Bộ công THNG
V KHOA HC V CôNG NGH
******************
Báo cáo tổng kết
đề tài Nghiên cứu khoa học công nghệ
R-D cấp bộ
Tên ®Ị tµi:
NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC
TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU
PHẾ LIỆU THÉP, NHA, GIY CHO SN XUT
CễNG NGHIP
Cơ quan chủ quản:
Bộ Công Thng
Cơ quan chủ trì đề tài:
V Khoa hc v Công ngh
Chủ nhiệm đề tài:
ThS Phan Công Hp
8609
Hà Nội, 03/2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
PHẦN 1. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THÉP, NHỰA, GIẤY;
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3
1. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất thép và
nhu cầu phế liệu
2. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất nhựa
và nhu cầu phế liệu
3. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất giấy và
nhu cầu phế liệu
4. Một số kết luận
3
PHẦN II. NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KINH DOANH
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
I. Đánh giá thực trạng các quy định hiện hành về quản lý phế liệu nhập
khẩu
II. Nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước trong vấn đề quản
lý nhập khẩu phế liệu
III. Một số kết luận từ Phần II
PHẦN III: ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG QUY ĐỊNH VIỆC KINH DOANH
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU NHẰM ĐẢM BẢO MỤC TIÊU QUẢN LÝ CỦA NHÀ
NƯỚC VÀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỀ NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
CHO CÁC NGÀNH SẢN XUẤT THÉP, NHỰA, GIẤY
I.
II.
III.
IV.
Quy định chung
Đối tượng và điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu
Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
Trình tự, thủ tục kiểm tra giám định, thơng quan, xử lý vi phạm đối
với hoạt động nhập khẩu phế liệu
V. Trách nhiệm thực hiện
VI. Tổ chức thực hiện
15
20
24
25
25
32
34
36
36
37
38
40
42
44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
47
MỞ ĐẦU
Phát triển sản xuất công nghiệp trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện
đại hố đất nước địi hỏi nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho sản xuất ở nước
ta gia tăng nhanh chóng, mặt khác, yêu cầu đối với sự phát triển của nền
kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển bền vững và
vấn đề bảo vệ môi trường cùng với mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, tiết
kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động tái chế, tái sử dụng phế liệu làm ngun liệu sản xuất khơng chỉ ở
Việt Nam nói riêng mà là xu hướng chung tại nhiều nước trên thế giới. Bởi
vậy, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của Việt Nam
những năm qua ngày càng gia tăng. Theo các số liệu thống kế, nhập khẩu
sắt phế liệu năm 2007 là 1 triệu tấn, năm 2008 là 1,4 triệu tấn; nhựa phế
liệu, giấy phế liệu là hàng trăm nghìn tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quan
trọng cho phát triển sản xuất tại Việt Nam, hỗ trợ tăng cường năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm nội địa trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc gia tăng nhập khẩu phế liệu cả về số lượng và chủng
loại không chỉ mang đến mặt tích cực là tăng nguồn nguyên liệu cho sản
xuất cơng nghiệp mà bên cạnh đó đã xuất hiện khơng ít trường hợp các loại
phế liệu có hàm lượng chất thải độc hại lớn, thậm chí có cả những trường
hợp chất thải từ nhiều nước khác nhau đã được nhập khẩu vào Việt Nam
gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề nhập khẩu phế liệu dùng làm
nguyên liệu cho sản xuất cần phải được quản lý chặt chẽ thông qua các quy
định cụ thể, bảo đảm phế liệu khi nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng
các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ưu tiên việc sử dụng, tái chế phế liệu,
chất thải phát sinh trong nước.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi
trường, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng
và q cảnh hàng hố với nước ngồi, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ
Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCTBTNMT ngày 30 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo
vệ môi trường về tiêu chuẩn điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.
Thông tư liên tịch này đã đóng vai trị tích cực trong việc bảo vệ mơi
trường và bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong kinh doanh, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Tuy
nhiên, trong thời gian qua, việc nhập khẩu phế liệu đã phát sinh nhiều vấn
đề mới, quy trình quản lý hiện hành đã bộc lộ một số vấn đề bất cập cần
1
phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường ngày
càng cao.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số
61/TTg-KTTH ngày 12 tháng 01 năm 2010 về việc giao Bộ Công Thương,
Bộ Tài nguyên và môi trường cùng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan, các Hiệp hội ngành hàng sản xuất có nhu cầu sử dụng phế liệu và
Văn phịng Chính phủ ban hành Thơng tư mới qui định việc kinh doanh
nhập khẩu phế liệu. Để có căn cứ pháp lý xây dựng dự thảo, Đề tài "Nghiên
cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập khẩu
phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp ” nhằm nghiên cứu làm
sáng tỏ một số nội dung sau đây:
1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu và thực trạng nhập khẩu phế liệu của
ngành sản xuất thép, nhựa, giấy; những vấn đề đặt ra;
2. Nghiên cứu các quy định hiện hành về kinh doanh nhập khẩu phế
liệu;
3. Đề xuất các nội dung quy định việc kinh doanh nhập khẩu phế liệu
nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý của Nhà nước và tháo gỡ khó khăn về
nguyên liệu phục vụ sản xuất cho các ngành sản xuất thép, nhựa, giấy.
Thực tế việc nhập khẩu các loại phế liệu thép, giấy, nhựa trong thời
gian qua, chủ yếu phế liệu thép được nhập với khối lượng lớn và đóng vai
trị quan trọng trong việc góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản
xuất. Các loại phế liệu nhựa và giấy thực tế được nhập khẩu trong thời gian
qua với khối lượng không lớn và các vướng mắc liên quan đến nhập khẩu
các loại phế liệu này cũng khơng nhiều, do đó đối tượng khảo sát của đề tài
tập trung vào hiện trạng và các vấn đề liên quan đến nhập khẩu phế liệu
thép làm đại diện là chủ yếu.
Nhóm thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của các Vụ trong Bộ như Vụ Pháp chế, Xuất Nhập khẩu,
Công nghiệp nặng... và các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, Cục Kiểm sốt ơ
nhiễm thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Hải quan thuộc Bộ
Tài chính, các Hiệp hội, doanh nghiệp và nhiều nhà khoa học đã tham gia
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để nhóm tác giả hồn thành nội dung
nghiên cứu của đề tài.
Những người thực hiện đề tài xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó và mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để hồn thiện
nội dung nghiên cứu của đề tài ./.
Nhóm tác giả
2
PHẦN 1
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ THỰC TRẠNG NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THÉP, NHỰA, GIẤYNHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất thép
và nhu cầu phế liệu
1.1. Đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất thép Việt Nam
1.1.1. Nguyên liệu luyện thép
Để sản xuất thép người ta dùng nguyên liệu là gang và sắt thép vụn.
Gần đây, đưa thêm sắt xốp vào làm nguyên liệu luyện thép (công nghệ
luyện kim phi cốc) nhằm tránh sự thiếu hụt cốc cũng như tận dụng nguồn
tài nguyên khí thiên nhiên. Tuy nhiên, cơng nghệ lị cao vẫn giữ vai trò
quan trọng nhất (xem bảng 1.1). Sản lượng thép thế giới năm 2005 đạt
1060 triệu tấn, dự báo năm 2010 đạt 1193 triệu tấn.
Bảng 1.1: Sản lượng các loại nguyên liệu cho luyện thép của thế giới
Đơn vị tính: 1 000 tấn
2000
2001
2002
2003
2004
Gang lị cao
Sắt xốp
Thép phế
577
44
362
379
40
375
608
45
392
655
49
387
693
43
361
Cộng
983
994
1.045
1.091
1.097
Năm
Ngun liệu
Nguồn: IISI 4/2004
Bảng 1.2: Sản lượng thép thô, thép của các nước ASEAN và Trung
Quốc
Đơn vị tính: 1 000 tấn
1999
Thơ
Cán
2000
Thơ
2001
Cán
Thơ
Cán
2002
Thơ
Cán
2003
Thơ
Cán
Thế giới
-
948.000
850.000
903.000
969.000
China
(thép thơ)
124.000
127.200
148.900
181.600
220.100
3
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Indonesia 2.980
Malaysia 2.770
Philippin 530
Singapore 590
Thái Lan 1.532
Việt Nam 308
3.407
2.307
1.488
780
3.627
1.302
2.848
3.650
426
603
2.099
306
3.737
3.707
1.405
833
4.451
1.589
2.780
4.100
456
2.127
318
4.076
4.103
794
4.652
1.900
2.461
4.721
550
545
2.538
408
3.799
4.714
1.216
719
6.746
2.123
2.042
3.960
500
561
3.572
544
Nguồn: SEAISI Steel Statistical Yearbook 2004
1.1.2. Trình độ cơng nghệ ngành sản xuất thép trên thế giới
a) Luyện Gang
Công nghệ luyện gang tại các nước trên thế giới, hiện nay đã rất
hoàn chỉnh, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã đạt gần như giới hạn lý thuyết.
Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào giảm tiêu hao than cốc, tăng năng
suất lò và nâng cao chất lượng sản phẩm, các biện pháp cải tiến (phun than,
làm giàu ôxy, tăng nhiệt độ gió nóng, nâng cao chất lượng liệu, nâng áp
suất khí đỉnh lị, nạp liệu kiểu khơng chng …) và hiện đại hóa các lị cao
hiện có để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, kéo dài tuổi thọ thiết bị và
cải thiện mơi trường. Gần đây, lị cao nhỏ (175-350m3) được xây dựng ở
Ấn Độ, Brazil và Trung Quốc cũng đạt những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
khá.
b) Luyện thép:
Sản xuất thép theo ba cơng nghệ chính: Lị chuyển (63% tổng sản
lượng), lò điện hồ quang (33% tổng sản lượng) và lò bằng (3% tổng sản
lượng). Hàng loạt tiến bộ mới được áp dụng như: điều khiển tự động hóa,
tiết kiệm năng lượng . . . đã tạo ra rất nhiều loại sản phẩm mới có giá trị cao
hơn nhiều lần so với thép thơng thường. Trung bình các cường quốc về
thép sản xuất khoảng 20% sản lượng là thép đặc biệt.
- Lò chuyển với ưu điểm thời gian luyện thép nhanh, năng suất cao, chất
lượng thép tốt mà sản lượng thép chiếm trên 60% tổng sản lượng thép trên
thế giới. Những nghiên cứu đổi mới công nghệ tập trung vào: Thổi đáy để
khuẩy trộn thép và xỉ bằng khí trơ, kết hợp tinh luyện ngồi lị, kéo dài tuổi
thọ lị, tự động hóa, xử lý khí thải, tối ưu hóa các q trình cơng nghệ. Hiện
nay trên thế giới có khoảng 600 lị, trung bình mỗi lị sản xuất được một
triệu tấn thép hang năm.
- Lò điện hồ quang hiện đại có thể sản xuất được nhiều loại thép chất
lượng nhau với thời gian luyện ngắn, năng suất cao. Gần đây, lị điện siêu
cơng suất (UItra High Power – UHP), được cường hóa bằng ơxy ra đời thì
4
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
3.718
4.563
1.770
599
7498
2.389
lò EAF 140 tấn/mẻ sản xuất thép hợp kim thấp và trung bình chỉ mất 1,5
h/mẻ và đạt cơng suất 100 tấn/h. Ngày nay lò điện hồ quang kết hợp với
luyện kim thứ cấp có thể sản xuất các loại thép không gỉ với chỉ tiêu kinh tế
- kỹ thuật rất cao. Tiêu hao điện năng đạt 450-520 kWh/tấn. Nếu phun than
25-30 kg/tấn + 35 m3 ơxy/tấn thì tiêu hao điện năng chỉ còn 300 kWh/tấn.
Trong những năm gần đây trên thế giới (nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan) đã sử dụng 30-50% gang lỏng trong lò điện EAF cũng
giảm đáng kể tiêu hao điện năng. Đã có nhiều cải tiến như lị điện siêu cơng
suất (UHP-EAF), lò điện hồ quang một chiều (EAF-DC), lò điện kiểu
Fuchs, Danrc, Conarc, TwinsheII, Consteel . . . đã làm cho lò điện hồ
quang càng ngày các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật càng cao, có thể so sánh
được với lị chuyển trong tương lai.
c. Cơng nghệ cán
- Cán thép thanh và dây (sản phẩm dài): Ở các nước đang phát triển,
thường chiếm trên 50% tổng sản lượng thép các loại. Các nghiên cứu cải
tiến kỹ thuật trong công nghệ tập trung vào: Tăng tốc độ cán (thép thanh
đạt tốc độ cán 40 – 50 m/s, thép dây đạt tới 120 m/s); Áp dụng công nghệ
chẻ phôi, hàn nối phôi, điều khiển nhiệt để nâng cao cơ tính của sản phẩm,
tự động hóa điều khiển q trình cán . . .;
- Cơng nghệ cán thép hình: áp dụng cơng nghệ đúc phơi gần giống với
hình dạng sản phẩm. Nhờ vào cơng nghệ này mà người ta có thể giảm số
lần cán, do đó có thế xây dựng các dây chuyền cán dầm hoặc thép ray rất
gọn so với trước đây mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đạt hiệu quả
kinh tế cao;
- Cơng nghệ cán tấm nóng: nhờ các cải tiến kỹ thuật, có thể cán được
thép tấm có chiều dày xuống tới 0,8 mm với độ chính xác chất lượng bề
mặt cao;
- Công nghệ cán tấm nguội: Trước đây, loại máy cán này chỉ dung để
cán thép không gỉ và thép silic dung trong kỹ thuật điện, cán lá nhơm làm
gói bao phẩm . . .. Hiện nay do giá thành thiết bị đã hạ hơn nên người ta đã
sử dụng để cán thép cacbon thong thường. Loại máy này cho ra được các
sản phẩm có chiều dày cực mỏng (đến 0,0015 mm), chất lượng rất cao.
- Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thép thế giới đã phát
triển với một tốc độ rất cao. Do ý thức được rằng thép vẫn là nguyên liệu
chính của nhiều ngành cơng nghiệp nên các nước có ngành cơng nghiệp
phát triển đã đầu tư nhiều vào KHCN. Đặc biệt là trong bối cảnh tài nguyên
của thế giới ngày càng cạn kiệt và nhu cầu về bảo vệ môi trường và duy trì
phát triển bền vững được nhân loại quan tâm hơn bao giờ hết. Kinh phí cho
5
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
R&D của các doanh nghiệp đạt từ 0,5 – 3,5 % doanh thu (ví dụ: Nhật chi 2
tỷ USD/năm – số liệu năm 1986, nguồn ESCAP). Nhật Bản hiện là nước có
trình độ cơng nghệ trong ngành luyện kim cao nhất thế giới. Mặc dù Nhật
Bản là nước phải nhập khẩu tồn bộ ngun, nhiên liệu cho ngành cơng
nghiệp thép nhưng các sản phẩm thép của Nhật Bản có tính cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới.
1.1.3. Ngành thép Việt Nam
a) Thị trường sản phẩm thép
Trong những năm qua, ngành thép đã có những bước tiến bộ đáng kể
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Đi lên từ
xuất phát điểm thấp, đến nay ngành đã cung cấp đủ thép cho nhu cầu xây
dựng cơ bản và góp phần bình ổn thị trường. Với lượng phôi tự sản xuất
trong nước đạt hơn 20%, phôi nhập ngoại đạt gần 80%; Ngành thép Việt
Nam đến nay chỉ sản xuất được các sản phẩm dài cho ngành xây dựng, là
thép tròn trơn, tròn vặn dạng thanh Φ10mm - Φ4mm, thép dây cuộn Φ6Φ10mm (chỉ là những loại thép xây dựng thông thường; Thép dự ứng lực
dùng xây dựng cầu, những cơng trình quan trọng vẫn phải nhập khẩu), thép
hình cỡ nhỏ, cỡ vừa, gia cơng sản xuất ống thép hàn, tơn mạ, tơn hình uốn
nguội, cắt xẻ tơn tấm . . . từ sản phẩm dẹt nhập khẩu (các dự án cán nguội
hiện nay cũng chỉ nhập khẩu thép cuộn cán nống về gia công cán nguội).
Tham gia ngành thép có đầy đủ các thành phần kinh tế như 100% vốn
nước ngoài, liên doanh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần, làng nghề, hộ sản xuất nhỏ-gia đình; Trong năm 2004,
VSC chiếm 43% thị trường tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng; Khối liên
doanh chiếm 28%; Các đơn vị còn lại chiếm 29%. Chất lượng sản phẩm
cũng rất phụ thuộc loại hình nhà máy, như các nhà máy thuộc VSC, các
công ty tư nhân xây dựng cơ sở với lượng vốn lớn, công suất đạt từ 150
000 t/n, các liên doanh, các cơ sở 100% vốn nước ngoài chất lượng tương
đương các loại thép cùng loại của khu vực. Các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, hộ
gia đình thì chất lượng kém, do nguồn vật tư, nguyên liệu, thiết bị, kỹ thuật
lạc hậu. Sản phẩm thép của Việt Nam hầu hết cung cấp trong nước, khó có
khả năng xuất khẩu vì yếu tố chất lương, giá thành kém so với các nước
khác.
Bảng 2.1: Tiêu thụ thép 1996 – 2004 của Việt Nam
Đơn vị tính 1000 tấn
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2010
2015
6
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
(Dự tính)
SP
SP
923
1.001
1.729
1.288
2.081
1.768
2.392
2.075
2.437
2.341
2.365
2.727
3.530
3.015
4.688
4.166
6.217
6.116
C
1.924
3.017
3.849
4.467
4.778
4.892
6.545
8.854 12.334
Nguồn: Arcelor Consultants và Hiệp hội Thép Việt Nam
b) Năng lực sản xuất
- Luyện gang:
Việt Nam là nước duy nhất trong khối ASEAN có sử dụng cơng
nghệ lị cao. Với hai lị ở cơng ty GTTN (1lị là 100 m3, 1 lị là 120m3, tổng
cơng suất thiết kế (CSTK) 190.000 tấn/năm); Năm 2005 đạt sản lượng
201.777 tấn. Trong năm 2006, với sự tham gia của 4 lò cao nữa (3 lò 22 m3,
1 lò 50 m3 sẽ đưa tổng sản lượng gang đạt khoảng 280.000 tấn.
- Về luyện phôi:
Công suất luyện phôi của ngành đến hết năm 2005 đạt 1,2 triệu tấn;
trong đó, VSC đạt 700.000 tấn, chiếm 60%; năm 2005 VSC đạt sản lượng
phôi 657.680 tấn.
Tổng công suất thiết kế đến hết năm 2006 đạt khoảng 3 triệu tấn. Tuy
nhiên, do tất cả các nhà máy (trừ lị của cơng ty Gang thép Thái Ngun)
sử dụng 50% gang lỏng phối liệu) đều đi theo cơng nghệ lị điện (hồ quang
hoặc tần số), với nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế liệu nên trong thời
gian tới sẽ khó khăn trong việc cung cấp đủ thép phế liệu (thu mua trong
nước chỉ đạt khoảng 1 triệu tấn; Số còn lại phải nhập khẩu, nhưng việc
nghiên cứu thị trường và đảm bảo khả năng cung cấp thép phế liệu chưa
được quan tâm đúng mức, chưa kể đến rào cản về môi trường đối với việc
nhập khẩu, hạn chế về cơ sở hạ tầng, cảng biển . . . ). Trong số các lò luyện
thép mới được đầu tư, lò điện 70 tấn của công ty thép miền Nam ở Phú Mỹ
là được đầu tư dây chuyền đồng bộ luyện – đúc liên tục – cán hiện đại. Các
cơ sở còn lại đều sử dụng các thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc, có trình
độ ở mức trung bình.
Trong năm 2005, dự án sản xuất thép không gỉ lớn nhất từ trước tới
nay tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 700 triệu USD, cơng suất thiết kế
720.000 nghìn tấn sản phẩm/năm đã được cấp phép; Nhà máy do doanh
nghiệp Đài Loan đầu tư tại Bà Rịa Vũng tàu. Ngoài ra, năm 2006, Tập đoàn
thép Tycoons (Đài Loan) dự kiến đầu tư nhà máy thép liên hợp 5 triệu tấn
phôi thép/năm với mức đầu tư 1 tỷ USD.
7
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
- Về sản phẩm cán dài:
Đến cuối năm 2005, tổng công suất các máy cán dài đạt khoảng 6
triệu tấn với 23 cơng ty lớn và vừa (có cơng suất từ 100.000 tấn -400.000
tấn), cộng với hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ; trong đó, cơng suất của Tổng
cơng ty thép Việt Nam (VSC) là 1,6 triệu tấn, chiếm 27 % năng lực cả
nước. Trong năm 2005, VSC cũng đưa vào hoạt động 2 dây chuyền cán sản
phẩm dài hiện đại 300 000 tấn ở công ty Gang thép Thái Nguyên và
400.000 tấn ở Phú Mỹ. Với sản xuất đầu tư thấp (khoảng 50 USD/tấn – đối
với nhà máy có công suất 20 – 30 vạn tấn), thời gian xây dựng ngắn, khá
năng thu hồi vốn nhanh. Chính vì vậy, đến nay năng lực sản xuất này gần
đủ để đáp ứng nhu cầu thép cán dài đến năm 2015. Vì vậy, không nên tiếp
tục đầu tư vào khâu này (thời gian gần đây, phần lớn các cơ sở sản xuất
thép ở Việt Nam chỉ hoạt động ở mức 60% công suất thiết kế). Tổng sản
lượng thép sản phẩm năm 2005 đạt 3,3 triệu tấn; Trong đó, thép xây dựng
đạt 2,44 triệu tấn.
- Về sản phẩm dẹt cán nguội/nóng:
VSC có nhà máy cán nguội công suất 205.000 tấn/năm với dải sản
phẩm thép là cán nguội từ 0,15 – 1,8 mm (có khả năng nâng công suất lên
400.000 tấn/năm) đã bắt đầu đi vào hoạt động; Năm 2005, sản lượng đạt
50.000 tấn. Ngồi ra có nhà máy cán tấm nóng của Tổng Công ty Công
nghiệp tàu thủy công suất 200.000 tấn năm hiện đang xây dựng.
- Về sản phẩm gia công sau cán:
Gồm các sản phẩm thép lá mạ mầu, mạ kẽm, mạ nhơm kẽm, ống
thép hàn, lưới thép, thép hình bằng công nghệ hàn, tôn song với sản lượng
thép ống đạt 0,21 triệu tấn, sản lượng tôn sơn mạ đạt 0,45 triệu tấn trong
năm 2005.
c) Về trình độ cơng nghệ
- Thành phần kỹ thuật: Nhìn chung trình độ cơng nghệ ngành thép
nước ta có thể chia ra 3 loại.
- Loại cơng nghệ hiện đại:
Đây là những nhà máy mới được đầu tư xây dựng từ năm 2001 trở
lại đây với công nghệ, máy móc thiết bị khá hiện đại, cơng suất tương đối
lớn. Dây chuyền thiết bị có mức độ tự động khá cao. Tập trung ở nhóm này
có nhà máy luyện cán thép của Công ty thép miền Nam đặt tại Phú Mỹ,
Dây chuyền cán sản phẩm dài 30 vạn tấn/năm của Công ty Gang thép Thái
8
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Nguyên, nhà máy cán nguội Phú Mỹ . . . số liệu điều tra năm 2004 cho thấy
các nhà máy cán hiện đại chiếm 38,7 % tổng công suất thiết kế (1,72 triệu
tấn/4,44 triệu tấn/năm).
- Công nghệ ở mức trung bình:
Cụ thể là những nhà máy của VSC, một số liên doanh và công ty tư
nhân. Trang thiết bị của các nhà máy này chưa được tự động hóa ở mức
cao. Các vấn đề về nhân sự, thông tin, tổ chức đều còn rất nhiều bất cập. Số
liệu điều tra năm 2004 cho thấy các nhà máy cán này chiếm 48,9 % tổng số
công suất thiết kế (2,17 triệu tấn/4,44 triệu tấn/năm).
- Công nghệ lạc hậu:
Tập trung tại những nhà máy loại nhỏ với trang thiết bị rất lạc hậu,
chất lượng sản phẩm rất kém, hầu hết là không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể là các
cơ sở của các nhà máy cơ khí, cơ sở tư nhân. Một đặc điểm dễ nhận thấy ở
khu vực này là thiếu đội ngũ lao động lành nghề, thiếu vốn nên hoạt động
cầm chừng. Số liệu điều tra năm 2004 cho thấy các nhà máy cán lạc hậu
chiếm 12,4 % tổng công suất thiết kế (0,55 triệu tấn/4,44 triệu tấn/năm).
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu KT – KT của ngành thép Việt Nam và Thế
giới
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Trong nước
Liên doanh
Thế giới
Luyện Gang
Thể tích hiệu dụng
m3
22 – 120
-
1000-5000
Hệ số lợi dụng
Lần
2,2 – 3,0
-
2,5 – 3,0
Nhiệt độ gió nóng
0
C
850
-
1150
% ơxy
%
22
-
24
Tiêu hao cốc
Kg
850
-
350
Phun than
Kg
-
-
150 - 200
Luyện thép
Thời gian nấu luyện
Phút
90 – 180
-
45 – 60
Kg/tsp
1.200
-
1100
Kwh/tsp
550 – 690
-
380 – 410
Tiêu hao điện cực
Kg/tsp
3,90 – 6,91
-
2
Năng suất lao động
Tấn/người.năm
125
-
650 (Nhật)
%
26
-
98 (Nhật)
Tiêu hao thép phế
Tiêu hao điện
Tỷ lệ tinh luyện
9
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Tỷ lệ đúc lien tục
%
50
-
98 (Nhật)
Cán thép
Công suất máy cán
1000T
30-150 trung
bình 80
120.300 trung
bình 200
500-1000
Lị nung phơi:
T/h
Q nhỏ max
35 t/h
Trung bình 30 –
60 t/h
Lớn 80 –
1000t/h
Tốc độ cán:
- Thép thanh
- Thép thanh
m/giây
4,5 – 12
10 – 27
10 – 13,4
30 – 60
40 – 50
60 – 120
Tiêu hao phôi
T/tsp
1,06 – 1,1
1,05
1,03
Kg/tsp
35 – 40
30 – 33
25
Kwh/tsp
100 – 130
120 – 130
80
Kg/t
2,0 – 3,0
0,26 – 0,5
0,2
Tiêu hao dầu FO
Tiêu hao điện
Tiêu hao trục cán
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo
Chi phí sản xuất cho một tấn thép ở Việt Nam cao so với thế giới. Các
chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất thép
(phôi/cán) ở Việt Nam cao cùng với quy mô cơng suất nhỏ (quy mơ trung
bình của các nhà máy sản xuất thép ở khu vực Đông Nam Á khoảng 500
ngàn tấn năm) dẫn đến sản phẩm (phơi/cán) đều có giá thành khá cao; Mặt
khác, các nhà máy sản xuất thép (cán) Việt Nam lại sản xuất trong tình
trạng dư thừa công suất (phần lớn hoạt động ở mức khoảng 60 % cơng suất
thiết kế). Chính vì vậy, nâng cao hiệu suất các nhà máy cũng có thể cho
phép nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất.
- Thành phần con người:
Cơng ty Gang thép Thái Ngun có một đội ngũ lao động dồi dào gồm
8.972 người; trong đó 1.257 người có trình độ đại học, cao đẳng trở lên
chiếm 14 % (số liệu năm 2004). Là một đội ngũ đã qua thực tế sản xuất
nhiều năm và tích lũy được kinh nghiệm, có khả năng làm chủ cơng nghệ.
Đây cũng là nơi cung cấp các cán bộ và cơng nhân nịng cốt cho nhiều nhà
máy thép xây dựng sau này. Tuy nhiên, đội ngũ nhân lực của công ty cũng
cịn nhiều hạn chế. Trình độ chun mơn cịn hạn chế, nhiều cán bộ kỹ
thuật không cập nhật được những tiến bộ kỹ thuật mới trong ngành nên còn
hạn chế trong việc cải tiến công nghệ cũng như trong nghiên cứu phát triển
cơng nghệ mới. Trình độ tin học ngoại ngữ còn kém nên hạn chế việc tiếp
10
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
thu các thông tin về đổi mới công nghệ trên thế giới. Độ tuổi của cán bộ
công nghân viên (CBCNV), nhất là các cán bộ kỹ thuật tương đối cao. Nếu
tính cho cả Cơng ty thì thành phần con người chỉ đạt H = 0,51. Công ty
thép miền Nam hiện có đội ngũ CBCNV 3.688 người trong đó có khoảng
300 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, chiếm 8,1 % (số liệu năm
2004). So với Công ty Gang thép Thái Ngun thì Cơng ty thép miền Nam
có nhiều thuận lợi hơn về mặt nhân lực: “gọn nhẹ” hơn, Cơng ty có khả
năng thu hút cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ trẻ nhờ kinh doanh có hiệu quả,
thu nhập của người lao động cao. Tỷ lệ cán bộ biết ngoại ngữ cũng ở mức
độ cao hơn. Có khả năng làm chủ được cơng nghệ mới. Công ty cho thấy
giá trị thành phần con người của Cơng ty ở mức trung bình H = 0,52.
Các cơng ty liên doanh có đội ngũ gọn, phù hợp với yêu cầu của hệ
thống thiết bị và công nghệ. Tuy vậy, trong vấn đề tuyển chọn lao động,
các lien doanh cũng gặp một số khó khăn do nguồn đào tạo và cung cấp
nhân lực trình độ cao ở trong nước chưa đáp ứng được cả về số lượng và
chất lượng.
Hầu hết các cơ sở nhỏ đều thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân lành
nghề. Điều này đã gây ra khơng ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng
sản phẩm của các đơn vị này. Kết quả khảo sát cho thấy vấn đề nhân lực
của các cơ sở nhỏ là rất bất cập (H = 0,32 – 0,41). Trong những năm tới
tình hình này cũng rất khó được cải thiện vì nguồn nhân lực được đào tạo
trong các trường của nước ta còn hạn chế mà nhu cầu lại rất cao.
Các công ty thép hiện đại mới được xây dựng: Các cơ sở này còn nhiều
bất cập, thiếu các cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong ngành luyện kim.
Tuy vậy, các cơ sở này đã thu hút được nhiều cán bộ kỹ thuật có trình độ từ
các cơ sở của Tổng Công ty thép việt Nam và các công ty được thành lập
trước đây.
- Thành phần thông tin (Infoware)
Việc ứng dụng máy tính bước đầu đã nâng cao. Tuy nhiên, chỉ tập trung
cho cơng việc văn phịng, khơng sử dụng máy tính trong thiết kế và nghiên
cứu. Cịn việc sử dụng máy tính để điều khiển các quá trình cơng nghệ chỉ
áp dụng ở một số đơn vị mới đầu tư của Công ty Gang thep Thái Nguyên
và Công ty Thép Miền Nam. Việc cập nhật thông tin, sử dụng Internet hạn
chế đối với khối doanh nghiệp của VSC; khối liên doanh và doanh nghiệp
mới đầu tư ở mức khá hơn. Các nguồn thông tin về công nghệ, khoa học
cơng nghệ trong ngành cịn rất hạn chế. Đây cũng là tình trạng chung của
nhiều ngành kỹ thuật ở nước ta. Kết quả khảo sát ở các nhà máy về giá trị
thành phần thông tin I đạt mức trung bình.
- Thành phần tổ chức:
11
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Vấn đề tổ chức sản xuất, bố trí nguồn nhân lực hợp lý đã được các
doanh nghiệp chú trọng. Các công ty lien doanh và khối doanh nghiệp mới
đầu tư cơng nghệ hiện đại đã áp dụng mơ hình tổ chức tiên tiến, phù hợp
với công nghệ sản xuất tiên tiền và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Các doanh nghiệp nhỏ có bộ máy tổ chức phù hợp với cơ sở nhỏ nên đã tận
dụng được năng lực của thiết bị và chiếm được một số mạng của thị trường
trong nước. Kết quả khảo sát ở các nhà máy về giá trị thành phẩm tổ chức
O đạt mức khá.
Bảng 2.3 Thành phần công nghệ của ngành thép Việt Nam, Ấn Độ và
Nhật
T
H
I
O
TCC
Việt Nam
0,46
0,52
0,56
0,78
0,51
Ấn Độ
0,48
0,22
0,51
0,70
0,44
Nhật Bản
0,84
0,58
0,89
0,96
0,84
d) Về hàm lượng nhập khẩu:
Nhìn chung ngành thép nước ta có hàm lượng nhập khẩu đầu vào khá
cao (xem Bảng 2.4), thể hiện sự phụ thuộc của ngành thép nước ta vào thị
trường nguyên nhiên liệu thế giới. Với năng lực sản xuất phôi quá nhỏ bé,
ngành sản xuất nguyên liệu cho luyện thép (luyện gang, sắt thép phế) còn
hạn chế nên ngành thép mới chỉ đáp ứng được 20 – 25 % nhu cầu phôi của
các nhà máy cán. Do phải nhập khẩu phần lớn phơi thép nên gây khó khăn
cho nền kinh tế đất nước, nhất là trong hai năm gần đây. Với sự phụ thuộc
vào bên ngoài như vậy, ngành thép nước ta khó có thể phát triển ổn định và
bền vững trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đây cũng là một
khâu yếu trong chiến lược phát triển ngành mà những năm tới phải lưu ý
khắc phục. Năm 2005 Việt Nam nhập khẩu 2.226.940 tấn phôi thép, trị giá
837.847.000 USD trên tổng lượng thép nhập khẩu là 5.523.987 tấn, trị giá
2.930.606.000USD.
Bảng 2.4: Hàm lượng nhập khẩu ngành thép
Tên vật liệu nhập
khẩu
Tỷ lệ nhập
khẩu
Ước nhập khẩu
năm 2005
Ghi chú
Than cốc
50 %
70.000 tấn
Thép phế
25 – 30 %
500.000 tấn
100 %
4.800 tấn
Số liệu trên cơ sở thiết bị
công nghệ và công suất sản
phẩm năm 2004 của ngành.
Sang năm 2006 đến năm
Điện cực graphit
12
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Vật liệu chịu lửa
40 %
4.800 tấn
Fero hợp kim
50 %
9.000 tấn
70 – 80 %
2.300.000 tấn
Dầu FO
100 %
150.000 tấn
Thiết bị
70 – 80 %
-
100 %
2010, một nhà máy sản xuất
phôi thép và gang đi vào
hoạt động; bởi vậy, lượng
nhập khẩu nguyên vật liệu
như sắt thép phế, cốc, quặng
… sẽ rất lớn.
3.000.000.000
tấn
Phôi thép
Sản phẩm tấm, lá,
thép hợp kim
Nguồn báo cáo đánh giá TDCN ngành thép 2004; Ước tính năm 2005 được tổng hợp từ
các báo cáo ngành.
1.1.4. Kết luận, kiến nghị
- Ngành thép nước ta trong những năm gần đây phát triển với tốc độ
khá cao nên có thể đáp ứng được nhu cầu về thép trịn dài và thép hình nhỏ.
Tuy nhiên, cịn nhiều bất cập, mất cân đối giữa các khâu sản xuất gang,
thép và cán, mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm dẫn đến tính tự chủ, ổn
định của ngành không cao. Hiện tại chỉ mới sản xuất được các sản phẩm
dài, thép hình vừa và nhỏ, chất lượng thép thơng thường. Các loại sản phẩm
dẹt, hình lớn và các loại thép chất lượng vẫn phải nhập khẩu 100 %. Nguồn
nguyên liệu đầu vào còn phải nhập khẩu tương đối lớn trong đó có phế liệu
thép phục vụ cho sản xuất thép trong lị điện.
- Trình độ cơng nghệ ngành thép nói chung ở mức độ trung bình và
thấp. Trình độ công nghệ cũng không đồng đều ở các khâu trong chu trình
sản xuất luyện kim. Khâu luyện gang đang ở mức độ lạc hậu, tương đương
trình độ những năm 1960 – 1970. Khâu luyện thép tương đương những
năm 1970 – 1980. Khâu cán thì đã xuất hiện một số nhà máy đạt mức độ
hiện đại, nhưng đại đa số các nhà máy cịn lại ở mức trung bình và lạc hậu.
1.2. Nhu cầu phế liệu thép cho ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới,
các nước chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, quan hệ trên cơ sở hai
bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển kinh tế. Xu thế này đã góp phần tích
cực vào sự tăng trưởng và phát triển của một số nước trên thế giới. Đặc biệt
là đối với Việt Nam, thực trạng nền kinh tế sau chiến tranh giành độc lập
hoàn toàn, tiến tới xây dựng, ổn định và từng bước phát triển kinh tế. Việt
Nam là một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn
quá thấp so với các nước trên thế giới. Tình hình đó địi hỏi nước ta phải có
sự đổi mới cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Quan điểm mở rộng
13
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
hợp tác kinh tế của Việt Nam được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của
các đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X và được cụ thể hoá sâu sắc thêm
trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI vừa qua của Đảng. Thực hiện đường
lối kinh tế đối ngoại theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế với tất cả các
nước trên ngun tắc bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Thực
hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu thực hiện
mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng và văn minh”.
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta được thực hiện thông
qua việc mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngồi, tín
dụng nước ngồi… Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu có tầm quan trọng
hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. Nhập
khẩu là để bù đắp những mặt hàng còn thiếu mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc sản xuất nhưng không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cơ
cấu nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu bao gồm những mặt hàng sau: máy
móc thiết bị, khoa học kĩ thuật, công nghệ và các loại nguyên vật liệu phục
vụ cho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta.
Trong giai đoạn trước đây, thép là mặt hàng quan trọng trong cơ cấu
nhập khẩu của nước ta vì đây là mặt hàng cần thiết cho nhiều ngành công
nghiệp, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhiều ngành sản
xuất nói chung. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép thành phẩm chỉ là biện
pháp trước mắt và tình thế. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản
xuất thép trong nước phải đẩy mạnh hoạt động sản xuất theo hướng ngày
càng nâng cao chất lượng và sản lượng thép.
Thế giới hiện đang sản xuất khoảng 1,2 tỉ tấn thép/năm, trong đó có
30% được sản xuất từ thép phế liệu (400 triệu tấn/năm), như vậy có thể
thấy số lượng thép được sản xuất từ phế liệu là rất lớn.
Ở Việt Nam, chỉ ở Thái Nguyên, thép được sản xuất từ quặng, còn
lại hầu hết được sản xuất bằng lị điện. Hiện nay phế liệu có nguồn từ trong
nước cho sản xuất thép không đủ cung ứng cho các nhà máy, mới chỉ có
khoảng 1,2 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu khoảng gần 5 triệu tấn.
Do giá quặng sắt cao, nên việc sử dụng thép phế để luyện thép trong
lị điện trở nên vơ cùng quan trọng, nó vừa có ý nghĩa làm sạch mơi trường,
tái sinh kim loại đã qua sử dụng, vừa có ý nghĩa kinh tế to lớn. Tất cả các
nước trên thế giới đều coi thép đã qua sử dụng là nguồn nguyên liệu cho
luyện thép chứ không phải là phế thải.
Những năm gần đây, do lượng thép phế trong nước giảm nhiều, các
doanh nghiệp sản xuất và thương mại phải chủ động tìm nguồn hàng và
nhập khẩu một lượng lớn thép phế phục vụ sản xuất phôi thép để đáp ứng
nhu cầu thép xây dựng cho thị trường trong nước.
14
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép phế liệu nhập khẩu qua
một số năm vừa qua như sau: 2006 nhập khẩu khoảng 1.000.000 tấn thép
phế, năm 2007 phải nhập khoảng 1.500.000 tấn thép phế do nhiều cơ sở
luyện phơi đã đầu tư hồn tất và đi vào hoạt động. Hiện tại, Việt Nam đang
có khoảng 9 cơng ty chuyên luyện thép mỗi năm nhập khẩu khoảng 3 triệu
tấn thép phế liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất phôi, lượng thép phế thường
được nhập về Việt Nam từ Mỹ, Nhật, Thỗ Nhĩ Kỳ, Trung Đông. Nhu cầu
nhập sắt thép phế liệu được dự báo sẽ tăng lên 4-5 triệu tấn trong vài năm
tới.
Nguồn nguyên liệu đầu vào cho luyện kim mà chủ yếu là thép phế
liệu hiện tại thu gom được trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Để
đảm bảo sản xuất thép trong nước được ổn định thì 70% nhu cầu thép phế
phải được nhập khẩu từ nước ngồi (theo thống kê của Bộ Cơng nghiệp
Việt Nam trước đây – nay là Bộ Công Thương). Vì vậy, việc nhập khẩu
thép phế liệu góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện
thép ở nước ta, từ đó thúc đẩy q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước, là động lực tích cực để xây dựng và cải tạo cơ sở của Việt Nam trong
giai đoạn từ nay tới năm 2020.
2. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất nhựa
và nhu cầu phế liệu
2.1. Đánh giá tổng quan cơng nghệ của ngành sản xuất nhựa Việt Nam
Dù có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây nhưng ngành
nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến như là một ngành kinh tế kỹ
thuật về gia công chất dẻo, trong khi đó lại khơng chủ động được nguồn
nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, số lượng mẫu mã chủng loại
nhựa sản xuất của Việt Nam còn đơn điệu chưa đáp ứng được yêu cầu đa
dạng của các nhà nhập khẩu, của các ngành kinh tế sử dụng sản phẩm nhựa
kỹ thuật và của người tiêu dùng. Giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt
Nam thời gian qua đạt mức cao và tăng trưởng nhanh nhưng mới chiếm
0,02% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nhựa toàn cầu.
Các doanh nghiệp nhựa trong nước do quy mô vốn nhỏ nên đang
chịu áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về vốn,
kỹ thuật, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.
Sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam mang nặng tính
tự phát, chưa theo quy hoạch, các doanh nghiệp nhựa vẫn chưa thật sự gắn
bó, hỗ trợ lẫn nhau tạo sức mạnh tổng hợp để cạnh trạnh có hiệu quả trên
thị trường.
15
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Năng lực thiết kế sản phẩm để bán ra thị trường của các doanh
nghiệp nhựa Việt nam còn nhiều hạn chế.
Giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam thời gian qua còn quá
nhỏ bé trong giá trị xuất khẩu các sản phẩm nhựa toàn cầu do tăng trưởng
xuất khẩu các sản phẩm nhựa Việt Nam chủ yếu là do sự đóng góp của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một phần đáng kể là gia cơng
theo mẫu mã của nước ngồi nên giá trị gia tăng thấp.
Các nhà đầu tư tư nhân ngành nhựa thường tập trung những mặt
hàng “ăn khách” nhất thời nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh
lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế.
Các dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một mục
tiêu quan trọng của ngành nhựa Việt Nam để giải quyết bài toán cung cấp
một phần nguyên liệu trong nước cho ngành. Việc chủ động nguồn nguyên
liệu nội địa ngày càng trở nên bức thiết đặc biệt là cung ứng hoặc sản xuất
PP, PVC, PS, PE - những nguyên liệu cơ bản trong ngành gia công chất
dẻo.
Do nguyên liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng hơn 15%
nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa nên mỗi năm ngành nhựa vẫn phải
nhập khẩu các loại nguyên liệu như PP, PVC, PS, PE, ABS...
Vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong thời gian qua,
hầu hết các dự án sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa đã không thực hiện
được. Tính đến năm 2010 mới chỉ có nhà máy hạt nhựa Polypropylen (nhà
máy PP1) được khởi công xây dựng từ tháng 2/2008 với tổng vốn đầu tư
235 triệu USD. Tuy nhiên điều đáng nói là mặc dù tiến độ có bị chậm hơn
so với quy hoạch, các dự án trong quy hoạch vẫn đang tiếp tục được thực
hiện và sẽ hoàn thành trong giai đoạn tới.
2.2. Nhu cầu phế liệu nhựa cho ngành công nghiệp sản xuất nhựa Việt
Nam
Hiện nay, mỗi năm ngành nhựa cần trung bình 2,2 triệu tấn các loại
nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS... chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ
trợ khác nhau, trong khi khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng
450.000 tấn nguyên liệu. Năm 2010 các doanh nghiệp ngành nhựa trong
nước cần khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản
xuất.
Bên cạnh đó, giá thành sản xuất của ngành nhựa cũng bị biến động
theo sự biến động của giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là sự
biến động về giá của 2 loại nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất
là PP và PE với mức tăng trung bình là 13%.
16
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Phế liệu nhựa được xem như là một giải pháp để giảm sức ép từ cơn
sốt giá nguyên liệu nhựa. Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào
nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu
gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân
loại theo đúng cách, công nghệ lạc hậu...
Ngành công nghiệp tái chế phế liệu nhựa của Việt Nam chưa phát
triển, hệ thống thu gom phế liệu nhựa chưa hữu hiệu trong khi đó việc nhập
phế liệu theo quy định hiện hành là rất hạn chế nên trong nước không cung
cấp được nguyên liệu nhựa tái chế đạt chất lượng và giá cả cạnh tranh giúp
các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm.
Các nhà máy nhựa hiện nay đã quay vòng được 100% lượng nhựa
phế thải trong quá trình sản xuất của mình do vậy nhựa tái chế đề cập đến ở
đây là lượng phế thải dân sinh, từ ngành công nghiệp khác và từ phế liệu
nhập khẩu.
Việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi
đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh
nghiệp. Việc đầu tư này khơng khó, vốn đầu tư cũng không lớn nhưng việc
thu gom phế thải theo hệ thống để có đủ nguyên liệu cho nhà máy lại là vấn
đề cần được quan tâm đúng mức. Cần phải có sự quan tâm của nhà nước vì
đây là một cơng việc có tính tồn xã hội. Các cấp chính quyền cần vào cuộc
từ việc giáo dục cho người dân trong việc phân loại và thải bỏ rác đúng với
yêu cầu đến hình thành hệ thống thu gom từ các hộ dân, đơn vị sản xuất
cho đến đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý phế thải nhựa. Làm tốt việc
này sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn là bảo vệ môi trường và tiết kiệm ngoại
tệ do giảm lượng nguyên liệu phải nhập cho ngành nhựa hàng năm.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện nay cả nước có hơn
2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhựa,
nhu cầu nguyên liệu hằng năm khoảng 2,2 triệu tấn các loại nhựa PE, PP,
PS... nhưng thị trường trong nước mỗi năm chỉ mới cung cấp được 450.000
tấn. Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPA cho biết, ở các quốc gia lân cận
như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, nguyên liệu nhựa tái chế
được sử dụng hằng năm chiếm từ 15,9 - 25% tổng sản lượng nhựa, kim
ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đạt từ 2,5 - 4,5 tỉ USD, nguyên nhân
chủ yếu là do tận dụng được nguồn nguyên liệu nhựa tái sinh nhằm làm
tăng sức cạnh tranh về giá, nhưng khơng làm thay đổi chất lượng. Ở Việt
Nam, ước tính, nếu tận dụng được từ 35 - 50% nguyên liệu nhựa tái sinh thì
sẽ tiết kiệm được hằng năm khoảng gần 1 tỉ USD so với kim ngạch nhập
khẩu nguyên liệu chính phẩm, đồng thời tăng được 18 - 25% kim ngạch
17
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
xuất khẩu nhựa hằng năm của ngành.
Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đã có hàng loạt văn bản liên
quan đến việc nhập khẩu - tái chế phế liệu. Theo quyết định 12/2006/QĐBTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường, plastic (nhựa) ở dạng khối,
thanh, ống, tấm, sợi mảnh được loại ra từ quá trình sản xuất, chưa qua sử
dụng được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế dạng nguyên liệu này đều
được thu hồi để tái sử dụng bởi chính nhà sản xuất nên số lượng cung cấp
cho thị trường rất hạn chế, giá cả cũng cao gần với giá nguyên liệu chính
phẩm nên doanh nghiệp hầu như không nhập. Nguyện vọng của VPA là
được phép nhập khẩu tất cả chủng loại nguyên liệu nhựa ở dạng khối, cục,
thanh, ống, tấm, sợi được loại ra từ quá trình sản xuất đã hoặc chưa qua sử
dụng.
Đề nghị trên của các doanh nghiệp ngành nhựa được xem là rất
nhạy cảm. Bởi lẽ, việc nhập khẩu "rác" lâu nay vẫn gây nhiều tranh cãi vì
tác động tiêu cực đến việc bảo vệ mơi trường, khó khăn trong việc khắc
phục hậu quả. Nhận thức được vấn đề này, các doanh nghiệp nhựa đã tự
giác đưa ra nhiều giải pháp. Theo kiến nghị của VPA, chỉ những doanh
nghiệp có nhà máy xử lý phế liệu có cơng nghệ tiên tiến mới được phép
nhập khẩu trực tiếp phế liệu nhựa để phục vụ việc tái chế.
Trước tình hình đó, Bộ Cơng Thương đề nghị cho mở rộng mặt
hàng nhựa phế liệu nhập khẩu. Cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan
hơn về việc nhập khẩu phế liệu nhựa trên mặt bằng chung của các nước
trong khu vực và nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghiệp trong
nước. Nếu quy định quá chặt chẽ thì cơng nghiệp khơng phát triển được.
Bộ Cơng Thương cũng đã chính thức đề nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường
cho mở rộng các mặt hàng nhựa phế liệu nhập khẩu, quan trọng là phải
kiểm tra, quản lý chặt chẽ công nghệ tái chế, bảo đảm sản phẩm đầu ra đạt
tiêu chuẩn.
Theo Cục Kiểm sốt ơ nhiễm (Tổng cục Mơi trường) thì đề xuất trên
của Bộ Cơng Thương rất khó thuyết phục. Ranh giới giữa chất thải và phế
liệu là rất mong manh. Bộ Tài nguyên - Môi trường đang xây dựng tiêu
chuẩn mới về phế liệu nhập khẩu, tuy nhiên để đánh giá chính xác lơ hàng
nhập khẩu có đúng u cầu hay khơng là rất khó. Nếu quy định khơng rõ
ràng, doanh nghiệp khơng hiểu rõ thì chất thải nhập khẩu về không biết bao
nhiêu mà kể. Đề xuất cho nhập khẩu tất cả các loại nhựa phế liệu của VPA
là rất khó thuyết phục.
18
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Trong một cuộc họp với các doanh nghiệp sản xuất nhựa trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Mimh, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình
Tuyển đã “kêu gọi” các doanh nghiệp hiến kế nhằm cứu ngành nhựa thoát
khỏi cơn khủng hoảng về giá nguyên liệu đang gia tăng đột biến.
Ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng ty sản xuất
bao bì nhựa Tân Đại Hưng (TP.HCM), cho rằng giải pháp khẩn thiết hiện
nay là cho phép nhập khẩu nhựa phế liệu. “Bài học” này rút ra được từ
nước láng giềng Trung Quốc.
Gần 10 năm nay, chủ trương của Trung Quốc là tổ chức thu gom
nhựa phế liệu trên toàn thế giới để tái sinh. Nguồn nguyên liệu tái sinh này
chiếm 60-70% nguồn nguyên liệu đầu vào. Điều này dẫn đến giá thành của
doanh nghiệp Trung Quốc thường thấp hơn doanh nghiệp Việt Nam từ 2030%.
Thế nhưng, “tắc” hiện nay là cơ chế nhập khẩu phế liệu đang bị
“trói” bởi các qui định ngặt nghèo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo
khẳng định của các doanh nghiệp, phế liệu nhựa khơng phải là “rác”.
Hiện có nhiều nhà máy nhựa của nước ngồi trong q trình sản xuất
do một số thông số kỹ thuật không đạt nên sản phẩm làm ra bị loại. Những
sản phẩm “loại” này được ép thành từng khối, đem bán với giá chỉ bằng 1020% so với giá nhựa chính phẩm.
Hiện có khoảng 300 khách hàng Trung Quốc là khách quen của
nguồn hàng này tại EU và Mỹ. Một nguồn phế liệu nhựa nữa cũng được
các doanh nghiệp yêu cầu cho phép nhập là “rác nhựa công nghiệp”. “Rác”
này sau khi đã được phân loại, đưa qua xử lý sạch sẽ ép lại thành kiện và
chỉ bán với giá khoảng 300 USD/tấn.
Ông Nguyễn Công Chương, Tổng Giám đốc Công ty nhựa Rạng
Đông, khẳng định: “Sẽ không ai đi mua rác về để gây ô nhiễm môi trường”.
Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã hứa sẽ trình các mẫu “rác” cho
Bộ Tài nguyên và mơi trường thấy để xem lại các chính sách đã ban hành.
Ơng Tuyển cũng khẳng định khơng chỉ có ngành nhựa đang bị “trói”
bởi các qui định về những địi hỏi liên quan đến “độ sạch” của nguồn
nguyên liệu nhựa phế phẩm, mà ngành thép cũng đang rất kẹt bởi “những
vướng mắc phi lý này”.
Theo Ông Tuyển, chỉ cần kiểm sốt được chặt chẽ qui trình từ cảng chở về
nhà máy, sau đó kiểm tra gắt gao cơng tác xử lý nguồn phế phẩm ngay tại
nơi sản xuất thì doanh nghiệp không thể mang rác về Việt Nam được.
19
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
3. Nghiên cứu đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất giấy
và nhu cầu phế liệu
3.1. Đánh giá tổng quan công nghệ của ngành sản xuất giấy Việt Nam
3.1.1. Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy:
- Trong công nghệ sản xuất giấy in, giấy viết đã áp dụng công nghệ tẩy
trắng không dùng clo nguyên tố để nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc
biệt là giảm ô nhiễm môi trường. Công nghệ xeo giấy trong mơi trường a
xít truyền thống cũng được thay thế bằng phương pháp xeo giấy trong môi
trường kiềm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên
liệu và năng lượng.
- Trước đây hầu hết thiết bị ngành Giấy đều phải nhập ngoại. Những
năm gần đây, đã chế tạo thành công hệ thống máy xeo giấy 10.000 –
15.000 tấn/ năm. Trong những dự án xây dựng mới các nhà máy sản xuất
giấy và bột giấy chúng ta đang từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa phần
thiết bị (dự án nhà máy Giấy và Bột giấy Thanh Hóa, phần thiết bị sản xuất
trong nước sẽ phải chiếm tới 50%), dần dần làm chủ về công nghệ và hạ
giá thành cho chủ đầu tư.
- Các dự án mới đang xây dựng cũng đã lựa chọn công nghệ nấu bột
bằng phương pháp nấu liên tục kết hợp loại bỏ lignin bằng Ôxygen, tẩy
trắng bằng 4 giai đoạn không dùng Clo nguyên tố để đảm bảo yếu tố môi
trường.
- Đã nghiên cứu sản xuất sản phẩm giấy tráng phủ tại Công ty Giấy Tân
Mai, một trong những sản phẩm có nhu cầu rất cao mà từ trước tới nay
chúng ta hoàn toàn phải nhập khẩu.
- Đã áp dụng có hiệu quả cơng nghệ tự động hóa ủong các nhà máy sản
xuất bột giấy và giấy, sử dụng hệ thống điều khiển phân tán DCS, QCS tự
động hóa kiểm sốt tối đa quy trình sản xuất.
3.1.2 Trong cơng nghệ phát triển trồng rừng cây nguyên liệu giấy:
- Đã áp dụng công nghệ trồng rừng mới từ cây mô hom, phương pháp
này cho năng suất trồng rừng tăng 3 – 4 lần so với công nghệ trồng rừng từ
hạt.
- Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực trồng
rừng vào ngành giấy với mục tiêu tạo được số lượng rừng trồng với chất
lượng gỗ tốt nhất, đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu để phát triển ngành.
- Trong lĩnh vực chọn, tạo giống: đã nghiên cứu chọn, tạo các giống cây
nguyên liệu giấy quý hiếm từ một số loài, xuất xứ và dịng ưu trội có năng
suất cao, có khả năng chống chọi sâu bệnh hại.
20
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
- Trong lĩnh vực nhân giống: Tổng Công ty Giấy Việt Nam đã ứng dụng
công nghệ sinh học (sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và dâm
hom) để nhân nhanh các dòng ưu trội, chuyển giao cơng nghệ cho các đơn
vị sản xuất để nhanh chóng mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy
trong phạm vi tồn quốc.
- Đã nghiên cứu thành cơng và tạo được nhiều giống cây nguyên liệu
giấy có năng suất, chất lượng tốt và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận 11 giống và xuất xứ tiến bộ kỹ thuật đưa vào trồng
rừng công nghiệp năng suất cao. Bao gồm: 8 giống bạch đàn (PN2, PN14,
PN3d, PN10, PN46, PN47, PN54, PN16) 3 dòng keo lai (KL2, KL20,
KTTA3) và 2 xuất sứ keo tai tượng.
- Năm 2005 đã chuyển giao cơng nghệ, quy trình kỹ thuật và kết quă
nghiên cứu các giống mới cho 25 đơn vị, đã trồng được gần 3 000 ha rừng
mới tại các khu vực thuộc vùng Bắc bộ, vùng Đông bắc, vùng Bắc trung bộ
ở quy mơ cơng nghiệp và mang lại lợi ích cho nhiều cơ sở sản xuất cây
giống ở nhiều địa phương trong cả nước.
3.1.3. Những tồn tại trong ngành Giấy:
- Ngành giấy Việt Nam có trình độ cơng nghệ thấp, đầu tư cịn phân tán,
quy mơ nhỏ. Trừ một số cơng ty lớn cịn lại thiết bị chủ yếu mang thương
hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh
thấp.
- Sản phẩm ngành giấy cịn có hàm lượng công nghệ gia tăng thấp, giá
thành cao, thương hiệu, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cịn
kém.
- Đội ngũ nhân lực có tỷ lệ đào tạo chính quy, bài bản rất thấp. Năng lực
quản lý và điều hành chưa cao, thiếu khả năng thích ứng với công nghệ mới
và quy mô sản xuất lớn.
- Do nguyên nhân khó khăn về tiềm lực kỹ thuật và vốn mà sự phát triển
sản xuất của ngành giấy hiện nay có sự mất cân đối giữa năng lực sản xuất
bột giấy và giấy. Toàn ngành hiện nay chỉ sản xuất được 175.000 tấn bột
các loại. Lượng bột thiếu hụt được nhập khẩu và sử dụng giấy phế liệu.
3.1.4 Kiến nghị về công nghệ nhằm tăng trưởng cho ngành giấy
Ngành giấy muốn đạt mục tiêu tăng trưởng cần chú trọng đầu tư trang
thiết bị hiện đại, cụ thể:
a) Công nghệ sản xuất bột.
21
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Chỉ nên đầu tư các nhà máy có cơng suất không dưới 1.500 tấn bột/năm
đối với nhà máy liên hợp bột và giấy không dưới 250.000 tấn/năm. Sử
dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
b) Công nghệ sản xuất giấy.
- Nếu đầu tư nhà máy mới thì cơng suất lựa chọn không dưới 100.000
tấn/ năm. Nếu hội tụ được các điều kiện thuận lợi thì nên đầu tư nhà máy
lien hợp sản xuất cả bột và giấy để nâng cao hiệu quả.
- Về công nghệ chuẩn bị bột cần chú trọng lựa chọn xu hướng sử dụng
các thiết bị đánh tơi bột (nghiền thủy lực) nồng độ cao đối với nhà máy sử
dụng bột nguyên sinh và sử dụng thiết bị kiểu tang trống (fi-flow) cho sử lý
giấy phế liệu. Lựa chọn các thiết bị sang bột đa tác dụng để tiết kiệm điện
năng và mặt bằng sản xuất.
- Công nghệ xeo giấy: Nên lựa chọn các loại máy xeo thế hệ mới trong
đó chú trọng các khâu: hịm phun lưới và ép đảm bảo tính chất giấy hình
thành, độ khô sau ép và tốc độ cao của máy xeo giảm các định mức tiêu
hao sản xuất.
- Công nghệ tự động hóa DCS, QCS đảm bảo duy trì ổn định chạy máy
và chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian khởi chạy máy, giảm thời gian
dừng máy do đứt giấy gây ra.
c) Phát triển sản phẩm mới.
Ngành giấy hiện nay chỉ sản xuất được một số sản phẩm chính. Trong
tương lai cần chú trọng nghiên cứu công nghệ sản xuất các sản phẩm mới
mà kinh nền kinh tế đang có nhu cầu, đó là:
- Phát triển cơng nghệ bột cơ học,
- Phát triển sản phẩm các lợi giấy và các tơng có tráng phủ,
- Đầu tư một số cơng nghệ sản xuất các loại giấy kỹ thuật,
- Phát triển công nghệ tái chế giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
giấy.
- Tăng nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy từ phế liệu nhập
khẩu.
d) Phát triển nguồn cây nguyên liệu giấy
- Tiếp tục nghiên cứu ra những giống cây nguyên liệu giấy có năng suất
cao, chất lượng tốt. Tiếp tục cải tiến quy trình thâm canh rừng cho năng
suất rừng và chất lượng gỗ tốt, đáp ứng được yêu cầu về sản lượng cũng
như chất lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp giấy.
3.2. Nhu cầu phế liệu giấy cho ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam
22
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp
Theo Hiệp hội bột giấy và giấy Việt Nam, giải pháp sử dụng giấy
phế liệu làm nguyên liệu chủ yếu cho ngành sản xuất giấy hiện đang được
các doanh nghiệp trong ngành lựa chọn. Không chỉ mang lại cho doanh
nghiệp lợi ích về mặt kinh tế như giảm chi phí sản xuất, chủ động nguồn
nguyên liệu... mà việc tái chế giấy phế liệu cịn có tác động tốt đến mơi
trường, tiết kiệm năng lượng...
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hàng năm có hàng triệu
tấn phế liệu làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước được nhập
khẩu qua gần 60 cửa khẩu quốc tế, quốc gia, 49 cảng biển các loại của Việt
Nam. Trong năm 2008 là 1,4 triệu tấn, năm 2009 là trên 2 triệu tấn, năm
2010 dự kiến sẽ nhập gần 4 triệu tấn. Đó là chưa tính khoảng gần 1 triệu
tấn nhựa phế liệu, giấy phế liệu, linh kiện điện tử...
Thống kê chưa đầy đủ của Cục Hải quan Hải Phòng, trong giai đoạn
từ năm 2003 đến nay, đã có trên 3.000 container chứa hàng chục nghìn tấn
sản phẩm, phế liệu nhập khẩu, hoặc tạm nhập, tái xuất vi phạm các quy
định của Việt Nam về bảo vệ môi trường.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng của năm 2010, các cơ
quan chức năng Hải Phòng phát hiện lượng container chứa rác nhập khẩu
qua các cảng Hải Phòng nhiều bằng số lượng cả hai năm 2008, 2009. Cơ
quan này cũng cho biết, ngay thời điểm hiện tại, cũng có trên 300 container
chứa rác đã nhập khẩu và hiện đang nằm rải rác tại các cảng khu vực Hải
Phịng. Theo thơng tin từ Tổng cục Hải quan, trong mọi trường hợp khi bị
phát hiện có liên quan tới rác nhập khẩu, doanh nghiệp đứng tên nhận hàng
đều không nhận trách nhiệm thuộc về mình. Đồng thời, cơ quan quản lý
nhà nước khơng đủ chứng cứ để kết luận, hay xử phạt doanh nghiệp. Chính
vì vậy, Nhà nước khơng thể tránh được việc buộc tiêu hủy rác nhập khẩu.
Có nghĩa là Nhà nước mất tiền (để tiêu huỷ), cịn xã hội thì phải chịu tác
động về mơi trường.
Cịn trong trường hợp khi doanh nghiệp có thể nhập khẩu trót lọt rác
thải, thì có nghĩa nó có thể được tiêu thụ, thay vì tiêu huỷ ở trong nước.
Khả năng này đã xảy ra. Cụ thể: tháng 12/2008, thành phố Hải Phòng tịch
thu 74 container chứa phế thải khai là giấy phế liệu nhập khẩu làm nguyên
liệu. Các ngành chức năng và Xí nghiệp Dịch vụ mơi trường (Cty Mơi
trường đơ thị Hải Phịng) tiêu huỷ lô hàng. Tuy nhiên, ông Trần Văn Dũng
- Giám đốc xí nghiệp này – ngồi việc đã lấy 2 tỷ đồng kinh phí tiêu huỷ,
cịn chở ln các container chứa rác tới bán cho 4 điểm thu gom phế liệu.
Ông Dũng đã bán được 10 container loại này, trước khi bị phát hiện. Tuy
nhiên, ông Dũng, cũng như các cán bộ liên quan trong vụ bán rác, đều chỉ
bị xử lý hành chính. Mặt khác, cách tiêu huỷ là chơn lấp tại các bãi rác của
23
Nghiên cứu các căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy định về nhập
khẩu phế liệu thép, nhựa, giấy cho sản xuất công nghiệp