1
ĐỀ TÀI
Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du
lịch tỉnh Phú Thọ
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối
liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ. Nơi đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nhiều thế mạnh
về du lịch. Mỗi bước chân trên quê hương Đất Tổ chúng ta sẽ thấy sự đan quyện
của dấu ấn lịch sử, di tích của người xưa và phong cảnh tươi đẹp tạo nên niềm
hướng thú say mê, hấp dẫn lòng người. Chính lịch sử và thiên nhiên trên mảnh
đất này đã tạo nên những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, những danh lam thắng
cảnh có giá trị về du lịch. Đó là nguồn lực hết sức quý báu hình thành điểm,
tuyến du lịch trong tỉnh. Trong những năm gần đầy, số lượng khách đến các điểm
du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, song nhìn chung doanh thu còn hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển điểm,
tuyến du lịch Phú Thọ là rất cần thiết. Xuất phát từ tình cảm chân thành đối với
quê hương, em đã chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm,
tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ”.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
Mục đích chủ yếu của đề tài là đánh giá các tiềm năng, thực trạng và
phương hướng pháp triển hệ thống điểm, tuyến du lịch của tỉnh Phú Thọ. Để đạt
được mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích tiềm năng để phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch Phú Thọ.
- Tìm hiểu hiện trạng khai thác điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng khai thác điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ trong những năm
tới và đưa ra giải pháp.
III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển điểm, tuyến du lịch trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ trong khoảng thời gian từ 2001 – 2010.
IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ năm 2000 trở đi, du lịch Phú Thọ được quan tâm và đầu tư. Báo cáo “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ thời kì 2001 - 2010” đã hoàn thành và
được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để xây dựng các kế
hoạch cụ thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2010. Báo cáo xác định “Xây
dựng quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch cho các địa bàn trọng điểm phát triển
du lịch, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực của
hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững”
3
Trong “Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 –
2010 và định hướng đến năm 2020”, Sở thương mại – Du lịch xác định: “Đẩy
mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh. Phát triển du lịch bền vững, đặt trong mối quan hệ liên ngành trong khu
vực và các nước, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ các giá trị tài nguyên”
Những quy hoạch trên đã đánh giá phát triển điểm, tuyến du lịch và các
nguồn lực du lịch, nêu lên định hướng phát triển du lịch.
V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm nghiên cứu
1.1 Quan điểm hệ thống
Nghiên cứu du lịch tỉnh Phú Thọ trên quan điểm hệ thống bao gồm các phân hệ
(tài nguyên, khách du lịch ) từ đó hình thành các điểm, tuyến du lịch trong tỉnh.
1.2 Quan điểm lãnh thổ
Việc phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ là một mắt xích khá quan trọng
trong hệ thống phát triển du lịch của cả nước. Đồng thời khi nghiên cứu tiềm
năng, hiện trạng hoạt động du lịch của tỉnh phải thấy được sự phân hóa theo lãnh
thổ (điểm, tuyến du lịch) để từ đó thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra
Đây là phương pháp để khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, áp dụng việc
nghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thực
tiễn bổ sung cho vấn đề lí luận hoàn chỉnh hơn.
2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh và thống kê kinh tế
Đây là phương pháp chính để xử lí số liệu trong phòng sau khi đã thu thập
được tài liệu từ thực tế phát triển du lịch của tỉnh và từ các nguồn khác nhau.
2.3 Phương pháp tranh ảnh, bản đồ
Để đề tài thêm phần trực quan, một số tranh ảnh đã được đưa vào để minh
họa. Sử dụng phương pháp bản đồ, để có được một số bản đồ thể hiện hoạt động
du lịch của tỉnh.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch.
- Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh
Phú Thọ.
- Chương 3: Định hướng phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY
DỰNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Điểm, tuyến du lịch trong cấu trúc hệ thống du lịch
1.1 Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lich
Sự thành công của mỗi một quốc gia, một vùng, một ngành kinh tế không
thể tách rời khoa học quản lý lãnh thổ - nghệ thuật sử dụng lãnh thổ, hoạch định
chính sách phát triển một cách đúng đắn và có hiệu quả.
Con người sống và hoạt động vì cuộc sống của mình luôn gắn liền với việc
tiến hành tổ chức lãnh thổ các hoạt động KT – XH, môi trường của mỗi cá nhân
cũng như cộng đồng. Là một hiện tượng xã hội đang thu hút hàng tỉ người trên
thế giới, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế, hay đúng hơn nó trở thành một
ngành kinh tế dịch vụ mang tính xã hội sâu sắc. Song hành cùng với sự phát triển
của ngành du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLT) du lịch là tất yếu nhằm sử
dụng lãnh thổ hiệu quả và phát triển phù hợp với trình độ chung của nền kinh tế.
TCLT du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du
lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan, dựa trên việc sử dụng tối ưu các tài
nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt kết quả KT, XH,
môi trường cao nhất. Trong nghệ thuật quản lý lãnh thổ du lịch, hình thức tổ
chức quan trọng đầu tiên là hình thức lãnh thổ du lịch (HTLTDL).
HTLTDL là một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa
chọn chức năng xã hội nhất định. Một trong những chức năng quan trọng được
lựa chọn là phục hồi và tái sản xuất, sức khỏe, khả năng lao động, thể lực và tinh
thần của con người. Vì thế, HTLTDL thường được gọi là địa hệ thống xã hội
được tạo thành bởi các yếu tố có mối quan hệ qua lại với nhau một cách mật thiết
như: nhóm người du lịch, tổng thể tự nhiên văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý.
Về cấu trúc, HTLTDL là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống
nhất của chúng ta là một hệ thống mở phức tạp, gồm có cấu trúc bên trong và cấu
trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động
qua lại với nhau. Cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh
và với các hệ thống khác (tư nhiên, kinh tế, xã hội). Đây là một dạng đặc biệt của
một địa hệ mang tính tổng hợp, có đủ các thành phần tự nhiên, kinh tế, xã hội và
5
chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản khác. Toàn bộ cấu trúc của HTLTDL
được thể hiện rõ nét qua hai sơ đồ:
Sơ đồ 1 : Cấu trúc hệ thống lãnh thổ du lịch (M. Bưchovarov, 1975)
Chú giải:
Luồng khách du lịch
Các mối liên hệ bên trong hệ thống
Các mối liên hệ với hệ thống khác
Các mối liên hệ thông tin giữa nhu cầu và hệ thống lãnh thổ du lịch
Sơ đồ 2 : Cấu trúc lãnh thổ du lịch (kết hợp sơ đồ HTLTDL của M.
Bưchovarov, 1975 và hệ thống không gian du lịch Ce – caspar, 1990)
I
II
1
2
5
4
3
HỆ THỐNG DU LỊCH
- Tài
nguyên
- Cơ sở
hạ tầng
- Thông
tin
- Điều
kiện dịch
vụ phục
vụ du
lịch
- Các điểm,
trung tâm
du lịch
- Các tuyến
du lịch
- Các vùng
du lịch
- Thể tổng
hợp du lịch
- Quy
hoạch du
lịch
Phân tích
h
ệ thống
Vào
Ra
III. Môi
trường
sinh
thái
IV. Môi trường chính trị
V. Môi
trường
kĩ thuật
1
2
3
4
2
3
4
1
M
ục ti
êu phát tri
ển du lịch
II. Môi
trường
xã hội
I. Môi
trường
kinh tế
6
Trong sơ đồ cấu trúc này:
- Các số La Mã từ I – IV: Môi trường, điều kiện phát sinh du lịch.
- Trong hệ thống du lịch có:
+ Đầu vào: bao gồm tài nguyên, cơ sở hạ tầng, thông tin, điều kiện dịch
vụ đảm bảo cho các hoạt động du lịch.
+ Phân tích hệ thống: Là các kiểu hệ thống lãnh thổ du lịch A, B trong đó
các phân hệ: 1. Khách du lịch, 2. Cán bộ nhân viên phục vụ, 3. Tài nguyên du
lịch, 4. Các công trình kĩ thuật phục vụ du lịch.
+ Đầu ra: Kết quả đạt được sau khi phân tích các kiểu hệ thống là các
điểm du lịch, trung tâm du lịch, các tuyến du lịch, các vùng du lịch, các thể tổng
hợp du lịch, quy hoạch du lịch.
1.2 Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp phân vị thấp nhất, là kết quả đầu ra trước tiên trong
HTLTDL. Quan điểm này được minh họa trên sơ đồ cấu trúc lãnh thổ du lịch, nó
phù hợp với hệ thống phân vị 5 cấp lãnh thổ du lịch của M.Buchovarov (1982) và
của các nhà quy hoạch du lịch Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy hoạch nhỏ, trên bản đồ các vùng du
lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về
diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn. Điểm du lịch là nơi tập trung một
loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa, lịch sử hoặc KT - XH) hay một
loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ được
phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Tuy nhiên, cụ thể trong tiến trình vận động của hoạt động du lịch lại có sự
khác nhau giữa điểm du lịch và điểm tài nguyên. Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó
có một hay nhiều nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn với du khách song chưa được
tổ chức khai thác. Điểm du lịch là nơi có tổ chức khai thác phục vụ du khách.
Điểm tài nguyên có thể chưa là điểm du lịch song nó có thể trở thành điểm du
lịch khi có việc tổ chức khai thác. Ngược lại, điểm du lịch có thể trở thành điểm
tài nguyên khi sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt động kinh doanh
du lịch ngừng trệ.
Thời gian lưu trú của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn từ một đến
hai ngày vì sự hạn chế của đối tượng du lịch (trừ các điểm du lịch chức năng như
nghỉ dưỡng, chữa bệnh…).
Các điểm du lịch còn có thể phân thành 4 nhóm: điểm du lịch tự nhiên, điểm
du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông.
7
Điểm du lịch tự nhiên gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu
dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với những vùng
có nguồn tài nguyên này, người ta thường xây dựng các trung tâm nghỉ dưỡng và
thể thao.
Điểm du lịch văn hóa phát triển các loại hình du lịch dựa trên những sinh hoạt
văn hóa địa phương có lối sống, phong tục tập quán đặc sắc, các trung tâm lịch
sử, các trung tâm khoa học nổi tiếng như các trường đại học, các viện nghiên cứu
khoa học, thư viện, bảo tàng. Ngoài ra, còn các trung tâm nghệ thuật, trung tâm
tôn giáo…
Điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại
hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế - chính trị. Đó là các đô thị, trung
tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực
Các đầu mối, mạng lưới giao thông nơi có ga xe lửa, bến cảng, sân bay, nơi giao
cắt các trục đường lớn thường cũng trở thành điểm có nhiều cơ sở vật chất kĩ
thuật du lịch phục vụ du khách như khách sạn, nhà trọ, nhà hàng ăn uống, nơi vui
chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa.
Trên thực tế, các yếu tố tạo nên các điểm du lịch nói trên thường không tách
rời và ảnh hưởng đồng thời lẫn nhau. Bởi vậy, việc sắp xếp các điểm du lịch chủ
yếu theo ý nghĩa của chúng. Đó là hệ thống các điểm du lịch có ý nghĩa địa
phương, vùng, quốc gia và quốc tế. Mỗi đối tượng không gian của hoạt động kinh
tế đều có đặc trưng riêng.
Thứ nhất, điểm du lịch mang tính xen ghép. Tại các điểm du lịch luôn tồn tại
nhiều ngành nghề, đối tượng đa dạng khác nhau và có nhiều hoạt động có thể có
mục đích hỗ trợ hoặc trái ngược. Vì vậy, điểm đến du lịch mang tính phức tạp,
khó kiểm soát và định hướng chặt chẽ.
Thứ hai, điểm du lịch giống như một sản phẩm cụ thể có chu kì vòng đời phát
triển, bão hòa và suy thoái. Các điểm du lịch Việt Nam chủ yếu nằm trong giai
đoạn phát triển, một số nơi mới chỉ là điểm tiềm năng; do đó các sản phẩm du
lịch ra đời ồ ạt, lượng khách đến ngày càng nhiều kéo theo sự đa dạng hóa các
hoạt động xã hội. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta đang gặp phải là sự không đồng đều
giữa các điểm du lịch dẫn đến sự quá tải ở một số điểm du lịch truyền thống và
khai thác không hiệu quả tại điểm du lịch mới.
Thứ ba, khả năng sức chữa của điểm du lịch, tức là sự đàn hồi tối đa của điểm
du lịch trước áp lực của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, môi trường
KT – XH. Lý thuyết sức chứa của điểm đến du lịch giúp chúng ta xác định được
8
mức độ ảnh hưởng hiện tại của hoạt động du lịch lên nguồn tài nguyên, tính toán
được sự suy thoái của chúng và xây dựng được hướng đi bền vững cho tương lai
tuyến du lịch.
Như vậy, điểm du lịch có thể là một địa phương, một đất nước hay một vùng
đất mà ở đó có nguồn tài nguyên du lịch phong phú dựa trên một số tiêu chuẩn
quy định của mỗi quốc gia về mức độ hấp dẫn của tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật, khả năng phục vụ du khách… và những đóng góp tích cực
cho nền KT – XH, môi trường từ hoạt động du lịch.
1.3 Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch, được tạo bởi nhiều
điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tương du
lịch với nhau trên lãnh thổ.
Việc xây dựng các tuyến du lịch dựa vào các cực hút, các cửa khẩu quốc tế
quan trọng và hệ thống đường bộ, đường biển, đường sông và đường hàng không,
hệ thống đô thị và các cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch. Từ đó,
hình thành nên các tour du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách.
Cơ sở tiền đề cho việc xây dựng tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ
thống giao thông thuận tiện. Do vây, tuyến du lịch có thể là tuyến đường bộ,
tuyến đường sắt, tuyến đường thủy, tuyến đường không.
Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch với nhau, về mặt không gian
lãnh thổ trong từng trường hợp cụ thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng.
Với cấp tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh. Tương tự với
các cấp nhỏ hơn một tỉnh như khu vực, một địa phương… cũng có các tuyến nội
ngoại khu vực, địa phương.
2 Các chỉ tiêu để xây dựng điểm, tuyến du lịch
2.1 Các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng điểm du lịch
2.1.1 Vị trí của điểm du lịch
Vị trí của điểm du lịch là chỉ tiêu quan trọng trong việc thu hút khách, chúng
được đánh giá thông qua khoảng cách, thời gian đi đường và các loại phương tiện
giao thông có thể sử dụng đến điểm du lịch. Khoảng cách giữa các điểm du lịch
và nơi xuất phát của nguồn khách được tính bằng km với 4 cấp:
- Rất gần: Khoảng cách 10 – 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ, có thể
đi bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
- Khá gần: Khoảng cách 100 – 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ, có
thể đi bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng.
9
- Trung bình: Khoảng cách trên 200 km, dưới 500 km, thời gian đi đường
dưới 12 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
- Xa: Khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường lớn hơn 24 giờ, có thể đi
bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng.
2.1.2 Sức hấp dẫn
Độ hấp dẫn khách du lịch là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường được
xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của
khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng du lịch. Sức hấp dẫn của điểm
du lịch được phân thành 4 cấp:
- Rất hấp dẫn: Có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng hoặc trên 5 hiện tượng, di
tích tự nhiên đặc biệt; có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tính nghệ thuật
đặc sắc, độc đáo đáp ứng phát triển trên 5 loại hình du lịch.\
- Khá hấp dẫn: Có 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng hoặc 3 – 5 hiện tượng, di
tích tự nhiên đặc biệt, có công trình văn hóa và di tích lịch sử có tình nghệ thuật
đặc sắc, độc đáo đáp ứng phát azdsAzn
- Khá tốt: Có được một số CSHT – CSVCKT du lịch tương đối đồng bộ, đủ
tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- Trung bình: Có được một số CSHT – CSVCKT du lịch nhưng chưa đồng
bộ, chưa đầy đủ tiện nghi.
- Kém: Còn thiếu nhiều CSHT – CSVCKT du lịch, nếu đã có thì chất lượng
thấp và có tính chất tạm thời.
2.1.3 Thời gian hoạt động du lịch
Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ
của hoạt động du lịch; có liên quan trực tiếp đến hướng khai thác, đầu tư, kinh
doanh phục vụ tại điểm du lịch. Thời gian hoạt động du lịch chia thành 4 cấp sau:
- Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và trên 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
- Khá dài: Có 150 – 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch
và 120 – 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.
- Trung bình: Có 100 – 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt
động du lịch và 90 – 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối
với sức khỏe con người.
- Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức
khỏe con người.
10
2.1.4 Sức chứa khách du lịch
Là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du lịch trong cùng một thời điểm
mà chưa gây ra những tổn hại đến môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội và
quyền lợi của du khách. Qua khảo sát thực tế, thực nghiệm khi tiến hành các hoạt
động du lịch, các cấp độ về chỉ tiêu sức chứa khách du lịch như sau:
- Rất lớn: Có khả năng tiếp nhận trên 1.000 người/ ngày, trên 250 người/
lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân
văn, con số tương ứng là 500 người/ ngày và 100 người/ lượt tham quan.
- Khá lớn: Có thể tiếp đón 500 – 1.000 người/ ngày, từ 150 – 250 người/
lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Đối với điểm tài nguyên nhân
văn, con số tương ứng là 300 – 500 người/ ngày, 50 – 100 người/ lượt tham quan.
2.1.5 Độ bền vững
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bền vững của các thành phần hoặc các yếu
tố tự nhiên, nhân văn trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch và các
đối tượng khác hoặc thiên tai. Các mức độ chỉ tiêu bền vững như sau:
- Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá
hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh; công trình
văn hóa lịch sử còn được bảo tồn tốt, không bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới
ẩm và thiên tai; tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm; hoạt
động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững: Có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại
nhưng ở mức độ không đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương đối nhanh; công trình
văn hóa lịch sử có bị phá hoại song có khả năng sửa chữa nhanh; tài nguyên có khả
năng tồn tại vững chắc từ 50 – 100 năm; hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
- Trung bình: Điểm du lịch có từ 1 – 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị
phá hoại đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh
được; công trình văn hóa, lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa tôn
tạo lại nhưng chậm; tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 – 50 năm;
hoạt động du lịch có thể bị hạn chế.
- Kém bền vững: Có từ 2 – 3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại
nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất
chậm; công trình văn hóa, lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục hồi nguyên
trạng kém; tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc dưới 10 năm; hoạt động du
lịch bị gián đoạn.
Sáu chỉ tiêu trên là những căn cứ cơ bản để tính toán xây dựng các điểm, tuyến
du lịch trên lãnh thổ.
11
2.2 Các chỉ tiêu cơ bản xây dựng tuyến du lịch
2.2.1 Độ hấp dẫn
Độ hấp dẫn của tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay không các điểm du
lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Các tuyến du lịch được xem là đặc biệt hấp dẫn
nếu như có mật độ lớn các điểm du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Các bậc đánh
giá chỉ tiêu độ hấp dẫn của tuyến du lịch như sau:
- Tuyến du lịch đặc biệt hấp dẫn: Có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc
gia hoặc quốc tế, phân bố tập trung trong vòng bán kính 50 km.
- Tuyến du lịch rất hấp dẫn: Có ít nhất 2 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia
hoặc quốc tế, phân bố tập trung trong vòng bán kính 50.
2.2.2 Độ tiện ích
Độ tiện ích của tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay không các dịch vụ
tiện ích cho khách hang trên dọc tuyến du lịch. Tuy nhiên, sự phân bố các điểm
du lịch trên các tuyến du lịch ở Việt Nam nói chung và địa phương trên cả nước
nói riêng khá dày đặc. Độ tiện ích của tuyến du lịch được đánh giá tổng hơp qua
khả năng đảm bảo các tiện nghi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục
vụ khách du lịch.
2.2.3 Mức độ khai thác
Mức độ khai thác của tuyến du lịch thể hiện qua tỉ lệ các điểm du lịch trên
tuyến được đưa vào các tour du lịch của các nhà cung cấp dịch vụ và thể hiện qua
khách du lịch đến các tuyến du lịch cũng như doanh thu của các tour du lịch trên
các tuyến. Việc xác định các chỉ tiêu để xây dựng điểm, tuyến du lịch và làm cơ
sở cho định hướng khai thác nói trên không chỉ dừng lại ở những điểm, tuyến du
lịch đã khai thác mà còn đánh giá các điểm, tuyến du lịch dưới dạng tiềm năng
chưa có sự quản lí khai thác.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC ĐIỂM, TUYẾN DU
LỊCH VIỆT NAM
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỷ XX các công trình nghiên cứu
về địa lí du lịch; nhất là những vấn đề về TCLT, cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu du lịch chưa nhiều. Chỉ bước vào những năm đầu thập niên 90, khi
hoạt động du lịch Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến, nhiều công trình
nghiên cứu làm cơ sở cho phát triển du lịch đã được thực hiện trong đó việc xác
định, xây dựng các điểm, tuyến du lịch là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giá.
Một số đề tài đã đi sâu nghiên cứu cơ sở cho việc xác định và xây dựng các điểm,
tuyến du lịch dựa trên hệ thống các chỉ tiêu mang tính định lượng, tiêu biều là:
12
“Cơ sở khoa học cho việc xác định các điểm, tuyến du lịch tỉnh Nghệ An” –
Nguyễn Thế Chinh (1995), “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng tuyến du lịch” –
Phạm Trung Lương (1996).
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về TCLT du lịch Việt Nam cũng như kết
quả xác định và xây dựng các điểm, tuyến du lịch; hệ thống các điểm, tuyến du
lịch Việt Nam được xác định cụ thể ở các vùng như sau:
- Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương từ
Hà Tĩnh trở ra, trung tâm Hà Nội và phụ cận – là nơi tập trung nhiều nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm du lịch chủ yếu: du
lịch văn hóa – lịch sử, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc, du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng biển, núi, chữa bệnh, du lịch thương mại, du lịch làng quê, du
lịch lễ hội, làng nghề.
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm 6 tỉnh trực thuộc TW từ Quảng Bình
đến Quảng Ngãi, trong đó thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng là trung tâm
đồng vị. Đây là vùng có ưu thế nổi bật về tài nguyên du lịch nhân văn với các sản
phẩm chủ yếu: du lịch văn hóa – lịch sử, tham quan các di sản văn hóa thế giới, di
tích chiến tranh, du lịch nghỉ biển, nghỉ dưỡng núi.
- Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ: Gồm 29 tỉnh và thành phố trực
thuộc TW của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trung
tâm du lịch vùng là thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm du lịch chủ yếu gồm: du
lịch nghỉ biển, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc, du
lịch lễ hội, du lịch sinh thái (sinh thái biển, núi, miệt vườn, vùng ngập nước), du
lịch nghỉ dưỡng núi, chữa bệnh, du lịch tàu biển, du lịch sông Mê Kông, du lịch
làng nghề, du lịch mua sắm, thương mại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 đã xác định các điểm,
khu du lịch trọng điểm quốc gia và các tuyến du lịch quốc gia, quốc tê bao gồm:
- Khu, điểm du lịch: Cả nước hiện đang phát triển 4 khu du lịch tổng hợp, 21
khu du lịch chuyên đề quốc gia (năm 2007), nhiều khu du lịch trên địa bàn các
tỉnh và thành phố trực thuộc TW, trên 60 điểm du lịch quốc gia.
- Các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế phát triển theo “Điều chỉnh QHTT
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” gồm các tuyến sau:
+ Tuyến du lịch xuyên Á trên cơ sở đường sắt xuyên Á, đường sắt Bắc –
Nam; tuyến du lịch quốc tế bằng đường biển qua các cảng: Hạ Long, Chân Mây,
Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh; tuyến du lịch quốc tế tuyến hành lang
Đông – Tây qua các cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Lao Bảo, Mộc Bài, Châu Đốc;
13
tuyến du lịch quốc tế Vân Nam – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh;
tuyến du lịch sông Mê Kông mở rộng nối Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái
Lan, Mianma và Trung Quốc.
+ Các tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh, qua các di sản thế giới, các
khu vực tỉnh Tây Nguyên (như các tuyến du lịch chuyên đề “Con đường huyền
thoại”, “Con đường di sản”, “Con đường xanh Tây Nguyên”); tuyến du lịch
đường biên vùng núi phía Bắc (chủ yếu theo quốc lộ 4A, B, C, D) và tuyến du
lịch duyên hải Bắc Bộ (theo quốc lộ 10).
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC
ĐIỂM, TUYẾN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
I. TIỀM NĂNG DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
1. Vị trí địa lí
Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 3.532,5 km
2
(năm 2009) chiếm 1.2% diện
tích cả nước. Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 1.316,7 nghìn người. Mật độ dân số
của tỉnh là 373 người/ km
2
. Trong đó, thành phố Việt Trì là nơi tập trung dân cư
đông đúc nhất (trên 1.767 người/ km
2
), sau đó là thị xã Phú Thọ (trên 1.292
người/ km
2
) và huyện Lâm Thao (trên 923 người/ km
2
). Nơi có mật độ dân cư
thưa thớt nhất là huyện Thanh Sơn (133,7 người/ km
2
). Như vậy, sự phân bố dân
cư tỉnh không đồng đều theo các huyện. Những nơi có mật độ cao là thành phố,
thị xã, cac huyện đồng bằng, còn những huyện có mật độ thấp đều là các huyện
miền núi ở phía Bắc và phía Tây của tỉnh.
Về mặt hành chính, toàn tỉnh có 1 thành phố thuộc tỉnh, 1 thị xã, 11 huyện,
14 phường, 253 xã, 10 thị trấn trong đó có 214 xã, thị trấn miền núi.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, nằm
cách thủ đô Hà Nội 70 km, cách sân bay Nội Bài 50 km. Phú Thọ có vị trí khá
thuận lợi, nằm trong vành đai phát triển công nghiệp quanh thủ đô, hệ thống giao
thong đường thủy, đường bộ, đường sắt rất thuận lợi, nối liền thủ đô Hà Nội với
các tỉnh miền núi Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.
Có thể nói rằng với vị trí khá quan trọng đó, trong tương lai cùng với sự phát
triển của hệ thống cơ sở vật chất và các cụm điểm du lịch tỉnh sẽ có khả năng thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch. Cơ sở hạ tầng ở Phú Thọ đã được xây dựng để phục
vụ cho trung tâm công nghiệp lớn ra đời ở miền Bắc từ những thập kỷ 60. Mặt khác,
Phú Thọ nằm hai bên quốc lộ II, nên thuận lợi giao lưu với các tỉnh bạn.
14
Phú Thọ còn là một tỉnh nằm gần với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và
tuyến hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Về du lịch, Phú Thọ cũng
tương đối gần tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Đây là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh.
Trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, bằng nguồn tài nguyên của
mình, Phú Thọ có thể tạo ra một số sảm phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách du
lịch trong nước và quốc tế.
2 Tài nguyên du lịch
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên với các thành phần của nó
có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí lực của con người, khả năng
lao động sức khỏe của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như
sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố: Địa
hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và các khu bảo tồn.
2.1.1 Địa hình
Phú Thọ nằm ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ song Hồng và
vùng núi Tây Bắc, có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa
hình Phú Thọ khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng… Phía Tây và Tây Nam của
tỉnh là hệ thống núi thấp là phần kéo dài của dãy Hoàng Liên Sơn bao gồm các
huyện Yên Lập, Sông Thao, Thanh Sơn và Hạ Hòa. Vùng trung du gồm các đồi
thấp xen kẽ đồng bằng bao gồm các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh…
Phía Đông Nam của tỉnh tương đối bằng phẳng thuộc địa phận các huyện Tam
Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao và thành phố Việt Trì.
Địa hình đặc trưng và phổ biến nhất của tỉnh
Phú Thọ là các dãy đồi chạy lúp xúp, gần như
cùng chung một dạng: tròn, đỉnh đồi phẳng, sườn
lồi, bề mặt có phủ một lớp đất đỏ. Độ cao tương
đối của các đồi trung bình khoảng 20 – 25 m.
Những vùng đồi này được khai thác từ lâu, lớp
phủ thực vật tự nhiên đã bị phá hoại nhiều thay
vào đó là các cây công nghiệp quý như sơn, trẩu,
sả và nhất là chè… và một số loại cây ăn quả.
Trên những vùng đồi này còn có diện tích khá
lớn cây cọ mọc tự nhiên, cũng chính vì vậy mà “Rừng cọ đồi chè” từ lâu trở
thành biểu tượng của tỉnh Phú Thọ.
15
Hầu hết lãnh thổ của tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng đồi núi chiếm hơn 65%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Thực chất đây là mặt san bằng cổ tương đối ổn định
về cấu tạo, đã bị xâm thực chia cắt từ lâu và đang nằm trong sự phát triển đi
xuống, biểu hiện ở chỗ đỉnh đồi ngày càng bị san bằng, các sườn thoài hơn và các
thung lũng ngày càng được mở rộng.
Sự đa dạng, phong phú của các dạng địa hình tại Phú Thọ có giá trị du lịch,
đặc biệt về cảnh quan. Non xanh nước biếc lại được dát nắng vàng ban mai hay
vương vấn sương lam chiều dễ tạo nên những cảnh đẹp say mê lòng người. Đồi
gò trung du thiên hình vạn trạng phủ kín các loại cây cũng là bức tranh thiên
nhiên tươi đẹp. Mùa đông hoa nở trắng xóa cả một vùng đồi. Đồi cọ như đám
rước ngày hội, lô nhô gươm giáo, những ngày mưa trên đồi cọ, du khách sẽ rất
thích thú với dàn nhạc khổng lồ, mưa rơi trên lá cọ, một thứ âm thanh tuyệt diệu.
Đúng vậy, mỗi du khách khi dừng chân trên vùng Đất Tổ hẳn không ai có
thể quên được những nét đẹp của thanh niên đã tạo nên mảnh đất này. Trong
những cảnh đẹp mà địa hình Phú Thọ mang lại và có giá trị cho du lịch phải kể
đến danh sơn núi Hùng hay núi Nghĩa Lĩnh. Đây là ngọn núi cao nhất vùng
Phong Châu với độ cao 170m so với mực nước biến.
Núi Hùng trông xa giống như một con rồng lớn, đầu Rồng hướng về phía
Nam, mình Rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía xa. Đứng
trên núi Hùng phóng tấm mắt ra xung quanh, phía trước từ ngã ba Hạc có hàng
chục quả đồi thấp như hình đàn rùa nước bò lớn dần lên, phía sau, mảnh đất làng
Hy Cương giống như hình con phượng cặp thư, phía bên phải, quả đồi Khang
Phụ (Chu Hóa), tựa mình một con hổ phục, phía bên trái, quả đồi An Thái
(Phượng Lâu) như hình một vị tướng quân bắn nỏ. Làng Cổ Tích dưới chân núi
Hùng nằm trên một con ngựa ghì cương. Dãy đồi từ Phú Lộc tới Thậm Thình là
99 con voi chầu về Đất Tổ. Xa xa về phía Tây, dòng sông Thao nước đỏ, dòng
sông Lô nước xanh như hai dải lụa mầu tổ điểm vẻ đẹp của cố đô xưa.
Hình 2: Hang động Karstơ - Xuân Sơn - Thanh Sơn - Phú Thọ
16
Địa hình Phú Thọ còn đem lại cho cảnh đẹp nơi đây một hang động Karstơ
độc đáo. Đó là động Xuân Sơn nằm sâu trong vùng đất Thanh Sơn đầy huyền bí
với những nét đẹp hoang sơ của một hang động Karstơ, hang động Xuân Sơn là
tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của Phú Thọ.
Có thể nói các dạng địa hình trong tỉnh rất có giá trị cho các loại hình du lịch
tham quan, cắm trại kết hợp với du lịch về nguồn, góp phần góp cho ngành du
lịch của tỉnh phát triển tốt.
2.1.2 Khí hậu
Cùng chung đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt Nam, Phú Thọ là
tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của gió mùa.
Do ảnh hưởng của địa hình nên về mùa hè với luồng mở của địa hình Phú
Thọ, thuận lợi đón gió mùa hạ nên mưa ở đây khá lớn. Riêng vùng núi Thanh
Sơn, Yên Lập thì mang sắc thái á chí tuyến khá rõ
Chế độ nhiệt của Phú Thọ có đặc điểm nhiệt độ trung bình năm là 23,5
0
C.
Trong chế độ nhiệt phân ra hai mùa rõ rệt: mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Hàng năm, trên toàn tỉnh có từ 2 đến 3 tháng có nhiệt độ dưới 18
0
C. Riêng ở
những vùng miền núi như Thanh Sơn, Yên Lập thì có khoảng 3 đến 4 tháng lạnh
dưới 18
0
C và tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm. Vào mùa hè do ảnh hưởng
của địa hình nên nhiệt độ ở đây không quá cao, nhiệt độ tháng cao nhất trong năm
là tháng 7 cũng chỉ dao động từ 28
0
C đến 29
0
C.
Như vậy, với chế độ nhiệt này thì nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ở đây thường
xuất hiện vào tháng 1 và có thể xuống tới 3
0
C đến 4
0
C.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (2009)
Trạm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CN
Việt Trì
18.3 17.1 21.1 24.2 26.6 28.6 28.7 28.5 28.0 25.7 20.6 17.6 23.8
Minh Đài
17.6 16.5 20.8 24.0 26.0 27.6 28.0 27.5 26.7 24.6 18.9 16.6 22.9
Phú Hộ
18.0 16.8 21.0 24.1 26.5 28.5 28.4 28.1 27.7 25.2 20.2 17.4 23.5
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ (2009)
Chế độ ẩm ở đây có liên quan tới hoạt động của gió mùa, cũng chia hai mùa
rõ rệt là mưa và khô tương ứng với mùa của chế độ nhiệt.
Vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 70 – 80% lượng
mưa cả năm. Đặc biệt, còn có những trận mưa rào có cường độ rất lớn kèm theo
17
bão từ 3 – 5 ngày đôi khi gây thiệt hại cho khu vực. Trong khoảng 10 năm trở lại
đây, không còn thấy mưa đá xuất hiện.
Bảng 2: Lượng mưa trung bìnsh tháng và năm (mm)
Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 CN
Việt Trì 25 54 134
91 211
321
311 384 96 147
32
16 1822
Minh Đài 39 44 112
80 262
474
405 423 170
348
39
22 2418
Phú Hộ 30 54 130
88 202
341
286 283 106
148
12
12 1674
Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ (2009)
Với những đặc điểm khí hậu như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển du lịch. Đặc biệt là các vùng núi với khí hậu trong lành mát mẻ, cây rừng
luôn xanh tươi là những điểm du lịch thu hút khách du lịch. Những nơi có khí hậu
á nhiệt kết hợp và địa hình có khả năng xây dựng những khu nghỉ mát, khu bảo
tồn phục vụ du lịch như Thanh Sơn, Yên Lập.
Bảng 3: Sự phân mùa khí hậu ở khu vực Phú Thọ
Tháng Tính chất Đặc điểm nổi bật Đánh giá với
hoạt động du lịch
XII,I,II Lạnh, rét và khô Nhiệt độ dưới 18
0
C, trời lạnh
khô, cực trị có thể tới 3
0
đến 4
0
vào tháng I, II hay có sương giá
ở nơi không có độ che phủ
Ít thuận lợi
III,IV,V Hơi ẩm, ẩm mát Nhiệt độ 18
0
- 27
0
C, thời tiết
ẩm, hơi ẩm, tháng III còn có
mưa phùn nhưng ít.
Rất thuận lợi
cho du lịch văn
hóa, lễ hội
VI→IX Nắng nóng, mưa
nhiều
Nhiệt độ 27
0
- 30
0
C, lượng mưa
TB là 278 mm/ tháng, cực đại
vào tháng 8 là 384 mm, chịu
ảnh hưởng của bão.
Thuận lợi cho
du lịch thăm
quan, cắm trại,
du lịch sinh thái
X, XI Hơi ẩm đến khô,
hới lạnh đến lạnh
Nhiệt độ 19
0
- 25
0
C, thời tiết
khô, mát mẻ.
Thuận lợi
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2009
Như vậy, đặc điểm khí hậu của Phú Thọ nhìn chung là thuận lợi cho việc
khai thác du lịch, trừ những tháng đầu đông.
2.1.3 Tài nguyên nước
2.1.3.1 Sông ngòi
Phú Thọ là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú với nhiều con sông lớn
18
chảy qua. Sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc, đoạn chảy qua tỉnh Phú Thọ
(tên gọi là sông Thao) dài 96 km. Sông Đà chảy qua địa phận của tỉnh với chiều
dài là 41,5 km. Sông Lô ở về phía Đông, Đông Bắc Phú Thọ với chiều dài 67 km.
Sông Đà hợp lưu với sông Hồng tại Hồng Đà (Tam Nông), sau đó sông Hồng và
sông Lô lại hợp lưu tại ngã ba Hạc – TP. Việt Trì, cũng chính vì vậy mà TP Việt
Trì còn có tên gọi khác là thành phố ngã ba sông. Nước sông Hồng đỏ nặng phù
sa hòa cùng mầu xanh của nước sông Lô và sông Đà, cùng hàng chục nước sông
suối khác hòa tan làm một tại ngã ba Hạc rồi đổ về xuôi.
Các dòng sông trên cùng sông Bứa và 72 con ngòi lớn nhỏ trong tỉnh không
những chỉ có giá trị tô điểm thêm vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Đất Tổ mà hàng
năm đây còn là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống với những phong tục, tập quán
phong phú đặc sắc như hội bơi chải, lễ rước nước, hội đánh cá… có sức hấp dẫn
lớn với đông đảo khách du lịch.
Chế độ thủy văn của sông ngòi được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa hè từ
tháng 6 tới tháng 10 chiếm 75 đến 80% lượng nước cả năm. Sự tập trung nước
quá lớn vào mùa lũ trong thời gian ngắn thường gây ra những trận lũ đột ngột,
đặc biệt ở khu vực ngã ba sông. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho du khách các
hình thức du lịch trên sông thường được tổ chức vào mùa cạn.
2.1.3.2 Ao, hồ, đầm, suối
Trên địa bàn tỉnh, ngoài hệ thống sông ngòi còn có vô số các hồ, đầm. suối
có giá trị du lịch như đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, Đầm Cả…
Hình 3: Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ
19
Đầm Ao Châu là một hồ nước ngọt bán tự nhiên với diện tích là 280 ha,
cách trung tâm thị trấn huyện Hạ Hòa 2 km theo hướng Đông Bắc. Nguồn nước
của hồ khoảng 15 triệu m
3
nước ngọt với chất lượng nước tốt được dung cho
công nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và dùng cho nông nghiệp địa phương. Hồ
đóng vai trò điều hòa vi khí hậu trong khu vực, làm tăng độ ẩm của những đồi
ven hồ, làm cho quá trình phục hồi rừng dễ dàng hơn.
Qua bến Ao Châu thấy mở ra cả một vùng hồ mênh mông xanh ngắt. Nhiều
đồi vải đã khép tàn, rồi đồi chè, đồi mơ… tất cả như vô vàn cây cầu xanh đang
trôi nổi trên mặt hồ bồng bềnh xao động. Hồ tỏa ra những nhánh, những ngách
bao quanh đồi núi, có những nhánh chạy sâu hun hút về chân núi xa. Thuyền
thẳng ra nơi có cảnh quan kỳ thú, với những dãy kiến trúc cổ gồm những ngôi
nhà tám mái, nhà đỉnh tròn. Những mái ngói và ngọn tháp khuất hở nhô cao sau
những tán cao.
Hiện nay, đầm Ao Châu đang nổi lên như một điểm du lịch hấp dẫn. Đầm có
99 ngách lớn thu nước của 99 con suối lớn nhỏ đổ về. Trong phạm vi của đầm có
khoảng 25 đảo và một bán đảo rộng lớn. Phía Tây Nam của đầm thông với sông
Hồng bằng một con ngòi có tên rất huyền thoại Ngòi Lửa.
Đầm Ao Châu là một hồ nước ngọt rộng nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Đó
là một thắng cảnh hiếm có ở vùng đồi trung du và khả năng sẽ có một điểm du
lịch chính của Phú Thọ trong tương lai không xa.
Đầm Cả nằm ở khu hành chính mới của tỉnh cách trung tâm thành phố
Việt Trì khoảng 1,2 km về phía Đông. Đầm Cả có diện tích mặt nước 58,77
ha, nằm trong quy hoạch xây dựng công viên Văn Lang (111 ha) với tổng vốn
đầu tư là 300 tỷ đồng. Trong thời gian ngắn nữa khi công trình này khánh
thành, đây sẽ là trung tâm vui chơi giải trí có ý nghĩa văn hóa lịch sử to lớn
không chỉ với nhân dân Phú Thọ và các vùng lân cận mà còn có ý nghĩa với
nhân dân cả nước.
2.1.3.3 Nước ngầm
Nguồn nước ngầm trong khu vực có trữ lượng lớn chủ yếu cung cấp cho đời
sống, sản xuất của nhân dân và cho hoạt động du lịch. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh
còn có một số nguồn nước nóng có giá trị thư giãn, chữa bệnh cho nhân dân trong
vùng, như nguồn nước nóng thuộc địa phận xã La Phù, huyện Thanh Thủy. Đây
là nguồn nước ngầm mới được phát hiện bước đầu đã thu hút được khách du lịch
từ Hà Tây, Hà Nội đến đây nghỉ dưỡng.
20
Có thể nói, tài nguyên nước của vùng Đất Tổ khá phong phú và có giá trị du
lịch nếu biết khéo léo kết hợp với tài nguyên du lịch khác.
2.1.4 Tài nguyên sinh vật
Trước đây, toàn bộ vùng núi đồi của tỉnh đều được phủ bởi thảm thực vật tự
nhiên rừng nhiệt đới thường xanh, trong rừng có rất nhiều loại gỗ quý như Lim,
Táu, Lát… Diện tích rừng hiện nay có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự
nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến
hàng năm. Hiện nay diện tích rừng tự nhiên còn ít, chủ yếu thuộc địa phận huyện
Thanh Sơn, Yên Lập và thành phần loài trong rừng cũng giảm đi. Nguyên nhân
do khai thác rừng bừa bãi, không có sự quản lý trong những năm trước. Mấy năm
gần đây cùng với việc giao rừng tới từng hộ nhân dân nên diện tích rừng trồng
được mở rộng khá nhanh. Tỉ lệ diện tích đồi núi trọc đã được giảm mạnh. Rừng
trồng chủ yếu là các loại cây như bạch đàn, bồ kết, keo lá tram, sơn, trẩu… Phú
Thọ còn diện tích khá lớn các đồi chè, đồi cọ ngoài giá trị kinh tế khá lớn còn có
giá trị tạo cảnh quan đặc biệt của vùng đồi.
Trong vùng núi Thanh Sơn, Yên Lập với đặc trưng khí hậu Á nhiệt đới, một
mặt ở đây còn có diện tích khá lớn rừng tự nhiên cùng với sự phong phú đa dạng
về thành phần loài động thực vật, ở đây còn có nhiều loài quý hiếm vừa có giá trị
kinh tế cao, lại có giá trị du lịch như gà lôi, phượng hoàng đất, sóc bay… tuy vậy,
hiện nay vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Khu bảo tồn Xuân Sơn được thành lập
tại khu vực này, trong tương lai có thể phát triển các loại hình du lịch, tham quan,
nơi nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi.
2.1.5 Các khu bảo tồn
Phú Thọ có một số khu bảo tồn quan trọng có giá trị kinh tế, khoa học và
đặc biệt có giá trị về du lịch.
2.1.5.1 Khu bảo tồn Xuân Sơn – huyện Thanh Sơn
Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Vị
trí vườn nằm ở đúng điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, cửa ngõ của vùng tây
Bắc Bộ. Được coi là tiềm năng du lịch tự nhiên nổi trội nhất của Phú Thọ. Vườn
quốc gia Xuân Sơn xứng đáng là một trong những di sản thiên nhiên đặc sắc của
quốc gia. Vườn quốc gia có tổng diện tích 15.048 ha, vùng đệm 18.639 ha, trong
đó khu bảo vệ nghiêm ngặt là 9.099 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn
quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi. Xuân Sơn được đánh giá
là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình
kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.
21
Vườn quốc gia Xuân Sơn có 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475
chi và 134 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành quyết và ngành hạt trần. Có 365
loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 18 loài ghi trong
sách đỏ thế giới. Ngoài các loài đặc trưng cho khu hệ động vật Tây Bắc như vooc
xám, vượn chó, cày bạc má, sóc bụng đỏ đuôi trắng, gấu, báo… về chim có gà
lôi, gà tiền, đại bang đất, riếng sơn dương có nhiều nhất toàn quốc.
Đến Xuân Sơn còn là đến với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Tại đây
có 3 đỉnh núi cao trên 1.000 m là núi Voi, núi Ten và núi Cẩn với hàng trăm
hang động, sông suối như suối Lấp, suối Thang, các thác nước… Trong đó,
tiêu biểu là cụm hang động Xuân Sơn với 16 hang liên tiếp, Hang Lạng là
hang lớn nhất và dài nhất, ăn sâu vào trong lòng núi Ten. Chạy dọc đáy hang
là một con suối lớn với nhiều loài cá nước ngọt lớn và quý. Trong hang có
nhiều thạch nhũ với muôn hình vạn trạng tạo cho hang một vẻ đẹp huyền bí.
Ngoài các giá trị về sinh học và cảnh quan hang động đá vôi, trong vườn quốc
gia Xuân Sơn còn có những tộc người Mường, người Dao Tiền cư trú từ lâu
đời và cách biệt với các địa phương khác nên còn giữ được nhiều phong tục
tập quán và nét văn hóa bản địa phong phú.
Xuân Sơn nằm trong mạng lưới các điểm du lịch dày đặc, cách Đền Hùng
90 km, cách Hà Nội 120 km, phía tây nam giáp hồ thủy điện Hòa Bình, phía tây
bắc giáp hồ thủy điện Sơn La. Và không có lí do gì để không tin tưởng vào tương
lai của một danh thắng miền sơn cước này.
2.1.5.2 Khu bảo tồn Đền Hùng
Tổng diện tích khu bảo tồn là 373 ha, trong đó 295 ha là vùng quản lý
nghiêm ngặt, 88 ha là vùng đệm. Trong vùng quản lý nghiêm ngặt có 13,1 ha là
rừng tự nhiên, rừng trồng có 271,9 ha với các loại cây keo, phượng vĩ, bằng lăng…
Đặc biệt tại Đền Hùng có cây thiên tuế gần 800 tuổi, mọc trước chùa Thiền Quang,
còn có nhiều loại cây Chò nâu cao trên 30 m Trước kia khu vực này là cánh rừng
già nhiệt đới. Ngày nay, núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế
hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ… Núi Hùng trông xa
giống như đầu rồng hướng về phía nam. Cảnh thế ngoại mục hung vĩ, đất đầy khí
thiêng của sơn thủy hội tụ. Đứng trên đỉnh núi cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát
toàn bộ một vùng đất rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thủy hữu tình.
2.2 Tài nguyên du lich nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo
ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ nhu cầu du lịch.
22
Tài nguyên du lịch nhân văn ở Phú Thọ gồm: các di tích lịch sử văn hóa,
các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn
hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực thể hiện bản sắc văn
hóa địa phương.
Phú Thọ là vùng Đất Tổ - chiếc nôi của văn hóa Việt Nam mà sự phát triển
của nó gắn với cồng cuộc dựng nước, giữ nước của cha ông ta với bề dầy lịch sử
trên 1.000 năm. Vì vậy, tài nguyên nhân văn ở đây cũng khá đa dạng có thể khai
thác cho mục đích du lịch.
2.2.1 Các di tích văn hóa lịch sử
Lịch sử hình thành và phát triển đã tạo cho Phú Thọ nhiều tiềm năng về các
di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử cách mạng… có giá trị cho
nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch. Mỗi thời kỳ lịch sử đều để lại cho Phú
Thọ những di tích có ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang đậm bản sắc văn hóa
vùng Đất Tổ. Tính đến 4/2001 toàn tỉnh có 51 di tích được xếp hạng cấp quốc gia
và nhiều di tích có ý nghĩa địa phương.
Các di tích lịch sử văn hóa của Phú Thọ gồm 4 loại di tích cơ bản sau:
Hình 4: Đài tưởng niệm chiến thắng sông Lô – Đoan Hùng
- Di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến là nơi lưu niệm những sự kiện lịch
sử, lưu niệm danh nhân, căn cứ địa cách mạng, chiến thắng, nơi ghi dấu tội ác
23
như: Chiến khu Hiền Lương (Hạ Hòa), chiến thắng sông Lô (Đoan Hùng), di tích
lưu niệm Hồ Chủ Tịch ở Cổ Tiết (Tam Thanh), chiến khu 10 Đại Phạm…
Theo thống kê, loại di tích nay gồm 23 di tích, chủ yếu nằm ở các huyện
miền núi như Hạ Hòa, Đoan Hùng.
- Di tích khảo cổ học gồm 6 di chỉ là địa điểm cư trú của loài người tiền sử
đã được nghiên cứu, khai quật và xác minh như: Vi Sơn, Phùng Nguyên (Phong
Châu), làng Cả (Việt Trì) và một số địa điểm khác nằm rải rác ở các huyện Tam
Nông, Hạ Hòa.
- Di tích kiến trúc: Loại hình này bao gồm kiến trúc nhà ở dân dụng, kho
tang, khu phố cổ, thành lũy, pháo đài… Song đặc trưng ở Phú Thọ chủ yếu là
di chỉ kiến trúc nghệ thuật: đình, chùa, đền, miếu… chiếm tới 80% tổng số di
tích hiện nay còn tồn tại trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở các
huyện Phong Châu, Việt Trì, Tam Nông, Hạ Hòa…loại hình di tích này gồm
605 di tích.
- Danh thắng: Các danh thắng ở Phú Thọ có số lượng ít, nổi bật lên đó là
khu hang động trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn (Thanh Sơn), đầm Ao
Châu (Hạ Hòa), thác lòng chảo Minh Hòa (Yên Lập).
Ngoài các di tích văn hóa lịch sử đã thống kê và xếp hạng ở Phú Thọ có tới
735 địa điểm là di tích lịch sử văn hóa. Nhưng do ảnh hưởng của thời gian, thiên
nhiên khắc nghiệt và chiến tranh tàn phá, vì thế chỉ còn lại phế tích và dấu tích,
mà trong điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn, nhân dân chưa khôi phục lại.
Trên mảnh đất giàu lịch sử truyền thống này, mỗi một thời kì lịch sử đều để
lại những di tích độc đáo cho đời sau, nhừ đời Lý Trần có các di tích: hậu cung
đình Lâu Thượng, bệ đá chùa Hữu Đô, Xuân Lũng.
Những nét kiến trúc nghệ thuật tinh vi thể hiện ở các ngôi đình đời Lê, đời
Nguyễn như: Đào Xá, Sơn Vi, Hùng Lô là một trong những công trình văn hóa
cổ xưa nhất của dân tộc ta.
Toàn tỉnh Phú Thọ có 637 di tích bao gồm nhiều loại hình: đình, chùa, đền,
đài, miếu… trong đó có số di tích được nhà nước xếp hạng là 51 di tích và 78 di
tích được xếp hạng cấp tỉnh.
Ngoài ra, ta còn phải nói đến nhiều di chỉ độc đáo như các di chỉ khảo cổ:
trống đồng, công cụ bằng đồng, các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của các thời
đại lịch sử. Hiện nay, các hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở bảo tàng
Hùng Vương (đền Hùng – Phú Thọ)
24
Bảng 4:Số lượng các di tích đã được xếp hạng ở Phú Thọ
(Tính đến tháng 4/ 2009)
Tổng số
Trong đó
Quốc gia Địa phương
Tổng số 129 51 78
Theo loại hình
Đình
Chùa
Đền
Lăng
Di tích khác
52
27
37
1
12
19
11
11
10
33
16
26
1
2
Chia theo huyện, thị
Thành phố Việt Trì
Thị xã Phú Thọ
Tam Nông
Đoan Hùng
Hạ Hòa
Thanh Ba
Phong Châu
Lâm Thao
Thanh Thủy
Thanh Sơn
Yêu Lập
Sông Thao
13
3
28
7
8
10
11
26
9
1
1
5
4
2
8
1
4
2
7
14
3
1
5
9
1
20
6
4
8
4
12
6
1
Nguồn: Sở thương mại du lịch Phú Thọ
Bảng 5: Mật độ các di tích đã được xếp hạng của Phú Thọ
(Tính đến tháng 4/ 2009)
STT
Huyện, thị Diện tích
(km
2
)
Số lượng di
tích xếp hạng
Mật độ di tích xếp
hạng/ 100 km
2
1 T.P. Việt Trì 75,07 13 17,52
2 T.X. Phú Thọ 36,55 3 8,21
3 Tam Nông 157,67 28 17,86
4 Đoan Hùng 301,72 7 2,34
5 Hạ Hòa 338,48 8 2,37
6 Thanh Ba 119,94 10 5,12
7 Phong Châu 185 11 5,95
25
8 Lâm Thao 126,6 26 7,22
9 Thanh Thủy 1.288,72 9 0,08
10 Thanh Sơn 136,5 1 19,25
11 Yên Lập 437,09 1 0,24
12 Sông Thao 234,78 13 5,66
Toàn tỉnh 3.518 129 3,66
Căn cứ vào bảng trên mật độ di tích chia làm 4 cấp:
- Nhiều: Có trên 10 di tích được xếp hạng trên 100 km
2
- Trung bình: Có từ 5 - 10 di tích được xếp hạng trên 100 km
2
- Ít: Có từ 2 - 4 di tích được xếp hạng trên 100 km
2
- Rất ít: Có từ 0 - 1 di tích được xếp hạng trên 100 km
2
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
- Những huyện, thị có nhiều di tích được xếp hạng: thành phố Việt Trì,
huyện Tam Nông, huyện Lâm Thao.
- Những huyện thị có số di tích được xếp hạng ở mức trung bình: thị xã Phú
Thọ, huyện Thanh Thủy, Sông Thao, Phong Châu, Thanh Ba.
- Những huyện có số di tích được xếp hạng ở mức ít: huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa.
- Những huyện có số di tích được xếp hạng ở mức rất ít là huyện Thanh Sơn,
Yên Lập.
Có thể nói, Phú Thọ là một tỉnh có nhiều di sản văn hóa lịch sử, có nhiều
kiểu kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, có ý nghĩa lịch sử.
Đánh giá về tiềm năng du lịch Phú Thọ, sẽ thật thiếu sót nếu không nói đến
vẻ đẹp riêng của các làng cổ ở Việt Trì. Đó là các làng đồi, những ngôi nhà được
xây dựng ven đồi, thấp thoáng sau những tán cây. Hướng nhà ở đây đều quay về
các triền sông hoặc hướng theo dòng chảy sông. Vẻ đẹp ở đây ngoài giá trị lịch
sử lâu đời còn có sự hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên, con người: mỗi nhà đều có
vườn cây, ao cá… Mỗi làng lại có một ngôi đình, ngôi chùa được xây dựng từ
lâu, với những kiến trúc độc đáo thể hiện tư duy, tình cảm của nhân dân, của các
bậc tài hoa thủa trước. Những nét đẹp truyền thống cổ xưa vẫn được nhân dân ở
đây trân trọng và duy trì thể hiện qua từng lời ăn, tiềng nói, giao tiếp ứng xử.
Với lịch sử phát triển là vùng đất cội nguồn dân tộc, những di tích lịch sử
văn hóa còn để lại, nó có ý nghĩa lịch sử giáo dục truyền thống, ngoài ra còn phục
vụ cho công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt trong thời kỳ mở cửa nó có giá trị
lớn phát triển du lịch