Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu định hướng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả việt nam và hòan thiện cơ sở dữ liệu để phục vụ cho định hướng xuất khẩu các mặt hàng trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 150 trang )



Bộ Công thơng
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIệp và thơng mại






TI NGHIấN CU KHOA HC CP B
Tên đề tài: " Nghiờn cu nh hng xut khu cỏc mt hng rau,
hoa, qu Vit Nam v hon thin c s d liu phc v cho vic
nh hng xut khu cỏc mt hng trờn

Mã số: 07.10.RD/H-KHCN
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thơng mại
Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thơng
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Tú Oanh






8332

Năm 2010


Mục lục


Mở đầu
6
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM RAU HOA QUẢ
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
12
1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam
những năm gần đây
12
1.1.1 Tình hình sản xuất rau, hoa, quả của Việt Nam 12
1.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam 16
1.2 Khái quát thị trường rau, hoa, quả thế giới 19
1.2.1 Những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả
thế giới
21
1.2.2 Thương mại các mặt hàng rau, hoa, quả thế giới 22
1.2.3 Tình hình nhập khẩu mặt hàng rau, hoa, quả tại các thị trường chính
của Việt Nam
27
1.2.4 Các yêu cầu chủ yếu đối với hàng rau, hoa, quả nhập khẩu của một số
đối tác chính.
31
1.3 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau,
hoa, quả
38
1.3.1 Những vấn đề lý luận về xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc đẩy
mạnh xuất khẩu
38
1.3.2 Sự cần thiết hoàn thiện cơ sở dữ liệu đối với xuất khẩu các mặt hàng
rau, hoa, quả
40

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM RAU
HOA QUẢ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2009
43
2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam giai
đoạn 2005-2009
43
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
rau, hoa, quả Việt Nam
43
2.1.2 Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam 51
2.2 Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam tới các thị
trường chính
54
2.2.1 Chính sách của Việt Nam đối với xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa quả 54


2.2.2 Xuất khẩu mặt hàng rau 56
2.2.3 Xuất khẩu mặt hàng hoa 58
2.2.4 Xuất khẩu mặt hàng quả 61
2.2.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam 62
2.3 Thực trạng vấn đề cơ sở dữ liệu và vai trò của cơ sở dữ liệu các mặt hàng
rau, hoa, quả đối với xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam
68
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG RAU
HOA QUẢ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
77
3.1 Dự báo thương mại các mặt hàng rau, hoa, quả thế giới giai đoạn 2010-
2015
77

3.1.1 Những dự báo chung về thị trường các mặt hàng rau, hoa, quả thế giới 77
3.1.2. Dự báo nhập khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả các thị trường chính của Việt
Nam
79
3.1.3 Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa,
quả Việt Nam giai đoạn 2011-2015
80
3.2 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả trong bối
cảnh mới
81
3.3 Định hướng phát triển xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả giai đoạn
2011-2015
84
3.4 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam 89
3.4.1 Nhóm các giải pháp vĩ mô 89
3.4.2. Giải pháp đối với Hiệp hội Rau, hoa, quả 95
3.4.3 Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp 96
3.4.4. Giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu mặt hàng rau, hoa, quả 98
KẾT LUẬN 100


Danh mục bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau từ 2005 đến 2010 7
Bảng 1.2. Thương mại hàng hoá rau, hoa quả thế giới giai đoạn 2006-
2009
15
Bảng 1.3: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng rau của các nước nhập
khẩu chính trên thế giới
18

Bảng 1.4. Nhập khẩu các sản phẩm quả (HS08) của các nước nhập khẩu
chủ yếu trên thế giới
19
Bảng 1.5: Các nước nhập khẩu hoa chính trên thế giới 20
Bảng 1.6. Nhập khẩu mặt hàng rau, quả chế biến HS20 22
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam qua các năm 37
Bảng 2.2: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 38
Bảng 2.3: Bảng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau, hoa, quả của Việt
Nam tới 1 số thị trường chính 2007-2009
39
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam từ một
số thị trường chủ yếu
45
Bảng 2.5: Một số chủng loại rau, hoa quả được nhập khẩu nhiều từ
Trung Quốc năm 2009
46
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau của Việt Nam sang các
thị trường chủ yếu
51
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam từ 2005 – 2009 53
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất khẩu các chủng loại hoa chính giải đoạn
2007-2010
54
Bảng 2.9: Thị trường xuất khẩu hoa chính của Việt Nam năm 2007-2010 55
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm quả của Việt Nam sang
các thị trường chủ yếu
56




DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
IFPRI Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế
GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
GATT Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
NAFTA Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ
MERCOSUR
hiệp định thương mại tự do giữa các nước Brasil,
Argentina, Uruguay, Paraguay
FDA Cơ quan Quả
n lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ
FSIS Cơ quan kiểm định và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ
EPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
NSHH Nông sản hàng hoá
ATTP
An toàn thực phẩm
XTTM
Xúc tiến thương mại
BVTV
Bảo vệ thực vật
TNHH Trách nhiệm hữu hạn






MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi, 70% dân số làm nghề
nông và diện tích canh tác rau, quả khoảng 1.500.000 ha, Việt Nam có tiềm
năng lớn để phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng rau, quả, đặc biệt khi
xây dựng được một chiến lược phát triển ngành tầm quốc gia.
Kể từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia thị trường quốc tế với tư cách
mộ
t thành viên đầy đủ của WTO, tập trung phát triển xuất khẩu đã trở thành
vấn đề cấp bách hàng đầu. Đối với ngành hàng rau, hoa, quả, Việt Nam được
đánh giá là một nước giàu tiềm năng về cây trái do khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, các loại nông sản rất phong phú đa dạng, đồng thời rau, quả là ngành
trồng trọt quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy rau,
hoa, quả có thể trở thành mặt hàng xu
ất khẩu chủ lực nếu Việt Nam biết khai
thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng và nguồn lao động dồi dào.
Đẩy mạnh trồng rau, cây ăn quả trong những năm tới không những sẽ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu,
mang lại hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD cho đất nước. Không những
thế
, nằm ở vùng Đông - Nam Châu Á, chiều dài trên 15 vĩ độ, có hơn 3.000km
bờ biển và hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không
thuận tiện, Việt Nam hội đủ lợi thế so với nhiều nước để đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa nói chung và xuất khẩu rau, quả nói riêng.
Một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân hoặc hợp
tác xã với hộ nông dân đã dần xuấ
t hiện và có hiệu quả cao trong sản xuất mặt
hàng rau, hoa, quả. Trong mô hình này, doanh nghiệp và hợp tác xã là đầu mối
tổ chức xuất khẩu, còn hộ nông dân là vệ tinh. Quan hệ giữa doanh nghiệp,
hợp tác xã với hộ nông dân thể hiện trên các hợp đồng được ký kết; theo đó,
hộ nông dân tham gia sản xuất theo quy trình do doanh nghiệp và hợp tác xã
quy định. Cho đến nay, đã xuất hiện một số mô hình phát triển sản xuất và

xuất khẩ
u rau, hoa, quả đạt hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập từ 400 – 500


triệu đồng/ha/năm. Phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại cây trồng có hiệu
quả kinh tế cao để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp là rất cần
thiết trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và thu
nhập cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Chính vì vậy, việc canh tác rau, hoa, quả phục vụ cho tiêu dùng trong nước và
xuấ
t khẩu đã nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, ngành trong cả nước.
Tuy có những thuận lợi và đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng
nhìn chung tình hình sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả của nước ta còn
nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức và tổ
chức thực hiện còn nhiều bất cập nên nhiều quy hoạch diện tích trồng rau, hoa,
qu
ả đã trở thành quy hoạch treo; một số nhà máy chế biến được xây dựng
xong nhưng thiếu nguyên liệu hoặc có nguyên liệu nhưng không đảm bảo các
yêu cầu và chất lượng cho chế biến xuất khẩu. Vấn đề áp dụng các biện pháp
kỹ thuật canh tác tiên tiến chưa được hỗ trợ giải quyết thoả đáng, diện tích
canh tác theo quy mô hộ nhỏ bé gây trở ngại cho việc áp dụng các kỹ thuậ
t
tiên tiến, hiện đại trong sản xuất và kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường,
xúc tiến thương mại và khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa được
quan tâm đúng mức. Sản xuất và kinh doanh rau, hoa, quả tươi luôn tiềm ẩn
rủi ro cao nên các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh còn chưa yên tâm
tập trung đầu tư cho phát triển.
Nhận thấy rau, hoa, quả là một mặt hàng có ý nghĩa về mặt xã h
ội và có
nhiều tiềm năng phát triển, các cấp, các ngành cũng đã dành sự quan tâm đáng

kể. Nhờ đó, thông tin và cơ sở dữ liệu đối với các mặt hàng rau, hoa, quả đã
được chú trọng. Hiện nay ở trong nước có khá nhiều các trang web cung cấp
thông tin chuyên ngành Rau, Hoa, Quả. Ngoài những trang web chính thống
của các bộ ngành và địa phương còn có những trang web của các tổ chức,
doanh nghiệp… với nhiều thông tin được cung cấp từ các bộ, ngành thông qua
các trang web, nhiề
u thông tin có tính chính xác cao. Các nguồn thông tin từ
các tổ chức, doanh nghiệp đa dạng, phong phú rất hữu ích đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, kinh doanh rau hoa quả. Giúp doanh


nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin thị trường, xu hướng giá cả, từ đó có quyết
định kinh doanh hợp lý. Bộ Công Thương trong thời gian qua cũng đã dành sự
quan tâm đối với việc cung cấp các thông tin về mặt hàng rau, hoa, quả thông
qua trang web Rauhoaquavn.vn. Trang web Rauhoaquavn.vn là một sản phẩm
của đề án do thứ trưởng Trần Đức Minh chủ trì năm 2007 về mặt hàng rau,
hoa, quả. Tuy nhiên, công tác thông tin, hỗ trợ thông tin phục vụ sản xu
ất và
xuất khẩu mặt hàng rau, hoa, quả tuy đã được đầu tư nhưng hiệu quả vẫn chưa
được như mong đợi.
Tóm lại những năm qua vấn đề phát triển sản xuất rau, hoa, quả cho
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã được quan tâm, nhưng chưa có sự gắn kết
chặt chẽ giữa sản xuất và xuất khẩu dẫn đến hiệu quả xuấ
t khẩu chưa cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này như:
Hiện trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, Tạp
chí Hoạt động khoa học, Số 12 năm 2007. Bài viết khái quát về hiện trạng
nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, nêu ra những tồn tại, khó khăn trong
hoạt động của các khu nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, từ đó nêu ra

kế
hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2015 và một số kiến
nghị để thực hiện kế hoạch này.
Nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO: Bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nông thôn mới, số 214, 2007. Bài viết đề cập
tới tình hình nông nghiệp Trung Quốc trong 5 năm mới gia nhập WTO, những
bất lợi đối với nông nghiệp và người nông dân Trung Quốc trong thời gian
này. Tuy nhiên với nhiều giả
i pháp, đặc biệt tập trung vào giải pháp “Tái cơ
cấu nông nghiệp cũng như việc xuất nhập khẩu nông sản”, Trung Quốc đã
thành công. Từ một nền nông nghiệp kém cạnh tranh, Trung Quốc đã khắc
phục dần những bất lợi do WTO đem lại và có tham vọng trở thành “Nông trại
thế giới”. Từ bài học Trung Quốc, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam.


Nông sản thời hội nhập: quy trình Việt GAP việc cần làm ngay, Tạp
chí Nông thôn mới, Số 206/2007. Bài viết khẳng định trái cây, rau và hoa là
những mặt hàng có ưu thế lớn trong sân chơi WTO so với các loại nông sản
khác, nêu ra những vấn đề để phát triển mặt hàng rau, hoa, quả trở thành một
trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặt biệt là
việc cần xây dựng ngay quy trình nông nghi
ệp an toàn GAP (Good
Agricultural Pracices).
Một số vấn đề về phát triển sản xuất và tiêu thụ rau, quả ở Việt
Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số 10/2004. Bài viết nêu
lên thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau, quả và hoa cây cảnh ở Việt Nam trong
giai đoạn 1999 đến 2004. Chỉ ra nguyên nhân gây mất cân đối và không ổn
định trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ rau, quả. Đề ra một số giải pháp
phát triển s

ản xuất, tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rau, quả hàng
hoá Việt Nam.
Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu rau, quả trong thời gian tới,
Trung tâm Thông tin Thương mại, ngày 23/2/2006. Bài viết đề cập tới những
thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam, những
điểm yếu của ngành rau, hoa, quả trong việc cung ứng đơn hàng xuất khẩu, từ
đó nêu ra một số giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa, quả trong thời gian
tới.
Giải pháp đầu ra cho ngành rau quả Việt nam, Tạp chí Tin tức, Số
30 (291), 28/7/2004. Những thành công và sự phát triển đi lên của ngành rau,
quả Việt Nam trong nửa đầu chương trình phát triển rau, quả và hoa - cây cảnh
giai đoạn 1999 – 2010, tuy nhiên đầu ra của ngành rau, hoa, quả vẫn còn nhiều
hạn chế, xuất khẩu rau, quả của Việt Nam còn chậm và lúng túng, hiệu quả
chưa cao, nêu các gi
ải pháp nhằm thúc đẩy ngành rau, hoa, quả của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có công trình nào tổng kết, đánh
giá được thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa quả của Việt Nam giai đoạn


2005-2009, cũng như việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu đối với mặt hàng
này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này phù hợp với những yêu cầu củ
a
giai đoạn tới (2011-2015).
3. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu thị trường rau, hoa, quả thế giới và triển vọng xuất khẩu các
mặt hàng này của Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt
Nam thời gian qua
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam
giai đoạn 2011-2015.
- Đánh giá thực trạng c
ơ sở dữ liệu rau, hoa, quả và đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho trang web rauhoaquavn.vn
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
:
- Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả của Việt Nam giai
đoạn 2005-2009, tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2007-2009.
- Thực trạng cơ sở dữ liệu ngành rau, hoa, quả Việt Nam những năm
qua, tập trung phân tích trang web www.rauhoaqua.vn
- Phạm vi nghiên cứu
:
+ Về mặt nội dung: Đề tài tập trung đánh giá hoạt động xuất khẩu các
mặt hàng rau, hoa, quả của Việt Nam trong 3 năm 2007-2009, thực trạng
thông tin và cung cấp thông tin ngành rau, hoa, quả qua trang web
www.rauhoaqua.vn. Từ đó xây dựng định hướng xuất khẩu mặt hàng rau, hoa
quả của Việt Nam trong những năm tiếp theo và một số giải pháp thực hiện.
+ Về thời gian: Khái quát đối tượng nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2009,
tập trung chủ
yếu trong 3 năm 2007-2009 và định hướng đến năm 2015.


5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam và vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo khoa học về những nội dung đề tài
nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
- Về phía Bộ Công Thương: Đề tài là một căn cứ khoa học và thực tiễn
quan trọng để Bộ có thể tham khảo trong việc điều chỉnh chính sách quản lý, điều
hành hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam giai đoạn 2011 -
2015 nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này.
- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng rau, hoa, quả Việt
Nam: Kết qu
ả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng,
hoạch định kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng rau,
hoa, quả tới các thị trường chính, các thị trường tiềm năng, giúp doanh nghiệp chủ
động trong công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp giai
đoạn mới, đạt hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu.
7. Kết c
ấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương như sau:








CHƯƠNG 1
THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM RAU HOA QUẢ VIỆT
NAM VÀ THẾ GIỚI

1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam
những năm gần đây
1.1.1 Tình hình sản xuất rau, hoa, quả của Việt Nam
Trong những năm gần đây, diện tích trồng rau, hoa, quả của nước ta đã
tăng lên đáng kể. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm trồng
trọt được thừa hưởng từ nhiều thế hệ, Đồ
ng bằng Sông Hồng trở thành vùng
sản xuất rau lớn nhất nước, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất quả
chủ yếu của cả nước.
Sản xuất rau, củ:
Năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 676,1
nghìn ha, sản lượng 10,3 nghìn tấn; đến năm 2009, diện tích gieo trồng đạt 720
nghìn ha, với sản lượng đạt khoảng 11,6 nghìn tấn (tăng 6,5% về diện tích
gieo trồng và 12,6% về sản lượng so với năm 2005).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau từ 2005 đến 2010
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (ước)
1. DT Cây TL có củ
1000 ha
610,8 656,5 671,0 757,3 760,0 740,0
1.1 Khoai lang
-Diện tích
1000 ha 185,3 181,2 175,5 162,2 180,0 190,0
-Năng suất Tạ/ha 77,9 80,6 82,0 81,6 87,0 87,0
-Sản lượng
1000 tấn 1.443,1 1.460,9 1.437,6 1.323,9 1.566,0 1.653,0
1.2 Sắn
-Diện tích
1000 ha 425,5 475,2 495,5 557,7 550,0 500,0
-Năng suất
Tạ/ha 157,8 163,8 165,3 168,5 170,0 180,0

-Sản lượng
1000 tấn 6.716,2 7.782,5 8.192,8 9.395,9 9.350,0 9.000,0
2. DT Cây rau đậu
1000 ha
861,0 853,5 910,0 919,3 920,0 930,0
2.1 Rau các loại
-Diện tích
1000 ha 676,1 666,7 705,3 722,2 650,0 720,0
-Năng suất
Tạ/ha 152,0 151,9 155,5 159,4 150,0 162,0
-Sản lượng
1000 tấn 10.274,5 10.128,6 10.969,3 11.512,6 9.750,0 11.664,0
2.2 Đậu các loại
-Diện tích
1000 ha 184,9 186,8 204,7 197,5 200,0 210,0
-Năng suất
Tạ/ha 8,9 9,2 9,0 9,5 9,0 9,3
-Sản lượng
1000 tấn 164,6 171,6 183,8 186,9 180,0 195,3
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn


Đồng Bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng sản
xuất rau lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là: 24,9% về diện tích với
29,6% sản lượng rau cả nước và 25,9% về diện tích với 28,3% sản lượng.
Nhiều vùng rau an toàn đã được hình thành đem lại thu nhập cao cho người
sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng đang được nhiều địa phương chú
trọng đầu tư xây d
ựng mới và mở rộng như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,
TP Hồ Chí Minh, An Giang, Lâm Đồng (Đà Lạt)

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, rau hiện cũng là một mặt hàng xuất
khẩu có tiềm năng của Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả,
trong những năm gần đây, những loại rau được xác định có khả năng phát
triển để cung cấp sản ph
ẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu, ngô, cải
các loại Các sản phẩm này phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong
đó sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo hai phương thức: tự cung tự cấp và sản
xuất hàng hóa, trong đó rau hàng hóa tập trung chính ở 2 khu vực:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân
cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, v
ới nhiều chủng loại
rau phong phú (gần 80 loại với 15 loại chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3
vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, song mức độ không an
toàn mặt hàng rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất lớn.
Vùng rau luân canh: là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được
trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Sản phẩm rất đa dạng; phục
vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, vùng lân cận, cho công nghiệ
p chế biến và
xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được
hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất
trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường
bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và
sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ
nhà kính của
Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.


Sản xuất quả:

Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm
2005 đạt 766,9 ngàn ha, năm 2009 cả nước có khoảng 790 ngàn ha (tốc độ
tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có
sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến quả có múi: 800 ngàn tấn,
nhãn: 590 ngàn tấn).
Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây
ăn
quả tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn như vùng mận Bắc Hà - Lao Cai;
cam Vị Xuyên - Hà Giang, Bưởi Đoan Hùng, vải tại Lục Ngạn - Bắc Giang,
vải Thanh Hà - Hải Dương; nhãn Hưng Yên Đã có một số vùng sản xuất quả
tập trung cho xuất khẩu như Thanh long của Bình Thuận, Sầu riêng cơm vàng
hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng của các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu long. Trong đó còn nhiều loại quả
ngon, có lợi thế cạnh tranh, có triển
vọng xuất khẩu cao như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu
riêng Ri- 6, Chín Hóa (ở ĐBSCL); bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, nhãn
lồng Hưng Yên, vải thiều (ở miền Bắc); bơ, chôm chôm, măng cụt, thanh long
(ở khu vực Đông Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)… Tuy nhiên, do sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định, màu sắc, kích cỡ… không
đồng đều d
ẫn đến tính cạnh tranh của trái cây Việt Nam nhìn chung khá thấp.
Sản xuất hoa:
Việt Nam hiện có khoảng 15.000 ha hoa, cây cảnh, tập trung ở Lâm
Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Lào Cai, Sơn
La Hoa của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ trong nước, và chỉ xuất khẩu rất ít.
Trong số 15 nghìn ha trồng hoa, cây cảnh, các tỉnh miền Bắc (tập trung
chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng) có 6.400 ha, miền Nam 7.000 ha,
thu nhập bình quân từ
nghề này nằm trong khoảng từ 70 – 80 triệu
đồng/ha/năm. Những nơi có diện tích trồng hoa với quy mô lớn, như: Tây

Tựu, Mê Linh (Hà Nội), Hoành Bồ (Quảng Ninh), người dân trồng hoa và cây
cảnh có thu nhập từ 230 đến 260 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt, tại những vùng


trồng hoa lớn tại Đà Lạt, mức thu nhập của người dân trồng hoa và cây cảnh
có thể đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha/năm.
Trên cả nước cũng đã hình thành những vùng trồng hoa tập trung như
vùng hoa Tây Tựu- Từ Liêm- Hà Nội với diện tích trồng hoa đạt 330 ha; Vùng
trồng hoa tập trung thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 700ha, vùng hoa
Lâm Đồng với diện tích 2027ha, chủ yếu tập trung tại thành phố Đ
à Lạt, các
xã Hiệp Thành, Hiệp An…; vùng trồng hoa hàng hóa trung du miền núi phía
Bắc với diện tích gần 136ha, vùng trồng hoa Lao Cai; vùng trồng hoa Hoành
Bồ- Quảng Ninh Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng và hoa cúc
vẫn là hai loại hoa cắt chủ đạo, với đa dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa
phục vụ trang trí hàng ngày, tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên
cho đến các loại hoa xuất khẩu cao cấp.
Tại vùng trồng hoa Tây Tựu-Từ Liêm-Hà Nội, hoa hồ
ng và hoa cúc là
hai loại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất. Hoa hồng cho thu hoạch
quanh năm và tạo thu nhập thường xuyên. Hoa cúc đứng thứ hai với chu kỳ 3
tháng một lần cho thu hoạch. Hoa cúc của vùng không chỉ được tiêu thụ tại các
thị trường phía Bắc mà đang được đưa dần vào thị trường phía Nam và xuất khẩu
sang Trung Quốc.
Vùng hoa công nghệ cao Đà Lạt, thiên đường hoa của Việt Nam, hoa
hồng và hoa cúc cũng là hai loại hoa chủ đạ
o. Hoa cúc có tới 40 loại khác
nhau, chia thành 3 nhóm lớn là cúc đại đóa màu vàng anh, tím, cúc giống nhỏ
và cúc có nhóm tia có muỗng. Hoa hồng cũng có tới trên 15 loại với chất
lượng nổi trội. Hồng Đà Lạt không chỉ được tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao

mà còn được bạn hàng thế giới ưa chuộng với ưu điểm hoa to, cành thẳng,
bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao…
Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa củ
a vùng Trung du và miền núi
phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 55,27% với sản lượng
26,53 triệu bông/năm. Diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5 ha, sản
lượng 5 triệu cành/năm.


Với tỷ lệ hoa hồng và hoa cúc khá cao, cơ cấu ngành hoa Việt Nam
tương đối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao cấp trên thế giới như
Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu. Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó
tính với những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và an toàn thực vật rất cao. Các
tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ, bảo qu
ản thực vật được
đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể thâm nhập các thị trường này, hoa
Việt Nam còn phải cạnh tranh về hình thức, giá cả và độ tươi lâu.
Đặc điểm mặt hàng rau, hoa, quả:
So với các mặt hàng khác, mặt hàng rau, hoa, quả có những đặc điểm
rất khác. Mỗi mặt hàng rau, hoa, quả đều có đặc trưng riêng.
Mặt hàng rau, hoa, quả rất phong phú về chủng loại, chịu sự
tác động
của nhiều yếu tố như mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất.
Rau, hoa, quả là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, là các mặt
hàng có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập
nát, khó bảo quản và vận chuyển.
Do là sản phảm mang tính thời v
ụ, nên khả năng cung cấp của chúng có
thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, trong khi nhu

cầu của người tiêu dùng lại không mang tính thời vụ. Tiêu dùng rau, hoa, quả
phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng.
Tiêu thụ rau quả dưới dạng tươi có hiệu quả cao nhất, nhưng vấn đề đặt
ra là không thể tiêu thụ toàn bộ dưới dạng t
ươi với sản lượng lớn mà phải có
chế biến (đây cũng là một biện pháp bảo quản) nhất là đối với những chủng
loại có sản lượng tương đối lớn hoặc thời vụ thu hoạch ngắn (dứa, vải, chôm
chôm). Ngoài ra còn tận dụng được những trái cây có phẩm cấp thấp nên
không thể xuất tươi được.
1.1.2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả Việt Nam
Nhìn chung, sả
n xuất cây ăn quả mới chỉ phục vụ thị trường trong
nước, một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh
trong tương lai. Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu
tư thích đáng và đồng bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến,


đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị, những lĩnh
vực Việt Nam còn rất yếu kém.
Hiện nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau, quả và tổng năng suất
290 ngàn tấn sản phẩm/năm, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng
50%, doanh nghiệp quốc doanh 16% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biế
n rau, quả ở
qui mô nhỏ.
Đặc thù của thị trường rau, hoa, quả là tiêu thụ theo hộ gia đình, các
mặt hàng rau, hoa, quả được tiêu thụ chủ yếu trong nước. Ngoài ra, một đặc
điểm lớn khác là tiêu thụ rau, hoa, quả có tính đặc trưng theo vùng: Đậu, su
hào và cải bắp là những loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong
khi cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở

miền Nam.
Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể thấy với trường hợp su hào với
trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng tiêu
thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long tiêu thụ. Ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản
phẩm đều cao. Đã có mộ
t số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau, quả
của Việt Nam trong thời gian qua. Các nghiên cứu cho thấy rau và quả là hai
sản phẩm khá phổ biến trong các hộ gia đình. Theo nghiên cứu của IFPRI
(2002), ICARD (2004): cho đến trước năm nghiên cứu, hầu hết các hộ đều tiêu
thụ rau, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau, quả được tiêu thụ rộng rãi nhất
là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%). Hộ gia đình
Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau, qu
ả cho mỗi người mỗi năm, trong đó
tiêu thụ rau chiếm tới 3/4.
Ngoài việc tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả sản xuất trong nước,
Việt Nam còn nhập khẩu nhiều mặt hàng rau, quả từ các nước để tiêu thụ. Các
thị trường mà Việt Nam nhập trái cây nhiều nhất là Trung Quốc, Thái Lan,
Hongkong, Lào, Hoa Kỳ và Australia. Chủng loại trái cây nhập khẩu từ thị
trường Trung Quốc gồm 14 loại như táo, quýt, lê, nho xanh, cam Theo thống
kê, hi
ện có khoảng 50 chủng loại trái cây được nhập khẩu vào Việt Nam. Các


loại sản phẩm này được nhập khẩu một phần phục vụ đối tượng khách nước
ngoài, một phần phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong nước. Cùng với
xu thế hội nhập, hoạt động nhập khẩu đang đặt ra nhiều thách thức đối với
ngành sản xuất rau, quả Việt Nam.
a. Tình hình tiêu thụ mặt hàng rau
Hiện nay rau chủ yếu phục vụ

tiêu dùng trong nước, mặt hàng rau cho
chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể. Mặt hàng rau cho xuất khẩu rất hạn chế
về chủng loại, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt,
dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc đông lạnh và một số
xuất ở dạng tươi.
Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào
lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình
trạng hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền
vững trong sản xuất. Với đặc trưng là trở thành hàng hoá ngay sau khi thu
hoạch và rất dễ bị hư hỏng, trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn
chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời, mặt hàng rau của Việt Nam chủ
yếu dừng lại ở tiêu thụ trong nước, phục vụ trực tiếp cho khu vực sản xuất và
các vùng lân cận.
b. Tình hình tiêu thụ sản phẩm quả
Mặc dù có nhiều loại trái cây ngon, có lợi thế cạnh tranh như: xoài cát
Hòa Lộc, bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng Ri- 6, Chín Hóa (ở Đồng bằng
sông Cửu Long); bưở
i Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, nhãn lồng Hưng Yên, vải
thiều (ở miền Bắc); bơ, chôm chôm, măng cụt, thanh long (ở khu vực Đông
Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên)… Tuy nhiên, sản xuất manh mún, nhỏ
lẻ, chất lượng chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính
cạnh của sản phẩm trái cây Việt Nam rất thấp. Việc liên kết giữa nông dân với
nông dân trong sản xuất và nông dân với doanh nghi
ệp trong tiêu thụ diễn ra
lỏng lẻo dẫn đến nhiều bất lợi cho tiêu thụ. Trong đó, tình trạng vẫn thường
hay diễn ra qua các năm là điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.


Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá đối với nhiều mặt
hàng nông sản trong đó có trái cây ngày càng tăng trên phạm vi cả nước, tuy

nhiên mức độ thương mại hoá khác nhau giữa các vùng: Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng có tỷ suất cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị
trường; tiếp theo là Đông nam Bộ và Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và
58%; các vùng còn lại tỷ suất hàng hoá đạt từ 30-40%. Mức độ
thương mại
hoá cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên canh với quy mô lớn
hơn so với các vùng khác trong cả nước. Sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp vẫn còn tồn tại
nhiều, đây chính là hạn chế của quá trình thương mại hoá, phát triển vùng chuyên
canh cây ăn trái có chất lượng cao.
Trong xu thế hội nhập, trái cây nước ta không chỉ cạnh tranh trên
thương trường quốc tế mà còn cạnh tranh ngay trên thị trường nộ
i địa bởi trái
cây ngoại nhập tràn vào ngày càng nhiều. Để tránh tình trạng “thua trên sân
nhà”, rất cần sự hỗ trợ của các ngành chức năng và tạo mối liên kết chặt chẽ “
bốn nhà” từ nghiên cứu, tạo giống, sản xuất, tiêu thụ đến xuất khẩu trái cây.
c. Tình hình tiêu thụ sản phẩm hoa
Hiện nay, sản xuất hoa ở nước ta được thực hiên bởi 2 đối tượng chính:
nông dân sản xuất tự
phát theo xu hướng nhu cầu thị trường trong nước và bởi
các doanh nghiệp tư nhân trong nước, liên doanh với nước ngoài hoặc 100%
vốn nước ngoài sản xuất hoa chủ yếu cho xuất khẩu. Hoa tiêu thụ trong nước
chủng loại đa dạng và cung cấp ra thị trường theo mùa vụ chất lượng từ thấp
đến cao, giá cả vừa phải, hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất nhỏ lẻ và thiếu
ổn định. Các doanh nghiệ
p sản xuất hoa xuất khẩu với sản lượng hoa nhiều
hơn mang tính hàng hoá, chất lượng hoa cao hơn và được sản xuất trong điều
kiện kỹ thuật cao, sản phẩm được tiêu thụ theo hợp đồng.
Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng,
phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, ly ly, sao tím sang Trung Quốc,
Hồng Kông, Đài Loan, Nhật bản, Singapore, Australia, Ả rập; vạ

n niên thanh,
mai chiếu thủy, mai cảnh sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy nhiên,
số lượng xuất khẩu không nhiều, với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. Sở dĩ
sản phẩm hoa, cây cảnh của Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới là do


chủng loại, chất lượng, kích cỡ không đồng đều, chưa đáp ứng được thị hiếu
của khách hàng quốc tế. Trong khi đó, tiêu thụ trong nước lại có xu hướng
chạy theo mùa vụ (rằm, lễ, Tết, các ngày kỷ niệm) là chính.
Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất
về sản xuất hoa của cả nước. Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt – Hasfarm
100% v
ốn nước ngoài đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui
mô diện tích 15 ha sản xuất trong nhà kính và 2 ha nhà thép; có hệ thống tự
động điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng nguồn nước sạch
hòa tan với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các chủng loại hoa Công ty Đà
Lạt - Hasfarm đang sản xuất bao gồm hoa hồng, cúc, cẩm ch
ướng, ly, đồng
tiền và lá hoa trang trí. Sản lượng hoa xuất khẩu sang các nước Hồng Kông,
Nhật, Đài Loan, Singapore chiếm 55%, phần còn lại dành cho tiêu thụ nội
địa. Quy trình sản xuất được thực hiện khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch,
kể cả công nghệ sau thu hoạch như xử lý dung dịch giữ hoa, đóng gói, bảo
quản và vận chuyển trong ngày để gửi đến nơi tiêu thụ. Đây là mô hình rất
hiệu quả c
ần được nghiên cứu, phổ biến và nhân rộng.
1.2 Khái quát thị trường rau, hoa, quả thế giới
Rau, hoa, quả là mặt hàng được giao dịch nhiều trên thị trường thế giới.
Theo ITC, trong khi thị trường giao dịch gạo, cà phê, cao su… trên thế giới
mỗi năm không quá 10 tỷ USD/năm/loại; trà, điều nhân, hồ tiêu khoảng 3 tỷ
USD/năm thì với rau, hoa, quả, kim ngạch đã đạt trên 14 tỷ USD/năm tùy theo

loại và có tốc độ tă
ng bình quân tuy không cao nhưng khá ổn định. Cụ thể,
giao dịch các sản phẩm quả (HS08) có dung lượng thị trường đạt cao nhất, quy
mô thị trường đạt trên 60 tỷ USD/năm trong cả giai đoạn 2006-2009 với tốc độ
tăng trưởng bình quân là 4%. Năm 2006, dung lượng thị trường đạt 60,2 tỷ
USD, tăng lên 69,1 tỷ USD trong năm 2007 và lên mức 79,5 tỷ USD trong
năm 2008. Năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, quy mô thị
trường này giảm còn 69,2 t
ỷ USD.
Thị trường rau, củ thế giới (HS07) cũng là thị trường có quy mô khá
lớn với giá trị giao dịch 45,6 tỷ USD trong năm 2009, với mức tăng trưởng
bình quân cũng đạt 4%. Quy mô thị trường các năm 2006, 2007 và 2008 lần
lượt là 39,6 tỷ USD, 46,7 tỷ USD và 79,6 tỷ USD.


Thị trường rau, quả chế biến (HS20) cũng là thị trường có quy mô rất
lớn. Năm 2009, quy mô thị trường đạt 42,1 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 5%. Quy mô thị trường này cũng tăng dần trong những năm
gần đây. Nếu như năm 2006 mới chỉ đạt 35,5 tỷ USD thì năm 2007 con số
này là 43,4 tỷ USD và tăng lên mức 48,9 tỷ USD trong năm 2008. Năm 2009,
quy mô thị trường này giả
m so với 2008 còn 42,1 tỷ USD.
Thị trường hoa, cây cảnh thế giới (HS06) có quy mô thị trường nhỏ
nhất trong số các loại rau, hoa, quả nhưng cũng đạt trên 10 tỷ USD/năm. Năm
2006 quy mô thị trường đạt 14,5 tỷ USD và tăng lên mức 16,5 tỷ USD trong
năm 2007, đạt mức cao nhất trong năm 2008 với 17,8 tỷ USD và giảm còn
15,1 tỷ USD trong năm 2009. Đây là thị trường khá ổn định, có tốc độ tăng
trưởng thấp nh
ất trong số các thị trường rau, hoa, quả với mức tăng trưởng bình
quân cả giai đoạn 2006-2009 chỉ là 1%.

Bảng 1.2. Thương mại hàng hoá rau, hoa, quả thế giới giai đoạn 2006-2009
Đơn vị tính: Tỷ USD
Thị trường 2006 2007 2008 2009
Quả 60,2 69,1 79,5 69,2
Rau 39,6 46,7 79,6 45,6
Rau, củ chế biến 35,5 43,4 48,9 42,1
Hoa, cây cảnh 14,5 16,5 17,8 15,1
Nguồn: ITC
Có thể thấy rằng, thị trường rau, hoa, quả thế giới là thị trường giao
dịch còn nhiều tiềm năng, nhất là khi Việt Nam hội tụ được nhiều điều kiện về
khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển sản xuất và xuất khẩu các chủng
loại sản phẩm này.
1.2.1 Những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng rau,
hoa, quả
thế giới
Hiện nay, xu hướng chung đối với tiêu thụ các mặt hàng rau, hoa, quả ở bất
kỳ thị trường nào đều là xu hướng lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu,
chất lượng cao và an toàn cho sức khỏe. Ở các nước phát triển, các yêu cầu này
càng được coi trọng, các nước đang phát triển thì các yêu cầu này còn chưa được
quan tâm đúng mức, đặc biệt trong khâu bảo quản mặt hàng rau, quả.


Thị trường xuất - nhập khẩu nông sản thế giới đang được kiểm soát bởi
hệ thống đại siêu thị, tập đoàn đa quốc gia với các tiêu chuẩn ngặt nghèo về
chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, để nâng cao giá trị cho
các mặt hàng rau, hoa, quả của Việt Nam, cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật với công ngh
ệ tiên tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, tiêu chuẩn GAP đối với rau, quả
được coi là giải pháp lâu dài và cần thiết, mặc dù GAP không phải là rào cản

hoặc điều kiện để xuất khẩu.
Một yếu tố khác tác động đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng rau, quả là yếu
tố mùa vụ. Mặc dù, kỹ thuật bảo quản rau, quả
đã đạt được những tiến bộ nhất
định, các loại rau xanh có thể bảo quản hàng tháng, rau, quả chế biến lên đến
hàng năm, quả chín cũng lên đến hàng tháng, thậm chí hàng năm. Tuy nhiên,
yếu tố mùa vụ vẫn có vai trò hết sức quan trọng đối với tiêu thụ mặt hàng rau,
quả. Các loại rau, quả sau khi thu hoạch được tiêu thụ trực tiếp không qua xử
lý thường có chất lượng tốt, giữ được h
ương vị tự nhiên. Tuy nhiên, để tham gia
vào thị trường thế giới cần có biện pháp xử lý thích hợp, để bảo quản được lâu,
điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sản phẩm.
Xu hướng tiêu thụ gần đây ở hầu hết các nước phát triển là hướng vào
tiêu thụ các loại rau, củ, quả tươi giàu Vitamin có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh
đó, nhu cầu c
ũng có xu hướng tăng đối với các loại rau được chế biến sẵn hoặc
ở dạng đông lạnh vì một bộ phận lớn dân cư thành thị có nhu cầu rút ngắn thời
gian chế biến khi làm bếp. Xu hướng này mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất
khẩu ở các nước đang phát triển.
Xu thế ăn kiêng cũng là một xu hướng đáng kể đối với tiêu thụ các mặt
hàng rau, củ, quả tươi và qua chế biến, đây chính là nguyên nhân làm tăng
nhập khẩu nhiều loại rau, quả tại các nước phát triển, thậm chí các loại trước
đây ít phổ biến ở thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Vài năm gần đây, một xu hướng khác cũng làm tăng thương mại mặt
hàng rau, quả ở nhiều nước phát triển là các nhà cung cấp thực phẩm ở nhiều
n
ước phát triển tích cực tìm kiếm các nguồn nhập khẩu trái vụ, đồng thời, sức


tiêu thụ mạnh của hệ thống siêu thị nhằm đáp ứng khẩu vị món ăn ngày càng

đa dạng của người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe
1.2.2 Thương mại các mặt hàng rau, hoa, quả thế giới
Mặt hàng rau
Theo thống kê của ITC, các nước xuất khẩu rau chính trên thế giới là Hà
Lan, Tây Ban Nha và Trung Quốc với kim ngạch năm 2009 lần lượt là 6,8 tỷ USD,
4,9 tỷ USD và 4,8 tỷ USD. Với trình độ nông nghiệp phát triể
n ở mức cao, sản
lượng rau sản xuất lớn, 3 nước này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch
xuất khẩu rau toàn thế giới. Hà Lan và Tây Ban Nha với lợi thế về khí hậu ôn đới
cũng như vị trí địa lý thuận lợi cung cấp chủ yếu các mặt hàng rau ôn đới cho thị
trường Châu Âu. Trung Quốc với sản lượng rau rất lớn không những đủ đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ
trong nước mà còn dành để xuất khẩu. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu
rau chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng rau sản xuất của Trung Quốc, còn phần
lớn được dùng tiêu thụ tại thị trường trong nước. Các nước sản xuất và xuất khẩu
rau lớn khác trên thế giới như Mexico, Hoa Kỳ, Canada hay Bỉ và Pháp xuất khẩu
khoảng từ 2 đến trên 3,5 tỷ USD loại sản phẩm này mỗi năm.
Việ
t Nam với nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu các mặt
hàng rau nhiệt đới cũng đã vươn lên xếp thứ 24 trong số các nước sản xuất, xuất
khẩu rau trên thế giới.
Các nước nhập khẩu rau chính trên thế giới chủ yếu là các nước ở vùng ôn
đới như Đức, Hoa Kỳ, Anh, Pháp hay Hà Lan, đây cũng là các nước có sản lượng
và lượng xuất kh
ẩu rau khá lớn nhưng do điều kiện tự nhiên chỉ cho phép họ sản
xuất và xuất khẩu các mặt hàng rau ôn đới nên phần lớn các quốc gia này đều phải
nhập khẩu các mặt hàng rau nhiệt đới cũng như các mặt hàng rau ôn đới mà nước
mình không sản xuất được để tiêu thụ trong nước. Do là các nước công nghiệp
phát triển nên hầu hết các nước đều đặt tiêu chuẩn rất cao đối với rau nhậ
p khẩu,

đây là một rào cản khá lớn đối với các nước xuất khẩu rau nói chung và đặc biệt là
đối với các nước có sản xuất rau chưa đạt trình độ cao như Việt Nam.


Bảng 1.3: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng rau của các nước nhập khẩu
chính trên thế giới (đvt: triệu USD)
Thị trường 2009 2008 2007 2006
Tăng trưởng
bình quân
Thế giới 45.631 79.457 46.702 39.652 4%
Hoa Kỳ 5.832 8.609 5.731 5.264 3%
Đức 5.187 8.405 5.184 4.861 2%
Anh 3.585 5.462 4.385 3.682 -1%
Pháp 2.906 4.886 3.024 2.448 5%
Canada 2.138 3.253 2.025 1.788 5%
ấn Độ 2.067 1.171 1.280 875 34%
Nga 1.660 4.463 1.389 934 19%
Bỉ 1.629 4.408 1.717 1.361 5%
Italia 1.622 2.756 1.478 1.290 6%
Nhật Bản 1.467 2.513 1.757 1.925 -6%
Hà Lan 1.133 4.741 2.162 1.702 -8%
Trung Quốc 1.053 1.238 800 756 10%
Thị trường khác 45.631 79.457 46.702 39.652 -4%
Nguồn: ITC
Sản phẩm Quả
Các nước xuất khẩu sản phẩm quả chủ yếu trên thế giới là Hoa Kỳ, Tây Ban
Nha, Chile, Bỉ, Italia, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm của mỗi nước đều lên
tới trên 3 tỷ USD. Năm 2009, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu các loại quả lớn nhất thế
giới với giá trị xuất khẩu đạt 8,7 tỷ USD chiếm 13,8% thương mại sả
n phẩm quả

toàn cầu, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu lớn thứ 2 với giá trị xuất khẩu đạt 6,1 tỷ
USD chiếm 9,7% tổng xuất khẩu các loại quả thế giới. Chi lê, Bỉ và Italia là các
nước xuất khẩu lớn thứ 3, thứ 4 và thứ 5 với giá trị xuất khẩu lần lượt là 3,9 tỷ
USD, 3,3 tỷ USD và 3,2 tỷ USD chiếm tỷ trọng 6,3%, 5,2% và 5,1% trong tổng
xuất khẩu các loại quả củ
a thế giới.
Các nước nhập khẩu các sản phẩm quả (HS08) chủ yếu trên thế giới là Hoa
Kỳ với kim ngạch năm 2009 đạt tới gần 9 tỷ USD, Đức với 7,5 tỷ USD và Anh với
4,6 tỷ USD, Nga với 4,4 tỷ USD, Tăng trưởng nhập khẩu thị trường các sản
phẩm quả thế giới tuy khá thấp nhưng ổn định. Quy mô nhập khẩu thị trường Hoa
Kỳ tă
ng 6%, nhập khẩu của thị trường Đức tăng 3%, thị trường Anh thì ổn
định, sau khi tăng trưởng trong 2 năm 2007, 2008 lại sụt giảm trong năm 2009.
Nga là một trong số ít các thị trường có mức tăng trưởng cao 12% trong cả
giai đoạn 2006-2009


Bảng 1.4. Nhập khẩu các sản phẩm quả (HS08) của các nước nhập khẩu chủ
yếu trên thế giới (Đơn vị : triệu USD)
Thị trường 2009 2008 2007 2006
Tăng trưởng
bình quân
Thế giới 69.191 79.457 69.099 60.174 4%
Hoa Kỳ 8.934 8.609 8.240 7.307 6%
Đức 7.529 8.405 7.494 6.836 3%
Anh 4.657 5.462 5.304 4.681 0%
Nga 4.394 4.463 3.738 2.973 12%
Pháp 4.217 4.886 4.163 3.613 4%
Bỉ 3.689 4.408 3.691 3.263 3%
Canada 3.160 3.253 2.955 2.577 6%

Hà Lan 2.741 4.741 4.033 3.458 -5%
Italy 2.697 2.756 2.503 2.340 4%
Hồng Kông 1.992 1.543 1.254 1.059 22%
Trung Quốc 1.720 1.238 915 739 33%
Nhật Bản 1.481 2.513 2.283 2.223 -8%
Tây Ban Nha 1.410 2.295 1.981 1.638 -3%
ấn Độ 1.102 1.171 834 780 10%
Thuỵ Sỹ 942 1.043 870 805 4%
Thuỵ Điển 893 1.064 965 866 1%
Thị trường khác 16.755 79.457 69.099 60.174 -18%
Nguồn: ITC
Thị trường quả thế giới chủ yếu bị chi phối bởi các nước phát triển, nơi có
ngành nông nghiệp đạt được nhiều tiến bộ, công nghệ chế biến bảo quản ở trình độ
cao. Một nguyên nhân khác là hoạt động tái xuất đối với các loại quả cũng giúp
thương mại sản phẩm quả đạt kim ngạch ở mức cao.
Các sản phẩm hoa:
Trên th
ế giới hiện có trên 300.000 ha sản xuất hoa, phân bố tại 27 nước
chủ yếu, trong đó EU chiếm 12%. Các nước châu Á và Thái Bình Dương
chiếm 70% với 70% trong số diện tích này tập trung ở Trung Quốc và 15% ở
Ấn Độ. Nhật Bản, Thái Lan và Đài Loan cũng là những nước sản xuất hoa
quan trọng ở châu Á và Thái Bình Dương với tổng diện tích chiếm 10%. Hoa
Kỳ (7%), Mexico (5%), Brazil (2%) và Colombia (2%) là các nước sản xuất
hoa chủ yếu ở châu Mỹ, chiế
m tổng số 16 % diện tích hoa của thế giới. Công
nghệ nhà kính là yếu tố quan trọng tạo ra hiệu quả sản xuất cao trong ngành
hàng hoa thế giới.

×