MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀCHI PHÍ LOGISTICS
5
1.1.
Khái niệm logistics và vai trò của logistics 5
1.1.1.
Khái niệm logistics 5
1.1.2. Vai trò của logistics 7
1.2.
Phân loại logistics và dịch vụ logistics 11
1.2.1. Phân loại logistics 11
1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics 12
1.3.
Chi phí logistics 13
1.3.1. Khái niệm chi phí logistics của các doanh nghiệp LSP 13
1.3.2. Cách xác định chi phí logistics 16
1.3.3. Cơ cấu chi phí logistics 21
1.3.4. Sự cần thiết phải tối ưu hóa chi phí logistics 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 27
2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội 27
2.1.1. Tình hình kinh tế 27
2.1.2. Tình hình xã hội 29
2.2. Thực trạng dịch vụ logistics ở Hà Nội 30
2.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics ở Hà Nội 30
2.2.2. Hệ thống pháp luật về dịch vụ logistics tại Hà Nội 33
2.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ logistics tại Hà Nội. 36
2.2.4. Tình hình cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội 39
2.3.
Phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics trên địa bàn Hà Nội 45
2.3.1. Các yếu tố cấu thành chi phí logistics tại các doanh nghiệp LSP trên địa
bàn Hà Nội 45
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí logistics 54
2.4. Những khó khăn trong công tác tối ưu hoá chi phí logistics của các LSP
tại Hà Nội 58
2.4.1. Khó khăn từ bên trong các doanh nghiệp 58
2.4.2. Các khó khăn từ bên ngoài doanh nghiệp 59
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA CHI PHÍ LOGISTICS
CHO CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TẠI HÀ NỘI 62
3.1. Định hướng phát triển cho các LSP Hà Nội thời gian tới 62
3.2. Đề xuất các giải pháp tối ưu hoá chi phí logistics 65
3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 65
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mô 70
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng nước ngoài Tiếng Việt
ASEAN Association of Southeast
Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ESCAP Economic and Social
Commision for Asia and the
Pacific
Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á và
Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh Châu Âu
FIATA Fédération Internationale des
Associations de Transitaires
et Assimilés
Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế
GRDP Gross Regional Domestic
Product
Sản phẩm quốc nội trong vùng
IATA International Air Transport
Association
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
ICD Inland Container Port Cảng cạn
ILO International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Thế giới
LPI Logistics Performance Index Chỉ số logistics của Ngân hàng Thế
giới
LSP Logistics Service Provider Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics
NK Nhập khẩu
TEU Twenty-foot equivalent units Đơn vị container hoá
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
LCL Less than container load Giao hảng không đủ container
VIFFAS Vietnam Freight Forwarders
Association
Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt
Nam
VLA Vietnam Logistics
Association
Hiệp hội các doanh nghiệp logistics
Việt Nam
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chín nhóm hoạt động logistics chính (Key Logistics Activities) 19
Bảng 2.1. Các tuyến chính của mạng lưới đường sắt Việt Nam 32
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Chi phí logistics xác định bởi Lampert 15
HÌnh 2.1. Môi trường pháp luật về dịch vụ logistics tại Hà Nội 33
Biểu đồ 2.1. Quy mô GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2008 – 2012
của Hà Nội 27
Biểu đồ 2.2. Phần trăm thuê ngoài dịch vụ logistics theo ngành và loại hình doanh
nghiệp 37
Biểu đồ 2.3. Các hoạt động logistics được thuê ngoài nhiều nhất 38
Biểu đồ 2.4. Các loại hình dịch vụ logistics được các LSP Hà Nội cung cấp 41
Biểu đồ 2.5. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin tại các LSP Hà Nội 42
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng các chi phí chủ yếu của một số các LSP sở hữu Nhà nước tại
Hà Nội 47
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu các loại chi phí chủ yếu của các LSP cổ phần Nhà nước tại Hà
Nội 48
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ chi phí cố định, chi phí biến đổi trong tổng chi phí của từng dịch
vụ đơn lẻ mà các doanh nghiệp LSP có vốn đầu tư nước ngoài 49
Biểu đồ 2.9. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí logistics 55
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ logistics ra đời gắn liền với lĩnh vực quân sự, với chức năng cung
cấp nhu yếu phẩm và vũ khí từ căn cứ ra tiền tuyến. Định nghĩa của Oxford chỉ ra
rằng logistics là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy
trì và vận chuyển phương tiện thiết bị và nhân sự. Những năm gần đây, dưới tác
động của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, logistics phát triển mạnh mẽ và
không chỉ còn giới hạn ở góc độ quân sự mà được mở rộng ra trong nhiều lĩnh vực
khác trong xã hội, trong đó có kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói
riêng. Tại Việt Nam, logistics tuy còn mới nhưng ngày càng có một vai trò quan
trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đánh dấu xu thế hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới của nước ta và ngành logistics của Việt Nam cũng không đứng
ngoài xu thế đó, nhất là khi nước ta tiến hành thực hiện các cam kết về phân phối và
logistics của WTO trong thời gian sắp tới. Trong bối cảnh đó, vấn đề được đặt ra là
làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics (LSP – Logistics Service Provider) ở nước ta trước các đối thủ cạnh tranh
từ nước ngoài trong khi chi phí logistics của các doanh nghiệp này vẫn còn cao. Nếu
giải quyết tốt được bài toán chi phí – năng lực cạnh tranh thì dưới góc độ vi mô,
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics được cải thiện
đáng kể, hơn nữa trên bình diện vĩ mô, điều này có ý nghĩa tích cực tới sự phát triển
của nền kinh tế.
Xét trên phạm vi hẹp hơn, từ góc độ các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics tại Hà Nội, địa bàn có mức độ tập trung cao các LSP, đồng thời là khu vực
có tính cạnh tranh mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực kinh tế, việc tối ưu hoá chi phí
logistics cho các LSP càng trở nên thiết thực và có tính thời sự hơn nữa. Không
dừng lại ở đó, việc tối ưu hoá chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics ở Hà Nội có giá trị tham khảo và hữu ích cho các doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ này trong cả nước. Bên cạnh đó, việc tối ưu hoá chi phí logistics tạo
2
điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics được hưởng dịch vụ tốt
hơn với chi phí cạnh tranh hơn.
Với ý nghĩa trên đồng thời với khả năng nghiên cứu và thời gian có hạn, nhóm
nghiên cứu chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những giải pháp
nhằm tối ưu hóa chi phí Logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, có nhiều bài nghiên cứu về chi phí và năng lực logistics được
thực hiện, tiêu biểu là:
- TS. Ruth Banomyong (2011), Thammasat University, Center for Logistics
Research: “Logistics Performance Measurement in Thailand – Focus on Cost”.
Nghiên cứu chỉ ra cơ cấu chi phí logistics và đề cập tới năng lực logistics của các
doanh nghiệpThái Lan.
- World Bank (2011 – 2012): “Logistics Performance Index – LPI”. Trong tài
liệu này, Ngân hàng thế giới đã đưa ra các tiêu chí để đo lường năng lực logistics
của các quốc gia trên cơ đó so sánh và xếp hạng năng lực logistics của các quốc gia
thành viên.
Ở Việt Nam, theo PGS.TS. Nguyễn Như Tiến – Đại học Ngoại Thương, trong
bài viết “Ứng dụng và phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
– giao nhận ở Việt Nam”, đăng trên tạp chí Hàng hải số 12 năm 2005, từ năm 2004
ở Việt Nam mới có những đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về logistics được Bộ
Giao thông – Vận tải triển khai. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu
về lĩnh vực ở mức độ cấp Bộ và cấp trường, bao gồm:
- Th.S Nguyễn Thị Bình (2008), Viện Quy hoạch và quản lý Giao thông vận
tải, trường Đại học Giao thông vận tải : “Vài nét về thực trạng hoạt động logistics
trong các doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp của Việt Nam”. Vấn đề chính được
đề cập trong bài nghiên cứu là cơ cấu chi phí logistics của các doanh nghiệp sản
xuất và so sánh những điểm khác biệt trong cơ cấu này giữa các doanh nghiệp sản
xuất ở miền Bắc và miền Nam.
- Jan Tomczyk, Lê Triệu Dũng và Nguyễn Hồng Thanh (2011), MUTRAP,
EU – Viet Nam, MUTRAP III: “Báo cáo nghiên cứu về logistics thương mại tại
3
Việt Nam và ASEAN”. Bản báo cáo đề cập đến những khó khăn, thách thức với
logistics thương mại và thuận lợi hóa thương mại, đồng thời đề xuất các giải pháp vĩ
mô cho logistics thương mại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các bài nghiên cứu và báo cáo kể trên chỉ dừng lại ở việc đề cập
đến thực trạng logistics ở Việt Nam và trên thế giới, riêng với các nghiên cứu ở Việt
Nam, chưa có bài viết về địa bàn Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu
trên đa phần hướng tới chi phí của các doanh nghiệp sản xuất, chưa có nghiên cứu
nào đi sâu vào phân tích chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics.
Vì vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên về chi phí logisitics cho các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu có mục tiêu là các giải pháp tối ưu hoá chi phí logistics của các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics tại Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về logistics, dịch vụ logistics, chi phí logistics và cách
xác định chi phí logistics.
Khảo sát chi phí logistics của một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics trên địa bàn Hà Nội.
Phân tích, tổng hợp các biện pháp tối ưu hoá chi phí logistics đang được
áp dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chi phí logistics và các biện pháp tối ưu hóa chi phí
logistics của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Hà Nội.
4
Thời gian nghiên cứu: từ 11/2012- 4/2013.
Nội dung nghiên cứu: chi phí logistics và các giải pháp tối ưu hóa chi phí
logistics.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Bài nghiên cứu mong muốn làm rõ một số vấn đề liên quan đến chi phí
logistics và giới thiệu các giải pháp tối ưu hóa chi phí cho các LSP tại Hà Nội. Cụ
thể như sau:
- Thành phần trong chi phí logistics thực tế tại các doanh nghiệp logistics trên
địa bàn Hà Nội
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí logistics.
- Khó khăn trong việc tối ưu hóa chi phí logistics mà các doanh nghiệp
logistics đang gặp phải
- Đề xuất các biện pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics tại các doanh nghiệp
logistics tại Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài
nghiên cứu khoa học gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về logistics và chi phí logistics
Chương 2: Thực trạng về chi phí logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics tại các doanh
nghiệp logistics trên địa bàn Hà Nội
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀCHI PHÍ LOGISTICS
1.1. Khái niệm logistics và vai trò của logistics
1.1.1. Khái niệm logistics
Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Pháp (logistique), được sử dụng
đầu tiên trong lĩnh vực quân sự với ý nghĩa là nghệ thuật bố trí và di chuyển quân
đội. Napoleon từng định nghĩa: “logistics là hoạt động để duy trì quân đội. Trong
nhiều cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945), các nhà
quân sự đã sử dụng các kỹ năng về logistics nhằm đem lại chiến thắng cho quân đội
của mình. Sau chiến tranh, logistics còn được áp dụng trong công cuộc tái thiết đất
nước hoặc trợ giúp tái thiết đất nước. Sau này, thuật ngữ logistics thu hút sự quan
tâm trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là giai đoạn 1957 – 1958, khi khủng hoảng kinh
tế thế giới xảy ra và việc thu hẹp lợi nhuận đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm
các hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Điều này thúc đẩy sự ra đời của
logistics trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Logistics phát triển nhanh chóng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều
nước; do đó, có nhiều tổ chức thế giới và học giả tham gia nghiên cứu đã đưa ra các
định nghĩa khác nhau. Khái niệm logistics xuất hiện trong rất nhiều báo cáo và tài
liệu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics.
Khó có thể khẳng định rằng định nghĩa nào về logistics là đúng nhất vì các
định nghĩa khác nhau tiếp cận logistics ở những phương diện, góc nhìn khác nhau.
Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động
quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối
vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Việc nghiên cứu
các khái niệm điển hình, nhận được nhiều sự chấp thuận và ủng hộ sẽ giúp ta có
cách nhìn nhận và hiểu biết toàn diện hơn về logistics. Dưới đây là một số khái
niệm điển hình về logistics:
- Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý
logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): “Logistics là hoạt động quản lý
quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm
cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.
6
- Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch,
chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo
quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản
xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng”.
- Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: “Logistics là quá trình liên kế
hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch
vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối
cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.
Các khái niệm có thể khác nhau về cách trình bày nhưng vẫn hướng đến
những điểm thống nhất về logistics, đó là đều khẳng định rằng logistics là một quá
trình, tập hợp các các hoạt động liên tục; có liên quan đến tất cả các yếu tố đầu vào
cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với người tiêu dùng và logistics
tổn tại ở hai cấp độ: hoạch định – tổ chức.
- Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics
được pháp điển hóa. Luật không quy định thế nào là logistics mà đưa ra khái niệm
về dịch vụ logistics tại điều 233: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo
đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn
khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
- Dưới góc độ của một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics (LSP –
Logistics Service Provider): “Logistics tồn tại để cung cấp cho các doanh nghiệp
hoặc cho khách hàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách
hàng đều được cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố
này là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics”. Các yếu tố khác nhau kể trên bao gồm
vận tải, kho bãi, phụ tùng thay thế, nhân sự và đào tạo nhân sự, tài liệu, thiết bị kiểm
tra, hỗ trợ, nhà xưởng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào với nhau
hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo cấp độ yêu cầu của doanh nghiệp mình.
7
1.1.2. Vai trò của logistics
Từ việc nghiên cứu khái niệm logistics, ta có thể thấy rằng logistics bao gồm
rất nhiều hoạt động và mỗi hoạt động lại mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích
khác nhau. Vì thế, logistics có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng
và với nền kinh tế nói chung.
1.1.2.1. Với nền kinh tế quốc dân
Đầu tiên và quan trọng nhất, logistics có vai trò tăng khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa
mạnh mẽ hiện tại đặt nền kinh tế quốc dân trước những thách thức to lớn. Đó chính
là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng, các tập đoàn đa quốc gia – những tổ chức đã
hoàn thiện về mặt cơ cấu, nhân sự và quy trình hoạt động. Giảm được chi phí, trong
đó, tối ưu chi phí logistics chắc chắn sẽ làm cho giá cả hàng nội địa có sức cạnh
tranh hơn trên thị trường quốc tế. Chi phí logistics của nước ta, cũng giống như
những quốc gia đang phát triển khác, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong GDP. Vì vậy,
việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp và cả nền
kinh tế giảm được chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó tinh giản hóa và tăng
hiệu quả cho quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong thương mại quốc tế,
chi phí vận tải chiếm một phần lớn trong giá cả của hàng hóa khi khoảng cách giữa
nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ thường khá xa. Vì thế, dịch vụ logistics càng hiện
đại và hoạt động càng hiệu quả thì càng tiết kiệm được chi phí vận tải và theo đó
càng giảm được chi phí lưu thông.
Vai trò tích cực thứ hai của logistics đó là góp phần mở rộng thị trường
trường trong buôn bán quốc tế. Vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ luôn là một vấn
đề quan trọng mà các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Mặt khác, những quốc gia
kết nối tốt với mạng lưới logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận một cách dễ dàng thị
trường và người tiêu dùng tại nhiều nước khác nhau. Bởi vậy, muốn mở rộng và
chiếm lĩnh được thị trường quốc tế thì các nhà sản xuất rất cần sự hỗ trợ từ dịch vụ
logistics. Sự phát triển của dịch vụ logistics sẽ giúp cho lưu chuyển hàng hóa trở
nên thuận lợi, thông suốt hơn, đồng thời với đó là khả năng giảm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đó chính là điều kiện để tăng lợi thế của một quốc gia
khi tham gia vào thương mại quốc tế, khiến thị trường trở nên sôi động hơn, đa
8
dạng hơn và quốc gia đó có thể tiếp cận được nhiều thị trường tiêu thụ hơn. Chính
quá trình toàn cầu hóa làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng ngày càng
phong phú hơn và cũng phức tạp hơn, điều đó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn
cho vai trò kết nối và quản lý của logistics.
Một vai trò nữa cũng quan trọng không kém của dịch vụ logistics đối với nền
kinh tế, đó là thúcđẩy sự phát triển của các ngành sản xuất và của cả nền kinh tế.
Chính vì hai vai trò như trên, logistics giúp giải quyết đầu ra của quá trình sản xuất
một cách hiệu quả, do đó gia tăng lợi nhuận và thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên
cạnh đó, hoạt động logistics thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo nên sự thuận lợi, hiệu
quả và tiết kiệm cho chuỗi cung ứng. Nền kinh tế phát triển mạnh hơn, các giao
dịch được diễn ra một cách sôi động hơn nhờ sự thúc đẩy của hoạt động logistics
làm tăng vòng quay của hàng hóa và tiền tệ. Hơn nữa, logistics cũng là một ngành
dịch vụ trong nền kinh tế nên bản thân lĩnh vực này cũng đóng góp trực tiếp vào
GDP và sự phát triển của logistics làm gia tăng năng lực sản xuất và tăng khả năng
cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế.
Bên cạnh đó, logistics còn có một vai trò đáng lưu ý nữa, đó là sự phát triển
của logistics góp phần làm giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ
trong kinh doanh quốc tế. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, chi phí về giấy tờ,
chứng từ, thủ tục phục vụ cho các giao dịch thương mại quốc tế hàng năm là một
con số rất lớn, và chi phí đó làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động mua bán quốc tế. Mặt
khác, sự phát triển logistics trong quá trình tối ưu hóa các chu trình lưu chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa hay sản phẩm dịch vụ đã tự nó thúc đẩy sự hình thành các
tiêu chuẩn về đóng gói, bốc xếp, chứng từ, hệ thống nhãn mác hay mã vạch…từ đó
rút ngắn thời gian thực hiện các công đoạn phân loại, ghi chép, xử lý và lưu trữ
chứng từ trong lưu thông hàng hóa. Sự mở rộng hoạt động thương mại và logistics
quốc tế cũng kéo theo nó xu hướng đồng bộ các hệ thống chuẩn mực áp dụng trong
logistics. Điều này không chỉ đơn thuần tiết kiệm được thời gian và chi phí trong
lưu thông, tạo ra một hệ thống lưu chuyển thông suốt và nhanh chóng mà cao hơn là
tạo nên một mạng lưới logistics quốc tế hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho việc
mở rộng thị trường.
9
Cuối cùng, đối với nền kinh tế quốc dân, logistics được coi như là một công cụ
hữu hiệu để liên kết các hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị
toàn cầu (Global Value Chain). Các hoạt động sản xuất hàng hóa và thương mại
ngày nay trên thế giới đã và đang biến các quốc gia nói riêng, các châu lục nói
chung thành những mắt xích, những bộ phận trong nền kinh tế toàn cầu. Cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của mọi ngành nghề là sự gia tăng về khối lượng và số lượng
hàng hóa, dịch vụ, dẫn tới khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng ngày càng gia
tăng. Chính trong những điều kiện đó mà vai trò liên kết của logistics càng được thể
hiện rõ nét. Nhờ có hệ thống liên kết giữa các khâu từ cung cấp, sản xuất, lưu thông
và phân phối hàng hóa mà logistics tạo dựng nên mà các hoạt động kinh tế được
đảm bảo vận hành trơn tru khâu đầu vào đến khâu đầu ra trong từng giai đoạn, từ
phạm vi từng doanh nghiệp tới toàn nền kinh tế.
1.1.2.2. Dưới góc độ doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên và quan trọng nhất phải nhắc tới là logistics góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và lưu thông, từ
đó tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Logistics là một chuỗi hoạt
động liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó quá trình lưu chuyển của
sản xuất kinh doanh từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào cho tới sản xuất ra bán
thành phẩm và sản phẩm hoàn thiện tới được tay người tiêu dùng được tối ưu hóa
hiệu quả hoạt động nhờ có sự lên kế hoạch, bố trí và phối hợp giữa các khâu của
dịch vụ logistics. Vì vậy, logistics có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình
sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa nói riêng và trong phát triển cả nền kinh tế
nói chung.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, chi
phí dịch vụ logistics bao gồm nhiều thành phần khác nhau, thường bao gồm chi phí
vận tải, đóng gói, dự trữ, lưu kho, bảo quản và chi phí hành chính quản lý. Việc
kiểm soát để tối ưu hóa các chi phí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì giảm các
chi phí này có nghĩa là giảm chi phí đầu vào của sản phẩm; giảm rủi ro trong các
hoạt động kinh tế; nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu trong hoạt động sản
xuất và phân phối giữa các cơ sở sản xuất và các trung tâm phân phối tới tay người
tiêu dùng; tạo điều kiện cho sự phân phối lao động hiệu quả trong chuỗi cung ứng.
10
Từ đó có thể giảm giá thành của sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp và mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, dịch vụ logistics góp phần làm giảm chi phí hành chính nhờ việc
tiêu chuẩn hóa chứng từ. Ngoài các chi phí chính như chi phí vận tải, lưu trữ thì
theo các nghiên cứu về ngoại thương, thủ tục giấy tờ rườm rà cũng chiếm một chi
phí khá lớn trong vận chuyển và mậu dịch quốc tế. Khi sử dụng dịch vụ logistics,
nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP- Logistics Service Provider) sẽ đứng ra ký kết
một hợp đồng duy nhất, dù để đưa hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận cuối cùng
người ta phải tiến hành giao dịch với nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận tải khác nhau.
Vai trò thứ hai của dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp đó chính là hỗ
trợ cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm và dịch vụ chỉ đem lại cho khách hàng
giá trị và sự thỏa mãn cao nhất khi nó tới được với khách hàng đúng thời hạn và địa
điểm quy định. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng được nhu cầu nói
trên của khách hàng, các nhà quản lý phải giải quyết các bài toán như tìm mua
nguyên vật liệu phù hợp, vận chuyển và cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất
với điều kiện tiết kiệm chi phí và hiệu quả về thời gian. Áp dụng các nguyên tắc của
logistics để phối hợp các hoạt động cung ứng là một giải pháp hiệu quả cho những
vấn đề nói trên vì logistics cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để họ có thể đưa
ra những quyết định cung ứng chính xác và kịp thời. Hơn nữa, trong những năm gần
đây, nền kinh tế vẫn nằm trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng, chi phí
dịch vụ logistics chịu sự tác động của việc tăng giá năng lượng, đẩy chi phí vận tải
lên cao và đồng thời là việc hạn chế cho vay vốn từ ngân hàng. Trong bối cảnh khó
khăn như vậy, các nhà quản lý càng thấy rõ vai trò quan trọng của các cách thức tối
ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho hay vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin, logistics chính là công cụ vô cùng đắc lực để tiến hành các
cách thức đó.
Cuối cùng, đối với doanh nghiệp, logistics giúp giải quyết đầu ra và đầu vào
một cách hiệu quả đồng thời đảm bảo cung cấp đúng yếu tố nguyên nhiên vật liệu,
đúng thời gian và địa điểm từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng được tốt hơn.
Đầu vào và đầu ra là hai vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh. Nguyên vật liệu
11
đầu vào tới tay nhà sản xuất không đúng chủng loại, không đủ số lượng hay chậm
hơn dự kiến; các bán thành phẩm chuyển tới công đoạn sản xuất tiếp theo mà bị
thiếu hụt, sai sót; các sản phẩm hoàn thiện ứ đọng, tồn kho, không đến được tay
người tiêu dùng hoặc tới người mua nhưng không đúng chủng loại, chậm trễ so với
yêu cầu… là những vấn đề mà nếu xảy ra sẽ dẫn tới hậu quả là sự sụp đổ của cả một
hệ thống sản xuất và kinh doanh. Giải pháp ở đây có thể là sử dụng dịch vụ logistics
vào toàn bộ quá trình sản xuất vì logistics đảm bảo cho quá trình sản xuất được vận
hành nhịp nhàng, trơn tru giữa các khâu, đảm bảo sản xuất phù hợp với như cầu của
thị trường, từ đó giảm thời gian sản xuất và thời gian trong lưu thông và tăng tốc độ
quay vòng vốn. Tóm lại, nếu xây dựng được một hệ thống logistics chặt chẽ và hiệu
quả thì chúng ta không những tránh được các vấn đề nói trên hay những sai sót xảy
ra do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các khâu trong quá trình sản xuất mà còn nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của
khách hàng.
1.2. Phân loại logistics và dịch vụ logistics
1.2.1. Phân loại logistics
1.2.1.1. Theo hình thức hoạt động
Logistics bên thứ nhất (1PL – first party logistics): người chủ sở hữu hàng hoá
tự mình tổ chức và thực hiện hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân.
Logistics bên thứ hai (2PL – second party logistics): người cung cấp dịch vụ
cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của chủ
hàng chưa tích hợp hoạt động logistics.
Logistics bên thứ ba hay logistics hợp đồng (3PL – third party logistics):
người thay mặt chủ cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho
từng bộ phân chức năng.
Logistics bên thứ tư hay logistics chuỗi phân phối (4PL – fourth party
logistics): người tích hợp gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa
học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các
giải pháp chuỗi logistics, 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, có liên quan
và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm các lĩnh vực rộng hơn.
12
Logistics bên thứ năm (5PL– fifth party logistics): hình thức này phát triển
nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và
4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.
1.2.1.2. Phân loại theo quá trình
Logistics đầu vào (in bound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài
nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời
gian và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (out bound logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp
thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí
nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Logistics ngược (reverse logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu,
phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất,
phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
1.2.2. Phân loại dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics
khác nhau. Theo Hiệp định Thương mại chung về lĩnh vực dịch vụ (GATS – The
General Agreement on Trade in Services) của Tổ chức thương mại thế giới WTO
thì dịch vụ logistics được chia thành 3 nhóm như sau:
Thứ nhất, các dịch vụ logistics cốt lõi (Core freight logistics service). Dịch vụ
logistics cốt lõi yếu chiếm phần lớn trong tổng chi phí logistics và mang tính quyết
định đối với các dịch vụ khác và bao gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng
hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua
container.
13
Thứ hai, các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (Related freight logistics
service, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải đường ống.
Thứ ba, các dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (Non – core freight
logistics service) bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Hiệp định này đã được các nhà làm luật Việt Nam tham khảo để xây dựng
Điều 4 Nghị Định số 140/2007/ NĐ-CP về phân loại các dịch vụ logistics
1.3. Chi phí logistics
1.3.1. Khái niệm chi phí logistics của doanh nghiệp LSP
Thuật ngữ chi phí logistics đề cập tới việc sử dụng các nguồn lực khác nhau,
bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện dịch vụ chăm sóc
khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ. Khi gắn với dòng chu
chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả số tiền được chi cho hệ thống
phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa và điều hành sản xuất (có liên
quan trực tiếp tới lưu chuyển hàng hóa).
Chi phí logistics gắn liền với lưu chuyển và phân phối nguyên vật liệu, hàng
hóa vì vậy các tài liệu thường nói tới chi phí phân phối (mục đích của lưu chuyển
hàng hóa) như một cách gọi khác của chi phí lưu thông. Mặc dù có đôi chút khác
biệt nhỏ nhưng hai khái niệm này có thể coi là tương đương và có thể sử dụng như
một khái niệm thống nhất.
14
Dịch vụ logistics có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí, ứng với mỗi tiêu
chí logistics lại có các hình thức khác nhau. Do đó, cho tới nay vẫn chưa có một
khái niệm hoàn toàn thống nhất về chi phí logistics. Điều này phụ thuộc vào nội
dung, phương pháp tính chi phí logistics cũng như loại hình và lĩnh vực kinh doanh.
Thậm chí, giả định các loại hình và lĩnh vực kinh doanh như nhau, kết luận về chi
phí logistics cũng có thể khác nhau nếu nguồn cung ứng và quy trình logistics khác
nhau.
Dù chưa có khái niệm thống nhất về chi phí logistics nhưng cho tới nay đa số
các nhà nghiên cứu và tổ chức kinh doanh thường sử dụng khái niệm về chi phí
logistics do Lampert đưa ra. Theo đó, chi phí logitics bằng tổng các chi phí liên
quan đến dịch vụ khách hàng, chi phí liên quan đến vận tải, chi phí liên quan đến dự
trữ, chi phí liên quan đến quản lý kho, chi phí liên quan đến sản xuất và chi phí liên
quan đến giải quyết đơn hàng, thông tin. Trong khái niệm trên, chi phí logistics
được xây dựng bằng các liệt kê các chi phí có liên quan trong quá trình kinh doanh,
sản xuất. Trong đó, có sự tham gia của 6 nhóm chi phí và cả 6 nhóm chi phí này
liên quan đến khái niệm quan trọng là chi phí phân phối (lưu thông), về thực chất
chúng là những bộ phận cấu thành trong chí phí lưu thông, phân phối và việc tiết
kiệm chi phí phân phối, lưu thông là một trong những mục tiêu quan trọng của
logistics.
15
Sơ đồ 1.1. Chi phí logistics xác định bởi Lampert
Nguồn: Tổng hợp của người viết có tham khảo tài liệu “Logistics Training Course
for the Public Sector Planners”, 2007, University of Winconsin - Madison
Trong mô hình trên, ta không thấy có chi phí quản trị logistics. Thực chất, chi
phí quản trị logistics nằm rải rác trong các chi phí mà Lampert đã nêu lên như chi
phí lên kế hoạch, dự đoán nhu cầu, chi phí xử lý đơn hàng… Hoạt động tính toán,
tối ưu hóa chuỗi logistics và chỉ đạo thực hiện chuỗi logistics là do bộ phận quản trị
logistics đảm nhận. Nếu áp dụng nguyên lý tảng băng trôi để phân tích, ta thấy chi
phí phân phối chi trả chỉ là phần nổi của chi phí phân phối hàng hóa thực tế, phần
-
Chi phí d
ị
ch v
ụ
nơi ch
ố
n
- Chi phí dịch vụ khách hàng
- Chi phí hỗ trợ dịch vụ linh kiện
- Chi phí hàng trả lại
-
Chi phí d
ự
tr
ữ
hàng t
ồ
n
kho
- Chi phí đóng gói
- Chi phí loại bỏ hàng hóa
-
Chi phí lô hàng
- Chi phí xử lý vật tư
- Chi phí thu mua
-
Chi phí x
ử
lí đơn hàng
- Chi phí thông tin logistics
- Chi phí lên kế hoạch, dự đoán nhu
cầu
-
Chi phí v
ậ
n t
ả
i
- Chi phí phân phối
-
Chi phí
lưu kho
- Chi phí dự trữ
- Chi phí lựa chọn và xây
dựng địa điểm cho nhà máy
và nhà kho
16
chìm của tảng băng còn bao gồm chi phí phân phối theo mạng riêng và chi phí quản
lý phân phối.
1.3.2. Cách xác định chi phí logistics
Từ những khái niệm về chi phí và chi phí dịch vụ logistics đã được nghiên cứu
ở phần trên, có thể thấy ngay rằng kiểm soát và tiết kiệm chi phí tốt sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Chi phí, nói chung là một trong những thông tin
quan trọng hàng đầu trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của các nhà quản trị và nếu đứng trên giác độ kế toán, các thông tin mà các
nhà quản trị cần hầu hết đều liên quan tới chi phí. Đối với các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ logistics, chi phí logistics chính là những phí tổn thực tế phát sinh gắn
liền với hoạt động cung cấp dịch vụ hàng ngày của doanh nghiệp, chi phí cũng có
thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một hợp đồng, dự án hoặc những lợi
nhuận mất đi do lựa chọn phương án cung cấp dịch vụ, hy sinh cơ hội kinh doanh.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được các thành phần cấu thành nên
chi phí logistics của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics để có thể tìm ra
những phương án tối ưu hóa các khoản mục đó. Có rất nhiều cách để xác định chi
phí, đưới đây là một số cách xác định dựa theo các tiêu thức phổ biến nhất để có thể
phân tích cơ cấu chi phí dịch vụ logistics của các LSP:
1.3.2.1. Xác định chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách xác định này, chi phí được phân ra căn cứ theo mối quan hệ của chi
phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được chia ra làm hai loại:
Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí, là các khoản chi phí thường tỷ lệ
với kết quả kinh doanh hay quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi có một đặc điểm là tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản
xuất, hay đối với các doanh nghiệp đang nghiên cứu thì là tỷ lệ thuận với lượng dịch
vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Mặt khác, biến phí chia cho một đơn
vị kết quả thì cố định, do vậy mà các nhà quản trị doanh nghiệp thường xây dựng
mức phí biến đổi cho từng đơn vị kết quả kinh doanh để có thể kiểm soát loại chi
phí này.
Chi phí biến đổi của doanh nghiệp có thể chia làm hai dạng chính: Chi phí
biến đổi tuyến tính và chi phí biến đổi cấp bậc.
17
Chi phí biến đổi tuyến tính là chi phí hoàn toàn tỷ lệ với kết quả sản xuất hay
kinh doanh. Với các doanh nghiệp sản xuất, đó chính là chi phí vật tư chính để sản
xuất, với doanh nghiệp phân phối thì là hoa hồng theo doanh thu dành cho người
bán hàng còn đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà cụ thể là dịch vụ
logistics thì biến phí tuyến tính có thể là chi phí xăng dầu trong vận tải hay cước lưu
kho cho từng khối lượng hàng. Có thể nói, việc xây dựng và hoàn thiện mức biến
phí tuyến tính là tiền đề cho việc quản lý, kiểm soát và tiến tới tối ưu chi phí.
Chi phí biến đổi cấp bậc là các khoản chi phí biến đổi nhưng gắn liền với
phạm vi và quy mô hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ như chi phí bảo dưỡng
phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị để bảo quản trong kho bãi. Những chi phí
này cũng thay đổi tỷ lệ thuận với hoạt động của doanh nghiệp nhưng chúng chỉ thay
đổi khi quy mô kinh doanh, mức độ hoạt động của máy móc, phương tiện đạt tới
một phạm vi nhất định.
Chi phí cố định hay còn gọi là định phí, đó là các khoản chi phí thường
không thay đổi trong một phạm vi giới hạn của quy mô kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chi phí cố định có một đặc điểm là không thay đổi trong một giới hạn quy mô
hoạt động nhất định, nhưng trong giới hạn đó mà khối lượng sản phẩm hay dịch vụ
được cung cấp ra tăng lên thì định phí cho một đơn vị sẽ giảm xuống. Theo đó, mức
độ hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì định phí cho một đơn vị hoạt động
càng thấp, nghĩa là định phí và mức độ hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì định phí vẫn tồn
tại, vì thế mà các nhà quản trị doanh nghiệp muốn giảm chi phí trước hết cần khai
thác hết công suất của các tài sản cố định như phương tiện vận tải hay kho bãi vì
những tài sản cố định trên đều tạo ra các khoản chi phí cố định rất lớn.
Chi phí cố định của doanh nghiệp nói chung có thể được chia ra làm 2 dạng
chính là chi phí cố định thuộc tính và chi phí cố định bắt buộc. Định phí thuộc tính
là các khoản chi phí cố định thường gắn liền với các bộ phận trong tổ chức doanh
nghiệp, khi các bộ phận trong doanh nghiệp không tồn tại thì cũng không có khoản
chi phí thuộc tính này. Dạng định phí thứ hai đó là định phí bắt buộc, ví dụ như tiền
thuê văn phòng công ty. Khi các bộ phận trong doanh nghiệp không tồn tại thì
18
khoản chi phí này vẫn mất đi vì nó gắn liền với cấu trúc của việc tổ chức doanh
nghiệp.
Tóm lại, các nhà quản trị doanh nghiệp muốn kiểm soát các khoản chi phí cố
định thường căn cứ vào mức độ hoạt động, công suất của các tài sản cố định đang
sử dụng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mình.
1.3.2.2. Xác định chi phí dựa theo các hoạt động logistics
Đây là một trong những cách xác định chi phí phổ biến nhất, dựa theo chính
khái niệm về logistics và các dịch vụ logistics chính được các LSP cung cấp. Cách
xác định chi phí dựa theo các hoạt động logistics đã được Lampert đưa ra trong
phần định nghĩa về chi phí logistics như đã nghiên cứu trên đây. Theo đó, khi muốn
xác định tổng chi phí logistics của một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics hay
một doanh nghiệp có hoạt động này trong sản xuất kinh doanh của mình, ta sẽ dựa
vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp đó để lựa chọn ra những hoạt động có
liên quan tới logistics và xác định những chi phí phát sinh từ hoạt động đó.
Bên cạnh đó, ta còn có thể xác định chi phí logistics dựa theo chín nhóm hoạt
động logistics chính được phân loại do Davis B. Grant đưa ra năm 2006. Dưới đây
là bảng phân loại các hoạt động logistics chính trong nghiên cứu của Grant.
19
Bảng 1.1. Chín nhóm hoạt động logistics chính (Key Logistics Activities)
Hoạt động logistics Chi phí tương ứng
1
Logistics communication & order
processing
Chi phí trao đổi thông tin và giải
quyết đơn hàng
2
Customer service& support Chi phí dịch vụ khách hàng.
3
Demand Forecasting & planning Chi phí dự báo cầu và lập kế hoạch
4
Purchasing and procurement Chi phí thu mua
5
Material handling& packaging Chi phí đóng gói bao bì
6
Inventory management Chi phí quản lý hàng tồn kho
7
Transport Chi phí vận tải
8
Facilities site selection,
warehouseing and storage
Chi phí lưu kho
9
Return goods handling and
reverse logistics
Chi phí giải quyết tình huống hàng bị
trả lại
Nguồn: Grant, D.B., 2012, Logistics Management, Pearson Education,
Harlow UK.
Tuy nhiên, hai cách xác định chi phí theo các hoạt động logistics trên đây
được xét trên góc độ của các doanh nghiệp nói chung, bao gồm cả những doanh
nghiệp sản xuất, bởi thế nên có xét tới những chi phí như chi phí thu mua hay chi
phí dự báo cầu và lập kế hoạch – những chi phí không hề có trong các khoản mục
kế toán của một LSP. Để xác định được cơ cấu chi phí hoạt động của một doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logistics điển hình, cần phải xem xét kỹ lưỡng những hoạt
động nào mà chỉ những nhà cung cấp dịch vụ logistics có để tính toán những phí tổn
20
liên quan, từ đó xây dựng các thành phần cơ bản trong tổng chi phí dịch vụ
logistics.
1.3.2.3. Xác định chi phí theo mức độ kiểm soát của doanh nghiệp
Chi phí kiểm soát được: Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi
quyền của các nhà quản trị và nhân viên của doanh nghiệp trong quá trình tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình cung cấp dịch vụ nói riêng.
Chi phí không kiểm soát được: Đó là các khoản chi phí phát sinh ngoài
phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp. Sự phân biệt giữa hai loại chi phí trên phụ
thuộc vào hai nhân tố cơ bản, đó là đặc điểm phát sinh chi phí trong quá trình hoạt
động và sự phân cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Mục đích của
việc phân biệt giữa hai loại chi phí này đó là giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có
thể hoạch định được ngân sách chi phí một cách chi tiết và chính xác, tránh khỏi
tình trạng bị động về vốn và tài sản.
Chi phí cơ hội: Đối với các LSP, chi phí cơ hội là những lợi ích bị mất đi
khi tiến hành một phương án thực hiện hợp đồng thay vì lựa chọn một phương án
khác, chẳng hạn như chọn gửi hàng bằng đường biển thay vì đi bằng đường hàng
không. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đây là một khoản chi phí không hề
xuất hiện trên một sổ sách kế toán nào nhưng lại là một cơ sở cần thiết để quyết
định lựa chọn giữa các phương án hành động sao cho hợp lý nhất và đem lại cho
doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất.
Chi phí chìm: Hay còn gọi là chi phí ẩn, đó là những chi phí phát sinh trong
quá khứ mà doanh nghiệp vẫn phải chịu trong tương lai bất kể doanh nghiệp lựa
chọn phương án kinh doanh nào. Bên cạnh đó, còn một cách hiểu khác về chi phí
ẩn, đó là các chi phí phát sinh do những tác động từ bên ngoài, ví dụ như tắc nghẽn
giao thông, ô nhiễm môi trường hay biến đổi khí hậu…Trong thực tiễn kinh doanh
của các doanh nghiệp LSP, đây là những loại chi phí không dễ dàng để xác định. Để
phát hiện ra chi phí chìm, phải làm rõ được những chi phí nào thuộc chi phí
logistics và những chi phí nào không thuộc logistics. Những loại chi phí như chi phí
vận tải, chi phí lưu kho có thể dễ dàng phân loại thành chi phí logistics nhưng còn
những khoản mục như chi phí lưu kho riêng hay những khoản phải bỏ ra để đền bù
cho hàng bị đổ vỡ, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, chi phí kiểm soát phân phối