào lên bộ sắm thức ăn.
Chàng bước vào một quán bên đường, trong
quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ cạnh một cô gái
nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng
hương trên núi Tà Lơn, về đến đây thì con bị
ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng
giúp cho cơ gái chóng lấy lại sức khoẻ. Sẵn có
thuyền riêng, chàng chở họ về tận nhà. [1]

[1] Em thử đoán xem, mối
quan hệ giữa chàng trai và
cô gái sẽ như thế nào ?


Nàng có vẻ đẹp thuỳ mị, là con gái chưa chồng, đã đến tuổi quay xa đạp cửi.
Tự nhiên chàng trai người Việt ở đâu tận xa xôi đến trú ngụ tại nhà làm cho nàng
quyến luyến.
Sau một tuần chay tạ ơn trời Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho
hai người lấy nhau. Chàng vui vẻ nhận cuộc sống mới cho qua ngày. Từ đây, chàng
có chỗ ở nhất định. Nhà nàng là nhà làm ruộng ni tằm, những việc đó chàng đều
làm được cả.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt với nhau
như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu rên” mà ở
xứ sở chồng khơng có. Mùa trái chín đến, vợ trèo lên cây trẩy xuống, xẻ đưa cho
chồng ăn. Quả “tu rên” vốn có một mùi hơi đặc biệt. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:
– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lịng em đây.
Khơng ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm.
Chồng cố cơng chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng
(1) Trước đây, “từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ”
(Nguồn: />
11


một cách đột ngột. Khơng thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng.
Nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một
ai nữa. Cịn hồn vợ thì hứa khơng lúc nào xa chồng.
Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người khởi nghĩa cũ, bà con chàng ở
quê hương nhắn tin lên bảo về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm
đi đâu cho khuây khoả. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước
ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết là sẽ theo cho đến sơn cùng thuỷ
tận. Năm ấy, cây “tu rên” chỉ ra có mỗi một
quả. Và quả “tu rên” ấy tự nhiên rơi ngay vào
vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỉ
niệm của vợ. Chàng mừng rỡ quyết đưa nó

[2] Theo em, vì sao chàng
cùng về xứ sở. Chàng lại trở về nghề gõ đầu
trai đem cây “tu rên” về
trẻ, nhưng nỗi riêng canh cánh khơng bao
trồng ở q mình?
giờ ngi. Chàng đã ươm hạt “tu rên” thành
cây, đem trồng trong vườn ngồi ngõ. Từ đây,
ngồi cơng việc dạy học, chàng cịn có cơng
việc chăm nom cây quý. [2]
Những cây “tu rên” của chàng ngày một lớn khoẻ. Lại mười năm nữa sắp trơi
qua, chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ơng già ấy lịng bỗng
trẻ lại khi thấy những cây của mình bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết
quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới dự đám giỗ của vợ và nhân thể
thưởng thức một thứ quả lạ đầu tiên có ở trong vùng. Khi những quả “tu rên” được
bưng ra đặt lên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Nhưng chủ
nhân biết ý đã nói đón: “Nó xấu xí, nó hơi nhưng chính những múi của nó ở trong
lịng lại đẹp đẽ thơm tho như mối tình đậm đà của đơi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta
vừa nói vừa xẻ những quả “tu rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Rồi ông
ta kể hết đoạn tình duyên xưa mà từ lúc về đến nay ơng cố ý giấu kín trong lịng.
Ơng kể mãi, kể mãi. Và khi kể xong, ở khoé mắt con người chung tình ấy long lanh
hai giọt lệ nhỏ vào múi “tu rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên sùng
sục trên múi “tu rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước
thấm vào lòng gạch.
Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà tự nhiên chết. Từ đấy,
dân làng mỗi lần ăn thứ quả đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người
đàn ông chung tình. Họ gọi “tu rên” bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung
thuỷ của chàng và nàng. Người ta cịn nói, những cây sầu riêng nào thuộc loại hạt có
hai giọt nước mắt của chàng thì mới là thứ sầu riêng có quả ngon hơn các thứ khác.
(Theo Tuyển tập truyện cổ tích các dân tộc ở Việt Nam, tập 1,
Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1987)


12


(Nguồn: )

Câu hỏi sau khi đọc:

1. Gia đình cơ gái sống trên nước Việt hay Chân Lạp?
2. Người vợ đưa trái sầu riêng cho chồng và nói: “Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như
lịng em đây.”. Em hãy giải thích ý của người vợ.
3. Em hãy chỉ ra một vài yếu tố kì ảo trong truyện.
4. Em hãy giải thích chữ “sầu riêng” theo nghĩa mà người dân Nam Bộ đặt cho
trái tu rên.
5. Người xưa muốn nhắc nhở chúng ta điều gì qua câu chuyện này?
ĐỌC KẾT NỐI VỚI VIẾT

1. Viết đoạn văn
Viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) về một trong hai nội dung sau:
– Vườn sầu riêng nhà em (hoặc người thân của em).
– Cách hái trái và ăn sầu riêng.
2. Rèn viết đúng chính tả
a. Đọc đoạn văn sau, phát hiện lỗi chính tả và sửa lại cho đúng:
Ngày sưa, có một cậu bé được mẹ cưng chìu nên rất ngịch và ham chơi. Một lần,
bị mẹ mắng, cậu vùn vằn bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biếc cậu
ở đâu nên buồng lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bật cữa ngóng cậu về. Một thời
gian trơi qua mà cậu vẫng khơng về. Vì q đau buồn và kịt sứt, mẹ cậu gụt xuốn.
13



Khơng bít cậu đả đi bao lâu. Một hơm, vừ đói vừ rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu
mới nhớ đến mẹ.
b. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
sẻsẽ xẻ vẻvẽgiẻ
Chim …, chia…., .... núi băng rừng, cưa … gỗ, … đẹp, … rách, … vời, sạch …
sả



xả



vả

giả

giã

Tinh dầu… , lòng … dạ sung, vật …, vất …, cối … gạo, học …, làng…, phim ….
tưởng, mưa xối …, suồng …

VĂN BẢN 1

SỰ TÍCH NÚI SAM
(Truyện cổ tích)

TRI THỨC ĐỌC HIỂU
Núi Sam (Vĩnh Tế Sơn) là một trong những ngọn núi nổi tiếng trong vùng
Thất Sơn. Hiện nay, núi Sam nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc,

tỉnh An Giang. Xung quanh núi Sam, có nhiều di tích văn hoá – lịch sử được
cơng nhận là di tích cấp quốc gia như: Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu,
Chùa Hang, Chùa Tây An,… Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều
du khách trong và ngoài nước.
ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN
Khu vực núi Sam xưa kia vốn là vùng còn tràn ngập nước biển. Có hai vợ
chồng nọ làm nghề chài lưới, sống với nhau rất chung tình. Sau đó, chẳng
may người vợ chết. Quá thương vợ, người chồng không đem đi chôn mà đặt bà
nằm ở dưới thuyền, giăng mùng lại rồi cùng với thi hài vợ chèo thuyền đi mãi,
lênh đênh trên mặt biển. Thấy vậy, Bụt hiện lên hỏi:
– Tại sao vợ chết không đem đi chôn mà để vậy?
Ơng trả lời:
– Tơi thương vợ tơi q nên nếu đem đi chơn thì tơi khơng thể thấy mặt vợ
tơi nữa. Thà để ở đây để ngày ngày tơi cịn được thấy mặt.
14


Bụt nghe vậy rất thương người chồng, liền bảo:
– Bây giờ ta cho con một viên ngọc. Con hãy ngậm vào miệng rồi lặn xuống
đáy biển. Dưới đó có hồn vợ con, con hãy ôm lấy nàng mang về, nhưng cấm
không được cười, khi nào lên hẳn trên bờ mới được nói chuyện với vợ.
Người chồng vui mừng làm theo lời Bụt dặn. Ơng ta lặn xuống đáy biển,
ơm hồn của vợ về. Nhưng vì quá vui mừng nên khi vừa lên tới mặt nước, hai
vợ chồng đã vội ôm chầm lấy nhau mà cười, viên ngọc văng ra khiến cả hai
lại cùng bị chìm xuống biển, khơng lên được nữa.
Thời gian trôi qua, tại vùng biển này tự nhiên xuất hiện một cặp sam và
nổi lên một hòn núi lớn. Kể từ đó, người dân trong vùng gọi ngọn núi này là
Núi Sam.
(Theo Nguyễn Ngọc Quang, Văn học dân gian Châu Đốc,
NXB Dân trí, 2010)

Câu hỏi sau khi đọc
1. Những chi tiết nào cho thấy người chồng rất yêu thương vợ?
2. Người xưa đã mượn truyện này để giải thích hiện tượng gì?

VĂN BẢN 2

SỰ TÍCH NÚI BÀ ĐỘI OM
(Truyện cổ tích)

TRI THỨC ĐỌC HIỂU
Núi Bà Đội Om thuộc xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đầu thế kỉ
XIX, Thoại Ngọc Hầu đã đưa dân đi khai phá vùng biên giới, cho đào kênh Vĩnh
Tế dài hơn 87 km để phát triển giao thông, kinh tế,… Nhiều người dân phu
đã ngã xuống trong quá trình đào kênh. Liên quan tới sự kiện này, có truyện
Sự tích núi Bà Đội Om. Tuy nhiên, có truyện cổ khác cho rằng, một phụ nữ có
chồng đi chinh chiến, nàng ở nhà chờ đợi lâu ngày và hoá đá. Có thể xem
những truyện cổ tích về núi Bà Đội Om ở An Giang nằm trong nhóm truyện
“Hịn vọng phu” ở Việt Nam.
ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN
Vào đầu thế kỉ XIX, có đơi vợ chồng vừa mới cưới nhau được vài tháng thì
chồng bị làng tổng bắt phu đi vào Vĩnh Tế.
Lúc bấy giờ, vùng Châu Đốc, An Giang còn hoang dã, dân cư thưa thớt,
đất đai chưa được khai khẩn mấy. Do vậy, những người đi phu rất vất vả.
15


Ngày phải lao động cực nhọc mà cơm không đủ ăn, nước khơng đủ uống. Tối
phải ngủ ngồi trời, muỗi mịng vơ số kể. Kẻ kiệt sức, người bị bệnh rất nhiều.
Nói về người vợ trẻ nọ, ở nhà chờ chồng suốt từ khi lúa chưa cấy đến lúc
lúa đã gặt vẫn khơng thấy về, bèn tìm đến thăm chồng. Người vợ đội trên

đầu một cà om (cái hũ đất nhỏ) gạo mới tự tay mình cấy, gặt, xay, giã, lặn lội
đến Vĩnh Tế. Nhưng đến nơi, khi tìm lên núi, nơi tạm trú của dân phu, người
vợ nghe tin dữ: chồng đã bị chết từ mấy tháng qua. Vì quá đau thương, tuyệt
vọng lại mất sức vì đường xa, người thiếu phụ chưa kịp đặt om gạo xuống,
chết đứng trên núi, người hoá thành đá.
Về sau, dân chúng gọi núi là núi Bà Đội Om. Hiện nay, ngọn núi này ở vùng
Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương biên soạn,
Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ – Truyện kể dân gian Nam Bộ,
quyển 1, NXB Văn hoá – Văn nghệ, TP. HCM, 2020)
Câu hỏi sau khi đọc
1. Theo em, phẩm chất nổi bật nhất của người vợ là gì?
2. Giống như truyền thuyết, một số truyện cổ tích có mang nội dung lịch sử.
Qua truyện này, em hiểu gì về cha ông ta trong buổi đầu khai phá vùng đất An Giang?

VĂN BẢN 3

ƠNG TĂNG CHỦ NI CỌP BẠCH
(Truyền cổ tích)

TRI THỨC ĐỌC HIỂU
Vào thế kỉ XIX, vùng đất An Giang còn hoang vu, nhiều cọp beo quấy phá. Trong
số những người có cơng giúp dân tránh tai hoạ thú dữ có ơng Tăng Chủ. Tương
truyền, ơng có tên là Bùi Đình Thân, đệ tử của Phật Thầy Tây An. Ơng Tăng được
cử đi quản lí trại ruộng ở chân núi Két nên người ta gọi ơng là Tăng Chủ. Ơng có
cơng lập làng Thới Sơn và góp phần truyền bá giáo phái Bửu Sơn Kì Hương.

ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN
Vùng Bảy Núi xưa kia cọp rất đơng. Ơng Tăng Chủ đến đó lập trại ruộng.
Một hơm về trại, ơng gặp con cọp bạch đứng chực sẵn ngồi cửa. Nhìn kĩ,

rõ ràng cọp đau nặng, mình mẩy ốm nhom. Cọp há miệng ra, ngước lên như
cầu khẩn. Ông Tăng Chủ hỏi:
– Làm gì mà bạch hổ ngồi đây? Ờ… chắc là mắc xương hả?
Cọp gật đầu. Ông bảo cọp nọ cúi đầu xuống rồi ông vung tay tấn xuống
16


ngay sau cổ nó. Cục xương văng ra. Ơng nói:
– Từ rày về sau, bạch hổ đừng tham ăn nữa, nghe không?
Vài hôm sau, bạch hổ cõng lại một con heo để đền ơn.
Lần nọ, bên núi Bà Đội Om có con hạm1 rất dữ. Ơng Tăng Chủ gọi bạch hổ
đến cùng với ông đi đánh hạm. Hạm phải té xuống hố mà chết.
Về sau, dân chúng nhớ ơn nên cất miếu thờ bạch hổ và xây mộ cho ông
Tăng Chủ ở gần chùa Thới Sơn.
(Theo Sơn Nam và Tô Nguyệt Đình, Chuyện xưa tích cũ,
NXB Trẻ, TP. HCM, 2018).

Ơng Tăng Chủ thu phục mãnh hổ
(Nguồn: />
Câu hỏi sau khi đọc
1. Những chi tiết nào cho thấy tài năng và công đức của ông Tăng Chủ?
2. Truyện kể dân gian phản ánh rất rõ nét lời ăn tiếng nói của người bình dân.
Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu nói mang bản sắc địa phương trong truyện.

(1) Loại cọp lớn.

17


LUYỆN TẬP


1. VIẾT
1. Viết một văn bản (khoảng một trang) thuyết minh về cây sầu riêng ở tỉnh An Giang.
Gợi ý các bước:
– Vị trí của cây sầu riêng ở địa phương.
– Giới thiệu sơ lược về cách trồng, chăm sóc, thu hoạch.
– Hình dáng trái sầu riêng, cách ăn, chế biến,…
– Lời quảng bá về giá trị sản phẩm.
2. Viết văn bản tóm tắt một trong hai truyện Sấu Năm Chèo hoặc Sự tích trái sầu riêng.
Gợi ý:
– Phải thể hiện được các ý chính, trình bày theo trật tự thời gian sự kiện.
– Phải nêu được tên các nhân vật, địa danh, sự vật quan trọng.
– Thể hiện được tính cách các nhân vật chính.
– Chú ý các tình huống, chi tiết quan trọng, cách kết thúc tác phẩm.
2. NĨI VÀ NGHE
1. Dựa vào bản tóm tắt truyện Sấu Năm Chèo hoặc Sự tích trái sầu riêng, em hãy
kể lại trụn bằng ngơn ngữ nói.
2. Thuật lại một lễ hội tại địa phương mà em đã chứng kiến.
Gợi ý các bước:
– Giới thiệu thời gian, không gian diễn ra sự kiện.
– Miêu tả việc đi dự lễ, quang cảnh chờ đón.
– Thuật lại các hoạt động chính của lễ hội.
– Nêu cảm nhận của em, ý nghĩa của lễ hội.
3. Tả vẻ đẹp một khu du lịch tại địa phương.
– Giới thiệu địa điểm, tầm quan trọng, sự nổi tiếng của khu du lịch.
– Miêu tả quang cảnh thiên nhiên, con người.
– Kể lại các sự kiện chính, lễ hội (nếu có).
– Lời quảng bá, mời gọi bạn bè đến thăm hoặc nêu cảm nhận của bản thân.

18



BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Một trong những điều làm truyện cổ dân gian trở nên hấp hẫn chính là yếu tố
kì ảo. Em hãy chỉ ra những chi tiết kì ảo trong các truyện vừa học.
2. Truyện dân gian thường dạy chúng ta những bài học về đạo lí. Em hãy cho
biết ơng cha ta đã nhắn nhủ điều gì về đạo làm người trong các truyện: Sự tích trái
sầu riêng, Sự tích núi Sam, Sự tích núi Bà Đội Om.
3. Một số truyện cổ dân gian có chức năng lí giải các sự vật hiện tượng trong tự
nhiên và xã hội. Trong các truyện đã học, truyện nào có thực hiện chức năng này?
4. Em hãy sưu tầm các truyện cổ ở địa phương và kể lại cho lớp nghe.

19


LỊCH SỬ

NHỮNG DẤU VẾT CỦA NGƯỜI NGUYÊN
THUỶ TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG

1

MỤC TIÊU
Nhận biết được những nét khái quát về các di tích khảo cổ học thời tiền sử
trên địa bàn An Giang và hiểu được giá trị, ý nghĩa của những di tích này.

KHỞI ĐỘNG
Em có biết cội nguồn của q hương mình bắt đầu từ đâu khơng? An Giang – tên gọi
hàm nghĩa là dịng sơng an lành. Ngay từ thời xa xưa, sự vận động kiến tạo của vỏ Trái Đất

cùng hoạt động của biển và những con sông đã tạo nên vùng châu thổ sông Mê Cơng.
Đất An Giang thuộc về vùng đất cổ xưa đó của Nam Bộ, với những chứng tích của người
nguyên thuỷ còn lưu lại đến ngày nay. Dòng lịch sử của quê hương An Giang được khởi
nguồn từ những dấu chân đầu tiên của những con người đi mở đất.

KHÁM PHÁ

1. Những di chỉ khảo cổ trên đất An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long, có đặc điểm tự nhiên
thuận lợi nên từ sớm đã có con người sinh sống.
Cho đến nay, di tích Gị Cây Tung được coi là địa điểm khảo cổ có niên đại sớm
nhất trong vùng tứ giác Long Xuyên.
Địa điểm Gò Cây Tung thuộc loại hình cư trú đồi gị ven sơng. Cư dân cổ ở
Gị Cây Tung đã định cư nơi đây và mở rộng địa bàn sinh sống đến những nơi khác
thuộc Nam Bộ, góp phần tạo nên hệ thống di tích tiền Ĩc Eo muộn ở vùng núi
Ba Thê (An Giang).
20


Em có biết?
Di tích Gị cây Tung có niên
đại cách ngày nay khoảng
2 700 – 2 200 năm, thuộc
ấp Thới Thịnh, xã Thới Sơn,
huyện Tịnh Biên. Di tích này
được khai quật năm 1993,
1995.
Di tích Gị Cây Tung – An Giang

Tại di tích Gị Cây Tung, các nhà khảo cổ học đã khai quật được nhiều công cụ bằng đá,

đồ gốm.

Em có biết?
Cơng cụ đá Gị Cây Tung chủ
yếu hình tứ giác, được mài nhẵn
tồn thân, khác với cơng cụ đá
của nền văn hố Đồng Nai.
Những cơng cụ đá được tìm thấy tại
Gị Cây Tung gồm cuốc, rìu, bơn, đục,
bàn mài, bàn nghiền, chày nghiền,…
Các hiện vật gốm gồm dọi se sợi, bi đạn,
Cuốc đá thân trịn tìm thấy tại di tích Gị Cây Tung
thỏi đất nung. Ngồi cơng cụ lao động,
các nhà khảo cổ học còn ghi nhận tại di
chỉ Gị Cây Tung có ba loại hình di tích, gồm di chỉ kiến trúc; di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng.
Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy nhiều di chỉ khác có cùng niên đại trên đất An
Giang như ở An Phú, Gò Cây Sung, Gò Cây Trôm.
Tuy số lượng không nhiều, những di vật khảo cổ này đã giúp các nhà nghiên cứu phác
hoạ được phần nào đời sống của cư dân Nam Bộ thời ngun thuỷ.
Câu hỏi
Tại di tích Gị Cây Tung đã tìm thấy những hiện vật gì?

21


2. Giá trị và ý nghĩa của các di chỉ khảo cổ học thời tiền sử trên đất An Giang
Di tích Gị Cây Tung chứng minh con người khơng chỉ đã sinh sống từ sớm trên
vùng đất An Giang mà còn trên cả vùng đất Nam Bộ. Mặc dù hiện vật thu được
không nhiều, chủ yếu là đồ đá và đồ gốm nhưng đã minh chứng cho thời kì khai
phá đất hoang sớm nhất của lớp cư dân cổ trên địa bàn hai bên bờ sông Hậu.

Điều kiện tự nhiên đặc biệt của vùng đất An Giang cổ xưa gồm có sơng, có núi,
với các dải đồng bằng phù sa xen lẫn kênh, rạch,… tạo môi trường thuận lợi cho sự
quần cư của người nguyên thuỷ. Điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát
triển của nền văn hố Ĩc Eo sau này.
Các di tích khảo cổ học ở An Giang có ý nghĩa sâu sắc, ghi dấu thời kì đầu tiên
của quá trình hình thành và phát triển vùng đất An Giang trong lịch sử.
Câu hỏi
Việc tìm thấy các dấu tích của người ngun thuỷ trên đất An Giang có
ý nghĩa gì?

LUYỆN TẬP

Ở An Giang đã phát hiện di tích khảo cổ học nào tiêu biểu cho thấy con người
sinh sống từ sớm trên vùng đất này? Ý nghĩa và giá trị của các di tích khảo cổ học
thời tiền sử trên vùng đất An Giang là gì?

1. Em hãy sưu tầm những hình ảnh, tư liệu về các di tích thời tiền sử trên vùng
đất An Giang.
2. Hãy viết thư cho một người bạn kể về một di tích khảo cổ học thời tiền sử trên
vùng đất An Giang.

22


LỊCH SỬ

2

AN GIANG THỜI KÌ VƯƠNG QUỐC
PHÙ NAM


Mục tiêu
– Khái qt được sự hình thành, những đặc điểm chính của vương quốc Phù Nam.
– Nhận biết được một số nét về tình hình kinh tế, văn hố, xã hội tại An Giang dưới
thời Phù Nam.
– Có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích văn hố Óc Eo – vương quốc
Phù Nam trên địa bàn An Giang.

KHỞI ĐỘNG

1. Quan sát hình bên dưới, em hãy cho biết đó là ngọn núi nào trên quê hương
An Giang – nơi ghi dấu tích của một nền văn minh cổ xưa vơ cùng rực rỡ?
2. Ngày 27/6/2015, di tích nào của An Giang được cơng nhận là Di tích Quốc gia
đặc biệt?

23


KHÁM PHÁ

1. Di tích văn hố Ĩc Eo trên đất An Giang
Em có biết?
Khu di tích Ĩc Eo có diện tích 450
hecta, được xây theo hình chữ nhật
với 5 đến 6 bờ thành, hào nước bao
quanh. Có khoảng 40 di tích kiến
trúc được xây bằng đá, gạch, cát,
đất sét,… theo kiểu kiến trúc Hin-đu
giáo và Phật giáo.


Khu di tích văn hố Ĩc Eo ở Ba Thê

Di tích Ĩc Eo – Ba Thê đầu tiên được phát hiện bởi nhà khảo cổ người Pháp Louis
Malleret năm 1944. Văn hố Ĩc Eo là một trong các nền văn hoá bản địa cổ xưa trên
lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi phân bố của văn hố Ĩc Eo rộng khắp, lan toả ảnh hưởng
đến Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần Malaysia hiện nay.
Tại Nam Bộ, nhiều di tích văn hố Ĩc Eo đã được khai quật ở các nơi như An Giang,
Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh,
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,… Trong đó, trung tâm của nền văn hố Ĩc Eo là
ở Óc Eo – Ba Thê.
Tại An Giang, các di chỉ khảo cổ học đã
được khai quật trên nhiều địa bàn khác
nhau:
– Vùng núi: Ba Thê; núi Sập (huyện Thoại
Sơn); núi Sam (huyện Châu Đốc).
– Vùng đồng bằng: Giồng Cát, Giồng Xồi
(thị trấn Ĩc Eo, huyện Thoại Sơn); Định Mỹ,
Tráp Đá (xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn); Lò
Mo (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú),…
Các di vật, di chỉ của nền văn hố Ĩc Eo
được khai quật hết sức phong phú về loại
hình và đa dạng về chất liệu. Nhiều loại hình
di chỉ của nền văn hố Ĩc Eo được phát hiện như di chỉ tôn giáo, di chỉ cư trú, di chỉ
kiến trúc, di chỉ mộ táng, đặc biệt là các di tích kênh đào cổ, đường nước cổ,… đã
đem đến những hiểu biết rõ nét hơn về diện mạo của nền văn hố Ĩc Eo và vương
quốc Phù Nam.
Lược đồ phân bố di tích văn hố Ĩc Eo ở
An Giang

24



Em có biết?
Đến năm 2020, trên địa bàn An
Giang đã phát hiện 84 di tích thuộc
nền văn hố Ĩc Eo, trong đó có 4 di
tích được xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt, 01 di tích quốc gia, 04 di tích
cấp tỉnh, 75 di tích chưa xếp hạng.
Di tích Gị Cây Thị

Câu hỏi
Nền văn hố Ĩc Eo có giá trị như thế nào trong lịch sử Việt Nam?

2. Vương quốc Phù Nam
Gắn liền với nền văn hố Ĩc Eo, vào thế kỉ I, trên địa bàn Nam Bộ ngày nay đã xuất
hiện vương quốc cổ với tên gọi Phù Nam.
Cùng với sự phát triển của nền văn hố Ĩc Eo, vương quốc Phù Nam đã không
ngừng lớn mạnh.
Từ thế kỉ II đến thế kỉ VI, Phù Nam trở thành đế chế hùng mạnh với lãnh thổ mở
rộng, phát triển về mọi mặt. Bước sang thế kỉ VII, phù Nam suy yếu dần. Đến giữa
thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thơn tính.

Em có biết?
Trước đây nước này do một vị Nữ vương
tên là Liễu Diệp cai trị. Phía Nam có nước
Khích, Quốc vương là Hỗn Điền. Ơng
chiêm bao và theo lời chỉ dẫn của thần,
cưỡi thuyền ra biển đi về hướng Phù Nam.
Nữ vương Liễu Diệp cho quân ra tấn công

nhưng thua trận và phải xin hàng. Hỗn
Điền cưới Liễu Diệp và từ đó hai người
cùng cai trị vương quốc Phù Nam.
Lược đồ vương quốc Phù Nam

25


×