VIN NGHIấN CU THNG MI
Bỏo cỏo tng kt ti cp B:
Nghiên cứu các điều khoản về trờng hợp
ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán
của WTO và vận dụng vào Việt Nam
nhằm hạn chế nhập siêu
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Công Sách
8361
Hà Nội 12 - 2009
8
VIN NGHIấN CU THNG MI
Bỏo cỏo tng kt ti cp B:
Nghiên cứu các điều khoản về trờng hợp
ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán
của WTO và vận dụng vào Việt Nam
nhằm hạn chế nhập siêu
(Thc hin theo hp ng s: 041.09.RD/H gia B Cụng Thng
v Vin Nghiờn cu thng mi ngy 25 thỏng 2 nm 2009)
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Công Sách
Các thành viên chính: - ThS. Lơng Hoàng Thái
- CN. Bùi Quang Chiến
- CN. Phí Kim Dung
- ThS. Phùng Thị Vân Kiều
- ThS. Lê Thị Bích Ngọc
- CN. Ngô Thị Lan Hơng
Hà Nội 12 - 2009
9
Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Mở đầu
1
Chương 1
CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA WTO VỀ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ ĐƯỢC
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN
CÁN CÂN THANH TOÁN
5
1.1
Cán cân thanh toán và các điều khoản của WTO về trường hợp
ngoại lệ được sử dụng biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán
cân thanh toán
5
1.1.1
Khái quát chung về cán cân thanh toán và bản chất khó khăn của cán
cân thanh toán cần được bảo vệ
5
1.1.2
Tổng quan các điều khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ được sử
dụng biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán
11
1.1.3
Tổng hợp và phân tích các nội dung, điều kiện, nguyên tắc vận dụng
các điều khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ được sử dụng biện
pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán
25
1.2
Các điều khoản của WTO về các ngoại lệ có thể
được sử dụng biện
pháp hạn chế thương mại, nhưng không nhằm mục đích bảo vệ cán
cân thanh toán
28
Chương 2
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG VẬN
DỤNG CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA WTO VỀ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ
ĐỂ BẢO VỆ CÁN CÂN THANH TOÁN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
35
2.1
Khái quát chung về tình hình vận dụng các điều khoản của WTO về
trường hợp ngoại lệ để bảo vệ cán cân thanh toán
35
2.2
Kinh nghiệm của một số nước đã vận dụng các điều khoản của
WTO về trường hợp ngoại lệ trong sử dụng biện pháp hạn chế
thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán
37
2.2.1
Kinh nghiệm c
ủa một số nước đã vận dụng thành công Điều XII của
GATT trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu
37
2.2.1.1 Kinh nghiệm của Bungaria về vận dụng thành công Điều XII của GATT
trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh toán
37
2.2.1.2 Kinh nghiệm của Hungary về vận dụng thành công Điều XII của GATT
trong sử dụng biện pháp h
ạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh toán
42
10
2.2.1.3 Kinh nghiệm của Slovakia về vận dụng thành công Điều XII của GATT
trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh toán, nâng được mức dự trữ ngoại hối
45
2.2.1.4 Kinh nghiệm của Rumani về vận dụng thành công Điều XII của GATT
trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh toán
47
2.2.1.5 Kinh nghiệm của Nam Phi về vận d
ụng thành công Điều XII của GATT
trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu, cải thiện được cán cân
thanh toán và nâng mức dự trữ ngoại tệ
49
2.2.2
Kinh nghiệm của một số nước đã vận dụng thành công Điều XVIII.B
của GATT trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu
50
2.2.2.1 Kinh nghiệm của Bănglađét về vận dụng thành công Điề
u XVIII.B của
GATT trong sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng nông
nghiệp
50
2.2.2.2 Kinh nghiệm của Ai Cập về vận dụng Điều XVIII.B của GATT trong sử
dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hàng dệt may và gia cầm
52
2.2.2.3 Kinh nghiệm của Ixraen về vận dụng Điều XVIII.B của GATT trong sử
dụng biện pháp hạn chế số lượng nh
ập khẩu hàng nông nghiệp
54
2.2.2.4 Kinh nghiệm của Pakixtan về vận dụng Điều XVIII.B của GATT trong sử
dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hàng may mặc
56
2.2.2.5. Kinh nghiệm của Philipin về vận dụng Điều XVIII.B của GATT trong sử
dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô, dầu khí và
hàng nông nghiệp
58
2.2.2.6 Kinh nghiệm của Srilanka, của Nigiênia, Thổ Nhĩ Kì về vận d
ụng Điều
XVIII.B của GATT trong sử dụng hạn chế biện pháp nhập khẩu đối với
hàng nông nghiệp, khoáng sản, ô tô
60
2.2.3 Kinh nghiệm của một số nước đã vận dụng không thành công Điều
XVIII.B và Điều XX của GATT trong áp dụng biện pháp hạn chế
nhập khẩu
64
2.2.3.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ về vận dụng không thành công Điều XVIII.B
của GATT trong áp dụng biện pháp h
ạn chế nhập khẩu
64
2.2.3.2 Kinh nghiệm của Malayxia về vận dụng không thành công Điều XVIII.B
của GATT
73
2.2.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan đã vận dụng không thành công Điều khoản
XX.B của GATT trong sử dụng biện pháp nhập khẩu
74
2.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm nước ngoài về
vận dụng các điều khoản của WTO trong áp dụng biện pháp h
ạn
chế thương mại vì mục đích cán cân thanh toán
77
Chương 3
KHẢ NĂNG, ĐIỀU KIỆN, CÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG
CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA WTO VỀ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ LIÊN
QUAN ĐẾN CÂN THANH TOÁN NHẰM HẠN CHẾ NHẬP SIÊU CỦA
VIỆT NAM
86
11
3.1 Khái quát về nhập siêu, về cán cân thanh toán quốc tế và quan hệ
tương tác giữa tính trạng nhập siêu với cán cân thanh toán của Việt
Nam
86
3.1.1 Khái quát về nhập siêu của Việt Nam
86
3.1.2 Khái quát về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
91
3.1.3 Quan hệ tương tác giữa tình trạng nhập siêu và cán cân thanh toán quốc
tế của Việt Nam
103
3.2 Quan điểm và phương hướng vận dụng các điều khoản của WTO về
trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán nhằm kiềm
chế nhập siêu của Việt Nam
104
3.2.1 Quan điểm vận dụng các điều khoản của WTO liên quan đến cán cân
thanh toán nhằm kiềm chế nhập siêu của Việt Nam
104
3.2.2 Phương hướng vận dụng các điều khoản của WTO liên quan đến cán
cân thanh toán
105
3.3 Khả năng, điều kiện, cách thức và giải pháp vận dụng các điều
khoản về sử dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu vớ
i lý do bảo vệ cán
cân thanh toán nhằm hạn chế nhập siêu của Việt Nam hiện nay
114
Kết luận
125
Danh mục tài liệu tham khảo chính
130
Các phụ lục
131
1
Mở đầu
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về bản chất là một diễn đàn thương
lượng đa phương để tạo ra thể chế pháp lý điều tiết các mối quan hệ kinh tế -
thương mại quốc tế mang tính toàn cầu, tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh chính
sách thương mại trong các lĩnh vực thương m
ại hàng hoá, thương mại dịch vụ,
đầu tư và sở hữu trí tuệ nhằm điều chỉnh hoạt động kinh tế - thương mại toàn
cầu hướng theo qui tắc về lợi thế so sánh và cạnh tranh công bằng. Vì thế, các
định chế pháp lý của WTO liên quan trực tiếp (hoặc gián tiếp) tới tất cả các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia thành viên, trước hết là liên quan đến
các luồng trao
đổi hàng hoá, dịch vụ và luồng vốn giữa một nước với các nước
khác trên thế giới trong những thời kỳ nhất định. Nói cách khác, các định chế của
WTO tác động mạnh đến sự hình thành và điều tiết cán cân thanh toán quốc tế,
đặc biệt là cán cân thanh toán vãng lai (mà bộ phận chủ yếu là cán cân thương
mại) của các quốc gia thành viên với phần còn lại của thế giới. Do thâm hụt cán
cân thanh toán (có nhiều nguyên nhân) có thể gây ra nhiề
u tác động tiêu cực đến
nền kinh tế quốc gia, nên WTO có đưa ra một số qui định cho phép các thành viên
được sử dụng một số biện pháp hạn chế thương mại trong trường hợp quốc gia
gặp khó khăn về cán cân thanh toán như là những trường hợp ngoại lệ. Trên thực
tế, một số thành viên của WTO đã nghiên cứu, khai thác tốt các điều khoản của
WTO về trường hợp ngoại l
ệ liên quan đến cán cân thanh toán để tìm ra các giải
pháp thiết lập và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, nhất là cán cân thương
mại của quốc gia theo hướng có lợi nhất cho lợi ích dân tộc. Do đó, trong bối
cảnh Việt Nam đang trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt cán
cân thanh toán vãng lai, tỷ lệ nhập siêu rất cao so với KNXK (năm 2007 tỷ lệ
nhập siêu so với KNXK là 29,1%, năm 2008 tỷ lệ này là 26,8%) thì việc nghiên
cứu các điề
u khoản về trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán trong
các Hiệp định WTO cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới
trong việc vận dụng và tận dụng các điều khoản đó để điều chỉnh cán cân thanh
toán theo hướng có lợi nhất sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các giải
phỏp nhằm hạn chế nhập siêu. Đây cần được xác định là một trong nh
ững phương
thức để chủ động điều chỉnh các mối quan hệ thương mại song phương và đa
phương để hạn chế nhập siêu, xác lập cán cân thương mại hợp lý, phù hợp với
các qui định của WTO.
2
Từ GATT 1947 đến GATT 1994 của WTO là sự tiếp tục, kế thừa và bổ
sung hoàn thiện, nhưng về cơ bản GATT 1994 không có sự khác biệt về
nguyên tắc với GATT 1947. Trong đó, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là
một trong bốn nguyên tắc nền tảng của WTO (tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia,
mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng), được qui định tại điểu III Hiệp
định GATT, điều 127 hiệp định GATS và điều 13 Hiệp định TRIPs. Nguyên
tắc NT được hiểu là hàng hoá NK, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài
phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong
nước. Các nước thành viên WTO về nguyên tắc không được áp dụng những
hạn chế số lượng NK và XK (điều XI của GATT: loại bỏ hoàn toàn các hạn
chế định lượng), tr
ừ những ngoại lệ được qui định rõ ràng trong các hiệp định
WTO. Trong Hiệp định GATT, các trường hợp ngoại lệ cụ thể: để bảo vệ cán
cân thanh toán (điều XII, điều XV và XVIII.B); nhằm mục đích bảo vệ ngành
công nghiệp non trẻ trong nước (điều XVIII.C);các biện pháp khẩn cấp đối với
nhập khẩu các sản phẩm nhất định (điều XIX);các ngo
ại lệ chung (điều XX) và
vì lý do an ninh quốc gia (điều XXI). Trong đó, WTO cũng qui định cụ thể về
các điều kiện áp dụng, thời hạn áp dụng và cách thức áp dụng các biện pháp
hạn chế thương mại . Việc nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung và nguyên tắc áp
dụng các điều khoản của WTO liên quan đến cán cân thanh toán để tìm ra các
cách thức, biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp vớ
i qui định của WTO sẽ có ý
nghĩa quan trọng đối với việc hạn chế nhập siêu của Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, đến nay, đã có một vài công trình khoa học nghiên cứu
bước đầu về cán cân thanh toán quốc tế (ví dụ đề tài cấp Bộ: “Cán cân thanh
toán quốc tế và mối quan hệ của nó với tỷ giá hối đoái và chính sách kinh tế
đối ngoại”, MS 1992-1993 của TS. Nguyễn Đình Tài và tập thể tác giả
), về cán
cân thương mại của Việt Nam (ví dụ đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cán cân
thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam” của
PGS. TS. Nguyễn Văn Lịch và tập thể tác giả). Và đề tài: "Nhập siêu và các
giải pháp kiềm chế nhập siêu” do CN. Nguyễn Thành Biên làm chủ nhiệm
cũng đã bước đầu nêu ra vấn đề vận dụng các điều khoản của WTO liên quan
đế
n cán cân thanh toán nhằm kiềm chế nhập siêu. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào nghiên cứu trực diện và chuyên sâu về các điều khoản của WTO về
trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán, kinh nghiệm vận dụng
3
của các nước trên thế giới và khả năng, cách thức vận dụng của Việt Nam
nhằm hạn chế nhập siêu.
Với những lý do nêu trên, việc thực hiện đề tài : “Nghiên cứu các điều
khoản của WTO về các trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh
toán và vận dụng vào Việt Nam nhằm hạn chế nhập siêu" là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Làm rõ các qui định của WTO trong các
điều khoản về trường hợp ngoại lệ được sử
dụng biện pháp hạn chế thương mại
để bảo vệ cán cân thanh toán; kinh nghiệm của một số nước về vận dụng các điều
khoản đó; trên cơ sở đó, luận giải khả năng, điều kiện, cách thức và giải pháp vận
dụng của Việt Nam nhằm hạn chế nhập siêu.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài:
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các qui định của WTO tại các điều
khoản về trường hợp ngoại lệ được sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại để
bảo vệ cán cân thanh toán, kinh nghiệm của một số nước trong việc vận dụng các
qui định đó và luận giải khả năng, điều kiện, cách thức áp dụng, giải pháp áp dụng
củ
a Việt Nam.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài không đi sâu nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế mà chỉ
nghiên cứu xác định bản chất, nguyên nhân và ảnh hưởng tiêu cực của thâm hụt
cán cân thanh toán đối với nền kinh tế quốc gia, từ đó xác định vấn đề: Cán cân
thanh toán của một quốc gia được coi là gặp khó khăn. Mặt khác, chỉ đánh giá
khái quát thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam để làm căn cứ xác
định
mức độ đáp ứng các điều kiện của WTO để áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu
thời gian tới.
+ Đề tài không nghiên cứu tất cả các qui định trong các hiệp định của WTO
về trường hợp các thành viên được sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại mà
chỉ nghiên cứu các điều khoản về trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh
toán được qui định trong Hiệp định GATT 1994 của WTO. Trong đó tập trung
nghiên cứu các qui định tại Điều XII, Điều XV và Điều XVIII.B về sử dụng biện
pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán khi gặp khó khăn.
+ Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các nội dung, điều kiện và khả năng
vận dụng, cách thức và giải pháp vận dụng cỏc điều kho
ản của GATT về trường
4
hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán nhằm hạn chế nhập siêu của Việt
Nam.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đã tận dụng các qui định trong
các điều khoản về trường hợp ngoại lệ của hiệp định GATT để thực hiện các biện
pháp hạn chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán khi bị thâm hụt và gặp
khó khăn. Mộ
t số nước cụ thể, gồm: ấn Độ, Bulgaria, Hungary, Nam Phi,
Banglađét, Ai Cập, , Ixraen, Nigiêria, Pakixtan, Philipin, Thái Lan, Srilanca,
Tuynidi, Thổ Nhĩ Kỳ, Slovakia, Romania trong đó, xác định rõ hoàn cảnh áp
dụng, biện pháp áp dụng, cách thức áp dụng
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và một số phương pháp cụ
thể như khái quát hoá, phân tích tổng hợp, chứng minh, thống kê, so sánh trong
nghiên cứu các nội dung cụ thể của đề tài.
5. Kết c
ấu chung của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Các điều khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ được sử dụng
biện pháp hạn chế thương mại liên quan đến cán cân thanh toán
Chương 2: Kinh nghiệm củ
a một số nước trên thế giới trong vận dụng các
điều khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ để bảo vệ cán cân thanh toán và bài
học cho Việt Nam
Chương 3: Khả năng, điều kiện, cách thức và giải pháp vận dụng các điều
khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ liên quan đến cán cân thanh toán nhằm
hạn chế nhập siêu của Việt Nam.
5
Chương 1
CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA WTO VỀ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ
ĐƯỢC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI
LIÊN QUAN ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN
1.1 Cán cân thanh toán và các điều khoản của WTO về trường hợp ngoại
lệ được sử dụng biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân
thanh toán
1.1.1 Khái quát chung về cán cân thanh toán và bản chất khó khăn của cán
cân thanh toán cần được bảo vệ
• Cán cân thanh toán quốc tế (gọi tắt là cán cân thanh toán) – theo định
nghĩa của IMF – là một bảng thống kê cho một thời kỳ nhất định (thường là
1 năm) trình bày: a) Các luồng trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thu nhập giữa
nền kinh tế trong nước và thế giới bên ngoài; b).Những thay đổi về quyền
sở hữu và những thay đổi khác về vàng, quyền vay vốn đặc biệt (SDR)
trong nền kinh t
ế, những khoản có và khoản nợ của nước đó với các nước
khác trên thế giới; và c) Những khoản chuyển tiền không phải bồi hoàn và
những khoản thu nhập tương đương cần phải cân bằng
1
.
Theo IMF, cán cân thanh toán (International balance of payment) gồm
hai tài khoản chính là cán cân tài khoản vãng lai (gọi tắt là tài khoản vãng
lai) và cán cân tài khoản vốn. Tài khoản vãng lai (current account) ghi nhận
tất cả các giao dịch có liên quan đến việc di chuyển hàng hóa, dịch vụ, thu
nhập từ đầu tư và di chuyển đơn phương giữa những người cư trú và những
người không cư trú (gồm 3 hạng mục: xuất khẩu, nhập khẩu và dịch chuyển
đơn phương ròng). Tổng của xuấ
t khẩu hàng hóa và nhập khẩu hàng hóa
được gọi là cán cân thương mại hữu hình (visible balance) hay xuất khẩu
hàng hóa ròng (net export). Tổng của xuất khẩu dịch vụ và nhập khẩu dịch
vụ cộng với thu nhập từ đầu tư ròng (thu nhập từ đầu tư trừ đi thanh toán
cho đầu tư) được gọi là cán cân thương mại vô hình (invisible balance). Tài
khoản vốn ghi nhận tất cả các giao dịch có liên quan đến s
ự dịch chuyển
1
IMF “Sổ tay cán cân thanh toán” , Biance payment Manual 5, 1993
6
vốn giữa những người cư trú và những người không cư trú. Nó bao gồm
dòng vốn chảy vào trong nước và dòng vốn chảy ra nước ngoài. Ngoài hai
tài khoản chính đã nêu thì những sai số, bỏ sót và không chính xác trong
thống kê luôn luôn tồn tại trong cán cân thanh toán do những nguyên nhân
khác nhau (các giao dịch bất hợp pháp như buôn lậu, rửa tiền; những khác
nhau về nguồn số liệu của Hải quan và Ngân hàng; để trốn thuế, nhiều giao
dịch bị đánh giá thấp h
ơn giá trị của nó…).
Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài
khoản vốn gọi là cán cân cơ bản (basic balance), cũng được gọi là khoản
mục tự định. Riêng dòng vốn ngắn hạn ròng cộng với những khoản thay đổi
trong dự trữ chính thức được gọi là khoản mục cân bằng. Cán cân quyết
toán chính thức (settlement balance) là phép cộng đại số của khoản mục tự
định và khoản mục cân bằng. Tuy nhiên, đến nay do khó xác định động cơ
của một số giao dịch, các nhà kinh tế còn có những quan niệm khác nhau
về số thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán. Chẳng hạn, dòng vốn ngắn
hạn chảy vào trong nước với mục đích tài trợ cho việc nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ sẽ được ghi nhận trong khoản mục cân bằng, nhưng nếu dòng
vốn đó chảy vào trong nước v
ới mục đích tìm kiếm lãi suất cao do lãi suất
trong nước cao hơn so với lãi suất thế giới thì giao dịch đó lại được ghi
nhận trong khoản mục tự định.
Tóm lại, Cán cân thương mại = Xuất khẩu hàng hóa – Nhập khẩu hàng hóa;
Cán cân tài khoản vãng lai = cán cân thương mại hữu hình + cán cân
thương mại vô hình + dịch chuyển đơn phương ròng; Cán cân cơ bản = cán
cân tài khoản vãng lai + cán cân tài khoản vốn; Cán cân quyết toán chính
thức = cán cân cơ bản + sai s
ố, bỏ sót và không chính xác trong thống kê +
cán cân giao dịch dự trữ chính thức.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, do xuất nhập khẩu dịch vụ chưa
phát triển nên trạng thái của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) có
vai trò rất lớn trong cán cân tài khoản vãng lai. Do tài khoản vãng lai biểu
thị dòng thu nhập của một nước nên nếu thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ ( bao gồm cả dịch vụ s
ử dụng vốn) và dịch chuyển đơn phương vào
trong nước (người không cư trú chuyển tiền cho người cư trú; trả lương cho
người cư trú, viện trợ quốc tế…) lớn hơn những khoản phải thanh toán cho
nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển đơn phương ra nước ngoài thì
cán cân vãng lai sẽ thặng dư; và, ngược lại thì tài khoản vãng lai sẽ thâm
7
hụt. Nguyên tắc bút toán của cán cân thanh toán quốc tế cho thấy, thặng dư
hay thâm hụt tài khoản vãng lai được cân bằng bởi thâm hụt hay thặng dư
của tài khoản vốn. Mặt khác, tuy nhập siêu không hoàn toàn đống nhất với
mức thâm hụt cán cân thương mại nhưng khi nhập siêu kéo dài và tăng cao
thường là nguyên nhân chủ yếu của thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân
thanh toán.
Theo Nghị định số 164/1999/ NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về
quản lý cán cân thanh toán quốc tế
của Việt Nam – Cán cân thanh toán là
bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa
người cư trú và người không cư trú
2
trong một thời kỳ nhất định. Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi
và phân tích cán cân thanh toán.
• Cán cân thanh toán của một quốc gia được coi là gặp khó khăn (hay thâm
hụt) nếu quốc gia đó phải thanh toán nhiều hơn là nhận được từ nước
ngoài. Mặc dù thâm hụt cán cân thanh toán trong một hoặc hai năm chưa
gây nên hậu quả quá lớn cho nền kinh tế nhưng nếu thâm hụt kéo dài sẽ
khi
ến cho quốc gia lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và có thể
dẫn đến tình trạng sụp đổ cả nền kinh tế. Do vậy, khi một nước bị thâm hụt
cán cân thanh toán, các chuyên gia kinh tế cho rằng, nước này có những
dấu hiệu bất ổn đối với tình hình kinh tế vĩ mô.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn về cán cân thanh toán,
bao gồm các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế và bên ngoài nền kinh tế.
Các nguyên nhân nội tại có thể là mộ
t vài vụ thu hoạch nông sản thất bại
nếu nông sản đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu (XK) của quốc
gia hoặc có thể do chính sách phá giá đồng nội tệ của Chính phủ. Nguyên
nhân bên ngoài có thể bao gồm những biến động giá cả, gián đoạn nguồn
cung trên thị trường thế giới hoặc do hàng nhập khẩu tràn vào ồ ạt sau khi
cắt giảm thuế quan, tự do hóa thương mại… gây ra nhập siêu lớ
n, làm thâm
hụt nặng nề tài khoản vãng lai. Về mặt lý thuyết, xét theo mục đích, nhập
siêu của các nền kinh tế thường ở bốn dạng thái chủ yếu: nhập siêu để tăng
trưởng, nhập siêu để tiêu dùng, nhập siêu chu kỳ và nhập siêu lợi thế so
sánh.
2
Người cư trú được hiểu là những thể nhân hoặc pháp nhân cư trú đang ở quốc gia được xét lâu hơn 1 năm, không
phụ thuốc vào quốc tịch của họ
8
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, do khả năng tài chính đầu tư ra
nước ngoài còn nhiều hạn chế, để tiến hành công nghiệp hóa thường phải
khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, nên nếu thâm hụt cán cân thanh
toán thì thường là do thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, chủ yếu do cán
cân thương mại chi phối, khi đó, thâm hụt cán cân thương mại là thành tố
chính tạo nên thâm hụt tài khoản vãng lai.
Trường phái kinh tế tân cổ điển cho rằ
ng, đường lối công nghiệp hoá
thay thế nhập khẩu được hầu hết các nước đang phát triển thực hiện cho
đến đầu những năm 70 đã tạo ra những bất hợp lý và ảnh hưởng xấu đến cơ
cấu thương mại nói riêng, cán cân thanh toán vãng lai nói chung. Họ cho
rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai
của các nước là: 1) Mức bảo hộ quá cao kết hợp với cơ cấu bảo hộ
bất hợp
lý (chủ yếu bảo hộ hàng công nghiệp tiêu dùng) đã làm cho giá cả trong
nước cao hơn giá trên thị trường quốc tế nên không khuyến khích các nhà
sản xuất đẩy mạnh XK mà ngược lại, các nhà sản xuất được khuyến khích
việc nhập khẩu các nguyên liệu và máy móc để sản xuất các mặt hàng công
nghiệp tiêu dùng, do đó nhu cầu về chi tiêu ngoại tệ có thể vượt quá khả
năng cung ứng. 2) Việc duy trì tỷ giá và lãi su
ất thấp trong một thời gian
dài đã không phản ảnh đúng giá của tiền tệ và tiền vốn nên một mặt làm
thui chột khả năng cạnh tranh và xuất khẩu; mặt khác, khuyến khích nhập
khẩu và các nhà doanh nghiệp xây dựng nhà máy với qui mô lớn, sử dụng
nhiều vốn trái với lợi thế so sánh của các Nhà nước đang phát triển, cùng
với hiện tượng sử dụng năng lực sản xu
ất không hết công suất cũng trở nên
phổ biến. 3) Qui mô của khu vực kinh tế Nhà nước nhanh chóng mở rộng
vượt ngoài khả năng chi tiêu của Nhà nước, một phần không nhỏ chi tiêu
của Nhà nước đã phải dựa vào phần vốn vay của nước ngoài với lãi suất
cao, các doanh nghiệp Nhà nước phải gánh chịu phần chủ yếu nợ nước
ngoài nhưng lại hoạt động kém hiệu quả làm cho khả n
ăng trả nợ xấu thêm,
gây ảnh hưởng xấu tới thâm hụt cán cân thanh toán. 4) Chính sách tiền tệ
lỏng lẻo trở thành nguồn gốc tạo nên nguồn vốn bù đắp bội chi ngân sách
của Chính phủ đã góp phần mở rộng thêm sự thâm hụt cán cân thanh toán.
Do đó, để cải thiện cán cân thanh toán vãng lai, khắc phục tình trạng nhập
9
siêu và thiết lập lại cân bằng cán cân thương mại của nền kinh tế, cần thực
hiện 5 cách thức chủ yếu sau:
- Thắt chặt cung ứng tiền tệ, giảm chi tiêu của ngân sách Nhà nước.
- Phá giá đồng tiền nội để khuyến khích tận dụng năng lực sản xuất cho
nhập khẩu và thay thế nhập khẩu.
- Tự do hoá giá cả, đặc biệt là giá sản phẩm nông nghiệp; và nâng lãi suấ
t
để khuyến khích tăng tiết kiệm, tăng đầu tư (theo quan niệm trường phái
kinh tế này thì tiết kiệm và đầu tư luôn cân bằng).
- Tự do hoá thương mại, thực sự khuyến khích xuất khẩu, tư nhân hoá các
doanh nghiệp nhà nước.
Trường phái kinh tế cơ cấu cho rằng, hiện tượng nhập siêu và thâm
hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước đang phát triển là khó tránh
khỏi do những nguyên nhân khách quan từ trong nội tại của nề
n kinh tế các
nước này và những yếu tố bất lợi trên thị trường quốc tế. Có 4 lý do chủ
yếu sau: 1) Nền kinh tế các nước đang phát triển phụ thuộc nặng nề vào bên
ngoài về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất và một phần quan trọng là
các nguyên liệu cơ bản (kể cả dầu mỏ), cho nên nhập khẩu ở qui mô lớn
không chỉ là điều kiện tiên quyết để
phát triển, mà còn để duy trì sự sản
xuất bình thường của các nước đang phát triển. 2) Trong điều kiện khả
năng xuất khẩu còn ở mức hạn chế do tính giới hạn của xuất khẩu nông sản
và các nguyên liệu thô là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nền kinh
tế, độ nhạy cảm về cung của những mặt hàng này là rất nhỏ bé thì những
biệ
n pháp nhằm tăng cường cho XK như phá giá đồng tiền, tăng đầu tư
sẽ không mang lại kết quả mong muốn, hoặc cần một thời gian khá dài. 3)
Điều kiện thương mại quốc tế và cạnh tranh thương mại toàn cầu ảnh
hưởng bất lợi đối với các nước đang phát triển (cánh kéo giá cả nông sản và
sản phẩm thô với hàng công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao có xu hướng
xo
ạc rộng; giá cả xuất khẩu hàng nông sản và nguyên liệu thô giảm tương
đối ) đã làm cho cầu về những mặt hàng XK của các nước đang phát triển
giảm xuống. Điều đó không chỉ làm giảm giá mà còn làm giảm tương đối
khối lượng sản phẩm XK từ các nước đang phát triển (William cline đã ước
10
tính rằng, do sự xấu đi về điều kiện thương mại, các nước đang phát triển
đã mất đi khoảng 250 tỷ USD do giảm giá hàng XK và mất đi khoảng 114
tỷ USD do giảm về khối lượng XK trong thời gian từ 1973 đến 1982). Do
thuế nhập khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thu về thuế của ngân
sách Nhà nước các nước đang phát triển nên giảm nhập khẩ
u để thu hẹp
thâm hụt cán cân thương mại có thể sẽ làm giảm thu ngân sách và cũng có
thể làm giảm sản xuất trong nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân
sách Nhà nước. 4) Trong cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển, hàm
lượng nhập khẩu của các mặt hàng xuất khẩu thường khá lớn, do đó, giảm
nhập khẩu cũng có thể làm giảm cả kim ngạch xuấ
t khẩu của nước đó.
Như vậy, theo các nhà kinh tế cơ cấu thì khả năng tăng xuất khẩu ở các
nước đang phát triển không thể tăng lên một cách nhanh chóng, và phụ
thuộc vào cả khả năng nhập khẩu. Mặt khác, nếu giảm nhập khẩu để cải
thiện cỏn cõn thương mại lại làm tăng thâm hụt ngân sách và giảm kim
ngạch xuất khẩu; hậu quả
của nó không chỉ làm trầm trọng thêm thâm hụt
cán cân thanh toán mà còn giảm cả nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tăng thêm
thất nghiệp. Do đó, phương thức cơ bản để cải thiện cán cân thanh toán,
giảm nhập siêu là tang d?u tu cú hi?u qu?, là điều kiện cho sự phát triển lâu
dài của các nước đang phát triển. Đầu tư có hiệu quả để thay đổi căn bản lợi
thế so sánh là một trong những đi
ều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề
nhập siêu, thâm hụt cán cân thanh toán trong dài hạn của các nước đang
phát triển.
Hiện nay, trường phái kinh tế cơ cấu vẫn đang có ảnh hưởng rất lớn đối với
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, W.B, ADB nên các nhà
hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam chú trọng đến quan điểm này.
Theo các chuyên gia của WB thì yếu tố quan tr
ọng gây ra thâm hụt cán cân
thanh toán của các nước đang phát triển là đầu tư tăng cao nhưng hiệu quả
đầu tư thấp, tỉ giá hối đoái ủng hộ nhập khẩu mà không khuyến khích XK,
mức tiết kiệm thấp, thâm hụt ngân sách Chính phủ… dẫn đến thâm hụt kép:
vừa thâm hụt tài khoản vãng lai lớn vừa thâm hụt ngân sách Chính phủ
cũng lớn. Và, đây là một trong những nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế.
11
• Do khủng hoảng cán cân thanh toán có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực
đến nền kinh tế quốc gia nên WTO có đưa ra một số quy định về trường
hợp ngoại lệ, cho phép các thành viên được áp dụng một số biện pháp hạn
chế nhập khẩu trong trường hợp quốc gia gặp khó khăn về cán cân thanh
toán nhằm bảo vệ cán cân thanh toán của quốc gia.
Trong khuôn khổ của WTO, có ba điều khoản chính được quy
định tại Hiệp
định GATT 1994 đề cập đến vấn đề cán cân thanh toán là: Điều XII, Điều
XV và Điểu XVIII.B. Ngoài ra, WTO còn có một số tài liệu hỗ trợ cho việc
diễn giải nội dung các điều khoản nói trên; Trong đó, đáng chú ý nhất là tài
liệu về “Cách hiểu và các điều khoản bổ sung cho điều XVIII.B của GATT
1994”
Các điều khoản nói trên quy định về các điều kiện áp d
ụng các biện pháp
hạn chế thương mại tạm thời và cách thức áp dụng các biện pháp này trong
trường hợp quốc gia thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán.
1.1.2 Tổng quan các điều khoản của WTO về trường hợp ngoại lệ được sử
dụng biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán
* Điều XII của GATT 1994: Hạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán:
Đi
ều XII của GATT 1994 có 5 khoản mục quy định tính chất nguyên tắc sử
dụng biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ cán cân thanh toán; các điều kiện
áp dụng, các yêu cầu phải tuân thủ khi áp dụng biện pháp hạn chế thương mại;
cách thức áp dụng; các biện pháp bổ sung nhằm hạn chế những tác động bất lợi
đối với thương mại quốc tế khi một thành viên áp dụng kéo dài bi
ện pháp hạn chế
số lượng hạn chế số lượng dẫn tới sự mất cân bằng chung làm giảm khối lượng
thương mại quốc tế. Cụ thể như sau:
- Khoản 1, Điều XII quy định quyền của mỗi thành viên WTO và mục đích của
việc áp dụng biện pháp hạn chế thương mại: “Bất cứ bên ký kết nào, để bảo vệ
tình hình tài chính đố
i ngoại và cán cân thanh toán, có thể hạn chế số lượng hay
giá trị hàng hoá cho phép nhập khẩu”.
12
- Khoản 2, Điều XII quy định tính chất, nguyên tắc áp dụng, hình thức và các
điều kiện áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh
toán của quốc gia khi gặp khó khăn (Xem hộp 1). Trong đó, biện pháp hạn chế
thương mại được sử dụng trong trường hợp dự trữ ngoại hối bị suy giảm nghiêm
trọng, với mục đ
ích ngăn chặn sự suy giảm hoặc/và nâng mức dự trữ ngoại hối
lên mức hợp lý. Nguyên tắc cơ bản của việc duy trì hay mở rộng biện pháp hạn
chế thương mại với mục đích nêu trên là không được vướt quá mức cần thiết và
phải ưu tiên áp dụng những biện pháp dựa vào giá hơn so với biện pháp hạn chế
định lượng
Hộp 1: Tính chất, hình thứ
c và các điều kiện áp dụng biện pháp hạn
chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán (trích khoản 2, Điều
XII của GATT 1994):
(a) Các hạn chế nhập khẩu được định ra, duy trì hay mở rộng theo quy định
của điều khoản này sẽ không vượt quá mức cần thiết:
(i) Để ngăn ngừa mối đe doạ hay để ngăn chặn sự suy giảm nghiêm
trọng dự trữ ngoại hối.
(ii) Trong trường hợp một bên ký kết có dự trữ ngoại hối rất thấp, để
nâng dự trữ ngoại hối lên một mức hợp lý.
Trong cả hai trường hợp cần có sự quan tâm đúng mức đến bất cứ nhân tố
đặc biệt nào có thể tác động đến dự trữ hay nhu cầu về dự trữ của một bên
ký kết, trong đó có tín dụng đặc biệt vay nước ngoài hay những nguồn khác
có thể tiếp cận, nhu cầu sử dụng thích hợp tín dụng hay các nguồn đó.
(b) Các bên ký kết khi áp dụng các hạn chế nêu tại mục (a) của khoản này
sẽ nới lỏng các hạn chế đó khi các điều kiện dẫn tới hạn chế được cải
thiện, chỉ duy trì các hạn chế đó ở mức độ các điều kiện đã nêu tại điểm
đó còn chứng minh được sự cần thiết phải áp dụng. Họ sẽ loại bỏ các
hạn chế khi các điều kiện không còn chứng minh được việc định ra hay
duy trì các biện pháp đó theo như quy định tại mục (a) đó.
Theo mục b, khoản 2, Điều XII của GATT 1994 thì một trong những điều
kiện tiên quyết để một nước thành viên WTO áp dụng biện pháp hạn chế thương
13
mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán là phải chứng minh được sự cần thiết phải áp
dụng biện pháp hạn chế để thực hiện một trong hai điều kiện: dự trữ ngoại hối của
thành viên đó bị sụt giảm nghiêm trọng cần phải ngăn chặn; và, nâng dự trữ ngoại
hối từ mức rất thấp lên một mức hợp lý. Tứ
c là, khi dự trữ ngoại hối của một
thành viên không còn bị suy giảm nghiêm trọng hoặc dự trữ ngoại hối đã được
nâng lên một mức hợp lý, thì thành viên đó không được duy trì các biện pháp hạn
chế nhập khẩu nữa.
- Khoản 3, Điều XII: quy định những yêu cầu có tính điều kiện ràng buộc trong
áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại khi cán cân thanh toán gặp khó khăn.
Trong đó:
• Các chính sách trong nước phải quan tâm đúng mức đến nhu cầu duy trì
hoặc tạo lập lại sự cân bằng cán cân thanh toán trên một sơ sở lành mạnh và
lâu dài;
• Để đạt mục đích trên, cần vận dụng các biện pháp có tính chất mở rộng
thương mại hơn là các biện pháp ngăn cản thương mại ;
• Khi áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại, cần xác định tác hại c
ủa
các hạn chế đến việc nhập khẩu lên các nhóm sản phẩm hay sản phẩm khác
nhau để ưu tiên cho việc nhập khẩu các sản phẩm trọng yếu hơn;
• Tránh gây tổn thất không cần thiết cho quyền lợi thương mại và kinh tế của
các thành viên khác (bất kỳ bên ký kết nào);
• Không áp dụng các hạn chế nhằm ngăn ngừa bất hợp lý việc nhập khẩu bất
kỳ sản phẩm nào có số lượng thương mại tối thiểu, nếu loại trừ số lượng đó
có thể làm đảo lộn các kênh thương mại bình thường;
• Chỉ trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp dựa vào giá không có tác
dụng giải quyết tình trạng sụt giảm mạnh cán cân thanh toán, khi thành viên
mới áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng. Trong trường hợp này,
thành viên WTO đó phải chỉ
rõ lý do tại sao các biện pháp về giá chưa đủ
để giải quyết khó khăn cán cân thanh toán;
14
• Không áp dụng các hạn chế mà có thể ngăn ngừa việc nhập khẩu các mẫu
thương mại hoặc ngăn chặn việc tuân thủ các thủ tục về bằng sáng chế,
nhãn hiệu, bản quyền hoặc các thủ tục tương tự (xem phụ lục 1).
- Khoản 4, Điều XII: Quy định về cách thức, thủ tục áp dụng các biện pháp hạn
chế thương m
ại khi thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán. Trong đó, quy
định rõ cách thức tham vấn và thủ tục tham vấn với các thành viên khác của WTO
khi một thành viên muốn áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại. Các thủ tục
cụ thể như sau:
• Khi áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức hạn chế của các biện pháp
đang áp dụng, thành viên WTO đó sẽ phải tham vấn ngay hoặc nếu có thể
thì tham vấn trước các thành viên WTO khác về: Tính chấ
t của các khó
khăn về cán cân thanh toán; các biện pháp có thể được áp dụng thay thế; và
các tác động có thể của các hạn chế đó đối với nền kinh tế của các bên ký
kết khác.
• Việc tham vấn này phải diễn ra định kỳ hàng năm, nếu mọi hạn chế cho đến
khi đó còn được áp dụng.
• Trong quá trình tham vấn, nếu các thành viên WTO thấy rằng, các biện
pháp hạn chế đó có thể gây thiệ
t hại hay đe dọa gây thiệt hại cho thương
mại của mình thì thành viên WTO đó sẽ thông báo ý kiến cho thành viên
WTO đang áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu biết, đồng thời có khuyến
nghị thích hợp để trong một thời gian nhất định thành viên WTO đó phải
tuân thủ các quy định liên quan của WTO. Nếu thành viên WTO đang áp
dụng biện pháp hạn chế thương mại vẫn không tuân thủ các khuyến nghị
này, thì các thành viên WTO có khuyến ngh
ị đó có thể cho phép bất kỳ
thành viên WTO nào bị ảnh hưởng của các hạn chế đó được miễn bất kỳ
nghĩa vụ nào đối với thành viên đang áp dụng các biện pháp hạn chế
thương mại thuộc phạm vi của Hiệp định GATT (xem phụ lục 1).
• Khi tiến hành các thủ tục tham vấn, các Bên tham gia ký kết GATT sẽ tính
đến mọi nhân tố bên ngoài có tính chất đặc biệt làm thiệt hạ
i cho XK của
15
thành viên đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu (giống như biện
pháp trả đũa trong thương mại quốc tế)
• Những đánh giá của các thành viên WTO để đưa ra khuyến nghị đối với
thành viên dự kiến các biện pháp có tính trả đũa (nếu thấy cần thiết) cần
phải được tiến hành nhanh chóng trong vòng khoảng 60 ngày kể từ ngày
bắt đầu tham vấn.
- Khoả
n 5, Điều XII: quy định cách thức áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho biện
pháp hạn chế số lượng nhập khẩu trong trường hợp một thành viên WTO phải kéo
dài biện pháp này có thể dẫn tới sự mất thăng bằng chung làm giảm khối lượng
thương mại quốc tế nhằm xóa bỏ nguyên nhân căn bản của sự mất thăng bằng cán
cân đó. Điều khoản 5 này nêu rõ: “Trong trườ
ng hợp các hạn chế số lượng được
áp dụng với hàng nhập khẩu theo tinh thần của điều khoản này có tính chất kéo
dài và có thể dẫn tới sự mất thăng bằng chung làm giảm khối lượng thương mại
quốc tế, các bên ký kết sẽ tiến hành thảo luận để xem xét việc các biện pháp khác
có thể được các bên ký kết đang có cán cân thanh toán chịu tác động bất lợi hay
các biện pháp ký kế
t đang có cán cân thanh toán đặc biệt thuận lợi hoặc mọi tổ
chức liên Chính phủ có khả năng thi hành nhằm xóa bỏ nguyên nhân căn bản của
sự mất thăng bằng cán cân đó. Khi được các bên ký kết mới, mỗi bên ký kết sẽ
tham dự đàm phán như đã nêu trên”.
* Điều XV của GATT 1994: Các thỏa thuận về ngoại hối
Nội dung Điều XV của GATT 1994 có 9 khoản mục quy định các thỏ
a
thuận về ngoại hối liên quan đến cán cân thanh toán, trong đó, có các quy định sự
ràng buộc của quá trình tham vấn với vai trò của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Theo
tinh thần của Điều XV, các thành viên WTO khi gặp khó khăn về cán cân thanh
toán , khi muốn áp dụng biện pháp hạn chế thương mại tạm thời nhằm bảo vệ cán
cân thanh toán thì sẽ tham vấn đầy đủ với IMF. Lý do là các vấn đề liên quan tới
dự trữ ti
ền tệ hoặc ngoại hối không thuộc thẩm quyền của WTO, đây là những
vấn đề được điều chỉnh bởi IMF, và trong quá trình tham vấn, các thành viên
WTO có nghĩa vụ phải chấp nhận số liệu và đánh giá/kết luận của IMF. Nội dung
cụ thể các khoản mục trong Điều XV GATT 1994 như sau:
- Khoản 1, Điều XV: quy định quan điểm và nguyên tắc ràng buộc giữa
WTO v
ới IMF trong các vấn đề liên quan đến ngoại hối. Nội dung điều
khoản XV.1 nêu rõ: “ Các bên ký kết sẽ cố gắng phối hợp với Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) nhằm duy trì chính sách có sự điều phối chung về những vấn
16
đề ngoại hối thuộc thẩm quyền của IMF và các hạn chế số lượng hay các
biện pháp thương mại khác thuộc thẩm quyền của các bên ký kết”.
- Khoản 2, Điều XV: Qui định về các yêu cầu có tính ràng buộc về thủ tục
tham vấn MF, về các ràng buộc điều kiện và trách nhiệm của thành viên
WTO khi thực hiện các kết quả tham vấn với IMF để giải quyết các vấ
n đề
về hạn chế thương mại liên quan đến ngoại hối và cán cân thanh toán. Nội
dung điều khoản này quy định rõ: “Trong mọi trường hợp khi các bên cam
kết cần xem xét hay giải quyết những vấn đề có liên quan tới dự trữ tiền tệ,
tới cán cân thanh toán hay các quy định có liên quan đến ngoại hối, các Bên
sẽ tham vấn chặt chẽ với Quĩ. Trong quá trình tham vấn, các Bên ký kết sẽ
chấp nhận kết lu
ận của Quĩ về thực tế hay số liệu về dự trữ ngoại hối hay
cán cân thanh toán; các bên cũng sẽ chấp nhận kết luận của Quĩ về tính
phù hợp của các biện pháp về ngoại hối đã được một bên ký kết vận dụng,
so với điều lệ của Quĩ về tính phù hợp của các biện pháp về ngoại hố
i đã
được một bên ký kết vận dụng, so với điều lệ của Quĩ hay các qui định của
Hiệp định đặc biệt được ký kết giữa bên ký kết đó và Các bên ký kết”. Điều
khoản này cũng qui định rõ một thành viên WTO khi muốn áp dụng biện
pháp hạn chế thương mại theo các tiêu thức được qui định tại điểm (a)
Khoản 2, Điều XII hoặc Khoản 9,
Điều XVIII của GATT 1994 (để ngăn
ngừa hay ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại hối, hoặc để
nâng mức dự trữ đang ở mức rất thấp lên một mức hợp lý; hoặc để bảo vệ
vị thế tài chính đối ngoại và bảo đảm đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực
hiện các chương trình phát triể
n kinh tế) thì quyết định cuối cùng của thành
viên đó (sau khi tham vấn WTO) sẽ phụ thuộc vào các kết luận của IMF về
các yếu tố để xác định liệu dự trữ ngoại hối của thành viên đó đã có sự suy
giảm nghiêm trọng hay không, liệu hiện dự trữ đó có đang ở mưc rất thấp
hay không hay dự trữ đang tăng dần với mức hợp lý. Như th
ế, theo tinh
thần của Khoản 2, Điều XV, việc các thành viên WTO khi xem xét tính
hợp lý của biện pháp hạn chế thương mại đưa ra với lý do khó khăn về cán
cân thanh toán cần phải tham khảo ý kiến của IMF.
- Khoản 3,4, 5 Điều XV: Qui định về cách thức thực hiện kết quả tham vấn
với IMF của các thành viên WTO khi muốn thực hiện biện pháp hạn chế
thương mại để bả
o vệ cán cân thanh toán. Trong đó, qui định rõ: Các bên
ký kết sẽ cùng IMF thỏa thuận về thủ tục tham vấn như đã nêu tại khoản 2
Điều XV (khoản 3); các bên sẽ không áp dụng các biện pháp ngoại hối trái
17
với mục tiêu được qui định tại Hiệp định GATT 1994 và mọi biện pháp
thương mại trái với mục tiêu được qui định tại Điều lệ của IMF (khoản 4).
Nếu vào một thời điểm nào đó các bên ký kết cho rằng một bên ký kết đang
áp dụng các hạn chế về thanh toán và chuyển tiền liên quan đến nhập khẩu,
không phù hợp với những ngoại lệ về h
ạn chế số lượng đã dự kiến tại Hiệp
định GATT 1994, các bên sẽ gửi báo cáo tới IMF.
Như thế, theo qui định của các khoản 1,2 ,3 ,4, 5, Điều XV của GATT 1994
thì IMF sẽ không chỉ cung cấp cho WTO số liệu thống kê và các số liệu
thực tế liên quan tới dự trữ tiền tệ, cán cân thanh toán, chính sách ngoại hối
mà còn đưa ra kết luận, đánh giá về tình trạng tiền tệ của thành viên WTO
dự
định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu.
* Điều XVIII.B của GATT 1994: Qui định ngoại lệ áp dụng biện pháp hạn
chế nhập khẩu để bảo vệ cán cân thanh toán đối với thành viên WTO là nước
đang phát triển
Trong Điều XVIII có 6 khoản mục (1,2,3,4,5,6) qui định chung về trường
hợp ngoại lệ đối với các thành viên WTO là các nền kinh tế đang phát triển có thể
được phép áp dụng biện pháp bảo hộ
hay các biện pháp tác động đến nhập khẩu
để thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế hướng tới việc nâng
cao mức sống chung của nhân dân. Trong nội dung mục B Điều XVIII có 5 khoản
mục (8,9,10,11,12) qui định cụ thể về trường hợp ngoại lệ thành viên WTO là các
nền kinh tế đang phát triển được áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi
gặp khó khăn về cán cân thanh toán bắt nguồn từ vi
ệc cố gắng mở rộng thị trường
trong nước hoặc để bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và bảo đảm mức dự trữ ngoại
hối nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế. Đồng thời, điều khoản này
cũng qui định cách thức, thủ tục vận dụng trường hợp ngoại lệ này đối với thành
viên WTO. Cụ thể
như sau:
- Khoản 1 và khoản 2 Điều XVIII của GATT 1994 qui định: Đối với trường
hợp thành viên WTO đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm bảo
một mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, khi
thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế hướng tới việc
nâng cao mức sống của nhân dân, cần có các biện pháp bảo hộ hay các biệ
n
pháp tác động đến nhập khẩu. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp đó chỉ
khi và trong trường hợp thực hiện mục tiêu các chương trình phát triển kinh
tế phù hợp với mục tiêu chung của Hiệp định (GATT 1994) . Mục đích là
tạo điều kiện thuận lợi cho các nước có nền kinh tế đang phát triển có thể
18
duy trì cơ cấu thuế quan mềm dẻo đủ để có một sự bảo hộ thông qua thuế
quan cần thiết cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định và kiến lập
các hạn chế số lượng nhằm bảo hộ cho cán cân thanh toán theo cách để có
tính toán đầy đủ đến mức nhu cầu nhập khẩu cao và ngày càng tăng có thể
phát sinh do việc thực hiện các chương trình phát triển kinh t
ế.
- Điểm a) khoản 4, Điều XVIII quy định: đối với các thành viên WTO có nền
kinh tế chỉ đảm bảo được một mức sống thấp cho nhân dân và đang ở
chặng đầu của sự phát triển có thể tạm thời làm trái với các qui định của
các điều khoản khác thuộc Hiệp định này với nội dung cụ thể được qui định
tại mục A,B, C của Đ
iều XVIII. Nội dung khoản 5 Điều XVIII đã xác định
rõ hơn đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển ở chặng đầu của sự phát
triển là: thu nhập từ xuất khẩu phụ thuộc vào một số ít các sản phẩm sơ cấp
nên có thể sự giảm nguồn thu nghiêm trọng do suy giảm xuất khẩu các sản
phẩm đó.
- Mục B, Đ
iều XVIII của GATT 1994 có các khoản qui định cụ thể về mục
đích, điều kiện, cách thức, thủ tục áp dụng các biện pháp hạn chế thương
mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán đối với trường hợp ngoại lệ thành viên
WTO là các nước có nền kinh tế đang phát triển:
+ Các ngoại lệ gồm: Trường hợp các nền kinh tế đang trong giai đoạn phát
triển nhanh, cán cân thanh toán có thể gặ
p khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ
các cố gắng mở rộng thị trường trong nước cũng như có sự không ổn định
về ngoại hối (khoản 8). Hoặc khi thực hiện các chương trình phát triển kinh
tế, thành viên (có nền kinh tế đang phát triển) có thể điều chỉnh tổng mức
nhập khẩu bằng cách giới hạn khối lượng và giá trị của hàng hóa được phép
nhập khẩu nhằm: a) để đối phó với sự suy giảm đáng kể dự trữ tiền tệ hay
chấm dứt tình trạng này; hoặc b) để nâng mức dự trữ tiền tệ với tốc độ hợp
lý, trong trường hợp dự trữ đó đang ở mức thiếu hụt (khoản 9). Mục tiêu
chung của các trượng hợp này là để các thành viên đó có thể bảo vệ đượ
c vị
thế tài chính đối ngoại và đảm bảo đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện
tốt các chương trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên:
+ Những qui định điều kiện cụ thể mà các thành viên WTO phải đáp ứng
khi áp dụng các trường hợp ngoại lệ nêu trên gồm:
• Trong cả hai trường hợp nêu trên (a và b) thành viên đó phải tính đến
mọi nhân tố đặc biệt có thể tác
động đến dự trữ tiền tệ của mình và
19
nhu cầu về dự trữ tiền tệ, nhất là khi đang được sử dụng các khoản
tín dụng đặc biệt hay nguồn khác, cần tính đến khả năng sử dụng
thích hợp các khoản tín dụng và các nguồn vốn đó (khoản 9);
• Khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nêu trên, thành viên
WTO đó cần xác định tác động của các biện pháp này lên các sản
phẩm khác nhau hay các sản phẩm chủ
ng loại khác nhau sao cho có
sự ưu tiên với nhập khẩu các sản phẩm cần thiết để thực thi chính
sách phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên, các hạn chế phải được
áp dụng sao cho tránh không làm tổn hại quyền lợi kinh tế thương
mại của bất kỳ thành viên nào khác một cách không cần thiết và
không được gây trở ngại cho việc nhập khẩu những khối lượng hàng
hóa có tính chất thương mại tối thiểu thu
ộc bất cứ loại nào mà nếu
ngừng nhập khẩu hoàn toàn sẽ dẫn đến trở ngại cho tiến trình
thương mại thông thường. Ngoài ra, các hạn chế nói trên sẽ không
được áp dụng dẫn đến trở ngại cho việc nhập khẩu mẫu hàng trong
thương mại hay với việc tuân thủ các thủ tục liên quan tới bản quyền
sáng chế, nhãn hàng, quyền tác giả hay các thủ tục tương tự (khoản
10);
• Khi thực hiện chính sách trong nước của mình, thành viên áp dụng
biện pháp nêu trên và các thành viên có liên quan cũng phải tính toán
đúng mức đến sự cần thiết phải lập lại thăng bằng cán cân thanh toán
dựa trên một cơ sở lành mạnh bền vững và chú trọng sử dụng một
cách kinh tế các nguồn lực sản xuất. Khi tình trạng dần dần được cải
thiện, thành viên đó sẽ giảm nhẹ dần các hạ
n chế được áp dụng và
chỉ duy trì chúng ở mức cần thiết; đồng thời, sẽ phải loại bỏ các hạn
chế khi tình huống đó không còn chứng tỏ sự cần thiết phải duy trì
các biện pháp đó nữa (khoản 11).
+ Cách thức và thủ tục áp dụng biện pháp hạn chế thương mại đối với
trường hợp ngoại lệ nêu trên, gồm:
• Một thành viên WTO muốn áp d
ụng biện pháp hạn chế nhập khẩu
mới hay nâng mức hạn chế so với trước đó thông qua tăng cường
đáng kể các biện pháp đã áp dụng thì phải tham vấn ngay hoặc
nếu có thể thì tham vấn trước với các thành viên WTO khác về
các vấn đề: 1) tính chất các khó khăn đang tác động lên cán cân
thanh toán; 2) các biện pháp điều chỉnh khác nhau (các biện pháp
20
có thể được áp dụng thay thế) dẫn đến lựa chọn các biện pháp
đang áp dụng; 3) các tác động có thể của các biện pháp đó với nền
kinh tế của các thành viên WTO khác (điểm a khoản 12, Điều
XVIII.B).
• Việc tham vấn nêu trên phải diễn ra theo định kỳ hàng năm để
xem xét lại mọi hạn chế đang được áp dụng. Trong quá trình tham
vấn và sau khi đã tham vấn nếu các thành viên WTO thấy rằ
ng
biện pháp hạn chế được tham vấn hay đang áp dụng không phù
hợp với qui định có thể gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho
thương mại của mình, các thành viên WTO đó sẽ thông báo cho
thành viên WTO đang áp dụng biện pháp hạn chế đó biết và có
khuyến nghị thích hợp để trong một thời gian nhất định thành
viên WTO đó phải tuân thủ các qui định có liên quan của WTO
đã nêu trên. Nếu thành viên WTO đó vẫn không tuân thủ các
khuyến nghị này trong thời hạn đã định thì các thành viên WTO
có thể cho phép bất kỳ thành viên WTO nào bị ảnh hưởng bởi các
hạn chế đó được miễn bất kỳ nghĩa vụ nào trong Hiệp định GATT
đối với thành viên đang áp dụng biện pháp hạn chế thương mại đó
(điểm b, c, d, e khoản 12 Điều XVIII.B).
Trong vòng 60 ngày từ ngày biện pháp nói trên được áp dụng, bên ký kết
đó có quyền thông báo bằng văn b
ản cho Thư ký điều hành của Các bên ký kết
biết ý định từ bỏ tham gia Hiệp định này. Sự từ bỏ đó có hiệu lực trong vòng 60
ngày kể từ ngày Thư ký điều hành nhận được thông báo nói trên. Trong mọi tiến
trình thực hiện đúng theo điều khoản này, Các bên ký kết sẽ tính một cách hợp
thức đến qui định hạn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.
* Tài liệu bổ
sung của WTO về “cách hiểu các điều khoản cán cân thanh
toán của GATT 1994”
Tài liệu này nhằm bổ sung cho các qui định của Điều XII và Điều XVIII.B
của GATT 1994 và tuyên bố về các biện pháp thương mại thực hiện cho các mục
đích cán cân thanh toán được thông qua ngày 28/11/1979 (BISD 26S/205-209 hay
còn gọi là tuyên bố 1979). Tài liệu bổ sung về “cách hiểu các điều khoản cán cân
thanh toán của GATT 1994” gồm 4 nội dung thỏa thuận: 1)về việc áp dụng các
biện pháp hạn ch
ế thương mại; 2) về các thủ tục đối với các tham vấn về cán cân
thanh toán; 3) về thông báo về tài liệu; 4) về các kết luận của các cuộc tham vấn
về cán cân thanh toán. Cụ thể như sau: