Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH vận tải và thương mại TUẤN MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.03 KB, 40 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Một nền kinh tế phát triển không thể không kể đến vai trò của các doanh
nghiệp. Ngày nay các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều với các lĩnh vực hoạt
động khác nhau mang lại sự phát triển toàn diện cho nền kinh tế. Để các doanh nghiệp
có thể phát triển được đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực vững mạnh. Vì vậy các
trường đại học, cao đẳng cũng như các trường dạy nghề đã gắn việc học lý thuyết của
sinh viên với thực hành. Với mỗi sinh viên trước khi ra trường thì thực tập tốt nghiệp
là một điều thiết yếu. Đợt thực tập này giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và
kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp, tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh trong
các doanh nghiệp. Qua đó giúp sinh viên có thể nhận dạng và tìm hiểu được các chức
năng của doanh nghiệp, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để tham gia giải quyết
các vấn đề cụ thể trong doanh nghiệp. Đây cũng là dịp để sinh viên chúng em có thể
xác định hướng công việc cho mình khi ra trường.
Do mối quan hệ và khả năng thu thập dữ liệu nên em đã chọn đơn vị thực tập
tốt nghiệp là Công ty TNHH Vận Tải & Thương Mại TUẤN MINH với đề tài “ Tìm
hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vận Tải & Thương
mại TUẤN MINH”. Đây là một công ty có uy tín và vai trò to lớn trong …………….
Trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này của em bao gồm các nội dung chính
sau:
Chương 1: ……………
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty TNHH Vận Tải &
Thương Mại TUẤN MINH đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thơi gian thực tập tại công
ty và cảm ơn thầy đã hướng dấn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
này.
Do hiểu biết về thực tế còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo này sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
1


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ
THƯƠNG MẠI TUẤN MINH
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và đăng ký kinh
doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng. Công ty là một tổ chức pháp
nhân trong đó có các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chia lỗ
tương ứng với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi phần vốn góp của mình. Công ty có tư cách Nhà nước công nhận sự tồn
tại lâu dài và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty
tuân thủ theo các quy định của pháp luật,công ty có quyền kinh doanh và chủ động
trong mọi hoạt động kinh doanh,được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất,quyền thừa kế
về vốn,tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác. Các quyền lợi hợp pháp của công ty
được pháp luật bảo vệ.
Công ty đăng kí lần đầu vào ngày 10/12/2009 và đăng kí thay đổi lần thứ 3 vào
ngày 25/02/2013.
• Tên viết bằng Tiếng việt: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
TUẤN MINH
• Tên tiếng anh: Chưa có
• Tên công ty viết tắt: Chưa có
• Địa chỉ: Thôn Phúc Giới, xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
• Số điện thoại: 03203816407
• Fax: Chưa có
• Email: Chưa có
• Website: Chưa có
• Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng
• Danh sách thành viên:

Stt

Tên thành
viên
Nơi đăng kí hộ
khẩu thường tru
giá trị vốn góp
(đồng)
Phần
vốn
góp
(%)
Số giấy
chứng minh
thư nhân dân
Ghi
chú
1
ÔNG BÁ
HIẾN
Thôn Phúc
Giới, xã Thanh
Bính, huyện
Thanh Hà, tỉnh
1.500.000.000 0 141750752
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hải Dương
2
NGUYỄN

THỊ TÂM
Thôn Lập Lễ,
xã Thanh Hồng,
huyện Thanh
Hà, tỉnh Hải
Dương
1.500.000.000 0 141421310
1.1.2. Ngành, nghề kinh doanh
+ Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ.
+ Mua bán hàng nông sản, hàng gia dụng, rượu bia thuốc là nội, đường
sữa,bánh kẹo.
+ Mua bán máy vi tính, máy móc, thiết bị văn phòng.
+ Mua bán vật liệu xây dựng, giường, tủ, bàn ghế, phụ tùng ô tô, vật tư
nông nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật).
+ Mua bán phế liệu kim loại, phi kim loại (không độc hại).
+ Xây dựng công trình dân dụng.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy.
+ Đại lí bán lẻ xăng, dầu, mỡ, nhớt.
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2. Cơ cấu tổ chức công ty.
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận :
*Giám đốc:
-Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có
quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty;chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thục hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy
định của Luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

- Là người quyết định các chủ trương,chính sách,mục tiêu chiến lược của
công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh đầu tư
của công ty.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán vật tư thiết bị.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban cụ thể.
- Quyết định các chỉ tiêu về tài chính.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
* Phòng tài chính kế toán:
Giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong việc tổ chức,chỉ
đạo toàn bộ công tác kế hoạch tài chính,hạch toán thống kê toàn công ty theo đúng quy
định của Nhà nước và pháp lệnh kế toán thống kê đã ban hành.Nhiệm vụ:
- Tổ chức bộ máy,hình thức kế toán thống kê từ cơ sở cho đến công ty phù
hợp với năng lực và thực tế nhằm phát huy hiệu quả bộ máy quản lý.
- Ghi chép,phản ánh chính xác,kịp thời,đầy đủ và trung thực toàn bộ các hoạt
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
BAN GIÁM
ĐỐC
PHÒNG TÀI
CHÍNH, KẾ
TOÁN
PHÒNG ĐIỀU
HÀNH HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI
PHÒNG KĨ
THUẬT
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

động kinh doanh và tài sản của công ty.
- Tính toán chính xác két quả hoạt động kinh doanh,kiểm kê tài sản
- Các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
* Phòng kĩ thuật
- Quản lí công tác kĩ thuật, sủa chữa để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt và
phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế của đội vận chuyển.
- Tổ chức theo dõi tình trạng kĩ thuật của đội vận chuyển để lập kế hoạch sửa
chữa, bảo dưỡng quý, năm theo đúng quy phạm của đang kiểm và yêu cầu khai thác
đội vận chuyển.
- Thường xuyên cập nhật thông tin từ Cơ quan Đăng kiểm, thông báo cho các
phòng liên quan và nhanh chóng giải quyết các yêu cầu của cơ quan đăng kiểm sau
mỗi kì kiểm tra.
- Tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả hệ thống bảo quản
bảo dưỡng, sửa chữa đội vận chuyển của công ty.
- Trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác sửa chữa, bảo dưỡng của từng container
và toàn bộ đội container.
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả các phương án kĩ thuật; Đề xuất các biện pháp
bổ sung, sửa đổi quy trình,định mức kĩ thuật
- Kiểm soát các phụ tùng kĩ thuật để đảm bảo cho container hoạt động an
toàn và đôn đốc đội vận chuyển chuẩn bị kịp thời các phụ tùng để phục vụ kế hoạch
bảo quản bảo dưỡng.
- Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn.
- Xử lí các báo cáo kĩ thuật từ container, tiến hành kiểm tra máy móc, thiết
bị, xem xét và đánh giá để đưa ra các hành động phòng ngừa đảm bảo đội vận chuyển
hoạt động an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
* Phòng điều hành hoạt động vận tải
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai việc kinh doanh khai thác đội vận chuyển
container.
- Tiến hành các nghiệp vụ thuê và cho thuê container . Quản lí các hợp đồng

thuê container.
- Lập kế hoạch, chỉ đạo và phối hợp với các văn phòng đại diện công ty trong
việc vận chuyển trên tuyến nội địa.
- Nghiên cứu, tổ chức, triển khai và thực hiện mở các tuyến kinh doanh mới.
1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty.
Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sáng tạo cũng như năng
suất làm việc của mọi người. Hiểu được điều này, Công ty TNHH Tuấn Minh luôn cố
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
gắng hoàn thiện về mặt cơ sỏ vật chất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu làm việc cũng như
sinh hoạt ở công ty cho nhân viên.
Từ lúc mới thành lập với tổ chức công ty đơn giản đến nay, công ty TNHH
vận tải và thương mại Tuấn Minh tại tp.Hải Dương đã phát triển nhiều hơn với cơ sở
vật chất kỹ thuật bao gồm:
- Nhà xưởng
- Máy móc thiết bị
- Phương tiện vận tải
Đội vận chuyển bao gồm 17 xe đầu kéo với những lái xe lâu năm, giàu kinh
nghiệm sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Phòng làm việc được thiết kế khoa học, phù hợp với yêu cầu làm việc của
nhóm. Các phòng đều được lắp hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ
hiện đại nhằm mang lại môi trường làm việc lí tưởng cho nhân viên.
Bên cạnh đó, công ty còn dành riêng một khu vực thoáng mát, rộng rãi để
làm phòng ăn, phòng nghỉ trưa cho nhân viên tạo không khí làm việc thoải mái và
thuận tiện.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về tài chính, Tuấn Minh còn mong muốn mang
lại nhưng giá trị về tinh thần thật sự. Đó chính là chất keo gắn kết giữa nhân viên và
công ty.

Tuấn Minh vẫn không ngừng phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn nữa.
Để một ngày không xa nhân viên của công ty sẽ được làm việc trong những tòa nhà
cao tầng và hiện đại.
1.4. Tình hình nhân sự
Trong công ty TNHH VT và TM Tuấn Minh có tổng số lao động là:
- Tổng số lao động: 40 người.
- Cơ cấu lao động:
+ Nữ chiếm tỷ lệ 30%
+ Nam chiếm tỷ lệ 70%
1.5 Quy mô về tài sản của doanh nghiệp ( Trích ở bản cân đối kế toán)
1.6. Công nghệ sản xuất.
SSTT Biển số xe
Nhãn hiệu, tải
trọng, năm, nơi
sản xuất
Xe tải
Tuyến khai thác (ghi bến
đầu, bến cuối)
11 34C.00096 FREIGHTLINER;
15.200; 2004; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
22 34C.00386 FREIGHTLINER;
15.200; 2003; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

33 34C.00318 FREIGHTLINER;
15.200; 2005; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
44 34C.00286 FREIGHTLINER;
15.200; 2005; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
55 34C.00368 FREIGHTLINER;
15.200; 2003; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
66 34C.00688 FREIGHTLINER;
15.200; 2005; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
77 34C.01563 FREIGHTLINER;
15.200; 2005; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
88 34C.00928 FREIGHTLINER;
15.200; 2004; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
99 34C.01497 FREIGHTLINER;
15.200; 2004; Mỹ
Container Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
110 34R.00030 CIMC Trung
Quốc

Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
111 34R.00066 KCT Việt Nam Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
112 34R.00018 Tân Thanh Trung
Quốc
Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
113 34R.00011 CIMC Trung
Quốc
Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
114 34R.00026 CIMC Trung
Quốc
Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
115 34R.00057 Ming Wei Trung
Quốc
Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
116 34R.00070 KCT Việt Nam Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
117 34R.00058 CMC Trung Quốc Rơ mooc Cầu Treo, Lao Bảo, Chalo
- Lạng Sơn
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH VT & TM TUẤN MINH

2.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế được mọi người quan
tâm tới. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, chẳng hạn như:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh
giữ kết quả với chi phí.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức
là gía trị sử dụng của nó, hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình
kinh doanh.
Ngoài ra nó còn nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng khái niệm sau
đay có thể là tổng quát nhất:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi
phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng để
đánh giá sự tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu về kinh tế doanh nghiệp trong từng
thời.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội:
+ Hiệu quả kinh tế: Là sự so sánh giữa kết quả kinh doanh đạt được với toàn bộ
chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: Phản ánh kết quả mà doanh nghiệp đạt được về mặt xã hội:
Mức độ ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường ….
2.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh
Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai sẽ không thành vấn đề
bàn cãi nếu nguồn tài nguyên không hạn chế. Người ta có thể sản xuất vô tận hàng
hoá, sử dụng thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, lao động không khôn ngoan cũng
chẳng sao nếu nguồn tài nguyên là vô tận. Nhưng thực tế, mọi nguồn tài nguyên trái
đất như đất đai, khoáng sản, lâm sản, hải sản,…là một phạm trù hữu hạn và ngày càng
khan hiếm, ngày càng cạn kiệt do con người khai thác và sử dụng chúng. Trong khi đó
một mặt, dân cư ở từng vùng, từng quốc gia và toàn thế giới ngày càng tăng và tốc độ

tăng dân số cao làm cho sự tăng dân số rất lớn và mặt khác, nhu cầu tiêu dùng vật
phẩm của con người lại là một phạm trù không có giới hạn: không có giới hạn ở sự
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phát triển các loại cầu và ở từng loại cầu thì cũng không giới hạn – càng nhiều, càng
phong phú, càng có chất lượng cao càng tốt. Do vậy, của cải đã khan hiếm lại càng
khan hiếm và ngày càng khan hiếm theo cả nghĩa tuyệt đối và tương đối của nó. Khan
hiếm đòi hỏi và bắt buộc con người phải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế, khan hiếm
tăng lên dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu ngày càng phải đặt ra nghiêm túc, gay
gắt. Thực ra, khan hiếm mới chỉ là điều kiện cần của sự lựa chọn kinh tế, nó buộc con
người “phải” lựa chọn kinh tế vì lúc đó dân cư còn ít mà của cải trên trái đất lại phong
phú, chưa bị cạn kiệt vì khai thác, sử dụng. Khi đó, loài người chỉ chú ý phát triển
kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các yếu tố sản
xuất: tư liệu sản xuất, đất đai….
Điều kiện đủ cho sự lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển của kỹ thuật
sản xuất thì càng ngày người ta càng tìm ra nhiều phương pháp khác nhau để chế tạo
sản phẩm. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng những nguồn lực đầu vào
nhất định ta có thể tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh
nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn sản xuất kinh doanh sản phẩm (cơ cấu
sản phẩm) tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh
doanh cao nhất, thu được nhiều lợi nhất. Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng
kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả
kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào sự cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng,
ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ
cấu kinh tế,…nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế. Nói một cách khái quát là
nhờ vào sự nâng cao hiệu quả kinh doanh
Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là nâng cao khả năng sử dụng các
nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự tối ưu. Trong điều kiện khan hiếm các

nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt
ra đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nao
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh
gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động sản xuất là điều kiện tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh
để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc canh
tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy
tín…nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao
hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều
kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Các nhân tố chủ quan.
- Nhân tố con người:
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong
thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên
môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại
rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp,
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh nghiệp có một
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của công nhân cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nhân có tay nghề
cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và nguyên vật liệu, làm
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhân tố con người

trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều đó
đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi
dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ các cán bộ
quản lý.
-Nhân tố vốn:
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3
nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới
hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu, doanh nghiệp tư
nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.
- Nhân tố về kỹ thuật:
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công nghệ
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ thuật và
công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
* Các nhân tố khách quan:
Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể khái quát thành
2 nhóm:
- Môi trường vĩ mô
Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và lao động, xu hướng phát
triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của nhà nước và các yếu tố

khách quan.
+ Môi trường pháp lý:
Kinh doanh luôn gắn liền với quản lý theo quy định của pháp luật, môi trường
pháp lý ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, pháp luật quy định chặt chẽ hay
nới lỏng trong kinh doanh, giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh sao cho đem
lại hiệu quả cao nhất.
+ Các chính sách kinh tế của Nhà nước.
Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng như môi trường pháp lý đều ảnh
hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất, đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, đa dạng
hóa ngành nghề, hội nhập kinh tế, mở cửa kinh doanh trên thế giới lại càng đòi hỏi
chính sách kinh tế của Nhà nước phù hợp để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát
triển theo hướng hội nhập, đem lại hiệu quả cao cho các Công ty nhưng vẫn đảm bảo
chính sách của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế.
+ Thời tiết khí hậu.
Đây là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thị trường người
tiêu dùng qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra
+ Thị trường người tiêu dùng.
Thị trường có ý nghĩa rất lớn quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, thị
trường người tiêu dùng lớn chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Đối với các nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ
hay thay đổi được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
cực hoặc không hạn chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo của các nhà

quản lý ở từng doanh nghiệp
2.1.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
* Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh
Trong thực tiễn không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệu
quả kinh doanh và chính điều này đã làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lực của họ mặc
dù ai cũng muống làm tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy khi đề cập đến hiệu quả
kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không
gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả
đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
a. Về mặt thời gian
Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không được làm giảm
hiệu quả khi xét trong thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của chu kỳ sản xuất trước không
được làm hạ thấp hiệu quả chu kỳ sau. Trong thực tế không ít những trường hợp chỉ
thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện và lâu dài những phạm vi này dễ xảy ra
trong việc nhập về một số máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu Hoặc xuất ồ ạt các loại tài
nguyên thiên nhiên. Việc giảm một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc toàn diện và lâu dài
các chi phí cải tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện
đại hoá, đổi mới TSCĐ, nâng cao toàn diện trình độ chất lượng người lao động Nhờ
đó làm mối tương quan thu chi giảm đi và cho rằng như thế là có "hiệu quả" không
thể coi là hiệu quả chính đáng và toàn diện được.
b. Về mặt không gian
Có hiệu quả kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạt động
kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của cả hệ thống
mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế này với các ngành kinh tế khác, giữa
từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiệu quả kinh tế với việc thực hiện các nhiệm
vụ ngoài kinh tế.
Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nào đó
dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét toàn diện. Khi hiệu
quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế quốc dân thì mới
được coi là hiệu quả kinh tế.

SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
c. Về mặt định lượng
Hiệu quả kinh tế phải được thể hiện qua mối tương quan giữa thu chi theo
hướng tăng thu giảm chi. Điều này có nghĩa là tiết kiệm đến mức tối đa chi phí sản
xuất kinh doanh để tạo ra một đơn vị sản phẩm có ích.
d. Về mặt định tính
Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt
được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Giành được hiệu quả cao cho doanh
nghiệp chưa phải là đủ mà còn đòi hỏi mang lại hiệu quả cho xã hội. Trong nhiều
trường hợp, hiệu quả toàn xã hội lại là mặt có tính quyết định khi lựa chọn một giải
pháp kinh tế, dù xét về mặt kinh tế nó chưa hoàn toàn được thoả mãn.
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quả của hoạt
động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt được mà còn đánh giá chất
lượng của kết quả ấy. Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới
được đánh giá một cách toàn diện hơn.
Cụ thể khi đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần phải quán triệt một số
quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Thứ nhất: Bảo đảm sự kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội, lợi ích tập thể, lợi
ích người lao động, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài Quan điểm này đòi hỏi việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc thoả mãn một cách thích đáng
nhu cầu của các chủ thể trong mối quan hệ mắt xích phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó
quan trọng nhất là xác định được hạt nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã
từ đó thoả mãn lợi ích của chủ thể này tạo động lực, điều kiện để thoả mãn lợi ích của
chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và mục đích cuối cùng. Nói tóm lại theo
quan điểm này thì quy trình thoả mãn lợi ích giữa các chủ thể phải đảm bảo từ thấp
đến cao. Từ đó mới có thể điều chỉnh kết hợp một cách hài hoà giữa lợi ích các chủ
thể.

Thứ hai : là bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự kết
hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu
quả toàn doanh nghiệp. Chúng ta không vì hiệu quả chung mà làm mất hiệu quả bộ
phận. Và ngược lại, cũng không vì hiệu quả kinh doanh bộ phận mà làm mất hiệu quả
chung toàn bộ doanh nghiệp. Xem xét quan điểm này trên lĩnh vực rộng hơn thì quan
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc đảm bảo
yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất hàng hoá, của ngành, của địa phương, của
cơ sở. Trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi
trọng toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh. Đồng thời phải xem xét đầy đủ các
mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo
một mục tiêu đã xác định.
Thứ ba: là phải bảo đảm tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương
và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Thứ tư: là đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm vụ
kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước hết ta phải nhận thấy rằng sự
ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Trong khi đó chính sự ổn định đó lại được quyết định bởi mức độ thoả mãn lợi
ích của quốc gia. Do vậy, theo quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh phải được xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Cụ thể là, nó được thể hiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn
hàng của nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp
ký kết với nhà nước. Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đã đảm bảo sự phát triển cân đối
của nền kinh tế quốc dân.

Thứ năm là: Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện vật lẫn
giá trị của hàng hoá. Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán và đánh giá hiệu quả
phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị. ở đây mặt hiện vật thể hiện ở số
lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, còn mặt giá trị là biểu hiện bằng tiền của
hàng hoá sản phẩm, của kết quả và chi phí bỏ ra. Như vậy, căn cứ vào kết quả cuối
cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình đánh giá
hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
* Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
-Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp:
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tình hình
doanh nghiệp nên thường được dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau.
+ Sức sản xuất của vốn:
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sức sản xuất của vốn =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong việc tạo
ra doanh thu: một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
+Doanh thu trên chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Doanh thu trên chi phí sản
xuất và tiêu thụ trong kỳ
=
Doanh thu
Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn =
Tổng lợi nhuận
Tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh
nghiệp.
+Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN theo DT =
Tổng doanh thu
ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
+Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN theo CP =
Tổng chi phí trong kỳ
ý nghĩa: Cứ một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nhân lực:
+ Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
Doanh thu thuần
NSLĐ bình quân =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
ý nghĩa : Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
+ Chỉ tiêu tỷ suất tiền lương tính theo doanh thu thuần
Tổng quỹ lương
Tỷ suất tiền lương/DTT =
Doanh thu thuần trong kỳ
ý nghĩa : Để có 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải trả bao nhiêu đồng
tiền lương.
+ Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.

Lợi nhuận sau thuế
Mức sinh lời bình quân của LĐ =
Tổng số lao động trong kỳ
ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
+Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
Doanh thu thuần
Tỷ suất DT/ vốn KD =
Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ
ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu
thuần.
+Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động.
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn LĐ =
Vốn lưu động trong kỳ
ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
+Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ
ý nghĩa: Thời gian thu tiền bán hàng kể từ lúc xuất giao hàng đến khi thu tiền là
bao nhiêu ngày.
+ Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
Vốn lưu động
Hệ số KNTTHT =
Vốn ngắn hạn trong kỳ

ý nghĩa : Phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả chi phí:
+Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu thuần trên chi phí
Doanh thu thuần
Tỷ suất DT/CP =
Tổng chi phí trong kỳ
ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của doanh nghiệp:
Nhóm chỉ tiêu này chủ yếu được xem xét, phân tích bằng định tính, rất khó có
thể lượng hoá được; nhưng rõ ràng là chúng ta cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu này là:
+Mức đóng góp cho ngân sách
+Số lao động được giải quyết việc làm
+Đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng
+Cải thiện môi trường.
ý nghĩa: Nếu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp là cao, điều đó sẽ góp phần
làm tăng hiệu quả kinh tế, tạo uy tín cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày
càng phát triển nhanh và bền vững.
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Ngoài các chỉ tiêu trên, còn rất nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên do điều kiện có hạn, báo cáo này chỉ giới
hạn trong việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ
phần Thương mại Đà Nẵng.
2.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH vận tải
và thương mại Tuấn Minh.
22.1 Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi
doanh nghiệp có một quá trình sản xuất riêng biệt, kết quả của quá trình sản xuất đó
được biểu hiện bằng doanh thu. Doanh thu là kết quả của quá trình sản xuất, phản ánh
chất lượng và số lượng sản phẩm, từ biểu doanh thu ta thấy được kết quả kinh doanh
của từng bộ phận và sự tăng giảm giá trị từ đó ta có thể lập được kế hoạch cụ thể, phân
tích rõ kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, từng ngành sản xuất để tiếp tục
đầu tư phát triển hay tạm ngừng sản xuất. Việc phân tích kết quả doanh thu năm nay
so với năm trước để từ đó thấy được tiềm năng để tăng doanh thu, từ đó chủ động đầu
tư thêm vào các lĩnh vực có xu thế phát triển mạnh của doanh nghiệp, đồng thời đầu tư
thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để đạt doanh thu cao hơn nữa trong các năm
sau.
Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu nhằm:
- Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu từng thành phần doanh thu, các nhân tố ảnh hưởng đến thành
phần doanh thu và tổng doanh thu.
- Tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tổng doanh thu.
Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu của doanh
nghiệp nhằm phân tích đánh giá một cách đúng đắn, chính xác kết quả mà doanh
nghiệp đạt được đồng thời tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm doanh thu, tìm
ra mặt mạnh mặt yếu đã làm tăng doanh thu, giảm doanh thu từ đó tìm ra biện pháp
khắc phục và phát huy để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu
quả cao hơn.
* Chỉ tiêu chi phí:
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chi phí là một chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng dùng để đánh giá

chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền,
hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch chi phí là phương hướng chủ đạo nhằm tăng
doanh lợi, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống người lao động. Xuất
phát từ tầm quan trọng đó mà ta thấy được ý nghĩa trong việc phân tích tình hình thực
hiện chỉ tiêu chi phí.
Mục đích của việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí là:
- Đánh giá mức độ và tình hình thực hiện chi phí
- Xác định và phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí, xác định mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Đề xuất các biện pháp nhằm loại bỏ những nhân tố tiêu cực làm tăng chi phí,
phát huy những nhân tố tích cực làm giảm chi phí.
Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí là:
Tổng hợp chi phí dưới dạng tổng hợp nhằm đánh giá một cách hợp lý về chỉ
tiêu chi phí, đồng thời tìm ra những nhân tố tác động đến việc thực hiện chỉ tiêu kể cả
nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực.
Từ đó rút ra những kết luận cần thiết và chính xác để ra các quyết định những
biện pháp thiết thực để doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả nhất, thực hiện tốt
mục tiêu giảm chi phí, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Doanh thu được tạo ra từ sản lượng và giá cước, theo quy định thì giá cước
không được tùy tiện thay đổi nên việc giảm chi phí là nhân tố quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
* Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận cao hay thấp sẽ quyết định quyền tự chủ về tài chính, tự chủ về hoạt
động sản xuất kinh doanh, quyết định khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Mục đích:
- Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động khác.

- Xác định các yếu tố, nguyên nhân gây ảnh hưởng.
- Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Xác định xu hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
Ý nghĩa:
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận sẽ bóc tách các lợi nhuận,
tìm rõ nguyên nhân để giúp nhà nước quản lý thấy rõ hoạt động kinh doanh, thấy được
khả năng mạnh hay yếu trong từng hoạt động để từ đó có các biện pháp thích hợp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các HĐSXKD,
nó là khoản chênh lệch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh
thu từ đó các hoạt động của công ty mang lại. Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng
tổng hợp phản ánh hiệu quả SXKD, là đòn bẩy tài chính tác động tới việc hoàn thiện
các mặt hoạt động tài chính của công ty, là nguồn tích luỹ cơ bản để công ty mở rộng
sản xuất, là nguồn thu của ngân sách nhà nước, là điều kiện để củng cố thêm thế mạnh
và uy tín của công ty trên thị trường.
Tóm lại: Lợi nhuận là một hoạt động của các doanh nghiệp, là phương tiện để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển, lợi nhuận nhiều hay ít có ảnh hưởng tới ngân sách
nhà nước, đến công ty và người lao động.
2.2.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của
công ty CPTMĐà Nẵng:
Bảng 2: Xét chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 2013/2012
Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)

Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
Tổng doanh
thu
629,558,084 5,440,185,948 3,426,314,151 4,810,627,864 764.13 -2,012,871,197 -37,02
Tổng chi phí
604,595,899 5,370,333,485 3,333,865,451 4,765,737,586 788,25 -2,036,468,034 -37,92
Tổng lợi
nhuận 24,962,185 69,852,463 92,457,700 44,980,278 179,83 22,605,237 32,36
(Nguồn: Phòng kế toán)
So sánh kết quả năm 2012 với năm 2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2012 công ty đã hoàn thành vượt mức
so với năm 2011. Cụ thể là:
- Đối với tổng doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2011 là 629,558,084 đồng và năm 2012 tổng doanh thu
đạt 5,440,185,948 đồng, như vậy doanh thu tăng thêm 4,810,627,864 đồng, tương ứng
với 764.13%. Chỉ trong 1 năm doanh thu đã tăng lên hơn 7.6 lần cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ của công ty trong năm qua. Tổng doanh thu năm 2012 tăng lên do chủ yếu là
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, doanh thu hoạt động tài chính cũng
tăng lên nhưng ít. Điều đó chứng tỏ chất lượng hàng hoá của công ty đã ngày càng tốt
lên, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang ngày càng được mở rộng và hoàn
thiện.
Nguyên nhân:
- Do nhu cầu của thị trường nên giá cước năm 2012 tăng so với giá cước năm
2011 dẫn đến doanh thu vận tải tăng.

- Do năm 2012 công ty đã ký được các hợp đồng ổn định, giảm quãng đường
tàu chạy không hàng nên doanh thu vận tải tăng.
- Khối lượng sản phẩm dịch vụ hàng hải của công ty tăng nên doanh thu dịch
vụ hàng hải tăng.
- Số lượng lao động phổ thông và số thuyền viên đều tăng làm cho doanh thu
từ hoạt động này tăng lên, đóng góp vào việc làm tăng doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty.
- Doanh thu từ hoạt động đàu tư liên doanh liên kết và lãi tiền gửi ngân hàng
của công ty tăng lên làm cho doanh thu hoạt động tài chính tăng.
- Do công ty đang đi vào quỹ đạo phát triển, sự đầu tư và quan tâm thích
đáng của ban lãnh đạo công ty.
- Đối với tổng chi phí:
Tổng chi phí năm 2011 là 604,595,899 đồng và năm 2012 là 5,370,333,485
đồng, như vậy tổng chi phí tăng thêm 4,765,737,586 đồng tương ứng với 788.25%.
Điều này cho thấy tốc độ tăng chi phí là rất cao.
Tổng chi phí tăng lên do giá vốn hàng bán trong năm tăng lên rất nhiều, chi phí
tài chính và chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng nhưng mức độ không nhiều.
Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng khối lượng sản xuất, giá nguyên vật liệu
tăng, chi phí lãi vay tăng lên. Do hoat động vận tải của công ty tăng mạnh dẫn đến chi
phí đi theo tăng lên là điều tất nhiên.
- Đối với tổng lợi nhuận:
Do tổng doanh thu năm 2012 tăng lên rất nhiều so với năm 2011 nhưng chi
phí cũng tăng lên không cùng tỷ lệ nên dẫn tới tổng lợi nhuận năm 2012 tăng lên so
với năm 2011 rất nhiều. Cụ thể: Tổng lợi nhuận năm 2011 là 24,962,185 đồng, năm
2012 là 69,852,463 đồng, như vậy lợi nhuận tăng 44,980,278 đồng tương ứng với
179.83%.
Từ sự phân tích trên ta thấy năm 2012 kết quả kinh doanh của công ty là tốt
hơn so với năm 2011 rất nhiều lợi nhuận có sự tăng trưởng vượt nậc gần gấp 2 lần năm
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11

20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trước. Tuy vậy trong những năm tới công ty vẫn cần có những biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất hơn nữa.
So sánh kết quả năm 20 13 với năm 20 12
- Đối với tổng doanh thu:
Tổng doanh thu năm 2013 lại giảm so với năm 2012 cụ thể năm 2013 đạt
3,426,314,151 đồng, giảm đi -2,012,871,197 đồng tỷ lệ giảm là 37.05% so với năm
2012 Đây cũng là 1tỷ lệ giảm cao so với sự tăng trưởng của năm trước đó.
Tổng doanh thu giảm chủ yếu vẫn là do doanh thu bán hàng giảm nhiều, doanh
thu hoạt động tài chính cũng giảm khá nhiều. Điều này chứng tỏ công tác quảng cáo
giới thiệu công ty còn khá nhiều yếu kém.
- Đối với tổng chi phí:
Do tổng doanh thu của công ty gỉam và các hoạt động dịch vụ vận tải giảm đi
dẫn đến chi phí cũng giảm xuống. Năm 2013 chi phí bỏ ra là 3,333,865,451 đồng,
giảm khá nhiều so với năm trước đó là 2012 là 5,370,333,485 đồng giảm đi
-2,036,468,034 đồng tương đương 37.92%.
Nguyên nhân của việc này là do hoạt động vận tải của công ty ít đi dẫn đến chi
phí săng dầu, chi phí lái xe, săm lốp cũng giảm đi. Mặt khác công ty chưa ký kết
thêm được những đơn hàng vận chuyển mới nào trong năm qua. Kinh tế trong nước
năm qua vẫn chưa phục hồi được sau cuộc xuy thoái toàn cầu. Cũng có thể các phương
tiện vận tải của công ty cũ, lạc hậu dẫn đến hiệu quả khai thác kém đi. Công ty là một
công ty mói được thành lập còn non kém về mặt tổ chức và kinh nghiệm tronh hoạt
động sản xuất.
- Đối với tổng lợi nhuận:
Do doanh thu và chi phí của công ty trong năm qua có nhiều biến động dẫn đến
lợi nhuận của công ty cũng có nhiều sáo trộn. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2013 lại có sự
tăng trưởng khá lớn khi lợi nhuận năm nay so với năm 2012 tăng thêm 22,605,237
đồng tương đương với 32.36%. Tức năm 2013 lọi nhuận đạt mốc 92,457,700 đồng.
Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận trong khi chi phí và doanh thu của công ty

lại có sự thụt giảm là do:
-Công ty đã biết thặt chi tiêu trong tình hình khinh tế có những bất ổn và xuy
thoái. Có những hướng dẫn và chính sách đưa ra kịp thời đúng lúc giúp công ty có sự
tăng trưởng ổn định.
- Cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong năm qua. Thực hiện chủ trương
tiết kiệm của nhà nước đề ra.
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Duy trì các đối tác làm ăn lâu dài, tin cậy của công ty. Thuờng xuyên kiểm tra
đôn đốc tình hình làm việc của công ty và cán bộ công nhân viên trong tòa ncông ty.
Kết luận:
Tóm lại, trong 3 năm gần đây từ năm 2011 - 2013 thì ta thấy tổng doanh thu,
chi phí của công ty liên tục tăng nhưng không ổn định, đặc biệt là giai đoạn năm 2012
- 2013 tăng rất cao, đây là do tác động của kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên
công ty đã có những chủ trương định hướng đúng đắn giúp công ty có sự tăng trưởng
rất ổn định và mạnh mẽ về mặt lợi nhuận. Điều này thể hiện công ty đang cố gắng nỗ
lực trong kinh doanh, nhất là việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và hoàn
thiện bộ máy quản lý cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.2.3. Phân tích hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty CPTM Đà Nẵng:
* Xét hiệu quả sử dụng lao động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta dựa vào hai chỉ tiêu là
năng suất lao động bình quân và mức sinh lời bình quân một lao động.
Áp dụng công thức tính ở phần trên ta tính cho năm 2011:
Trong năm 2011 doanh thu thuần của công ty là 629,558,084 đồng , tổng số lao
động bình quân trong kỳ là 40 người và lợi nhuận sau thuế là 24,962,185 đồng. Do đó:
NSLĐ bình quân =
40

4629,558,08
= 15,738,952.1 (Đồng/ người)
Mức sinh lời bình quân của LĐ =
40
24,962,185
= 624,054.625 (Đồng/ người)
Tương tự tính cho năm 2012 và 2013 ta có bảng sau:
Bảng 3: Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Đồng 629,558,084 5,440,185,948 3,426,314,151
Lợi nhuận sau thuế Đồng 24,962,185 69,852,463 92,457,700
Tổng số lao động Người
40 40 40
Năng suất lao động
bình quân
Đồng/ người 15,738,952.1 136,004,648.7 85,657,853,78
Mức sinh lời bình
quân của 1 lao động
Đồng/ người
624,054.625 1,746,311.575 2,311,442.5
Nhận xét:
Như vậy trong ba năm 2011-2013 năng suất lao động và lợi nhuận bình quân
một lao động ngày càng tăng. Cụ thể: Năm 2011 Năng suất lao động bình quân là
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
22
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
15,738,952.1 đồng/người và tăng lên đến 136,004,648.7 đồng/ người năm 2012, tăng 1
cách mạnh mẽ gấp 9 lần, đến năm 2013 lại giảm còn là 85,657,853.78 đồng/ người.
Đây cũng là mức năng suất khá là cao cho thấy khả năng lao động của công nhân viên

trong công ty rất là tốt.
Còn về mức sinh lời bình quân của 1 lao động cũng tăng lên 1 cách đáng kể liên
tục và đều dặn: Năm 2011 là 624,054.625 đồng/ người tăng đến 1,746,311.575 đồng/
người năm 2012 và năm 2013 là 2,311,442.5 đồng/ người.
Điều này chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả về sử dụng lao
động, chất lượng lao động ngày càng cao. Sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng
hơn nữa trong việc nâng cao trình độ lao động, sắp xếp lao động một cách hợp lý tránh
tình trạng lao động nhàn rỗi không có việc làm.
2.2.4. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta dựa vào các chỉ tiêu cơ bản
sau:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Số vòng quay vốn lưu động
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Áp dụng công thức tính ở phần trên ta tính cho năm 2011:
Trong năm 2011 lợi nhuận trong kỳ là 24,962,185 đồng và doanh thu tiêu thụ trong
kỳ là 629,558,084 đồng, vốn cố định là 4,608,136,232 đồng, vốn lưu động là 83,454,545
đồng. Do đó:
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
232,136,608,4
185,962,24
= 0,0054 (dồng LN/ đồng
VCĐ)
- Số vòng quay vốn lưu động =
545,454,83
084,558,629
= 7,54 (vòng)
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
545,454,83
185,962,24

= 0,3 (đồngLN/ đông VLĐ)
Tương tự tính cho các năm 2012 và 2013 ta có bảng sau:
Bảng 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động.
ĐVT: VNĐ, %
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm2013
Lợi nhuận trong kỳ Đồng 24,962,185 69,852,463 92,457,700
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Đồng 629,558,084 5,440,185,948 3,426,314,151
Vốn cố định trong kỳ Đồng 4,589,623,582 4,608,136,232 4,696,722,870
Vốn lưu động trong kỳ Đồng 83,454,545 83,454,545 83,454,545
Hiệu quả sử dụng vốn cố Đồng LN/ 0,0054 0,015 0,02
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
23
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
định đồng VCĐ
Số vòng quay vốn lưu động Vòng 7,54 65,19 41,06
Hiệu quả sử dụng vốn lưu
động
Đồng LN/
đồng VLĐ
0,3 0,84 1,11
Nhận xét:
Thông qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 3
năm luôn tăng một cách đều đặn và cao nhất là năm 2013. Nếu như cứ 1 đồng vốn cố
định năm 2011 thu được 0,0054 đồng lợi nhuận thì năm 2012 lại tăng lên 0,015 đồng
lợi nhuận và đến năm 2013 lại tăng lên 0,02 đồng lợi nhuận. Từ kết quả trên ta thấy
hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là không cao lắm, và ngày càng tăng lên.
Nguyên nhân là do công ty mới đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, dây truyền mới vì
thế hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn cố định
năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 là đạt ở mức thấp hi công ty mới đi vào hạt

động. Năm 2013 do đã quen với việc sử dụng máy móc thiết bị mới nên đã dần nâng
cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu vốn lưu động qua các năm cho thấy: số vòng quay và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 thì 1 đồng vốn lưu động khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,3 đồng lợi nhuận và trong năm
số vòng quay vốn lưu động là 7,54 vòng/năm. Năm 2012 thì 1 đồng vốn lưu động khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,84 đồng lợi nhuận và tăng lên
1,11 đồng lợi nhuận năm 2013. Só vòng quay vốn lưu động năm 2012 là 65,19 vòng
/năm và năm 2013 là 41,06 vòng/năm. Qua đây ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty trong những năm gần đây là tương đối tốt. đặc biệt cú nhảy vọt năm 2012
s0 với năm 2011 khi mọi tính toán cho ta thấy sự tiến bộ của các chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu = * 100
- Chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất:
Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất = * 100
Ví dụ tính cho năm 2011: Tổng lợi nhuận năm 2011 là 24,962,185 đồng, vốn
chủ sở hữu là 3,607,865,395 đồng và tổng vốn sản xuất trong năm là 4,673,078,127
đồng. Do đó:
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
24
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu =
395,865,607,3
185,962,24
* 100 = 0,69 %
Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất =
127,078,673,3
185,962,24
* 100 = 0,68%

Tương tự tính cho năm 2012 và 2013 ta có bảng sau:
Bảng 5: Doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sản xuất
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013
Tổng lợi nhuận Đồng 24,962,185 69,852,463 92,457,700
Vốn chủ sở hữu Đồng 3,607,865,395 3,665,493,677 3,605,291,327
Tổng vốn sản xuất Đồng 4,673,078,127 4,691,590,777 4,622,612,786
Tỷ suất doanh lợi vốn
chủ sở hữu
% 0,69 1,9 2,56
Tỷ suất doanh lợi vốn
sản xuất
% 0,68 1,5 2
Qua bảng trên ta thấy:
Doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng liên tục trong 3 năm 2011-2013. Năm 2011
doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0,69% tăng lên 1,9% năm 2012 và 2,56% năm 2013. Điều
này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tốt hơn.
Còn xét về doanh lợi vốn sản xuất ta thấy: trong 3 năm doanh lợi vốn sản xuất
có thay đổi nhưng không đáng kể. Năm 2011 doanh lợi vốn sản xuất là 0,68% tăng lên
1,5% năm 2012 và 2,0% năm 2013.
Nguyên nhân là do công ty mới đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, dây truyền
mới vì thế hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn
cố định năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 là đạt ở mức thấp hi công ty mới đi
vào hạt động. Năm 2013 do đã quen với việc sử dụng máy móc thiết bị mới nên đã dần
nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2.5. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp
Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp của công ty ta dựa vào các chỉ tiêu
cơ bản sau: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo
chi phí, sức sản xuất của vốn, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, doanh thu trên chi phí
sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
Áp dụng công thức tính đã nói ở trên ta tính cho năm 2011

Trong năm 2011: Doanh thu tiêu thụ trong kỳ là 629,558,084 đồng, tổng vốn kinh
doanh là 4,673,078,127 đồng, tổng doanh thu là 629,558,084 đồng, tổng chi phí là
SV: Vũ Thị Thạnh GVHD:
Lớp : KTVTK11
25

×