Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.36 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời Mở Đầu
Thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học và sự phát triển
không ngừng của công nghệ. Vì vậy, thử thách đặt ra đối với sinh viên sắp tốt
nghiệp ra trường ngày một lớn, đòi hỏi mỗi sinh viên không chỉ có những
kiến thức cơ bản về chuyên môn mà cần vận dụng sáng tạo những kiến thức
đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua 3 tuần thực tập tổng hợp tại Viện Nghiên
cứu Môi trường và Phát triển bền vững, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam, bước đầu em đã làm quen với các công tác và hoạt động của Viện.
Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của PGS.TS. Hà Huy
Thành,Giảng viên hướng dẫn chính Ngô Văn Mỹ và các cán bộ của Viện
Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững bước đầu em đã có những kết
quả nhất định và xác định được một số phương hướng nghiên cứu trong giai
đoạn thực tập chuyên ngành sau này. Báo cáo này gồm các phần sau:
Phần 1: Lịch sử ra đời và hình thành Viện Nghiên cứu Môi trường và
Phát triển bền vững.
Phần 2: Tìm hiểu về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững.
Phần 3: Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng công tác năm
2008.
Phần 4: Đề xuất phương hướng nghiên cứu cho giai đoạn thực tập tiếp
theo.
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 1: Lịch sử ra đời và hình thành của Viện Nghiên
cứu Môi trường phát triển bền vững

Viện Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững, trực thuộc Viện


Khoa học Xã hội Việt Nam – tên giao dịch quốc tế là Institute of Environment
and Sustainable Development (viết tắt IESD); tiền thân là Trung tâm Nghiên
cứu Địa lý nhân văn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quyết định số
330/TTg ngày 21/06/1994 và được Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
ra quyết định số 171/QĐ/KHXHVN ngày 20/02/2004 đổi tên từ Trung tâm
Nghiên cứu Địa lý nhân văn thành Viện Nghiên cứu Môi trường và phát triển
bền vững. Trụ sở của Viện đóng tại số 1 Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội.
Viện trưởng: PGS.TS. Hà Huy Thành
Phó viện trưởng: TS. Đào Hoàng Tuấn
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 2: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát
triển bền vững.
1. Vị trí và chức năng
Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có chức năng
nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về môi trường và phát
triển bền vững dưới góc độ khoa học xã hội, nhằm cung cấp luận cứ khoa học
cho việc hoạch định chính sách, xây dựng thể chế phát triển nhanh và bền
vững kinh tế, xã hội, môi trường ở Việt Nam; tổ chức tư vấn và đào tạo cán
bộ trình độ trên đại học về phát triển bền vững cho xã hội; cung cấp thông tin
về phát triển bền vững ở Việt Nam cho độc giả trong và ngoài nước.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch 5 năm và tổ chức thực hiện sau khi đuợc phê duyệt.
2. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về môi
trường và phát triển bền vững, cụ thể:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về môi
trường và phát triển bền vững.

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền
vững trên phạm vi cả nước, vùng lãnh thổ và các tỉnh.
3. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực môi trường và phát
triển bền vững, thực hiện đào tạo sau đại học theo qui định của phát luật, góp
phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam và của các cơ quan khác.
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Trao đổi thông tin về môi trường và phát triển bền vững với các cơ
quan trong và ngoài nước; Xuất bản các bộ sách công cụ, các kết quả nghiên
cứu phục vụ việc nghiên cứu, truyền bá tri thức cơ bản về môi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam và thế giới cho công chúng.
5. Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt
khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành,
địa phương theo sự phân công của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng nhiệm vụ của
6. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện
hành của Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
7. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện
theo các qui định, chế độ của nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt
Nam
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện
Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức
Trong giai đoạn 2005 – 2010 và tầm nhìn 2020, Viện Nghiên cứu Môi
trường và Phát triển bền vững có các phòng chuyên môn và nghiệp vụ sau:
A. Các phòng nghiên cứu khoa học:
1. Phòng Nghiên cứu Lý luận về Môi trường và Phát triển bền vững.
2. Phòng Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững Nông thôn.
3. Phòng Nghiên cứu môi trường và phát triển bền vững Đô thị và Khu

công nghiệp.
4. Phòng Nghiên cứu môi truờng và phát triển bền vững Vùng và Địa
phương .
5. Phòng Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý.
6. Trung tâm Tư vấn về Môi trường và Phát triển bền vững.
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
B. Các phòng phục vụ nghiên cứu
1. Thư viện
C. Các phòng giúp việc Viện trưởng
1. Phòng Quản lý khoa học và đào tạo.
2. Phòng Hành chính - Tổng hợp.
Sơ đồ:
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
4. Tạp chí
Tạp chí Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững (tên tiếng Anh:
Environment and Sustainable Development Review) là cơ quan ngôn luận của
Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững, là diễn đàn khoa học
của ngành và của bạn đọc quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam. Tạp chí được tổ chức và hoạt động theo Giấy
phép hoạt động Báo chí, Luật Báo chí, các văn bản pháp luật liên quan khác
và Quy chế về tổ chức hoạt động của các Tạp chí thuộc Viện Khoa học xã hôi
Việt Nam. Tạp chí có phòng Biên tập - Trị sự .
5. Hội đồng khoa học
Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững có Hội đồng khoa
học làm tư vấn cho Viện trưởng. Các thành viên Hội đồng khoa học của Viện
do Viện trưởng quyết định sau khi có sự thoả thuận của Chủ tịch Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam. Hội đồng khoa học của Viện gồm 12 cán bộ là các
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau trong và

ngoài Viện (10 cán bộ của Viện và 2 cán bộ ngoài Viện).
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 3: Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương hướng
công tác năm 2008
1. Báo cáo tổng kết năm 2007
1.1 Công tác đào tạo cán bộ
Nhận thức việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu
phát triển của Viện là việc làm quan trọng và thường xuyên, trong 2 năm
2006 – 2007 lãnh đạo Viện trong điều kiện kinh phí hạn hẹp đã động viên,
khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tự nâng cao trình độ của
mình dưới nhiều hình thức như tổ chức khá đều kỳ các cuộc báo cáo chuyên
đề về môi trường và phát triển bền vững, tổ chức các cuộc hội thảo lớn, nhỏ
khác nhau, cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày do các cơ quan khác
tổ chức như các lớp ngoại ngữ do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, cử
cán bộ thi và đỗ cao học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (trong đó 1 đã bảo vệ
luận văn đạt loại giỏi,2 đang theo học), 1 cán bộ thi đỗ và đang theo học cao
học Thư viện ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
1.2 Công tác Nghiên cứu khoa học:
Như đã nói ở trên, năm 2007 là năm thứ hai, Viện Nghiên cứu Môi
trường và Phát triển bền vững thực hiện phương hướng nghiên cứu cơ bản
những vấn đề môi trường và phát triển bền vững bao gồm cả nghiên cứu lý
luận và nghiên cứu triển khai được quy định trong Quyết định số 169/QĐ-
KHXH và quy chế “ tổ chức và hoạt động” của Viện Nghiên cứu Môi trường
và Phát triển bền vững do Viện trưởng ban hành tại quyết định số 17/QĐ-
VNC MT&PTBV.
Tiếp tục thực hiện định hướng chung, dài hạn đó, nhiệm vụ trọng tâm
đặt ra cho Lãnh đạo viện, Hội đồng khoa học, các cán bộ của Viện là tạo một
bước chuyển căn bản trong nghiên cứu cơ bản thể hiện ở chất lượng lý luận,
8

Báo cáo thực tập tổng hợp
từng bước triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tạo
không khí sinh hoạt học thuật sôi nổi có chiều sâu, xây dựng Viện thành tập
thể đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau, phấn đấu đưa mọi mặt công tác trước hết và
quan trọng nhất là công tác nghiên cứu khoa học của Viện ổn định, phát triển
bền vững.
Trong năm 2007 Viện đã hoàn thành một số đề tài, dự án, hội thảo khoa
học sau đây:
1.2.1 Đề tài cấp Viện
Năm 2007, Viện đã chủ động xây dựng, đề xuất một đề tài cấp Viện tập
trung với chủ đề: “Phát triển bền vững theo các mục tiêu thiên nhiên kỷ ở Việt
Nam” và đã được Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội phê duyệt. Sau khi kí hợp
đồng giữa Viện trưởng và các chủ nhiệm chuyên đề, các nhóm chuyên đề đã
thảo luận và phân công trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể và đã có 29 đề tài
được nghiệm thu tại hội nghị bao gồm các đề tài sau:
1. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp (đặc biệt là sự phát triển của các làng nghề) và phát triển bền vững
nông thôn (Chủ nhiệm: TS.Trần Ngọc Ngoạn).
2. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp và vấn đề phát
triển bền vững nông thôn: những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam (Chủ
nhiệm: CN. Đặng Chút).
3. Sự phối kết hợp 3 yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường trong phát
triển nông thôn bền vững (Chủ nhiệm: CN. Chu Đình Chính).
4. Hệ tiêu chí trong phát triển nông thôn bền vững của các nước phát
triển: phân tích những cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí (Chủ nhiệm: CN.
Đinh Trọng Thu).
5. Phát triển xã hội nông thôn Việt Nam bền vững.
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
6. Mối quan hệ giữa phát triển môi trương nông thôn và vấn đề phát

triển nông thôn bền vững: thực tiễn thế giới và Việt Nam (Chủ nhiệm: CN.
Nguyễn Song Tùng).
7. Đánh giá hiện trạng và dự báo biến động môi trường môi trường đất
do một số hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên (Chủ nhiệm:
CN.Nguyễn Thị Hồng Hạnh)
8. Quản lý,bảo vệ tài nguyên môi trường ở các khu bảo tồn thiên nhiên,
đa dạng sinh học ở Việt Nam (Chủ nhiệm: TS. Phan Sĩ Mẫn).
9.Vai trò của hệ thống đô thị trong quá trình phát triển lãnh thổ (Chủ
nhiệm: TS. Đào Hoàng Tuấn).
10. Di dân và phát triển bền vững - một số vấn đề phương pháp luận
(Chủ nhiệm: TS. Vũ Quế Hương).
11. Phát triển đô thị bêng vững: chiến lược phát triển (Chủ nhiệm: KSC.
Hoàng Văn Kinh).
12. Dân số- việc làm và phát triển bền vững khu đô thị (lấy TP.Hà Nội
làm ví dụ) (Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Bích Hà).
13. Nghèo đói và môi trường trong phát triển bền vững ở vùng núi phía
Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh).
14. Kinh nghiệm phát triển bền vững ở Trung Quốc (Chủ nhiệm: ThS.
Phạm Mạnh Hoà).
15. Định hướng phát triển đô thị vừa và nhỏ khu vực Miền Trung, cải
thiện môi trường đô thị (Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Ngọc Trí).
16. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới góc độ môi trường và phát triển
bền vững ở vùng đồng bằng ven biển Tây Nam Bộ (với nghiên cứu điển hình
tại Cà Mau) (Chủ nhiệm: CN. Đặng Đức Phương).
17. Bước đầu nghiên cứu định mục chủ đề tài liệu phát triển bền vững
(Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hồng Anh, ThS. Lê Thị Nam, Vũ Thị Bích).
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
18. Phát triển bền vững khu vực Đông Dương và khu vực Đông Nam Á:
hiện trạng và kế hoạch hành động (Chủ nhiệm: TS. Lưu Bách Dũng).

19. Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển
bền vững nông nghiệp – nông thôn (Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Kim Dung).
20. Tìm hiểu về mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ dưới góc độ phát
triển bền vững ở Việt Nam (2006 – 2007) (Chủ nhiệm: CN. Nguyễn Kim
Hoa).
21. Xây dựng chương trình quản lý dữ liệu và tính toán các phương
trình hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất (Chủ nhiệm: CN. Lê
Xuân Khôi).
22. Tìm hiểu tình hình sạt lở đất do mưa lũ ở Việt Nam trong năm qua
(Chủ nhiệm: CN. Cao Thị Kim Thu).
23. Ứng dụng GIS trong nghiên cứu đói nghèo ở Việt Nam (Chủ nhiệm:
TS. Đinh Thị Hoàng Uyên, Nghiêm Văn Khoa).
24. Bước đầu tìm hiểu về phát triển đô thị bền vững (Chủ nhiệm: CN.
Trần Thị Tuyết).
25. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp sử dụng hiệu quả tài liệu
ngoại văn tại thư viện Viện NCMT&PTBV (Chủ nhiệm: Nguyễn Như
Quỳnh).
26. Bước đầu tìm hiểu về phát triển đô thị bền vững ( Chủ nhiệm: Phạm
Thị Trầm)
27. Thành lập mô hình 3 chiều để quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường với sự tham gia cộng đồng (Chủ nhiệm: Nguyễn Xuân
Hoà).
28. Kinh nghiệm xây dựng chỉ tiêu phát triển bền vững trên thế giới và
nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam (Chủ nhiệm: Đồng Thị Minh Hà).
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
29. Tổng quan về tri thức bản địa và phát triển bền vững (Chủ nhiệm:
Ngô Tuấn Ngọc).
1.2.2 Hệ đề tài cấp Bộ
Năm 2007, Viện được ký duyệt thực hiện 2 đề tài cấp Bộ:

- “Những vấn đề phát triển bền vững môi trường vùng Tây Bắc” do
PGS.TS Hà Huy Thành làm chủ nhiệm. Hiện đã phân công các thành viên
tham gia thực hiện theo đề cương chi tiết được phê duyệt và tổ chức khảo sát
4 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu vào tháng 10/2007. Trên cơ sở
nguồn tài liệu (đã có) và sự quan sát thực tế của cán bộ tham gia đề tài, các
chủ nhiệm đề tài nhánh đang xử lý tài liệu, chuẩn bị viết. Hy vọng sẽ hoàn
thành đề tài theo hợp đồng vào giữa năm 2008.
- Dự án “Điều tra, phân tích hiện trạng môi trường nông thôn vùng Bắc
miền Trung trong sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn” do TS.Trần Ngọc Ngoạn
làm chủ nhiệm, đã thực hiện được một số chuyên đề, dự án cũng đã triển khai
điều tra thực tế ở một số vùng của tỉnh Quảng Trị.
- Đề tài: “Tin học hoá công tác thông tin thư viện” do Ths.Nguyễn
Hồng Anh làm chủ nhiệm, là đề tài chuyển tiếp từ năm 2006. Về cơ bản đề tài
đã hoàn thành và có thể nghiệm thu vào thời gian gần đây nhất.
Trong năm 2007, theo yêu cầu của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, Lãnh đạo Viện, Hôi đồng khoa học và các đồng chí trưởng, phó phòng
và tương đương đã đề xuất 4 đề tài cấp Bộ, đến nay đã có 3 đề tài được phê
duyệt và cấp kinh phí khởi động gồm:
- Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững đô thị của Hà Nội theo
hướng hiện đại hoá đến năm 2020 do Ths. Đào Hoàng Tuấn làm chủ nhiệm.
- Thể chế phát triển bền vững của một số nứơc Đông Nam Á và bài học
cho Việt Nam do Ths.Lưu Bách Dũng làm chủ nhiệm.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Một số vấn đề cơ bản về môi trường trong phát triển bền vững vùng
Đông Bắc nước ta hiện nay, do PGS.TS. Hà Huy Thành làm chủ nhiệm.
- Ngoài ra Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam đã phê duyệt một đề tài cấp
Bộ và Lãnh đạo Viện đã chỉ định TS.Lâm Mai Lan xây dựng đề cương.
1.2.3 Về các hoạt động khoa học hợp tác, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương:

Năm 2007, một số cán bộ của Viện đã thực hiện một số Hợp đồng
nghiên cứu với các cơ quan khác như sau:
- Dự án: “Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường TP.Hạ Long - Thị
xã Cẩm Phả” tại Quảng Ninh do TS. Đào Hoàng Tuấn làm chủ nhiệm. Viện
đã huy động hàng chục lượt cán bộ tham gia giám sát quá trình Tái định cư
của Dự án. Kết quả đã thu được các cơ quan đối tác là Ban quản lý dự án của
tỉnh Quảng Ninh và Ngân hàng Thế giới nghiệm thu, đánh giá tốt.
- Cùng với một số cán bộ trong viện, Trung tâm Tư vấn về Môi trường
và Phát triển bền vững đã thực hiện tốt hai đợt Tư vấn giám sát độc lập về tái
định cư và Đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch Tái định cư (RAP) trong
năm 2007 của Hợp đồng cung cấp dịch vụ Tư vấn giám sát độc lập Tái định
cư giữa Viện và Ban quản lý Trung ương Dự án Thuỷ lợi (CPO).
- Một số cán bộ của Viện được huy động và đã dành nhiều thời gian
thực hiện Dự án: “Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương” do Chính
phủ Hà Lan tài trợ và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam làm đối tác thực hiện.
- Viện đã phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội thảo Quốc
gia: “Những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững vùng Đông
Bắc Việt Nam”. Hội thảo đã tập hợp được gần 200 cán bộ khoa học, giảng
dạy, cán bộ quản lý của các viện, trường, các cơ quan Trung ương và địa
phương trong và ngoài vùng Đông Bắc Việt Nam tham dự.
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Tóm lại, với hệ thống các đề tài cấp viện, cấp bộ và các đề tài dự án hợp
tác với các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương như vừa nêu, có
thể kết luận rằng năm 2007 (và cả năm 2006) là giai đoạn đầu thành công
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản những vấn đề lý
luận và thực tiễn về môi trường và phát triển bền vững của Thế giới và Việt
Nam như đã xác định Quyết định 1619/QĐ-KHXH của Chủ tịch Viện
KHXHVN.
1.3 Công tác hợp tác Quốc tế

Hoạt động Hợp tác Quốc tế luôn được Lãnh đạo Viện xem là một lĩnh
vực hoạt động quan trọng, không chỉ nhằm tăng cường, mở rộng mối quan hệ
với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu Môi trường và Phát triển
bền vững, mà còn thúc đẩy cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ tích cực học ngọai
ngữ, học giao tiếp, học cách đề xuất ý tưởng, giải trình ý tưởng của mình
thành dự án Hợp tác Quốc tế.
Tuy nhiên trong năm 2007, hoạt động Hợp tác Quốc tế của Viện nhìn
chung còn hạn chế. Ngoài một số hoạt động nhỏ lẻ như:
+ Hợp tác với Đại học Mc Gill (Canada) để cùng nghiên cứu về các
hoạt động thương mại của đồng bào các dân tộc thiểu số vung Sapa (Lào Cai)
do một nhóm các nghiên cứu sinh của trường và một vài cán bộ trẻ của Viện
thực hiện.
+ Hợp tác với một học giả trường Đại học vùng Tây nước Anh nghiên
cứu về sự phát triển làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng và những vấn đề
nảy sinh, thì cho đến nay Viện chưa thiết lập được một quan hệ hợp tác nào
lớn và dài hạn với bất cứ một tổ chức Quốc tế nào, ngoại trù bản nghi nhớ
hợp tác Nghiên cứu so sánh về kinh tế, xã hội và môi trường vùng biên giới
Việt Nam – Trung Quốc giữa Viện với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm 2007 Viện đã được cử các đoàn sau đây thực hiện các kế hoạch
hợp tác Quốc tế:
+ Đoàn đi dự hội nghị thường niên lần thứ 17 của Hiệp hội các Hội
đồng nghiên cứu Khoa học Xã hội Châu Á. Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã
trình bày báo cáo: Phát triển kinh tế - xã hội và sức ép đối với môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
+ Đoàn 3 cán bộ đi Hà Lan theo dự án “Nâng cao năng lực cho chính
quyền địa phương” do Chính phủ Hà Lan tài trợ.
+ Đoàn 3 cán bộ đi Thái Lan nghiên cứu về chiến lược phát triển bền

vững của Thái Lan.
Đánh giá chung:
Viện chưa xây dựng chiến lược Hợp tác Quốc tế dài hạn theo yêu cầu
phát triển chuyên ngành nghiên cứu MT&PTBV. Những hợp tác nghiên cứu
nhỏ lẻ đã thực hiện trong năm 2007 và có thể cho một vài năm tiếp theo chủ
yếu do đối tác nước ngoài đề xuất theo yêu cầu của họ. Trong việc cử các
đoàn ra và đón các đoàn vào, mặc dù Viện đã có chủ động đề xuất các chương
trình hợp tác dài hạn nhưng cho đến nay chưa có tín hiệu tích cực nào. Đây sẽ
là lĩnh vực hoạt động của những năm tiếp theo.
2. Định hướng công tác năm 2008
Năm 2008 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch công tác 5 năm 2006 –
2010, nhiệm vụ chính trị của Viện là tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng
cao năng lực nghiên cứu của từng cán bộ và của cả Viện về môi truờng và
phát triển bền vững.
2.1 Về công tác tổ chức cán bộ
- Về tổ chức: giữ nguyên cơ cấu các phòng nghiên cứu và phục vụ
nghiên cứu như đã có.
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Về cán bộ: Lãnh đạo Viện sẽ đề nghị Chủ tịch Viện KHXH VN thi
tuyển một số cán bộ trẻ, đúng chuyên ngành (kinh tế học, xã hội học, khoa
học về môi trường) để bổ sung cho các phòng còn thiếu cán bộ.
-Về đào tạo: tạo điều kiện để cán bộ trẻ được tham gia các khoá đào tạo
ngắn ngày và dài ngày nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại
ngữ. Tăng cường tổ chức các cuộc trao đổi khoa học nhằm mở rộng quan hệ,
nâng cao kiến thức lý luận và thực tiễn cho các cán bộ. Thực hiện tốt kế
hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trưởng, phó phòng và tương đương do Viện
KHXH VN tổ chức, chuẩn hoá chức danh cán bộ.
2.2 Công tác Nghiên cứu khoa học
Thực hiện tốt các đề tài, dự án đã được phê duyệt gồm:

- Đề tài cấp Bộ : Những vấn đề cơ bản về môi trường trong phát triển
bền vững vùng Tây Bắc (Chủ nhiệm: PGS.TS Hà Huy Thành)
- Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường nông thôn vùng Bắc Trung
Bộ (TS.Trần Ngọc Ngoạn chủ nhiệm)
- Dự án điều tra, đánh giá thực trạng môi trường vùng Đông Bắc Việt
Nam (PGS.TS Hà Huy Thành làm chủ nhiệm)
- Khung thể chế phát triển bền vững các nước Đông Nam Á (TS.Lưu
Bách Dũng làm chủ nhiệm)
- Một số vấn đề cơ bản về phát triển bền vững đô thị tại Hà Nội theo
hướng hiện đại hoá đến năm 2020(TS. Đào Hoàng Tuấn làm chủ nhiệm)
- Tiếp tục đề xuất đề tài cấp Nhà nước năm 2009: Nghiên cứu mô hình
tổ chức và giải pháp bảo vệ môi trường ở nông thôn Việt Nam (dự kiến TS.
Vũ Quế Hương làm chủ nhiệm)
- Thực hiện đề tài cấp Viện: Tác động của chuyển dịch dân cư đối với
phát triển bền vững kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ Việt Nam.
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.3 Công tác Hợp tác Quốc tế
Năm 2008, Viện NCMT&PTBV sẽ hoạt động chủ động và tích cực hơn
trong công tác hợp tác quốc tế.
Trong lĩnh vực nghiên cứu: Trên cơ sở quan hệ đã có, xây dựng một kế
hoạch chương trình hợp tác với các cơ quan nghiên cứu Khoa học xã hội,
trong đó có nghiên cứu về Phát triển bền vững ở các nước: Thái Lan,
Philippin, Malayxia, Lào, các nước Đông Nam Á”. Để thực hiện được ý
tưởng này, Viện cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt của lãnh đạo Viện
KHXH VN, trong đó có Ban hợp tác quốc tế và các Ban chức năng khác.
Các đoàn Viện cử đi:
- Đoàn 5 cán bộ đi hợp tác nghiên cứu so sánh những vấn đề phát triển
bền vững tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc và các tỉnh vùng Đông Bắc Việt
Nam. Thời gian: 07 ngày vào tháng 10/2008.

- Đoàn 3 cán bộ đi hợp tác nghiên cứu so sánh những vấn đề môi
trường và phát triển ở Campuchia và Việt Nam. Thời gian 07 ngày vào tháng
11/2008.
Các đoàn đến hợp tác nghiên cứu:
- Đoàn giảng viên và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Mc Gill
(Canada) sang nghiên cứu về hoạt động thương mại của đồng bào các dân tộc
thiểu số vùng Sapa (Lào Cai).
- Đoàn 01 học giả trường đại học vùng Tây nước Anh nghiên cứu về sự
phát triển làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng và những vấn đề môi
trường .
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 4 : Đề xuất phương hướng nghiên cứu trong giai
đoạn thực tập tiếp theo.

Sau quá trình tìm hiểu về chức năng, nhiêm vụ, cũng như các hoạt động
nghiên cứu khoa học của Viện. Em đã tìm được hướng nghiên cứu trong giai
đoạn thực tập sau này. Em xin trình bày 2 đề tài sau:
Đề tài 1: Ảnh hưởng của Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
(ODA) đến sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Đề tài 2 : Vấn đề giải quyết việc làm đến việc phát triển bền vững ở
Việt Nam hiện nay.
Trong giai đoạn thực tập tiếp theo, em rất mong sự giúp đỡ nhiệt tình
của PGS.TS Hà Huy Thành và các cán bộ Viên Nghiên cứu Môi trưòng và
Phát triển bền vững, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy Ngô Văn Mỹ,
sẽ giúp em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn



18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kết Luận
Qua 2 năm thực hiện phương hướng nghiên cứu cơ bản những vấn đề
môi trường và phát triển bền vững bao gồm cả nghiên cứu lý luận và nghiên
cứu triển khai, Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững đã thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do Viện KHXH VN giao cho, góp phần không
nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề về môi trường và phát triển bền vững
khu vực nông thôn và đô thị hiện nay. Trong quá trình thực tập tổng hợp tại
Viện, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích giúp cho quá trình học tập
và làm việc sau này. Em đã bước đầu liên kết được những kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống.
Trên đây là toàn bộ báo cáo thực tập tổng quan về Viện Nghiên cứu
Môi trường và Phát triển bền vững. Do hạn chế về kiến thức cũng như thời
gian tìm hiểu về Viện nên em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo tận
tình của thầy và các cô chú trong Viện để em có thể hoàn thành quá trình thực
tập sắp tới .
Em xin chân thành cảm ơn bác Viện trưởng, các cô chú trong Viện và
thầy Ngô Văn Mỹ đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực
tập tổng hợp này.

19

×