Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

TỔNG QUAN về THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.67 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG THUẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
I.1. Thế giới 1
I.2. Việt Nam
I.2.1. Thời phong kiến đến nửa cuối thế kỉ IXX 2
1.2.2. Thời Pháp thuộc 3
1.2.3. Sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1985 3
1.2.4. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay 5
II. TỔNG QUAN VỀ THUẾ
II.1. Các quan niệm về thuế 7
II.2. Mục tiêu 9
II.3. Đặc điểm của thuế 9
II.4. Chức năng của thuế 11
II.5. Vai trò của thuế 13
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ THUẾ VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
III.1. Thuế Việt Nam 16
III.2. Một số thông tin về thuế tại nước ngoài 21
IV. ĐỀ XUẤT
IV.1. Kết cấu hệ thống thuế 24
IV.2. Nội dung các sắc thuế 25
IV.3. Tổ chức quản lý thu thuế 38
IV.4. Các giải pháp hỗ trợ 42
1
I. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thuế
Việt Nam và Thế giới
I.1. Thế giới.
Hệ thống thuế đầu tiên được biết đến là ở Ai Cập cổ đại khoảng năm
3000-2800 trước Công nguyên trong triều đại đầu tiên của Vương quốc Old .
Hình thức sớm nhất và phổ biến nhất của thuế là việc lao động khổ sai và


thuế thập phân . Lao động khổ sai là lao động cưỡng bức được cung cấp cho
nhà nước bởi nông dân quá nghèo để trả các hình thức thuế (lao động trong
Ai Cập cổ đại là một từ đồng nghĩa với các loại thuế). Từ các tài liệu vào thời
điểm đó các Pharaoh đã tiến hành một tour du lịch vương quốc hai năm một
lần, thu thuế thập phân của người dân. Theo hồ sơ ghi lại khác là biên lai vựa
lúa trên mảnh đá vôi và giấy cói .Loại thuế sớm nhất cũng được mô tả trong
Kinh Thánh. Trong cuốn “Chúa sáng tạo ra thế giới” (chương 47 , câu 24 -
phiên bản quốc tế mới), nó nói "Nhưng khi vụ mùa đến, nộp một phần năm
cho Pharaoh . Bốn phần năm khác có thể giữ làm giống cho vụ khácvà làm
thức ăn cho bản thân, gia đình và các con của bạn " . Joseph đã dạy người dân
Ai Cập cách phân chia cây trồng của họ , cung cấp một phần cho các
Pharaoh . Một phần tương đương khoảng 20% lượng cây trồng là thuế.
Trong Đế chế Ba Tư , một hệ thống thuế được điều chỉnh đã được giới
thiệu bởi Đại đế Darius I vào 500 năm trước Công nguyên ; hệ thống thuế Ba
Tư đã được điều chỉnh thành mỗi Satrapy (khu vực cai trị bởi một phó vương
hay thống đốc tỉnh). Vào những thời điểm khác nhau , có từ 20 đến 30
Satrapy trong đế quốc và từng nơi được đánh giá theo năng suất giả định của
nó . Đó là trách nhiệm của phó vương để thu thập số lượng đo và gửi nó cho
hoàng đế, sau khi trừ chi phí của mình. Lượng cầu từ các tỉnh khác nhau đã
đưa ra một bức tranh sống động về tiềm năng kinh tế của họ. Ví dụ, Babylon
được đánh giá có số tiền cao nhất và lượnghàng hóa phongphú; nộp1.000 ta-
lăngbạc và bốn tháng cung cấp thực phẩm cho quân đội. Ấn Độ , một vùng nổi
tiếng trong truyền thuyết về vàng,phải cung cấp bụi vàng tương đương với
giá trị của một lượng lớn 4680 ta -lăng bạc . Ai Cập được biết đến với sự giàu
có của các loại cây trồng . Nó đã là vựa lúa của đế quốc Ba Tư (và sau đó là
2
của Đế chế La Mã) và được yêu cầu cung cấp 120.000 đơn vị đo lường ngũ
cốc cộng thêm 700 ta-lăng bạc.Thuế này đã được độc quyền thu ở các
Satrapy dựa trên đất đai của họ, năng lực sản xuất và mức độ cống nộp.
I.2. Việt Nam

Nước ta, dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến tận thuế kỷ XI, đời
vua Trần Thái Tông (1225 – 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành
một cách có tổ chức quy củ và có hệthống.
I.2.1. Thời phong kiến (từ thời nhà Trần) đến nửa cuối thế kỷ IXX
Vào thời nhà Trần, sử sách ghi nhận có 2 loại thuế chính được áp dụng:
thuếthân và thuế điền.
- Thuế thân: phụ thuộc vào diện tích ruộng. Ai có một hai mẫu ruộng thì
phải đóng một năm một quan tiền; ai có bốn mẫu, thì đóng hai quan; ai có
năm mẫu trở lên thì đóng ba quan.Ai không có mẫu nào thì không phải đóng
thuế.
- Thuế điền (thuế ruộng): Đóng bằng thóc. Một mẫu ruộng tư thì chủ điền
phải đóng 100 thăng thóc. Còn ruộng công thì: đối với ruộng quốc khố: hạng
nhất mỗi mẫu đánh thuế 6 thạch (80 thăng), hạng nhì mỗi mẫu 4 thạch; hạng
ba mỗi mẫu 3 thạch; đối với thác điền (ruộng thưởng cho quan lại có công):
hạng nhất mỗi mẫu đánh thuế 1 thạch thóc; hạng nhì 3 mẫu lấy 1 thạch;
hạng ba 4 mẫu lấy 1 thạch. Với ruộng ao thì mỗi mẫu lấy 3 thăng thóc
thuế.Ruộng muối thì phải đóng bằng tiền.
Việc đóng thuế kể từ lúc đó đã thành lệ và hầu như không có gì thay đổi
đáng kể vào thời nhà Hồ, nhà Lê, ngoài việc quy định lại ngạch thuế, đặt thêm
thuế đất bãi trồng dâu nuôi tằm.Đến thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, ngoài
việc duy trì các loại thuế như trước, Chúa Trịnh ởmiền Bắc còn đặt ra thêm
thuế tuần ty (đánh vào thuyền buôn), thuế muối, thuế thổ sản.Còn ởmiền
Nam, ngoài thuế điền, thuế mỏ chúa Nguyễn đặt ra thêm thuế xuất cảng,
nhập cảng (đánh vào các tàu buôn nước ngoài cập bến và rời khỏi cảng nước
ta).Dưới thời nhà Nguyễn, bên cạnh việc quy định lại các loại thuế đinh, thuế
điền, vua Gia Long còn đặt ra các loại thuế mới như thuế sản vật (đánh vào
việc khai thác quế ở rừng), thuế yến (đánh vào việc khai thác yến sào), thuế
hương liệu, thuế đánh vào các tàu bè ngoại quốc ra vào buôn bán, thuế mỏ,…
Chế độ thuế có từ thời vua Gia Long tiếp tục được duy trì đến thời vua Tự Đức
và dấn sâu thêm bước đáng kể về tính chất phản động với việc có thêm loại

thuế nha phiến đánh vào việc bán thuốc phiện.
3
Sử sách đã ghi nhận một số triều đại được coi là tiến bộ (Lý, Trần, Lê Sơ):
Ngoài việc giữ nước, mở mang kinh tế, phát triển dân trí và xây dựng một
nền văn hóa có bản sắc dân tộc còn theo đuổi một số chính sách thuế hợp lòng
dân, nêu được các mẫu mực về việc sử dụng chi tiêu công theo quan điểm
phục vụ quốc kế dân sinh, ích nước lợi nhà.
Tựu trung lại, hệ thống thuế trong các triều đại phong kiến ở nước ta có
đặc điểm chung là thiếu những chuẩn mực về đạo lý và pháp lý cần thiết,
đáp ứng về cơ bản và lâu dài ý chí và lợi ích của nhân dân. Việc thu thuế
và sử dụng công quỹ trong rất nhiều trường hợp lại do các bậc vuachúa
toàn quyền quyết định không phải dựa trên các suy nghĩ chín chắn mà
xuất phát từ ý thích hoặc tính khí thay đổi rất thất thường của mình.
Bên cạnh chế độ trung ương tập quyền rất gò bó, lịch sử còn ghi nhận tình
trạng “Phép vua thua lệ làng” đã hình thành từ rất lâu ở các địa phương mà
hậu quả tất yếu là đẻ ra một chế độ thuế hà khắc, một tầng lớp quan lại
nhũng nhiễu cho nhân dân trong hàng ngàn năm qua. Kết cục bi thảm nhưng
đầy logic đã xảy ra như là một tất yếu lịch sử không thể đảo ngược: chế độ
phong kiến suy tàn vào cuối thế kỷ XIX, để lại một đất nước kém mở mang rơi
vào sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp.
I.2.2. Thời Pháp thuộc
Cơ chế tài chính do Pháp thiết lập ở Đông Dương đầu thế kỷ XX không
nằm ngoài mục đích bao trùm là vơ vét của cải của thuộc địa. Dưới thời Pháp
thuộc, thuế được huy động vào hệ thống ngân sách thuộc địa gồm nhiều tầng
nấc, nhưng chúng lại không được chuyển về chính quốc, theo đúng mục tiêu
của chủ nghĩa thực dân. Hệ thống ngân sách của nhà nước thuộc địa bao
gồm:
- Ngân sách Đông Dương và các ngân sách phụ thuộc của nó là: ngân sách
đặc biệt về tiền vay nợ và ngân sách riêng của sở hỏa xa.
- Ngân sách các xứ bên trong liên bang: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Cao

miên, Ai lao và Quảng Châu Văn (một vùng đất Trung Quốc dưới quyền ủy
trị của Pháp trong 99 năm).
- Ngân sách các tỉnh và thành phố.
- Ngân sách xã ỡ các làng.
Trên thực tế, một hệ thống ngân sách như vậy đã thể hiện như một hệ
thống cực kỳ phản động, mang tính chất bóc lột và vơ vét. Nhưng chính
nó đã tạo tiền đề quan trọng dẫn đến cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945,
chấm dứt ách đô hộ của chế độ thực dân Pháp trong gần 100 năm.
4
I.2.3. Sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1985
a. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954: thời kì đầu chưa
có chính sách thuế chính thức dưới chính quyền cách mạng
Sau khi dành được chính quyền, Chính phủ ta chủ trương một số biện pháp
như: bãi bỏ thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số tạp thuế vô lý;
miễn thuế điền thổ cho vùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc;
đình chỉ thu thuế ở miền Nam (Nam trung bộ và Nam bộ).…
Sau năm 1946, khi đã ổn định được tình hình, nhà nước, một mặt, bắt đầu
cải tiến chế độ thuế, tăng thuế suất nhiều lại thuế; mặt khác, vẫn tiếp tục dựa
vào những đóng góp mới như: Quỹ“Tham gia kháng chiến” năm 1949, Quỹ
“Công lương” năm 1950 và bắt đầu chuyển hướng thu một vài thứ thuế bằng
hiện vật (thóc gạo) như Quỹ “Công lương” và thuế điền thổ. Mặt khác, Chính
phủ cũng động viên nhân dân cho nhà nước vay dưới các hình thức công
phiếu và công trái, đồng thời còn dựa vào nguồn phát hành tiền tệ.
Đến năm 1951, bên cạnh việc thống nhất quản lý tài chính nhà nước, chính
phủ còn ban hành chính sách thuế mới được xây dựng trên nguyên tắc: công
bằng, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế– xã hội và điều kiện chiến tranh. Chính
sách thuế thống nhất gồm 7 thứ thuế là: thuế nông nghiệp, thuế công thương
nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ,
thuế tem. Trong số các loại thuế này thì thuế nông nghiệp giữ vai trò quan
trọng.Tuy vậy, các loại thuế này vẫn chưa được cấu trúc thành một hệ thống

hoàn chỉnh và cũng chưa có tác dụng đáng kể.
b. Từ năm 1954 đến năm 1965: sau khi có hệ thống chính sách thuế mới
dưới chính quyền cách mạng
Đây là thời kỳ mà nền tài chính đứng trước nhiều thuận lợi và thử thách
mới.Một mặt, Việt Nam đã đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi một
cách vĩnh viễn, nhưng mặt khác, đất nước lại bị chia cắt. Sau hiệp định
Genève, Chính phủ chỉ lần lượt ban hành các loại thuế mới trên cơ sở sửa đổi,
bổ sung các chế độ đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng
thống nhất. Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, thuế công thương nghiệp
được sửa đổi đáng kể: từ một hệthống thuế suất tương đối ít chuyển sang
một hệ thống và nhiều hình thức thuế khác nhau, áp dụng trên nhiều khâu
của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, sử dụng nhiều loại thuế suất
khác nhau (cả thuế suất tỷ lệ, thuế suất lũy tiến lẫn thuế suất cố định) có sự
phân biệt giữa các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, phân biệt kinh tế tập thể
và tư nhân và nhiều biện pháp ưu đãi khác nhau.
5
Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhà nước đã áp
dụng thí điểm chế độ thu mới gọi là thu quốc doanh. Mức thu quốc doanh
được xác định riêng cho từng mặt hàng tuỳ theo giá cả nhà nước quy định và
chỉ thu ở khâu sản xuất. Năm 1962, nhà nước còn ban hành chế độtrích nộp
và sử dụng lợi nhuận của các xí nghiệp. Theo chế độ này, lợi nhuận của các xí
nghiệp quốc doanh phải trích nộp một phần vào Ngân sách Nhà nước
(NSNN); phần lợi nhuận còn lại, xí nghiệp được dùng để lập quỹ xí nghiệp, bổ
sung kinh phí chuyên dùng, đầu tư một phần vào việc kiến thiết cơ bản mở
rộng của xí nghiệp và bổ sung vốn lưu động. Các xí nghiệp công tư hợp doanh
trong thời kỳ này được chuyển sang làm nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
như các xí nghiệp quốc doanh, có nghĩa là phải nộp thu quốc doanh và lợi
nhuận chứ không phải nộp thuế như trước. Chế độ thuế này được duy trì ở
miền Bắc cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
c. Giai đoạn 1966 – 1985: xây dựng CNXH,thống nhất đất nước

 Thời kỳ 1967 – 1975:thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền
Bắc
Trong thời kỳ này, miền Bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống thu và thuế
cũ, có sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Còn miền Nam thì có áp dụng
một số các thuế cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số sắc thuế
phản tiến bộ và sửa đổi bổ sung để thích ứng với điều kiện cả nước thống
nhất.
 Thời kỳ 1976– 1985: thời kỳ thống nhất đất nước – trước cải
cách hệ thống chính sách thuế
Trong thời kỳ này, cả nước áp dụng hệ thống thu và thuế thống nhất,
nhưng hệ thống thuế hiện hành ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở
sự phát triển các yếu tố của nền kinh tế thịtrường đang nảy sinh với các đặc
điểm:
- Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xí nghiệp quốc doanh
thì thực hiện chế độ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các
hình thức thu khác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác lại chịu sự tác động của thuế.
- Thu quốc doanh đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản. Về thực chất, đây là
một loại thuế đa thuế suất, lên tới hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt
gây khó khăn cho việc quản lý và hành thu.
1.2.4. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay: thời kì đổi mới
Từ giữa những năm 80, cùng với công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế,
hệ thống thuế Việt Nam đã được nghiên cứu và đến năm 1990 một hệ thống
6
thuế mới được hình thành bao gồm hệthống chính sách thuế và hệ thống
quản lý thuế. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống
thuế hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, bao gồm 9 sắc thuế: Thuế nông
nghiệp; Thuế doanh thu; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế lợi tức; Thuế xuất, nhập
khẩu (mậu dịch và phi mậu dịch); Thuế tài nguyên; Thuế thu nhập; Thuế nhà
đất; Thuế vốn (khoản thu do việc sử dụng vốn NSNN). Ngoài ra còn một số phí

và lệ phí.Tuy có nhiều loại thuế nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ áp dụng phổ
biến từ 2 đến 3 loại thuế.
Đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung trong khuôn khổ cuộc cải cách
thuế bước 2 (bước 1 được tiến hành từ giữa những năm 80 đến năm 2000
như đã nêu trên), hệ thống pháp luật về thuếbao gồm:
1. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp
2. Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất
3. Luật thuế giá trị gia tăng
4. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
5. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
7. Pháp lệnh thuế tài nguyên
8. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
9. Pháp lệnh thuế nhà đất
10. Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước
11. Các quy định về phí, lệ phí
Tuy nhiên, hệ thống thuế trên cũng còn rất nhiều bất cập mà nhiều trong
số đó bắt nguồn bản thân quan điểm về kinh tế thị trường và việc sử dụng các
công cụ vĩ mô của nhà nước Việt Nam. Cụ thể là:
1. Chính sách thuế được cải cách và đổi mới trong khi các cơ chế kinh tế
khác chậm đổi mới, chưa thích ứng kịp thời làm giảm hiệu quả của chính
sách mới ban hành.
2. Việc hướng dẫn luật thuế do máy móc, thiếu thực tế nên có trường hợp
chồng chéo, không rõ ràng làm cho người chấp hành gặp khó khăn, hoặc
làm cho thuế có các tác động trái ngược nhau đến hoạt động kinh tế.
7
3. Nhiều khi công cụ thuế sử dụng được một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc
kết hợp với các chính sách đầu tư, thương mại… không đúng đắn đã làm
cho môi trường kinh doanh trởnên thiếu lành mạnh.
4. Sử dụng công cụ thuế phục vụ quá nhiều các chính sách xã hội làm mất

tính trung lập của thuế.
5. Tính khả thi, tính hợp lý của một luật thuế còn hạn chế nên xét trên giác
độ từng sắc thuếthì dẫn đến sau thời gian thực hiện phải sửa đổi, bổ sung.
6. Hệ thống chính sách thuế còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa
đảm bảo được tính tương thích với các nền kinh tế thị trường khác trong
khu vực.
7. Trong thời gian qua các sắc thuế vẫn chưa đạt được mục tiêu đơn giản,
rõ ràng.
II. Tổng quan về thuế
Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất rằng: thuế là một khoản đóng góp
bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được nhà nước quy định thông
qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuếgắn liền với sự phân chia xã hội
thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước.
Thuế đã có quá trình phát triển lâu đời. Từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ
đã xuất hiện các khoản thu (đảm phụ) bằng hiện vật, các khoản này cộng với
các nguồn thu từ việc cưỡng bức lao động, bóc lột, nô dịch và chinh phục các
dân tộc khác đã tạo ra mâu thuẫn xã hội và chính sự đấu tranh chống lại mâu
thuẫn đó làm cho xã hội ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của các
quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thuế cũng có những phát triển đáng kể so với
ngày đầu hình thành: từ chỗmang hình thức hiện vật, thuế đã dần dần chuyển
sang hình thức tiền tệ.
II.1. Các quan niệm về thuế
Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan
niệm về thuế và việc sử dụng công cụ thuế mỗi thời lại khác
- Theo Joseph E. Stiglitz (1 trong những nhà kinh tế xuất sắc nhất thế giới
theo đánh giá của rePEc) trong cuốn” kinh tế cộng đồng” cho rằng: “Cá
nhân cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho chủ thái ấp đây là thuế nhưng
chưa được tiền lệ hóa”Theo Joseph thì thuế được hình thành từ rất lâu
đời, bằng hình thức cung cấp dịch vụ cho người cai quản, đây là một
8

trong những hình thức đơn giản, đầu tiên của thuế và sau này được tiền
lệ hóa trở thành những nghĩa vụ nộp thuế bằng nhiều hình thức, nhưng
cao nhất là bằng tiền.
- Bàn về mối liên hệ giữa thuế và Nhà nước Mác đã viết : “Thuế là có sở
kinh tế của bộ máy nhà nước là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được
tiền hay tài sản của dân dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước”. Ang-ghen
cũng đã viết: “để duy trì quyền lực công cộng, cần có sự đóng góp của
nhân dân cho Nhà nước, đó là thuế má ”. Do lúc này do nhà nước chỉ thu
thuế để phục vụ nhu cầu của nhà nước, và là phương pháp hữu hiệu nhất
để tác động tới đời sống kinh tế xã hội mà chưa có sự quan tâm tới việc
thực hiện phụ vụ đời sống nhân dân. Do đó cả Mác và Ang-ghen đều chỉ đề
cập tới vai trò đóng thuế của nhân dân như một sự bóc lột và coi đó là
“thủ đoạn đơn giản” của Nhà nước.
- Theo G. Jege trong cuốn” tài chính công” cho rằng: “Thuế là 1 khoản trích
nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công
dân đóng góp cho Nhà nước trông qua con đường quyền lực nhằm bù đặt
những chi phí của Nhà nước”. Đây là khái niệm cổ nhất và nổi tiếng nhất
về thuế.Nhưng thuế không phân định thuế được bù đắp vào công việc gì
và trong nhiều trường hợp, thuế không chỉ để bù đáp chi tiêu mà còn
dung để phát triển kinh tế, xã hôi. Do đó sau này quan niệm này được thay
đổi như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác
định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước
thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà
nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.
- Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra quan niệm thuế như
sau: “thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân nhằm hình thành lên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất
của nhà nước( Quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
- Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được quan niệm là: “ Thuế là khoản

đóng góp bắt buộc cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Người
đóng thế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại”.
- Trên góc độ kinh tế học: “ Thuế là biện pháp đặc biệt theo đó, Nhà nước sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư
sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của nhà
nước”.
9
- Ở khía cạnh nguyên cứu thuế với tư cách một nội dung điều chỉnh của
luật pháp các chuyên gia về luật thuế đã nhận định:“ Thuế là một trật tự
đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn
trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất cứ sự
phân biệt đối xử nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ.”
Ngoài ra ở VN có nhiều quan niệm khác nhau về thuế, tùy thuộc vào các
lĩnh vực, góc độ nghiên cứu khác nhau.:
- Theo các tác giả Giáo trình Luật thuế, Đại học Luật Hà Nội thì “thuế là
khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và cá nhân phải nộp
cho nhà nước khi có đủ các điều kiện nhất định”
- Giáo trình Quản lý Tài chính công của học viện tài chính quan niệm rằng
“thuế là một hình thức động viên bắt buộc của nhà nước theo luật định,
thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận thu nhập của các
thể nhân và pháp nhân vào ngân sách nhà nước để đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu của nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng”
Tuy nhiên có thể thống nhất một khái niệm chung về thuế như sau:
“Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh
của Nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào
ngân sách Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản
thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người
nộp thuế”.
II.2. Mục tiêu

Bất cứ một quốc gia nào, ở vào một thể chế chính trị nào cũng cần phải
xây dựng một hệ thống thuế khóa hoàn chỉnh và hợp lý, tức là phải xác định
rõ mục tiêu và nhiệm vụ của chính sách thuế ở vào giai đoạn đó vì mỗi chính
sách thuế có vị trí lịch sử trong một giai đoạn nhất định, và nó chỉ có thể đáp
ứng mục tiêu kinh tế - xã hội và chính trị ở giai đoạn đó, nếu kéo dài hệ thống
thuế đó sẽ trở thành lạc hậu và gây trì trệ cho nền kinh tế.
10
- Mục tiêu chính của hệ thống chính sách thuế khóa là phải đảm bảo
được công bằng và hợp lý giữa các tần lớp nhân dân giàu và nghèo.
- Mục tiêu thứ hai là hệ thống chính sách thuế phải tạo được nguồn thu
quan trọng cho Ngân sách Nhà nước, chế độ thuế cần phải giản dị, dễ hiểu.
Phương thức quản trị sắc thuế đơn giản, ít tốn kém, ai cũng hiểu và được dễ
dàng số thuế phải nộp.
- Mục tiêu thứ ba là hệ thống chính sách thuế phải ảnh hưởng trực tiếp
tới cơ cấu kinh tế, kiểm soát được chi tiêu xa xỉ như đánh thuế nặng một số
hàng nhập khẩu để nâng đỡ hàng hóa nội, đánh thuế tiêu thụ nặng vào rượu,
thuốc lá… để làm nản sự tiêu thụ hàng xa xỉ và có tính chất độc hại.
Nói khác đi, thuế khóa và phát triển kinh tế có một sự lien hệ mật thiết:
kinh tế phát triển đem them tài nguyên cho thuế khóa, ngược lại thuế khóa
phải tạo điều kiện thuận lợi cho nên kinh tế phát triển.
II.3. Đặc điểm
 Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách.
Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho
Nhà nước nữa, để Nhà nước tồn tại nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và
ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được.
Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
 Đối với các cơ quan thu thuế: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ,
cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối
tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật
Quản lí Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “ Tổ chức

thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ duy
nhất để thực hiện”.
 Đối với người nộp thuế: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho Nhà
nước khi có đủ điều kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ
thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Dù được thực hiện dưới hình
thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất bắt buộc, đối tượng nộp thuế không có
quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thỏa thuận mức đóng
góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi
phạm luật sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng
chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ
nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính
chất tự nguyện.
 Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực.Thuế do Quốc hội lập ra dưới hình
thức là một đạo luật – là hình thức văn bản có tính pháp lý cao nhất do cơ
quan quyền lực cao nhất, cơ quan lập pháp đặt ra. Đây là một điểm giúp phân
biệt thu thuế và các khoản phí, lệ phí. Tuy cũng là những khoản thu có tính
11
chất bắt buộc nhưng phí và lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới
luật. Có thể thấy, thuế và quyền lực Nhà nước là hai phạm trù không thể tách
rời. Nhà nước là chủ thể duy nhất đặt ra các khoản thuế và ngược lại thuế là
phương tiện vật chất chủ yếu để duy trì quyền lực Nhà nước. Bằng quyền lực
chính trị, Nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng
nộp thuế. Vì vậy, chỉ gắn với yếu tố quyền lực Nhà nước, thuế mới đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, thuế được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế: nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành
chính hoặc cưỡng chế hình sự (quy định tại Điều 161 BLHS 1999 sửa đổi bổ
sung năm 2009).
Qua đó nhà nước đã gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác
định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của

thuế.
 Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực
tiếp.
Khác với khoản vay, phí và lệ phí, thuế không hoàn trả trực tiếp cho
người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người
nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng). Sự không
hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu
thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp
thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho
người nộp thuế.
Bởi vì kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các
sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị
vật chất). Thuế được thu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước,
nên thuế không có đối khoản cụ thể. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ
mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu chụ thể nào cả
mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong
quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Vì thế, khi xem xét
khái niệm thuế cũng phải hiểu thuế trên hai góc độ: thuế vừa công cụ huy
động nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thuế vừa là
công cụ giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hay công cụ
quản lý vĩ mô nền kinh tế.
 Thứ tư, thuế có phạm vi áp dụng rộng. So với phí, lệ phí thì thuế có phạm vi
áp dụng rộng hơn. Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt
giữa các địa phương, vùng lãnh thổ. Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ
(được phép lưu thông hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể)
đề chịu sự điều chỉnh của thuế. Bởi vì thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc
đối với tất cả các tổ chức, cá nhân khi có đủ những điều kiện nhất định.
12
Như vậy, từ việc nghiên cứu các đặc điểm trên của thuế, chúng ta có
thể phần nào hiểu được bản chất của thuế, có thể phân biệt được thuế và các

khoản thu khác có tính chất bắt buộc vào ngân sách như phí và lệ phí cũng
như các khoản thu có tính chất tự nguyện. Còn trên phương diện điều chỉnh
pháp luật, việc nghiên cứu các đặc điểm này của thuế giúp cho các nhà làm
luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế, mặt
khác giúp cho các đối tượng có lien quan thực hiện đầy đủ chức trách và
nhiệm vụ của mình.
II.4. Chức năng của thuế.
Chức năng của một sự vật hay một hiện tượng là sự thể hiện công dụng vốn
có của nó. Ðối với một phạm trù kinh tế - xã hội thì chức năng phản ánh sự tác
động của nó - là một phương thức đặc biệt biểu hiện những thuộc tính vốn có
của phạm trù. Cũng như bản chất, chức năng cũng có tính ổn định tương đối của
nó trong suốt thời gian tồn tại của sự vật hay đối tượng.
Thuế là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chung vốn có
của các quan hệ tài chính. Tuy nhiên thuế cũng có những đặc trưng, hình thức
vận động và các chức năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài
chính.
Căn cứ vào nội dung cùng với qúa trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế,
chúng ta thấy rằng thuế thực hiện các chức năng sau đây:
 Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của
thuế.
Ngay từ lúc ra đời thuế là phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính
vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Về mặt lịch sử, chức
năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân
nảy sinh ra thuế.Thông qua chức năng này, các qũy tiền tệ tập trung của Nhà
nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường
xuyên và tồn tại của Nhà nước. Bằng chính chức năng này, Nhà nước tiến hành
tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
trong xã hội. Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập của thuế là sự huy
động một bộ phận thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ vào ngân sách Nhà
nước. Phần lớn thuế đánh trên hàng hóa và thu nhập. Người có thu nhập cao và

sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế nhiều hơn. Số tiền này sau
13
đó laiỷ được Nhà nước chi nhằm thực hiện chính sách kinh tế-xã hội, tạo ra tính
công bằng tương đối cho xã hội.Trong một chừng mực nhất định, chức năng
phân phối và phân phối lại đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát huy tác dụng
chức năng điều tiết của thuế.
Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Ðiều
này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và
việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà
nước vào các qúa trình kinh tế.
 Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế
Chức năng điều tiết của thuế được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những
năm đầu của thế kỷ XX và gắn liền với vai trò điều chỉnh của Nhà nước đối với
nền kinh tế. Việc tăng cường vai trò kinh tế - xã hội của Nhà nước dẫn đến tốc
độ chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên và hậu qủa tất yếu là đòi hỏi Nhà
nước phải mở rộng qũy tài chính Nhà nước, hình thành chủ yếu từ việc thu thuế.
Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì Nhà nước cần phải tăng cường các
chức năng của thuế để tác động một cách có hiệu qủa đến nền kinh tế quốc dân.
Chính trong qúa trình đó chức năng phân phối và phân phối lại và chức năng
điều chỉnh của thuế đã được sử dụng một cách hiện thực.
Ðiều đó có nghĩa là nội dung điều tiết theo một mục tiêu nào đó đã được dự
liệu trước vào trong qúa trình huy động tập trung nguồn tài chính. Bằng cách sử
dụng nó để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng, tăng cường hoặc làm
yếu đi sự tích lũy tiết kiệm, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh
toán của dân cư, đẩy nhanh hoặc làm chậm lại chu kỳ khủng hoảng kinh tế, Nhà
nước đã thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc
gia.
Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình
thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng
nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả

năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh
tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn
xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế
thông qua thuế ngay càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động
lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công
cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc
các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa
chọn đối với các chủ thể kinh doanh.
14
Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến
sự vận động và phát triển của chức năng điểu tiết. Nhưng chức năng điều tiết
của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại
thu nhập. Nguồn tài chính mà Nhà nước tập trung được dưới dạng thuế là tiền
đề của sự can thiệp của Nhà nước trên diện rộng và theo chiều sâu tới qúa trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngược lại, việc điều tiết, sắp xếp sản
xuất của Nhà nước nhằm vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế lại
tạo điều kiện để tăng thu nhập của các tầng lớp nhân dân và đây chính là cơ sở
quan trọng để mở rộng phạm vi tác động của chức năng phân phối và phân phối
lại.
Sự thống nhất nội tại của các chức năng hoàn toàn không loại trừ các mâu
thuẩn nội tại trong mỗi chức năng và giữa hai chức năng. Sự tăng cường chức
năng phân phối và phân phối lại làm cho nguồn thu của Nhà nước tăng lên.
Ðiều đó có nghĩa là mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các
chương trình kinh tế xã hội. Mặc khác, việc tăng cường chức năng phân phối và
phân phối lại một cách qúa mức làm tăng gánh nặng thuế và hậu qủa là làm
giảm động lực phát triển kinh tế, trong nhiều trường hợp làm hạn chế vai trò của
chức năng điều tiết. Ðó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng làm ảnh hưởng
đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu
cực. Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được xem xét nghiêm túc kỹ

lưỡng trong tiến trình hoạch định, xây dựng, ban hành các chính sách pháp luật
về thuế của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội nhất định.
II.5. Vai trò của thuế
Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự
công bằng trong phân phối và sự ổn định xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu
các vấn đề của tài chính và ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ xem xét thuế với
các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, kích
thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập.
 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Là vai trò đầu tiên của thuế. Mỗi
một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của
thuế càng nổi bậc bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
15
Vai trò tạo nguồn thu của thuế xuất phát từ yêu cầu và quyền lực của
nhà nước đối với xã hội. Nhà nước với quyền lực chính trị có thể ban hành các
loại thuế với các mức thuế suất tuỳ ý. Tuy nhiên, khi xét về mục đích lâu dài
khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ
đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa
mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. Việc đáp
ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi
ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc
dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản
xuất, hiệu quả của sản xuất.
Như vậy, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước là vai trò cơ bản của thuế.
Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển
của thuế.
 Vai trò ổn định nền kinh tế vĩ mô

Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ
trọng tâm của mọi chính phủ. Sự thành công hay thất bại của việc quản lý
Nhà nước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Trong nền
kinh tế thị trường hiện đại, người ta thường xác định 4 mục tiêu cơ bản của
kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theo đuổi. Bốn mục tiêu đó là:
+ Đảm bảo thúc đấy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý.
+ Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động.
+ Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.
+ Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sức quan
trọng nhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực. Cụ thể:
16
+ Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm:
Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quan trọng
mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế. Nội dung điều tiết của thuế gồn hai
mặt: Kích thích và hạn chế. Nhà nước đã sử dụng chính sách thuế một cách
linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác động vào cung-cầu
nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc trưng vốn có của nền kinh tế
thị trường.
Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu
dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích
tiêu dùng.
• Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản
xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.
• Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.
• Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư,
có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài
sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh
doanh.
Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng”

phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùng thuế để
giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. Song việc tăng
thuế phải được xem xét trong một giới hạn cho phép để đảm bảo vừa tăng
nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý.
Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước. Thông qua
thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách thuế có
định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà
giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã
hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các
chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và
tỷ lệ lạm phát, sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc
làm, lạm phát ở mức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là
hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh,
đưa giá cả về mức ổn định.
+ Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát:
Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cả hàng hoá
tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng. Thuế được sử dụng để điều chỉnh lạm
phát, ổn định giá cả thị trường. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì nhà nước dùng
17
thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với các yếu tố sản xuất, giảm thuế
thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ra nhiều khối lượng sản phẩm nhiều
hơn. Đồng thời tăng thuế đối với hàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu. Nếu
lạm phát do chi phí tăng, gia tăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển
kinh tế, giá cả đầu vào tăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng
cách cắt giảm thuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động.
+ Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà
nhập nền kinh tế thế giới:
Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh khốc
kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước. Điều này

được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu. Để kích thích sản xuất
trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuất khẩu, nhà nước
đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàng xuất khẩu. Khuyến khích
xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước
chưa sản xuất được và đánh thuế nhập khẩu cao đối với hàng hoá máy móc
thiết bị trong nước đã sản xuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ.
Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở trong khu
vực và trên thế giới. Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tính thông lệ quốc tế
của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhập kinh tế giữa một số quốc
gia với khu vực và cộng đồng quốc tế.
Trước sự đổi mới mạnh mẽ của cơ chế thị trường đòi hỏi hàng loạt các
chính sách kinh tế, tài chính phải thay đổi cho phù hợp, trong đó có chính sách
thuế khoá. Kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt nam đã thông qua hai luật thuế quan trọng là Luật thuế Giá trị gia tăng
và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 thay thế
cho Luật thuế doanh thu, lợi tức. Vấn đề đặt ra là ngành thuế cũng như các
đối tượng sản xuất kinh doanh phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh 2
luật thuế này giúp cho Thuế ngày càng có sức khả thi, hiệu quả hơn trong nền
kinh tế thị trường.
+ Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước,
để thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính
tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có
lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập
thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một
công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia xẻ thành qủa phát triển kinh
18
tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào qúa trình
phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu qủa bằng cách sử dụng

công cụ thuế.
Với các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu
nhập… theo hướng thuế đánh cao vào những hàng hóa dịch vụ cao cấp,
người có thu nhập cao nhằm điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp, cá
nhân có thu nhập cao. Đồng thời thuế đánh thấp vào những hàng hóa dịch vụ
cần thiết cho đại bộ phận dân chúng. (Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt thuế suất
75% đối với rượu từ 40 độ trở lên, thuế suất 15% đối với rượu thuốc. Bia
chai, bia hộp, bia tươi thuế suất 75% trong khi bia hơi thuế suất là 30% …).
Như vậy, việc qui định về đối tượng chịu thuế, thuế suất từng ngành hàng
như trên bên ngoài như là một sự cưỡng chế nhưng bên trong nhằm điều
chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.
Mặt khác, những nhà doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục
đích tăng trưởng kinh tế nếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý. Đây là
mâu thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thị trường mà chính sách thuế của chính
phủ phải giải quyết. Thực ra, vẫn có một mối quan hệ phụ thuộc để tồn tại
giữa nhà kinh doanh và người lao động. Tức là, có một giới hạn phân phối lại
mà ở đó độ nhạy cảm về tăng trưởng bị hạn chế, các nhà kinh doanh sẳn sàng
đóng góp một phần thu nhập cho xã hội mà không làm suy giảm sự tăng
trưởng của họ. Chính sách thuế phải xác định được khung giới hạn đó thông
qua phản ứng của doanh nghiệp đối với thuế suất từng loại thuế và có sự
điều chỉnh cho phù hợp.
III. Liên hệ thực tế thuế Việt Nam và trên thế giới
III.1. Thuế Việt Nam
 Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân
Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh, và được thu bởi
Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu của nó là các cục thuế, chi
cục thuế, phòng thuế, đội thuế, bởi Tổng cục Hải quan Việt Nam thông qua các
cơ quan của nó là cục hải quan, chi cục hải quan, và các cán bộ chuyên môn
được ủy quyền khác ở khắp các địa phương trong cả nước. Đối với các phí và lệ

phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan
được ủy quyền thu.
19
Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà
nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mội người dân và các tổ chức xã
hội khác. Hiện nay, các Nhà nước thông qua việc thuế để điều tiết một phần thu
nhập của người giàu, nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày
một nới rộng. Đối với Việt Nam, nguồn ngân sách NN được tài trợ chủ yếu
bằng thuế và lệ phí. Tuy nhiên nguồn tài trợ này đang bị thất thoát đáng kể
thông qua hoạt động trốn thuế và tránh thuế của các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, trong quá trình mở cửa nền kinh tế, hội nhập càng sâu vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài thông qua các công ty đa quốc gia (TNCs) đến từ nhiều
nước trên thế giới. Thuế chiếm một tỉ trọng lớn, từ 60-70% tổng thu trong
nguồn thu NSNN.
Hệ thống pháp luật thuế của Nhà nước ta hiện nay bao gồm các loại thuế
chủ yếu như sau:
Loại thuế Luật, sắc lệnh
Thuế giá trị gia tăng hàng hóa
nhập khẩu
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12
Thuế xuất-nhập khẩu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
45/2005/QH11
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa
nhập khẩu
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
Thuế thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12

Thuế từ dầu khí Nghị định số 05/2009/NĐ-CP
Thuế giá trị gia tăng, không kể
thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập
khẩu
Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12
Thuế thu nhập doanh nghiệp,
không kể thuế thu nhập doanh
nghiệp của các đơn vị hạch toán
toàn ngành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12, Luật thuế thu nhập cá nhân số
04/2007/QH12
Thuế thu nhập cá nhân Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài, không kể thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực
dầu, khí
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12
Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng
hóa, dịch vụ trong nước
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
20
Thuế nhà, đất Pháp lệnh số 34/L/CTN, Thông tư
71/1002/TT-BTC
Thuế tài nguyên, không kể thuế tài
nguyên thu từ dầu, khí
Nghị định số 05/2009/NĐ-CP
Nghị định số 75/2002/NĐ-CP
Thuế môn bài Thông tư số 42/2003/TT-BTC

Thuế chuyển quyền sử dụng đất Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
Thuế sử dụng đất nông nghiệp Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nghị
quyết số 15/2003/QH11
Điều 161 bộ luật hình sự 2009 chỉ rõ:
“1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba
trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính
về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy
định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ ba trăm triệu đồng đến dưới sáu trăm
triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số
tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ sáu trăm triệu đồng trở lên hoặc
trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền
trốn thuế.”
Quốc Hội ban hành luật quản lí thuế vào 29/11/2006 sửa đổi, bổ sung vào
20/11/2012 nhằm quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc
ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của
pháp luật.
Ngành Thuế triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2013 trong bối cảnh
nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức, bên cạnh đó, việc thực thi các
luật thuế mới và miễn, giảm, giãn thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
đã làm giảm thu ngân sách và tăng số tiền nợ thuế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt và linh hoạt của
21
Chính phủ, Bộ Tài chính, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của các

doanh nghiệp và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực
phấn đấu của toàn ngành, kết quả thu NSNN năm 2013 do ngành Thuế quản lý
ước đạt 676.696 tỷ đồng, bằng 105% so với dự toán. Rất nhiều doanh nghiệp
đóng góp khoản thuế lớn vào ngân sách nhà nước, điều này cho thấy mức độ
kinh doanh hiệu quả cũng như vai trò lớn của khối này trong việc đóng góp
ngân sách quốc gia.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhiều vụ việc gian lận thuế, trốn
thuế đã bị phát giác và xử lí theo quy định của pháp luật.Những phi vụ chuyển
giá hàng nghìn tỷ đã bị phanh phui. Tập đoàn Keangnam Vina- chủ sở hữu tòa
nhà cao nhất Việt Nam hiện nay chuyển giá hơn 1220 tỷ đồng, số thuế bị truy
thu 95,2 tỷ đồng. Hay như một liên doanh khác trong ngành dệt đến từ
Malaysia- Đài Loan cũng bị buộc phải nộp hơn 78 tỷ đồng với tổng giá trị
chuyển giá gần 1.200 tỷ. Danh sách đen 122 vị doanh nghiệp FDI chuyển giá, bị
truy thu hơn 214 tỷ đồng cũng đang dần đưa ra ánh sáng. Cùng đó, hàng loạt
những ông chủ hàng tiêu dùng nổi tiếng toàn cầu như Adidas, Metro, Cocacola
cũng đang trong tầm ngắm xem xét việc chuyển giá. Thế nên, một đợt thanh tra,
kiểm tra của ngành thuế chỉ mới tính đến tháng 9/2013, đã cho ra kết quả, thu
hồi hơn 9.600 tỷ đồng cho ngân sách.
22
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng không thoát tai tiếng về nộp
thuế. Số thuế bị phát giác khai thiếu không lớn, chỉ hơn 1 tỷ đồng tiền thuế nhập
khẩu điện. Lỗi chính bắt nguồn từ việc, EVN đã không báo trước cho hải quan
việc tính sản lượng điện mua của Trung Quốc hồi năm 2007 chỉ là tạm thời.
Gần đây nhất là vụ lợi dụng việc miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị tăng
của ô tô đối với Việt Kiều khi hồi hương, một số nhà giàu ở Việt Nam đã “lách”
luật bằng cách mua “suất” Việt kiều hồi hương để nhập xe siêu sang về Việt
Nam, trốn thuế gần 400 000 USD (8 tỷ đồng) cho mỗi chiếc xe siêu sang. Tính
đến ngày 30-5-2013 đã có 178 xe ôtô nhập khẩu đã qua sử dụng nhưng không
đáp ứng điều kiện được chuyển về Việt Nam và đang lưu giữ tại các cảng để
chờ xử lý. Số tiền thuế thất thu có thể lên đến 71 triệu USD.

Qua thực tế ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng thuế được đảm bảo thu
bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có
hành vi trốn thuế hay gian lận thuế đều bị truy thu và xử lí theo quy định của
pháp luật.
 Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Đầu tư công ở Việt Nam hiện có vai trò quan trọng trong việc phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát
triển đất nước. Phần vốn này được Nhà nước giao cho các bộ, ngành và các địa
phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị và chính trị - xã
hội quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.Chúng ta hưởng lợi từ việc
đóng thuế qua chính cuộc sống thường ngày. Khi tham gia giao thông, chúng ta
được sử dụng cầu đường, điện chiếu sáng; tập thể duc, chúng ta có công viên; đi
làm thủ tục hành chính, chúng ta đến các cơ quan Nhà nước,…
Đầu năm 2012, để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông tại các nút giao
trọng điểm, Hà Nội đã quyết định đầu tư và xây dựng thí điểm hàng loạt cầu
vượt nhẹ bằng thép. Hiện 6 cây cầu đã được đưa vào hoạt động và một cầu sắp
được khánh thành, dự kiến thông xe vào ngày 10/10 với tổng kinh phí đầu tư
cho 7 cây cầu này là gần 2.000 tỷ đồng. Từ khi những cây cầu vượt nhẹ bằng
kết cấu thép đưa vào hoạt động, đã phát huy được hiệu quả, vào những giờ cao
điểm tại các nút giao có cầu vượt đi qua, tình trạng ùn tắc không còn thường
xuyên diễn ra như trước đây.
Đầu tháng 1/2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông
Vận tải xây dựng 11 nhà vệ sinh với đẳng cấp 4-5 sao để phục vụ cho nhu cầu
23
cho người dân và du khách. Đặc biệt nhà vệ sinh sẽ kèm máy ATM với yêu cầu
đảm bảo môi trường, mỹ quan đô thị và bố trí các mảng xanh che chắn xung
quanh, đủ ánh sáng hoạt động 24/24. Được biết, Nhà nước sẽ không tốn đồng
nào và người dân sẽ được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Bởi việc xây dựng các
công trình này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với số vốn đầu tư
khoảng 800 triệu đồng mỗi nhà vệ sinh.

III.2. Một số thông tin về thuế tại nước ngoài
 Nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân
Giống với Việt Nam, tại nước ngoài việc nộp thuế là điều bắt buộc.Ở Mỹ, tất
cả mọi người đi làm, dài hạn hoặc ngắn hạn đều phải nộp thuế cho tiểu bang và
liên bang. Làm nhiều đóng nhiều, làm ít đóng ít. Đóng thuế bao nhiêu phần trăm
là đã định sẵn. Tất cả mọi người đều đóng như nhau. Làm có tiền lời là phải
đóng thuế, bất kể nhiều hay ít
Trừ ai làm dưới mức lương quy định thì miễn thuế vì quá nghèo. Nhà nào có
con thì được bớt thuế. Chính phủ dùng tiền thuế để chi tiêu cho công trình xã
hội, xây trường học, đường xá, trả tiền cho cảnh sát, nếu cảnh sát làm thêm giờ
thì phải trả tiền phụ trội, an ninh, quốc phòng
Khi thất nghiệp, chính phủ cho một phần lương trong 6 tháng hay một năm
mà thôi. Sau đó thì tự lo lấy. Nhưng phải đóng thuế thất nghiệp đó. Qua Mỹ mà
coi, toàn là thuế. Mua áo quần, có tiểu bang phải đóng thuế. Đất đai cũng đóng
thuế.
Tuy nhiên mức thuế suất của nước ngoài so với Việt Nam lại sai khác nhiều,
ví dụ ở Việt Nam VAT là 10%, TNDN là 25%, thu nhập cá nhân tùy từng mức
mà còn được giảm trừ gia cảnh còn tại nước ngoài, ví dụ năm 2012, Đan mạch
đã áp dụng mức thuế suất 60.2%, mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất trong 34
quốc gia OECD- hiệp hội các quốc gia đã và đang phát triển.Mức thuế 60.2%
này được áp dụng cho thu nhập trên 55,000 dolla
Tiếp tục với ví dụ về bang Califonia, năm 2012 thuế TNCN 43,6% và tăng
lên 47,6% trong năm nay tác động vào những mức thu nhập trên 400,000
dollars, bang này đã áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 7,25% trong năm
2012( thực phẩm và thuốc được miễn thuế)
Mặt khác SINGAPO là nước có tỷ lệ nộp thuế thấp nhất
24
Singapore có hệ thống thuế thu nhập cá nhân tương đối hoàn thiện. Mọi
công dân trong diện nộp thuế đều phải kê khai thu nhập với cơ quan thuế
trước ngày 15-4 hàng năm như ở Mỹ.

Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân của Singapore từ 0% đến 22%, bao gồm: thu
nhập kiếm được tại Singapore và thu nhập nước ngoài gửi về cho công dân
Singapore. Thu nhập phải nộp thuế bao gồm tiền lương, cổ tức và lợi tức.
Trong đó, tiền lương bao gồm tiền công, hoa hồng, phụ cấp kỳ nghỉ…
Thu nhập nước ngoài chuyển đến cho người không thường trú tại
Singapore không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Singapore cũng khấu trừ
thuế cho những trường hợp như phải nuôi dưỡng bố mẹ, học thêm để nâng
cao kiến thức chuyên môn, mua bảo hiểm nhân thọ hoặc phải nuôi ba con trở
lên.
Theo ước đoán, hàng năm Hoa Kỳ thất thu thuế khoảng 337 tỷ USD
Ngày 22/5 : Apple bị cáo buộc trốn thuế 74 tỷ USD. Tiểu ban thường trực
của Thượng viện Mỹ báo cáo Apple đã không trả số tiền thuế ít nhất là 74 tỷ
USD đối với những thu nhập ở nước ngoài. Apple đã sử dụng một mạng lưới
các chi nhánh ở nước ngoài để giảm thuế suất xuống còn 0,05%. Các công ty
con của Apple ở nước ngoài hoàn toàn không có nhân viên hay hoạt động
kinh doanh nào, và mục đích dựng lên chỉ để làm “bình phong” giấu bớt lợi
nhuận cho công ty mẹ là Apple.
19/12 : Viện Công tố Milan khởi tố vụ án đối với hai ông Dolce và Gabbana
về tội trốn thuế rất lớn, có thể là “lớn nhất thế kỷ”. Tuy nhiên, cho đến nay vụ
án vẫn chưa đi đến hồi kết. Vụ án trốn thuế gần 1 tỉ euro (1 euro = 27.551
đồng) của hai ông Domenico Dolce (54 tuổi) và Stefano Gabbana (50 tuổi),
chủ Công ty Dolce & Gabbana, đã bị cảnh sát tài chính thuộc Bộ Kinh tế và Tài
chính Ý điều tra từ năm 2008.
 Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Tổng thu nhập quốc nội tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 15,6 nghìn tỷ đôla trong
năm 2012, đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới,
chỉ tính riêng thuế TNCN chiếm tới 47% tổng thu nhập quốc dân Mỹ( tương
đương 2.300 tỷ USD)
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×