Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo môn học phát triển du lịch văn hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.37 KB, 35 trang )

Đề án mơn học

MỤC LỤC
Lời cám ơn............................................................................................................................2
Lời nói đầu............................................................................................................................3
1. Phần 1: Lý luận về lễ hội dân gian Việt Nam................................................................6
1.1 . Lễ hội dân gian là gì?Những lễ hội dân gian tiêu biểu của........................................6
Việt Nam............................................................................................................................6
1.1.1 Lễ hội dân gian là gì ?...........................................................................................6
1.1.2 Những lễ hội dân gian tiêu biểu ở Việt Nam........................................................6
1.2. Đặc điểm, tính chất lễ hội dân gian Việt Nam..........................................................10
1.2.1.Tính thiêng liêng.................................................................................................11
1.2.2.Tính "cộng đồng"................................................................................................11
1.2.3.Tính địa phương..................................................................................................11
1.2.4.Tính cung đình....................................................................................................12
1.2.5.Tính đương đại....................................................................................................12
1.3. Phân loại lễ hội ở Việt Nam.....................................................................................12
2. Phần 2: Lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam, cơ hội và thách thức........................16
2.1 Khái quát về du lịch văn hóa......................................................................................16
2.2. Vai trị của lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam....................................................17
2.2.1 Vai trò chức năng của lễ hội dân gian với xã hội................................................17
2.2.2. Vai trò của lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam..............................................19
2.3. Điều kiện và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch lễ hội ở Việt Nam.................20
2.4 Thực trạng du lịch lễ hội dân gian Việt Nam............................................................21
3. Phần 3: Một số phương án phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Việt Nam..............24
3.1. Cơ hội thị trường.......................................................................................................24
3.2. Thự trạng tổ chức lễ hội............................................................................................24
3.3 Đề suất phương án.....................................................................................................27
Kết Luận.............................................................................................................................34
Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................35


Trịnh Ngọc Điệp

1


Đề án mơn học

Lời cám ơn.
Với những tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
tồn thể các thầy giáo, cơ giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho em những
hệ thống tri thức vô cùng quý báu về các môn học trong lĩnh vực Du lịch –
khách sạn, những phương pháp thực hiện đề án môn học.
Xin trân trọng cảm ơn BGH trường ĐH Kinh tế quốc dân, khoa Quản trị
kinh doanh Du lịch và khách sạn, cùng các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ, tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt đề án môn học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Thạc sỹ
Trương Tử Nhân – giảng viên khoa Du lịch khách sạn, đã trực tiếp tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề án này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song không thế tránh khỏi những sai lầm,
thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ giáo để em có thể thực
hiện tốt hơn nữa.

Trịnh Ngọc Điệp

2


Đề án mơn học


Lời nói đầu
Việt Nam nằm trên bán đảo Đơng Dương, gần trung tâm Đơng Nam Á, vừa
có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình
Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta lại nằm trên vành
đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đơng Nam Á do đó
mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ vậy mà Việt Nam
có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng, hoa qua bốn mùa tươi mát.
Việt Nam còn nổi tiếng với những danh thắng đã được UNESCO cơng nhận
là di sản văn hố thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, vườn quốc gia
Phong Nha Kẻ Bàng…
Ngồi những thắng cảnh đẹp, Việt Nam cịn có rất nhiều những làng nghề,
lễ hội truyền thống gắn với những nét đẹp văn hoá, những hệ thống di tích và
truyền thống rất riêng, tạo nên một bức tranh văn hố sống động, là một bảo
tàng “sống” vơ cùng quý giá cho nhân loại.Đi dọc Việt Nam ta có thể thấy
biết bao vùng quê với rất nhiều lễ hội dân gian , rải dọc từ bắc tới nam, một
nền văn hố đậm nét dân tộc, vơ cùng phong phú, với 54 dân tộc anh em cùng
sinh sống trên một mảnh đất với lịch sử ngàn đời, biết bao phong tục tập
quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam.
Lễ hội dân gian (truyền thống) là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa
phi vật thể, hợp thành kho tàng di sản văn hóa quý báu của nhân dân ta, là nét
đẹp văn hóa được hình thành, bổ sung và phát triển cùng với lịch sử lâu đời
của dân tộc; trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân, nhằm thỏa
mãn khát vọng về nguồn, nhu cầu văn hóa tâm linh, tăng cường giao lưu trong
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của từng khơng gian nhất định, góp phần tạo nên
sự đa dạng văn hóa.

Trịnh Ngọc Điệp

3



Đề án môn học

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội dân gian là góp phần quan trọng vào sự
nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, sự nghiệp xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta đã có
nhiều chuyển biến tích cực, từ tư duy nhận thức của các cấp lãnh đạo và toàn
xã hội; việc ban hành và thực thi các văn bản quản lý nhà nước, công tác
thanh tra, kiểm tra lễ hội cho đến việc phục hồi và phát huy có hiệu quả nhiều
lễ hội dân gian, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa lễ hội dân gian, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Trong xã hội đương đại, công tác tổ chức và quản lý lễ hội, bên cạnh những
mặt làm được, cũng đã và đang nảy sinh nhiều bất cập, nhiều hạn chế và tồn
tại. Tình hình đó được phản ánh thường xuyên, liên tục trên các phương tiện
thông tin đại chúng, tại nhiều hội nghị, hội thảo cho đến cả nghị trường của
Quốc hội, gây khơng ít bức xúc trong xã hội. Trước những vấn đề đó, em
muốn làm rõ hơn nữa ý nghĩa, vai trò của lễ hội dân gian đối với phát triển du
lịch văn hoá Việt Nam, do đó em lựa chọn đề tài: “ Tiềm năng phát triển du
lịch lễ hội dân gian ở Việt Nam”.
Với đề tài trên, em xin được trình bày những nội dung như sau.
1. Phần 1: Lý luận về lễ hội dân gian Việt Nam
1.1. Lễ hội dân gian là gì ? Những lễ hội dân gian tiêu biểu của Việt Nam
1.2. Đặc điểm, tính chất lễ hội dân gian Việt Nam
1.3. Phân loại lễ hội dân gian Việt Nam
2. Phần 2: Lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam, cơ hội và thách thức.
2.1. Khái quát về du lịch văn hóa
2.2. Vai trị của lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam
Trịnh Ngọc Điệp


4


Đề án môn học

2.3. Điều kiện và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch lễ hội ở
Việt Nam
2.4. Thực trạng du lịch lễ hội dân gian Việt Nam
3. Phần 3: Một số phương án phát triển loại hình du lịch lễ hội ở
Việt Nam.
3.1. Cơ hội thị trường
3.2. Thực trạng tổ chức lễ hội
3.3. Đề suát phương án.
Kết luận

Trịnh Ngọc Điệp

5


Đề án môn học

1. Phần 1: Lý luận về lễ hội dân gian Việt Nam
1.1 . Lễ hội dân gian là gì?Những lễ hội dân gian tiêu biểu của
Việt Nam
1.1.1 Lễ hội dân gian là gì ?
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là
hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người
với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc
sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa,

tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tơn
giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền
phản ảnh hiện tượng đó. Tơn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông
qua lễ hội đê phơ trương thanh thế, lễ hội nhờ có tơn giáo đề thần linh hóa
những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tơn giáo
dần giảm bớt và chỉ cịn mang nặng tính văn hóa. 1
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544
lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngồi (chiếm
0,12%), cịn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).2
1.1.2 Những lễ hội dân gian tiêu biểu ở Việt Nam.


Lễ hội đền Hùng

Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng
và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ
chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo
1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

2

Tổng cục thống kê VIệt Nam

Trịnh Ngọc Điệp

6



Đề án môn học

các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền
Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hồng trị vì. Đến thời
Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hồn chỉnh theo quy mơ như hiện tại.
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh
cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy
Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy
Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm
ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại
ơ thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10km. Khu
vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của
quốc gia Văn Lang cổ xưa.3
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung,
đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ
qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết
thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ Sáu.
Sau khi lên đến đền Thượng du khách sẽ dừng tiếp tục cuộc hành trình theo
một con đường khác với đường đi lên, và điểm dừng chân cuối cùng là đền
Giếng ở dưới chân núi. Đền Giếng là nơi được cho rằng rất linh nghiệm cho
những ai muốn cầu duyên. Tên gọi của đền do trong đền có chiếc giếng ngọc
tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa thường soi dung
nhan. Nguồn nước thiêng của giếng ngọc tn chảy từ lịng núi Nghĩa Lĩnh.
Hàng năm, có hàng triệu lượt du khách tới lễ hội Đền Hùng. Lễ hội đền
Hùng Tân Mão năm 2011, tỉnh Phú Thọ đón hơn 4 triệu lượt khách về dự lễ
hội và thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng.4
Với số lượng khách lớn như thế, cho nên lễ hội cũng gặp phải rất nhiều
những khó khăn trong việc quản lý cũng như khâu tổ chức do chất lượng sản

3
4

Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Hoàng Dân Mạc

Trịnh Ngọc Điệp

7


Đề án môn học

phẩm và nguồn nhân lực không đồng đều. Cụ thể như quản lý dịch vụ gửi xe
ôtô, xe máy của các ngành liên quan còn thiếu chặt chẽ, chưa thống nhất, hiện
tượng chèo kéo khách tại các điểm trông giữ xe tự phát của người dân vẫn
diễn ra, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự tại những khu vực này.
Một số hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ du khách hành hương về dự
hội cịn đơn điệu, chưa thực sự hồnh tráng nên du khách đến xem và thưởng
thức không nhiều...
Lễ hội Đền Hùng thực sự là một lễ hội có tiềm năng du lịch lớn với tỉnh
Phú Thọ nói riêng, và với Việt Nam nói chung, góp phần khai thác tốt hơn
nguồn tài nguyên du lịch, nhiều sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ đã được xâu chuỗi
thành tour khép kín, thu hút hàng trăm tỷ đồng của các nhà đầu tư vào hoạt
động kinh doanh, dịch vụ, vận chuyển, lưu trú... Riêng trong năm 2010, Du
lịch Phú Thọ đã thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế 85 tỷ đồng xây dựng
21 cơ sở lưu trú; Đầu tư hạ tầng du lịch 130,4 tỷ đồng. Từ 2005 đến 2010,
ngành Du lịch Phú Thọ đã đón và phục vụ trên 23 triệu lượt khách (đạt tốc độ
tăng trưởng là 18,7%) ; trong đó khách tại các cơ sở lưu trú ước đạt 1,9 triệu
lượt ; khách quốc tế đạt trên 16 nghìn lượt. Tổng doanh thu đạt gần 3.000 tỷ

đồng (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm). 5 Với những con số
đáng khích lệ trên, ta có thể thấy rất rõ lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa rất to lớn
đối với phát triển du lịch văn hoá Việt Nam.


Hội Chùa Hương

Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam,
nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem là hành
trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Đây
là một lễ hội lớn, gây được tiếng vang ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số
lượng các phật tử tham gia hành hương. Hội chùa Hương diễn ra trong 3
5

Theo baodulich.net.vn

Trịnh Ngọc Điệp

8


Đề án môn học

tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm
tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch.Hội trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương
Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ
15 đến 20 tháng 2 (chính hội).6
Lượng khách mua vé qua cổng mùa hội năm 2007 là 900.000 người (năm
2006, con số thống kê chưa đầy đủ là 380.000 người). Thậm chí, vào dịp cao
điểm, mỗi ngày có thể bán ra gần chục vạn vé, gần 4.000 chiếc thuyền hoạt

động hết công suất, chở 2, 3 lượt khách một ngày cũng khơng đủ phục vụ.7
Trong năm 2011, chỉ tính 5 ngày đầu năm mới đã có trên 7 vạn lượt du
khách đến trẩy hội chùa Hương. Cụ thể: mồng 2 tết có khoảng 1,2 vạn lượt du
khách; ngày mồng 3 tết đón khoảng 2,2 vạn lượt du khách và ngày mồng 4 tết
đón trên 3,3 vạn lượt du khách.
Với số lượng khách như thế, hệ thống nhà nghỉ và các khu vui chơi chưa
thực sự đáp ứng hết được, vẫn còn nhiều hạn chế, không đủ thu hút, phục vụ
nhu cầu của khách cả về số lượng cũng như chất lượng. Đặc biệt là cơ chế
quản lý tại đây còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Rác thải: Du khách vào hội vứt rác bừa bãi, trên bờ lẫn dưới sông Yến.
Ban quản lý đã có rất nhiều biển, băng rơn cấm xả rác, đặt các thùng rác. Các
thùng rác được đặt ít, thùng nhỏ nên lượng rác đưa vào quá tải trước lượng
rác khổng lồ. Nhưng chủ yếu các động tác có trách nhiệm của du khách vẫn
thờ ơ.
Đò chở khách: Các chuyến đị vì lượng người q đơng thường chở
người q quy định, tắc đò diễn ra thường xuyên. Một số tình trạng chủ đị
lừa lấy tiền trước, khách ngồi chờ nhưng lại khơng thấy chủ đị lại.

6
7

Theo bách khoa tồn thư mở Wikipedia
Theo thống kê của Công ty CP Du lịch thắng cảnh Hương Sơn

Trịnh Ngọc Điệp

9


Đề án môn học


Nhà vệ sinh: Chủ yếu không được quy hoạch, nên các hộ gia đình tự làm
phục vụ khách có thu phí. Các dạng này cũ kỹ và bẩn thỉu, nhiều khách ngại
vì bẩn nên vẫn tiểu tiện bậy bạ.
Người làm đường: Do lượng người vào đi lễ đơng, có những người làm
tự tiện phát cỏ làm đường tắt dẫn vào các lối. Tự tiện đứng thu tiền do mình
tạo ra, mà khơng có ai ngăn cấm.
Tuy nhiên những bất cập đó chỉ là một phần bên cạnh những lợi thế mà hội
Chùa Hương mang lại, bởi Hội Chùa Hương thực sự là một cơ hội vô cùng
lớn, và cũng là một tiềm năng cho phát triển du lịch văn hoá ở miền Bắc Việt
Nam. Hiện nay, nhà nước ta đã chú trọng đầu tư rất lớn cho mục tiêu phát
triển du lịch nơi đây, nhiều hạng mục đầu tư xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp
cơ sở hạ tầng trong khu vực di tích cũng đã được triển khai, hệ thống cáp treo
được tu bổ lại, góp phần rất lớn trong việc đi lại thăm quan tại đây, do đó đã
thu hút rất lớn lượng khách mỗi năm. Xuân hội năm 2007, Chùa Hương đón
94 vạn lượt khách thì năm 2010, con số này đã tăng lên 1,3 triệu lượt khách. 8
Đây thực sự là con số rất đáng mừng đối với du lịch văn hoá Việt.
1.2. Đặc điểm, tính chất lễ hội dân gian Việt Nam
Lễ hội ở Việt Nam được tổ chức nhiều nhất vào ba tháng mùa xuân và mùa
thu. Do đa số người Việt Nam là sinh sống bằng nghề nông, và vào hai
khoảng thời gian đó, người dân đang tiết nơng nhàn. Mùa xuân tiết trời ấm áp,
mùa thu tiết trời mát mẻ, đều thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội, điều đó là
những yếu tố cơ bản tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho người đi dự hội. Lễ hội
ở Việt Nam mang những đặc điểm rất chung, đó là:
1.2.1.Tính thiêng liêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang
tính "thiêng" nào đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống
8

Theo Vietbao.vn


Trịnh Ngọc Điệp

10


Đề án môn học

mảnh đất ấy, lập tức được mối đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh
hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có khi đó chỉ là một bờ sơng,
nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại, không trôi
nữa; dân vớt lên, chơn cất, thờ phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành
nhằm ngày sinh, ngày mất của một người có cơng với làng với nước, ở lĩnh
vực này hay lĩnh vực khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người
đào mương, có người trị thủy, có người đánh giặc... ). Song, những người đó
bao giờ cũng được "thiên hóa", đã trở thành "Thần thánh" trong tâm trí của
người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, khơng chỉ có
thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh,
làm nghề, sản xuất, đánh giặc... mà cịn có thể giúp họ vượt qua những khó
khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.
Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong
những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt
đẹp sẽ đến.
1.2.2.Tính "cộng đồng"
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự
nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn.
Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một làng, một huyện, một vùng hoặc cả
nước.
1.2.3.Tính địa phương

Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế
lễ hội ở vùng nào mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội
chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân,
nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, khơng chỉ ở nội

Trịnh Ngọc Điệp

11


Đề án mơn học

dung lễ hội mà cịn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó thể hiện ở lời
văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng...
1.2.4.Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của
người Việt, là các người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế
những nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu...
đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mơ phỏng đó thể hiện ở cách bài trí,
trang phục, động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng hơn,
lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm
thấy được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những
khao khát nguyện vọng của người dân.
1.2.5.Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch
sử, cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trị chơi mới, những
cách bài trí mới, những phương tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video,
tăng âm, micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội được
thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện

của nhân dân, được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy
tiện, vô lý...
1.3. Phân loại lễ hội ở Việt Nam
Khác với các di tích Việt Nam đã được kiểm kê và phân cấp theo quy định,
các lễ hội ở Việt Nam chưa được quy định phân cấp bài bản. Có những lễ hội
bị biến tướng, trần tục hố, mở hội tràn lan... nhiều ý kiến đề xuất việc kiểm
kê các lễ hội trên toàn quốc để tiến tới phân cấp lễ hội theo các cấp: lễ hội cấp
quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng. Điểm yếu trong

Trịnh Ngọc Điệp

12


Đề án môn học

việc quản lý lễ hội hiện nay đó là chưa có cơ sở dữ liệu khoa học và quan
điểm tiếp cận đúng. Không nên đánh đồng giữa lễ hội và festival2.
Tùy vào từng thời điểm, vào chủ thể mà lễ hội hiện nay được tổ chức ở
nhiều cấp khác nhau. Ví dụ như lễ hội đền Hùng được tổ chức ở quy mô quốc
gia 2 năm/ lần. Những năm số lẻ thì lại được tổ chức ở quy mơ cấp tỉnh.
Xét về tình chất các lễ hội dân gian, ta có thể phân lễ hội thành ba loại như
sau:


Lễ hội mang tính lịch sử như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, Hoa Lư,

Vạn Kiếp…. Các lễ hội này thường được tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý
nghĩa lớn trong lịch sử hay để tưởng nhớ những người anh hung, người có
cơng lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống thanh bình

cho nhân dân.


Lễ hội mang tính giải trí như hội Lim, hội chọi Trâu Đồ Sơn… trong

các lễ hội này thường có những trị chơi giải trí mà nội dung và hình thức của
những trị chơi này gắn liền với các hoạt động sản xuất của người dân.


Lễ hội mang tính tơn giáo như hội chùa Hương, hội chùa Keo, hội Phủ

Giày… mà phổ biến nhất ở Việt Nam thường là các lễ hội mang tính Phật
Giáo.
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối, bởi trên thực tế tính
chất của các lễ hội đan xen hồ quyện vào nhau. Mỗi lễ hội được tổ chức đều
mang những nét lịch sử, tôn giáo, và đặc biệt là không thể thiếu được những
trị vui chơi giải trí.
Một cách phân loại nữa đó là theo sự đặc sắc của lễ hội
- Lễ hội đặc sắc (loại *): Là lễ hội có tục hèm, hoặc có diễn xướng dân gian
độc đáo, ngồi ra cịn có: (1). Có đình (đền,…), (2). Cịn sắc phong, (3). Có
thần phả, (4). Có rước, (5). Có tế, (6). Có nhạc bát âm, (7). Có múa hoặc hát

Trịnh Ngọc Điệp

13


Đề án mơn học

thờ, (8). Có trị chơi dân gian, (9). Có lễ vật đặc biệt, (10). Đọc sớ bằng chữ

nho
- Lễ hội loại khá (loại A): Có 6/10 thành tố trên
- Lễ hội loại bình thường (loại B): Khơng có rước
- Khơng có lễ hội ( loại C): Khơng có lễ hội, hoặc đã bị mất
Ví dụ ở Hà Nội (cũ):
+ Ở khu vực ngoại thành:9

Từ Liêm
Đông Anh
Gia Lâm
Thanh Trì
Sóc Sơn
Tổng cộng

9

Loại *

Loại A

Loại B

Loại C

0

36

4


2

(0.0%)

(85.71%)

(9.5)

(4.75%)

1

13

60

37

(0.9%)

(11.71%)

(54.05%)

(33.33%)

1

49


72

17

(0.71%)

(32.25%)

(51.80%)

(12.23%)

1

42

22

3

(1.4%)

(61.76%)

(32.35%)

(4.2%)

0


15

51

100

(0.0%)

(9.03%)

(30.72%)

(60.24%)

3

155

209

159

(0.57%)

(29.46%)

(39.73%)

(30.23%)


[Nguồn: Phan Hồng Giang (chủ biên), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2005.]

Trịnh Ngọc Điệp

14


Đề án môn học

+ Nội thành (các lễ hội ở phường)

Hồn
Kiếm
Đống Đa
Ba Đình
Hai Bà
Trưng
Tây Hồ
Thanh
Xn
Cầu Giấy
Tổng cộng

Trịnh Ngọc Điệp

Loại *

Loại A

Loại B


Loại C

0

3

7

15

(0.0%)

(12.0%)

(28.0%)

(60.0%)

0

6

5

10

(0.0%)

(28.57%)


(23.81%)

(47.62%)

0

3

6

3

(0.0%)

(25.0%)

(50.0%)

(25.0%)

0

4

9

11

(0.0%)


(16.67%)

(35.50%)

(45.83%)

0

4

4

0

(0.0%)

(50.0%)

(50.0%)

(0.0%)

0

3

2

6


(0.0%)

(27.27%)

(18.18%)

(54.55%)

0

2

4

1

(0.0%)

(28.57%)

(57.14%)

(14.29%)

0

25

37


46

(0.0%)

(23.15%)

(35.19%)

(42.59%)

15


Đề án môn học

2. Phần 2: Lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam, cơ hội và
thách thức
2.1 Khái quát về du lịch văn hóa.
Có thể hiểu du lịch văn hố là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng
cao hiểu biết cho cá nhân, đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến du lịch
đến những vùng đất mới, tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc, kinh tế,
chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương, đất nước,
hoặc có thể kết hợp những mục đích khác nữa.
Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc
trên thế giới ngày càng được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hố, tìm kiếm
những kiến thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất mới ngày một
được ưa thích hơn. Du lịch khơng cịn hồn tồn là nghỉ ngơi giải trí đơn
thuần mà cịn là hình thức nghỉ ngơi tích cực, có tác dụng bổ sung tri thức,
làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đó chính là nội hàm của

khái niệm du lịch văn hoá.
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du
lịch. Du lịch văn hoá nhằm chuyển các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất
cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phương thức hấp
dẫn vì nó giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du
lịch văn hố thường để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hố thường được xem là tổng thể của du lịch, xem đó là một
hiện tượng văn hoá – những yếu tố thu hút khách du lịch. Tuỳ theo các tiêu
thức khác nhau mà phân chia du lịch văn hoá ra làm nhiều loại:
Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hố: Khách du lịch tìn hiều các nền văn hố
chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu. Đối tượng
khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên.
Trịnh Ngọc Điệp

16


Đề án mơn học

Du lịch tham quan văn hố: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất, du
khách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu, tìm hiều văn hoá trong
một chuyến đi. Đối tượng tham gia loại hình này rất phong phú, bên cạnh
những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có những
khách chỉ để chiêm ngưỡng, thoả mãn trí tị mò, hoặc theo trào lưu.
Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hố với các mục đích khác: Đây
thường là những chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó
và có kết hợp với tham quan văn hố. Đối tượng của loại hình này thường là
những người đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm ngày lễ lớn, các cuộc
triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, chất
lượng cao, quy trình đồng bộ, chính xác. Khách du lịch của loại hình này có

khả năng thanh tốn cao, nhưng thời gian dành cho du lịch không nhiều.
Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hố thành các loại hình trên chỉ là
tương đối, vì trong một chương trình du lịch thường được kết hợp nhiều hoạt
động khác nhau như: kết hợp du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề văn
hoá, du lịch săn bắn… nhằm tránh gây cho khách cảm giác nhàm chán.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu ảnh hưởng và
chi phối của yếu tố thời tiết, khí hậu, nhưng lại phụ thuộc vào các yếu tố như
độ tuổi, giới tính, trình độ văn hố, nghề nghiệp, tơn giáo của khách.
2.2. Vai trò của lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam
2.2.1 Vai trò chức năng của lễ hội dân gian với xã hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt cộng đồng được tổ chức theo phương
pháp cảnh diễn hóa (sân khấu hóa) với nhiều nội dung, hình thức phong phú
nhằm vừa tơn vinh những giá trị thiêng liêng, vừa thỏa mãn các nhu cầu văn
hóa tinh thần của con người và góp phần thắt chặt các quan hệ xã hội. Là một
hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố lễ
và hội, tương ứng với các mặt: tinh thần, tơn giáo -tín ngưỡng, linh thiêng là
Trịnh Ngọc Điệp

17


Đề án mơn học

yếu tố lễ; vật chất, văn hóa-nghệ thuật, đời thường là yếu tố hội, cả hai yếu tố
gắn bó, hịa quyện với nhau khơng thể bỏ đi một yếu tố nào mà không làm
mất đi bản thân nó. Lễ và hội hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con
người lại với nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một
nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ.
Thứ nhất, lễ hội truyền thống thực hiện chức năng liên kết cộng đồng, dù
dưới hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của

nhân dân, là “cuộc vui chơi đông người” được tổ chức sau thời gian lao động,
sản xuất hay nhân dịp kỷ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự
tồn tại của một cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó. Người
đi hội khơng cảm thấy mình là người ngồi cuộc, chính điều đó đã đem lại
niềm an ủi, sự xúc động thật sự và là nguồn động viên sâu sắc cho những thân
phận nhỏ bé ngày thường trong xã hội phong kiến xa xưa. Ta thấy hầu như
toàn bộ lễ hội truyền thống nào cũng đều phản ánh chức năng này, từ lễ hội
chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Nghinh Ông (Bình Thuận) đến lễ hội Bà Chúa
Xứ (An Giang)…
Thứ hai, lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá
các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại
truyền thống đã qua (như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng…).
Thứ ba, lễ hội truyền thống cịn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu đời
sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng
đồng các dân tộc ở địa phương như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư (Bình
Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), Núi Bà Đen (Tây Ninh)… Thơng qua đó, lễ
hội truyền thống tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, yêu chân lý, trọng
cái thiện và làm cho tâm hồn, nhân cách mỗi con người như được sưởi ấm
tình nhân đạo, nhân văn để rồi thẩm thấu vào cuộc sống đời thường, đáp ứng

Trịnh Ngọc Điệp

18


Đề án mơn học

nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh về giao lưu, làm cho đời sống có
ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.
Thứ tư, chức năng hưởng thụ và giải trí là chức năng cuối cùng của lễ hội

truyền thống. Đến với lễ hội truyền thống ngoài sự “hịa nhập” hết mình trong
các hoạt động của lễ hội, được “hóa thân” đóng một vai trong hội hay “nhập
thân” vào một trò chơi, tất cả mọi người đều được hưởng những lễ vật mà
mình dâng cúng, đều được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí trong
quá trình tổ chức hoạt động lễ hội. Trong lễ hội truyền thống, người dân
khơng chỉ hưởng thụ mà cịn là người sáng tạo văn hóa, là chủ nhân thực sự
trong đời sống văn hóa của chính bản thân mình.
2.2.2. Vai trò của lễ hội dân gian với du lịch Việt Nam
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi
trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du
lịch có nhiều ưu điểm: ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo
nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người
hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh…
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá rất lớn.
Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã để lại
cho chúng ta hàng ngàn di sản văn hố và di tích lịch sử văn hố. Trong số đó
các lễ hội dân gian là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho phát triển du
lịch văn hoá ở Việt Nam
Lễ hội là một phong tụ c lớn, là một nét văn hố khơng thể thiếu trong đời
sống của người Việt. Lễ hội thường diễn ra ở các vùng quê nơi có cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp, có những cơng trình kiến trúc mang dấu ấn của từng thời
đại như đình chùa miếu mạo.
Như vậy cùng nới những loại hình du lịch như nghỉ Biển, nghỉ Núi, dã
ngoại… thì du lịch lễ hội ln có sức thu hút khách du lịch trong nước và
Trịnh Ngọc Điệp

19


Đề án mơn học


quốc tế, vì lễ hội khơng chỉ là sản phẩm văn hố mà cịn là một tiềm năng du
lịch hết sức hấp dẫn. Du lịch càng phát triển thì càng gắn bó chặt chẽ với loại
hình du lịch lễ hội. Thơng qua những trương trình lễ hội, đất nước, con người
Việt Nam cũng như nền văn hoá nghìn đời được tái hiện đầy sinh động,
những đặc trưng tín ngưỡng được thể hiện vơ cùng rõ nét.
Du lịch lễ hội do đó sẽ phát triển và góp phần quan trọng trong việc gìn giữ
và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
Và một khi những yếu tố di sản văn hố được khuyến khích thì sẽ là cơ sở
để phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày
càng đông.
2.3. Điều kiện và tài nguyên du lịch để phát triển du lịch lễ hội ở Việt
Nam
Hiện nay do phát huy tốt vai trị, chức năng của mình nên các lễ hội truyền
thống đã tiếp tục thu hút được hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn quần chúng
nhân dân tham gia, tạo nên một khơng khí náo nhiệt, hào hứng giữa đời sống
lao động sản xuất của nhân dân. Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thống là
bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng rất sắc bén cho mọi thời đại của mỗi
dân tộc; do đó, thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp
phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh,
phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để nhằm góp phần “xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.10
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu
biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh
thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những
người có cơng dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng
cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người
10

Nghị quyết lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII).


Trịnh Ngọc Điệp

20



×