BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Giải pháp thị trường với phát triển thương
mại sản phẩm xi măng tại công ty Cổ Phần Vật Liệu
Xây Dựng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 4
1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.5.1 Một số khái niệm 5
1.5.2 Khái quát về sản phẩm xi măng 9
1.5.3 Phân định nội dung về vấn đề nghiên cứu 12
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XI MĂNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BỈM SƠN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 14
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp 14
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 15
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG
MẠI SẢN PHẨM NÀY 15
2.2.1 Tình hình phát triển thương mại sản phẩm xi măng của công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm
Sơn 15
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm xi măng 17
2.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỨ CẤP 20
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BỈM SƠN 26
3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 26
3.1.1 Thành tựu mà doanh nghiệp đạt được 26
3.1.2 Hạn chế 27
3.2 CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 30
3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường 30
3.2.2 Tăng ngân sách cho hoạt động phát triển thị trường 31
3.2.3 Hoàn thiện bộ máy kinh doanh và phát triển nhân sự 32
3.2.4 Sử dụng tốt công cụ giá cả để thu hút khách hàng 32
3.2.5 Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm xi măng trên thị trường nội
địa 33
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Xi măng ngày nay đã trở thành một trong những vật liệu quan trọng trong
ngành xây dựng, chính vì vậy nhu cầu sử dụng sản phẩm này ngày càng tăng đặc
biệt là khi đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh
đó sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng đã tạo công ăn việc làm cho nhân
dân địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng từ đó mà
hệ thống cơ sở hạ tầng trên cả nước được cải tạo, đời sống nhân dân dần được
nâng cao.
Hiện nay trên cả nước có 13 nhà máy xi măng lò quay, 53 nhà máy xi
măng lò đứng với tổng công suất thiết kế hơn 22 triệu tấn/năm từ nguồn clinker
trong nước và hơn 26 cơ sở nghiền xi măng với tổng công suất lên trên 5 triệu
tấn/năm sử dụng sản phẩm clinker nhập khẩu. Trong tương lại có rất nhiều dự án
các DN sản xuất xi măng được xây dựng. Từ đó có thể thấy được rằng các DN
sản xuất xi măng là tương đối nhiều, tuy nhiên thị phần lớn nhất vẫn thuộc về
tổng công ty xi măng Việt Nam chiếm 40% toàn thị trường. Thị phần của các
doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm 31% trên toàn thị trường bởi các DN này có số vốn
nhỏ, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nền kinh
tế thế giới rơi vào quá trình khủng hoảng vì vậy chi phí nguyên liệu đầu vào
ngày càng đắt đỏ đã ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đầu ra cho sản phẩm khi
mà giá của sản phẩm tăng, vốn đầu tư giảm, năng lực cạnh tranh của DN kém.
Là DN nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xi măng vì vậy công ty Cổ
Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ tác động
bởi các yếu tố trên. Lợi nhuận của DN trong các năm có sự biến động không đều
năm 2008 lợi nhuận tăng 21914 triệu đồng so với 2007 nhưng đến năm 2009 chỉ
tăng lên 3658 triệu đồng , hiệu quả thương mại của DN có sự thay đổi khi mà tỷ
suất lợi nhuận trên chi phí năm 2008 là 13,17 đã giảm xuống còn 5,64 năm
2009. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ của DN tính đến năm 2009 chỉ chiếm
0,19% thị phần cả nước do khả năng quản lý của DN cũng như nguồn ngân sách
chi cho phát triển thị trường còn hạn chế và hoạt động điều tra nghiên cứu thị
trường chưa được chú trọng.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển thương
mại sản phẩm xi măng của công ty trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy mà
em chọn đề tài: “Giải pháp thị trường với phát triển thương mại sản phẩm xi
măng tại công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện
nay”.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Để phát triển thương mại sản phẩm xi măng trên thị trường nội địa trong
giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Chuyên đề khảo sát thực trạng phát triển
thương mại sản phẩm xi măng của công ty trên thị trường nội địa, thông qua các
bản báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm của xi măng. Từ đó
tập trung vào nhóm giải pháp phát triển thương mại theo hướng mở rộng quy mô
thương mại. Chuyên đề tập trung giải quyết:
- Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần
Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn?
- DN phải làm thế nào để phát triển thương mại sản phẩm xi măng theo
hướng mở rộng quy mô thương mại?
1.3.Mục tiêu nghiên cứu.
+ Khảo sát, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu thứ cấp. Từ đó, phát hiện
thực trạng phát triển thương mại sản phẩm xi măng của DN trong giai đoạn hiện
nay.
+ Đưa ra giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm xi
măng của DN trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đưa ra những đề suất đối với DN
đề góp phần mở rộng thị trường của DN.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:là sản phẩm xi măng PCB40 của công ty Cổ Phần
Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về thương mại sản phẩm xi măng
trên các thị trường nội địa của doanh nghiệp.
Phạm vi thời gian: đề tài đưa ra những ý kiến nhận xét về thực trạng phát
triển của thương mại sản phẩm xi măng của doanh nghiệp trên thị trường nội địa
qua thời gian từ 2005 đến giai đoạn hiện nay đồng thời đề ra các dự báo, giải
pháp khắc phục những tồn tại đó trong những năm tiếp theo.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu.
1.5.1 Một số khái niệm
Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo
hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại( mua bán sản phẩm, dịch vụ và các hoạt
động hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm dịch vụ) làm cho lĩnh vực này
ngày càng mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát
triển bền vững.
Sự phát triển thương mại sản phẩm theo chiều sâu thể hiện ở việc DN
phân phối sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của nhóm khách hàng khác
nhau. Sự phát triển thương mại theo chiều rộng thể hiện ở việc DN phân phối
sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động thương mại ở cấp doanh nghiêp mang bản chất là hoạt động
xúc tiến thương mại và hoạt động phát triển thương mại ở cấp các tổ chức hỗ trợ
thương mại là những hoạt động nhằm hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại
của các doanh nghiệp.
Phát triển thương mại sản phẩm xi măng là sự gia tăng quy mô và tốc độ
tăng trưởng sản phẩm xi măng một cách nhanh nhất, ổn định gắn với việc
chuyển dịch cơ cấu hợp lý đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng
hài hoà mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội- Môi trường.
- Bản chất của sự phát triển thương mại
Các hoạt động nhằm phát triển thương mại thì phải đảm bảo làm cho lĩnh
vực này có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hiệu
quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề trên
+ Sự mở rộng về quy mô thương mại
Mở rộng quy mô thương mại tức là làm cho lĩnh vực thương mại có sự gia
tăng sản lượng tiêu thụ qua đó gia tăng giá trị thương mại và có sự mở rộng về
thị trường tiêu thụ. Phát triển thương mại sản phẩm về mặt quy mô là tạo đà cho
sản phẩm bán được nhiều hơn, quay vòng nhanh và giảm bớt thời gian trong quá
trình lưu thông. Quy mô tác động tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, tác động tới
việc sử dụng vốn để tái đầu tư sản xuất nhằm ngày càng thoã mãn hơn nhu cầu
của người tiêu dùng, tác động vào thị hiếu ngưới tiêu dùng đối với sản phẩm.
Đối với sản phẩm xi măng của công ty Cổ phần VLXD Bỉm Sơn mở rộng
về quy mô thương mại theo hướng kết hợp mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu.
Theo hướng mở rộng về chiều rộng: mở rộng thêm thị trường các tỉnh
phía Bắc và các tỉnh Miền Trung, tăng số lượng khách hàng, phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm xi măng về mặt số lượng
Theo hướng mở rộng về chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quả thị
trường của DN. Hướng tới việc tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên
chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo được dự hấp dẫn đối với khách hàng.
Phát triển theo hướng thâm nhập sâu vào thị trường và mở rộng thị trường từ đó
làm doanh thu bán hàng tăng giúp tăng thị phần của DN trên thị trường.
+ Lĩnh vực thương mại phải có sự thay đổi về chất lượng
Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng là sự đổi mới, cải tiến
hoạt động thương mại sản phẩm nhằm tạo lòng tin của khách hang đồng thời
nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Phát triển thương mại góp
phần thoã mãn hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục nhược điểm còn tồn tại
trong sản phẩm. Lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu hàng hoá
theo hướng gia tăng hàng hoá có chất lượng tốt, khai thác hiệu quả thị trường cũ
đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường tiềm năng.
Phát triển thương mại bao gồm kế hoạch định vị sản phẩm, chất lượng sản
phẩm. định vị thị trường cho sản phẩm, hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm, cải
thiện cơ cấu
Để có thể phát triển thương mại sản phẩm xi măng của DN trên thị trường
thì cẩn phải đảm bảo các yếu tố như: chất lượng sản phẩm xi măng phải theo
tiêu chuẩn cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cải thiện mẫu mã bao bì
sản phẩm xi măng. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có các kiến thức
kỹ năng kỷ luật…
+ Phát triển thương mại gắn liền với vịêc nâng cao hiệu quả
Phát triển thương mại là hoạt động làm tăng giá trị gia tăng, nâng cao lợi
nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả xã hội. Các yếu tố về mặt xã hội: dân cư, quy
mô dân số phát triển thương mại tác động trực tiếp tới các nhân tố trên. Để nâng
cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả trong lĩnh vực thương mại nói riêng
là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động đến kết quả và chi phí hoặc cả hai
đại lượng. Ngoài ra hiệu quả thương mại còn được phản ánh thông qua tỷ trọng
của ngành thương mại và lĩnh vực thương mại sản phẩm góp phần vào việc nâng
cao giá trị của sản phẩm trên thị trường, đóng góp vào ngân sách của nhà nước
đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước đặc biệt là nguồn lực lao
động. Từ đó giúp giải quyết các vấn đề xã hội.
Trên bình diện vĩ mô hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực phục vụ cho hoạt động trao đổi mua bán hang hóa và cung ứng dịch
vụ nói chung cho cả nền kinh tế. Phát triển thương mại hài hòa các mục tiêu
kinh tế, xã hội, môi trường góp phần nâng cao đời sống , bảo vệ môi trường,
đảm bảo công bằng xã hội.
Hiệu quả thương mại của DN là thực hiện hiệu quả quá trình tổ chức mua,
bán sản phẩm xi măng. Hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của DN trong các khâu kinh doanh, vận chuyển, phân phối…
Nâng cao hiệu quả đối với sản phẩm xi măng là việc tác động mở rộng thị
trường, nâng cao tầm quan trọng của sản phẩm này trên thị trường. Đồng thời
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của sản phẩm.
+ Phát triển thương mại hướng đến tính bền vững
Là sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Sự phát triển
thương mại sản phẩm không làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển trong tương
lai.
- Về bản chất thì phát triển bền vững phải đáp ứng được:
+ Đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích trong phtá triển giữa hiện tại và
tương lai về tất cả các khía cạnh: kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường
+ Lồng ghép một cách hài hoà các khía cạnh tăng trưởng kinh tế với công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
- Vậy để đáp ứng cho việc phát triển thương mại một cách bền vững thì
cần có sự đảm bảo về:
+ Sự phát triển bền vững về kinh tế: có tăng trưởng GDP và GDP bình
quân đầu người cao và ổn định, trong điều kiện hiện nay các quốc gia phải có
thu nhập GDP tăng với tỷ lệ cao vào khoảng 5% mới có thể xem là bền vững.
Cơ cấu GDP theo hướng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP
phải cao hơn nông nghiệp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định và lâu
dài. GDP và GDP bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện
nay của các nước đang phát triển.
+ Sự phát triển bền vững về xã hội: phải đáp ứng được yêu cầu duy trì và
phát huy tính đa dạng về bản sắc dân tộc, giảm đói nghèo. Giảm khoảng cách
giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
+ Sự phát triển bền vững về môi trường: phải sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm, cải
thiện môi trường.
+ Sự kết hợp hài hòa và hợp lý ba mặt lợi ích kinh tế, xã hội và môi
trường trong quá trình phát triển: phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi quá
trình phát triển đáp ứng được yêu cầu có một sự cân bằng nhất định của 3 nội
dung kinh tế, văn hóa và xã hội.
Để phát triển thương mại sản phẩm xi măng theo hướng phát triển bền
vững thì cần có sự kết hợp hài hòa ba mặt lợi ích kinh tế văn hóa xã hội. Bên
cạnh đó cần chú trọng tới yếu tố môi trường bởi xi măng là sản phẩm được sản
xuất từ nguyên liệu khai thác từ các núi đá, chính vì vậy khi tăng sản lượng xi
măng trên thị trường cũng đồng nghĩa với việc tăng mức khai thác, việc khai
thác ồ ạt sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Vấn đề đặt ra chính
là phát triển sản phẩm này như thế nào để phù hợp với tiềm năng của doanh
nghiệp đồng thời không làm ảnh hưởng tới môi trường. Ngoài ra phát triển
thương mại sản phẩm xi măng tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp có thể tạo
công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, giải quyết các mục tiêu xã hội.
1.5.2 Khái quát về sản phẩm xi măng.
Khái niệm: Xi măng là chất kết tinh thuỷ lực được tạo thành bằng cách
nghiền mịn clinker, thạch cao thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì
xảy ra phản ứng thuỷ hoá và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó
do sự hình thành của các sản phẩm thuỷ hoá, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh
kết sau đó là quá trình hoá cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có
cường độ và độ ổn định nhất định. Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước ,
xi măng được xếp vào loại chất kết dính thuỷ lực.
1
1
Nguồn: //vi.wikipedia.org
Phân loại: Hiện nay trên thế giới đã sản xuất tới 40 chủng loại xi măng
khác nhau như: xi măng Pooclăng; xi măng Pooclăng hỗn hợp; xi măng
Pooclăng puzơlan; xi măng Pooclăng xỉ; xi măng Pooclăng bền sunfat; xi măng
Pooclăng ít toả nhiệt; xi măng Pooclăng đóng rắn nhanh; xi măng Pooclăng giãn
nở; xi măng trắng và xi măng màu; xi măng giếng khoan; xi măng chống phóng
xạ; xi măng chịu axit Tuỳ theo yêu cầu về chất lượng công trình xây dựng, kỹ
thuật thi công, kiểu dáng, mầu sắc kiến trúc, điều kiện môi trường, khí hậu để
lựa chọn chủng loại xi măng cho phù hợp. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều
loại sản phẩm xi măng khác nhau, nhưng chủ yếu các công trình xây dựng ở
nước ta sử dụng sản phẩm xi măng Pooclăng và xi măng Pooclăng hốn hợp.
Xi măng Pooclăng là một hỗn hợp nghiền mịn của clinker, thạch cao có
thể có hay không có đá phụ gia. -Tùy theo hàm lượng đá phụ gia nghiền mà
thành phần các oxit chính trong xi măng thay đổi. Xi măng Pooclăng gồm các
loại xi măng mác 30,40,50.
Chia thành 2 loại chính là xi măng Pooclăng và xi măng Pooclăng hỗn
hợp
- Xi măng Pooclăng hỗn hợp ký hiệu là PCB gồm các loại PCB30,
PCB40, PCB50 xi măng Pooclăng hỗn hợp được sản xuất từ việc nghiền hỗn
hợp clinker, thạch cao và phụ gia (lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40%
trong đó phụ gia đầy không quá 20%). Chất lượng xi măng Pooclăng hỗn hợp
được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260 : 1997.
- Xi măng Pooclăng ký hiệu là PC gồm các loại PC30, PC40. là xi măng
Pooclăng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định (chiếm từ 4-
5%). Chất lượng xi măng Pooclăng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682 :
1999
Là vật liệu kết dính sử dụng trong xây dựng, Xi măng Pooclăng và
Pooclăng hỗn hợp có những đặc tính ưu việt:
+ Có đặc tính hóa lý ổn định.
+ Tăng thêm độ dẻo cho vữa và bê tông.
+ Có cường độ phát triển nhanh, rút ngắn thời gian thi công.
+ Tăng cường độ bền vững theo thời gian.
+ Tăng cường tính chống thấm và xâm thực của môi trường.
Giá trị 30,40,50 là giới hạn cường độ nén của mẫu vữa xi măng sau 28
ngày dưỡng hồ bằng N/mm
2
, xây dựng theo TCVN 6016:1995[ISO
679:1989(E)]. Giá trị càng cao thì độ kết dính của xi măng càng tốt.
- Các ứng dụng của xi măng
Vật liệu xây dựng xi măng được ứng dụng rộng rãi do ưu điểm thi công
đơn giản , nguyên liệu ban đầu đơn giản sẵn có, có tính chất cơ học tốt và tuổi
thọ cao. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ( lĩnh vực áp dụng chủ yếu) đây là
vật liệu chính để xây dựng cầu, nhà, kênh, cống…
Ngoài ra xi măng còn được sử dụng trong các công đoạn đổ móng, cột,
sàn nhà, cũng như công tác xây tô và thi công các hạng mục hoàn thiện khác.
Dùng cho bê tông cần độ bền cao và trong môi trường ăn mòn hóa học khắc
nghiệt (như nước biển, sunfat, a-xít, clo). Dành cho bê tông khối lớn, sử dụng
trong các dự án hạ tầng và công trình xây dựng.
Bên cạnh đó có một số loại xi măng tối ưu được thiết kế đặc biệt nhằm ổn
định các loại đất có khả năng chịu lực yếu. Rất phù hợp cho phương pháp vữa
phun (Jetgrouting) và gia cố nền bằng công nghệ trộn sâu cột xi măng đất
(Cement Deep Mixing) cũng như các phương pháp xử lý đất khác, ứng dụng cho
các công trình cảng và bến cảng chứa côngtenơ, các công trình cơ sở hạ tầng
như là đường hầm, cầu và sân bay.
- Loại xi măng PCB30 sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng,
nhà cao tầng.
- Loại xi măng PCB 40 hoặc PC40, PC50 thường dùng cho các công trình
có yêu cầu kết cấu bê tông chịu lực cao.
1.5.3 Phân định nội dung về vấn đề nghiên cứu.
Hiện nay công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn đang đứng trước
những khó khăn và thách thức lớn do doanh thu của DN biến động, hiệu quả
thương mại giảm, thị phần của DN chỉ chiếm 1 phần nhỏ so với thị trường xi
măng cả nước. Vì vậy phát triển thương mại sản phẩm xi măng của DN là thiết
yếu trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài:” Giải pháp thị trường với
phát triển thương mại sản phẩm xi măng tại công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây
Dựng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay”.
Chuyên đề đã hệ thống lại những vấn đề về lý thuyết liên quan đến phát
triển thương mại sản phẩm xi măng như: khái niệm về phát triển thương mại, chỉ
ra bản chất của phát triển thương mại và dựa trên lý thuyết về phát triển thương
mại theo hướng mở rộng quy mô thương mại, các lý thuyết về sản phẩm xi
măng bao gồm khái niệm phân loại và ứng dụng của sản phẩm này.
Chuyên đề chủ yếu nghiên cứu các yếu tố thuộc về thị trường sản phẩm xi
măng như: khả năng cung cấp sản phẩm xi măng, nhu cầu sử dụng sản phẩm, thị
trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các nguồn là
những bảng báo cáo tài chính của DN về tình hình sản xuất kinh doanh và báo
cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm xi măng trên các thị trường, hiệu quả kinh doanh
của DN trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2009 từ đó đưa ra những nhận định
chung về thị trường của DN.
Thông qua quá trình khảo sát chuyên đề đã phát hiện ra những thành tựu
mà DN đạt được đó là quy mô doanh thu thương mại tăng qua các năm và thị
trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó vấn đề còn tồn tại là tốc
độ gia tăng quy mô thương mại tuy tăng nhưng không ổn định, thị trường sản
phẩm xi măng của DN chỉ chiếm thị phần nhỏ so với thị trường cả nước, thị
phần của DN tại các thị trường truyền thống ngày càng giảm do khả năng cạnh
tranh của DN và khả năng tiếp cận thị trường của DN là tương đối kém.
Từ quá trình khảo sát trên chuyên đề đã đưa ra những giải pháp theo
hướng mở rộng quy mô thương mại sản phẩm trong DN đó là: đẩy mạnh hoạt
động điều tra nghiên cứu thị trường, tăng ngân sách chi cho phát triển thị trường,
hoàn thiện bộ máy kinh doanh và phát triển nhân sự, sử dụng tốt công cụ giá cả
để thu hút khách hàng.
Thông qua các giải pháp để mở rộng quy mô thương mại sản phẩm xi
măng của DN, chuyên đề đưa ra kiến nghị đối với nhà nước về những chính
sách hỗ trợ cho hoạt động mở rộng quy mô thương mại sản phẩm cả về chiều
rộng và chiều sâu trên thị trường nội địa nhằm giúp cho DN có thể. phát triển
thương mại sản phẩm xi măng trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương
Chương 1: Tổng Quan Nghiên Cứu Đề Tài.
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển thương mại
sản phẩm xi măng của công ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn trong giai
đoạn hiện nay.
Chương 3 Giải pháp thị trường với phát triển thương mại sản phẩm xi
măng của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM XI MĂNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BỈM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY.
2.1 Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu
bất cứ một vấn đề nào. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy trong một
thời gian nhất định. Chính vì vậy việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên
cứu nắm được vẫn đề nghiên cứu, tìm ra phương pháp thích hợp.
Chuyên đề sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp. Đó là những tài liệu có nguồn
gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích, thảo luận, diễn giải
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu được thu thập thông qua quá
trình quan sát hoạt động của DN, đồng thời phân tích các bảng báo cáo từ phòng
tiêu thụ và phòng kế toán tài chính của DN tình hình tiêu thụ của DN, báo cáo
tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của DN trong 5 năm(2005-2009), báo cáo
sản lượng tiêu thụ của DN từ 2005 – 2009 và hiệu quả phát triển thương mại sản
phẩm trong năm 2008,2009. Các nguồn tài liệu trên chủ yếu được sử dụng để
đánh giá tổng quan tình hình của DN, phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới
quá trình phát triển thương mại sản phẩm xi măng của DN và đánh giá tình hình
phát triển thương mại sản phẩm xi măng.
Ngoài ra các thông tin được chuyên đề ghi nhận từ internet, sách báo là
những nguồn thông tin về tiêu chuẩn xi măng của tổng cục đo lường, chính sách
của nhà nước đối với các DN sản xuất kinh doanh và về lãi suất cơ bản các năm
2004, 2009, 4 tháng đầu năm 2010 chủ yếu được sử dụng để phân tích ảnh
hưởng các chính sách của nhà nước đối với quá trình phát triển thương mại.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh
phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau
hoặc so sánh hoạt động thương mại sản phẩm xi măng của công ty với các đối
thủ cạnh tranh để đánh giá sự phát triển thương mại sản phẩm xi măng trong giai
đoạn hiện nay.
- Phương pháp chỉ số
Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ
trọng, thị phần tiêu thụ sản phẩm xi măng của DN trên các thị trường khác nhau
từ đó đánh giá được các vấn đề phát triển thương mại sản phẩm nay.
- Phương pháp diễn giải
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt chuyên đề giúp cho người đọc
có thể hiểu rõ hơn các vấn đề trong chuyên đề.
- Phương pháp khác
Phương pháp chủ yếu sử dụng các phần mền chuyên dụng bằng máy vi
tính và công nghệ thông tin để từ đó có thể phân tích, đánh giá thực trạng và dự
báo tương lai về thương mại sản phẩm xi măng.
2.2 Đánh giá tình hình phát triển thương mại sản phẩm xi măng của công ty
Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay và các
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm này.
2.2.1 Tình hình phát triển thương mại sản phẩm xi măng của công ty Cổ
Phần Vật Liệu Xây Dựng Bỉm Sơn.
Là một DN nhỏ trong lĩnh vực VLXD xi măng, DN đã gặp nhiều khó
khăn và thách thức trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên DN đã có
nhiều nỗ lực để phát triển và khai thác tốt các cơ hội thị trường để có thể kinh
doanh hiệu quả.
- Quy mô doanh thu thương mại sản phẩm xi măng của công ty.
Năm 2007 tổng doanh thu của DN đạt 71800 triệu đồng, năm 2008 là
99214 triệu đồng tăng 38,18% so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu của DN là
112872 triệu đồng tăng 13,76% so với năm 2008. Tổng doanh thu nhiệm kỳ II
( 2005-2009) là 401023 triệu đồng so với nhiệm kỳ I (2000-2004) là 247576
triệu đồng tăng 161,34%. Nhận thấy doanh thu các năm liên tiếp của DN tăng
chứng tỏ quy mô thương mại sản phẩm xi măng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chưa
ổn định do thị trường sản phẩm xi măng có nhiều biến động, khả năng cạnh
tranh với các đối thủ lớn còn hạn chế.
Lợi nhuận của DN năm 2007 là 70300 triệu đồng, năm 2008 là 92214
triệu đồng tăng 31%. Năm 2009, DN đầu tư thêm hệ thống máy nghiền xi măng
14 tấn nên lợi nhuận của DN tăng chậm ở mức 3,96% với giá trị đầu tư sản xuất
kinh doanh là 1700 triệu đồng. Qua kết quả phân tích hoạt động của công ty cổ
phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn có thế thấy được tuy mức doanh thu chưa đạt
được sự ổn định nhưng đây là DN có kết quả kinh doanh tốt, có tiềm năng lớn.
- Thị trường tiêu thụ của DN
Thị trường mục tiêu của DN là các tỉnh miền trung và một số tỉnh miền
bắc như: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định, Hà Tĩnh, Nam Hà, Hà
Tây…Trong đó bình quân Nghệ An chiếm 49,7% và Hà Tĩnh chiếm 33% thị
phần tiêu thụ sản phẩm xi măng của DN tính chung cho các năm, còn lại Thanh
Hóa và các tỉnh phía bắc chiếm 17,3%.
Hiện nay, tại các thị trường truyền thống của DN nhu cầu sử dụng sản
phẩm xi măng đang giảm. Năm 2008 thị phần của DN tại tỉnh Nghệ An là 25%
lượng xi măng tiêu thụ trên toàn tỉnh, thị trường Hà Tĩnh năm 2008 thị phần của
DN là 21% lượng xi măng trên toàn tỉnh. Nhưng đến năm 2009 tại 2 thị trường
chính này thị phần giảm xuống lần lượt là 20% và 18%.
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản phẩm xi măng.
- Về Phía Nhà phân phối sản phẩm của công ty.
Hầu hết các DN sản xuất và kinh doanh mặt hàng VLXD đều lựa chọn
phương thức bán sản phẩm thông qua các nhà phân phối tại các địa phương. Đây
là phương thức giúp cho DN có thể tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian sản
phẩm lưu thông trên thị trường đồng thời mở rộng thị trường. Các nhà cung ứng
chính là những người hiểu rõ nhất thị trường tại các địa phương, từ đó có thể
giúp DN tiếp cận gần hơn với thị trường, đặc biệt là các thị trường mới có tiềm
năng.
Hiện nay DN có trên 15 nhà phân phối ở các tỉnh thành khác nhau. Trong
đó có các nhà phân phối lớn như Hoa Thường tại Nghệ An tiêu thụ sản phẩm xi
măng chiếm tới 40% sản lượng tiêu thụ của DN. Nhà phân phối Thông Thúy tại
Hà Tĩnh tiêu thụ 29,95% sản lượng tiêu thụ của DN. Còn lại là các nhà phân
phối nhỏ ở các địa phương khác nhau hầu hết đều tiêu thụ sản lượng xi măng
chiếm 3,34% sản lượng xi măng của DN.
Để mở rộng thị trường DN đã kết hợp với nhà phân phối Hoa Thường và
Thông Thúy và các nhà phân phối khác để tiến hành chiến lược phát triển mới
cho việc tiêu thụ xi măng PCB 40 như: Mở rộng chi nhánh phân phối ở các
huyện, đi kèm với chiến lược là hỗ trợ cước vận chuyển, thưởng kích cầu ở các
mức khác nhau. Chính những hoạt động của các nhà phân phối này mà DN đã
thực hiện chiến lược đúng hướng nhằm huy động nguồn lực đồng thời đáp ứng
thõa mãn nhu cầu kinh doanh cho các đại lý cấp 2,3 và người tiêu dùng cuối
cùng từ đó góp phần giúp cho DN tăng uy tín và tăng thị phần tạo đà cho sự phát
triển, góp phần phát triển thương mại sản phẩm về mặt quy mô.
Bên cạnh đó có một số các nhà phân phối của DN không những phân phối
sản phẩm của DN mà còn phân phối sản phẩm của DN khác, điều đó làm giảm
thị phần của DN đồng thời làm giảm sản lượng xi măng tiêu thụ chung của DN,
ảnh hưởng tới độ tăng trưởng của toàn DN. Đây cũng là nguyên nhân kiến cho
năm 2009 tốc độ tăng trưởng của DN là 127,8% so với năm 2008 chỉ tăng hơn
4,8%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với năm 2007 tăng 23%.
- Về phía đối thủ cạnh tranh của DN
Đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ sản
phẩm xi măng của DN. Đồng thời đây là yếu tố góp phần cho DN cải thiện cơ sở
hạ tầng, hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm,
mẫu mã…
Trên thị trường xi măng hầu hết các DN sản xuất và kinh doanh là những
DN có quy mô, vốn đồng thời đã có sự đầu tư nghiên cứu thị trường. Trong đó
các DN thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam là những DN chiếm thị phần lớn
trên thị trường.
Thị trường chính của DN là thị trường Nghệ An và Hà Tĩnh, tuy nhiên
phần trăm thị trường mà DN chiếm giữ là tương đối thấp, chỉ chiếm 20% thị
trường Nghệ An, 18% thị trường Hà Tĩnh. Đối thủ trực tiếp ở các thị trường này
là xi măng Hoàng Mai, xi măng Duyên Hà, xi măng của công ty cổ phần xi
măng Bỉm Sơn và một số xi măng khác như Phômihoa, Visai, Nghi Sơn. Các
DN này đang tích cực thâm nhập sâu vào thị trường khu vực bằng các chính
sách như: Xi măng Hoàng Mai đang len chân vào thị trường Nghệ An bằng cách
tiếp cận với các nhà phân phối cấp 2,3 và bán sản phẩm xi măng với mức giá
thấp hơn. Hay công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã yêu cầu các nhà phân phối
không được bán sản phẩm của công ty CP VLXD Bỉm Sơn, ảnh hưởng lớn đến
thị trường tiêu thụ xi măng của DN trên địa bàn Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng đây
là thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, chính vì vậy DN đã phải thực hiện
chính sách kích cầu dài hơi đến hết năm 2009 để hướng và thúc đẩy các đại lý
trung thành yên tâm kinh doanh xi măng PCB 40 của DN trên thị trường của
mình, giữ thị phần và tiêu thụ đạt được sản lượng cao nhất, đồng thời ngăn chặn
sự dành giật thị phần từ các DN khác.
- Về phía người tiêu dùng.
Nhân tố tác động tới sự phát triển thương mại sản phẩm xi măng trên thị
trường phải kể đến thị hiếu sở thích của người tiêu dùng. Hầu hết những người
có nhu cầu sử dụng sản phẩm xi măng đều cho rằng sản phẩm xi măng của các
công ty nhà nước là đảm bảo chất lượng hơn cả. Họ chấp nhận trả một mức giá
cao hơn để mua sản phẩm của các DN này, trong khi đó sản phẩm của các DN
nhỏ cũng đảm bảo chất lượng theo TCVN 6260 – 1997. Thị hiếu của người tiêu
dùng ở các vùng miền khác biệt nhau. Ở các thành phố lớn hầu hết các công
trình xây dựng đều sử dụng sản phẩm xi măng của các DN nhà nước, bởi đây là
khu vực mà người tiêu dùng có thu nhập cao, họ sẵn sàng bỏ một khoản tiền lớn
hơn để mua sản phẩm của các DN thuộc tổng công ty xi măng thay vì phải đắn
đo xem sản phẩm của các DN nhỏ có đảm bảo tiêu chuẩn hay không? Chính vì
vậy thị phần của công ty CP VLXD Bỉm Sơn tại các thành phố lớn rất thấp
Bên cạnh đó ở các vùng có nền kinh tế kém phát triển hơn, thu nhập của
người dân thấp hơn, họ phải có sự tính toán để vừa đảm bảo chất lượng công
trình của mình đồng thời tiết kiệm chi phí. Vì thế DN chỉ có thể tiếp cận được
với thị trường ở các tỉnh nhỏ ở phía bắc và thị trường các tỉnh miền trung. Đặc
biệt thị trường miền trung là khu vực tiêu thụ sản phẩm của DN lớn nhất bởi
ngoài vấn đề về thu nhập thì đây là khu vực có điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, thường xuyên chịu bão lụt vì vậy người dân có nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm xi măng nhiều hơn để cải tạo lại cơ sở vật chất. Đây là thị trường tiêu thụ
sản phẩm xi măng tiềm năng trong tương lai của DN.
- Về chính sách nhà nước.
Nhà nước tác động đến quá trình phát triển thương mại sản phẩm xi măng
thông qua công cụ luật pháp như: luật thương mại, luật cạnh tranh, luật doanh
nghiệp… Các hoạt động kinh doanh sản phẩm của DN dựa vào nền tảng là các
luật định của nhà nước. Đặc biệt đối với sản phẩm xi măng, DN sản xuất sản
phẩm cần phải đạt tiêu chuẩn TCVN 6260 – 1997. Bên cạnh đó hệ thống pháp
luật ở Việt Nam còn đang trong quá trình thay đổi, chưa đạt được sự ổn định,
chính vì vậy tác động lớn đến việc phát triển thương mại sản phẩm xi măng của
DN. Ngoài ra chính sách của nhà nước là thực hiện nền kinh tế thị trường đã góp
phần giúp cho DN có thể tìm thêm những cơ hội mới để phát triển thị trường sản
phẩm. Sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế tạo nên sự công bằng giữa các
DN, tạo cơ hội cho các DN nhỏ tiếp cận đồng thời mở rộng thị trường. Chính
những ưu đãi đó góp phần giúp cho DN tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh
doanh, tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường, mở rộng quy mô và phát triển.
Bên cạnh đó, các DN nhỏ nói chung và công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm
Sơn nói riêng chịu ảnh hưởng bởi chính sách về lãi suất cho vay. Nếu nhà nước
nâng cao mức lãi suất thì đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng đầu tư của các
DN và ngược lại. Tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng hiện nay số vốn vay
ngân hàng công thương Bỉm Sơn là 11,7 tỷ đồng, vì vậy quá trình phát triển
thương mại sản phẩm xi măng phụ thuộc rất lớn vào mức quy định lãi suất của
DN. Lãi suất cơ bản trong các năm từ năm 2004 đến 2009 có xu hướng biến đổi
liên tục, tính đến cuối năm 2009 là 7%/năm. Lãi suất thay đổi ảnh hưởng không
nhỏ tới việc đầu tư kinh doanh, áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại.
Chính vì vậy năm 2009 với mức lãi suất thấp DN đã đầu tư vào sản xuất kinh
doanh với mức giá trị đầu tư sản xuất kinh doanh là 17000 triệu đồng. Đến đầu
năm 2010 mức lãi xuất dần đã đi vào ổn định ở mức 8%/năm. Mức lãi suất ổn
đinh phần nào đã giúp cho DN trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm
xi măng trong giai đoạn khi mà nền kinh tế chung đang có nhiều biến động.
2.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2005-2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu
55925 61212 71800 99214 112872
Chi phí
14500 5000 1500 7000 17000
Lợi nhuận
41425 56212 70300 92214 95872
(Nguồn:Báo cáo sản lượng tiêu thụ xi măng của phòng
tiêu thụ)
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được mức lợi nhuận của DN năm sau
so với năm trước đều tăng. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm tăng không đều.
Năm 2006 lợi nhuận tăng 14787 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 lợi
nhuận tăng so với năm trước là 14088 triệu đồng Trong 2 năm mức lợi nhuận
của DN là thấp nhưng tương đối ổn định. Vì sản lượng tiêu thụ ở các thị trường
chính của DN còn thấp do sản phẩm của DN vẫn chưa tìm được vị thế của mình
trên thị trường, đồng thời nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm xi măng trên các thị
trường của DN ổn định nên mức lợi nhuận không có sự biến đổi
Năm 2008 lợi nhuận của DN tăng 21914 triệu đồng so với năm trước. Đây
là mức lợi nhuận tăng cao nhất trong 5 năm. Năm 2009 lợi nhuận của DN tăng
3658 triệu đồng thấp hơn mức lợi nhuận so với năm 2008, do sản phẩm của DN
đã tiếp cận được với lượng khách hàng tiềm năng đồng thời doanh nghiệp đã có
những chiến lược mới tác động vào các nhà cung ứng chính của DN. Năm 2009
lợi nhuận của DN giảm là do DN tập trung vốn để đầu tư cho việc xây dựng máy
nghiền xi măng công suất 14 tấn/h và xây dựng hệ thống phân phối ở các tỉnh
phía bắc
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty
( 2007 – 2009 ).
Đơn vị: Tấn
Thị trường của DN
2007 2008 2009
Sản
lượng
Tỷ
Trọng
%
Sản
lượng
Tỷ
Trọng
%
Sản
lượng
Tỷ
Trọng
%
Nghệ An 30000 53 35500 50 40000 46
Hà Tĩnh 18000 32 22000 32 30000 35
Thanh Hóa và các
tỉnh phía bắc
8780 15 12300 18 16750 19
Tổng sản lượng tiêu
thụ của DN
56780 100 69800 100 86750 100
(Nguồn:Báo cáo tình hình tiêu thụ xi măng của công ty cổ phần VLXD
Bỉm Sơn)
Năm 2007 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
là 30000 chiếm 53% thị phần của DN, tiếp đến là Hà Tĩnh chiếm 32% thị phần
của DN với sản lượng tiêu thụ là 18000 tấn, Thanh hóa và các tỉnh phía bắc chỉ
chiếm được 15% thị phần của DN với sản lượng là 8780 tấn. Thị trường của DN
ở phía bắc là rất nhỏ, bởi đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng lớn trên cả
nước vì vậy các DN khai thác ở thị trường này hầu hết là những DN lớn như: xi
măng con voi Bỉm Sơn, xi măng Hải Phòng DN nhỏ như công ty không thể có
đủ tiềm lực và khả năng cạnh tranh với các DN đó nên đã chọn các thị trường
nhỏ lẻ để phát triển.
Năm 2008 là năm mà thị trường tiêu thụ của DN có nhiều biến động nhất.
Thị trường truyền thống là Hà Tĩnh thị phần không biến động nhiều với thị phần
là 32 % với các mức sản lượng tiêu thụ là 22000 tấn, Thị trường tiêu thụ tại
Nghệ An có dấu hiệu chững lại khi thị phần tại khu vực này giảm xuống chỉ
chiếm có 50% tương ứng với mức sản lượng là 35500 tấn, trong khi đó thị
trường Thanh hóa và các tỉnh phía bắc lại tăng lên 18% với sản lượng là 12300
tấn. Sự thay đổi đó chính là do doanh nghiệp đã có những chính sách hợp lý đối
với các nhà cung ứng khu vực phía bắc.
Năm 2009, thị trường Hà Tĩnh tăng thị phần từ 32% đến 35% với sản
lượng tiêu thụ là 16750 tấn. Thị phần tại Nghệ An chỉ chiếm thị phần tiêu thụ là
46% với mức sản lượng tiêu thụ là 40000 tấn, do tại khu vực này việc cạnh tranh
với các DN cùng kinh doanh mặt hàng xi măng là rất khó khăn đòi hỏi DN cần
có những biện pháp phù hợp để cạnh tranh và giữ vững thị phần của mình
Bảng 2.3 Thị phần của các DN sản xuất và kinh doanh xi măng trong cả
nước
(2008-2009)
Đơn vị: Triệu
tấn
Doanh Nghiệp 2008 2009
Sản lượng Tỷ Trọng% Sản lượng Tỷ Trọng%
Vicem
16.34 38 18.2 40
Liên Doanh
13.89 34 13.2 29
Thành phần khác
11.37 27.832 14.013 30.81
VLXD
0.0698 0.168 0.0868 0.19
Cả nước
41.67 100 45.5 100
(Nguồn: báo cáo thị trường tiêu thụ trong cả nước của
DN)
Dựa trên bảng số liệu về sản lượng tiêu thụ xi măng trên thị trường nội địa
giai đoạn 2008 – 2009 có thể thấy được các DN thuộc tổng công ty xi măng
(Vicem) và DN liên doanh có thị phần lớn nhất, thị phần năm 2008 lần lượt là
38%, 34%, năm 2009 thị phần là 40% và 29%. Thị phần của Vicem và DN liên
doanh lớn năm 2008 bởi các DN này được chú trọng đầu tư về mặt cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị máy móc cũng như được đầu tư nghiên cứu thị trường, năng
lực cạnh tranh cao. Tuy nhiên đến năm 2009 sản lượng tiêu thụ của các DN liên
doanh giảm do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều DN sản xuất và kinh
doanh được xây dựng.
Các thành phần khác trên thị trường xi măng là những DN sản xuất xi
măng lò đứng ở các địa phương và các trạm nghiền xi măng năm 2008 sản
lượng tiêu thụ là 11.37 triệu tấn chiếm 27,832% thị trường xi măng cả nước.
Đến năm 2009 sản lượng tiêu thụ tăng 14,013 triệu tấn chiếm 30,81% thị phần
cả nước.
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn năm 2008 sản lượng là
0,0698 triệu tấn chiếm 0.168% thị phần cả nước, năm 2009 sản lượng tăng lên
0,0868 triệu tấn chiếm 0,19% thị phần cả nước. Có thể thấy thị phần của DN
tăng tuy nhiên chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ so với sản lượng tiêu thụ của cả nước.
Thị phần của DN tăng là do DN đang tiếp cận với các thị trường mới.
Bảng 2.4 Hiệu quả hoạt động thương mại của công ty (2008 -2009)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 Chênh lệch
giá trị %
Doanh thu
99214 112872 13658 113.76
chi phí
7000 17000 10000 242.85
Lợi nhuận
92214 95872 3658 103.97
Tỷ suất
lợi nhuận/chi phí
13.17 5.64 - -
Nguồn Báo cáo tồng kết SXKD nhiệm kỳ
II(2005-2009)
Bảng 2.4 cho ta thấy được rằng hiệu quả thương mại trong 2 năm của DN
đã có sự thay đổi trong đó mức doanh thu của DN năm 2009 so với 2008 tăng
13,76% tức là 13658 triệu đồng, lợi nhuận tăng 3658 triệu đồng tăng 3,97%,
doanh thu của DN tăng chứng tỏ đã có sự gia tăng về mặt quy mô thương mại
sản phẩm xi măng. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/ chi phí của DN thì đã có sự suy
giảm từ 13,17 xuống 5,64. Hiệu quả thương mại của DN theo doanh thu tăng
nhưng tỷ suất lợi nhuận và chi phí giảm do DN đang tiến hành việc hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh do năm 2009
DN đầu tư để xây dựng thêm máy nghiền xi măng công suất 14 tấn/h, đồng thời
mở rộng thị trường phía bắc vì vậy lượng vốn bỏ ra lớn làm giảm hiệu quả hoạt
động thương mại của công ty.