Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Triết mác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân liên hệ thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.71 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP LỚN MÔN :
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênnin
ĐỀ TÀI: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Họ và tên SV: Phạm Ngọc Mai
Lớp tín chỉ: 216_30
Mã sinh viên: 11163322

1|Page


HÀ NỘI - NĂM 2017

2|Page


Mục Lục
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:............................................................................................3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :..........................................................................................4
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ 2 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:...................4
1. Giá trị thặng dư:.............................................................................................4
2. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:................................................5
PHẦN 2: LIÊN HỆ VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM.................................................................................................................... 10
1. Thực trạng:...................................................................................................10
2. Hạn chế:.......................................................................................................12
3. Giải pháp:.....................................................................................................12


Kết luận:.................................................................................................................. 14
Tài Liệu tham khảo :............................................................................................................15

3|Page


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Lịch sử loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội: Nguyên thủy, phong kiến,
chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội. Mỗi chế độ đều gắn với một
phương thức sản xuất riêng.
Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng
hóa. Nhưng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa khác với sản xuất giản đơn khơng
chỉ về trình độ mà cịn khác về chất. Trong nền kinh tế hiện nay xuất hiện một loại
hàng hóa mới đó là hàng hóa sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì
tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất
hiện: Quan hệ giữa nhà tư bản và người làm thuê. Thực chất mỗi quan hệ này là nhà
tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Nhưng quá trình tư bản
thể hiện bản chất và những thủ đoạn bóc lột giá trị thặng dư đó được diễn ra và sử
dụng như thế nào? Đó là lý do em sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Hai phương
pháp sản xuất ra giá trị thặng dư dưới Chủ nghĩa tư bản. Từ đó liên hệ vào nền kinh
tế Việt Nam hiện nay”.
Trong quá trình làm bài tiểu luận vì kiến thức cịn hạn chế nên khó tránh khỏi
những sai sót và khuyết điểm. Vì vậy em rất mong nhận được những nhận xét và
góp

ý

của

thầy




các

bạn

đề

bài

tiểu

luận

thêm

hồn

thiện!

4|Page


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ 2 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
1. Giá trị thặng dư:
Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến lớn nhất mà Mác đã
đóng góp cho nhân loại. Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của Mác vẫn giữ

nguyên giá trị. Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp với thực tiễn ngày nay.
Trước Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardo cũng
khơng giải thích được vì sao trao đổi hàng hóa theo đúng quy luật giá trị mà tư bản
vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù lao động vào tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng
trong q trình sản xuất hàng hóa lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của
tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng
của người đó thêm vào sản phẩm một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của
mình. Khoản lớn hơn đó, tức là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động,
C.Mác gọi là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Công nhân chỉ được tiếp
tục làm thuê chừng nào còn tạo ra được khối lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức
lao động mà nhà tư bản đã trả cho người đó dưới hình thức tiền cơng , nếu khơng sẽ
bị sa thải.
Theo đó giá trị thặng dư là giá trị rơi ra ngoài sức lao động do công nhân
sáng tạo ra và nhà tư bản chiếm không.
Nhà tư bản giành một phần giá trị thặng dư này cho sự hưởng thụ của mình và
gia đình mình, phần cịn lại được tích lũy đề tài sản xuất mở rộng. Khoản tích lũy
này lại trở thành điều kiện vật chất để thu hút têm nhiều giá trị thặng dư hơn nữa.
Chính lịng ham mê giá trị thặng dư là động lực thúc đẩy nhà tư bản dám mạo hiểm
bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh.

5|Page


2. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:
Hai phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối do Mác phát
hiện không phải chỉ là đặc điểm của thời kỳ đầy của CNTB , thời kỳ cơng nghiệp cơ
khí, mà ngày chúng vẫn cịn được CNTB sử dụng. Tùy điều kiện cụ thể mà phương
pháp bóc lột nào được coi là chủ yếu.
Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của chủ

nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động thủ cơng,
hoặc lao động với những máy móc đơn giản ở các cơng trường thủ cơng. Đó là sự
gia tăng về mặt lượng quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị
thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời
gian lao động tất yếu là không thay đổi. Có nghĩa là khi nhà tư bản muốn tăng giá
trị thặng dư, thì nhà tư bản sẽ mua thêm máy móc mua thêm tư liệu sản xuất, thuê
thêm cơng nhân để sản xuất ra hàng hóa nhưng chỉ mua thêm nguyên liệu sản xuất
và bắt công nhận hiện có phải cung cấp thêm một lượng lao động, đồng thời tận
dụng triệt để cơng suất của máy móc hiện có. Cái lợi ở đây là nhà tư bản khơng cần
ứng thêm tư bản, thuê thêm công nhân, mua thêm máy móc thiết bị, đồng thời máy
móc sẽ được khấu hao nhanh hơn, hao mịn và chi phí bảo quản giảm đi rất nhiều,
thời gian thu lợi nhuận sẽ dài hơn.
Ví dụ: Một ngày người cơng nhân của cơng ty Dr.Martens Hồng Phúc lao động 8
giờ, trong đó thời gian lao động tất yếu là 4 giờ , thời gian lao động thặng dư là 4
giờ, mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 10.000 đơn vị tiền tệ, thì trong
trong một ngày cơng nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 80.000, bao gồm 40.000 là
giá trị thặng dư tuyệt đối, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Nhưng khi kéo dài thời
gian lao động ra thêm 2 giờ với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì giá trị thặng
dư tuyệt đối tăng lên 60.000, nhà tư bản được lợi thêm 20.000 đơn vị so với trước
đó, tỷ suất thặng dư là 150% (Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện của trình độ bóc lột
giá trị thặng dư).
6|Page


Nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của người công nhân
làm thuê, nhưng thực tế thì khơng cho phép họ làm như vậy trong một thời gian q
dài. Vì những việc làm đó là vượt quá giới hạn sinh lý của người công nhân, một
người có thể duy trì mãi một cường độ lao động với năng suất cao trong thời gian
dài là điều không thể có được, họ cần phải có thời gian ăn ngủ, nghỉ ngơi giải trí

nhằm phục hồi sức khỏe. Thật dễ hiểu khi giai cấp tư bản gặp phải sự kháng cự của
giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản muốn kéo dài thời gian lao động trong ngày, còn
giai cấp công nhân muốn rút ngắn thời gian lao động, do đó độ dài ngày lao động có
thể co giãn và việc xác định độ dài ngắn ấy phụ thuộc vào so sánh lực lượng trong
cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đó. Điểm dừng của độ dài ngày lao động là điểm ở
đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và lợi ích kinh tế của người lao động thực hiện
theo một thỏa hiệp tạm thời.
Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản sẽ tìm mọi cách để
tặng cường độ lao động của người cơng nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là
chi phí nhiều sức lao động trong một khoảng thời gian nhất định, nên về thực chất
cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày. Nhà tư bản có thể tăng thêm
tư liệu lao động, yêu cầu hay thỏa thuận người lao động lao động với cường độ cao
hơn mức bình thường, yêu cầu hay thỏa thuận người lao động là họ phải tập trung
làm việc hơn, các thao tác làm việc phải nhanh hơn… những việc đó sẽ tốn nhiều
sức lao động hơn so với mức bình thường, và cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn.
Nhưng việc tăng cường độ lao động khó hơn việc tăng thơi gian lao động của người
cơng nhân vì việc này muốn thức hiện được thì nhà tư bản phải thay đổi máy móc.
Việc áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ngồi việc gặp
khó khăn như ở trên đã đề cập, theo D.Ricardo “Với sự tăng thêm của một nhân tố
sản xuất nào đó, trong điều kiện các nhân tố sản xuất khác là không thay đổi, năng
suất của nhân tố tăng thêm sẽ giảm đi”. Bởi vậy, việc gia tăng các nguyên liệu sản
xuất trong khi các điều kiện sản xuất khác không đổi, là việc là không hiệu quả khi
mà tư bản muốn tăng thêm giá trị thặng dư.

7|Page


Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối gặp
phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối vào
sản xuất. Phương pháp này có tiến bộ vượt bậc so với phương pháp giá trị thặng dư

tuyệt đối, thể hiện trình độ sản xuất cũng như trình độ xã hội đã được nâng lên một
tầm cao hơn. Phương pháp giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do
rút ngắn thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động
vẫn như cũ. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tư liệu tiêu dùng và dịch
vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động, nên muốn hạ thấp giá trị sức lao động thì
phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người lao động. Điều
đó chỉ được thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động xã hội cho các ngành sản
xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư
liệu sinh hoạt và dịch vụ.
Ví dụ: Giả sử ngày lao động là 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là thời gian lao
động tất yếu, 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi này tỷ xuất thặng dư là
100%. Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động khơng thay đổi , thơi gian
lao động tất yếu của người công nhân chỉ còn lại là 3 giờ, thời gian lao động thặng
dư đã tăng lên là 5 giờ, vì vậy tỷ suất thặng dư đã tăng lên là 166% (Đồng nghĩa với
trình độ bóc lột tăng lên).
Sự ra đời và phát triển và sử dụng rộng rãi máy móc đã làm cho năng suất lao
động tăng lên nhanh chóng.. Máy móc có ưu thế tuyệt đối so với các cơng cụ thủ
cơng, vì cơng cụ thủ cơng là cơng cụ lao động do con người trực tiếp sử dụng bằng
sức lao động nên bị hạn chế bởi khả năng sinh lý của con người, nhưng khi lao động
bằng máy móc sẽ khơng gặp phải những hạn chế đó. Vì thế, việc sử dụng máy móc
làm năng suất lao động tăng lên rất cao, làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, làm hạ
thấp giá trị hàng hóa sức lao động, rút ngắn thời gian lao động tất yếu kéo dài thời
gian lao động thặng dư, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối ngày càng được nâng cao với các cuộc
cách mạng khoa học, đặc biệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triền với

8|Page


tốc độ vũ bão, để lại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử lồi người, nó khác với

cuộc cách mạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ sản
xuất mới, chứ không đơn giản về công cụ sản xuất như cách mạng khoa học, do đó
dẫn đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền văn minh mới
- nền văn minh trí tuệ.
Phương pháp giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất theo chiều
sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế cho lao động giản đơn. Để có lợi cho
mình các nhà tư bản buộc phải chú trọng đến nhân cách sáng tạo của lao động làm
thuê. Điều đó đã chứng minh rằng lao động trí óc, lao động có trình độ kĩ thuật cao
ngày càng có vai trị quyết định với việc sản xuất giá trị thặng dư và tầng lớp công
nhân này có mức sống tương đối cao. Chính những điều đó đã làm cho một số
người lao động nhầm tưởng rằng họ khơng bị bóc lột sức lao động, sức lao động của
họ được trả một cách thỏa đáng, họ an tâm làm việc mà không biết rằng một khối
lượng lớn giá trị mới do sức lao động của mình tạo ra đã bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Hơn nữa, với tốc độ phát triển chóng mặt của máy móc công nghệ, tác hại của
song điện từ từ những thiết bị tin học hiện đại làm cho người lao động bị hao phí rất
nhiều sức lực, phát sinh nhiều bệnh nghề nghiệp, các bệnh này có thể phát sinh ngay
trong q trình cịn đang lao động của người cơng nhân nhưng cũng có thể để lại di
chứng sau một thời gian dài mới biểu hiện bệnh.
Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch, đây
làcái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng
dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng trường hợp giá trị thặng dư siêu ngạch là
hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi cơng nghệ đó đã được phổ biến rộng dãi,
nhưng xét them phạ vị toàn xã hội thì đây một hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi
giá trị thặng dư siêu ngạch là kì vọng của nhà tư bản là động lực mạnh nhất thúc
đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,

9|Page



làm cho năng suất xã hội tăng lên nhanh chóng. Bởi vậy K.Marx gọi giá trị thặng dư
siêu ngạch là biểu tượng của giá trị thặng dư tương đối.
Thực ra, hai phương pháp giá trị thặng dư đó khơng hề bị tách rời nhau, mà
chỉ rong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng của hai phương pháp là nhiều hay ít mà
thơi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặng dư tuyệt
đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dư tương đối cịn
trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay,
việc nhà tư bản kết hợp tốt với hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã tạo ra
ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường phương tiện
kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc
hiện đại được áp dụng, các lao động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó khơng đi
đơi với giảm nhẹ cường độ lao động của người công nhân, mà trái lại do việc áp
dụng máy móc khơng đồng bộ nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thẻ chạy
với tốc độ liên tục buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm
cho người cường độ lao động tăng lên, năng suất lao động tăng, ngoài ra sản xuất
hiện đại áp dụng tự động cao cường độ lao động người cơng nhân tăng lên với hình
thức mới đó là cường độ lao động thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp,
tạo ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn. Nên sản xuất tư bản chủ nghĩa
trong điều kiện hiện đại là sự kết hợp tinh vi của hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối và tương đối.

10 | P a g e


PHẦN 2: LIÊN HỆ VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ VÀO NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
1. Thực trạng:
Trong học thuyết của C.Mác, có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là
sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Tuy nhiên, Việt Nam đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nên phương thức

tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối (tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt qua
thờigian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và
thời gian thời lao động tất yếu không thay đổi) không được sử dụng, thời gian lao
động không bị kéo quá 8 tiếng một ngày hay 48 tiếng một tuần theo điều 68 của bộ
luật Lao Động.
Gạt bỏ đi mục đích và tính chất của tư bản thì có thể áp dụng phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tương đối (tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng
cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư
lên ngay trong điều kiện đọ dài ngày lao động vẫn như cũ) và biến tấu của nó-giá trị
thặng dư siêu ngạch (phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động các
biệt, là cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó) vào nền
kinh tế Việt Nam.
Trước đổi mới, các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhà nước
được nhà nước bao cấp hoàn toàn. Sản phẩm làm ra theo định lượng của nhà
nước,thậm chí là cịn khơng cần biết đến việc sản phẩm đó tạp ra có đúng theo nhu
cầu thi trường hay khơng, vì thế mà nền kinh tế trì trệ.
Sau đổi mới năm 1986, các doanh nghiệp nhà nước không cịn hồn tồn được
nhà nước bao cấp nữa mà bắt đầu phải tự chủ, bước vào nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp tư nhân đầu tiên cũng ra đời.

11 | P a g e


Tiếp diễn, sự tràn vào của hàng hóa các nước khác, đặc biệt là hàng Trung
Quốc giá rẻ đã tạo nên một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Áp lực
này buộc họ phải đổi mới công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh để có thể tồn tại và
đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư, các doanh nghiệp bắt đầu chun mơn
hóa trong việc sản xuất sản phẩm, phân chia công đoạn chi tiết, đầu tư vào việc mua
lại cơng nghệ và máy móc, áp dụng các phương thức quản lí mới. Ban đầu, với

lượng kinh phí của hạn hẹp, họ mua lại những công nghệ và máy móc cũ đã lỗi thời
cơ các nước phát triển với giá thành rể, rồi dần chuyển đổi sang những công nghệ
mới hiện đại hơn. Đồng thời, khi Việt Nam còn chưa có nguồn nhân lực tri thức
cao, các chuyên gai nước ngồi cũng được mời về để chuyển giao cơng nghệ.
Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các đối
thủ mới (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, cơng nghệ,
kinh nghiệp và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện
mới (thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của quy chế thương
mại và luật pháp quốc tế). Vì vậy, việc đổi mới công nghê và đào tạo nguồn nhân
lực lại càng trở thành nhu cầu cấp bách khi cạnh tranh để tạo ra nhiều giá trị thặng
dư hơn.
Điển hình là cuộc chay đua về cung cấp công nghệ 3G giữa ba tập đoàn
Vinaphone, Mobifone và Viettel cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
hiện nay. Ngày 12/10/2009 Vinaphone chính thức ra mắt, thì đến 15/12/2009
Mobifone cũng bắt đầu triển khai dịch vụ này. Chậm nhất là Viettel với dịch vụ
được bắt đầu từ ngày 25/3/2010, nhưng lại mở đầu bằng chiến dịch khuyến mãi lớn,
mà theo đó, Viettel cho phép khách hàng dúng 3G Mobile Internet với mức khởi
điểm thấp nhất là 10.000 đồng/tháng, khuyến mãi 50% cước đăng ký 3G và miễn
cước hòa mạng cho các thuê bao trả sau D-com 3G….Ngay lập tức, Mobi tái khẳng
định chiến lược “3G cho mọi người” với gói cước Mobile Internet cho sử dụng có
thu nhập thấp, khởi điểm chỉ với 5.000 đồng/tháng (gói M5). Việc kéo người dung

12 | P a g e


sử dụng dịch vụ của các nhà mạng là nhằm mục đích tạo ra giá trị thặng dư (lợi
nhuận) cho doanh nghiệp.
Không thể hiện rõ như chạy đua về công nghệ, việc đào tạo và tìm kiếm những
nhà quản lí, những nhà chiến lược tài ba cũng là mối quan tâm lớn của các doanh
nghiêp. Khơng ít những doanh nghiệp Việt Nam hiện nay sẵn sàng trả cho nhân

viên của mình hàng chục ngàn Euro mỗi nă để có được những chiến lược mới giúp
doanh nghiệp tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn bởi ngày nay lao động trí tuệ, lao
động quản ly đã trở thành những hình thức lao động có vai trị lớn. Khu vực dịch
vụ, các hàng hóa phi vật thể, vơ hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.

2. Hạn chế:
Tuy nhiên không thể không thấy rõ những mặt hạn chế khi công nghệ của Việt
Nam dù đã được cải tiến rất nhiều nhưng vẫn còn thua kém rất nhiều so với các
nước phát triển, do phần lớn các cơng nghệ này vẫn cịn là cơng nghệ đã khơng cịn
được sử dụng ở nước ngồi mà được bán lại với gái thành rẻ. Và với những doanh
nghiệp có nguồn lực hạn hẹp, thì sau khi đổi mới cơng nghệ một lần thì họ phải chờ
một quãng thời gian khá dài mới có thể huy động tiền để tiếp tục đổi mới công nghệ
trong khi khoa học kĩ thuật đang biến đổi từng ngày. Thêm nữa, tuy ngân sách nhà
nước và tiền của các doanh nghiệp đầu tư cho vấn đề con người là rất lớn nhưng
hiện nay số người có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vẫn còn thấp, bởi đầu tư
vào giáo dục vẫn chưa đem lại hiệu quả. Điều này có thể thấy rõ việc tuyển dụng
của Intel tại Việt Nam năm 2008 với chí tiêu là 4000 nhân viên nhưng cuối cùng kết
quả tuyển dụng đã gây ra một sự thật thất vọng lớn.

3. Giải pháp:
Các doanh nghiệp trong nước cần cố gắng hơn nữa trong việc thay đổi công
nghệ. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành hợp tác với các

13 | P a g e


doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi, vừa giúp doanh nghiệp
nước ngồi làm quen nhanh chóng hơn với nền kinh tế trong nước, vừa tạo điều
kiện giúp doanh nghiệp trong nước có được những cơng nghệ tiên tiến để phát triển
sản xuất.

Vấn đề nguồn lực vẫn là vấn đề cần được trọng tâm trong thời gian tới. Việc nâng
cao chất lượng dạy và học, giảm dần khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là vơ
dụng cần thiết để tránh hiện trạng có cầu mà khơng có cung như hiện nay. Ta đã
biết giá trị thặng dư đang được tạo ra như thế nào, vậy phần giá trị thặng dư ấy được
phân chia như thế nào?
Nếu coi T = m thì ta có thể phân tách m thành m = m1+ m2 + m3 + m4 + m5 + m6
+ m7 +….
Trước hết, doanh nghiệp ở bất kì quốc gia nào đều có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà
nước (như Việt Nam hiện nay là 25%).
Tiếp theo, phần lớn doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân sẽ
chia một phần giá trị thặng dư cho các quỹ (quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ phúc lợi,
quỹ tái sản xuất) hoặc nếu không theo mơ hình này thì giá trị thặng dư sẽ được chia
để trả công cho người quản lú, cho tái sản xuất và mở rộng sản xuất, cho chủ doanh
nghiệp… và một số phần khác.

14 | P a g e


Kết luận:
Có thể nói, điều kiện điểm xuất phát nền kinh tế Việt Nam thấp, nhưng qua
khoảng thời gian sau đổi mới, áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã có rất nhiều chuyển biến tích cực.
Tiếp tục vận dụng những phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, đồng thời
học tập từ những nước phát triển , các doanh nghiệp của nước ta có thể đẩy mạnh
kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến
tổ chức quản lí, tiết kiệm chị phí sản xuất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp
đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo, vũng mạnh hơn và giàu đẹp hơn.

15 | P a g e



Tài Liệu tham khảo:
Chương V : Học thuyêt giá trị thặng dư t ( trang 218 ) giáo trình
NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

16 | P a g e



×