Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Điều tra,đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu trình độ công nghệ các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.27 MB, 136 trang )




Tổng cục tiêu chuẩn-đo lờng-chất lợng
Trung tâm kỹ thuật TC-ĐL-CL 3




Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ đề tài

điều tra, đánh giá và xây dựng
cơ sở dữ liệu về thực trạng
trình độ công nghệ trên địa bàn
thành phố đà nẵng

Chủ nhiệm đề tài: ThS . trần Văn dũng













6460


15/8/2007

đà nẵng- 2007



TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ðO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ðO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3











BÁO CÁO TỔNG KẾT ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ðIỀU TRA, ðÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ
DỮ LIỆU VỀ THỰC TRẠNG TRÌNH ðỘ CÔNG NGHỆ
TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ ðÀ NẴNG




Chủ nhiệm ñề tài: ThS. TRẦN VĂN DŨNG







QUATEST
3

ðơn vị chủ trì thực hiện
TRUNG TÂM KỸ THUẬT 3 (QUATEST 3)
ðơn vị phối hợp chính
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TP. ðÀ NẴNG
Các ñơn vị phối hợp
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TP. ðÀ NẴNG


1



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

MỤC LỤC
Mục lục 1
Chương I Phần mở ñầu 3
1. ðà Nẵng – Trung tâm kinh tế, công nghiệp miền Trung 3
2. Nhiệm vụ khoa học công nghệ và bối cảnh thực hiện 10

Chương II Lựa chọn phương pháp ñiều tra ñánh giá thực trạng công nghệ áp dụng
tại ðà Nẵng 13

1. ðịnh nghĩa về công nghệ 13
1.1. Khái niệm chung 13
1.2. ðịnh nghĩa về công nghệ 13
1.3. Các thành phần của công nghệ 15
1.4. Các ñặc trưng của công nghệ 15
1.5. ðánh giá thực trạng công nghệ 14
2. Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng thực trạng sản xuất công nghiệp 16
2.1. Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng trình ñộ công nghệ sản xuất công nghiệp 16
2.2. Atlas công nghệ 18
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu ñánh giá năng suất (TFP) 21
3. Nhận xét ưu khuyết ñiểm của 02 hệ thống Atlas công nghệ và hệ thống chỉ
tiêu ñặc trưng trình ñộ công nghệ sản xuất công nghiệp 23
4. Phương pháp ñiều tra, ñánh giá thực trạng công nghệ áp dụng tại ðà Nẵng 23
4.1. Hệ thống các chỉ tiêu ñiều tra, ñánh giá 26
4.2. Các phương pháp/kỹ thuật ñánh giá thực trạng công nghệ 27
4.3. Các qui trình ñánh giá thực trạng công nghệ 27
Sơ ñồ lưu trình ñánh giá thực trạng công nghệ 29
Chương III Quá trình thực hiện ñiều tra, ñánh giá thực trạng công nghệ trên ñịa bàn
thành phố ðà Nẵng 30
1. Nhận nhiệm vụ 30
2. Xây dựng ñề cương nhiệm vụ khoa học công nghệ 30
3. Chuẩn bị và triển khai thực hiện 31
4. Thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ 31
Chương IV Kết quả thực hiện ñiều tra, ñánh giá thực trạng công nghệ trên ñịa bàn thành
phố ðà Nẵng 36
1. Kết quả ñánh giá diện 36
1.1. Công nghệ chế biến thủy sản 36
1.2. Công nghệ sản xuất hóa chất-phân bón 38
1.3. Công nghệ chế biến thực phẩm 39


2



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

1.4. Công nghệ sản xuất nước giải khát 40
1.5. Công nghệ chế biến thức ăn gia súc 40
1.6. Công nghệ cơ khí chế tạo 40
1.7. Công nghệ luyện cán thép 44
1.8. Công nghệ sản xuất ngành ñiện-ñiện tử 45
1.9. Công nghệ sản xuất dược-thiết bị y tế 46
1.10. Công nghệ sản xuất da-giày 47
1.11. Công nghệ chế biến lâm sản 47
1.12. Công nghệ sản xuất nhựa-cao su 48
1.13. Công nghệ sản xuất bao bì, giấy, in 50
1.14. Công nghệ dệt, may mặc 52
1.15. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng công trình 55
Bảng so sánh các thành phần T,H,I,O và P giữa các ngành 58
Bảng so sánh thành phần thiết bị, phương tiện giữa các ngành 59
Bảng so sánh thành phần nhân lực giữa các ngành 60
Bảng so sánh thành phần thông tin giữa các ngành 61
Bảng so sánh thành phần tổ chức và quản lý giữa các ngành 62
Bảng so sánh thành phần năng suất-chất lượng-hiệu quả giữa các ngành 63
Bảng so sánh thành phần thực trạng công nghệ giữa các ngành 64
2. Kết quả ñánh giá ñiểm 65
3. Kết quả tham vấn của các Hội ñồng công nghệ chuyên ngành 66
4. Phần mềm xử lý số liệu ñánh giá 68
5. Kết quả ñánh giá thực trạng công nghệ 15 ngành công nghiệp trên ñịa bàn
thành phố ðà Nẵng 70

5.1. Kết quả tổng hợp 70
5.2. Nhận xét chung 71
Chương V Các ý kiến ñề xuất nhằm nâng cao trình ñộcông nghệ ñể phát triển bền
vững 71
I. Nhóm các giải pháp và ñề xuất chung ñể nâng cao trình ñộcông nghệ nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh 73
II. Nhóm các giải pháp và ñề xuất trong ñịnh hướng phát triển các ngành kinh tế
trọng ñiểm của thành phố ðà Nẵng 82
Tài liệu tham khảo 100
Các phụ lục
Phụ lục 1 Hồ sơ nghiệm thu cơ sở
Phụ lục 2 Hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu thực trạng công nghệ

3



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Chương I
PHẦN MỞ ðẦU

1. ðà Nẵng – Trung tâm kinh tế, công nghiệp miền Trung
ðà Nẵng là thành phố lớn nhất tại khu vực miền Trung, ñã có bề dày 500 năm
lịch sử. ðà Nẵng nằm ở 15
o
55’ ñến 16
o
14’ vĩ tuyến Bắc, 107
o

18’ ñến 108
o
20’ kinh
ðông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, ðông giáp
Biển ðông.
Nằm vào trung ñộ của ñất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về ñường bộ,
ñường sắt, ñường biển và ñường hàng không, cách Thủ ñô Hà Nội 764 km về phía
Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Bắc. ðà Nẵng nằm giữa 3 di sản
văn hóa thế giới tại Trung Trung bộ Việt Nam là cố ñô Huế, phố cổ Hội An, thánh
ñịa Mỹ Sơn và xa hơn một chút về phía Bắc là rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố ðà Nẵng là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và của các nước Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma ñến các nước vùng ðông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế ðông Tây với
ñiểm kết thúc là cảng Tiên Sa. Với vị trí thuận lợi này, ðà Nẵng có ñiều kiện thuận
lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Thành phố ðà Nẵng gồm 6 quận, 1 huyện và 1 huyện ñảo, có diện tích tự nhiên
là 1.255,53 km
2
, trong ñó các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km
2
. Theo số
liệu ñiều tra năm 2005, dân cư thành phố có 777.216 người với mật ñộ dân số trung
bình 599 người/km
2
.

















4



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Hình 1- Bản ñồ thành phố ðà Nẵng
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ðOẠN 2001-2005
5 năm qua (2001-2005), kinh tế ðà Nẵng tăng trưởng liên tục với tốc ñộ trung
bình 13%/năm, GDP bình quân ñầu người (VNð) tăng 2,2 lần; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ tăng từ 92,1% lên 94,3% và tỷ
trọng ngành nông nghiệp giảm từ 7,9% còn 5,7% GDP ; ñầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, ñổi mới và chỉnh trang ñô thị ñạt ñược những kết quả nổi bật, ñời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân ngày càng cải thiện, tạo những tiền ñề cần thiết cho thời kỳ
phát triển mới.
Một trong những nhân tố quan trọng của thành tựu ñó chính là nhờ “thành phố
ñã vận dụng linh hoạt và thực hiện ñồng bộ cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát
huy tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo ñộng lực phát triển”. Nhờ tập trung chỉ ñạo thực
hiện hiệu quả công tác huy ñộng và sử dụng nguồn lực ñầu tư phát triển, 5 năm qua,

tổng nguồn vốn ñầu tư xã hội trên ñịa bàn thành phố ñạt tới 23.912 tỷ ðồng, tăng
trung bình 28,2%, vốn ñầu tư bình quân ñầu người ñạt tới 31,76 triệu ðồng (cả nước,
chỉ tiêu này ñạt khoảng 13,74 triệu ðồng, gấp hơn 3,5 lần so với năm 2000.
Thành phố ñã vận dụng nhiều biện pháp ñể cải thiện môi trường ñầu tư và kinh
doanh, thu hút các nguồn ñầu tư trong nước và nước ngoài. ðặc biệt là mạnh dạn ñổi
mới cơ chế quản lý các KCN như chuyển chủ ñầu tư từ DNNN sang ñơn vị sự
nghiệp, sử dụng vốn ngân sách hoặc ngân sách bảo lãnh tiền vay ñể ñầu tư hạ tầng.
Từ ñó, thành phố chủ ñộng trong việc quyết ñịnh giá cho thuê ñất, tiền chuyển quyền
sử dụng ñất, mở rộng khung ưu ñãi về miễn giảm tiền thuê ñất và Thuế Thu nhập
DN, thành lập Trung tâm Xúc tiến ñầu tư thực thi cơ chế “một cửa, tại chỗ” ñể
khuyến khích mạnh mẽ ñầu tư. Tính ñến giữa năm 2005, tại 4 KCN (chưa kể KCN và
KCX ðà Nẵng) ñã thu hút 319 dự án với tổng vốn ñầu tư ñăng ký 5.329 tỷ ðồng và
312 triệu USD. Bên cạnh ñó, nhờ phát triển hạ tầng và ñẩy mạnh xúc tiến ñầu tư nên
nhiều dự án, nhất là lĩnh vực du lịch-dịch vụ, ñã ñăng ký ñầu tư ngoài các KCN. ðến
thời ñiểm này, ở ðà Nẵng ñã có 41 dự án du lịch ñăng ký ñầu tư với tổng vốn 5.745
tỷ ðồng và 410 triệu USD.
Thành phố cũng ñã tích cực chỉ ñạo, sắp xếp, ñổi mới và nâng cao hiệu quả
DNNN ñi ñôi với phát triển mạnh các thành phần kinh tế dân doanh (KTDD) và ñầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính ñến 30/10/2005, ñã có 71 DN hoặc bộ phận
DNNN chuyển ñổi thành công ty cổ phần (CTCP), vốn huy ñộng ñược nhờ bán cổ
phần là 218,6 tỷ ðồng và hơn 4.860 doanh nghiệp dân doanh (DNDD) hoạt ñộng
theo Luật DN với tổng vốn huy ñộng 6.515,6 tỷ ðồng và hơn 22.100 hộ kinh doanh
cá thể có tổng số vốn hơn 710 tỷ ðồng. Trên cơ sở mở rộng quan hệ ñối ngoại ngày

5



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG


càng ñi vào chiều sâu và ổn ñịnh, nhờ chủ ñộng tiếp cận và vận ñộng tích cực, tính
ñến nay, thành phố ñã thu hút ñược 79 dự án FDI với tổng vốn ñầu tư ñăng ký 506,4
triệu USD, ñã tiếp nhận hơn 61 triệu USD tài trợ ODA ñầu tư phát triển hạ tầng (chưa
tính khoảng 350 triệu USD tài trợ ODA ñầu tư dự án Hầm ñường bộ Hải Vân và cải
tạo, nâng cấp cảng Tiên Sa do Trung ương quản lý) và gần 35 triệu USD tài trợ từ các
tổ chức phi chính phủ (NGO).
Tuy nhiên, kinh tế ðà Nẵng theo ñánh giá vẫn còn chậm chuyển ñổi cơ chế huy
ñộng và phân bổ vốn sang cơ chế thị trường ñể khai thác nguồn lực trong xã hội ñầu
tư, thay vì ñầu tư trực tiếp bằng ngân sách từ chính quyền thành phố và tạo ñiều kiện
cho các thành phần kinh tế (kể cả ngoài nước) và các tầng lớp dân cư dễ dàng tiếp
cận, tham gia thúc ñẩy phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kiểm
toán, ñặc biệt là mở rộng các dịch vụ chứng khoán. ðến nay, ở ðà Nẵng chưa hình
thành các quỹ ñầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa
và nhỏ mặc dù ñã có chủ trương của Chính phủ. Vì vậy, vốn ñầu tư từ ngân sách
chiếm tới 44,65% tổng vốn ñầu tư xã hội, trong khi cả nước tỷ lệ này là 22,46%.
Ngoài ra, thành phố cũng chưa khai thác, huy ñộng hết nguồn lực ñầy tiềm năng
từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Năm 2004, khu vực KTNN chiếm tới
60,73% GDP, ngược lại, KTDD và FDI chỉ chiếm tỷ trọng 30,05% và 7,15%. Trong
khi cả nước, tỷ trọng 3 khu vực kinh tế này cùng vào thời ñiểm trên tương ứng là
39,22% - 45,61% - 15,17% (2). Về vốn ñầu tư, năm 2004 khu vực KTDD và FDI chỉ
mới chiếm 16,15% và 14,82% tổng vốn ñầu tư xã hội, trong khi cả nước, 2 chỉ tiêu
này là 26,9% và 17,1%. Thực trạng trên chưa phù hợp với xu hướng và tốc ñộ chuyển
dịch cơ cấu thành phần kinh tế chung của cả nước.
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng-an ninh trên ñịa bàn
thành phố giai ñoạn 2006 – 2010 số 130 /BC-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005 của
Ủy ban nhân dân TP. ðà Nẵng)

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ ðÀ NẴNG
Bảng 1-Tổng sản phẩm quốc nội GDP trên ñịa bàn ðà Nẵng
(chia theo khu vực – giá so sánh năm 1994)

ðVT: tỷ ðồng
Chia ra
Năm Tổng số
Thủy sản - Nông - Lâm

Công nghiệp

Dịch vụ
2000
3.390,2 276,3 1.347,9 1.766,0
2001
3.804,9 293,9 1.585,1 1.925,9
2002
4.282,0 306,7 1.877,4 2.098,9
2003
4.823,4 323,6 2.253,8 2.246,0

6



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Chia ra
Năm Tổng số
Thủy sản - Nông - Lâm

Công nghiệp

Dịch vụ

2004
5.462,9 339,2 2.612,2 2.511,5
2005
6.225,1 355,5 3.031,8 2.837,8

Bảng 2-Tốc ñộ tăng GDP theo khu vực
Chỉ số: %
Chia ra
Năm
Tốc ñộ
tăng
Thủy sản - Nông –
Lâm
Công nghiệp

Dịch vụ
2000÷
÷÷
÷2001
12,2 6,4 17,6 9,1
2001÷
÷÷
÷2002
12,6 4,3 18,4 9,0
2002÷
÷÷
÷2003
12,6 5,5 20,1 7,0
2003÷
÷÷

÷2004
13,3 4,8 15,9 11,8
2004÷
÷÷
÷2005
14,0 4,8 16,1 13,0
Bảng 3-GDP bình quân ñầu người
Năm Theo giá thực tế
(1.000 ðồng Việt Nam)
USD
(1 USD = 15.000 ñồng)
2000
6.906,4 460
2001
7.823,0 522
2002
8.974,8 598
2003
10.322,7 688
2004
12.509,9 842
2005
15.230,9 1.015

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA THÀNH PHỐ ðÀ NẴNG SO VỚI CẢ NƯỚC
Bảng 1-GDP
(theo giá thực tế)
ðVT: tỷ ðồng
Năm ðà Nẵng


Cả nước

Tỷ trọng
của GDP
ðà Nẵng so
với cả nước
(%)
TP. HCM

Tỷ trọng của
TP. HCM

so với ðà
Nẵng (%)
Tỷ trọng GDP
TP. HCM

so với cả nước

(%)
2000 4.947,0

444.139

1,1 39.929

807,1%

9,0%


2001 5.701,6

481.295

1,2 84.852

1488,2%

17,6%

2002 6.652,3

536.098

1,2 96.403

1449,2%

18,0%

2003 7.767,2

613.443

1,3 113.291

1458,6%

18,5%



7



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Năm ðà Nẵng

Cả nước

Tỷ trọng
của GDP
ðà Nẵng so
với cả nước
(%)
TP. HCM

Tỷ trọng của
TP. HCM

so với ðà
Nẵng (%)
Tỷ trọng GDP
TP. HCM

so với cả nước

(%)
2004 9.660,7


713.071

1,4 137,087

1419,0%

19,2%

2005 11.895,7

815.079

1,5 169.559

1425,4%

20,8%

Bảng 2-Thu ngân sách
(theo giá thực tế)
ðVT: tỷ ðồng
Năm ðà Nẵng Cả nước
Tỷ trọng so với cả nước
(%)
2001
2.084,5 103.888 2,0
2002
2.510,3 121.715 2,1
2003

3.515,5 142.210 2,5
2004
5.121,6 180.397 2,8
2005
5.057,9 197.500 2,6
Bảng 3-Kim ngạch xuất khẩu
Năm
ðà Nẵng
(triệu USD)
Cả nước
(tỷ USD)
Tỷ trọng so với cả nước
(%)
2000
223,0 14,5 1,5
2001
274,1 15,0 1,8
2002
283,1 16,7 1,7
2003
329,2 20,2 1,6
2004
420,0 26,5 1,6
2005
500,0 30,7 1,6
Bảng 4-Dân số trung bình
ðVT

2000 2001 2002 2003 2004 2005
ðà Nẵng


1.000
người

716,3 728,8 741,2 752,4 764,6 781,1
Cả nước

1.000
người

77.635,5

78.685,8

79.715,4

80.902,4 82.032,3 83.279,2
ðà Nẵng
/ Cả nước

% 0,92 0,93 0,93 0,93 0,93 0,94
(Nguồn:Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành ðảng bộ thành phố ðà
Nẵng khóa XVIII tại ðại hội lần thứ XIX ðảng bộ thành phố ðà Nẵng)



8




BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Ngành công nghiệp của thành phố ðà Nẵng.
Theo số liệu thống kê, cuối năm 2004, thành phố ðà Nẵng có 3.863 cơ sở sản
xuất công nghiệp ñang hoạt ñộng. Trong ñó:
- Cơ sở kinh tế trong nước: 3838 (gồm 29 doanh nghiệp quốc doanh, 317 ngoài
quốc doanh và 3492 hộ sản xuất cá thể),
- Doanh nghiệp có vốn ñầu tư của nước ngoài: 25 (17 doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, 8 doanh nghiệp liên doanh hay hợp tác kinh doanh).
Các cơ sở sản xuất ñã thu hút 68.587 lao ñộng, trong ñó các doanh nghiệp quốc
doanh: 26.891; ngoài quốc doanh: 24.160; doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài:
17.538. Tốc ñộ tăng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trên 20%,
trong ñó các sản phẩm chủ lực như: chế biến hải sản, may mặc, da giầy.
Trong hai năm qua, cơ cấu trong ngành công nghiệp có sự thay ñổi: Theo số liệu
6 tháng ñầu năm 2006, thành phố có 614 doanh nghiệp, trong ñó có 25 doanh nghiệp
quốc doanh trung ương, 12 doanh nghiệp quốc doanh ñịa phương, 43 doanh nghiệp
có vốn ñầu tư nước ngoài và hơn 500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Quy mô của các doanh nghiệp khác nhau: về vốn kinh doanh, doanh nghiệp
trung ương và doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài trung bình 80 tỷ ñồng/doanh
nghiệp; doanh nghiệp quốc doanh ñịa phương trung bình 8 tỷ ñồng/doanh nghiệp còn
doanh nghiệp sản xuất cá thể trung bình 1-1,2 tỷ ñồng/doanh nghiệp.
Ngành sản xuất rất ña dạng: chế biến thuỷ sản, chế biến nông sản thực phẩm,
sản xuất hoá chất, cao su, may mặc xuất khẩu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, sửa
chữa, ñóng tàu, cán thép, ñiện-ñiện tử và các loại hàng tiêu dùng khác.
Tốc ñộ tăng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của thành phố
ðà Nẵng trên 20%, (năm 2005 sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ñạt giá trị
thực hiện 8.542 tỷ ðồng, tăng 20,2% so với năm 2004). Với sự phát triển này mà chủ
lực là các sản phẩm chế biến hải sản, may mặc, da giày, săm lốp cao su, xi măng
ñã ñưa tỷ trọng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP của
thành phố.

Sản phẩm công nghiệp của thành phố ðà Nẵng ñã xuất khẩu sang thị trường của
69 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong các năm gần ñây, thành phố ñã ñẩy mạnh tiến ñộ hoàn thiện cơ sở hạ tầng
của các khu công nghiệp tập trung. Tính ñến nay, ðà Nẵng ñã có các khu công
nghiệp là ðà Nẵng, Hòa Khánh, Liên Chiểu, Hòa Cầm và khu công nghiệp Chế biến
và Dịch vụ thủy sản ðà Nẵng. Thành phố ñang ñón nhận làn sóng ñầu tư mới với các

9



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

dự án Nhà máy thép 250 nghìn tấn/năm, các Nhà máy ñóng tàu Sông Hàn với vốn
ñầu tư là 1.200 tỷ ðồng, trong ñó giai ñoạn I là 598 tỷ ðồng sẽ ñóng loại tàu 6.800
tấn, dự án ñóng tàu của Công ty Sông Thu; dự án liên doanh giữa Tập ñoàn dệt may
Việt Nam (Công ty Phong Phú - Vinatex) và Tập ñoàn Birlington (ITC) Mỹ, ñặt tại
KCN Hoà Khánh với vốn ñầu tư giai ñoạn I là 80 triệu USD, trong ñó phía Việt Nam
góp 40% ñã ñược cấp phép ñầu tư cuối năm 2007 sẽ ñi vào hoạt ñộng với công suất
60 triệu mét vải và 5 triệu sản phẩm may mặc một năm…
Bên cạnh các thế mạnh ñó, ngành sản xuất công nghiệp còn những hạn chế như
phát triển khá cao nhưng chưa vững chắc, ñầu tư ñặc biệt là ñầu tư của nước ngoài
còn thấp (dưới 20%) so với một số tỉnh và thành phố trọng ñiểm khác, tỷ lệ chế biến
thô trong các ngành sản xuất hải sản, nông sản còn cao, tỷ lệ nội ñịa hoá trong ngành
may mặc, da giày xuất khẩu còn thấp, giá trị gia tăng nhìn chung chưa ñược cải thiện,
còn ở mức khiêm tốn. Ngành sản xuất ña dạng nhưng thành phố chưa có các sản
phẩm chủ lực, ñặc trưng, có giá trị lớn, có lợi thế trên thị trường nội ñịa và xuất khẩu.
Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển
thành phố ðà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa”; Chiến lược phát
triển khoa học và công nghệ thành phố ðà Nẵng ñến năm 2010 và 2015 và các

Chương trình, Quyết ñịnh của thành phố về phát triển công nghiệp, thành phố ðà
Nẵng sẽ nhanh chóng trở thành “một trong những ñịa phương ñi ñầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện ñại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm
2020” như Nghị quyết ñã nêu.
SƠ ðỒ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THUỘC THÀNH PHỐ ðÀ NẴNG











10



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

2. Nhiệm vụ khoa học công nghệ và bối cảnh thực hiện
Nhằm thực hiện chương trình “Tập trung phát triển công nghiệp, ưu tiên ñầu tư
ñẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, phấn ñấu là một trong những ñịa phương
ñi ñầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa” và “Chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ thành phố ðà Nẵng ñến năm 2010 và 2015” theo ñịnh hướng
của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố
ðà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước”, thành phố ðà Nẵng
ñã ñề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp thực hiện nhiều ñề tài nghiên cứu

và phát triển khoa học, công nghệ (KHCN).
Ngày 10 tháng 5 năm 2004, với Quyết ñịnh số 704/Qð-BKHCN, Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ ñã giao nhiệm vụ ñiều tra, ñánh giá và xây dựng cơ sở dữ
liệu về thực trạng công nghệ 10 ngành kinh tế - kỹ thuật với khoảng 200 doanh
nghiệp trên ñịa bàn thành phố ðà Nẵng cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn ðo lường
Chất lượng 3 (Trung tâm Kỹ thuật 3), thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn ðo lường Chất
lượng chủ trì và phối hợp thực hiện với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố ðà
Nẵng (Sở KH&CN TP. ðà Nẵng). Trên cơ sở nhiệm vụ ñược giao, Trung tâm Kỹ
thuật 3 ñã cùng với Sở KH&CN, các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu của
thành phố ðà Nẵng xây dựng ñề cương thực hiện trình Bộ phê duyệt dưới dạng một
ñề tài nghiên cứu triển khai KHCN với các nội dung chính như sau:
- Tên ñề tài nghiên cứu khoa học
ðiều tra, ñánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu thực trạng công nghệ trên ñịa bàn

TP. ðà Nẵng.
- Tên ñơn vị dự tuyển chủ trì thực hiện ñề tài nghiên cứu khoa học
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn ðo lường Chất lượng 3 (Trung tâm Kỹ

thuật 3)-Tổng cục Tiêu chuẩn ðo lường Chất lượng-Bộ Khoa học và Công
nghệ.
ðịa chỉ : 49 Pasteur, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
ðiện thoại : (08). 829 4274 - 821 7538.
Fax : (08). 829 3012 - 821 7538
Giám ñốc : KS. Lê Thị Cẩm Nhung (hiện nay ThS. Trần Văn Dũng)

- Họ và tên, học vị, chức vụ, ñịa chỉ người dự tuyển làm chủ nhiệm
ThS. Trần Văn Dũng, Phó giám ñốc Trung tâm Kỹ thuật 3
- Thời gian thực hiện :
Theo kế hoạch : 11 tháng (từ tháng 8/2005 ñến tháng 6/2006);
Thực tế thực hiện : 16 tháng (từ tháng 8/2005 ñến tháng 12/2006).


11



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

- Kinh phí thực hiện: 950.000.000 ñồng
từ ngân sách SNKH: 950.000.000 ñồng
Trong quá trình thực hiện, ñề tài nghiên cứu này ñược UBND TP. ðà Nẵng chỉ
ñạo trở thành ñề án thực hiện nhiệm vụ KHCN của thành phố với sự phối hợp thực
hiện của Sở KH&CN, các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu và các doanh
nghiệp. Ban chỉ ñạo ñề án ñã ñược thành lập theo Quyết ñịnh số 6504/Qð-UBND
ngày 17/8/2005 của Chủ tịch UBND TP. ðà Nẵng.
ðề tài ñã ñược thực hiện quan 5 giai ñoạn như sau:
-
Giai ñoạn 1 (từ tháng 5/2004 ñến tháng 8/2005): Trung tâm Kỹ thuật 3 ñã
phối hợp với các bên liên quan xây dựng và bảo vệ ñề cương thực hiện. Giai ñoạn
này kéo dài do phải tạm dừng thực hiện theo Quyết ñịnh số 2585/Qð-BKHCN ngày
20/12/2004 và tiếp tục thực hiện theo Quyết ñịnh số 1312/Qð-BKHCN ngày
20/5/2005.
-
Giai ñoạn 2 (từ tháng 9/2005 ñến tháng 11/2005): xác ñịnh ñối tượng ñiều
tra, ñánh giá gồm 14 ngành với 200 doanh nghiệp (mức phấn ñấu: 250 doanh
nghiệp); biên soạn 16 Quy trình ñiều tra, ñánh giá; biên soạn tài liệu tập huấn và phối
hợp tổ chức 8 khóa tập huấn cho khoảng 350 ñánh giá viên của các cơ quan quản lý,
các doanh nghiệp trên ñịa bàn thành phố ðà Nẵng.
-
Giai ñoạn 3 (từ tháng 12/2005 ñến tháng 5/2006): từ tháng 12/2005 ñến
tháng 3/2006 thực hiện ñánh giá diện ñược 197 doanh nghiệp với 204 công nghệ;

hoàn thành cơ bản việc xây dựng phần mềm xử lý số liệu. Từ tháng 4/2006 ñến tháng
5/2006, kiểm tra, nghiệm thu các hồ sơ ñánh giá diện nêu trên, nhập dữ liệu vào phần
mềm xử lý ñể chạy thử.
- Giai ñoạn 4 (từ tháng 5/2006 ñến tháng 6/2006): xem xét, kiểm tra và hiệu
chỉnh số liệu của 197 hồ sơ nêu trên, chọn 45 hồ sơ doanh nghiệp ñại diện ñể tiến
hành ñánh giá ñiểm. Trong quá trình thực hiện do một số nguyên nhân khách quan,
chỉ thực hiện ñánh giá ñược 37 doanh nghiệp. Kết quả so sánh cho thấy số liệu giữa
hai lần ñánh giá có ñộ sai lệch nhỏ, vì vậy số liệu ñã thu thập của toàn bộ hồ sơ ñánh
giá diện ñã ñược dùng làm cơ sở cho quá trình thực hiện tiếp theo. Nội dung này ñã
ñược trình bày trong hội thảo ngày 27/7/2006 tại TP. ðà Nẵng ñể lấy ý kiến rộng rãi
của các bên liên quan và các nhà khoa học. Sau khi kết thúc hội thảo, 5 Hội ñồng
ñánh giá công nghệ chuyên ngành ñã chấp thuận sử dụng kết quả ñánh giá diện nêu
trên.
- Giai ñoạn 5 (từ tháng 8/2006 ñến tháng 11/2006): thu thập thêm các thông tin
và soạn thảo báo cáo tổng kết; tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở với các công việc cụ thể

12



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

như sau: ngày 14/11/2006 thành lập Hội ñồng nghiệm thu cấp cơ sở theo Quyết ñịnh
số 228/Qð-KT3 của Giám ñốc Trung tâm Kỹ thuật 3 gồm 8 thành viên do Bà Trần
Thị Mỹ Hiền, Phó giám ñốc Trung tâm làm chủ tịch; ngày 17/11/2006 Hội ñồng ñã
làm việc có sự tham gia của Lãnh ñạo Trung tâm Kỹ thuật 3, Lãnh ñạo Sở KH&CN,
Sở Công nghiệp TP. ðà Nẵng và ðại diện Trung tâm Phần mềm ðà Nẵng. Các thành
viên tham dự ñã ñóng góp ý kiến ñể Ban chủ nhiệm ñề tài hoàn thiện báo cáo. Hội
ñồng ñã nhất trí ñánh giá kết quả thực hiện ñề tài ðạt yêu cầu của ðề cương và Hợp
ñồng số 03/2005/Hð-ðP ngày 24/9/2005.

Như vậy, sau 16 tháng, ñến nay nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ giao về
cơ bản ñã hoàn thành. Thời gian bị kéo dài do:
- Công tác tập huấn cho các ñánh giá viên phải bổ sung thêm 4 ñợt ñể ñáp ứng
yêu cầu về số lượng người tham gia;
- Giai ñoạn ñánh giá diện gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức, phối hợp nên
bị chậm 4 tháng;
- Giai ñoạn lấy thông tin ñể bổ sung làm báo cáo bị chậm trễ chủ yếu do bị ảnh
hưởng cơn bão số 6.
Kết quả cụ thể sẽ ñược trình bày trong các phần sau của báo cáo này và trong dữ
liệu của phần mềm xử lý số liệu.
Ghi chú: Trong một số tài liệu làm việc, trong một số kết quả thực hiện và trong
phần mềm cơ sở dữ liệu có sử dụng các thuật ngữ, cụm từ khác với các thuật ngữ,
cụm từ ñược trình bày trong ñề cương và trong báo cáo. Cụ thể là:
• Thực trạng công nghệ ñược gọi là thực trạng công nghệ trong các quy trình,
trong các báo cáo ñiều tra, ñánh giá của doanh nghiệp và trong phần mềm cơ
sở dữ liệu.
• ðề tài nghiên cứu ñược gọi là nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) hay ñề
án thực hiện nhiệm vụ KHCN trên ñịa bàn thành phố ðà Nẵng.
• Giai ñoạn ñánh giá diện ñược gọi là ñiều tra.
• ðánh giá ñiểm còn gọi là ñánh giá ñiển hình, ñánh giá phúc tra.

13



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Chương II
LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ


1. ðỊNH NGHĨA VỀ CÔNG NGHỆ
Trước khi ñi sâu vào nội dung thực hiện, chúng ta cần nói ñến các khái niệm về
công nghệ và các phương pháp ñánh giá ñã ñược áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
1.1 Khái niệm chung
Bước vào thế kỷ 21, thế giới ñã và ñang chứng kiến những biến ñổi lớn lao của
nền văn minh nhân loại mà ñộng lực chủ yếu là khoa học và công nghệ. Khoa học -
công nghệ ñã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trong ñó công nghệ là cốt lõi, ở
ñó thông tin, tri thức, tay nghề cùng với trí sáng tạo, tài năng quản lý, nhân cách ñang
trở thành những nguồn lực cho phát triển. Nói cách khác, công nghệ là chìa khóa ñể
làm chủ sự phát triển kinh tế-xã hội, ai nắm ñược công nghệ người ñó sẽ làm chủ
tương lai.
Vậy “công nghệ” là gì?
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu và ñối tượng áp dụng, hiện nay trên thế giới người
ta ñưa ra nhiều khái niệm khác nhau, có những khái niệm mang tính trừu tượng, tổng
quát, có những khái niệm mang tính cụ thể ñịnh lượng ñược. Karl Marx ñã từng cho
rằng, công nghệ là một phức hợp những kiến thức khoa học và kỹ thuật về các
phương thức và phương pháp sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất. Công nghệ bộc lộ
mối liên hệ tích cực của con người ñối với thiên nhiên, ñó là quá trình trực tiếp tạo ra
cuộc sống của con người, ñồng thời cả những ñiều kiện xã hội và những khái niệm
tinh thần bắt nguồn từ những ñiều kiện trên.
Thuật ngữ “công nghệ” xuất phát từ chữ Hy Lạp “Techne” có nghĩa là một nghệ
thuật hay một kỹ năng và “logia” có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu. Ở
Việt Nam, cho ñến nay công nghệ thường ñược hiểu là quá trình ñể tiến hành một
công ñoạn sản xuất, là thiết bị ñể thực hiện một công việc (do ñó công nghệ thường là
tính từ của một cụm thuật ngữ như từ qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ, dây
chuyền công nghệ). Nhưng cách ñây từ vài chục năm, Anh, Mỹ rồi ñến các nước
Châu Âu bắt ñầu sử dụng thuật ngữ “công nghệ” ñể chỉ các kỹ thuật cụ thể bắt nguồn
từ các thành tựu khoa học, coi các kỹ thuật ñó như là một sự phát triển của khoa học
trong các ứng dụng thực tiễn.
Ngày nay, các tổ chức quốc tế về khoa học - công nghệ ñã có rất nhiều cố gắng

trong việc ñưa ra một ñịnh nghĩa công nghệ có thể dung hòa các quan ñiểm, ñồng

14



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hòa nhập của các quốc gia, trong từng khu
vực và trên phạm vi toàn cầu.
Có bốn ñặc trưng bao quát trong ñịnh nghĩa về công nghệ như sau:
- Công nghệ là một máy biến ñổi. ðặc trưng này nhấn mạnh khả năng làm ra các
ñồ vật của công nghệ. Nó ñề cập ñến sự khác nhau giữa khoa học ứng dụng và công
nghệ. Các nhà khoa học ứng dụng chỉ chú trọng tới việc khám phá ra các ứng dụng
của các lý thuyết; trong khi các nhà công nghệ không chỉ quan tâm tới việc làm ra các
ñồ vật mà còn phải chú ý tới hiệu quả kinh tế, tới sự thích hợp với các mục ñích sử
dụng của công nghệ. Do ñó khía cạnh máy biến ñổi của công nghệ hàm ý vấn ñề quản
lý có vai trò ñặc biệt trong việc ñạt ñược kết quả biến ñổi mong muốn.
- Công nghệ là một công cụ. ðặc trưng này ñề cập ñến việc công nghệ thường
ñược coi là một cái máy, một thiết bị. Nhấn mạnh ñặc trưng này, người ta muốn xóa
bỏ quan niệm “cái hộp ñen công nghệ”, coi công nghệ là cái cao siêu không thể với
tới ñược. Vai trò của máy móc, ñặc biệt sự tác ñộng giữa con người và máy móc có
vai trò rất quan trọng trong công nghệ.
- Công nghệ là kiến thức. ðặc trưng này của công nghệ khẳng ñịnh vai trò cốt
lõi của kiến thức khoa học trong công nghệ. Nó phủ nhận cách nhìn công nghệ như là
những thực thể ñơn thuần tách rời khỏi những bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm của
người sử dụng. Vì vậy, ñể phát huy hiệu quả công nghệ người sủ dụng cần phải ñược
ñào tạo, trau dồi các kỹ năng và liên tục cập nhật các kiến thức.
- Công nghệ hiện hữu ở các vật thể. Thừa nhận các ñặc trưng trên của công nghệ
sẽ mở hoàn toàn “cái hộp ñen công nghệ”. Dựa vào ba ñặc trưng nêu trên của công

nghệ có nghĩa coi công nghệ nằm trong các dạng mà nó tồn tại như của cải, thông tin,
sức lao ñộng. Từ ñó thừa nhận công nghệ là hàng hóa, dịch vụ có thể ñược mua bán
như các thứ hàng hóa khác trên thị trường.
1.2 ðịnh nghĩa về công nghệ theo Luật Khoa học và Công nghệ:
“Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng ñể biến ñổi các nguồn lực
tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành hàng hóa tiêu dùng hoặc nguồn lực
trung gian khác.”
1.3 Các thành phần cơ bản của công nghệ
Theo các khái niệm và ñịnh nghĩa nêu trên, bất cứ một công nghệ nào, dù ñơn
giản hay phức tạp ñều bao gồm 4 thành phần cơ bản tác ñộng qua lại với nhau:

15



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

- TECHNOWARE (viết tắt là T): máy móc, trang bị, công cụ, nguyên vật liệu
của công nghệ; biểu thị yếu tố vật chất hỗ trợ hoặc thay thế sức lực và trí tuệ của con
người.
- HUMANWARE (viết tắt là H): nhân lực với các yếu tố biểu thị năng lực của
con người trong công nghệ như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức, tính sáng
tạo…
- INFORWARE (viết tắt là I): thông tin trong công nghệ với các yếu tố ñã ñược
tư liệu hóa, tồn trữ các tri thức ñã ñược tích lũy như dữ liệu, dữ kiện, phương pháp,
tài liệu hướng dẫn, bí quyết
- ORGAWARE (viết tắt là O): tổ chức trong công nghệ với các yếu tố biểu thị
thẩm quyền, trách nhiệm, tác ñộng qua lại, sự liên kết phối hợp, sự ñiều hành hoạt
ñộng của tổ chức sử dụng công nghệ…
Tất cả bốn thành phần công nghệ nêu trên tác ñộng qua lại ở các mức ñộ khác

nhau, từ ñơn giản ñến phức tạp. Không thể tạo ra bất cứ sản phẩm công nghệ nào nếu
thiếu một trong bốn thành phần ñó. Với mỗi quá trình tạo sản phẩm (sản xuất, cung
cấp, dịch vụ ). Mỗi thành phần của công nghệ ñều có một thang mức xác ñịnh từ tối
thiểu ñến tối ña (mức tinh xảo).









Mô hình tương tác ñộng giữa các thành phần công nghệ
1.4 Các ñặc trưng của công nghệ
Muốn quản lý công nghệ cần nắm vững các ñặc trưng cơ bản của công nghệ.
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một sản phẩm ñặc biệt với các ñặc trưng
cơ bản của loại sản phẩm này như sau:
- ðộ phức tạp;


16



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

- Mức tinh xảo của các thành phần công nghệ;
- Chu trình sống của công nghệ.
1.5. ðánh giá thực trạng công nghệ (Technology Status).

ðánh giá thực trạng công nghệ là hoạt ñộng nhận dạng thực tế công nghệ theo
các tiêu chí nhất ñịnh ñể biết khoảng cách hiện tại so với chuẩn ñược lựa chọn. Việc
ñánh giá thực trạng công nghệ thể hiện qua việc xác ñịnh và so sánh kết quả tổng hơp
giữa các doanh nghiệp, giữa các ñịa phương hoặc giữa các quốc gia. Bên cạnh ñó có
thể so sánh riêng từng thành phần công nghệ ñể thấy ñược sự chênh lệch của thành
phần công nghệ ñó, từ ñó có thể hoạch ñịnh, cải tiến cho từng thành phần nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Việc phân tích riêng ñối với từng ngành công nghệ ñược
xem là tốt nhất vì có thể giúp chúng ta xác ñịnh cụ thể những công nghệ mũi nhọn
cần tập trung ñẩy mạnh.

2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ðẶC TRƯNG THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ
Hiện nay ở nước ta có nhiều quan ñiểm khác nhau trong ñánh giá thực trạng
công nghệ. Hai phương pháp ñược sử dụng nhiều nhất là:
- Theo Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng thực trạng công nghệ do Ủy ban Khoa học
Nhà nước ban hành năm 1991 (Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng 1991);
- Theo Atlas công nghệ.

(Ngoài ra, hiện nay trong một số ngành kinh tế người ta còn sử dụng Phương
pháp ñánh giá năng suất toàn diện (Total Factor Productivity - TFP) ñể xác ñịnh hiệu
quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong phương pháp này
cũng có một số chỉ tiêu tương tự như trong hai phương pháp nêu trên.)

Sau ñây là phương pháp luận và hệ thống các chỉ tiêu thường ñược dùng ñể
ñánh giá thực trạng công nghệ ở nước ta.
2.1 Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng 1991
Năm 1991, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ñã
ban hành Hệ thống chỉ tiêu ñặc trưng thực trạng công nghệ của sản xuất công nghiệp,
ñã ñược áp dụng từ 1991 ñến 1995.
Tổng số 30 chỉ tiêu ñặc trưng chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm chỉ tiêu ñặc trưng về các yếu tố vật chất của sản xuất (17 chỉ tiêu):

∗ Hao mòn hữu hình;
∗ Tuổi trung bình của thiết bị;
∗ Hao mòn vô hình;

17



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

∗ Hệ số ñổi mới thiết bị công nghệ;
∗ Tỉ trọng thiết bị trực tiếp tham gia sản xuất;
∗ Mức huy ñộng công suất của thiết bị;
∗ Mức huy ñộng năng suất thiết kế;
∗ Tỷ trọng thiết bị hiện ñại;
∗ Mức trang bị năng lượng cho lao ñộng;
∗ Mức trang bị vốn cho sản xuất;
∗ Tỷ trọng sản phẩm sản xuất theo công nghệ mới ñược áp dụng trong năm;
∗ Tỷ trọng sản phẩm ñược sản xuất theo phương pháp dây chuyền;
∗ Thực trạng cơ khí hóa, tự ñộng hóa;
∗ Chi phí năng lượng cho một ñơn vị sản phẩm;
∗ Chi phí nguyên vật liệu cho một ñơn vị sản phẩm;
∗ Hệ số sử dụng nguyên vật liệu;
∗ Tỷ trọng nguyên vật liệu ñúng quy cách chất lượng,

- Nhóm chỉ tiêu ñặc trưng về chất lượng sản phẩm (3 chỉ tiêu):
∗ Tỷ trọng sản phẩm ñược xuất khẩu;
∗ Tỷ trọng sản phẩm hợp chuẩn;
∗ Tỷ trọng phẩm cấp sản phẩm;
- Nhóm chỉ tiêu ñặc trưng về tổ chức và quản lý sản xuất (8 chỉ tiêu):

∗ Thực trạng tổ chức sản xuất chuyên môn hóa;
∗ Chi phí bộ máy quản lý;
∗ Mức trang bị kỹ thuật và lao ñộng có kỹ thuật và nghiệp vụ của bộ máy
quản lý;
∗ ðánh giá thực trạng tổ chức quản lý lao ñộng;
∗ Hiệu lực của bộ máy quản lý;
∗ Mức ñộ ñáp ứng các tài liệu pháp chế kỹ thuật và nghiệp vụ cơ bản;
∗ ðào tạo cán bộ;
∗ Môi trường sản xuất
- Nhóm chỉ tiêu ñặc trưng về hiệu quả chung của sản xuất (2 chỉ tiêu):
∗ Năng suất lao ñộng;
∗ Doanh lợi.

18



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Hệ thống chỉ tiêu này ñã ñược nhiều ñịa phương (trong ñó có thành phố ðà
Nẵng) và một số ngành áp dụng ñể ñánh giá thực trạng công nghệ sản xuất công
nghiệp tại ñịa phương và ngành của mình.

2.2 Atlas công nghệ
Dự án Atlas công nghệ ñược khởi xướng trên cơ sở tiền ñề “Công nghệ là biến
số chiến lược” quyết ñịnh sự phát triển tăng tốc kinh tế - xã hội trong môi trường
cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Mục tiêu của dự án là ñưa ra một công cụ hỗ
trợ sự quyết ñịnh ở dạng phương pháp luận ñể hợp nhất các công việc xem xét các
khía cạnh công nghệ trong quá trình lập kế hoạch ở từng quốc gia, ngành, doanh
nghiệp.

Với mục ñích trên, tại khóa họp hàng năm lần thứ 40 của UN-ESCAP năm 1984
ñã thông qua chương trình Tokyo về công nghệ phục vụ phát triển Châu Á- Thái
Bình Dương.
Trên cơ sở mục tiêu của chương trình, trong tháng 3 và tháng 10 năm 1985, các
chuyên gia ñã họp và xác ñịnh mục tiêu, phạm vi áp dụng và các thành phần, các
hành ñộng cụ thể ñể thực hiện dự án.
Trong năm 1985- 1986 ñã soạn thảo và trình bày 12 bản báo cáo nghiên cứu của

các quốc gia về các chính sách và kế hoạch hoá công nghệ ñể làm cơ sở cho việc xây
dựng dự án.
Từ tháng 8 năm 1986, nhóm chuyên gia của APCTT ñã bắt tay vào xây dựng dự
án và kết thúc công việc vào cuối năm 1988. Trong quá trình xây dựng dự án,
APCTT ñã thường xuyên trao ñổi, tham khảo ý kiến với các quan chức Chính phủ,
các chuyên gia hàng ñầu về quản lý công nghệ của các nước trong khu vực, trong ñó
có GSTS. ðặng Hữu, lúc ñó là Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học của Việt Nam (tiền thân
của Bộ Khoa học và Công nghệ hiện nay).
Theo Atlas công nghệ, công nghệ ñược phân chia thành 4 thành phần ñóng

góp T, H, I, O (xem 1.3)
Hệ số ñóng góp công nghệ TCC của các thành phần công nghệ, ñược tính bằng
công thức sau:


Hàm lượng công nghệ TCA của một ngành công nghiệp ñược tính toán như sau:




19




BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Trong ñó:
λ
: hệ số môi trường công nghệ (
λ
≤ 1). Nếu λ tiến gần ñến 1 thì hoạt
ñộng của các thành phần trong môi trường công nghệ rất ñược
khuyến khích.
VA : giá trị gia tăng (Value Added) của các thành phần công nghệ.
Tất cả bốn thành phần công nghệ trên tác ñộng qua lại từ thấp ñến cao, từ ñơn
giản ñến tinh vi. Cấp ñộ này ñược gọi là mức ñộ tinh xảo của bốn thành phần công
nghệ. Sơ ñồ các cấp tinh xảo theo Atlas công nghệ như sau:





















Hình 3 – Mức ñộ tinh xảo của các thành phần ñóng góp T-H-I-O

ðổi mới
Cải tiến
Thích ứng
Sao chép
Sửa chữa
Lắp ñặt
Vận Hành














Dẫn ñầu
Triển vọng

Ổn ñịnh
Bảo vệ
Mạo hiểm
Gia cố
Hình thành














Làm quen
Mô tả
ðặc trưng
Ứng dụng
Nhận thức
Tổng quát
ðánh giá

Thủ công
ðộng lực
ða dụng

Tự ñộng hóa
Chuyên dụng
Vi tính hóa
Tích hợp
HUMANWAR
E
-
ABILITIES

OR
GAW
A
RE
-
FRAMEWORK

TECHNOWARE
-
FACILITIES

INFOWRE
-
FACTS


20



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG


ðánh giá cơng nghệ có 5 nội dung: đánh giá hàm lượng cơng nghệ, đánh giá
thực trạng cơng nghệ, đánh giá mơi trường cơng nghệ, đánh giá năng lực cơng nghệ
và đánh giá nhu cầu cơng nghệ. Ngồi ra, còn có đánh giá cấu trúc cơng nghệ - là nội
dung chuyển tiếp ở cấp giai đoạn.





























Theo mơ hình này, đánh giá thực trạng cơng nghệ được thực hiện trên cơ sở kết
quả đánh giá hàm lượng cơng nghệ trong mơi trường cơng nghệ được xác định có kết
hợp với việc xem xét các yếu tố thị trường (xuất nhập khẩu) và tính đổi mới của cơng
nghệ. Q trình đánh giá được thực hiện bằng phương pháp chun gia kết hợp với
các cơng thức tính tốn. Với mỗi q trình biến đổi (sản xuất, cung cấp, dịch vụ ),
ĐÁNH GIÁ
CẤU TRÚC
CÔNG NGHỆ

Hình 2 – Mơ hình đánh giá cơng nghệ theo Atlas cơng nghệ
(A Framework for Technology-Base Development planning)


21



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

mỗi thành phần của công nghệ có một yêu cầu tối thiểu và tối ña (mức tinh xảo), mà
ngoài giới hạn ñó, hoạt ñộng biến ñổi có thể sẽ không ñạt tối ưu hoặc không có hiệu
quả.
Xác ñịnh thực trạng công nghệ căn cứ vào sự ñánh giá mức ñộ tinh xảo của 4
thành phần, ñồng thời tùy theo tình hình, mục ñích và cấp ñộ ñánh giá sẽ có các
chuỗi chỉ tiêu cho từng thành phần công nghệ. Mức ñộ tinh xảo của từng chỉ tiêu và
chuỗi chỉ tiêu ñược xác ñịnh theo phương pháp chuyên gia và ñược lượng hóa bằng
các thang ñiểm thích hợp (5, 10 hoặc 100). Từ kết quả này, bằng các hàm toán học sẽ

xác ñịnh ñược giá trị ñóng góp của các thành phần T-H-I-O, hệ số ñóng góp của công
nghệ (TCC). Nhìn chung các bước ñánh giá theo Atlas công nghệ rất phức tạp, khó
triển khai thực hiện, nên trong giai ñoạn vừa qua chưa ñược áp dụng rộng rãi.
2.3 Phương pháp ñánh giá năng suất toàn diện (TFP)
Theo Cobb - Douglass, hàm sản xuất có dạng:
1 2
1 2 n 1 2 n
F(x , x , , x ) = A (x ) (x ) (x )
n
α
α α

Dựa vào ñiều kiện sinh lợi, hàm sản xuất chuyển biến về công thức sau:
Output = F (Physical Capital, Labor, Land, Human Capital)
Tổng năng suất ñầu ra = F (Tài sản, Lao ñộng, ðất ñai và Nguồn Nhân Lực)

3
1 2 4
= A (PK) ( or) ( d) ( )
Lab Lan HK
α
α α α

Như vậy, tổng năng suất ñầu ra ñược tính theo các yếu tố tham gia trong quá
trình tạo sản phẩm như lao ñộng, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng,
kỹ năng quản lý. Xét trên bình diện ñịa phương hay ngành công nghiệp thì giá trị này
chính là thực trạng và hiệu quả của công nghệ tương ứng. Vì vậy, khi ñánh giá thực
trạng của công nghệ nên xem xét ñến yếu tố này. Tăng năng suất ñồng hành với quá
trình thay ñổi công nghệ. Tiến bộ về công nghệ thể hiện ở việc sản phẩm không
ngừng tăng lên với lượng vốn và lao ñộng như trước. Sự thay ñổi về công nghệ trở

thành một biến số trong hàm sản xuất. Hàm sản xuất với với biến số này cùng với
biến số khác như tài sản (Physical Capital) và lao ñộng (Labor) như:

1 1
Y = F (K, L) = A K L = K AL
α α α α
− −

hay
1
Y K K
= F ( , 1) = ( ) (A)
L L L
α α

với 0 < α < 1

22



BÁO CÁO KQ ðGTðCN ðÀ NẴNG

Trong ñó
K
L
là mức tích lũy vốn (năng suất vốn),
Y
L
là sản lượng bình quân trên

mỗi lao ñộng, A là thực trạng công nghệ.
Hàm số này biểu thị, sản lượng bình quân trên mỗi lao ñộng phụ thuộc vào mức
tích lũy vốn trên mỗi lao ñộng; hay tổng năng suất ñầu ra (Output) phụ thuộc vào
tổng năng suất (TFP), tài sản và lao ñộng.
Tổng năng suất ñầu ra = TFP * (vốn, công nghệ, dây chuyền công nghệ) * (Lao
ñộng)
Như vậy, khi ñánh giá thực trạng công nghệ, chúng ta không thể bỏ qua các tác
ñộng của năng suất ñối với các công nghệ hiện hữu. ðây là nội dung dùng ñể ñánh
giá “hiệu quả” của công nghệ ñang ñược áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Singapore,
Malaysia, Thái Lan bổ sung cho phần khiếm khuyết của các hệ thống ñánh giá
công nghệ hiện nay. TFP và tăng trưởng sản xuất là hai chỉ số ño lường năng suất và
thay ñổi năng suất theo thời gian. So với các thước ño năng suất truyền thống như
năng suất lao ñộng hay năng suất vốn, TFP là số ño bao quát hơn vì nó tính ñến tác
ñộng của tất cả yếu tố sản xuất. Vì thế TFP thường ñược sử dụng rộng rãi ñể ñánh giá
mức ñộ thành công của cải cách cả về công nghệ lẫn kinh tế.
Hiện nay trong việc ñánh giá thực trạng công nghệ ñã thực hiện tại một số ñịa
phương của Việt Nam, ngoài 2 hệ thống chỉ tiêu nêu trên, các ñề tài cũng ñã ñưa vào
một số chỉ tiêu về TFP như tỷ lệ phế phẩm, vốn trên lao ñộng, năng suất lao ñộng,
năng suất vốn, hàm lượng giá trị gia tăng, hiệu quả quá trình, thu nhập của người lao
ñộng Cách ñánh giá này hiện ñang ñược các ñịa phương như Long An, Tây Ninh,
Bình Thuận, sau khi ñược chuyển giao, ñã sử dụng ñể ñánh giá thực trạng công nghệ
hàng năm tại ñịa phương mình.
3. NHẬN XÉT VỀ ƯU KHUYẾT ðIỂM CỦA PH
ƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ
THEO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ðẶC TRƯNG 1991 VÀ PHƯƠNG PHÁP
ATLAS CÔNG NGHỆ.
3.1 Phương pháp Atlas công nghệ
Nhìn chung, Atlas công nghệ sử dụng các công thức tính toán phức tạp, ñòi hỏi
phải có các chuyên gia ñầu ngành có năng lực cả về nghiệp vụ ñánh giá lẫn kiến thức
chuyên ngành và một ñội ngũ ñánh giá viên chuyên nghiệp. Phương pháp này không

sẵn có một hệ thống chỉ tiêu và các mức chuẩn ñể ño lường, ñánh giá các thành phần
công nghệ.

×