Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu nhóm giải pháp công nghệ chuẩn hoá, xử lý dữ liệu để tích hợp và chuẩn hoá các chứng từ kinh doanh (business document) phục vụ ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 58 trang )




BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o



BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010



ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU NHÓM GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHUẨN HÓA, XỬ
LÝ DỮ LIỆU ĐỂ TÍCH HỢP VÀ CHUẨN HÓA CÁC CHỨNG TỪ KINH
DOANH (BUSINESS DOCUMENT) PHỤC VỤ ỨNG DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI”

Mã số :
Cơ quan chủ trì : Cục Thương mại điện tử và CNTT
Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Mạnh Quyền

8925


NĂM 2010



BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
o0o



BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010



ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU NHÓM GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHUẨN HÓA, XỬ
LÝ DỮ LIỆU ĐỂ TÍCH HỢP VÀ CHUẨN HÓA CÁC CHỨNG TỪ KINH
DOANH (BUSINESS DOCUMENT) PHỤC VỤ ỨNG DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI”


Cơ quan chủ trì : Cục Thương mại điện tử và CNTT




Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Mạnh Quyền





LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng đã và
đang phát triển ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Do đó, xu hướng ứng
dụng thương mại điện tử cũng phát triển nhanh chóng , đã đem lại bước tiến lớn trong
sự phát triển kinh tế của từng doanh nghiệp và quốc gia. Trên cơ sở ứng dụng kĩ thuật
mới của thương mại đ
iện tử, nhiều tổ chức và doanh nghiệp lớn trên thế giới tại các
nước phát triển (như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc….) dưới sự hỗ trợ của Chính
Phủ đã và đang thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng và phổ biến các giải pháp, quy
trình tích hợp và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh (business document). Việc
nghiên cứu, xây dựng các nhóm giải pháp, quy trình phù hợp này sẽ giúp các Doanh
nghiệp ngành Công Thương ứng dụng thương mại đ
iện tử xuyên biên giới trên nền
công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc và có những
giải pháp công nghệ hiện đại, phù hợp với hạ tầng và văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp đó thì doanh nghiệp mới triển khai trong thực tế có hiệu quả.
Tại Việt Nam, trước đây cũng đã có một số đơn vị trong nước áp dụng các gi
ải
pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu trong một số lĩnh vực như phân phối bán lẻ,
lĩnh vực giao nhận vận tải ,và một số dich vụ công trực tuyến tại một số cơ quan nhà
nước.Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp và quy trình công nghệ phù hợp
trong chuẩn hóa, xử lý dữ liệu giúp các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài có thể
nhanh chóng trao đổi các chứng từ kinh doanh vẫn còn manh mún.
Đề tài nghiên cứu khoa h
ọc “Nghiên cứu nhóm giải pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý
dữ liệu để tích hợp và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh (business document) phục
vụ ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới” cấp Bộ này đã được Cục TMĐT và
CNTT triển khai thực hiện, nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm
tạo tiền đề cho việc tích hợp và chuẩn hóa chứng từ và quy trình kinh doanh củ
a các
doanh nghiệp trong ứng dụng giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới


Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Thay mặt tập thể tác giả
Chủ nhiệm đề tài



TS. Nguyễn Mạnh Quyền


MỤC LỤC
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN 1
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài 2
II. Mục tiêu 2
III. Nội dung thực hiện 2
IV. Phương pháp thực hiện 3
V. Các kết quả đạt được 3
VI. Tính mới về KHCN 4
CHƯƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 5
I. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công ngh
ệ chuẩn hóa và xử lý dữ liệu ứng
dụng cho giao dịch TMĐT xuyên biên giới 5
1. Thái Lan 5
2. Hàn Quốc 6
3. Nhật Bản – Cơ chế một cửa của Nhật Bản 8
II. Một số mô hình doanh nghiệp ứng dụng giao dịch TMĐT xuyên biên giới của
Việt Nam 12
1. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Cả
ng Hải Phòng 13
2. Xác định nhu cầu và khả năng áp dụng trong nước 14

CHƯƠNG III - XÂY DỰNG GIẢI PHÁP VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 24
I. Phân tích, lựa chọn một số quy trình chuẩn hóa và giải pháp công nghệ, xử lý các
chứng từ kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng giao dịch
TMĐT xuyên biên giới 24
1. Phân tích, chuẩn hóa Quy trình báo giá trong kinh doanh 25
2. Phân tích, chuẩn hóa Quy trình giao vận quốc tế 34
II. Nội dung giải pháp và các quy trình công nghệ liên quan 41
1. Nội dung giải pháp 41
2. Quy trình công nghệ 44
Ứng dụng thử nghiệm về ánh xạ (mapping) trao đổi: 45
- Giữa các chứng từ kinh doanh dạnh XML to XML 45
- Từng bước hoàn thiện theo hướng XML to EDIFACT 45
CHƯƠNG IV - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 52
KẾT LUẬN 53

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
(Phần tiếng Việt)
Chú giải
TMĐT
Thương mại điện tử
KHCN
Khoa học công nghệ
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam


Từ viết tắt

(Phần tiếng Anh)
Tiếng Anh Chú giải
CODECO
Container gate-in/gate-out report
message
Các tác nghiệp, phương án dịch
chuyển container: nhập bãi, xuất
bãi, đóng hàng và rút hàng
COARRI
Container discharge/loading report
message

Các tác nghiệp dỡ container, xếp
container và vận chuyển
EDI Electronic data interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
UN/CEFACT
United Nations/ Centre for Trade
Facilitation and E-business
Trung tâm thuận lợi hóa thương
mại và kinh doanh điện tử của
Liên hợp quốc
ISO
International Standards
Organization
Tổ chức tiêu chuẩn thế giới
EDIFACT
Electronic Data Interchange for
Administration, Commerce and
Transport
Trao đổi dữ liệu điện tử trong

quản lý hành chính, thương mại
và vận tải
UN/CCL
United Nations/ Core Components
Library
Thư viện thành phần lõi của Liên
hợp quốc
UN/CEFACT
United Nations/ Centre for Trade
Facilitation and E-business
Trung tâm thuận lợi hóa thương
mại và kinh doanh điện tử của
Liên hợp quốc

2


CHƯƠNG I - TỔNG QUAN
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài
Trên cơ sở các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 222/2006/ QĐ-TTg
và Quyết định số 272/2003/ QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ Việt Nam đến năm 2010, các kỹ thuật công nghệ mới và tiên tiến
nhất của TMĐT, nhiều tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng mạ
nh mẽ tại Việt
Nam trong giai đoạn năm năm vừa qua. Cũng như sự phát triển của của
Internet,các ứng dụng TMĐT và các giải pháp quy trình công nghệ phù hợp
trong chuẩn hóa, xử lý dữ liệu giúp các doanh nghiệp trở thành định hướng và
mối quan tâm hành đầu của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế
hiện nay. Đồng thời khi ứng dụng TMĐT phát triển mạnh mẽ, việc bảo mậ
t, an

toàn thông tin sẽ trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu với các cơ quan, doanh
nghiệp và đòi hỏi sự cấp bách về đầu tư, xây dựng hạ tầng công nghệ. Đây là
một bài toán khó, đòi hỏi sự hoàn thiện về công nghệ ngày càng cao để đảm bảo
cho các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng TMĐT hiệu quả.
Do vậy, nghiên cứu và tìm hiểu các giải pháp công nghệ chuẩn hóa và xử
lý dữ li
ệu sẽ là một bước đi, tạo tiền đề cho việc tích hợp và chuẩn hóa chứng từ
và quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ứng dụng giao dịch thương
mại điện tử xuyên biên giới.
II. Mục tiêu
- Nghiên cứu và tổng hợp được các tài liệu quốc tế về công nghệ chuẩn hóa,
xử lý dữ liệu ứng dụng cho giao dịch TMĐT xuyên biên giới .
- Xây dựng được các giải pháp, quy trình phù hợp cho ứ
ng dụng TMĐT để
tích hợp và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh
1
cho doanh nghiệp ngành
Công Thương.
III. Nội dung thực hiện
Đứng trước yêu cầu cấp bách về việc đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp
trong nước nói chung và các doanh nghiệp ngành Công Thương nói riêng trong
việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh doanh đa quốc gia, việc
nghiên cứu xây dựng giải pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu để tích hợp


1
Chứng từ kinh doanh hay biểu mẫu kinh doanh hay chứng từ điện tử được hiểu là các biểu mẫu
chứng từ như đơn đặt hàng, hóa đơn, lệnh chuyển tiền, vận đơn …

3


và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh phục vụ ứng dụng TMĐT xuyên biên
giới là rất cần thiết, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong khi
vực và trên toàn thế giới như hiện nay.
Nội dung đề tài tập trung vào các công việc chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, kinh nghi
ệm nước ngoài về chuẩn hóa,
xử lý dữ liệu. Trong đó bao gồm việc đánh giá thực trạng ứng dụng giải
pháp công nghệ chuẩn hóa và xử lý dữ liệu của doanh nghiệp trong nước
và trên thế giới khi tham gia ứng dụng giao dịch TMĐT xuyên biên giới
2
.
- Nghiên cứu, xây dựng được các nhóm giải pháp, quy trình phù hợp cho
ứng dụng tích hợp và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh (business
document) cho các doanh nghiệp ngành Công Thương ứng dụng giao dịch
TMĐT xuyên biên giới.
IV. Phương pháp thực hiện
Thu thập tài liệu và kinh nghiệm Quốc tế về các giải pháp công nghệ xử lý,
chuẩn hoá trong thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, qua
các nguồn Internet, qua các chuyên gia và sự hợp tác với các t
ổ chức Quốc tế.
Sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện nay trên thế giới để áp dụng cho
Việt Nam trong giao dịch thương mại xuyên biên giới
Phối hợp với các chuyên gia của Bộ KHCN, TCVN, 1 số trường Đại học và
ngân hàng, các công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử v.v… để lấy ý kiến
tư vấn, góp ý cho các giải pháp công nghệ tiên tiến liên quan.
Tham khảo các ứng dụng đ
ã có (trong và ngoài nước), định hướng giải
pháp ứng dụng trong thực tế tại Việt Nam trong việc trao đổi các chứng từ kinh

doanh giữa các doanh nghiệp và trao đổi các biểu mẫu thương mại xuyên biên
giới
V. Các kết quả đạt được
Có giải pháp, quy trình phù hợp cho ứng dụng tích hợp và chuẩn hóa các chứng
từ kinh doanh (business document) phục vụ cho doanh nghiệp ngành Công
Thương ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới hị
êu quả.


2
TMĐT xuyên biên giới là việc mua bán trao đổi chứng từ vượt qua biên giới của 1 quốc gia

4

VI. Tính mới về KHCN
Trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp Quốc về các tiêu chuẩn TMĐT theo tổ chức
UN/CEFACT , Đề tài KHCN này đã nghiên cứu,tổng hợp và áp dụng phù hợp
cho điều kiện tại Việt Nam.

5

CHƯƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP CÔNG
NGHỆ
I. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghệ chuẩn hóa và xử lý dữ
liệu ứng dụng cho giao dịch TMĐT xuyên biên giới
Hiện nay, xu hướng ứng dụng thương mại điện tử phát triển nhanh chóng
đã đem lại bước tiến lớn trong sự phát triển kinh tế của từng doanh nghiệp và
quốc gia. Trên cơ sở ứng dụng kỹ thu
ật công nghệ mới của TMĐT, nhiều tổ
chức và doanh nghiệp lớn trên thế giới tại các nước phát triển (như Mỹ, Canađa,

Nhật bản, Hàn Quốc, ) dưới sự hỗ trợ của Chính phủ đã và đang thúc đẩy
nhanh chóng việc xây dựng và phổ biến các giải pháp, quy trình tích hợp và
chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh (business document). Việc nghiên cứu, xây
dựng các nhóm giải pháp, quy trình phù hợp này sẽ giúp doanh nghiệp ngành
Công Thương ứ
ng dụng TMĐT xuyên biên giới trên nền công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc, và có những giải pháp công nghệ
hiện đại, phù hợp với hạ tầng và văn hoá kinh doanh thì doanh nghiệp mới triển
khai vào trong thực tế hiệu quả.
1. Thái Lan
Kinh doanh điện tử tại Thái Lan không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực trao đổi
chứng từ kinh doanh trong các doanh nghiệp. Các hệ thống thông tin (HTTT)
đang được tri
ển khai phổ biến trên cơ sở áp dụng các công nghệ chuẩn hóa và
xử lý dữ liệu ứng dụng cho giao dịch TMĐT xuyên biên giới và đặc biệt là EDI
để hỗ trợ truyền các thông điệp kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính
phủ, doanh nghiệp và đối tác xuất nhập khẩu.
Tại Thái Lan, nhằm trao đổi thông tin cũng như liên kết các dịch vụ một
cách có hiệu quả, Chính Phủ đã đư
a ra một loạt các quy tắc chung nhằm đơn
giản hóa và thuận lợi hóa các quy trình kinh doanh dựa trên chuẩn thông tin
EDI/XML. Các quy tắc chung này dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế đã được sử
dụng rộng rãi.
Bao gồm:
- Phương pháp phân tích và cấu trúc thông tin và quy trình trao đổi dữ liệu
của UN/CEFACT.
- Đặc tả kỹ thuật thành phần lõi (ISO 15000 – 5) của UNCEFACT về cấu
trúc các mẫu thông tin.

6


- Quy tắc thiết kế và đặt tên XML của UN/CEFACT.
Các quy tắc này được các bộ, ngành cơ quan Nhà nước Thái Lan áp dụng
rộng rãi nhằm đẩy mạnh thương mại hóa, cũng như đơn giản hóa quá trình trao
đổi thông tin. Cụ thể như sau:
- Hải quan Thái Lan trao đổi các thông điệp điện tử dựa trên giao thức
HTTPS thông qua dịch vụ thông điệp
- Nhằm đảm bảo cho giao dịch được an toàn, H
ải quan Thái Lan đã thiết kế
và phát triển chuẩn phù hợp kết hợp áp dụng chữ ký số cho các tất cả các
dữ liệu trao đổi. Đặc biệt, dưới khung cơ chế “một cửa” của Asean (Asean
Single Window framework), Hải quan và Bộ Ngoại Thương Thái Lan đã
tiến hành hợp tác với Cục Hải quan Philipin tiến hành triển khai dự án
trao đổi thông tin dùng handler thông điệp điện tử theo đặc tả ebMS 2.0.
Thông điệ
p được chuẩn hóa xây dựng trên nền XML bao gồm tờ khai Hải
quan và giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi form D đã được hai bên trao đổi
thành công.

Hình 1: Mô hình kết nối trao đổi dữ liệu điện tử giữa Hải quan Philipin và
Bộ Thương Mại Thái Lan
2. Hàn Quốc
Phát triển công nghệ chuẩn hóa và xử lý dữ liệu ứng dụng cho giao dịch
TMĐT xuyên biên giới các tiêu chuẩn dựa trên EDIFACT/XML.
Ở Hàn Quốc tất cả các loại tiêu chuẩn thông điệp điện tử (EDI, XML và
XML/EDI) đều được chuẩn hóa bởi Ủy ban EDIFACT Hàn Quốc - KEC

7

(Korean E-Document Standard Committee). Theo báo cáo tại AFACT 2008,

tính đến tháng 8/2008 KEC(Korean E-Document Standard Committee) đã phê
chuẩn 610 thông điệp chuẩn (262 EDI, 53 XML/EDI, 295 XML) cụ thể trong
các ngành lĩnh vực như sau:


EDI XML/EDI XML
Thương mại 37 27 25
Bảo hiểm 4 4 8
Vận tải đường biển 38 0 3
Vận tải đường bộ 6 0 6
Tài chính 31 0 57
Y tế 11 0 0
Hải quan 39 0 66
Phân phối 19 0 0
Công nghiệp sắt
thép
11 0 5
Hành chính sự
nghiệp
0 0 65
Ngành điện tử 20 0 0
Ô tô – Xe máy 22 0 0
Công nghiệp đóng
tàu
21 0 0
Dệt may 0 22 0
Ngành điện 0 0 46
Các ngành khác 3 0 14
Tổng 262 53 295
Bảng 1: Các thông điệp theo chuẩn EDI, XML/EDI, XML theo thống kê

của AFACT

8

Viện KIEC cũng đồng thời đóng góp vào việc chuẩn hóa ebXML quốc tế
bằng việc tham gia các phiên họp toàn thể hàng năm, diễn đàn UN/CEFACT hai
lần một năm và Ủy ban XML Châu Á.
Ngoài ra, KIEC còn quản lý website Trung tâm đăng ký ebXML của Hàn
Quốc (REMKO - Registry & Repository of ebXML in Korea) nhằm cung cấp
các nội dung tiêu chuẩn kinh doanh điện tử cho thị trường Hàn Quốc.
3. Nhật Bản – Cơ chế một cửa của Nhật Bản
a. Hệ thống c
ảng hợp nhất và hàng hóa tự động của Nhật Bản (NACCS)
Tháng 10 năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải cách hoạt động
cơ chế một cửa của Nhật Bản theo cách sau:
- Hợp nhất Hệ thống Thông quan hàng hóa, được quản lý bởi một cơ quan
độc lập trực thuộc Bộ Tài chính với Hệ thống EDI cho cảng biển của Bộ
Hạ tầng, Giao thông vậ
n tải và Đất đai.
- Sau khi hợp nhất thành một Hệ thống mới, nó được tư nhân hóa và đổi tên
thành Công ty Hệ thống Thông quan hàng hóa tự động Nhật Bản (Nippon
Automated Cargo and Port Clearance System Inc.). Tuy nhiên, tên viết tắt
của nó vẫn không thay đổi là NACCS.
- Vào thời gian này, Chính phủ Nhật Bản là cổ đông duy nhất của công ty.
Việc tái cơ cấu này nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực
này trở nên hiệu qu
ả trong Cơ chế một cửa thế hệ tiếp theo.
b. Cơ chế một cửa thế hệ tiếp theo của Nhật Bản – NACCS
Vào tháng 2 năm 2010, NACCS ra mắt Cơ chế một cửa thế hệ tiếp theo của
Nhật Bản. Đây là phiên bản mới nhất trong các phiên bản đã ra trước đó (xem

hình …).
- Tích hợp các hoạt động liên quan đến hải quan cho hàng hóa vận chuyển
theo đường biể
n (Sea-NACCS) và hàng hóa vận chuyển theo đường hàng
không (Air-NACCS).
- Ngoài thủ tục hải quan, tích hợp các thủ tục khác như xuất nhập khẩu,
xuất nhập cảnh.


9


Thủ tục Thẩm quyền Các hệ thống được hợp
nhất
Thông quan (cảng biển) MLIT Port EDI
Xuất nhập cảnh của thuyền
viên
MOJ Port EDI
Kiểm dịch thuyền viên MHLW Port EDI
Kiểm soát xuất khẩu thương
mại
METI JETRAS
Thông báo đi, đến tại sân bay Hải quan Air-NACCS
Xuất nhập cảnh của hành khách
tại sân bay
MOJ Kiểm tra thủ công
Kiểm dịch hành khách MHLW Kiểm tra thủ công

Hình 2: Cơ chế một cửa của Nhật Bản


10

c. Các hoạt động EDI khác
Hoạt động của Tổ chức Trao đổi dữ liệu điện tử Nhật Bản (JEDIC):
Tại phiên họp toàn thể của JEDIC được tổ chức vào tháng 4 năm 2010, các
đại biểu đã thông qua việc tái cấu trúc lại tổ chức nhằm thúc đẩy các dự án xây
dựng hạ tầng kinh doanh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu sự thay đổi trong Chuỗi cung ứng trong sản xuấ
t,
JEDIC tiến hành khởi động dự án sử dụng UN/CCL (thư viện thành phần lõi
0202 trong AFACT – Tổ chức thuận lợi hóa thương mại và kinh doanh điện tử
Châu Á Thái Bình Dương) cho hạ tầng kinh doanh, sản xuất tại Nhật Bản được
hỗ trợ bởi METI
Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng EDI miễn cưỡng. Những
nguyên nhân chính của việc trên là:
- Bị buộc sử dụ
ng EDI một cách hình thức do không thể kết nối với hệ
thống của họ được.
- Đối tác thương mại của họ sử dụng nhiều loại chuẩn khác nhau.
- Các công ty thương mại của họ bị buộc sử dụng chuẩn EDI duy nhất.

11

Hình 3: Giao dịch chuẩn EDI cho doanh nghiệp Nhật (minh họa
3
)

UN / CCL EDI cho phép giao diện duy nhất của chuẩn EDI trong môi
trường đa công nghiệp. UN / CCL cho phép việc giao dịch kinh doanh một cách
công bằng giữa các công ty lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa và các công ty siêu

nhỏ.
Để thực hiện các giao diện duy nhất của chuẩn EDI cho doanh nghiệp nhỏ,
JEDIC giới thiệu chi tiết chuẩn EDI trong giao dịch kinh doanh quy định trong
UN/CCL.
Một số ứng dụng hiện có trên thế giới:
+ Sản phẩm của IBM
4
:
(có tài liệu kèm theo)


3
Set maker: sản xuất trọn gói
Parts maker: sản xuất bộ phận
Cross industry EDI: chuẩn EDI giao nhau giữa các mô hình
Global trading: thương mại toàn cầu
Mapping: vạch ra mô hình
4
Communiation method: phương thức giao tiếp
Transmit EDIFACT file: truyền tập tin EDIFACT
Receive EDIFACT file: nhận tập tin EDIFACT
EDIFACT format: định dạng EDIFACT
Company Database: cơ sở dữ liệu doanh nghiệp


12

IBM Software Group | WebSphere software
7
Saerm phẩm WebSphere TX theo chuẩn EDIFACT

Application
File
Company
Database
Transmit
EDIFACT

file
Communication Method
Application
File
Company
Database
Receive
EDIFACT file
EDIFACT
Format
EDIFACT
Format
WebSphere TX
WebSphere TX

Hình 4: Sản phẩm WebSphere của IBM về ứng dụng EDI FACT
+ Sản phẩm của hãng Stylus Studio về ứng dụngEDI Mapping

Hình 5: Sản phẩm Stylus Studio về ứng dụngEDI Mapping
II. Một số mô hình doanh nghiệp ứng dụng giao dịch TMĐT xuyên biên
giới của Việt Nam
Trên cơ sở phân tích yêu cầu kỹ thuật xây dựng giải pháp công nghệ phù
hợp cho ứng dụng tích hợp và chuẩn hóa các chứng từ kinh doanh cho một số

loại hình DN ngành Công Thương. Nhóm tác giả đã nghiên cứu, thảo khung giải

13

pháp tích hợp, chuẩn hoá chứng từ kinh doanh cho 1 số loại hình giao dịch
TMĐT.
1. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là đơn vị tiên phong ứng dụng thành công và hiệu quả hệ
thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (sau đây gọi tắt là hệ thống EDI). Hệ thống
được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT, ghép nố
i lấy dữ liệu quản lý
container từ hệ thống thông tin quản lý MIS hiện tại của Cảng để tạo lập các báo
cáo điện tử theo mẫu chuẩn quốc tế gửi cho các hãng tàu.Từ năm 2003, hệ thống
EDI này đã được Cảng Hải Phòng chính thức áp dụng với Hãng tàu APM.
Sau hơn 6 tháng triển khai, toàn bộ hệ thống EDI đã được xây dựng và
Cảng đã chính thức dùng số liệu EDI trong việ
c quản lý và khai thác container.
Cho đến nay, việc ứng dụng EDI là một thành phần quan trọng không thể thiếu
trong hoạt động nghiệp vụ của Cảng. Hệ thống EDI của Cảng Hải Phòng đã
được vận hành hiệu quả để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng tàu
lớn như MAERSK, MCC, HANJIN, MOL, WAN HAI, APM, v.v Việc trao
đổi dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cho công tác khai thác giữa Cảng và
các hãng tàu đượ
c đồng bộ, chuẩn hóa và nâng cao năng lực phục vụ của Cảng.

Hình 6 : Mô hình hoạt động của hệ thống EDI cảng Hải Phòng
Hệ thống EDI Cảng Hải Phòng bao gồm hai phần chính:
- Phần khai thác bãi container (theo chuẩn quốc tế gọi là CODECO) bao gồm
các tác nghiệp, phương án dịch chuyển container: nhập bãi, xuất bãi, đóng hàng
và rút hàng.


14

- Phần khai thác tàu (theo chuẩn quốc tế gọi là COARRI) bao gồm các tác
nghiệp dỡ container, xếp container và vận chuyển.
Qua một thời gian triển khai áp dụng, hiện nay tỷ lệ sử dụng giao dịch trực
tuyến online trên hệ thống này đạt trên 90%, số liệu cập nhật nhanh, kịp thời đầy
đủ và chính xác, chất lượng điều hành, quản lý và trình độ nghiệp vụ được nâng
cao một cách rõ rệt. Thông qua hệ thố
ng EDI, hãng tàu đã tận dụng và thừa
hưởng toàn bộ số liệu khai thác container của Cảng, tiết kiệm được chi phí, thời
gian và nhân lực, nâng cao hiệu quả khai thác phục vụ công tác điều hành, quản
lý.
2. Xác định nhu cầu và khả năng áp dụng trong nước
Trên thế giới, việc áp dụng các tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử đã trở
nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực c
ủa cuộc sống, đặc biệt trong công tác hành
chính, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giao thông.

Hình 7: Mô hình giao dịch xuyên biên giới
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn nói chung và về thương mại điện tử nói riêng cũng đang được
các cơ quan, tổ chức quan tâm nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế. Trong tiến
trình hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam cần phát triển và hoàn thiện những
hệ thống thông tin, được sử dụng những tiêu chuẩn công nghệ
hài hòa với các

15

nước để thuận lợi hóa các tiến trình trao đổi thông tin trong nước và xuyên quốc

gia. Để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công nghệ thông
tin (CNTT) và thương mại điện tử (TMĐT), Quốc hội Việt nam đã thông qua
Luật Giao dịch điện tử (tháng 11 năm 2005), Luật Công nghệ thông tin (tháng 6
năm 2006). Các văn bản dưới luật cũng đã và đang được các Bộ, ngành quan
tâm xây dựng, hoàn thi
ện và triển khai.
Một số văn bản và hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến công nghệ
thông tin (CNTT) và thương mại điện tử (TMĐT) phục vụ công tác nghiên cứu
Đề tài KHCN này:

- Luật Giao dịch điện tử (tháng 11 năm 2005),
- Luật Công nghệ thông tin (tháng 6 năm 2006),
- Quyết định số 222/2006/QĐTTG phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
TMĐT giai đoạn 2006 – 2010: bao gồm nội dung phát triển các công ngh
ệ hỗ
trợ TMĐT trên cơ sở khuyến khích chuyển giao công nghệ từ nước ngoài dưới
các hình thức. Cụ thể:
- Ban hành và phổ cập các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển
công nghệ phục vụ hoạt động TMĐT; các tiêu chuẩn chung sử dụng trong
TMĐT, đặc biệt là chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI và ebXML).
- Khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng tri
ển khai ứng
dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng và các loại hình dịch vụ ngân
hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử; xây dựng mạng kinh doanh điện tử
cho một số ngành công nghiệp có quy mô kinh tế lớn.
Việc ban hành, phổ cập các chính sách, biện pháp nhằm phát triển công nghệ
phục vụ việc quản lý và thuận lợi hóa hoạt động TMĐT đã được các cơ quan
Bộ, ngành rấ
t chú trọng.
Bao gồm:

Bộ Khoa học và Công nghệ:
Liên quan đến chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI-Electronic Data
Interchange), những năm gần đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng -
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiến hành biên dịch và ban hành một số tiêu
chuẩn quốc gia TCVN trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9735, ISO

16

1500 và nhiều chuẩn liên quan khác. Ngoài ra, các Bộ, ngành cũng đã tiến hành
thực hiện một số dự án như:
- EA2 Project (Euro Asian EDI Adaptation Project) đã được triển khai trong
khoảng thời gian ngắn (năm 2003-2004) nhằm mục đích quảng bá, phổ biến
tuyên truyền lợi ích của EDI, đồng thời tổng hợp ý kiến, kiến nghị của một số
chuyên gia các Bộ, ngành về định hướng phát triển EDI phù hợp với hoàn cả
nh
Việt Nam
Trước đây, tại Việt Nam đã có một số đơn vị trong nước áp dụng các giải
pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu trong một số lĩnh vực như phân phối
bán lẻ, lĩnh vực giao nhận vận tải, cũng như một số dịch vụ công trực tuyến tại
một số cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và đưa ra giả
i pháp và quy
trình công nghệ phù hợp trong chuẩn hóa, xử lý dữ liệu giúp các doanh nghiệp
và đối tác nước ngoài có thể nhanh chóng trao đổi các chứng từ kinh doanh với
nhau vẫn còn manh mún. Do vậy, nghiên cứu và tìm hiểu các giải pháp công
nghệ chuẩn hóa và xử lý dữ liệu sẽ là một bước đi, tạo tiền đề cho việc tích hợp
và chuẩn hóa chứng từ và quy trình kinh doanh của doanh nghiêp trong ứng
dụng giao dịch TMĐT.
Bộ KH&CN với trách nhiệm quản lý nhà nước về
công tác tiêu chuẩn hóa, đã
xây dựng và phổ biến nhiều bộ tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thương mại

điện tử, bao gồm những tiêu chuẩn liên quan đến trao đổi dữ liệu thương mại,
trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận tải (EDIFACT), định dạng
trao đổi và phần tử dữ liệu, quy tắc tạo tệp lược đồ XML, xử lý thông tin,
v.v…Cụ thể gồm:
- TCVN ISO 7372:2003, Trao đổi dữ liệu thương mại - Danh mục phần tử dữ
liệu thương mại.
- TCVN ISO 9735:2004, Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và vận
tải (EDIFACT).
- TCVN ISO 8601:2004, Định dạng trao đổi và phần tử dữ liệu - Trao đổi thông
tin - Biểu diễn ngày tháng và thời gian.
- TCVN ISO/TS 20625:2002, Trao đổi dữ liệu trong hành chính, thương mại và
vận tải (EDIFACT) - Quy tắc tạo tệp lược đồ XML (XSD) trên cơ sở các hướng
dẫn th
ực thi của EDIFACT.

17

- TCVN ISO 14662:1997, Công nghệ thông tin - Mô hình tham chiếu EDI mở.
- TCVN ISO 6093:1985, Xử lý thông tin - Biểu diễn các giá trị số theo chuỗi ký
tự trong trao đổi thông tin.
- TCVN ISO/TS 15000 ebXML:2006 - Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng kinh doanh
điện tử ebXML.
- TCVN 7789 (part 1-6):2007: Công nghệ thông tin - Sổ đăng ký siêu dữ liệu
(MDR).
Bộ Thông tin và Truyền thông: Nhằm đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT
trong các cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đã ban hành Quyết định số
19/2008/QĐ-BTTTT ngày 09 tháng 04 năm 2008 quy đị
nh áp dụng tiêu chuẩn
ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT
ngày 09 tháng 04 năm 2008 ban hành Danh mục tiêu chuẩn ứng dụng CNTT

trong cơ quan nhà nước, trong đó có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực
thương mại điện tử thuộc nhóm tích hợp dữ liệu, truy cập thông tin và đặc tả dữ
liệu. …
Ngày 12 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
1073/QĐTTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2011 – 2015, trong đó có các nội dung chủ yếu sau (liên quan đến nội dung
nghiên cứu KHCN của đề tài và phát triển công nghệ TMĐT) .
Mục tiêu tổng quát của Quyết định số 1073/QĐTTg
Thương mại điện tử được s
ử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các
nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể cần đạt được vào năm 2015: (trích dẫn)
1. Tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thươ
ng mại điện tử loại hình
doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó:
- Tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng
từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử;
- Ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất

18

và kinh doanh;
- Hình thành một số sở giao dịch hàng hóa trực tuyến đối với những sản
phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới;
-Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử lớn có
uy tín trong nước và khu vực.
Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử

1. Ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển và
chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử:
a) Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn
mở khi triển khai các ứng dụng thương mại điện tử;
b) Chính sách và giải pháp khuyến khích người tiêu dùng mua bán trực
tuyến các sản phẩm số hoá; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và công
nghiệp nội dung s
ố;
c) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê
thiết bị tính toán, phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông
khác;
d) Khuyến khích phát triển hoạt động thương mại dựa trên công nghệ di
động (mobile commerce), các dịch vụ số hóa cung cấp thông qua các thiết bị đầu
cuối di động (điện thoại di động, thiết bị dữ liệu cá nhân PDA, thiết bị vi tính bỏ
túi pocket PC, v.v…);
đ) Khuyến khích nghiên cứu, chuyể
n giao công nghệ phục vụ phát triển
thanh toán trực tuyến; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các tiện ích
thanh toán qua phương tiện điện tử hỗ trợ người mua hàng.
2. Phát triển các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến:
a) Khuyến khích cung cấp trên cơ sở thương mại các dịch vụ dựa vào Hệ
thống thông tin địa lý (GIS), Hệ thống định vị toàn cầu (GPS);
b) Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các công nghệ được s
ử dụng
nhiều trong hoạt động thương mại (công nghệ nhận dạng theo tần số radio
RFID, mã số mã vạch, thẻ thông minh, v.v…).
3. Ban hành và phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong thương
mại điện tử:

19


a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn trao đổi dữ liệu
điện tử ứng dụng trong thương mại điện tử tới các doanh nghiệp và các tổ chức
đào tạo về thương mại điện tử;
b) Hỗ trợ thí điểm một số doanh nghiệp ứng dụng chuẩn trao đổi dữ liệu
điện tử trong ho
ạt động sản xuất kinh doanh để tạo mạng kinh doanh điện tử
giữa các doanh nghiệp này và nhân rộng mô hình mạng kinh doanh điện tử tới
nhiều doanh nghiệp.
4. Phát triển các hoạt động thương mại dựa trên công nghệ thẻ trong các dịch
vụ giao thông công cộng, phân phối, văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch.
5. Triển khai các hoạt động về an toàn thông tin trong giao dịch thương mại
điện tử theo các mục tiêu, giải pháp trong Quy ho
ạch phát triển an toàn thông tin
số quốc gia.
a) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thông tin, quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử
trong việc đảm bảo an toàn thông tin, lợi ích của việc sử dụng chữ ký số và dịch
vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động thương mại điện tử;
b) Phát triển các tổ chứ
c cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
để đến năm 2015 có một số tổ chức của Việt Nam được các tổ chức chứng thực
chữ ký số có uy tín của nước ngoài thừa nhận;
c) Phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực cho website thương
mại điện tử; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng các
công nghệ b
ảo mật tiên tiến để thông tin trao đổi trên môi trường mạng máy tính
được đảm bảo an toàn;
d) Đẩy mạnh hoạt động cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín
để đến năm 2015, có ít nhất 5% website thương mại điện tử được cấp chứng

nhận website thương mại điện tử uy tín; phổ biến lợi ích của hoạt động này đối
với các doanh nghiệp và ng
ười tiêu dùng; khuyến khích các tổ chức cấp chứng
nhận website thương mại điện tử uy tín hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ
chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử uy tín của nước ngoài và thừa
nhận lẫn nhau về nhãn tín nhiệm (trustmark).
Xác định nhu cầu và khả năng áp dụng trong nước:
Ngành Thuế - Kho bạc - Hải quan đang từng bước hiện đại hóa và áp dụng
các giải pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu TMĐT:

20

Năm 2010, Tổng cục Thuế còn triển khai dự án nâng cấp kiến trúc tổng thể
hệ thống ứng dụng hiện hành, chuyển đổi dần các ứng dụng từ phân tán, 2 lớp
sang kiến trúc 3 lớp, hướng tới xử lý tập trung để đáp ứng kịp với các yêu cầu
quản lý hiện đại hóa theo chương trình cải cách thuế. Đây là dự án lớn, phức tạp,
đòi hỏi ph
ải có đội ngũ cán bộ tin học đủ trình độ, chuyên môn sâu mới có thể
phối hợp có hiệu quả với các đối tác trong nước thực hiện thành công dự án.
Hiện nay, chúng tôi mới trong giai đoạn đầu để soạn thảo dự án để trình các cấp
phê duyệt thực hiện Mở rộng thủ tục hải quan điện tử: Theo Cục CNTT &
Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan trong năm 2010, ngành Hả
i quan sẽ tiếp
tục mở rộng thủ tục hải quan điện tử tại các cục hải quan điện tử. Đây là một
trong những dự án CNTT lớn của ngành Hải quan. Công tác chuẩn bị đang được
tiến hành khẩn trương bao gồm xây dựng, hoàn thiện phần mềm; nâng cấp hạ
tầng công nghệ thông tin; đào tạo, tập huấn cho cán bộ hải quan và doanh
nghiệp.

Hình 8. Kiến trúc tổng quan về hệ thống công nghệ Hải quan sử dụng ESB

–MS Biztalk giải pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu TMĐT
Hải quan điện tử hiện nay đang được triển khai tích cực tại các tỉnh, thành
phố lớn trên toàn quốc. Với số lượng hàng ngàn doanh nghiệp, cá nhân sử dụng

21

hệ thống thông tin điện tử hàng năm, đến nay các trao đổi dữ liệu điện tử từ các
Cục Hải quan về Tổng Cục đang dựa trên nền công nghệ web/ Internet và XML
truyền thống. Hải quan Việt Nam cũng đang nghiên cứu các chuẩn trao đổi dữ
liệu điện tử theo EDIFACT để áp dụng từng bước các giải pháp công nghệ
chuẩn hóa, xử lý dữ liệ
u TMĐT.
Mô hình giải pháp công nghệ chuẩn hóa, xử lý dữ liệu TMĐT sử dụng thiết
bị của IBM kết nối B2B (Hải quan- Intel Việt Nam) được mô tả như hình vẽ
dưới đây.




Hình 9: Mô hình B2B Hải quan - Intel
Hệ thống thanh toán trực tuyến SmartLink: SmartLink ngày càng mở rộng
và trở thành hệ thống liên minh lớn mạnh. Hiện tại, Smartlink đang vận hành
một hệ thống xử lý thông tin với 27 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó 24
ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với số lượng xử
lý trung bình của hệ thống đạt trên 400.000 giao dịch/ ngày, SmartLink có kết
nối quốc tế với China Union Pay.

×