Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

tìm hiểu tình sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần nội thất 190

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.34 KB, 62 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Sự cạnh tranh của
các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường các
doanh nghiệp cần có công cụ quản lý hiệu quả.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho quá trình đó
được duy trì, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có các yếu tố cơ bản là vốn, lao
động kỹ thuật và công nghệ. Trong đó, vốn là tiền đề của sản xuất kinh doanh,
không có vốn thì dù có lao động kĩ thuật, doanh nghiệp cũng không thể tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Muốn nắm bắt thế chủ động trong thời đại nay, doanh nghiệp cần phải có
chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp. Một trong những vấn đề đó là sử dụng
vốn hiệu quả. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả đó cũng là một thế mạnh để
doanh nghiệp tạo lập được vị thế của mình trên thương trường.
Vốn cố định là một nguồn lực của doanh nghiệp, nó thường chiếm tỉ trọng
cao trong tổng vốn kinh doanh, đặc biệt đối với doanh ngiệp sản xuất nó thường có
giá trị lớn và tham gia nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về mặt
giá trị bằng tiền, vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp. Còn về mặt hiện
vật thì vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định. Do đó quản lý và
sử dụng vốn cố định sao cho có hiệu quả là yêu cầu cấp thiết đối với mọi doanh
nghiệp hiện nay.
Thực tế trong quá trình tìm hiểu tại công ty CP nội thất 190, em nhận thấy rõ
hơn tầm quan trọng của việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung cũng như vốn cố
định nói riêng trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là em nhận thấy tình hình
sử dụng vốn cố định gặp rất nhiều vấn đề như: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tốc
độ chu chuyển còn châm gây ra tình trang lãng phí, mất cơ hội đầu tư, làm tăng chi
phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề đáng quan tâm của ban lãnh
đạo, các tổ chức quản lý, các phòng ban để thúc đẩy quá trình sản xuất, sử dụng
hợp lý vố, giúp công ty hạ giá thành, thu hồi nhanh đầu tư để tái sản xuất. Chính vì
vậy em chọn đề tài tìm hiểu tình sử dụng vốn cố định của công ty CCP nội thất 190.
2


Gồm hai phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần nội thất 190
Phần 2: Thực trạng sử dụng vốn cố định tại công ty CP nội thất 190.
Phần 3: Đề xuất phương hướng và một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả
vốn cố định tại vông ty cổ phần nội thất 190.
3
PHẦN 1: Tổng quan về công ty
1.1 Quá trình ra đời và phát triển của công ty cổ phần nội thất 190.
1.1.1 Quá trình hình thành của công ty
Tên giao dịch: Công ty CP nội thất 190
Tên tiếng Anh: 190FURNITURE CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính : km 89, Mỹ Tranh, Nam Sơn, An Dương, Hải Phòng
Điện thoại: 031.3589180
Fax :031.3589181
Mã số thuế : 0200656938
1.1.2 Quá trình phát triển công ty
Trong những năm gần dây, nước ta càng ngày càng phát triển, đời sống người
dân được cải thiện, do vậy nhu cầu ngày càng cao, nắm bắt được thời cơ đó ông
Ngô Hữu Hòa cùng 3 thành viên khác đã quyết định thành lập công ty CP nội thất
190. Công ty được thành lập với số vốn điều lệ là 150.000.000.000 đồng.
- Danh sách thành viên góp vốn:
Bảng 1.1 : Danh sách thành viên góp vốn của công ty CP nội thất 190
STT Tên Thành Viên
Nơi đăng kí hộ khẩu thường
trú
Giá trị vốn
góp(đồng)
Phần
vốn
góp(%)

1 NGÔ HỮU HÒA
Số 13A4,số 2 Giang Võ, Đống
Đa, Hà Nội
75.000.000.000 50
2 ĐẶNG PHÚC THẮNG
Số 104, Tô Hiến Thành, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội
15.000.000.000 10
3 NGUYỄN VĂN SƠN
Số 2/262, Trần Nguyên Hãn,
quận Lê Chân, Hải Phòng
35.000.000.000 23,3
4 ĐÀO VIỆT HỒNG
Thôn Lại Ôc, xã Long Hưng,
huyện Vân Giang, Hưng Yên
25.000.000.000 16,7
Nguồn: Phòng kế toán công ty CP nội thất 190
4
- Quy mô của công ty :
Bảng 1.2 : Quy mô của công ty CP nội thất 190
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn cố định
Vốn lưu động
83.208.973.606
18.441.631.613
116.671.118.378
56.320.134.597
152.531.223.532
85.885.031.753
Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu
19.292.374.028
82.358.231.191
72.686.432.549
100.304.820.426
86.303.189.921
152.113.065.364
Nguồn: Phòng kế toán công ty CP nội thất 190
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CP nội thất 190.
Trong công ty việc tổ chức quản lý luôn đóng vai trò quan trọng, viêc tổ
chức một cách khoa học rất cần thiết, vì nó giúp cho việc kinh doanh của công ty
đạt kết quả cao, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đạt
được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Tiền đề của công ty CP nội thất
190 là công ty 189 ( Một công ty Đóng tàu của Quân đội ), vì vậy tính kỷ luật được
đặt lên hàng đầu, muốn vậy công ty phải có bộ máy quản lý thật gọn gàng và khoa
học.
Hệ thống công ty gồm 6 phòng ban chính là phòng kinh doanh, phòng kế
toán, phòng kỹ thuật, phòng kho, phòng hành chính, phòng thiết kế. Còn lại là các
phân xưởng, quản lý công nhân của xưởng đó
Giám đốc
PGĐ kĩ thuật PGĐ kinh doanh
Phòng nhân sựPhòng kế toánPhòng vận tảiKho vận
Phòng KT-SX Phòng kinh doanh
Ban KCS Tổ sản xuất
5
Hỡnh 1.1 S c cu b mỏy qun lý ca cụng ty CP ni tht 190
- Phũng kinh doanh: Cú chc nng tung ra cỏc chin lc kinh doanh, chn th
trng, theo dừi cụng n v mua vt t phc v sn xut.
- Phũng k toỏn: Thc hin thu chi hng ngy, i chiu cụng n vi phũng
kinh doanh, th tc ngõn hng, lp BCTC

- Phũng k thut: Qun lý cụng nhõn, lp k hoch sn xut, i sõu v k thut
sn phm ngy cng hon thin.
Cỏc phõn xng: trc tip sn xut lm ra thnh phm.
- Phũng kho: Theo dừi tn kho, nhp v xut hng.
- Phũng hnh chớnh: Qun lý nhõn s, theo dừi v lm th tc bo him cho
cỏn b cụng nhõn viờn trong cụng ty.
6
- Phòng thiết kế: Tập trung vào thiết kế dể công ty ngày càng có nhiều mẫu mã
mới, phù hợp với người tiêu dùng hơn.
Công ty CP nội thất có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật
kinh nghiệm và đội ngũ công nhân lành nghề, luôn tiếp thu đổi mới thiết bị, công
nghệ để sản xuất ra những sản phẩm thép đạt chất lượng cao. Bộ máy quản lý của
Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là
chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo trực
tuyến xuống từng phòng ban và phân xưởng, dưới chủ tịch HĐQT là 2 Giám đốc
giúp đỡ và thay thế điều hành công việc khi chủ tịch HĐQT đi vắng. Dưới Giám
đốc là các phòng ban chịu trách nhiệm từng công việc cụ thể được giao.
Nhiệm vụ bộ máy quản lý Công ty
Chủ tịch HĐQT
- Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Xem xét, phê duyệt chính sách và mục tiêu chất lượng cũng như các hoạch
định cụ thể và các nhu cầu về nguồn lực của Công ty.
Tổng Giám đốc
- Có trách nhiệm cung với chủ tịch HĐQT xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty, lập kế goạch tiêu thụ sản phẩm, quyết định giá tiêu thụ sản
phẩm.
- Thay mặt Chủ tịch HĐQT giải quyết các vấn đề khác khi Chủ tịch HĐQT
vắng mặt.
Giám đốc kinh doanh

- Chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực marketing, bán hàng.
- Có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc trong công
tác quản lý tiêu thụ sản phẩm.
Giám đốc kỹ thuật
- Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa hoac kỹ thuật phục vụ sản xuất trong công
ty, ký duyệt thiết kế, dự toán trong sản xuất
7
- Chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực sản xuất của Công ty.
- Soạn thảo chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty
Phòng Kế toán
- Thu thập số liệu thống kê và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến hoạt động Tài chính của Công ty.
- Phân tích các hoạt động kinh tế có liên quan đến chi phí sản xuất; kết quả lỗ
(lãi) từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ban giám đốc và các báo cáo khác có liên
quan khi nhà chức trách, pháp luật Việt Nam yêu cầu.
Phòng Nhân sự - Tiền lương
- Quản lý nghiêm ngặt hồ sơ của cán bộ công nhân viên thuộc Công ty
- Thu thập chứng từ, số liệu ngày công lao động của cán bộ, công nhân viên
trong Công ty kể cả ngày phép và các hình thức nghỉ việc khác
Phòng thương mại
- Hàng ngày, báo cáo lãnh đạo tình hình tiêu thụ về sản lượng, giá cả và công
nợ khách hàng, lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng.
- Đề xuất định hướng sản phẩm, chính sách giá cả, chiến lược tiêu thụ cho
từng thời kỳ.
Phòng Vật tư
- Trực tiếp giao dịch với người cung cấp về việc mua vật tư, báo cáo với Tổng
giám đốc hoặc người phụ trách về kết quả đàm phán mua hàng.
- Thường xuyên theo dõi số lượng vật tư tồn kho so với kế hoạch dự phòng
cần mua để đảm bảo dự trữ vừa đủ.

- Báo cáo kết quả thực hiện mua vật tư hàng tháng.
Phòng Điện
- Kiểm tra lập kế hoạch để quản lý lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng, mua sắm,
thay thế các thiết bị phụ tùng về điện hiện có hay cần lắp mới.
- Ghi chép thống kê, tổng hợp các thông số sử dụng và tiêu hao các loại năng
lượng của Công ty.
8
Phòng hành chính
- Quản lý các công văn, con dấu, các giấy tờ tài liệu
- Điều vận xe trong Công ty
Bộ phận kho
- Quản lý vật tư trong kho
- Thực hiện nhập, xuất vật tư, thiết bị sau khi đã làm xong thủ tục kiểm tra
chất lượng hàng hóa và đã có đơn hàng.
- Cấp phát vật tư, dụng cụ cho sản xuất khi.
Bộ phận KCS
- Theo dõi, kiểm tra chất lượng trong từng đợt sản xuất, từng lô phôi và lô sản
phẩm, các loại vật tư. Có ý kiến phản hồi tới bộ phận liên quan và Ban giám đốc khi
có kết quả kiểm tra.
- Hàng tháng, tập hợp và gửi báo cáo kho vật tư và kho xăng dầu mỡ tới Ban
giám đốc. Cấp chứng chỉ chất lượng các loại sản phẩm cho khách hàng.
Bộ phận kinh doanh
- Theo dõi quá trình tiêu thụ thành phẩm
- Phân tích tình hình thị trường để có chiến lược về dự trữ NVL và tiêu thụ
thành phẩm.
Bộ phận Cơ
- Kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng thiết bị toàn bộ phần Cơ
trong Công ty, bao gồm cả kế hoạch đặt gia công ngoài.
- Gia công, chế tạo phụ tùng, vật tư thay thế trong điều kiện cho phép của gia
công cơ khí.

- Ghi chép, theo dõi, quản lý số liệu, bản vẽ chế tạo, tình trạng hoạt động của
thiết bị phụ tùng cơ và báo cáo cho lãnh đạo Công ty.
Nhân viên thống kê
- Theo dõi tổng hợp ghi chép số liệu được phản ánh về tình hình sản xuất, tình
hình tiêu hao các nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Bộ phận bảo vệ
9
- Tuần tra, canh gác, kiểm tra kiểm soát.
- Kết hợp giữa lực lượng chuyên trách của phòng với các tổ chức đoàn thể và
bộ máy quản lý sản xuất vận động toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty
trợ giúp tham gia các hoạt động bảo vệ tài sản, con người trong Công ty.
Bộ phận ISO
- Quản lý quy trình nhập, xuất vật tư,
- Cung cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.
Bộ phận IT
- Quản lý toàn bộ hệ thống mạng trong Công ty.
- Thiết kế phần mềm ứng dụng vào hoạt động quản lý.
10
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP nội thất 190
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
Năm
2011-2010

Năm
2012-2011
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
1. Tổng doanh
thu bán hàng
(triệu)
224874
40846
3
44909
2
18358
9
81.64 40629 9.95
2. Tổng chi phí
( triệu)
13789 30934 41002 17145 124.34 10068 32.55

3.Lợi nhuận sau
thuế (triệu)
2113 10227 6983 8114 384,00 -3244 -31.72
4.Lực lượng lao
động ( người )
200 250 350 50 25 100 40
5.Phải nộp nhà
nước ( triệu)
792.5 2889.5 2981.5 2097 264.61 92 3.18
Nguồn: Phòng kế toán –công ty Cổ phần nội thất 190

Nhận xét:
- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong 3 năm có
xu hướng tăng. Năm 2011tổng doanh thu tăng 183.589 triệu, tốc độ tăng 81,64% so
với năm 2010. Nguyên nhân tổng doanh thu tăng là do năm 2011 công ty tiếp cận
được thêm 2 thị trường mới ở Bắc Giang và Bắc Ninh, đồng thời chất lượng hàng
hoá cũng tốt hơn làm cho lượng hàng tiêu thụ tăng.
- Tổng chi phí của doanh nghiệp đều có xu hướng tăng trong cả 3 năm.Cụ
thể là năm 2011 tăng 17.145 triệu tương ứng với 124.34% so với năm 2010, năm
2012 tăng 10068 triệu tương ứng với 32.55% so với năm 2011.Nguyên nhân của
việc tăng này là do công ty tiến hành mua thêm máy móc thiết bị phục cho cho việc
sản xuất.
11
- Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 8.114 triệu đồng, tốc độ tăng 384.00%
nhưng sang năm 2012 lại giảm 3.244 triệu, tốc độ giảm 31,72%. Nguyên nhân là do
các khoản chi phí của công ty tăng cao trong năm 2012. Đặc biệt là giá vốn hàng
bán tăng với tốc độ cao hơn doanh thu thuần. Mặt khác, trong giai đoạn này, TSCĐ
giảm do hoạt động bán và thanh lý tài sản cố định dẫn tới chi phí khác tăng cao.
Tình hình kinh tế bất ổn làm cho hoạt động tài chính của công ty thua lỗ cũng là
một nnguyên nhân gây lên tình trạng lợi nhuận sau thuế giảm.

- Lực lượng lao động của công ty tăng lên mạnh nhất vào năm 2012, tăng 100
người, tốc độ tăng 40% so với 2012. Qua tìm hiểu cho thấy, trong cả 3 năm, lực
lượng lao động tăng chủ yếu là ở bộ phận sản xuất. Đây cũng là điều hợp lý vì công
ty mở rộng quy mô sản xuất thì số lượng công nhân phải tăng lên. Mặt khác, hàng
hóa của công ty chủ yếu là sắt thép và đồ nội thất, phải vận chuyển đến tận nơi cho
khách hàng, quá trình vận chuyển cần nhiều nhân công. Tuy nhiên, lực lượng công
nhân tăng nhanh cũng đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ ra một số tiền lớn để trả
lương lao động dẫn đến chi phí bán hàng tăng làm giảm lợi nhuận của công ty.
Cùng với sự tăng lên của lực lượng lao động, các khoản phải nộp Nhà nước của
công ty cũng có xu hướng tăng lên mà mạnh nhất vào năm 2011 tăng tới 2.097 triệu
đồng tương ứng với 264.61%.
Tóm lại, từ phân tích trên ta thấy, mặc dù kết quả kinh doanh của công ty vẫn
thu được lợi nhuận khá cao nhưng có xu hướng giảm. Thể hiện ở chỗ: Lợi nhuận
sau thuế giảm nhanh chóng trong khi tổng doanh thu tăng, số lượng lao động tăng
Điều này chứng tỏ việc sử dụng lao động và vốn của doanh nghiệp không mang lại
hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng cần xem xét vấn đề kiểm soát chi phí kinh doanh.
1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty.
1.4.1 Đặc điểm sản phẩm, thị trường chủ yếu của công ty
Công ty CP nội thất 190 là công ty chuyên sản xuất đồ nội thất và thép các loại
phục vụ nhu cầu tiêu dung hiện nay, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng,
có Tài khoản riêng tại các Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Cổ Phần Thương Mại
Hàng Hải , Ngân hàng Đầu tư và phát triển …
12
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất ra các loại bàn, ghế, thép… đạt chất
lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
Công ty luôn mong muốn sản xuất ra những sản phẩm tốt chất lượng cao để
phục vụ cho người tiêu dùng. Đồng thời công ty cũng góp một phần nhỏ bé vào sự
phát triển của Quốc gia.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu mà công ty chọn là sản xuất hàng trang trí nội
thất và thép các loại. Sau một thời gian kinh doanh có lãi công ty quết định mở rộng

kinh doanh thêm một số lĩnh vực khác :
Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm
công nghệ, phế liệu, phế thải.
Kinh doanh, sản xuất ống thép các loại.
Kinh doanh dịch vụ bến bãi.
Kinh doanh phá dỡ tàu cũ.
Gia công cơ khí.
Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy – bộ
Vận tải hàng hóa, hành khách thủy – bộ.
13
STT TÊN SẢN PHẨM HÌNH ẢNH THỊ TRƯỜNG
1 BÀN CAFE 190
Tập trung ở Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí
Minh,
2 BÀN HỌP 190
Thị trường trong toàn
quốc
3
BÀN CHÂN GỖ
190
Thị trường toàn quốc
4 GHẾ XOAY 190
Thị trường toàn quốc,
Trung Quốc, Đài
Loan,
5 GHẾ GẤP 190
Thị trường toàn quốc,
Thái Lan, Lào,
6 GHẾ CHUN ĐÔN

Thị trường toàn quốc,
Trung Quốc, Đài Loan,
Lào
14
7 TỦ SÁCH Thị trường toàn quốc
8 TỦ LOKER 190 Thị trường toàn quốc
9 VÁCH NGĂN Thị trường toàn quốc
10
VÁCH NGĂN
CHÂN GỖ
Thị trường toàn quốc
11 BÀN HỌC SINH Thị trường toàn quốc
12 BÀN CHÂN SẮT Thị trường toàn quốc
13
BÀN CHÂN SẮT
HS12
Thị trường toàn quốc
15
14
1.4.2 Đặc điểm về kĩ thuật công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất : công ty có các máy móc hiên đại thuộc loại tối
tân hiện nay : máy đột, máy sấn, máy gấp, máy uốn, máy nhựa
- Quy trình công nghệ sản xuất “ tủ sắt ” như sau :

Hình 1.2: Quy trình công nghệ sản phẩm tủ sắt của công ty CP nội thất 190
Công ty CP nội thất 190 tuy mới có mặt trên thị trường nhưng cũng có chỗ
đứng nhất định và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước. Hoạt động
kinh doanh của công ty chủ yếu là ở các thành phố lớn đông dân cư như Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
Máy gấp

Máy sấnPhôi sắt
Lắp ráp
Máy đột
Sơn
Sản phẩm hoàn
thành nhập kho
16
1.4.3 Tình hình lao động tiền lương của công ty.
* Tình hình lao động
Tại thời điểm 31/12/2010, tổng số lao động của Công ty là 200 người, trong
đó:
- Lao động ký hợp đồng chính thức : 160 người;
- Lao động ký hợp đồng thời vụ : 40 người.
Cơ cấu lao động chính thức phân bổ theo trình độ chuyên môn:

Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu lao động của công ty
Tình hình tiền lương
Công ty sử dụng hình thức trả lương khoán
Là chế độ lương sản phẩm khi giao công việc đã quy định rõ ràng số tiền đã
thành một khối lượng công việc trong đơn vị thời gian nhất định.
Phạm vi áp dụng: Chế độ này được áp dụng khá phổ biến trong ngành nông
nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc một số ngành khác khi công nhân làm công việc
mang tính đột xuất công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định
trong thời gian dài được
Tiền lương khoán được tính như sau :
Lk = DGk x Q1
Trong đó :
Lk : Tiền lương thực tế công nhân nhận được.
DGk: Đơn giá khoán,
Q1: Số lượng sản phẩm hoàn thành.

Ngay từ khi nhận việc,công nhân sẽ biết được ngay số tiền mình sẽ lãnh sao
khi hoàn thành khối lượng công việc.
Khi áp dụng chế độ lương khoán càn phải làm tốt công tác thống kê và định
mức lao động từng phần việc rồi tổng hợp lại thành khối lượng công việc giảm thời
gian lao động, thành đơn giá cho toàn bộ công việc.
Nhận xét:
17
Ưu điểm: Có tác dụng khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động
phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc
giảm thời gian lao động, hoàn thành công việc trước thời hạn giảm bớt số lao động
không cần thiết.
Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán phức tạp, khó chính xác. Phải tiến
hành xây dựng chặt chẽ phù hợp với điều kiện làm việc của người lao động.
1.4.4 Tình hình vật tư, tài sản cố định
Bảng 1.4 Tình hình vật tư, tài sản cố định của công ty
STT Tên TSCĐ Nguyên giá
Ngày bắt đầu
tính KH
Thời gian sử
dụng (tháng)
01 Khuôn tự sản xuất 74 200 053 01/02/2006 270
02 Máy sấn 295 141 705 01/02/2006 320
03 Máy gấp 242 495 399 01/02/2006 320
04 Máy đột 185 199 621 01/02/2006 250
Nguồn: Phòng kế toán công ty CP nội thất 190
Căn cứ vào thông tin trên kế toán tính được:
+Khuân tự sản xuất có mức khấu hao/tháng là: 74 200 053 / 270 = 274 815
+ Nhà xưởng + văn phòng NM ống có mức KH/tháng: 295 141 705 / 320 =
922 318
+ Kho hàng nội thất khu B có mức KH/tháng: 242 495 399 / 320 = 757 798

+ Máy gia công tấm Amada có mức KH/tháng: 185 199 621 / 250 = 740 799
Vậy tổng mức KH của bộ phận bán hàng trong 1 tháng là:
274 815 + 922 318 + 757 798 + 740 799 = 2.695.730
1.4.5 Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty
Hiện tại, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán là: Nhật ký chung.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,
biểu của hình thức Nhật ký chung .Theo quy trình kế toán, các thông tin được ghi
vào Sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
18
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài
chính.Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp số liệu chi tiết được thực hiện và luôn
đảm bảo chính xác trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
Mô hình bộ máy kế toán tại công ty tổ chức theo mô hình tập trung Phòng kế
toán gồm 6 người. Mô hình tổ chức được minh họa như sau:
Hình 1.3 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CP nội thất 190
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
Kế toán về
nguyên vật liệu
- Kế toán về hàng hóa
- Kế toán về tài sản cố
định, công cụ dụng cụ
Thủ quỹ chính
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán phải thu KH

-Kế toán phải trả KH
19
PHẦN 2: Thực trạng sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần nội thất 190
2.1 : Cơ sở lý thuyết về vốn cố định.
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn cố định
Khái niệm vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư hình thành tài
sản dài hạn của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian sử dụng, thu
hồi và luân chuyển giá trị trong thời gian hơn 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp.
Vốn cố định trong doanh nghiệp bao gồm : giá trị TSCĐ, số tiền đầu tư tài
chính dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản phải thu dài hạn và các tài sản dài hạn
khác như chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, chi
phí trả trước dài hạn.
Giá trị của TSCĐ: là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, thu hồi
và luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên hoặc qua nhiều chu kỳ kinh doanh. Như vậy
một tài sản được coi là TSCĐ khi nó làm chức năng của một tư liệu lao động hay là
phương tiện sản xuất kinh doanh chứ không phải là sử dụng vào mục đích khác.
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn
chung thay đổi về hình dáng hiện vật, song năng lực sản xuất và giá trị của nó giảm
dần. Hiện tượng này do TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và bị hao mòn.
Đầu tư tài chính dài hạn: là những khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên
ngoài, thời gian thu hồi vốn là từ 1 năm trở lên. Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn
của doanh nghiệp có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, cũng
hình thành lên những bộ phận tài chính khác nhau như: đầu tư chứng khoán dài hạn,
góp vốn liên doanh, đầu tư công ty con, đầu tư công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
Các khoản đầu tư này góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng
ứ đọng vốn, tạo thêm thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng và thực hiện các mục
đích khác như xâm nhập vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tài sản dài hạn khác: Trong quá trình kinh doanh, ngoài TSCĐ và đầu tư tài

chính dài hạn thì doanh nghiệp còn sử dụng vốn để hình thành nên những bộ phận
20
tài sản phục vụ cho kinh doanh có thời gian thu hồi và luân chuyển từ 1 năm trở lên
như:
+ Phải thu dài hạn
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
+ Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
Xét về mặt giá trị, 3 loại tài sản trên biểu hiện 3 bộ phận cấu thành VCĐ của
doanh nghiệp. Và 3 bộ phận này có thể chuyển hóa cho nhau trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Tùy theo quyết định đầu tư sử dụng vốn của doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất thì VCĐ được đầu tư sử dụng được đầu tư
chủ yếu vào TSCĐ. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại bộ phận VCĐ đầu tư vào các
khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác. Nhưng khoản đầu tư này không mang
tính chất thường xuyên, liên tục và chiếm tỷ lệ nhỏ trong VCĐ của doanh nghiệp.
Theo phạm vi sử dụng: theo tiêu thức này thì VCĐ gồm.
VCĐ đầu tư sử dụng tại doanh nghiệp: đây là bộ phận đầu tư hình thành các
tài sản sử dụng tại doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp theo dõi, quản lý và trực tiếp
thực hiện sử dụng. Các tài sản này trục tiếp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
tại doanh nghiệp. Vì vậy, bộ phận này thường chiếm tỷ trọng lớn trong VCĐ của
doanh nghiệp.
VCĐ đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: đây là bộ phận của doanh nghiệp
được đầu tư ra bên ngoài dưới hình thức cho thuê TSCĐ, cho vay vốn dài hạn, góp
vốn liên doanh dài hạn… nhằm tạo sự linh hoạt trong sự sử dụng vốn và nâng cao
hiệu quả kinh doanh xây dựng cơ bản hoàn thành
Vai trò của vốn cố định
Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp. Còn
về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó gắn liền với Doanh nghiệp trong suốt quá
trình tồn tại. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưng

tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.
21
Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp,
phản ánh quy mô của doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại
hình kinh doanh mà nó tiến hành.
Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất
hàng hoá của doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản
xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng.
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao
thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được
những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự
đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm
quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho doanh nghiệp:
Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các doanh nghiệp
đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.
Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất
một phần thị trường của doanh nghiệp và điều này buộc doanh nghiệp khi muốn
giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay
phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.
Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quan
trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài
sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số
lượng là bao nhiêu.
Đối với công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tài sản cố
định mà Công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho Doanh nghiệp
bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu

22
ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có
trong tài sản cố định của Công ty.
2.1.2 Nội dung vốn cố định
Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghịêp.
Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là
khâu đầu tiên trong quá trình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Căn cứ vào
các dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn
đầu tư phù hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể khai thác nguồn
vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác nhau như: lợi nhuận để lại tái đầu tư, từ
nguồn vốn liên doanh liên kết, từ ngân sách nhà nước tài trợ, từ nguồn vốn vay ngân
hàng, từ thị trường vốn… Mỗi nguồn vốn trên có ưu điểm, nhược điểm riêng và
điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế trong khai thác,
tạo lập nguồn vốn cố định, các doanh nghiệp phải chú ý đa dạng hoá các nguồn tài
trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn
tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải năng
động nhạy bén và luôn đổi mới các chính sách, cơ chế tài chính của nhà nước để
tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp có thể khai thác, huy động được các nguồn vốn
cần thiết.
Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư
dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình ) và các loại
hoạt động kinh doanh thường xuyên (sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của
doanh nghiệp.
Do đặc điểm của TSCĐ và vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kì sản xuất
kinh doanh song vẫn giữ được nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban
đầu(đối với TSCĐ hữu hình) còn giá trị còn lại chuyển dịch dần dần vào giá trị sản
phẩm. Vì thế nội dung bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt hiện vật và giá
23

trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là cơ sở, tiền đề để bảo toàn vốn cố định về
mặt giá trị.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái
vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì
thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình
sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện
đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì và nâng cao năng
lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. Mọi
TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi riêng. Cuối năm tài chính doanh
nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ; mọi trường hợp thừa, thiếu TSCĐ đều phải
lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp sử lý.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, người ta thường sử dụng các
chỉ tiêu sau:
+ Hệ số phục vụ vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thực hiện trong kỳ.
Hệ số phục vụ vốn cố định =
Trong đó vốn cố định bình quân được tính như sau:

Vốn cố định bình quân =
Chỉ tiêu vốn cố định bình quân của một doanh nghiệp cao hay thấp phụ
thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp đầu tư sản xuất
mở rộng thì chỉ tiêu này phải cao tăng dần qua các năm, còn đối với các doanh
nghiệp mà đầu tư sản xuất bình thường thì chỉ tiêu này qua các năm có thể tăng
Doanh thu thực hiện trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
VCĐ đầu năm + VCĐ cuối năm
2
24

nhưng ở mức độ không cao lắm thậm chí với doanh nghiệp trong năm không đầu tư
vào vốn cố định thì chỉ tiêu này còn giảm đi do hao mòn TSCĐ qua các năm
+ Hàm lượng vốn cố định:
Đây là nghịch đảo của chi tiêu hệ số phục vụ VCĐ. Nó cho thấy để tạo ra
một đồng doanh thu trong kỳ thì DN phải sử dụng bao nhiêu đồng VCĐ. Chỉ tiêu
này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định đạt được càng cao.
Hàm lượng VCĐ =
+ Hệ số sinh lời của vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng VCĐ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh
giá càng cao. Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn cố định của doanh nghiệp.
Hệ số sinh lời của VCĐ =
+ Hệ số sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này cho thấy có bao nhiêu % nguyên giá TSCĐ hiện có trong kỳ
đang được sử dụng. Nó phản ánh tỷ lệ huy động TSCĐ vào sản xuất kinh doanh. Tỷ
lệ này càng cao thì khả năng khai thác TSCĐ vào sử dụng càng triệt để hay doanh
nghiệp đầu tư mua sắm tài sản cố định hợp lý.
Hệ số sử dụng tài sản cố định =
+ Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ tham ra tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thực hiện.
VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thực hiện trong kỳ
Lợi nhuận của DN ở trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
Tổng NG TSCĐ bình quân đang sử dụng trong
kỳ
Tổng NG TSCĐ bình quân hiện có trong kỳ
25

Hệ số phục vụ TSCĐ =
Do nguyên giá TSCĐ hiện có bình quân trong kỳ là rất ít thay đổi nên khi
doanh thu thực hiện trong kì tăng thì hệ số phục vụ TSCĐ tăng lên. Điều này có
nghĩa là chỉ tiêu hệ số phục vụ TSCĐ càng cao càng tốt do sẽ làm cho doanh thu
trong kì tăng lên.
+ Hệ số sinh lợi của TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư cho tài sản cố định tham ra tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ
Hệ số sinh lời của TSCĐ =
Chỉ tiêu sinh lợi TSCĐ càng cao càng tốt, do NG TSCĐ bình quân trong kỳ
ít thay đổi khi đó hệ số sinh lợi của TSCĐ mà cao thì lợi nhuận đạt được trong kỳ
của doanh nghiệp cũng sẽ cao, lợi nhuận là mục tiêu hoạt động hàng đầu của doanh
nghiệp.
+ Hệ số thu nhập trên vốn đầu tư dài hạn:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đem ra đầu tư dài hạn thì đem lại
bao nhiêu đồng thu nhập hoạt động từ đầu tư dài hạn đó.
Hệ số thu nhập trên ĐTDH =
Hệ số thu nhập trên ĐTDH càng cao càng tốt, do nó thể hiện thu nhập từ
hoạt động đầu tư dài hạn tăng nhanh hơn so với sự tăng của vốn đầu tư dài hạn bình
quân.
+ Hệ số lợi nhuận của vốn đầu tư dài hạn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra để đầu tư dài hạn thì doanh nghiệp
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư đó.
Tổng doanh thu thực hiện trong kỳ
Tổng NG TSCĐ hiện có bình quân trong
kỳ
Lợi nhuận đạt được trong kỳ
Tổng NG TSCĐ bình quân trong kỳ
Thu nhập đầu tư dài hạn
Vốn đầu tư dài hạn bình quân

×