Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.45 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Đất nớc Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức
hấp dẫn lớn chẳng những đối với khách du lịch trong nớc mà còn với khách du
lịch quốc tế và bà con Việt kiều ở xa Tổ quốc.
Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham
quan, nghỉ mát điều dỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa
học... và có khả năng tiếp nhận một số lợng lớn du khách.
Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những
nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng nh Sapa mờ ảo trong sơng, nh Đà Lạt - thành
phố thông reo, hay vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên của thế giới
Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn
hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền
văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn
đợc bảo tồn nguyên hiện trạng hoặc su tầm đợc qua các triều đại lịch sử nớc ta,
rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức nh
Đền Hùng, Hoa L, chùa Tây Phơng, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
Những lễ hội truyền thống nh hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Dóng (Hà Nội),
hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (Thái Bình), những nền văn nghệ
dân gian với các nhạc cụ độc đáo (trng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc
của cộng đồng dân tộc Việt Nam...
Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
truyền thống nh mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản
phẩm từ cói v.v... đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu
các loại khách du lịch.
Trong vài năm trở lại đây chúng ta thờng hay nói tới một loại hình du lịch
mới mà cũ đó là du lịch văn hoá. Trong hệ thống các nguồn tài nguyên phục vụ
cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng mà
dờng nh từ lâu đã bị mai một, đó chính là các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Với mục tiêu làm rõ vai trò, ý nghĩa của lễ hội dân gian trong việc phát
triển du lịch văn hoá ở Việt nam em đã chọn đề tài nghiên cứu : Lễ hội dân
gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam".


Với đề tài trên, trong bài viết này em xin đợc trình bày những nội dung sau:
- 1 -
Phần I : Lễ hội dân gian, tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
Phần II : Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam.
I-Những nét khái quát về du lịch văn hoá.
II- Vai trò của lễ hội dân gian trong việc phát triển du lịch văn hoá.
III-Một số lễ hội tiêu biểu ở miền bắc Việt nam.
1. Lễ hội Đền Hùng.
2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.
3. Lễ hội chùa Hơng.
Phần III : Những điều kiện để thu hút khách đến với các lễ hội.

- 2 -
Phần i
Lễ hội dân gian, tính chất và đặc điểm
của lễ hội dân gian ở Việt nam
I. Lễ hội dân gian.
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có
giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổnh hợp bao
gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngỡng và văn hoá nghệ thuật,
linh thiêng và đời thờng là một sinh hoạt có sức hút một số l ợng lớn những
hiện tợng của đời sống xã hội. Nh vậy lễ hội là mộthình thức sinh hoạt tập thể
của nhân dân sau những ngày lao đọng vất vả, hoặc là một dịp để mọi ngời h-
ớng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nớc, hoặc liên quan đến những sinh
hoạt tín ngỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính
chất giải trí. Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ hội
nào cũng có hai phần chính :
- Phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ). Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà
nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày
hội mang tính tởng niệm lịch sử hớng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tởng

niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ng-
ỡng, tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu
mong đợc những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá
trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó
mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần
hạt nhân của cả lễ hội.
- Phần hội, là phần có tổ chức những trò chơi, thi đấu biểu diễn Mặc
dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhng phạm vi nội dung
của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn đợc bổ sung bởi
những yếu tố văn hoá moéi. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn
và phát triển đợc những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi
mang tính dân gian thì lễ hội nơi đó có giá trị hơn. Thông thờng phần hội gắn
với tình yêu, giao duyên nam nữ.
- 3 -
Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần lễ và hội hoà quyện với nhau,
trong đó trọng tâm là phần hội, nhng bản thân phần hội đã mang trong mình ý
nghĩa tâm linh của phần lễ. Hội trọi trâu đồ sơn là một điển hình.
Nh vậy, để tìm hiểu văn hoá Việt nam, văn hoá làng xã cũng nh văn hoá
lúa nớc, ngời ta có thể tìm hiểu qua lễ hội, hoặc trực tiếp tham gia vào lễ hội. Từ
đó có thể thấy lễ hội là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn rất quan trọng.
II. Tính chất và đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
1. Tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Xét về tính chất của các lễ hội dân gian ở Việt nam chúng ta thờng thấy có
ba loại lễ hội :
- Các lễ hội mang tính lịch sử nh hội Đền Hùng, Hoa l, Vạn Kiếp các lễ
hội này thờng đợc tổ chức gắn liền với các sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử
hay để tởng nhớ những ngời anh hùng, ngời có công lớn trong việc đánh đuổi
giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
- Các lễ hội mang tính giải trí nh hội Lim, hội chọi trâu Đồ Sơn trong các

lễ hội thờng có những trò chơi giải trí mà nội dung và hình thức của các trò chơi
này gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất của ngời dân.
- Các lễ hội mang tính tôn giáo nh hội chùa Hơng, hội chùa Keo, hội Phủ
Giày mà phổ biến nhất ở Việt nam có lẽ là lễ hội Phật giáo.
Tuy nhiên việc phân loại trên chỉ mang tính tơng đối bởi trên thực tế các
tính chất của lễ hội đan xen hoà trộn vào nhau. Mỗi một lễ hội đợc tổ chức đều
mang những nét của truyền thống lịch sử, tôn giáo và trong các lễ hội càng
không thể thiếu đợc các trò chơi.
2. Đặc điểm của lễ hội dân gian ở Việt nam.
Lễ hội dân gian ở Việt nam đợc hình thành từ nền nông nghiệp lúa nớc để
phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của những ngời nông dân trồng lúa
nớc. (Rõ ràng là sẽ khó mà có các lễ hội cầu ma, cầu nắng, nếu không có việc
trồng lúa nớc). Do vậy, khi nói đến những lễ hội dân gian của vùng, thực chất là
nói đến các lễ hội nông nghiệp (lễ hội của ngời nông dân). Và đã là lễ hội nông
nghiệp thì trớc hết, chúng phải chịu sự chi phối mạnh của "nhịp điệu các mùa
sản xuất". Lịch sinh hoạt của các lễ hội dân gian đợc xác định bởi nông lịch của
mỗi tiểu vùng. Các nông lịch lại đợc hình thành trên cơ sở những đặc điểm của
điều kiện khí hậu địa lý tự nhiên, nên các lễ hội dân gian dân gian ở Việt nam
đợc diễn ra theo thời tiết. Thờng chúng đợc mở tập trung vào hai mùa quan
trọng nhất của một năm sản xuất nông nghiệp là đầu mùa sản xuất (gieo, cấy)
và cuối mùa sản xuất (mùa thu hoạch, gặt hái).
- 4 -
Cũng vì thực chất là các lễ hội nông nghiệp mà các lễ hội dân gian ở Việt
nam không tái hiện cuộc sống nào khác sống nông nghiệp của chính họ. Chúng
(các lễ hội dân gian) đã phản ánh những tâm t, tình cảm và nguyện vọng của
những ngời nông dân trồng lúa nớc Việt nam. Có thể nói, hầu nh mọi mong ớc
tình cảm đợc phản ánh ở các lễ hội dân gian đều xoay quanh hai chủ đề chính là
cầu ma, cầu nắng để cây lúa có đủ điều kiện phát triển, nảy hạt, đâm bông. Các
lễ hội cầu nớc thờng đợc tổ chức vào đầu mùa sản xuất (cũng đồng thời là đầu
năm mới); bởi phải có nớc thì mới làm đợc ruộng nớc cày cấy và hạt lúa mới có

thể nảy mầm đợc. Các lễ hội cầu nắng thờng đợc tổ chức vào giữa và cuối mùa
sản xuất: bởi, khi đã đủ nớc, cây lúa cần có nắng, có ánh sáng để phát triển, có
sức nóng để làm chín những hạt lúa vàng. Và khi lúa đã chín, sau khi vui mừng
thu hoạch lúa, ngời nông dân Việt nam thờng tổ chức các lễ hội để gửi gắm vào
trong đó lòng biết ơn, sự vui mừng trớc những kết quả đã đạt đợc. Thực chất của
việc cầu ma nắng thuận hòa ở mỗi lễ hội dân gian đều xuất phát từ mong ớc đạt
đợc một kết quả sản xuất tốt đẹp (một vụ lúa bội thu). Mỗi lễ hội là mỗi nguyện
vọng, mỗi khắc khoải của ngời nông dân trồng lúa đối với từng giai đoạn phát
triển của cây lúa. Cho nên mới nói, các lễ hội dân gian ở Việt nam đợc hình
thành từ nền nông nghiệp lúa nớc để phục vụ chính cuộc sống sản xuất, sinh
hoạt của những ngời nông dân trồng lúa nớc.
Cuộc sống nông nghiệp đợc phản ánh rất đậm nét trong các lễ hội dân gian
ở Việt nam. Tuy nhiên, đây không phải là sự sao chép lại hiện thực, mà đó là sự
phản ánh hiện thực Việt nam qua cách nhìn của những ngời nông dân trồng
lúa. Nó không phải là tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên, trong nó chứa đựng
những suy nghĩ và mong ớc ấy lại xuất phát từ hoàn cảnh tự nhiên, điều kiện địa
lý, môi trờng, xã hội của họ. Vì cây lúa là đối tợng chính của sự sản xuất nông
nghiệp Việt nam, nên nó (cây lúa) trở thành trung tâm của sự phản ánh trong
các lễ hội dân gian của vùng (cũng nh trong mọi hình thái văn hóa dân gian
khác của vùng). Cây lúa đợc coi là biểu trng cho sự no đủ, hạnh phúc, biểu trng
cho tất cả những đức tính tốt đẹp của con ngời. Mọi sự vật, hiện tợng đều đợc
nhận thức trên cơ sở của quy luật phát triển của cây lúa. Trong suy nghĩ của
những ngời dân Việt nam, ngời mẹ, ngời phụ nữ chính là những ngời đã tạo ra
những giống lúa, sáng tạo ra nghề trồng lúa (vì nghề trồng lúa đợc ra đời từ hái
lợm, mà hái lợm lại là công việc của ngời phụ nữ); Cho nên, ở các lễ hội dân
gian của vùng, các tín ngỡng về cây lúa nh là tín ngỡng bản địa của các dân tộc
trên đất nớc Việt nam, và sự phản ánh tín ngỡng ấy qua biểu tợng ngời phụ nữ
là một đặc thù của các lễ hội dân gian ở Việt nam.
Các lễ hội dân gian ở Việt nam đều đợc tạo thành bởi một chuỗi các cảnh
diễn liên tiếp, theo một kịch bản quy định. Những cảnh diễn, cũng nh những

quy định của kịch bản, lại xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động
của những ngời nông dân trồng lúa, nên chúng có nhiều điểm chung. Mỗi cảnh
- 5 -
diễn đợc tạo thành bởi sự tập trung và tập hợp của nhiều loại hình, loại chủng
văn hóa, để diễn tả một hoạt động, một sinh hoạt vật chất nào đó của ngời nông
dân. Đơng nhiên, sự diễn tả ấy là nhằm vào một mục đích nhất định: nói lên
một nguyện vọng, một mong ớc của cộng đồng; nên sự tập hợp lộn xộn, mà
chúng có những quy tắc, quy định nhất định (nếu không, cảnh diễn sẽ không có
ý nghĩa, không biểu phát đợc nguyện vọng mà những ngời nông dân muốn gửi
gắm). Mặt khác, mỗi cảnh diễn lại nhằm phục vụ cho việc làm rõ mục đích
chung của lễ hội, nên chúng cũng phải tuân thủ theo những quy tắc và quy định
của lễ hội (để đạt đợc mục đích của lễ hội). Chính những quy tắc và quy định
này đã làm cho các hoạt động lễ hội đợc "cấu tạo theo cơ chế mô hình" (nghĩa
là chúng bao gồm những yếu tố có tính chất "bộ xơng", còn phần "thịt", tức các
chi tiết thì dành cho các cá nhân, các cộng đồng sáng tạo bồi đắp khi thực hiện
hoạt động). Điều đáng chú ý ở đây là những quy tắc, quy định (tức những yếu
tố chung) đợc phát sinh từ những ngời nông dân (bởi trong cộng đồng các dân
tộc Việt nam, ngời nông dân bao giờ cũng chiếm đa số); do đó, mô hình của các
lễ hội dân gian ở Việt nam thờng là giống nhau. Với cơ chế mô hình, lễ hội dân
gian vừa đảm bảo tính thống nhất và truyền thống của cộng đồng, vừa có chỗ để
các cá nhân sáng tạo. Điều này khiến các lễ hội trong vùng không cái nào giống
cái nào nhng vẫn có nét chung.
Cũng phải nói thêm rằng, chính vì đợc sản sinh và quy tụ để làm rõ mục
đích chung của lễ hội, mà các loại hình văn hóa tập trung và tập hợp trong cảnh
diễn, cũng nh chuỗi cảnh diễn trong lễ hội luôn luôn đợc đặt vào một hệ thống,
trong đó, các loại hình văn hóa gắn bố hữu cơ với nhau (cũng nh cảnh diễn này
gắn bó với cảnh diễn kia) đến mức: nếu tách một loại hình văn hóa nào đó ra
khỏi cảnh diễn, hoặc một cảnh diễn ra khỏi lễ hội thì chúng không còn ý nghĩa
nh nó vốn có trong cảnh diễn và trong lễ hội nữa. (Đơng nhiên, mục đích của lễ
hội cũng không đạt đợc một cách trọn vẹn nếu thiếu đi một hay vài loại hình

văn hóa hoặc một vài cảnh diễn). ở đây, lễ hội đã bộc lộ rõ nét một đặc điểm
đặc thù trong phơng thức nhận thức và phản ánh của văn hóa dân gian, đó là:
"phơng thức tổng thể nguyên hợp" (tức nhận thức sự vật với t cách đó là một
tổng thể). Vậy mới nói, lễ hội là một loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu.
Khi nói lễ hội dân gian trong vùng thực chất là các lễ hội nông nghiệp
cũng là muốn nói chúng - các lễ hội dân gian - là sản phẩm văn hóa của những
ngời nông dân (ngời nông dân vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là ngời tiêu dùng).
Các hoạt động lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu không phải cho một cá nhân ngời
nông dân, mà cho cả cộng đồng ngời nông dân. Nó là sáng tạo của cả cộng
đồng ngời nông dân. Vì thế mọi tri thức, t tởng, tình cảm... cũng nh những hành
vi, quy ớc, ớc lệ... trong lễ hội đều đợc biểu tợng hóa bằng những hình ảnh,
những dấu hiệu quen thuộc của cộng đồng. Mọi thành viên trong cộng đồng
đều có thể cảm nhận đợc chúng. (Không chỉ có thế, chúng còn đợc mọi ngời
- 6 -
tiếp nhận một cách tự nguyện bởi chúng mang vác và diễn đạt những mong ớc
của chính họ). ở thời kỳ tiền nông nghiệp, khi cuộc sống còn phụ thuộc nhiều
vào môi trờng tự nhiên thì các biểu tợng của các lễ hội trong vùng có nhiều nét
giống nhau cả về vật dùng làm biểu tợng lẫn giá trị mà biểu tợng ấy mang vác,
bởi chúng đều đợc ra đời trên cơ sở một hay nhiều đặc điểm về những điều kiện
tự nhiên độc đáo của môi trờng sinh tồn Việt nam (nóng, ẩm, ma nhiều, địa
hình nhỏ hẹp...); và đợc ra đời từ nhu cầu sở thuộc xã hội và tính cố kết cộng
đồng.
Cũng vì nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả cộng đồng ngời nông dân mà lễ hội
đợc lu truyền chủ yếu qua trí nhớ chứ không phải qua chữ viết (đa số ngời nông
dân xa không biết chữ), nên quá trình sản xuất (sáng tạo) ra lễ hội cũng đồng
thời là quá trình nó đợc phân phối đến từng ngời và tiếp nhận (tiêu thụ) nó. Lễ
hội đợc ra đời chính lúc kết thúc các hoạt động lễ hội.
Tóm lại, do đợc cấu thành bởi sự tham gia của nhiều chủng loại văn hóa
dân gian khác nhau mà lễ hội mang trong nó mọi đặc điểm đặc thù của văn hóa
dân gian. Vì thế, muốn tìm hiểu đợc văn hóa dân gian Việt nam, chúng ta

không thể không tìm hiểu các lễ hội dân gian của Việt nam, và để phát triển loại
hình du lịch văn hoá ở Việt nam không thể bỏ qua đợc một nguồn tài nguyên
hết sức quan trọng đó là các lễ hội dân gian.

- 7 -
Phần II
Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá
ở Việt nam
I. những nét khái quát về du lịch văn hoá.
Có thể hiểu du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng
cao hiểu biết cho cá nhân đáp ứng sự ham hiểu biết qua các chuyến du lịch đến
những vùng đất mới tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã
hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phơng đất nớc đến du lịch hoặc là
kết hợp những mục đích khác nữa.
Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc
trên thế giới đợc mở rộng, dẫn tới việc giao lu văn hoá, tìm kiếm những kiến
thức về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu
cho nhiều tầng lớp dân c trong xã hội. Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi
giải trí đơn thuần (khôi phục và tái sản xuất sức khoẻ khả năng lao động,...) mà
còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú
đời sống tinh thần của con ngời. Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn
hoá.
Du lịch văn hoá vừa là phơng tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch.
Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng
nh tinh thần cho hoạt động du lịch. Du lịch văn hoá là phơng thức hấp dẫn vì nó
giải quyết những nhu cầu về cảm thụ cảnh quan của quốc gia và du lịch văn hoá
thờng để dành cho du khách có trình độ cao trong xã hội.
Du lịch văn hoá đợc xem là tổng thể của du lịch - xem đó là một hiện tợng
văn hoá những cố gắng thu hút khách ở các điểm du lịch phải mang tính văn
hoá. Những động cơ thu hút đến các điểm du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí.

Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà ngời ta có thể phân chia du lịch văn
hoá ra nhiều loại:
+ Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: Khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là
chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu. Đối tợng
khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chơng trình
du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít ngời thuộc các tỉnh Hoà Bình, Sơn La,
- 8 -
Lai Châu,... để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân
tộc đó. Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thờng nghỉ qua đêm tại
các bản làng đó.
+ Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất - du
khách thờng kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tim fhiểu văn hoá trong
một chuyến đi. Đối tợng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên
cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có
những khách chỉ để chiêm ngỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò hoặc có thể
theo trào lu,... Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thờng đi đến nhiều
điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm
du lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,... Đối tợng khách là những
ngời a phiêu lu mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những ngời trẻ
tuổi. Ví dụ nh các chơng trình leo núi (ở nớc ta đã tổ chức cho khách du lịch leo
núi Phanxipăng), các chơng trình du lịch dã ngoại, các chơng trình du lịch săn
bắn.
+ Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác mục đích
chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp
nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá. Đối tợng của loại hình này là
những ngời đi tham dự hội nghị, hội thảo, kỷ niệm những ngày lễ lớn, các cuộc
triển lãm. Loại khách này đòi hỏi trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất
lợng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao
nhng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất ít. Thể loại du lịch cụ thể
của loại hình du lịch này là du lịch công cụ.

Tuy nhiên, sự phân loại du lịch văn hoá thành các loại hình trên chỉ là tơng
đối. Vì trong một chơng trình du lịch thờng đợc kết hợp nhiều hoạt động khác
nhau nh: Kết hợp đi du lịch dã ngoại với du lịch theo chuyên đề văn hoá, hoặc
du lịch săn bắn,... trong một chuyến hành trình nhằm tránh gây cho khách cảm
giác nhàm chán.
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch tiềm năng vì nó ít chịu sự chi phối của
yếu tố thời vụ du lịch (thời tiết, khí hậu), nhng nó phụ thuộc vào đặc điểm nhân
khẩu học nh: giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tôn giáo,... của
du khách.
+ Yếu tố thời vụ du lịch: so với các loại hình du lịch khác, du lịch văn hoá
mang tính đại chúng. Tuy có chịu ảnh hởng tính thời vụ nhng không phụ thuộc
hoàn toàn, ít chịu ảnh hởng của yếu tố thời tiết khí hậu. (Những đặc điểm này
thể hiện rất rõ ở loại hình du lịch lễ hội) đồng thời mức độ chênh lệch cung cầu
của du lịch văn hoá thờng không lớn).
+ Yếu tố giới tính: Có tác động đến động cơ đi du lịch và động cơ đi du
lịch văn hoá là một trong những nguyên nhân chủ yếu của nam giới vì đối với
- 9 -
họ ít chịu sự ràng buộc của gia đình, thờng có trình độ học vấn cao, có địa vị xã
hội,...
+ Yếu tố độ tuổi: Tham gia vào các chuyến du lịch văn hoá chủ yếu vẫn là
những khách du lịch cao tuổi và thanh niên. Đối với khách cao tuổi họ thờng có
nhiều thời gian rỗi,... thờng có kinh nghiệm trong việc đi du lịch, họ thích tìm
hiểu về âm nhạc, nghệ thuật quần chúng, các món ăn đậm đà tính dân tộc,... và
họ quan tâm nhiều đến chất lợng phục vụ. Chủ yếu họ mua các chơng trình
tham quan du lịch văn hoá. Ngợc lại, đối với khách du lịch thanh niên đây là
nhóm có số lợng đông đúc với các đặc trng của thanh niên nh: a khám phá,
thích tìm tòi, muốn thử sức mình, thích đi xa, thích sự tự do, thích thay đổi điểm
du lịch và thờng đi thành nhóm lẻ,... do đó họ có xu hớng đòi hỏi tính mới mẻ,
đa dạng trong dịch vụ du lịch, họ có khả năng thanh toán thấp, ít có kinh
nghiệm trong đi du lịch, họ thờng quan tâm đến giá cả nhng ít quan tâm đến

yêu cầu về chất lợng dịch vụ. Khách du lịch thanh nhiên thờng tham gia vào các
chuyến du lịch dã ngoại, săn bắn mạo hiểm, tham quan văn hoá,... Đối với
những khách trung niên thờng là những ngời có địa vị xã hội có khả năng thanh
toán cao, có sự tự chủ lớn trong khi đi du lịch. Họ quan tâm nhiều đến chất lợng
phục vụ,... họ thờng kết hợp giữa đi công tác với đi du lịch.
+ Yếu tố trình độ học vấn: Những ngời có trình độ học vấn cao là loại
khách đợc các nhà kinh doanh du lịch quan tâm nhiều vì những nhà học vấn cao
thờng thờng là những ngời có địa vị xã hội cao, thu nhập cao, trình độ văn hoá
cao nên có nhu cầu mở rộng sự hiểu biết tìm hiểu thế giới xung quanh cao hay
có thể nói họ có động cơ văn hoá cao trong nhu cầu đi du lịch.
Khách du lịch văn hoá có thể đợc coi là khách du lịch thuần tuý vì khách
có thể chỉ đi vì động cơ văn hoá. Tuy nhiên số lợng khách du lịch văn hoá thuần
tuý trong thực tế thờng rất ít mà khách du lịch thờng kết hợp giữa loại hình du
lịch văn hoá với loại hình du lịch khác trong một chuyến hành trình.
II. vai trò của các lễ hội dân gian trong việc phát triển
du lịch văn hoá ở Việt nam.
Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên tế giới lại không coi
trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du
lịch có nhiều u điểm : ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo
nguồn thu ổn định, với mức tăng trởng ngày càng lớn, nó giúp cho con ngời
hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh
Việt Nam là một đất nớc có tiềm năng phát triển du lịch văn hoá rất lớn.
Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nớc và giữ nớc của cha ông đã để lại cho
chúng ta hàng ngàn các di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. Trong số đó
- 10 -

×