Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

nâng cao khả năng quản lý nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.36 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với
nhau nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở nên gay gắt, khốc
liệt. Để có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những
ưu thế riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính hiện đại tiện
dụng Để có được những ưu thế trên, ngoài yếu tố khoa học kĩ thuật, công nghệ và trình
độ quản lý kinh doanh thì điều kiện tối cần thiết để doanh nghiệp đứng vững và có uy tín
trên thị trường chính là việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Đảm bảo ql nvl cho sản
xuất là một yêu cầu khách quan, thường xuyên của mọi đơn vị sản xuất và nó có tác động
rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý
và tiết kiệm nvl ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp. Nvl được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả
năng tái sản xuất mở rộng và góp phần đảm bảo tiến độ sản xuất trong doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm
60-70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do đó, nvl có vai trò quan trọng trong việc
giảm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công tác quản
lý nvl như đã nêu trên, tôi chọn đề tài: “và thực hiện tại công ty TNHH XD và TM Thành
Phúc” với mong muốn mở rộng tầm nhìn thực tế và hiểu biết thêm về mô hình quản lý
của doanh nghiệp này, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp hiệu quả đối với doanh
nghiệp. Chuyên đề bao gồm 3 chương
Chương I: :Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XD và TM
Thành Phúc
Chương II: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng NVL tại công ty TNHH XD và
TM Thành Phúc
Chương III: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng
NVL tại công ty TNHH XD và TM Thành Phúc
Danh mục bảng, sơ đồ
Tên Bảng
Trang
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công tyXd và Tm


Thành Phúc năm 2010 – 2012
Bảng 1.2 Tình hình lao động của công ty
Bảng 1.3 Số liệu tài chính của công ty năm 2010 – 2012
Bảng 1.4 Tình hình lao động của công ty
Bảng 1.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2010 – 2012
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp dự trữ nguyên vật liệu
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đô 1.2 Quy trình công nghệ xây dựng
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ viết tắt Nghĩa
XD Xây dựng
TM Thương mại
NVL Nguyờn vật liệu
QLDN Quản lý doanh nghiệp
NV CSH Nguồn vố chủ sở hữu
LN Lợi nhuận
TSCĐ Tài sản cố dịnh
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG THÀNH PHÚC
1.1 Lịch sử hình thành phát triển
- Thông tin cơ bản ( tên công ty, tên giao dịch, địa chỉ, số điện thoại )
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thành Phúcđược thành lập theo quyết
định số 998/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1989 của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên.
Trụ sở chính đặt tại số 7 Cột Còi – Lãm Hà – Trường Trinh – Kiến An – Hải Phòng công
ty có 3 công ty xây dựng,
Số Điện thoại : 0313 576890
Mã số thuế : 0201061387
Công ty xây dựng và thương mại Thành Phúc có vốn pháp định khi thành lập ngày
20/11/1995 là: 16,517,660,247 vnđ đều là nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:
- Vốn cố định: 10,872,280,104 VNĐ

- Vốn lưu động: 5,645,380,143 VNĐ
công ty xây dựng và phát triển hạ tầng là đơn vị chuyên ngành xây lắp đã từng
tham gia thi công hầu hết các công trình lớn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phòng của đất nước từ những năm đầu của thập kỷ 60 đến nay như Khu Gang thép
Thái Nguyên, nhà máy điện Uông Bí, nhà máy nhiệt điện Phả Lại; các nhà máy Thuỷ
điện Hoà Bình, Trị An, Vĩnh Sơn, Thác Mơ, Yaly; các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng
Thạch, Hà Tiên; nhà máy kính Đáp Cầu; nhà họp Chính Phủ; trường đại học kiến trúc Hà
nội
Ngoài ra, hàng nghìn cán bộ công nhân của công ty đã tham gia xây dựng các
công trình ở một số nước như: Angieri, Irac, CHLB Đức, Hàn Quốc
Công ty là đơn vị mạnh có thế mạnh truyền thống về thi công cơ giới, xử lý nền
móng, xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, xây dựng các công trình công nghiệp và dân
dụng với quy mô từ nhỏ cho đến lớn. Trong thời gian gần đây, công ty đã và đang đảm
nhận thi công nhiều công trình quan trọng với các điều kiện kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc
tế như: Nhà máy nhiệt điện Phả Lại II, khu công nghiệp Thăng Long, đường quốc lộ 1A
Sông Cầu-Qui Nhơn, khu công nghiệp Hà nội-Đài Tư, Nhà máy nhiệt điện Hàm Thuận
Đami, Cầu vượt Ngã tư Vọng, khu liên hiệp thể thao Quốc gia, sân vận động Quần
ngựa
Công ty đã có bề dày gần 52 năm xây dựng các loại công trình dân dụng và công
nghiệp, đã thi công trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng, ở mọi qui mô đạt tiêu
chuẩn chất lượng cao được Bộ Xây dựng tặng thưởng nhiều bằng khen, huy chương vàng
chất lượng, trở thành một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của ngành xây
dựng Việt Nam; với đội ngũ hơn 7.000 kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân kỹ thuật lành nghề
được đào tạo chính qui ở trong và ngoài nước, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong
quản lý và tổ chức thi công, đặc biệt qua việc thi công các công trình đòi hỏi ứng dụng
công nghệ thi công hiện đại với các tiêu chuẩn quốc tế. Với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu
của toàn thể CBCNV, trong những năm gần đây, Công ty đã và đang tích cực đổi mới
công nghệ, đổi mới thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực xây
dựng, luôn khẳng định vị thế của mình trên thương trường và được khách hàng trong và
ngoài nước đánh giá cao về năng lực cũng như chất lượng dịch vụ sản phẩm.

Với mục tiêu ‘Tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước’’, Năm 2000 và năm 2001,
công ty luôn đạt giá trị sản lượng trên 1000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
từ 10-15%/năm, nộp ngân sách tăng, đời sống của người lao động trong công ty ngày một
cải thiện. Để có được thành quả đó Công ty đã không ngừng đổi mới, nâng cao năng
xuất, chất lượng sản phẩm như xây dựng thành công và áp dụng có hiệu quả hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001; đầu tư mua sắm thiết bị thi công, áp dụng
công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất; sản xuất gạch lát Terrazzo công suất
250.000m2/năm đang được ưa chuộng trên thị trường.
Bằng sự nỗ lực của mình, Công ty đã khẳng định được thế mạnh của một đơn vị
chuyên ngành trong thi công xây lắp, ngày càng được sự tín nhiệm của chủ đầu tư trong
và ngoài nước, và trở thành một đối tác tin cậy đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang
tìm cơ hội để đầu tư vào Việt nam. Công ty sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài, nhận thầu thi công trọn gói các công trình có qui mô từ nhỏ đến lớn;
sản xuất cơ khí, sản xuất VLXD, đầu tư và kinh doanh hạ tầng
- chức năng nhiệm vụ
Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty:
-Xây dựng và sửa chữa các công trình công cộng, công nghiệp, công trình nhà ở,
trang tri nội thất.
-Xây dựng các đường ống thoát nước, vỉa hè và đường giao thông quy mô vừa và
nhỏ, công trỡnh cấp nước dân dụng, công trình thuỷ lợi quy mô vừa và nhỏ.
-Lắp dựng cột, đường dây hạ thế và trạm biến áp =35KV.
-Thực hiện BOT cỏc dự án công trình văn hoá, thể thao, thuỷ lợi, thuỷ sản, giao
thông, công trình công cộng, du lịch.
-Kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà.
-San lấp mặt bằng.
-Khảo sát, thiết kế công trình dân dụng,công nghiệp.
-San lấp mặt bằng và dịch vụ đầu tư xây dựng.
-Thực hiện tổng thầu EPC các công trình nhà ở, dân dụng, công nghiệp,giao
thông, văn hoá, thể thao, thuỷ lợi, thuỷ sản và các công trình công cộng.
-Dịch vụ kinh doanh cấp nước sạch.

Nhiệm vụ
-Công ty phải quản lý và sử dụng VKD theo chế độ chính sách của nhà nước ban
hành.
-Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng xây dựng.
-Liên doanh, liên kết, đầu tư với các doanh nghiệp khác.
-Xây dựng và thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản
xuất kinh doanh.
-Doanh nghiệp cố gắng tự trang trải và xây dựng nhiều công trình đạt chất lượng
cao.
-Phải thích ứng nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng hiệu quả phục vụ
quá trình sản xuất kinh doanh.
-Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, giải quyết việc
làm và thực hiện đầy đủ chính chính sách của nhà nước.
-Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước.
-Bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội
-Sản xuất và kinh doanh đúng pháp luật.
-Phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước: đóng thuế đầy đủ,
đúng thời gian và yêu cầu ….
-Hạch toán và báo cáo tài chính trung thực theo chế độ chính sách của nhà nước quy
định.
- lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty xây dựng Thành Phúc là một xưởng sản xuất cột bê tong
phục vụ cho ngành bưu điện. Xưởng được khởi công xây dựng từ năm 1959 và đi vào
sản xuất năm 1961 với sản phẩm chủ yếu là cột bê tông để trang bị cho các đường dây
thông tin .
Sau khi đòi hỏi của thị trường cơ cấu sản phẩm của xí nghiệp được mở rộng
không chỉ phục vụ cho ngành Bưu điện mà còn phục vụ cho ngành khác . Để phù hợp
với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cơ
chế thị trường thay đổi .Ngày 21 /10 1989 , xưởng sản xuất cột bê tông đổi tên thành
Công ty xây dựng Thành Phúc .Trong giai đoạn này , xí nghiệp sản xuất các sản phẩm

chính là cột điện bê tông , tấm lợp nhà , gạch lát hoa , tấm đan Nhận các công trình
trong và ngoài ngành bưu điện .
Từ đây xí nghiệp đã chuyển sang một giai đoạn mới trong quá trình sản xuất
kinh doanh . Hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ của xí nghiệp đã từng bước hoà nhập
cơ chế thị trường . Năm 1965 ,xí nghiệp có sự chuyển đổi nhiệm vụ sản xuất và thay đổi
quy mô sản xuất . Ngoài những sản phẩm truyền thông như cống cáp thông tin, cột điện
bê tông các loại, tấm panen Xí nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất ống nhựa với các
sản phẩm như ống DSF (ống nhựa PVC 3 lớp có lõi xốp). Ống HI3P siêu bền Đây là
sản phẩm có tính đàn hồi cao dùng để thi công bảo vệ mạng cáp quang của ngành bưu
điện. Ngoài ra còn phục vụ cho các công trình cấp thoát nước, phục vụ đường điện ngầm
của ngành điện lực. Sản phẩm ống nhựa có thị trường tiêu thụ lớn, sản xuất đến đâu tiêu
thụ đến đó. Qui mô sản xuất của xí nghiệp được mở rộng. Để phù hợp với qui mô sản
xuất, thực hiện theo quyết định số 1609/QĐ-TCCP ngày 26/12/1995 của tổng cục trưởng
tổng cục Bưu điện. Xí nghiệp bê tông và xây lắp Bưu điện đã đổi tên thành công ty Xây
Dựng Thành Phúc.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Thành Phúc đã được phê duyệt theo
quyết định số 357/QĐ-TCCP/HĐQT ngày 26/11/1996 của hội đổng quản trị công ty.
Trong thời kỳ này tốc độ tăng trưởng của công ty rất lớn. Năm 1996 công ty đầu
tư thêm dây chuyền sản xuất ống nhựa thứ hai. Đầu tư thêm dây chuyền ống nhựa ф34,
ống hai nửa.
Mấy năm gần đây tuy tốc độ phát triển có chậm lại nhưng hàng năm công ty
vẫn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.
1.2 quy mô công ty ( lợi nhuận, số vốn, số lao động )
- Lợi nhuận:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Thành Phúc năm 2010 - 2012
Bảng 1.1 các chỉ tiêu
Nguồn :phòng tài chính
Nhận xét :
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu của Công ty năm 2011 giảm 11546 triệu đồng so với năm 2010, tương

ứng giảm 14,23% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu tăng 17803 triệu đồng
tương ứng tăng 25,57% so với năm 2011.
Chỉ Tiêu Đơn vị
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1. Doanh thu Triệu đồng 81157 69611 87414
2. Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng
8986 9776 11762
3. Tổng tài sản Triệu đồng
19666 21306 23045
4. Số lao động Người 406 415 418
5. Thu nhập bình quân Triệu đồng
2 2.16 2.5
- Lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 790 triệu đồng tương
ứng tăng 8,79%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1986 triệu đồng tương ứng
tăng 20,32%.
- Tổng tài sản năm 2011 tăng 1640 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng
8,34%. Năm 2012 tăng 1739 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng
8,16%.
- Tổng số lao động năm 2011 so với năm 2010 tăng 9 người tương ứng tăng
2,22%. Năm 2012 tăng 3 người so với năm 2011 tương ứng tăng 0,72%.
- Thu nhập bình quân năm 2011 tăng 0,16 triệu đồng so với năm 2010 tương
ứng tăng 8%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 0,34 triệu đồng tương ứng tăng
15,74%
- Số lao động
o Tình hình lao động trong công ty.

Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các công
ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao
động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình
công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố cấu thành nên các
nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết định nhất,
ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản
thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công
trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc
cần rất nhiều lao động (doanh nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có lúc
cần ít lao động (doanh nghiệp không nhận hoặc nhận được ít công trình), khi
đó một số lượng lớn công nhân phải nghỉ việc. Do vậy, việc thực hiện chế độ
trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động xây dựng là một vấn đề hết sức
khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là một nhân
tố quan trọng nhất quyết định công ty có thắng thầu hay không. Công ty phải
có một đội ngũ lao động có năng lực, trình độ cao thì công ty mới có cơ hội
thắng thầu các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình đòi hỏi cao
về chất lượng cũng như giá trị công trình lớn. Năng lực nhân sự của công ty
được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2 Tình hình lao động của công ty
Nguồn: Phòng tài chính cty TNHH Thành Phúc
stt CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
I Kỹ sư :
41 44 46
A Xây dựng dân dụng và công nghiệp
17 19 20
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi
7 7 7
C Ngành nghề khác

17 18 18
II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên
322 324 326
A Công nhân Cơ giới
153 155 155
B Công nhân Xây dựng
121 121 122
C Công nhân Kỹ thuật khác
47 49 49
III Lao động khác
43 46 46
Tổng
406 415 418
IV Tổng Lương
9,75 tỉ 10,78 tỉ 12,55 tỉ
1.3 đặc điểm kinh tế kĩ thuật cơ bản
1.3.1 cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Công ty Xd và Tm Thành Phúc
BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
THI CÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC CƠ
GIỚI VẬT TƯ
PHÒNG KẾ
HOẠCH
THI CÔNG
PHÒNG
TÀI

CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG TỔ
CHỨC KẾ
TOÁN
PHÒNG
CƠ GIỚI
VẬT TƯ
XƯỞNG
CƠ KHÍ
SỬA
CHỮA
ĐỘICƠ GIỚI
KHOAN CỌC
NHỒI THI
CÔNG ĐẤT
ĐỘI XÂY
LẮP MÁY
CƠ ĐIỆN
LẠNH
ĐỘI XÂY
LẮP
(BÊTÔNG
MỘC,CỐT
PHA
SẮT )
TRẠM
TRỘN

TÔNG

• Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động của
công ty theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động của công ty đến kết quả cuối cùng.
• Phó giám đốc công ty
Do gám đốc công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc uỷ
quyền điều hành một số lĩnh vực của công ty và chịu trách nhiệm giữa kết qủa
công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc.
• Kế toán trưởng công ty
Là người đứng đầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ
chức, thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê. Kế toán trưởng công ty có
quyền và nhiệm vụ theo điều lệ kế toán trưởng.
• Phòng tổ chức hành chính
Gồm trưởng phòng lãnh đạo chung và các phó phong giúp việc. Phòng tổ chức
hành chính gồm có 5 cán bộ công nhân, nhân viên có nhiệm vui tham mưu việc
cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ lao động tiền lương. Ngoài ra
phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ công tác thanh tra, bảo vệ, thi đua và công tác quản
trị hành chính của các văn phòng công ty.
• Phòng kế toán tài chính
Gồm trưởng phòng và phó phòng giúp việc. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng.
Phòng tài chính kế toán gồm 5 nhân viên thực hiện chức năng tham mưu giúp việc
cho giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính kế toán của công ty, hướng dẫn
việc kiểm sát, việc thực hiện hạch toán kế toán ở các công trình.Quản lý và theo dõi
tình hình sử dụng vốn và tài sản của công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ
sách các nghiệp vụ phát sinh trong toàn công ty. Kiểm tra xét duyệt báo cáo của các
đơn vị phụ thuộc, tổng hợp số liệu để lập báo cáo cho toàn công ty.
• Phòng kế hoạch thi công
Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Gồm 8 cán bộ công nhân
viên. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch thi công các công trình. Tham mưu cho
giám đốc lập kế hoạch thi công theo quí hoặc năm cho toàn công ty, đề xuất các

biện pháp thi công có lợi cho công ty.
• Phòng cơ giới vật tư
Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc. Phòng gồm 5 cán bộ công
nhân viên, nhiệm vụ thực hiện việc cung ứng vật tư thiết bị cho những công trình
đang thi công và lập kế hoạch vật liệu cho các công trình sắp thi công.
• Các đơn vị phụ thuộc
Công ty có các đội ngũ thi công, sửa chữa lắp đặt các xưởng cơ khí, các trạm thực
hiện thi công sửa chữa và xây dựng các công trình mà công ty cần thực hiện. Các
đội trưởng là người được giám đốc công ty bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty vè mọi hoạt động của thi công và xây dựng chịu trách nhiệm về
việc kèm và giám sát cả công việc lẫm đời sống của anh em công nhân trên công
trường.
1.3.2 đặc điểm sản phẩm
Công ty hoạt động trên thị trường xây dựng cơ bản, sản phẩm của Công ty là các
công trình công cộng, nhà ở và các công trình xây dựng khác. Các sản phẩm xây dựng
của Công ty có các đặc điểm:
- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Dẫn
tới sự cạnh tranh giữa các nhà xây dựng là rất cao. Sự mua bán xảy ra trước khi sản phẩm
ra đời, không thể xác định rõ chất lượng sản phẩm. Bởi vậy sự canh tranh chủ yếu vào uy
tín.
- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố định. Đặc điểm
này sẽ gây bất lợi khi công ty cạnh tranh với các công ty địa phươngvà ngược lại.
- Sản phẩm sản xuất có tính mùa vụ vì phụ thuộc vào thiên nhiên lớn.
Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi nguồn lực của Công ty
tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc lại không có việc làm.
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh tranh
mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng và yêu cầu mỹ thuật
công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty thường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên
cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh

hưởng chính sách của Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao trong lúc yêu cầu về
chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi
Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi.
1.3.3 quy trình công nghệ (quy trình xây dựng, quy trình mua sắm)
- Quy trình xây dựng
Sơ đồ 1.2 : Quy trình công nghệ xây dựng
Nguồn: Công ty xd và tm Thành Phúc
Phòng kế
hoạch
Lập báo cáo
Làm hồ sơ
Đấu thầu
Phòng thi
công
Đội trang trí
nội thất
Bàn giao công
trình
Thiết kế công
trình
Khảo sát
Đội điện nướcCác đội xây
dựng
Công trình
đang thi công
Công ty TNHH thương mại và xây dựng là một Doanh nghiệp tư nhân, có tư
cách pháp nhân đầy đủ, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xây
lắp được giao và đấu thầu thành công nhiều công trình, hạng mục công trình.
Công ty coi vấn đề khảo sát thực tiễn là quan trọng, là nền tảng để thực hiện thành

công các công trình và hạng mục công trình. Sau khi khảo sát, công ty tiến hành lập báo
cáo khảo sát. Tiếp theo là thiết kế công trình, thiết kế này được giao cho nhóm kỹ sư của
công ty. Thiết kế được dựa trên quá trình khảo sát trước đó để phù hợp với địa thế, chức
năng của công trỡnh và yờu cầu của bờn chủ đầu tư (bên A). Sau đó Công ty phải làm hồ
sơ dự thầu (nếu là công trình đấu thầu ) gửi cho đại diện của chủ đầu tư.
Nếu Công ty đấu thầu thành công thì chuyển giao thiết kế cho phòng thi công. Từ
phòng thi công này sẽ lên kế hoạch và bàn giao trực tiếp công việc cho từng đội : các đội
xây dựng, đội trang trí nội thất, đội điện nước.
Sau khi hoàn thành các công trình, hạng mục công trình Công ty tiến hành bàn
giao công trình, hạng mục công trình cho bên chủ đầu tư (bên A).
Như vậy, bàn giao công trình chính là công đoạn cuối cùng trong quy trình công
nghệ xây dựng của Công ty
1.3.4 Tình hình tài chính
Năng lực tài chính của công ty được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả
sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của công ty.
Năng lực tài chính của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.3 Số liệu tài chính của công ty năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Tổng số tài sản cố định
19666 21306 23045
2. Nguyên giá TSCĐ
10099 11033 11645
3. Giá trị còn lại của TSCĐ
6921 8323 8206
4. Tài sản có lưu động
11508 12982 14839
5. Tổng số tài sản nợ
6817 8074 8501

6. Tổng số nợ lưu động
20679 2428 2960
7. Lợi nhuận trước thuế
8986 9776 11762
8. Nộp Ngân sách
898 978 1175
9. LN sau thuế (Lãi ròng)
3674 3999 4326
10 Vốn lưu động
56310 60680 81277
11. Doanh thu
81157 69611 87414
12. Tổng thu nhập
5910 5070 6366
13. N.Vốn CSH (Gtrị ròng)
11862 12066 12273
Nhận xét :
Từ bảng trên, ta thấy doanh thu của công ty năm 2011 giảm 11,546,000,000 so
với năm 2010 nhưng năm 2012 tăng 17,803,000,000 so với năm 2011 và cả 3 năm công
ty đều có lợi nhuận. Nhưng tổng nợ là rất lớn, phần vốn vay chiếm tỷ lệ cao trong Tổng
vốn kinh doanh của công ty. Hơn nữa vẫn còn nhiều những khoản phải thu và nợ khó đòi.
Tuy nhiên, trong điều kiện như hiện nay công ty đạt được thành tích như thế là có thể
chấp nhận được.
-Doanh thu tăng 17,8 tỉ đồng đạt 125.56% (2011 – 2012)
-Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 1.3 tỉ đồng đạt 125.57% (2011 –
2012)
1.3.5 Tình hình tiền lương, lao động
- Tình hình lao động trong công ty.
Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các công ty, các xí
nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao động trong ngành

xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá
xã hội; là những nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và
luôn là nhân tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản thường
không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công trình và phải làm
việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc cần rất nhiều lao động (doanh
nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có lúc cần ít lao động (doanh nghiệp không nhận
hoặc nhận được ít công trình), khi đó một số lượng lớn công nhân phải nghỉ việc. Do vậy,
việc thực hiện chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động xây dựng là một vấn
đề hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là một nhân
tố quan trọng nhất quyết định công ty có thắng thầu hay không. Công ty phải có một đội
ngũ lao động có năng lực, trình độ cao thì công ty mới có cơ hội thắng thầu các công
trình xây dựng, đặc biệt là những công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị
công trình lớn. Năng lực nhân sự của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.4 Tình hình lao động của công ty
Nguồn: Phòng tài chính cty xd và tm Thành Phúc
stt CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
I Kỹ sư :
41 44 46
A Xây dựng dân dụng và công nghiệp
17 19 20
B Xây dựng mỏ, giao thông, thuỷ lợi
7 7 7
C Ngành nghề khác
17 18 18
II Công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên
322 324 326
A Công nhân Cơ giới
153 155 155

B Công nhân Xây dựng
121 121 122
C Công nhân Kỹ thuật khác
47 49 49
III Lao động khác
43 46 46
Tổng
406 415 418
IV Tổng Lương
9,75 tỉ 10,78 tỉ 12,55 tỉ
Nhận xét:
Từ bảng trên cho ta thấy số lao động của công ty tăng đều qua các năm
Năm 2012 tổng số lao động là 418 người tăng 3 người so với năm 2011 ( tương
ứng tăng 0,72%), tăng 12 người so với năm 2010 tương ứng tăng 2,96%
- Tiền Lương
o Các hình thức trả lương của công ty
1, Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương thời gian theo sản phẩm được Công ty áp dụng cho cán bộ công nhân
viên ở bộ phận làm công việc hành chính, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Mức
hoàn thành sản lượng kế hoạch là căn cứ để tính lương theo thời gian, theo sản phẩm cho
các cán bộ công nhân viên tại các văn phòng hành chính, quản lý.
Tuỳ theo tính chất lao động khác nhau mà mỗi nghành nghề cụ thể có một mức
lương riêng như thang lương công nhân, thang lương lái xe… trong mỗi tháng mức lương
lại tuỳ theo trình độ thành thạo, nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn mà chia thành nhiều bậc
lương, mỗi bậc lương có một mức nhất định mà Công ty gọi là “mức lương cơ bản” của
mỗi người lao động.
2, Hình thức trả lương khoán
Hình thức khoản công việc được áp dụngcho những công việc lao động giản đơn
việc bảo vệ, lái xe
3, Chế độ tiền lương và một số chế độ khác khi tính lương

- Lương làm thêm giờ
- Lương làm đêm
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp độc hại
- Lương nghỉ phép
1.3.6 Tình hình chất lượng
Công ty áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 trong các hoạt động: thiết
kế, kinh doanh nhập khẩu, quản lý các dự án thi công xây lắp, quản lý các công ty thành
viên.
Để thực hiện chính sách chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001-2000
công ty phải thực hiện:
- Nhận biết các quá trình cần thiết, mối tương tác giữa chúng và áp dụng các quá
trình này trong toàn công ty.
- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện và
kiểm soát các quá trình.
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nguồn lực: nhân lực, cơ sở vật chất, môi trường
làm việc, thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá và theo dõi các quá trình để đạt được mục tiêu đề ra và thực
hiện cải tiến liên tục các quá trình.
- Khi có sử dụng nguồn lực bên ngoài trong hoạt động của mình, công ty đảm bảo
nhận biết được nguồn gốc, chất lượng của các nguồn lực bên ngoài; kiểm tra được các
quy trình có sử dụng các nguồn lực bên ngoài; lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong suốt
quá trình tham gia của nguồn lực bên ngoài.
1.3.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 1.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
1, Doanh thu tiêu thụ Triệu
đồng
81157 69611 87414
2, Chi phí tiêu thụ Triệu

đồng
75247 64541 81048
- Giá vốn Triệu
đồng
45148 38724 48629
- Chi phí QLDN Triệu
đồng
18811 16135 20262
- Chi phí bán
hàng
Triệu
đồng
11287 9681 12157
3, Lợi nhuận tiêu thụ Triệu
đồng
5910 5070 6366
-Nhận Xét:
Qua bảng trên ta thấy:
- Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp năm 2011 so với năm 2010 giảm 11546 triệu
đồng tương ứng giảm 14,23%. Năm 2012 tăng 17803 triệu đồng so với năm 2011
tương ứng tăng 25,57%.
- Chi phí tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010 giảm 10706 triệu đồng tương ứng
giảm 14,23%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 16507 triệu đồng tương ứng tăng
25,58%.
- Lợi nhuận tiêu thụ năm 2011 so với năm 2010 giảm 840 triệu đồng tương ứng
giamr14,21%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1296 triệu đồng tương ứng tăng
25,56%.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY XD VÀ TM THÀNH PHÚC
2.1 Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau
nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Để
có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những ưu thế
riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mó, tính hiện đại tiện dụng
Để có được những ưu thế trên, ngoài yếu tố khoa học kĩ thuật, công nghệ và trình độ
quản lý kinh doanh thì điều kiện tối cần thiết để doanh nghiệp đứng vững và có uy tín
trên thị trường chính là việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả. Đảm bảo quản lý nguyên
vật liệu cho sản xuất là một yêu cầu khách quan, thường xuyên của mọi đơn vị sản xuất
và nó có tác động rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng
bộ, đúng chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phần
đảm bảo tiến độ sản xuất trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là
bộ phận trực tiếp tạo nên sản phẩm, nó chiếm 60-70% trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
Do đó, nguyên vật liệu có vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh
và giá thành sản phẩm.
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
* Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượnglao động được biểu hiện dưới hình
thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đối tượng lao động,
sức lao động là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- nguyên vật liệu chính: (Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) nguyên vật liệu
chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như: sắt, thép, xi
măng, …
- Vật liệu phụ: Là những loai vật liệu mang tớnh chất phụ trợ trong quỏ trỡnh sản
xuất kinh doanh, vật liệu phụ này cú thể kết hợp với vật liệu chớnh để làm tăng thêm tác
dụng của sản phẩm phục vụ người lao động
2.1.2 Ý nghĩa và vai trò
Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của nguyên
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng chất lượng

chủng loại có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo chất lượng
nguyên vật liệu cho sản xuất cũng là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu
vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cung ứng nguyên vật
liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một
trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quy trình sản xuất nào, là một bộ phận
quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý
vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguyên vật liệu
٭ Số lượng nhà cung cấp trên thị trường.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng rất thường tới các quá trỡnh quản trị nguyờn vật liệu
đó là các nhà cung cấp. Số lượng đông đảo các nhà cung cấp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau là thể hiện sự phát triển của thị trường các yếu tốt đầu vào nguyên vật liệu.
Thị trường này càng phát triển bao nhiêu càng tạo ta khả năng lớn hơn cho sự lựa chọn
nguồn nguyên vật liệu tối ưu bấy nhiêu.
Mặt khỏc, sức ộp của nhà cung cấp cú thể tạo ra cỏc điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn
cho quản trị nguyên vật liệu. Sức ép này gia tăng trong những trường hợp sau:
- Một số công ty độc quyền cung cấp.
- Không có sản phẩm thay thế.
- Nguồn cung ứng trở nên khó khăn.
- Các nhà cung cấp đảm bảo các nguồn nguyờn vật liệu quan trọng nhất cho doanh
nghiệp.
٭ Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường giá cả là thường xuyên thay đổi. Vì vậy việc hội nhập và thích
nghi với sự biến đổi đó là rất khó khăn do việc cập nhật các thông tin là hạn chế. Do vậy
nó ảnh hưởng tới việc định giá nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp. Việc thay đổi giá cả thường xuyên là do:
- Tỷ giá hối đoái thay đổi làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu với giá cũng khác nhau.
- Do các chính sách của chính phủ (quata, hạn ngạch )

- Do độc quyền cung cấp
٭ Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở nước ta hiện nay do việc xem nhẹ các hoạt động quản lý liên quan
tới nguồn đầu vào của doanh nghiệp cho nên ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh.
Một trong những yếu tố của việc xem nhẹ này là việc đánh giá không đúng tầm quan
trọng của yếu tố đầu vào (đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước) do trình độ của cán bộ quản
lý cũng hạn chế, số lượng đào tạo chính quy rất ít, phần lớn làm theo kinh nghiệm và thói
quen. Mặt khác là do những yếu kém của cơ chế cũ để lại làm cho một số doanh nghiệp
hoạt động không năng động còn trông chờ, ỷ lại
٭ Hệ thống giao thông vận tải.
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu là hệ thống giao
thông vận tải của một nơi, một khu vực, một quốc gia, những nhân tố này thuận lợi sẽ

×