Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chuyên đề thực tập tìm hiểu về điều kiện tự nhiên tạo nên du lịch sinh thái tại vịnh hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.63 KB, 34 trang )

PHỤ LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẤU……………………………………………………………………3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án……………………………………………………….4
3. Đối tượng nghiên cứu của đề án…………………………………………………......5
4. Phạm vi nghiên cứu của đề án………………………………………………………..5
5. Phương pháp nghiên cứu của đề án………………………………………………….5
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài…………………………………………………..……..5
PHẦN 2: NỘI DUNG………………………………………………………………….6
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái………………………………………...6
1.1. Khái niệm chung………………………………………………………………......6
1.1.1. Khái niệm du lịch…………………………………………………………………..…6
1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái…………………………………………………..………7
1.2. Các tiêu chí của du lịch sinh thái…………………………………………………..8
Chương 2: Phát triển du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long…………………………...9
2.1. Giới thiệu chung về du lịch tại vịnh Hạ Long…………………...…………………9
2.1.1. Các địa điểm tham quan, du lịch tại vịnh Hạ Long…………………..……………9
2.1.2. Khách du lịch…………………………………………………………………….……10
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật………………………………………………….10
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng…………………………………………………………....................11
2.1.3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật…………………………………………………………..…11

1


2.1.4. Nguồn nhân lực………………………………………………………….……………12
2.1.5. Một số thành tựu đạt được…………………………………………..…….………..13
2.2. Phát triển du lịch sinh thái tại Vịnh Hạ Long……………………………………..14
2.2.1. Điều kiện phát triển……………………………………………………...……………14
2.2.2. Chính sách phát triển………………………………………………………………..16
2.2.3. Hiện trạng phát triển…………………………………………………….…………..19


Chương 3: Một số đề xuất trong phát triển du lịch sinh thái tại Vinh Hạ Long....29
3.1. Cơ sở đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại Vịnh Hạ Long……………………..29
3.2. Một số đề xuất………………………………………………………………..…..30
3.2.1. Quản lý các hoạt động trên Vịnh Hạ Long nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn
điều kiện tự nhiên sẵn có……………………………………………………………………30
3.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng
lực quản lý…………………………………………………………………………………….30
3.2.3. Nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật…………………………………………..………..31
3.2.4. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học………………………………………….31
3.2.5. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng………………………….31
3.2.6. Xúc tiến quảng bá du lịch đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác………….………31
PHẦN 3: KẾT LUẬN……………………………………………………………..…32
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..….34

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Về
mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành quan trọng của nhiều nước công nghiệp
phát triển. Với một số quốc gia, du lịch được coi là một cứu cánh để vực dậy nền
kinh tế.
Tuy nhiên, do việc khai thác tài nguyên không hợp lý và thiếu khoa học để phục
vụ cho phát triển kinh tế xã hội mà môi trường và tài nguyên du lịch ở nhiều nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải chịu những tác động tiêu cực, nó đã và
đang trong q trình cạn kiệt, suy thối những tác động tiêu cực của thiên tai ngày
càng tăng và diễn ra ở nhiều nơi.
Du lịch là một ngành có mối liên hệ chặt chẽ với mơi trường. Trong phát triển
du lịch môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và

hoạt động, là nguồn động lực để thu hút khách du lịch. Cùng với sự phát triển của
đời sống kinh tế xã hội, du lịch cũng có những sự thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày
càng đa dạng của con người. Một trong những loại hình du lịch mới ra đời và chiếm
được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nguồn lực địa phương, chú trọng
đến hoạt động bảo tồn và đảm bảo phát triển cộng đồng dân cư địa phương điều này
làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển. Du lịch sinh
thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là tiềm năng thế mạnh của du lịch
Việt Nam.
Mặc dù vậy đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái
còn ở mức sơ khai, tự phát. Trước đây và thậm chí ngay cả thời điểm hiện tại, thuật
ngữ du lịch sinh thái vẫn đang được hiểu một cách “lờ mờ”, không rõ ràng. Người ta
lạm dụng những từ mang ý nghĩa vì mơi trường như: “xanh - green”; tiền tố “sinh
thái - eco” để ghép với một danh từ khác như: Chương trình du lịch sinh thái - eco
tour, lữ hành sinh thái - eco travel, nghỉ hè sinh thái - ecovation và du lịch sinh thái eco - tourism... mà khơng hiểu ý nghĩa đích thực của nó.

3


Với những giá trị về văn hóa thẩm mỹ, địa mạo và địa chất, vịnh Hạ Long vinh
dự được UNESCO vinh danh 2 lần. Lần 1 vào năm 1994 và lần 2 là vào năm 2000.
Chính thức trở thành một trong 7 kì quan thiên nhiên của thế giới vào năm 2011, Hạ
Long đã có bước chuyển mình đáng kể trong việc chú trọng đầu tư vào du lịch để
quảng bá hình ảnh của mình.
Vịnh Hạ Long cũng nổi tiếng với sự đa dạng về sinh học như là quần tụ sinh học
của hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven
bờ. Khơng chỉ vậy, vịnh Hạ Long cịn gây ấn tượng với cảnh quan phong phú và khí
hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt.
Chính những nét đặc sắc về điều kiện tự nhiên trên đã góp phần phát triển về du
lịch sinh thái cho vịnh Hạ Long. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên

nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục mơi trường, bên cạnh đó cịn là loại hình
du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên với mục đích
thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hóa trong q khứ và hiện tại.
Trong q trình đầu tư và phát triển các điều kiện tự nhiên trong du lịch sinh
thái, vịnh Hạ Long vẫn chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Hơn nữa, việc
bảo vệ các điều kiện tự nhiên, góp phần giữ gìn di sản văn hóa của thế giới trước sự
tàn phá của thiên nhiên lẫn con người đang khó khăn hơn boa giờ hết tại Hạ Long.
Việc nghiên cứu khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, góp phần phát
triển kinh tế, đẩy mạnh chiến lược quảng bá hình ảnh và tìm ra các giải pháp tháo gỡ
những khó khăn hiện giờ là những vấn đề cần quan tâm đối với du lịch, nhất là
muốn phát triển du lịch sinh thái tại Hạ Long. Chính vì những điều trên, tơi quyết
định chọn đề tài: “Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên tạo nên du lịch sinh thái tại vịnh
Hạ Long”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề án
Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên có tiềm năng góp phần xây dựng du lịch sinh
thái tại vịnh Hạ Long.

4


Thấy được những điểm tích cực trong khai thác điều kiện tự nhiên để tiếp tục
phát triển hiệu quả.
Đề xuất ý kiến để khắc phục những điểm yếu, tiêu cực của điều kiện tự nhiên
trong du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề án
Các điều kiện tự nhiên có sẵn tạo nên du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long.
Các tác động của những điều kiện tự nhiên đó tới du lịch vịnh Hạ Long.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề án
Khoanh vùng nghiên cứu trong phạm vi vịnh Hạ Long.
Trọng tâm hướng vào các điều kiện tự nhiên giúp cải thiện môi trường sinh thái

trên vịnh để các loại hình du lịch khác nói chung và du lịch sinh thái nói riêng có
nhiều cơ hội phát triển.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề án
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp tổng kết và đưa ra kết luận.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên giúp phát triển loại
hình du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long, kì quan thiên nhiên của thế giới cần được
bảo vệ và giữ gìn để phát triển lên tầm cao mới.

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, khơng chỉ ở nước ta, nhận thức về khái niệm du lịch vẫn
chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,
mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có rất nhiều khái niệm mà
các tác giả nghiên cứu đã đưa ra cho lĩnh vực này.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,
…”

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao
gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.”
Theo Tổng cục du lịch (pháp lệnh du lịch): “Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Du lịch có thể hiểu
một cách tổng quát là tổng hợp các quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của một du khách nhằm thoả mãn các
nhu cầu khác nhau với mục đích hồ bình hữu nghị.”

6


Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa
mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự
đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến
lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc
gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu
lĩnh vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái

đã định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái
là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những
mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động
- thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được
khám phá trong những khu vực này"
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998: “Du lịch sinh thái là du
lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự
nhiên của mơi trường, khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta
có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài
chính cho cộng đồng địa phương”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và mơi trường có

7


tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi
ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương
với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành năm
2007, thì du lịch Sinh thái được hiểu là: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa
vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng
dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
1.2. Các tiêu chí của du lịch sinh thái
 Nhóm tiêu chí tài ngun
Có đa dạng sinh học cao

Cảnh quan môi trường hấp dẫn
Các điều kiện khí hậu thích hợp
Các di tích có giá trị đặc sắc
Văn hóa bản địa đặc sắc
Vị trí thuận lợi, tiếp cận thuận tiện.
 Nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
Giao thông thuận tiện
Hệ thống cấp điện, nước bền vững, an toàn
Hệ thống thu gom, xử lý rác, nước thải phù hợp với quy mô điểm du lịch.
Các cơng trình dịch vụ du lịch thân thiện, hài hịa
 Nhóm tiêu chí về mơi trường
Giáo dục mơi trường
Bảo vệ mơi trường
 Nhóm tiêu chí tổ chức quản lý bền vững
Có chính sách hỗ trợ phát triển, bảo tồn du lịch sinh thái
Có quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch

8


Có bộ máy quản lý năng lực theo đúng chuyên môn
Nguồn vốn phát triển công khai, minh bạch, đúng mục đích
 Nhóm tiêu chí sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ tham quan
Dịch vụ cắm trại
Dịch vụ nghỉ dưỡng
Dịch vụ hội nghị, hội thảo
Phục vụ khách tìm hiểu, nghiên cứu

Chương 2: Phát triển du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long

2.1. Giới thiệu chung về du lịch tại vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở phần bờ tây
vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đơng Bắc Việt Nam. Với hàng nghìn hịn đảo kỳ vĩ,
thành quả kì diệu của tạo hóa, vịnh Hạ Long được UNESCO nhiều lần công nhận là di
sản thiên nhiên của thế giới. Du lịch Hạ Long có lợi thế phong cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn
với du khách trong nước và quốc tế.
2.1.1. Các địa điểm tham quan, du lịch tại Vịnh Hạ Long:
 Hang động:
Hang Đầu Gỗ
Hang Sửng Sốt
Hang Trinh Nữ - Hang Trống
Động Thiên Cung
Hang Hanh
 Đảo, hịn:
Núi Bài Thơ
Hịn Ðỉnh Hương (Lư Hương hay Bình Phong)
Hòn Gà Trọi
Hòn Đũa
Hòn Yên Ngựa

9


Đảo Khỉ
Đảo Tuần Châu
 Bãi Tắm
Bãi Cháy
Bãi tắm Quan Lạn
Bãi tắm Minh Châu
2.1.2. Khách du lịch

Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh và doanh thu đạt được từ hoạt động du lịch
(từ 2011 – 2016)

Năm

Tổng lượng
khách ( lượt)

Khách quốc tế
( lượt)

Khách lưu trú Tổng doanh
(lượt)
thu ( tỷ đồng)

2011

6.200.000

2.300.000

2.415.000

3.400

2012

7.000.800

2.409.000


3.165.000

4.341

2013

7.500.000

2.600.000

3.400.000

5.000

2014

7.500.000

2.600.000

3.600.000

5.500

2015

7.767.500

2.759.700


3.995.100

6.548

2016

8.300.000

3.500.000

13.000

Có thể thấy lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng đều qua các năm. Khách
du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng khá lớn (1/3) chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nhật Bản, Tây Âu. Bên cạnh đó lượng khách lưu trú cũng góp phần khơng nhỏ đem
lại doanh thu lớn cho du lịch Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng
2.1.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

10


2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết để phát triển du kịch có hiệu quả. Hiện
nay, cơ sở hạ tầng tại Hạ Long cũng như tại vịnh Hạ Long tương đối tốt.
 Về giao thơng vận tải
Các hình thức vận chuyển đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường biển cùng
các tuyến đường được nâng cấp, xây mới có chất lượng đảm bảo phục vụ việc đi
lại tham quan của du khách.
Đường bộ gồm các tuyến xe bus, xe khách chất lượng cao.

Đường sắt Hà Nội - Hạ Long dài 170km xuất phát ga Yên Viên (Hà Nội).
Đường hàng không, vào thứ 7 hàng tuần có một chuyến bay trực thăng của cơng
ty bay dịch vụ miền bắc, xuất phát từ sân bat Gia Lâm (Hà Nội).
Đường thủy, hiện nay phương tiện tàu thủy cao tốc rất được khách quan tâm và
sử dụng nhiều khi đến Hạ Long.
 Về hệ thống điện, nước
Hiện nay, hệ thống điện nước tại vịnh Hạ Long rất tốt và đang được chú
trọng đầu tư nâng cấp. Hệ thống điện ổn định, đường dây tải đảm bảo an toàn.
Hệ thống cấp thoát nước trong thành phố cũng như khu vực vịnh Hạ Long phát
triển khá tốt với việc đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo an toàn vệ
sinh cũng như đảm bảo xử lý và thoát nước theo đúng quy định.
Mạng lưới thông tin liên lạc rất tốt, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu thông
tin của khách.
Bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng như: trạm thu phí, trạm cấp cứu y tế ven
biển,...nhằm phục vụ khách tốt nhất
2.1.3.2. Cở sở vật chất kĩ thuật
 Cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống tại Hạ Long rất phong phú và đa dạng. Hầu hết các khách
sạn nhà nghỉ đều phục vụ ăn uống. Ngồi ra cịn có nhà hàng, quán ăn, quán bar
của các thành phần kinh tế, trong đó phần lớn là tư nhân phục vụ khách du lịch.

11


Với các cơ sở phục vụ ăn uống từ bình dân, đặc sản biển, đến các quán ăn
Âu, Á sang trọng. Các quán ăn cao cấp phần lớn tập trung ở khu vực Bãi Cháy và
trong các khách sạn lớn. Các quán ăn chủ yếu phục vụ đồ hải sản và món ăn Việt
Nam.
 Các cơ sở vui chơi giải trí – thể thao
Hiện nay, thành phố Hạ Long cũng như các khu vực vịnh có rất nhiều cở sở

vui chơi giải trí, thể thao được xây dựng để phục vụ nhu cầu của du khách cũng
như dân cư địa phương. Tập trung ở khu vực Bãi Cháy với nhiều cơ sở được đầu
tư kĩ lưỡng gồm quán bar, sàn nhảy, sịng bạc, cơng viên quốc tế Hồng Gia, khu
du lịch quốc tế Tuần Châu, khu chợ đêm bán hàng lưu niệm, khu vực thể thao
như motor, dù lượn,…
 Các phương tiện vận chuyển khách
Phương tiện vận chuyển khách chủ yếu là motor và tàu du lịch. Số lượng
vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Hiện nay, thành phố có
khoảng 485 tàu du lịch phục vụ khách tham quan vịnh Hạ Long với 12.260
buồng. Trong đó có hơn 109 tàu có cơ sở lưu trú đạt chất lượng tiêu chuẩn cao.
Các phươmg tiện có thể đáp ứng ở nhiều mức độ tùy theo nhu cầu của khách về
tiện nghi, trang thiết bị.
 Các công ty kinh doanh lữ hành và đại lý du lịch
Vịnh Hạ Long từ lâu được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp
dẫn của đất nước với những hoạt động du lịch diễn ra sơi động. Đóng góp một
phần rất lớn vào việc quảng bá vịnh Hạ Long trong nước và quốc tế là các công ty
lữ hành và các đai lý du lịch lớn hoạt động hiệu quả. Hiện nay, có khoảng 30
cơng ty lữ hành đặt trụ sở và chi nhánh hoạt động tại vịnh Hạ Long, trong đó có
các cơng ty và đại lý lớn, uy tín.
2.1.4. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ln giữ vai trị chủ chốt trong quá trình phát triển, quy
định chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Theo thống kê của cở sở du lịch
Quảng Ninh, có gần 35.000 cán bộ nhân viên trong ngành du lịch. Đây là nguồn

12


nhân lực dồi dào để phát triển du lịch, đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
chính và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai.
Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu của tỉnh là từ những trường cao đẳng

văn hóa nghệ thuật với các ngành đào tạo là Việt Nam học, quản trị nhà hàng
khách sạn, quản lý văn hóa, quản trị lữ hành hướng dẫn. Góp phần vào việc cung
cấp đội ngũ hướng dẫn viên của tỉnh, là nơi cung cấp một đội ngũ nhân viên dịch
vụ và hướng dẫn viên tốt tại khu vực dịch vụ vịnh Hạ Long.
2.1.5. Một số thành tựu đạt được
 Cơ sở hạ tầng thành phố và cơ sở vật chất ngành du lịch:
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của thành phố đó được Chính phủ và
tỉnh Quảng Ninh đầu tư nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
du lịch đến Hạ Long từ nhiều hướng. Thành phố có nhiều khu du lịch, khách
sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch
quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn – Hạ Long,
Novotel, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Vân Hải,
Bặch Đằng… cùng với 485 cơ sở lưu trú du lịch, 59 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ
1 đến 4 sao, 8.325 phòng nghỉ, 14.808 giường; 485 tàu du lịch có khả năng đón
hàng vạn khách mỗi ngày. Tổng vốn đầu tư cho du lịch hằng năm đạt trên 2.000
tỷ đồng.
 Các dịch vụ du lịch đa dạng, sản phẩm du lịch phong phú:
Các dịch vụ du lịch thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải
cẩu, xiếc thú, công viên nhạc nước, múa rối nước… Các loại hình du lịch cũng
được phát triển: du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và hang động của
vịnh Hạ Long; du lịch sinh tháii để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển;
du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền Trần Quốc
Nghiễn, chùa Lôi Âm…; du lịch đô thị để đến với các phố của thành phố Hạ
Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn
hóa…; du lịch nghỉ ngơi giải trí như đua dù, lướt ván… để đến với các công
viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo du lịch Ti Tốp…Lượng khách du lịch
tăng dần, bình quân mỗi năm tăng 24,5%. Các chợ và khu thương mại được

13



nâng cấp và xây dựng mới, phục vụ một phần nhu cầu mua sắm thiết yếu của
khách du lịch.
 Không gian du lịch được mở rộng:
Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, các bến tàu, tạo thuận lợi cho
khách du lịch đến Thành phố bằng cả đường bộ và đường biển, Thành phố đã
mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ
Longvà các khu vực khác thuộc địa bàn Thành phố. Thành phố cũng mở rộng
không gian về các hướng, như hướng Đông Nam ra vịnh Hạ Long, bổ sung các
điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ; hướng Đông Bắc kết nối với khu
du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực hồ Yên
Lập… Các công ty lữ hành của Thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi
ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị
lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á
và Đông Nam Á. Những thành tựu đó đã góp phần làm cho ngành du lịch phát
triển, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng
thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một
ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.
2.2. Phát triển du lịch sinh thái tại vịnh Hạ Long
2.2.1. Điều kiện phát triển
 Vị trí, địa lý:
Vịnh Hạ Long nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là một vịnh nhỏ, bộ phận
của vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đơng Bắc giáp vịnh Bái
Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất
liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành
phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đơng Nam
và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và
vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc,
vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980
đảo chưa được đặt tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434


14


km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía
tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đơng).
 Về văn hóa:
Thành phố có những điểm tham quan du lịch có giá trị. Đó là khu di tích và
danh thắng núi Bài Thơ, với bài thơ bất hủ của vua Lê Thánh Tông khắc vào
vách núi năm 1468, của chúa Trịnh Cương năm 1729 và một số bài thơ chữ
Hán, chữ Nơm khác. Chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên ở phường Bạch Đằng
và đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiến ở phường Hạ Long. Núi Bài Thơ cịn có
các di tích cách mạng như Cột cờ, trạm vi ba, hang số 6... gắn liền với lịch sử
đấu tranh cảu nhân dân Hạ Long chống giặc ngoại xâm từ năm 1930 đến 1975.
Nhiều cơng trình văn hố của thành phố như Cung Văn hoá Lao động Việt
Nhật, Cung Văn hoá thiếu nhi, Bảo tàng Quảng Ninh, Nhà thi đấu thể thao... là
những điểm tham quan có giá trị. Về phía tây thành phố là khu di tích và danh
thắng chùa Lôi Âm - hồ Yên Lập với những ngọn tháp từ thời Lê và những đảo
đẹp, những cánh rừng thông quanh năm xanh tươi, rất phù hợp với nhu cầu nghỉ
ngơi, thăm thú của du khách.
 Về thiên nhiên:
Các cảnh quan tự nhiên của thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng
các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đán nối
liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh
thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh
thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được chuẩn bị xây dựng, mở ra các loại
hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch.
 Về thương mại:
Ngoài chợ Hạ Long I, Chợ Hạ Long II, cùng các Trung tâm thương mại và
các siêu thị đã được hoạt động có hiệu quả ở các phường Bạch Đằng và Trần

Hưng Đạo; thành phố đã đầu tư xây dựng chợ mới Vườn Đào ở phường Bãi
Cháy, tu sửa và nâng cấp một số chợ khác, trước mắt sẽ xây dựng trung tâm
thương mại hiện đại đa chức năng tại khu vực Bãi Cháy. Cùng với việc nâng cao
hiệu quả hoạt động của các cảng biển trong việc bốc dỡ vận chuyển hàng hoá
phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng du lịch quốc tế Hồng Gai sẽ

15


được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đón các đoàn du lịch nước ngoài đến thăm
vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển.
 Về nguồn nhân lực:
Theo thống kê của Sở VH,TT&DL, hiện tồn tỉnh có khoảng 35.000 lao
động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch. Trong đó, trình độ đào tạo trên
đại học 50 người; đại học, cao đẳng 4.300 người; trung cấp và tương đương
7.000 người; sơ cấp là 8.100 người; dưới sơ cấp (học nghề tại chỗ) 15.550
người.
2.2.2. Chính sách phát triển
Đi du lịch Hạ Long, du khách không chỉ được tham quan quần thể đảo đá,
hang động lung linh kỳ thú; được đắm mình trong những bãi biển mịn màng, thơ
mộng, mà cịn thích thú hơn khi có dịp trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của ngư dân
khi tham quan các làng chài Vung Viên, Cửa Vạn, Cống Đồng….
Du khách được lênh đênh trên những chiếc thuyền nan cùng các chàng trai, cô
gái làng chài, xem người dân nuôi cá lồng bè, nuôi trai lấy ngọc. Đêm ở lại làng chài
nghe trai gái làng hát giao duyên, cùng ngư dân thắp đèn câu cá, câu mực, rồi chế
biến sản phẩm do mình câu được góp vui cho bữa rượu khuya.
Hoạt động du lịch đã góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người dân địa phương thông qua hoạt động đưa và hướng dẫn khách tham quan, bán
sản phẩm, quá lưu niệm…. đồng thời gắn kết du khách với cộng đồng thông qua các
hoạt động vớt rác trên biển, trông rừng ngập mặn…

Tuy nhiên, việc khai thác tour du lịch Hạ Long trên cơ sở những làng chài sẵn
có đã mang lại nhiều hệ lụy. Thói quen lênh đênh sóng nước, trình độ dân trí thấp,
lao động giản đơn, nếp sinh hoạt tạm bợ hình thành từ lâu đời đang tác động tiêu cực
đến chất lượng sản phẩm du lịch, gây ô nhiễm môi trường.
Trở thành Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới, việc bảo tồn giá trị kỳ quan phải
được đặt lên hàng đầu. Môi trường vịnh từ vành đai, vùng đệm đến vùng lõi đều
phải được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, trong đó, giải tỏa hơn 700 nhà bè, nhà nổi

16


của gần 650 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu đang sinh sống, làm ăn trên vịnh là
một yêu cầu bức thiết.
Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long khẳng định: Việc làm này ngồi mục tiêu
bảo vệ mơi trường bền vững, cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng là sắp xếp chỗ ở ổn
định, bảo vệ an tồn tính mạng nhân dân trong mùa mưa bão.
Đời sống nhân dân cũng sẽ được cải thiện thông qua việc hỗ trợ đào tạo nghề,
chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động trẻ, qui hoạch lại nghề nuôi trồng thủy
sản, làm dịch vụ du lịch trên vịnh trên cơ sở giữ vững môi trường cảnh quan, hệ sinh
thái động thực vật, tính đa dạng các giá trị địa chất địa mạo của di sản.
Dự án xây dựng khu tái định cư tại phường Hà Phong đang được thành phố Hạ
Long khẩn trương thực hiện với nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt về nhà ở, hỗ trợ
đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm… cho dân.
Mục tiêu tích cực của dự án là điều khơng thể phủ nhận. Những khó khăn
vướng mắc trong q trình thực thi là điều khơng thể tránh khỏi. Nhất là khi cơng
việc ấy đụng chạm đến thói quen sinh hoạt, công ăn việc làm… của hàng ngàn nhân
khẩu gồm nhiều thế hệ sinh sống trên vịnh. Vì thế, đây đó vẫn cịn những ý kiến
chưa đồng lịng.
167 tỉ đồng để xây dựng khu tái định cư là số tiền lớn, tỉnh Quảng Ninh sẽ lo
được. Nhưng sự đồng thuận xã hội thì khơng thể mua bằng tiền. Mà chỉ có thể là kết

quả của tinh thần đồn kết nhất trí, sự chung tay của cả hệ thống chính trị ở thành
phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, là sự đồng lòng của cộng đồng dân cư và các
doanh nghiệp du lịch ở đây.
Tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thế giới Vịnh Hạ Long –
Tầm nhìn mới”, ơng Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã thừa
nhận: “Cách tổ chức du lịch Hạ Long hiện nay cơ bản vẫn giống với… 15 năm
trước, ngoại trừ chất lượng tàu tốt hơn và thêm cảng tàu quốc tế Tuần Châu!”
Vịnh Hạ Long đang có trong tay một thế lợi lớn khi sở hữu nhiều danh hiệu
tầm cỡ quốc tế. Những lợi thế đó chỉ phát huy hiệu quả nếu biết làm du lịch một

17


cách chuyên nghiệp. Trong rất nhiều nỗ lực của chính quyền và ngành du lịch địa
phương thì việc di dời dân làng chài trên vịnh Hạ Long vào bờ sẽ từng bước lập lại
an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành sản phẩm du lịch mới đồng
thời với nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong khuôn khổ các chương trình của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Bảo vệ môi
trường vịnh Hạ Long do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, ngày
7/11/2012, Ban Chỉ đạo Dự án tổ chức hội thảo về các chiến lược và biện pháp phát
triển du lịch bền vững khu vực Hạ Long.
Tại hội thảo, đại diện nhóm quản lý nguồn tài ngun du lịch và mơi trường đã
trình dự thảo đề án các chiến lược và biện pháp phát triển du lịch bền vững khu vực
Hạ Long. Với mục tiêu chuyển đổi từ du lịch đại chúng sang du lịch bền vững, đề án
trên đã tập trung xây dựng 6 chiến lược, bao gồm:
Tăng cường năng lực quản lý phục vụ và phát triển du lịch bền vững
Phát triển khung thể chế và pháp lý, chính sách hỗ trợ du lịch sinh thái
Bảo vệ tài nguyên du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch bền vững
Nâng cấp dịch vụ và chất lượng các cơ sở du lịch và kinh doanh du lịch

Quảng bá và xúc tiến du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, đề án các chiến lược và biện pháp phát triển du lịch bền vững
khu vực Hạ Long còn đề xuất các biện pháp, phương hướng phát triển du lịch như:
Lập quy chế xúc tiến du lịch sinh thái ở Quảng Ninh
Lập khung thể chế, chính sách và khuyến khích các hoạt động xúc tiến du lịch
sinh thái
Kiểm soát tàu du lịch và các khu vực tàu neo đậu tại các đảo chính vào giờ cao
điểm.

18


Dự án di dời làng chài trên vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh đã được chuyên
gia di sản của UNESCO đánh giá là dự án tốt nhất trong các dự án di dời cư dân tại
các di sản khác trên thế giới. Hơn 300 hộ dân làng chài sống trong vùng lõi di sản
vịnh Hạ Longđã được di dời lên bờ và tái định cư ở thành phố Hạ Long, nhằm nâng
cao hiệu quả bảo tồn, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long và đem lại cuộc sống bền
vững cho người dân làng chài. Việc này phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Di sản
thế giới thuộc UNESCO về việc dân số vùng lõi vịnh Hạ Long phát triển quá nhanh
làm ảnh hưởng đến di sản. Điều quan trọng hơn là, bên cạnh việc di dời, những nét
đẹp và giá trị trong văn hóa làng chài Hạ Long vẫn được gìn giữ, tồn bộ hoạt động
chài lưới, đánh bắt hải sản trên ngư trường vẫn được duy trì; những gì ngun sơ của
nhà bè trên vịnh, mơ hình làng chài, những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể
vẫn được gìn giữ và giới thiệu với du khách. Các hoạt động dịch vụ du lịch, kết nối
sản phẩm văn hóa, du lịch của làng chài đối với du khách vẫn tiếp tục phát triển và
vẫn do những người dân làng chài đảm nhiệm.
2.2.3. Hiện trạng phát triển
a. Tích cực



Khai thác được tiềm năng du lịch về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn:
+ Tài nguyên thiên nhiên: Đa dạng sinh học là một nguồn tài nguyên
quan trọng cần được giữ gìn, bảo tồn để duy trì cân bằng sinh thái cho cả
khu vực. Theo các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
ở cấp độ hệ sinh thái, vịnh Hạ Long có thể được chia làm hai hệ sinh thái
lớn, đó là hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái
biển và ven bờ.
Đối với hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, các nhà khoa
học đã thống kê được trên các đảo ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Cát Bà
có 507 loài, 351 chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao, trong đó có 486 lồi mộc
lan, 17 lồi dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật đã
thống kê được 66 loài lưỡng cư và bị sát, 77 lồi chim và 22 lồi thú. Đặc
biệt, các nhà khoa học Pháp (thời người Pháp còn chiếm đóng vùng than

19


Quảng Ninh) và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã phát hiện
được 17 loài thực vật đặc hữu chỉ có ở Hạ Long như nhài Hạ Long, sung Hạ
Long, khổ cừ Đại Nhung, tuế Hạ Long…
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hạ Long cịn có
đặc trưng bởi các kiểu rừng trên núi đá vôi. Các kiểu thảm thực vật và rừng
này được chia làm 4 loại chính, mỗi loại có đặc thù riêng, gồm rừng ẩm mưa
mùa trên núi đá, dạng cây bụi trên nền khô núi đá, rừng ngập mặn và thực
vật ở hang động núi đá.
Đối với hệ sinh thái biển và ven bờ (gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh
thái biển), các nhà khoa học đã thống kê được tại vịnh Hạ Long, Bái Tử
Long và Cát Bà có 571 lồi động vật đáy, 419 lồi sinh vật phù du, 181 lồi
san hơ, 156 lồi cá, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 19 loài thực vật

ngập mặn.
Đối với hệ sinh thái đất ướt, căn cứ theo đặc trưng mơi trường sống của
các lồi, các nhà khoa học phân chia hệ sinh thái đất ướt ở Hạ Long gồm 6
dạng sinh thái cơ bản: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ
biển, hệ sinh thái bãi triều rạn đá quanh các đảo, hệ sinh thái bãi triều cát
ven đảo, hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm cửa sông, hệ sinh thái rạn san
hô và hệ sinh thái tùng, áng.
Đối với sinh vật và tự nhiên, rạn san hơ có tính đa dạng sinh học cao
nhất trong lịng biển, có thể so sánh với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Mỗi rạn san hơ có chứa hàng ngàn lồi sinh vật, chúng sinh sống, kiếm ăn
và đẻ trứng trong đó. Do vậy đây là nơi lưu giữ nguồn gen, nguồn giống cho
tồn vùng biển. Trong lớp san hơ có nhiều bộ san hô khác nhau như: San hô
mềm, san hô cứng, san hô xanh, san hô đen, san hô thuỷ tức... Trong đó,
quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là bộ san hơ cứng (Scleractinia) hay cịn
gọi san hơ tạo rạn, san hơ đá. Vịnh Hạ Longcó nhiều bộ san hô nhưng phổ
biến nhất là bộ san hô này.
+ Tài nguyên nhân văn: Bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên hết sức
phong phú và đa dạng tài nguyên nhân văn của vịnh Hạ Long cũng là một
nguồn tài nguyên quan trọng trong việc khai thác các hoạt động du lịch sinh
thái. Khi đến tham quan vịnh Hạ Long vào dịp đầu năm, du khách có thể

20



×