BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC06/06-10
(“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong
sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực”)
BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường xuất khẩu các
sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực”
(MÃ SỐ : KC.06.11/06-10)
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế Thương mại
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thế Hưng
8252
Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
3
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC SẢN PHẨM XUẤT
KHẨU CHỦ LỰC TRONG LĨNH VỰC CÔNG, NÔNG NGHIỆP.
7
1.1 Sản phẩm chủ lực. 7
1.2 Sản phẩm xuất khẩu chủ lực. 8
1.3 Hệ thống tiêu chí lựa chọn và đánh giá hiệu quả sản xuất hàng công,
nông nghiệp xuất khẩu chủ lực.
9
1.3.1 Tiêu chí chọn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 9
1.3.2 Hệ thống Lôgic đánh giá hiệu quả sản xuất hàng công, nông nghiệp chủ
lực.
11
1.3.3 Đánh giá theo quan điểm giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng. 11
1.3.4 Đánh giá theo quan điểm chiếm lĩnh thị trường nội địa. 14
1.3.5 Đánh giá hiệu quả theo quan điểm sử dụng lao động trong nước. 15
1.3.6 Đánh giá hiệu quả theo quan điểm sử dụng vốn đầu tư phát triển. 16
1.3.7 Đánh giá hiệu quả theo quan điểm sử dụng tài nguyên và nguyên liệu
sản xuất trong nước.
17
1.3.8 Đánh giá hiệu quả theo quan điểm nâng cao thu nhập lao động. 18
1.3.9 Đánh giá hiệu quả theo quan điểm thiết yếu đối với sinh hoạt và thiết
yếu đối với sản xuất.
18
1.4 Một số vấn đề về phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu các
sản phẩm chủ lực công nghiệp, nông nghiệp.
19
1.4.1 Khái niệm về thị trường. 19
1.4.2 Thị tr
ường đồng bộ. 19
1.4.3 Về phát triển và mở rộng thị trường. 24
1.4.4 Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực. 26
1.5 Một số vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến các sản phẩm
chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp.
28
1.6
Khái quát hệ thống cơ chế chính sách kích thích nghiên cứu phát
triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chủ l
ực trong lĩnh vực
công, nông nghiệp
30
1.7
Các rào cản kỹ thuật đối với thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực
31
1.8
Kinh nghiệm về phát triển thị trường xuất khẩu một số nước và bài
học rút ra với Việt Nam.
33
Chương II
KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG , NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ XUẤT
KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC VIỆT NAM
44
TỪ 2001 -2010
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông
nghiệp chủ lực của Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
44
2.1.1
Các sản phẩm ngành Nông nghiệp.
44
2.1.2
Các sản phẩm ngành Công nghiệp.
48
2.2 Thị trường xuất khẩu các sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực của
Việt Nam từ năm 2001 đến nay
54
2.2.1 Thị trường xuất khẩu dệt may. 55
2.2.2 Thị trường xuất khẩu dầu thô. 57
2.2.3 Thị trường xuất khẩu giày dép. 59
2.2.4 Thị trường xuất khẩu thủy sản. 61
2.2.5
Thị trường xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện.
63
2.2.6 Thị trường xuất khẩu gạo. 65
2.2.7 Thị trường xuất khẩu cà phê. 67
2.2.8 Thị trường xuất khẩu cao su. 70
2.2.9
Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng có kim ngạch lớn khác.
72
2.3
Thực trạng nghiên cứu khoa học-công nghệ phục vụ các sản
phẩm xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp
74
Chương III
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÔNG, NÔNG NGHỆP
CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020.
91
3.1 Xu hướng lớn toàn cầu hóa và những tác động tác động đến sản
xuất các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp xuất khẩu.
91
3.1.1 Xu hướng hợp tác phát triển 91
3.1.2 Xu hướng công nghệ ảnh hưởng quyết định nền kinh tế và xã hội 92
3.2 Dự báo phát triển kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2020
95
3.2.1 Triển vọng tăng trưởng kinh tế 95
3.2.2 Triển vọng thương mại
97
3.2.3 Triển vọng đầu tư 98
3.2.4 Triển vọng tài chính-tiền tệ 99
3.3 Dự báo xu hướng phát triển công nghệ thế giới tác động đến quá
trình sản xuất sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam.
99
3.3.1 Dự báo xu hướng phát triển công nghệ chế tạo sản phẩm công nghiệp. 99
3.3.2 Dự báo xu hướng phát triển vật liệu chế tạo. 102
3.3.3 Dự báo xu hướng phát triển công nghệ trong ngành điện- điện tử . 105
3.3.4
Công nghệ sinh học nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.
115
3.4 Dự báo một số thị trường xuất khẩu các sản phẩm công, nông
nghiệp chủ lực giai đoạn 2011-2020.
126
3.4.1 Thị trường ASEAN 126
3.4.2 Thị trường trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. 128
3.4.3 Thị trường trong khuôn khổ hợp tác”Hai hành lang, một vành đai kinh tế” 129
3.4.4 Thị trường Châu Mỹ và Hoa Kỳ. 131
3.4.5 Thị trường Châu Âu, EU và Nga. 135
3.4.6 Thị trường Châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc. 137
3.4.7 Thị trường Châu Phi, Châu Đại Dương.
140
3.4.8 Thị trường thế giới
141
Chương IV
ĐỊNH HƯỚNG VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC
141
4.1 Quan điểm và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản
phẩm chủ lực giai đoạn 2011-2020.
141
4.1.1
Quan điểm đề xuất về phát triển các sản phẩm công, nông nghiệp xuất
khẩu chủ lực giai đoạn 2011-2020.
141
4.1.2
Định hướng phát triển một số thị trường chủ yếu 142
4.2
Định hướng phát triển các lĩnh vực trong công nghiệp, nông nghiệp
chủ lực giai đoạn 2011 – 2020.
144
4.3 Lựa chọn các sản phẩm công, nông nghiệp xuất khẩu chủ lực giai
đoạn 2011-2020.
148
4.3.1 Các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2011-2020. 148
4.3.2 Các sản phẩm Công nghiệp xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2011-2020. 152
4.4 Lộ trình phát triển các sản phẩm công, nông nghiệp xuất khẩu chủ
lực giai đoạn 2011-2020.
155
4.4.1 Lộ trình về phát triển nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2011-2020 155
4.4.2 Lộ trình phát triển các ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam giai đoạn
2011-2020.
160
Chương V
CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ THỰC HIỆN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CÔNG, NÔNG NGHIỆP
CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020
171
5.1 Giải pháp về khoa học công nghệ 171
5.1.1.
Giải pháp về quản lý hoạt động KH&CN
174
5.1.2 Kiến nghị các định hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ phục vụ
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công, nghiệp, nông
nghiệp giai đoạm 2011-2015, tầm nhìn 2020.
177
5.2 Giải pháp về phát triển thị trường 177
5.2.1 Nhận diện các thị trường cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 177
5.2.2 Chính sách, giải pháp phát triển thị trường đối với một số hàng hóa xuất
khẩu chủ yếu
178
5.2.3 Những giải pháp đối với doanh nghiệp 184
5.3
Các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2011-2020.
188
5.3.1 Xác định các sản phẩm chủ lực và định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá sức
cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực
188
5.3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
189
5.3.3. Một số giải pháp vượt qua rào cản thương mại nhằm đẩy mạnh phát triển
thị trường xuất khẩu sang thị trường các nước
207
5.4 Một số kiến nghị phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công,
nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2011-2020
213
5.4.1 Về phía Nhà nước 213
5.4.2
Về phía Doanh nghiệp
219
5.4.3
Về phía các Hiệp hội
223
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 226
TÀI LIỆU THAM KHẢO 228
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Công nghệ điều khiển số bằng máy tính CNC
Công nghệ Nano CNNN
Công nghệ sinh học CNSH
Công nghệ thông tin - truyền thông CNTT-TT
Công nghệ vật liệu CNVL
Công nghiệp hóa CNH
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp công nghiệp DNCN
Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL
Nhập khẩu NK
Khoa học và công nghệ KH&CN
Khoa học và kỹ thuật KH&KT
Sản phẩm SP
Tài sản cố định TSCĐ
Tài sản lao động TSLĐ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
Toàn cầu hóa TCH
Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP
Xuất khẩu XK
CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Biến đổi gen Genetically Modified Organism GMO
Các rào cản kỹ thuật với thương mại Technical Barriers to Trade TBT
Chương trình phát triển
liên hợp quốc
United Nations Development
Programme
UNDP
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic Cooperation APEC
Điểm kiểm soát phân tích độc tố
tới hạn
Hazard Analysis and Critical
Control Point System
HACCP
Hệ nano cơ điện tử Nano Electro Mechanical System NEMS
Hệ số giá trị tăng Incremental Capital Output Ratio ICOR
Hệ vi cơ điện tử Micro Electro Mechanical Systems MEMS
Hiện đại hóa HĐH
Hiệp định đa sợi Multifiber agreement MFA
Hiệp định Khu thương mại tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area AFTA
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
gồm Canada, Mỹ và Mexico
North America Free Trade
Agreement
NAFTA
Hiệp định về dệt may trong WTO Agreement on textiles and clothing ATC
Hỗ trợ thuế đầu tư ITA
Hợp chất hữu cơ biến đổi gen Genetically Modified Organisms GMOs
Liên minh châu Âu European Union EU
Mậu dịch tự do Free Trade Area FTA
Ngân hàng thế giới World Bank WB
Nghiên cứu và phát triển Research and development R&D
Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund IMF
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Organisation for Economic Co-
operation and Development
OECD
Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization WTO
Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GDP
Ưu đ
ãi thuế quan phổ cập Generalize System of Preferences GSP
1
TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ ĐÀO
TẠO KINH TẾ THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI KC 06.11/06-10
__________________
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 12 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KC06.11/06-10
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài/dự án: Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ để phát triển thị
trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực.
Mã số đề tài, dự án: KC 06.11/06-10
Thuộc:
- Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, KC.06/06-10
“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu chủ lực”
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên: Phạm Thế Hưng
Ngày, tháng, năm sinh: 25/05/1948 Nam/ Nữ: Nam
Học hàm, học vị: Tiến sĩ khoa học kỹ thuật
Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên chính
Điện thoại: 0438261980 Tổ chức: Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh
tế Thương mại;
Nhà riêng: 043 6621467 Mobile: 0903419826
Fax: 043 8261978. E-mail:
Tên tổ chức đang công tác:Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế
Thương mại;
Địa chỉ tổ chức: số 46 Ngô Quyền – Hoàn Ki
ếm – Hà Nội;
Địa chỉ nhà riêng: số 5 – ngõ 79 – Lương Khánh Thiện – Hoàng Mai –
Hà Nội;
3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì đề tài: Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế
Thương mại (ICTC);
Điện thoại: (84) 4 38261980. Fax: 043 8261978
2
Địa chỉ: số 46 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội ;
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Từ Thanh Thủy
Số tài khoản:
931.01.024 Tại Kho bạc Nhà nước Hoàn Kiếm Hà Nội.
Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Khoa học & Công nghệ
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án: 30 tháng
- Theo Hợp đồng đã ký kết: từ tháng 04 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện: 2.151 tr.đ, trong đó:
+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH: 2.151tr.đ.
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Thời gian
(Tháng, năm)
Kinh phí
(Tr.đ)
Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán)
1 Năm 2008 899,6 09/2008 630 629,980
2 Năm 2009 993,4 2009 1.263 1.122,730
3 Năm 2010 258 2010 258
c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đối với đề tài:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Theo kế hoạch Thực tế đạt được
Số
TT
Nội dung
các khoản chi
Tổng SNKH Nguồn
khác
Tổng SNKH Nguồn
khác
1 Trả công lao động
(khoa học, phổ thông)
1.300 1.300 1300 1300
2 Nguyên, vật liệu, năng
lượng
80 80 80 80
3 Thiết bị, máy móc
25 25 25 25
4 Xây dựng, sửa chữa
nhỏ
5 Chi khác
746 746 746
Tổng cộng 2151 2151
3
3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài:
Số
TT
Số, thời gian ban
hành văn bản
Tên văn bản Ghi chú
1 2735/QĐ-
BKHCN ngày
16/11/2007
Quyết định về việc phê duyệt tổ chức, cá
nhân trúng tuyển chủ trì đề tài, thuộc
chương trình “Nghiên cứu, phát triển và
ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản
xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực”, mã
số KC.06/06-10
2 253/QĐ-BKHCN
ngày 21/02/2008
Quyết định về việc phê duyệt kinh phí các
đề tài cấp Nhà nước bắt đầu thực hiện năm
2008 thuộc Chương trình “Nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến
trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ
lực”, mã số KC.06/06-10
3 2946/QĐ-
BKHCN ngày
07/12/2007
Quyết định về việc giao trách nhiệm ký
duyệt Thuyết minh các đề tài nghiên cứu
và dự án sản xuất thử nghiệm thuộc
chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà
nước giai đoạn 2006-2010;
4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài:
Số
TT
Tên tổ chức
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên tổ chức đã
tham gia thực
hiện
Nội dung
tham gia chủ
yếu
Sản phẩm chủ yếu
đạt được
Ghi
chú
*
1 Viện Nghiên
cứu Thương
Mại
Viện nghiên
cứu Thương
Mại
Nội dung 5, 7
của đề tài
Sản phẩm mang
tính khoa học, lý
luận và phản ánh
đúng thực tiễn
khách quan
2 Hiệp hội
Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Việt Nam
Hiệp hội
Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Việt Nam
Nội dung 4, 6
của đề tài
Sản phẩm đưa ra
được thực trạng
công nghệ, phản
ánh sát với năng
lực sản xuất, xuất
khẩu hàng công,
nông nghiệp
4
3 Trung tâm
Hỗ trợ đánh
giá khoa học
và công nghệ
Trung tâm Hỗ
trợ đánh giá
khoa học và
công nghệ
Nội dung 2 của
đề tài
Sản phẩm đưa ra
được các phương
pháp đánh giá
khách quan phù
hợp với điều kiện
của Việt Nam
4 Trung tâm
ICTC
Trung tâm
ICTC, Tổng
cục Thống Kê
Tổng hợ, Nội
dung 3
Sản phẩm phản
ánh được toàn kết
quả nghiên cứu của
đề tài
5 Viện Chiến
lược phát
triển- Bộ Kế
hoạch và Đầu
tư
Viện Chiến
lược phát triển-
Bộ Kế hoạch
và Đầu tư
Nội dung 8 của
đề tài
Sản phẩm nêu rõ
và định hướng
được các nhiệm vụ
nghiên cứu, triển
khai trong lĩnh vực
Công, nông nghiệp
VN giai đoạn
2011-2020
6 Viện Nghiên
cứu chính
sách công
nghiệp
Viện Nghiên
cứu chính sách
công nghiệp,
Viện NC
Thương mại
Nội dung 7,8
của đề tài
Sản phẩm xác định
được các công
nghệ, sản phẩm
chủ lực trong lĩnh
vực Công, nông
nghiệp
7 Viện Nghiên
cứu chính
sách nông
nghiệp
Viện Nghiên
cứu chính sách
nông nghiệp
Nội dung 4, 5
của đề tài
Sản phẩm phản
ánh đúng thực tiễn
khách quan thực
trạng công nghệ,
năng lực sản xuất
và xuất khẩu
8 Tập đoàn
Công nghiệp
Tàu Thủy
Việt Nam
Viện Khoa học
quản trị doanh
nghiệp nhỏ và
vừa
Nội dung 9, 6
của đề tài
Sản phẩm xác định
được lộ trình và
các giải pháp đồng
bộ nhằm phát triển
thị trường xuất
khẩu các sản phẩm
Công, nông nghiệp
VN giaid doạn
2011-2020
5
9 Tổng Hội Cơ
khí Việt Nam
Tổng Hội Cơ
khí Việt Nam
Nội dung 6, 9
của đề tài
Sản phẩm xác định
được lộ trình và
các giải pháp đồng
bộ nhằm phát triển
thị trường xuất
khẩu các sản phẩm
Công, nông nghiệp
VN giaid doạn
2011-2020
5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT
Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh
Tên cá nhân
đã tham gia
thực hiện
Nội dung
tham gia
chính
Sản phẩm chủ yếu
đạt được
Ghi
chú
*
1 PGS.TS Đinh
Văn Thành
TS. Tạ Doãn
Trịnh
Nội dung 2
của đề tài
Sản phẩm đưa ra
được các phương
pháp đánh giá khách
quan phù hợp với
điều kiện của Vietj
Nam
2 TS. Trần Khắc
Vũ
TS. Hồ Thanh Nội dung 3
của đề tài
Số liệu điều tra trung
thực, khách quan
phản ánh đúng thực
tiễn
3 TS. Dương Chí
Thành
TS. Trịnh Thị
Thu Thủy
Nội dung 4
của đề tài
Sản phẩm đưa ra
được thực trạng công
nghệ, phản ánh sát
với năng lực sản
xuất, xuất khẩu hàng
công, nông nghiệp
4 Ths. Phạm Văn
Liêm
TS. Lê Minh
Tâm
Nội dung 2 Sản phẩm đưa ra
được các phương
pháp đánh giá khách
quan phù hợp với
điều kiện của Vietj
Nam
5 TS. Lưu Đức
Hải
TS. Trần
Thanh Phương
Nội dung 8
của đề tài
Sản phẩm nêu rõ và
định hướng được các
nhiệm vụ nghiên cứu,
triển khai trong lĩnh
6
vực Công, nông
nghiệp VN giai đoạn
2011-2020
6 CN. Lê Thị
Hoa
CN. Lê Thị
Hoa, Phạm
Hồng Tú, Doãn
Công Khánh
Nội dung
7,8 của đề
tài
Sản phẩm xác định
được các công nghệ,
sản phẩm chủ lực
trong lĩnh vực Công,
nông nghiệp
7 TS. Ngô Văn
Hải
TS. Ngô Văn
Hải
Nội dung 4,
của đề tài
Sản phẩm đưa ra
được thực trạng công
nghệ, phản ánh sát
với năng lực sản
xuất, xuất khẩu hàng
công, nông nghiệp
8 TS. Ngô Đức
Dũng
CN. Bùi Nho
Đăng, Nguyễn
Thị Hằng
Tổng hợp Sản phẩm phản ánh
được kết quả nghiên
cứu của đề tài
9 PGS.TS.
Nguyễn Thừa
Lộc
ThS. Phạm Thị
cải, Nguyễn
Thức, Đỗ Giao
Tiến
Nội dung 6,
9 của đề tài
Sản phẩm phản ánh
được kết quả nghiên
cứu của đề tài
6. Tình hình hợp tác quốc tế:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn,
số lượng người tham gia )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm, tên tổ chức hợp tác, số đoàn, số
lượng người tham gia )
Ghi
chú*
1 Đoàn đi tham quan và học tập
kinh nghiệm tại Trung Quốc
- Số lượng đoàn: 01 đoàn
- Thời gian: năm 2008
- Kinh phí: 162,4 triệu
- Số lượng người: 6 người
- Thời gian đi : 06 ngày
Đoàn đi tham quan và học tập
kinh nghiệm tại Trung Quốc
- Số lượng đoàn: 01 đoàn
- Thời gian: năm 2008
- Kinh phí: 162 triệu
- Số lượng người: 6 người
- Thời gian đi : 06 ngày
2 Đoàn đi tham quan và học tập
kinh nghiệm tại Hàn Quốc
- Số lượng đoàn: 01 đoàn
- Thời gian: năm 2008
- Kinh Phí : 141,6 triệu
- Số lượng người: 5 người
- Thời gian đi : 05 ngày
Đoàn đi tham quan và học tập
kinh nghiệm tại Hàn Quốc
- Số lượng đoàn: 01 đoàn
- Thời gian: năm 2008
- Kinh Phí : 138,7 triệu
- Số lượng người: 4 người
- Thời gian đi : 06 ngày
7
7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT
Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )
Ghi
chú*
1 Đánh giá công tác thực hiện đề
tài năm 2008
- Thời gian: 2008
- Địa điểm: tại Hà nội
- Kinh phí: 8.900.000 đồng
Đánh giá công tác thực hiện đề tài
năm 2008
- Thời gian:06/11/2008
- Địa điểm: tại Hà nội
- Kinh phí: 8.990.000 đồng
2 Đánh giá kinh nghiệm công tác
thực hiện đề tài năm 2009
- Thời gian: 2009
- Địa điểm: tại Hà nội
- Kinh phí: 17.000.000 đồng
Đánh giá kinh nghiệm công tác
thực hiện đề tài năm 2009
- Thời gian: 2009
- Địa điểm: tại Hà nội
- Kinh phí: 17.000.000 đồng
3 Nội dung: Những vấn đề thực
trạng và dự báo công nghệ,
năng lực sản xuất và phát triển
thị trường xuất khẩu các sản
phẩm chủ lực trong lĩnh vực
công, nông nghiệp Việt Nam
- Thời gian: 2008
- Địa điểm: tại TP Hồ Chí Minh
- Kinh phí: 25.100.000 đồng
Nội dung: Những vấn đề thực
trạng và dự báo công nghệ, năng
lực sản xuất và phát triể
n thị
trường xuất khẩu các sản phẩm
chủ lực trong lĩnh vực công, nông
nghiệp Việt Nam
- Thời gian: 2008
- Địa điểm: tại TP Hồ Chí Minh
- Kinh phí: 25.100.000 đồng
4 Nội dung: Kinh nghiệm phát
triển công nghệ, năng lực sản
xuất và phát triển thị trường
xuất khẩu các sản phẩm chủ lực
trong lĩnh vực công, nông
nghiệp Việt Nam
- Thời gian: 2009
- Địa điểm: tại Đà Nẵng
- Kinh phí: 32.000.000 đồng +
5,8 triệu
Nội dung: Kinh nghiệm phát triển
công nghệ, năng lực sản xuất và
phát triển thị trường xuất khẩu các
sả
n phẩm chủ lực trong lĩnh vực
công, nông nghiệp Việt Nam
- Thời gian: 17 đến 18/09/2009
- Địa điểm: tại Đà Nẵng
- Kinh phí: 37.800.000 đồng
8
III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
Yêu cầu khoa học
cần đạt
Số
TT
Tên sản phẩm
Theo
kế hoạch
Thực tế
đạt được
Số
lượng,
nơi
công
bố
1 Báo cáo tổng kết khoa học và báo
cáo tóm tắt
Phản ánh được
toàn bộ kết quả
nghiên cứu của đề
tài
01 bộ
2 Danh mục các lĩnh vực ưu tiên các
ngành công nghiệp và nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2011-2020; danh
mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
thuộc các ngành công nghiệp và
nông nghiệp Việt Nam giai đoạn
2011-2020
Có tính khoa học,
độ tin cậy, tính lô
gic cao, phù hợp
với thực tiễn
02
danh
mục
3 Các công nghệ sản xuất chủ yếu và
lộ trình thực hiện công nghệ sản xuất
phục vụ phát triển xuất khẩu các sản
phẩm công, nông nghiệp chủ lực của
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Khoa học, phù
hợp với trào lưu
phát triển khoa
học công nghệ
trên thế giới
01 báo
cáo
4 Lộ trình phát triển các sản phẩm xuất
khẩu theo danh mục
Phù hợp với
những cam kết
của Việt Nam với
tổ chức thương
mại thế giới
01 báo
cáo
5 Bản Kiến nghị với Chính phủ về: -
Định hướng nghiên cứu triển khai,
sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ
lực trong lĩnh vực công, nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
- Lộ trình thực hiện các nhiệm vụ
khoa học công nghệ phục vụ phát
triển xuất khẩu các sản phẩm công,
nông nghiệp chủ lực của Việt Nam
2011-2020
- Cơ chế, chính sách nhằ
m phát triển
thị trường xuất khẩu các sản phẩm
Thể hiện rõ 3 vấn
đề:
Định hướng hoạt
động nghiên cứu
Lộ trình phát triển
TTXK
Cơ chế chính
sách
01 báo
cáo
9
công, nông nghiệp chủ lực của Việt
Nam giai đoạn 2011-2020
6 Danh mục các chính sách (KHCN,
SX, XK) để phát triển các sản phẩm
công, nông nghiệp chủ lực của Việt
Nam giai đoạn 2011-2020
Có tính khả thi 01
danh
mục
2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:
Đề tài đã luận giải những những vấn đề liên quan đến giải pháp đồng bộ
phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực làm
căn cứ khoa học giúp cho các nhà quản lý, các bộ, ngành có liên quan áp dụng
để hoạch định chính sách và định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất
khẩu các sản phẩm công nghiệ
p, nông nghiệp chủ lực cho những những kế
hoạch dài hạn(10 năm), trung hạn(5 năm). Đồng thời giúp cho các Doanh
nhân, Doanh nghiệp định hướng ứng dụng khoa học vào đầu tư, mở rộng sản
xuất, kinh doanh ngành hàng xuất khẩu chủ lực trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế đạt hiệu quả cao.
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
Đề tài xác định các hướng công ngh
ệ trọng điểm phục vụ xuất khẩu các
sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2011-2020, cần tập trung phát
triển có chọn lọc một số công nghệ trọng điểm bao gồm: - Công nghệ thông
tin-truyền thông (CNTT-TT), Công nghệ sinh học (CNSH)); Công nghệ vật
liệu tiên tiến, Công nghệ tự động hoá và cơ điện tử, Năng lượng nguyên tử và
các dạ
ng năng lượng mới, Công nghệ cơ khí - chế tạo. Áp dụng cho giai đoạn
sau 2020 sẽ là: công nghệ vũ trụ, hạt nhân và ứng dụng rộng rãi công nghệ
nano.
Trong đó ưu tiên nghiên cứu định hướng ứng dụng một số công nghệ chọn
lọc: như công nghệ nano, linh kiện điện tử thế hệ mới, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi l
ĩnh vực kinh tế, xã hội, đời
sống, quốc phòng và an ninh. Xây dựng công nghiệp dịch vụ CNTT - TT,
công nghiệp phần mềm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Đưa
công nghiệp CNTT-TT trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu cao.
Xây dựng và phát triển nền công nghiệp sinh học Việt Nam: Khuyến
khích mọi thành phần kinh tế xây dựng và phát triển công nghệ sinh họ
c sản
xuất các sản phẩm phục vụ các ngành kinh tế, tiêu dùng và xuất khẩu. Nhà
nước đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp sinh học chủ lực như: công
10
nghiệp sản xuất giống cây, con; công nghiệp sản xuất dược phẩm (vacxin,
kháng sinh, sinh phẩm chuẩn đoán); công nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh
học bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp
chế biến sản phẩm từ dầu khí. Công nghệ enzym - protein phục vụ phát triển
công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hộ
i:
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài tạo luận cứ khoa học báo cáo các
Bộ, ngành quản lý hữu quan xem xét, ban hành chính sách, cơ chế nhằm kích
thích sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và chủ lực. Đồng thời là cơ sở khoa
học để các doanh nghiệp lựa chọn ngành hàng, quy mô sản xuất thích hợp,
định hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh trên
thị trường.
3. Tình hình th
ực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
TT
Nội dung
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
I Báo cáo định kỳ
Lần 1 12/11/2008
Lần 2 02/11/2009;
10/11//2009 (bổ sung)
Lần 3 20/04/2010
II Kiểm tra định kỳ
Lần 1 06/01/2009
Lần 2 15/11/2009
Lần 3 15/07/2010
10/08/2010 ( bổ sung)
III Nghiệm thu cơ
sở
1/9/2010
IV Nghiệm thu cấp
Nhà nước
13/12/2010
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)
Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
3
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của Đề tài:
Công cuộc công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo đã tạo ra nhiều thành tựu, đưa đất nước chuyển dần sang thời
kỳ phát triển mới - “Một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ
công là chính sang sử dụng công nghệ, phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo năng xuất lao động
cao”
[6].
Từ Đại hội IX của Đảng đã khẳng định đường lối CNH, HĐH của Việt
Nam, xác định mục tiêu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp phát triển, nông nghiệp tiên tiến với những mục tiêu cụ thể về cơ cấu
kinh tế, khoa học công nghệ, quan hệ sản xuất, đời sống vật chất và văn hoá v.v.
chỉ
tiêu định lượng cho năm 2020 là GDP tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990.
Văn kiện Đại hội đề ra yêu cầu tìm con đường CNH, HĐH “rút ngắn thời
gian”, nhấn mạnh đến trình độ công nghệ tiên tiến, từng bước phát triển kinh tế
tri thức trong điều kiện CNH gắn với HĐH ngay từ đầu và trong suốt các giai
đoạn phát triển “vừa nhanh, vừa bền vững”; Xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự
chủ nhưng chủ động hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và quốc tế; Đề cao vai trò
của giáo dục đào tạo, coi khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của CNH,
HĐH; Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ lớn và cấp
thiết.
Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm thời kỳ 2001 – 2010
là 16,75%, vượt chỉ tiêu kế ho
ạch đề ra (16%) và gấp hơn hai lần tốc độ tăng
trưởng GDP cùng kỳ (+7,5%), xuất khẩu trở thành động lực thực sự thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế bằng cách chuyển dịch cơ cấu thị trường nội địa song song
với thị trường ngoài nước theo hướng tích cực, đa dạng hoá với sự tham gia của
đông đảo các thành phần kinh tế, nguồn vốn, công nghệ, thiết b
ị, quản lý, cơ chế,
thu hút tư bản, đầu tư ngoài nước,…
Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu hiệu quả hơn trong
điều kiện mới, cần thiết có các biện pháp đông bộ về khoa học công nghệ, sản
xuất và quản lý (các cơ chế, chính sách )để duy trì và mở rộng thị trương
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giả
i pháp đồng
bộ để phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ
lực” đặt mục tiêu góp phần giải quyết vấn đề nêu trên. Đề tài được bắt đầu triển
4
khai năm 2008, khi tình hình xuất khẩu có nhiều thuận lợi. Cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đáng kể đến việc xuất khẩu của nước ta làm thay
đổi cơ cấu, số lượng hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu. Điều này đã ảnh hưởng
đến việc thu thập và phân tích số liệu, định hướng các giải pháp đồng bộ, … mà
Đề tài dự ki
ến ban đầu. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng này cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến tư duy của các nhà quản lý nên những vấn đề đặt ra và giải quyết
trong Đề tài có thể gây tranh luận.
Mặc dù vậy, đối với nước ta, mặt trận xuất khẩu vẫn là mặt trận quan trọng
và được khuyến khích, ngay khi đối mặt với khủng hoảng toàn cầu và việc thực
hiện
Đề tài càng trở nên cấp bách, góp phần phát triển công tác xuất khẩu từ nhiều
phía: khoa học công nghệ , sản xuất và quản lý.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài:
• Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định được các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ (khoa học công nghệ, sả
n xuất, cơ chế chính
sách) để phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp
chủ lực, làm căn cứ khoa học giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh
nghiệp có liên quan hoạch định chính sách, định hướng đầu tư và phát triển các
lĩnh vực KH&CN, sản xuất và thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp,
nông nghiệp chủ lực cho giai đoạn 2011 – 2020 và các năm tiếp theo.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực
công nghiệp và nông nghiệp của nước ta;
+ Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở các giải pháp về khoa học và công
nghệ, giải pháp sản xuất và quản lý (cơ chế, chính sách) nhằm phát triển thị
trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành công nghi
ệp, nông nghiệp
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu của Đề tài:
Đề tài tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổng quan và luận giải các cơ sở khoa học và pháp lý (luật, rào cản thương
mại quốc tế, chính sách, …), liên quan đến sản phẩm xuất khẩu chủ lực, thị
trường xuất khẩu làm cơ sở cho việc giải quyết các vấ
n đề liên quan.
5
- Phân tích thực trạng khoa học công nghệ, sản xuất và thị trường xuất khẩu
và hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của các ngành công nghiệp, nông nghiệp.
- Dự báo xu thế phát triển kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ thế giới và thị
trường xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các ngành công nghiệp,
nông nghi
ệp nước ta.
- Đề xuất các lĩnh vực ưu tiên, danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
trong công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời kiến nghị các giải pháp đồng bộ về
khoa học công nghệ, sản xuất, các cơ chế chính sách phát triển thị trường xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đối với các lĩnh vực nêu trên.
4. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Đề
tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kết quả các công trình
nghiên cứu trước đây, có cập nhật thông tin để việc đánh giá và đề xuất sát thực
hơn; Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích,
tổng hợp, mô hình hoá, phương pháp hệ thống/tư duy lô gíc, thống kê kinh tế,
phương pháp so sánh, đối chiếu kinh nghiệm của một số nước và thực ti
ễn của
Việt Nam, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch
của hệ thống các giải pháp đề xuất.
5. Các kết quả (sản phẩm chính) của Đề tài
Kết quả nghiên cứu của Đề tài được thể hiện qua các sản phẩm chính đăng
ký trong Hợp đồng:
a) Danh mục Các lĩnh vực ưu tiên XK của các ngành công nghiệp và nông
nghiệp Việt Nam giai đoạ
n 2011-2020; Danh mục các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
thuộc các ngành công nghiệp và nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
b) Định hướng và lộ trình phát triển các công nghệ sản xuất chủ yếu phục
vụ phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực Việt
Nam giai đoạn 2011-2020;
c) Lộ trình phát triển các sản phẩm theo danh mục;
d) Bản kiến nghị các giải pháp đồng b
ộ (khoa học công nghệ, sản xuất và
quản lý) nhằm phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm ngành công, nông
nghiệp chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
6
e) Bản thảo hai cuốn sách: “Công nghiệp Việt Nam – Tiềm năng xuất khẩu
giai đoạn 2011-2020” và “Nông nghiệp Việt nam – Tiềm năng xuất khẩu giai
đoạn 2011-2020” (Được NXB Công Thương đưa vào kế hoạch xuất bản 2010)
6. Tính mới, tính sáng tạo của Đề tài
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường xuất khẩu
các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp chủ lực” được xếp vào loại đề tài mang
tính xã hội-nhân văn, nhưng nội dung nghiên cứu liên quan nhiều các vấn đề khoa
học và công nghệ trong hai lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Do đó, Đề tài
đòi hỏi khả năng bao quát rộng và đồng bộ các vấn đề liên quan (khoa học và
công nghệ, s
ản xuất và thị trường xuất khẩu). Điều này vừa tạo nên tính phức tạp
của Đề tài, nhưng cũng vừa tạo nên tính mới, tính sáng tạo của Đề tài về phương
pháp luận và cách giải quyết các vấn đề khoa học, tạo nên sự khác biệt so với các
công trình nghiên cứu tương tự cho đến thời điểm này.
7
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC SẢN PHẨM XUẤT
KHẨU CHỦ LỰC TRONG LĨNH VỰC CÔNG, NÔNG NGHIỆP
1.1. Sản phẩm chủ lực.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm chủ lực. Tuy nhiên,
có thể thống nhất rằng một sản phẩm được coi là chủ lực do vai trò quan trọng
của nó đối với nền kinh tế qu
ốc dân, được thể hiện thông qua một số tiêu chí. Vì
vậy, muốn đánh giá được vai trò chủ lực của một sản phẩm cụ thể phải dựa trên
sự đánh giá tổng hợp các tác động của sản phẩm đó đối với nền kinh tế.
Khái niệm sản phẩm chủ lực được thể hiện bằng một hệ thống tiêu chí và
được xếp theo thứ tự quan tr
ọng sau :
• Thường xuyên đóng góp lớn cho giá trị tăng thêm GDP và tốc độ tăng
trưởng giá trị tăng thêm hàng năm của ngành đó;
• Có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn trên thị trường nội địa hoặc thế
giới (nếu là sản phẩm xuất khẩu);
• Sử dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ với giá hợp lý để tăng khả n
ăng
cạnh tranh;
• Sản phẩm có vai trò lớn đối với an ninh kinh tế của đất nước và có tác
động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu
kinh tế ngành nói riêng và đảm bảo yếu tố môi trường;
• Phải gây được hiệu quả tốt theo phản ứng dây chuyền đến sự phát
triển các ngành công nghiệp khác hoặc có tác động lôi kéo các ngành
khác phát triển theo
• Góp phần gia t
ăng kim ngạch xuất khẩu
• Sản phẩm có tác động mạnh đến năng lực và quy mô phát triển sản
xuất; tác động mạnh đến việc tạo lập các cân đối lớn của nền kinh tế
quốc dân (cân đối giữa cung- cầu, tiền- hàng, );
• Sản phẩm thiết yếu đối với nhu cầu trong nước hoặc quốc tế (nếu là
sản phẩm xuất khẩu);
• Sản phẩm đạt giá trị tăng thêm cao trên một đồng vốn tài sản cố định,
trên một đồng vốn tài sản lưu động;
• Sản phẩm mà thị trường có khả năng tăng cầu và Việt Nam có khả
năng sản xuất;
• Sản phẩm sử dụng nhiều nhân lực trong nước; tạo ra nhiều công ăn
việc làm; khả năng cạnh tranh cao
V
ới những tiêu chí trên, có nhiều yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm
chủ lực, trong đó có thể kể đến một số nhân tố chủ yếu sau đây:
8
- Yếu tố thị trường, một sản phẩm sở dĩ phát triển được trong cơ chế thị
trường là do sản phẩm ấy đáp ứng được các nhu cầu của thị trường nội địa và thị
trường nước ngoài, đồng thời sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ, giá bán
cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Yếu tố tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tác động rất mạnh mẽ đến việc phát
triển các sản phẩm và nâng cao năng suất lao động, do đó hàng hoá có chất lượng
cao nhưng chi phí sản xuất thấp, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, từ đó sản phẩm được thị
trường tín nhiệm.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả kinh tế thể
hiện trong việc sử dụng tài
nguyên, lao động, vốn hợp lý và có hiệu quả trong phát triển sản phẩm. Hiệu quả xã
hội thể hiện cụ thể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định sản phẩm chủ lực có ý nghĩa
quan trọng Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng sẽ có các chính sách,
biện pháp thích hợp để
khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực. Một
điều cần lưu ý nữa là, “sản phẩm chủ lực” là một phạm trù có tính lịch sử, ở từng thời
điểm, địa điểm cụ thể khác nhau thì sản phẩm chủ lực cũng khác nhau. Vì vậy,
các tiêu chí cần mang tính khoa học và tính thực tiễn cao.
1.2. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Nhữ
ng kết quả nghiên cứu trong ngành công, nông nghiệp là cơ sở quan trọng
để các ngành, các địa phương xác định các sản phẩm công, nông nghiệp xuất khẩu
chủ lực. Tuy nhiên, ở nước ta việc
nghiên cứu còn chưa đầy đủ, vì vậy việc xác
định các sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của mỗi ngành, địa phương còn khác nhau.
Hiện nay có nhiều sản phẩm công, nông- lâm- ngư nghiệp được đánh giá là có
năng lực cạnh tranh cao như: Các sản phẩm của các ngành công nghiệp phần mềm,
khai thác dầu thô và khí thiên nhiên; công nghiệp dệt may, sản phẩm điện tử, thiết bị
văn phòng, máy tính, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống;, sản phẩm bằng da và giả
da; ngành khai thác khoáng sản; cà phê, gạo, hạt điều, một số trái cây đặc sản (xoài,
dứa, bưởi…)ẩnn phẩm thuỷ- hải sản, Thực tế nêu trên trên đặt ra yêu cầu cần
phải nghiên cứu toàn diện, đồng bộ và thường xuyên về năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm trong tất cả các ngành kinh tế, từ đó xác định các sản phẩm xuất khẩu
chủ lực của nền kinh t
ế cũng như hoạch định các chính sách, biện pháp nhằm hỗ
trợ, khuyến khích các sản phẩm chủ lực phát triển.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về “sản phẩm xuất
khẩu chủ lực”. Tuy nhiên, trong qúa trình quản lý hàng hóa xuất khẩu, người ta
thường chia thành sản phẩm xuất khẩu làm 3 loại : Sản phẩm hàng hóa chủ lực,
hàng hóa quan trọng và hàng hóa thứ yếu.
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là loại hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim
ngạch xuất khẩu quốc gia do có thị trường nước ngoài và điều kiện sản xuất
9
trong nước hiệu quả. Hàng hóa quan trọng là hàng không chiếm tỷ trọng lớn
trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng đối với từng thị trường, từng địa phương lại
có vị trí quan trọng. Hàng hóa thứ yếu là hàng xuất khẩu mà kim ngạch của
chúng thường nhỏ.
Sự phân loại này dựa trên tiêu chí tỷ trọng giá trị xuất khẩu của mặt hàng
trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng tỷ tr
ọng này cụ thể là bao nhiêu để coi
một mặt hàng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lại không được thống nhất giữa các
quốc gia. Tuỳ từng quốc gia và ở những giai đoạn khác nhau, tỷ trọng này được
đưa ra khác nhau. Một số nhà nghiên cứu từng cho rằng tỷ trọng của mặt hàng
được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực khi nó chiếm ít nhất 25% kim ngạch xuất
khẩu của qu
ốc gia. Ở Việt Nam việc xác định này không dựa theo tỷ trọng mà lại
căn cứ vào giá trị tuyệt đối và cho rằng, một mặt hàng ít ra là phải đạt xấp xỉ 1tỷ
USD mới trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Còn theo các chuyên gia
kinh tế Mỹ tại viện Technology Export Management (tại Berkeley, Mĩ) thì
không thể đưa ra một tỷ trọng cụ thể trong khái niệm hàng xuất khẩu chủ lực, mà
vi
ệc nhìn nhận một mặt hàng xuất khẩu chủ lực căn cứ vào lượng USD lớn
(“large USD volume”) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy, có nghĩa là không có một cách nhìn hoàn toàn giống nhau về tỷ
trọng giá trị xuất khẩu của một mặt hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu
ở tất cả các quốc gia, song có một điểm chung về sự nhìn nhận mặt hàng xuất
khẩ
u chủ lực là :
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là những hàng hóa có điều kiện để sản xuất
trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với những hàng hóa khác; có thị
trường tiêu thụ rộng, ổn định, vững chắc (trong một thời gian tương đối dài); giá
trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, mang tính chất quyết định đối với tổng kim
ngạch c
ủa một quốc gia.
1.3 Hệ thống tiêu chí lựa chọn và đánh giá hiệu quả sản xuất hàng công,
nông nghiệp xuất khẩu chủ lực.
1.3.1 Tiêu chí lựa chọn sản phẩm xuất khẩu chủ lực
a- Tiêu chí chung (định tính, dựa vào kinh nghiệm nước ngoài)
Là sản phẩm có kim ngạch XK/có tiềm năng tạo ra kim ngạch XK cao hoặc
là sản phẩm mũi nhọn, chủ chốt của nền kinh tế
Đang trực tiếp hoặc sớm có khả năng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
trong khoảng thời gian dài ( giai đoạn công nghiệp hoá)
Sản phẩm ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển trong chu trình sản phẩm
b- Tiêu chí cụ thể (định lượng, phụ thuộc vào quy mô kinh tế mỗi nước)
Trị số/giá trị kim ngạch XK/tiềm năng kim ngạch XK hoặc mức độ quan
trọng của sản phẩm đối với nền kinh tế
Quãng thời gian SP có vai trò quan trọng, tối thiểu là 5-10 năm ( giai đoạn
10
công nghiệp hoá)
Tốc độ tăng trưởng dương về nhu cầu sản phẩm.
Quy Trình lựa chọn sản phẩm
Bước 2 Lựa chọn sản phẩm
Điều tra, phỏng vấn để nhận các đề xuất về
sản phẩm ( số lượng chuyên gia - hàng trăm người)
Tập hợp các đối tượng SP có khả năng
từ các nguồn thông tin khác nhau
Phân tích sơ bộ, sắp xếp, lựa chọn
để giảm bớt số lượng
( ví dụ từ 1000 xuống 500 SP)
Soát xét lại quan điểm, tiêu chí
lựa chọn và đích đến của SP
Tập hợp ý kiến chuyên gia;
Trao đổi với các bộ, ngành
và địa phương có liên quan
Hội nghị giới thiệu mục đích ý nghĩa
của việc lựa chọn SP
Đại diện các bộ, ngành,
DNSX, các nhà kinh tế
1. Bước 1 - Tìm kiếm sản phẩm
Xác định danh mục sản phẩm
(Ví dụ 20-40 SP )
Phân tích kỹ hơn về SP được lựa chọn
(Ví dụ gộp lại còn 100)
Chuẩn bị dự thảo danh mục SP định lựa chọn
Tập hợp ý kiến chuyên gia
Trao đổi với các bộ, ngành
và địa phương có liên quan