Tải bản đầy đủ (.pdf) (515 trang)

Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu phát triển đội ngủ chấp hành viên và xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu cải cách tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 515 trang )




BỘ TƯ PHÁP
TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

*******


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP BỘ NĂM 2007


Đề tài
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, NHU CẦU PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN VÀ XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO YÊU CẦU CẢI
CÁCH TƯ PHÁP




Chủ nhiệm Đề tài : PGS.TS Nguyễn Văn Luyện

Thư ký Đề tài : TS. Nguyễn Quang Thái

8216

Hà Nội, 01/2010



2

Danh sách Nhóm nghiên cứu Đề tài

"NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, NHU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
CHẤP HÀNH VIÊN VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
"


CHỦ NHIỆM:

PGS.TS. Nguyễn Văn Luyện
Q. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ
Tư pháp
PHÓ CHỦ NHIỆM:
1. TS. Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Học viện tư
pháp
2. TS. Nguyễn Thanh Thuỷ - Phó tổng cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.
THƯ KÝ:

TS. Nguyễn Quang Thái
Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Tổng cục Thi hành án
dân sự - Bộ Tư pháp
CỘNG TÁC VIÊN:

1. CN. Nguyễn Bá Yên - Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ - Bộ Tư pháp.
2. CN. Lê Thị Hoàng Thanh - Viện Khoa học pháp lý - Bộ

Tư pháp.
3. CN. Nguyễn Thị Bích Chiến - Nguyên Trưởng phòng
Tổ chức cán bộ - Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.
4. CN. Lê Quang Tiến - Cục trưởng Cục Thi hành án dân
sự thành phố Hà Nội - Bộ Tư pháp.
5. TS. Lê Thị Thu Hà - Trưởng Khoa đào tạo Chấp hành
viên & các chức danh tư pháp khác - Học viện Tư
pháp
6. ThS. Lại Thị Bích Ngà - Khoa đào tạo Chấp hành viên
& các chức danh tư pháp khác - Học viện Tư pháp
7. ThS. Bùi Nguyễn Phương Lê - Khoa đào tạo Chấp hành
viên & các chức danh tư pháp khác - Học viện Tư pháp
8. ThS. Phạm Thúy Hồng & ThS. Cao Thị Kim Trinh
Khoa Đào tạo CHV & các chức danh tư pháp khác, Học
viện Tư pháp
9. Th.s Lê Thị Kim Dung - Trưởng phòng Giải quyết khiếu
nại tố cáo - Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.
10. Th.s Nguyễn Văn Nghĩa - CV T
ổng cục Thi hành án
dân sự - Bộ Tư pháp.
11. Th.s Đào Thị Hoài Thu - CVC Tổng cục Thi hành án
dân sự - Bộ Tư pháp.




3

MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
6
Phần I. BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤP HÀNH VIÊN
14
1.1. Khái niệm, đặc thù nghề nghiệp chấp hành viên
14
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
22
1.3. Tiêu chuẩn Chấp hành viên
25
1.4. Các tiêu chí về năng lực và hiểu biết của Chấp hành viên
31
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CHẤP HÀNH VIÊN VÀ CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO CHẤP HÀNH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
42
2.1. Thực trạng đội ngũ chấp hành viên
42
2.2. Thực trạng công tác đào tạo chấp hành viên
69
Chương 3
YÊU CẦU, GIẢI PHÁP VỀ NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤP HÀNH VIÊN ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
99
3.1. Yêu cầu và giải pháp nhu cầu phát triển đội ngũ chấp hành viên

trong thời gian tới
99
3.2. Gi
ải pháp phát triển đội ngũ chấp hành viên trong thời gian tới
107
3.3. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chấp hành
viên
122



4


Phần II. HỆ CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI
138
Chuyên đề 1:
Một số vấn đề cơ bản về Chấp hành viên
139
Chuyên đề 2:
Vấn đề quản trị và phát triển nguồn nhân lực (quản lý,
đào tạo, sử dụng, phát triển con người) - liên hệ với việc phát triển đội ngũ
chấp hành viên
167
Chuyên đề 3:
Đặc thù nghề nghiệp công việc của chấp hành viên thi
hành án dân sự
205
Chuyên đề 4:
Mối tương quan giữa khối lượng công việc và số lượng

chấp hành viên của các cơ quan thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, thực
trạng và giải pháp
242
Chuyên đề 5:
Mối quan hệ phân công công tác giữa Chấp hành viên với
các chức danh làm công tác thi hành án dân sự khác
274
Chuyên đề 6:
Trình độ, tiêu chuẩn của đội ngũ chấp hành viên các cơ
quan thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và phương hướng
hoàn thiện
298
Chuyên đề 7:
Nghiên cứu các yêu cầu kỹ năng thi hành án dân sự; đánh
giá mức độ đáp ứng của đội ngũ chấp hành viên hiện nay và giải pháp tăng
cường năng lực chấp hành viên
351
Chuyên đề 8:
Thực trạng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chấp hành
viên các cơ quan thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn
thiện.
363
Chuyên đề 9:
Phương pháp đào tạo chấp hành viên thi hành án dân sự
hiện nay, thực trạng và giải pháp
389
Chuyên đề 10
: Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với công tác đào tạo
cán bộ thi hành án
423

Chuyên đề 11:
Nhu cầu về đội ngũ chấp hành viên từ nay đến năm
2010, định hướng đến năm 2020
453
Chuyên đề 12:
Dự kiến chương trình khung về đào tạo chấp hành viên
đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
480

Mục lục 509
Danh mục tài liệu tham khảo 511


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. THA Thi hành án
2. THADS Thi hành án dân sự
3. TA Tòa án
4. XHCN Xã hội chủ nghĩa
5. CQTHA Cơ quan thi hành án
6. CQTHADS Cơ quan thi hành án dân sự
7. CHV Chấp hành viên
8. BA, QĐ Bản án, quyết định
9. TAND Tòa án nhân dân
10. PL Pháp luật
11. CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước
12. VKSND Viện kiểm sát nhân dân
13. CBCC Cán bộ công chức

14. CCHC Cải cách hành chính


6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã thực
hiện những biện pháp cải cách nền hành chính quốc gia trên nhiều lĩnh vực, trong
đó, vấn đề cải cách chế độ công vụ, công chức luôn được xác định là yếu tố quan
trọng. Các biện pháp cải cách đó đã mang lại những kết quả nhất
định: nền hành
chính phục vụ đã bắt đầu hình thành thay thế cho nền hành chính quan liêu, bao
cấp; công tác tuyển chọn, quản lý cán bộ, công chức ngày càng công khai, minh
bạch, có sự phân cấp rõ hơn về thẩm quyền; đội ngũ cán bộ, công chức được đào
tạo cơ bản, tăng về số lượng và chất lượng, bước đầu đã có sự chuẩn hoá; một số cơ
quan của Nhà nước, của
Đảng đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giảm… Tuy
nhiên, kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu
cầu của nhân dân cũng như mong muốn của Đảng và Nhà nước. Tình trạng nhũng
nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là ở các
cơ quan trực tiếp giải quyết công việ
c của nhân dân và doanh nghiệp chậm được
khắc phục; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức
diễn ra nghiêm trọng; chế độ tiền lương chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động và
chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức; các quy định về tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán bộ, công chức còn nhiều bất c
ập; chưa có

chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho nền công
vụ; v.v
1

Đội ngũ chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cũng không nằm ngoài
tình trạng nói trên. Ngoài ra, xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, đội ngũ chấp hành
viên ở nước ta còn tồn tại những điểm khiếm khuyết như: chấp hành viên còn lúng
túng về các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của hoạt động thi hành án dân sự, việc đào
tạo Chấp hành viên còn mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ, việc đào t
ạo chuẩn hoá
trình độ chấp hành viên còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức Những vấn đề
này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thi hành án.

1
Báo cáo thẩm tra Dự án Luật cán bộ, công chức.


7

Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân, vai
trò và ý nghĩa của công tác thi hành án dân sự ngày càng được nhận thức đầy đủ
hơn, có vị trí xứng đáng trong hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt
động thi hành án dân
sự cũng được ban hành và hoàn thiện đảm bảo khung pháp lý về tổ chức hoạt động
và việc thực thi các phán quyết dân sự của Toà án. Hoạt động thi hành án trong thời
gian qua đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận, tổ chức và hoạt động của cơ
quan thi hành án được hoàn thiện dần, đội ngũ chấp hành viên được tăng cường về
số lượng và đào tạo về k

ỹ năng nghiệp vụ. Trong thời gian qua, để thực hiện Nghị
quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị, năm 2003, Cục
Thi hành án dân sự (nay là Tổng cục Thi hành án dân sự) cũng đã tiến hành rà soát
một bước đội ngũ Chấp hành viên. Năm 2005, thực hiện yêu cầu của Bộ Nội vụ,
Cục Thi hành án dân sự cũng đã tiến hành tổng điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ

công chức các cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, hoạt động của cơ quan thi hành án
nói chung và đội ngũ chấp hành viên nói riêng vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Một
trong số các khiếm khuyết nổi cộm đó là số vụ việc ngày càng tăng sẽ đặt ra những
yêu cầu hết sức bức xúc cho các cơ quan thi hành án dân sự, do vậy:
Cần có bao nhiêu Chấp hành viên để có thể hoàn thành nhi
ệm vụ được giao?
và làm thế nào để tăng cường năng lực của chấp hành viên để thực hiện công việc
thật năng suất, hiệu quả? vẫn đang là những câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp một
cách thoả đáng. Số lượng chấp hành viên theo đánh giá thì vẫn còn thiếu và yếu,
vậy thiếu đến đâu và yếu như thế nào thì cho đến nay vẫn chư
a có phân tích, đánh
giá, lý giải một cách khoa học và hệ thống.
Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng,
song vẫn chưa có được một giải pháp hữu hiệu cho việc đào tạo đối với đội ngũ
Chấp hành viên. Trên thực tế, lâu nay việc đào tạo Chấp hành viên còn mang tính
chắp vá, thiếu đồng bộ. Việc đào tạo chuẩn hoá trình độ chấp hành viên còn chậ
m
và chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đào tạo nghiệp vụ Chấp hành viên tại


8

Học viện tư pháp còn có những hạn chế như: chỉ tiêu được phân bổ hàng năm chưa

cao (chỉ 300 Chấp hành viên/năm), đội ngũ giảng viên tuy có kinh nghiệm thực tiễn
nhưng lại ít kinh nghiệm về công tác sư phạm, lịch học chưa thực sự phù hợp với
các chấp hành viên ở các tỉnh xa, nội dung chương trình đào tạo mới dừng lại ở việc
vừa đào t
ạo, vừa rút kinh nghiệm
Một bộ phận Chấp hành viên sau khi được bổ nhiệm còn gặp rất nhiều lúng
túng về các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản của hoạt động thi hành án dân sự như: các
yêu cầu của việc tống đạt giấy tờ, yêu cầu của quá trình xác minh, kỹ năng lập biên
bản, yêu cầu của việc cưỡng chế Các kỹ năng nghề nghiệp là điề
u kiện hết sức
quan trọng để Chấp hành viên có thể hoàn thành nhiệm vụ. Việc thi hành án không
chỉ thực hiện đúng các thủ tục thi hành án mà đòi hỏi chấp hành viên phải hiểu biết
pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp Chưa kể, pháp luật ở
nước ta thường xuyên thay đổi, nhiều quy định quá chung chung, thiếu rõ ràng,
trong khi đó Chấp hành viên không được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn m
ột cách
thường xuyên, kịp thời. Điều này đã dẫn đến một thực tế là Chấp hành viên áp dụng
không đúng, thiếu thống nhất, thậm chí sai các quy định của pháp luật. Mãi đến năm
2002, chúng ta mới mở được khóa đào tạo nguồn Chấp hành viên đầu tiên, song
công tác đào tạo nghề của Chấp hành viên mới chỉ ở bước đầu vừa làm vừa học hỏi
và rút kinh nghiệm, nên hiệu qu
ả chưa thực sự như mong muốn;
Đặc biệt, hiện nay trước yêu cầu thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong
lĩnh vực thi hành án đã được đặt ra trong hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính
trị đó là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và
Nghị quyế
t số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 với các định hướng lớn về cải cách, đổi mới trong lĩnh vực thi hành án cần
phải được nghiên cứu để luận giải một cách thấu đáo, như: Tăng thời hạn bổ nhiệm

chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn; Nghiên cứu thực
hiện c
ơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào chức danh chấp hành viên; Có cơ
chế thu hút, tuyển chọn người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc tại các cơ
quan thi hành án; Mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào chức danh chấp hành viên không
chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các luật gia, luật sư; Đào tạo, bồi


9

dưỡng nâng cao năng lực về ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ chấp hành viên để có
thể thi hành tốt các vụ án có yếu tố nước ngoài, v.v
Trong quá trình thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Tư
pháp đã xác định công tác thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để giúp
Chính phủ quản lý thống nhất công tác thi hành án nói chung. Vì vậy, việc xây dựng
đội ngũ chấp hành viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực
vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ được coi là điều kiện tiên quyết để đảm bảo
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thi hành án.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ chấp hành viên nói riêng, cán bộ cơ quan thi
hành án dân sự nói chung còn thiế
u về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc đào tạo nghề cho đội ngũ chấp
hành viên còn mới mẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng,
nhu cầu phát triển đội ngũ chấp hành viên và xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ
cán bộ này trước yêu cầu cải cách tư pháp sẽ có giá tr
ị lý luận và ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc, góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao năng lực thi hành án dân sự
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới.

Với hàng loạt các yêu cầu đổi mới, cải cách lớn như vậy đặt ra cho công tác
thi hành án, đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu tổng thể phân tích, đánh giá một
cách nghiêm túc, khách quan thực trạng đội ngũ chấp hành viên, dự kiến phát triển
đội ngũ chấp hành viên và từ đó đề ra khung chương trình đào tạo chấp hành viên
đã trở thành yêu cầu vô cùng cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu
Đề tài được triển khai nhằm hai mục tiêu chủ yếu đó là đánh giá tổng quan
thực trạng đội ngũ chấp hành viên hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất nhu cầu phát triển
đội ngũ chấp hành viên và ch
ương trình khung về đào tạo chấp hành viên trong thời
gian tới đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
2.2. Nhiệm vụ


10

Để đạt được mục tiêu đề ra, Đề tài có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Làm rõ khái niệm, đặc thù nghề nghiệp chấp hành viên, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng lao động của chấp hành viên.
- Xác định rõ các tiêu chí đánh giá đội ngũ chấp hành viên.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ chấp hành viên và việc đào tạo Chấp hành viên
hiện nay.
- Xác định rõ nhu cầu phát triển đội ngũ chấp hành viên, đồ
ng thời định
hướng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chấp hành viên nhằm đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin. Bởi vì, chỉ có phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của Chủ ngh
ĩa Mác - Lênin mới có thể luận chứng một cách khoa
học các cơ sở lý luận về Chấp hành viên.
Ngoài phương pháp luận nêu trên, nhóm tác giả đề tài còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học khác cụ thể như:
- Phương pháp lịch sử: Thực tiễn cho thấy, hoạt động tư pháp nói chung và
THADS nói riêng là một lĩnh vực có bề dày lịch sử. Vì vậy, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả đã tập trung nghiên cứu cả nhữ
ng vấn đề chúng ta đã làm được, thậm
chí có những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta đã được luật hóa có giá trị pháp
lý, nhưng nay không còn được áp dụng để làm phong phú thêm nội dung nghiên
cứu của đề tài.
Ngoài ra, trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học
liên quan đến công tác thi hành án. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
lịch sử sẽ giúp tác giả sử dụng kết quả đã được nghiên cứu nay vẫn còn có giá trị thực
tiễn, giá trị chứng minh để làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng
thời đảm bảo tránh sự trùng lắp.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các định hướng phát triển nhất là định


11

hướng cải cách tư pháp, các điều kiện khách quan, chủ quan, vấn đề kinh tế, xã hội
của Việt nam; phân tích thực trạng đội ngũ CHV và phân tích các quy định PL có
liên quan để làm rõ cơ sở thực tiễn và khoa học lý luận về phát triển đội ngũ CHV
mà cụ thể là vấn đề đào tạo đội ngũ CHV.
- Phương pháp so sánh: Để việc nghiên cứu có hiệu quả, mỗi vấn đề được
đư
a ra đều có sự so sánh, đối chiếu, kể cả so sánh đối chiếu với kinh nghiệm của
một số nước, làm cơ sở cho việc vận dụng linh hoạt những nội dung đã được kiểm

nghiệm có hiệu quả của nước ngoài phù hợp với tình hình của nước ta. Tránh sự sao
chép máy móc kinh nghiệm của nước ngoài.
- Phương pháp xã hội học: khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tiễn, kể cả
các y
ếu tố tập quán xã hội, tâm lý của người Việt Nam
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tế,
tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra phương hướng, giải pháp về nhu cầu phát
triển đội ngũ chấp hành viên và xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu cải
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
4. Những hoạt động chính của đề tài.
Để thực hiện đề tài, Ban chủ nhiệm đã triển khai các hoạt động sau: triển khai
hoạt động nghiên cứu (viết chuyên đề, tọa đàm khoa học ), hoạt động khảo sát thu
thập số liệu và tổng hợp kết quả nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo phúc trình.
5. Những điểm mới của Đề tài
Đề tài là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống
về thực trạng, nhu cầu phát tri
ển đội ngũ chấp hành viên và xây dựng chương trình
đào tạo theo yêu cầu cải cách tư pháp, vì vậy có những đóng góp mới về khoa học
như sau:
Về lý luận, đây là công trình tổng thể, chuyên sâu nghiên cứu về đội ngũ
chấp hành viên với những đặc thù nghề nghiệp gắn với vấn đề quản trị nguồn nhân
lực, gắn việc phát triển đội ngũ chấp hành viên với công tác thi hành án và sự

nghiệp cải cách tư pháp (ví dụ như: làm rõ cho được Chấp hành viên là chức danh
tư pháp hay hành chính tư pháp; những vấn đề lý luận đặt ra về địa vị pháp lý,


12

nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên trong điều kiện xây dựng chức danh Thừa

hành viên ở Việt Nam ).
Về thực tiễn, đây cũng là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh giá
một cách toàn diện về thực trạng đội ngũ chấp hành viên (số lượng, chất lượng,
năng lực ), nhận định nhu cầu phát triển đội ngũ chấp hành viên đáp ứng được
định h
ướng của Đảng, nhà nước và xu thế phát triển của đời sống xã hội từ đó đề
xuất biện pháp phát triển đội ngũ chấp hành viên nói chung và thiết kế chương trình
đào tạo chấp hành viên nói riêng.





13





Phần I

BÁO CÁO PHÚC TRÌNH


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤP HÀNH VIÊN
1.1. Khái niệm, đặc thù nghề nghiệp chấp hành viên
1.1.1. Khái niệm

Theo quy định mới của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì khái niệm
công chức được hiểu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ươ
ng, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lậ
p), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.
Dựa vào những quy định trên cho thấy, Chấp hành viên trước hết là công
chức. Đồng thời cũng là người giữ vai trò trung tâm trong các hoạt độ
ng thi hành án
dân sự. Theo Từ điển Luật học thì: Chấp hành viên là công chức ngành tư pháp.
Người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định về dân
sự của Toà án Việt Nam và bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài đã
được Toà án Việt Nam công nhận
2
.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì: Chấp hành
viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo
quy định tại Điều 2 của Luật này. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ
cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Tuy nhiên, Chấp hành viên là chức danh gì và có đặc thù ra sao thì hiện nay
đang có nhiều ý kiến khác nhau.


2
Từ điển Luâth học: NXB Tư pháp, Hà Nội , tr.119


15

Liên quan đến vấn đề này, đa số ý kiến cho rằng, Chấp hành viên là chức
danh tư pháp, được pháp luật quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng
(tương tự như chức danh Kiểm sát viên và Thẩm phán). Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho
rằng Chấp hành viên là công chức hành chính - tư pháp vì xuất phát từ đặc thù của
hoạt động thi hành án là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp.
Về vấn đề này qua nghiên cứu cho thấy, Chấp hành viên là mộ
t chức danh tư
pháp, được pháp luật quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn quan trọng. Bởi vì, khác
với hoạt động của các cơ quan hành chính, hoạt động của cơ quan thi hành án phần
lớn thông qua vai trò hoạt động của các cá nhân những người được Nhà nước giao
trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Toà án là Chấp hành viên. Mỗi
quyết định của CHV có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên có
liên quan, đồng th
ời liên quan trực tiếp đến hiệu lực của bản án, quyết định nhân
danh Nhà nước của Toà án. Ngoài sự vô tư, khách quan của CHV, một trong
những yêu cầu không thể thiếu đó là khi thực thi nhiệm vụ, CHV độc lập, tuân
theo bản án, quyết định của Toà án và theo quy định của PL. Tính độc lập được
hiểu là trong quá trình thi hành án, dựa vào niềm tin nội tâm của mình, CHV chỉ
tuân theo PL và bản án, quyết định của Toà án, chịu trách nhiệm trước PL và
được
PL bảo vệ. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, nếu không được PL
cho phép, không được can thiệp làm cho việc thi hành án không đúng với nội dung
bản án, quyết định của Toà án hoặc làm chậm tiến độ thi hành án, ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích của các bên có liên quan. Báo cáo số 164/BC-UBTVQH12 ngày

22/10/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 về việc giải trình tiếp thu,
chỉnh lý Dự thảo Luật Thi hành án dân sự cũng cho rằ
ng: “Chấp hành viên là một
chức danh tư pháp gắn với việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về thi hành án dân
sự, việc bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ sẽ tạo ra sự yên tâm để Chấp hành viên làm
tốt công tác thi hành án, điều này cũng không làm hạn chế đến việc xử lý kỷ luật
nếu Chấp hành viên có vi phạm, hoặc miễn nhiệm nếu không đủ năng lực, điều kiện
làm Chấ
p hành viên. Vì vậy, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định
việc bổ nhiệm Chấp hành viên thông qua thi tuyển và không có nhiệm kỳ là phù
hợp với định hướng của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị: “Nghiên cứu thực
hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời


16

hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn”.
Tóm lại, xét cả về cơ sở lý luận, thực tiễn đều cho thấy Chấp hành viên là
chức danh tư pháp, được nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định
của Toà án, độc lập, tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và được
pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Đặc thù nghề nghi
ệp của Chấp hành viên
Thứ nhất, đối với cơ quan thi hành án dân sự chỉ có Chấp hành viên là người
được Nhà nước trao thẩm quyền trực tiếp thi hành các bản án, quyết định của Toà
án. Đây vừa là nguyên tắc, đồng thời cũng khẳng định tính chuyên trách của hoạt
động thi hành án dân sự, vừa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Chấp hành viên là ng
ười được Nhà nước giao
trách nhiệm thi hành các BA, QĐ của TA theo quy định của pháp luật và được pháp

luật bảo vệ (Điều 17 Luật Thi hành án dân sự). Trước đó, trong lịch sử xây dựng và
phát triển của thi hành án dân sự nước ta, pháp luật đã xác lập những cơ sở pháp lý
về tính chuyên trách của tổ chức THADS. Điều 24, Luật tổ chức TAND 1960 quy
định: "Tại các TAND địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành
nh
ững bản án và quyết định về dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản
trong các BA, QĐ về hình sự". Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 trước đây, Pháp
lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đều khẳng
định chức năng thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên. Điều này
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong việc đảm bảo các quyền và tự do
của công dân. Do thi hành án dân sự là lĩnh vực nhạy cảm, khó khăn, phức tạp, trực
tiếp động chạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và người có
liên quan, đòi hỏi phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ. Thi
hành án dân sự phải được coi là một “nghề” mà không phải ai cũng làm được. Cũng
như Tòa án, thẩm phán mới được quyền xét xử, thì pháp lu
ật cũng quy định chỉ có
cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên mới có quyền tổ chức thi hành án dân
sự.
Thứ hai, các quyết định của Chấp hành viên thể hiện quyền lực Nhà nước
mang tính cưỡng chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Toà án.


17

Chức năng của Nhà nước là duy trì và bảo đảm trật tự xã hội. Thực tiễn cho
thấy, trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, một bên đương sự là người có
quyền lợi, còn bên kia có nghĩa vụ. Về nguyên tắc bên có nghĩa vụ phải tự giác thực
hiện đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụ của mình cho bên có quyền lợi. Trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không tự thực hiện ngh
ĩa vụ thì bên có quyền sẽ sử

dụng các quyền mà pháp luật cho phép để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ. Quyền cơ bản mà người được thi hành án có thể sử dụng ở đây đó chính
là quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án dân sự. "Theo yêu cầu của bên có quyền lợi,
nhà nước phát động quyền cưỡng chế thi hành và việc thực hiện quyền lợi của bên
có quy
ền sẽ tất yếu làm tổn hại đến vùng lợi ích của bên có nghĩa vụ"
3
. Đặc trưng
này thể hiện, PL không cho phép người được thi hành án và những người có quyền
lợi, nghĩa vụ có liên quan, tự dùng sức mạnh bạo lực để buộc bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ cho mình. Đây không chỉ là nguyên tắc của PL Việt Nam của hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Ví dụ như ở Cộng hòa Pháp, PL về thi hành án dân sự có
hai đặc trưng cơ bản: “Thứ nhấ
t đây là những đặc trưng chủ yếu mang tính chất
"trật tự công". Điều này được thể hiện thông qua bản chất của cưỡng chế thi hành.
Thực vậy, khác với tự nguyện thi hành, cưỡng chế thi hành được thực hiện trên cơ
chế quyền lực và cưỡng chế. Trong một nhà nước pháp quyền, cơ quan quyền lực
Nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thực hiện c
ưỡng chế thi hành. Do đó,
cưỡng chế thi hành chỉ liên quan đến cơ quan quyền lực Nhà nước. Khi tiến hành
cưỡng chế thi hành, cơ quan quyền lực Nhà nước cần có sự hỗ trợ của cơ quan
quyền lực công. Các cá nhân không thể thao túng hoạt động này, cũng như không
thể làm sai lệch việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành theo quy định của PL;
bởi vì đây là hoạt động dựa trên cơ s
ở quyền lực. Hệ quả là, các nhà lập pháp phải
đảm bảo sự cân bằng giữa các lợi ích trong hoạt động cưỡng chế thi hành, làm sao
để các quy định PL không bao che cho các trường hợp bất công, lạm dụng và cũng
không dẫn đến các kết quả kinh tế, xã hội bất hợp lý. Đây cũng chính là đặc trưng
thứ hai của PL về thi hành án dân sự của Pháp. Đảm bảo sự cân bằng giữa các lợi


3
GS.Sakaii thuộc khoa sau Đại học Luật, trường Đại học Ritsumeikan, Nhật Bản (2005), Cấu trúc cơ bản
của cơ chế THADS của Nhật Bản, Hội thảo tại Bộ Tư pháp ngày 28 tháng 7 năm 2005, nguồn Vụ PL dân sự
kinh tế - Bộ Tư pháp, Hà Nội


18

ích khác nhau là nhiệm vụ thường xuyên của PL”
4
.
Đối với Việt Nam, theo quy định của pháp luật, quyền cưỡng chế thi hành án
dân sự chỉ do Nhà nước thực hiện, song PL cũng quy định chặt chẽ các thủ tục mà
cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện trước khi đi đến áp dụng biện pháp cưỡng
chế. Biện pháp tự nguyện thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi
hành án thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng nộ
i dung, bản án, quyết định của
Toà án trong thời hạn PL cho phép. Hết thời hạn PL cho phép tự nguyện thi hành án
dân sự mà người phải thi hành án dân sự không thực hiện nghĩa vụ thì CHV áp
dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Điều kiện để áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án là: (i) Người phải thi hành án phải thực hiện hành vi hoặc
nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án; (ii) Người phả
i thi hành án
có điều kiện thi hành án; (iii) Hết thời gian tự nguyện được ấn định nhưng không tự
nguyện thi hành, hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng có hành vi tẩu tán hoặc
huỷ hoại tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Khi tổ chức thi hành án Chấp
hành viên có tư cách là người thực hiện công vụ, nhân danh công quyền đồng thời
phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về các quyế
t định của mình. Nhà nước trao
cho Chấp hành viên quyền được trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước để đảm bảo

việc thi hành án, thể hiện rõ nhất là được sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc tất
cả các chủ thể có nghĩa vụ (cho dù người đó là ai, với chức vụ, quyền hạn gì ) phải
thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quy
ết định của Tòa án đã tuyên. Ngay cả
khi không phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án thì đằng sau những biện
pháp như đôn đốc, giáo dục, thuyết phục để tổ chức thi hành án mà Chấp hành
viên thực hiện đều ẩn chứa biểu hiện của quyền lực Nhà nước và khả năng các
đương sự bị Nhà nước áp dụng chế tài nghiêm khắc nếu họ không thi hành án luôn
luôn hiện hữu.
Th
ứ ba, quyết định của Chấp hành viên tác động trực tiếp tới quyền và lợi
ích của người phải thi hành án

4
GS.Claude Brenner, Đại học Panthéon - Assas Cộng hòa Pháp (2006), Những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong việc lựa chọn mô hình tổ chức thi hành án phù hợp với mỗi Quốc gia của tại Hội thảo Quốc tế các mô
hình tổ chức thi hành án trên thế giới, Hà Nội ngày 17 và 18 tháng 4 năm 2006, Kỷ yếu Hội thảo Nhà PL
Việt Pháp, Hà Nội.


19

Thực tế cho thấy, khi xét xử, dù bản án, quyết định của Tòa án có nghiêm
đến mấy đi chăng nữa thì đó cũng mới chỉ ở trên giấy. Trong khi đó thông qua hoạt
động thi hành án, các bản án, quyết định của Toà án được thi hành hành trên thực tế,
nên tính bức xúc đạt đến đỉnh điểm.
Về phía người phải thi hành án: nếu trong giai đoạn xét xử, các đương sự chỉ
dừng lại ở sự
nhận thức - bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử sắp có hiệu lực.
Và khi đó, họ vẫn tin rằng, việc xét xử sẽ còn được diễn ra ở nhiều cấp tiếp theo và

hy vọng của họ vẫn còn. Trong khi đó, đến giai đoạn thi hành án, người phải thi
hành án sẽ hiểu hơn bao giờ hết đó là - những vấn đề mà lâu nay họ tin tưởng như là
thuộc về h
ọ thì nay buộc phải chuyển giao lại cho người khác. Tất yếu sẽ làm tổn
hại đến lợi ích của người phải thi hành án (cho dù lợi ích đó hiện đã trở thành bất
hợp pháp). Vì vậy, "Ý thức này không dừng lại ở biểu hiện về mặt tâm lý mà còn
phát triển thành những xung đột trong hành vi và nhận thức của người phải thi hành
án nhằm đối phó hoặc né tránh, trì hoãn, thậm chí chống đối các yêu cầu thi hành
án"
5
.
Về phía người được thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ có liên quan:
Tuy là người thắng kiện, nhưng thực tế quyền lợi của họ được ghi nhận trong bản
án, quyết định của Tòa án vẫn mới chỉ ở trên giấy tờ. Vì vậy, tâm lý lớn nhất của
những đối tượng này là việc thi hành án càng nhanh càng tốt. Điều này được giải
thích bằng tâm lý cho rằng: Chính cơ quan thi hành án là người t
ổ chức thi hành bản
án, như vậy nếu người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thì lỗi đó thuộc về
trách nhiệm của cơ quan thi hành án. Tính chất hai mặt của mối quan hệ này về
danh nghĩa là quan hệ giữa người được thi hành án với người phải thi hành án,
nhưng thực tế lại là quan hệ tâm lý giữa người được thi hành án với CHV thụ lý hồ
sơ. Nó được thể hiện d
ưới dạng các yêu cầu thi hành án qua mỗi lần tiếp xúc với
CHV. Các yêu cầu này càng trở nên gay gắt hơn khi kết quả thi hành án đạt hiệu
quả thấp hoặc bị người phải thi hành án trì hoãn, kéo dài về mặt thời gian
6
.
Thực tiễn cho thấy, bên được thi hành án thì yêu cầu hối thúc thực hiện,
ngược lại bên phải thi hành án thì cố tình trốn tránh, gây sức ép, chống đối, trì hoãn


5
Học Viện tư pháp (2005), Giáo trình Kỹ năng THADS, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.796.
6
Học Viện tư pháp (2005), Giáo trình Kỹ năng THADS, Nxb Tư pháp, Hà Nội, , tr.795.


20

nghĩa vụ thi hành án bằng mọi cách có thể ở những địa phương có địa hình sông
nước phức tạp, để xuống thực địa các chấp hành viên phải thuê phương tiện giao
thông với chi phí đắt hơn nhiều so với các phương tiện giao thông đường bộ trong
khi kinh phí định mức Nhà nước cấp chưa tương xứng, trong một số trường hợp nếu
phương tiện giao thông thuỷ bị lật, trang phục
ướt nhưng chấp hành viên cũng phải
cố gắng bảo vệ hồ sơ để tiếp tục công việc. Còn ở những địa bàn rừng núi, vùng
sâu, vùng xa, các đương sự là người dân tộc thiểu số ngoài việc khắc phục khó khăn
về điều kiện đi lại các chấp hành viên còn phải khắc phục khó khăn về ngôn ngữ
phong tục tập quán để hoàn thành nhiệm vụ. Đối vớ
i những vụ việc người phải thi
hành án có tài sản nhưng có tình cất giấu có biểu hiện tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ
thi hành án thì chấp hành viên phải có trách nhiệm áp dụng nhiều biện pháp xác
minh ngăn chặn với những thủ tục phức tạp mà nếu chỉ một sơ suất nhỏ sẽ không
hoàn thành tốt nhiệm vụ dẫn tới thiệt hại cho đương sự hoặc bị khi
ếu nại phải bồi
dưỡng. Chấp hành viên phải tiến hành các thủ tục phong toả tài sản, kê biên, tạm
giữ, tổ chức bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án, thậm chí có trường hợp
phải xắn tay vào việc “thu hoạch” cà phê, xoài, dưa hấu, tôm, cá, lợn, gà, trâu bò…
của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án. Phức tạp hơn là những vụ việc
chấp hành viên phải áp dụng các trình tự, thủ t
ục bán đấu giá nhà, đất của người

phải thi hành án và cưỡng chế giao nhà, đất cho người mua được tài sản, người
được thi hành án. Do giá trị lớn, phức tạp nên chấp hành viên phải mất rất nhiều
thời gian, công sức để thông báo, phối hợp, báo cáo với các cơ quan hữu quan hoà
giải, thuyết phục, giải quyết, khiếu nại, tố cáo kiến nghị của các đương sự và những
người liên quan đồng thời phả
i dự kiến các tình huống chống đối của đương sự. Có
những trường hợp do địa bàn phức tạp, xa xôi chấp hành viên phải đi cả ngày
đường mới đến được nơi ở của người phải thi hành án để thu 50.000đ án phí nhưng
khi đến gia đình họ lại quá nghèo không có gì đáng giá 50.000đ để thu nếu họ là
những gia đình chính sách, hộ nghèo cần hỗ trợ thì các chấp hành viên chỉ còn
muốn b
ỏ tiền ra để nộp hộ cho xong nhưng pháp luật lại không cho phép7.
Thứ tư, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự: Bản án, quyết định dân
sự của Tòa án chỉ được đưa ra thi hành khi có yêu cầu của người được thi hành án,

7
Lê Tuấn Sơn - Nghề Chấp hành viên, báo nhân dân số 12283 ngày 05/4/2006.


21

thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự. Sau khi các bản án, quyết định của Tòa
án có hiệu lực pháp luật, các bên vẫn có quyền tiếp tục thể hiện ý chí của mình về
việc thi hành các phán quyết của TA. Pháp luật khuyến khích sự thỏa thuận tự
nguyện của người được THA và người phải THA về thể thức, phương pháp và
những vấn đề khác liên quan đến vi
ệc thi hành BA,QĐ của TA nếu không trái với
pháp luật, đạo đức xã hội và không làm cản trở hoạt động THA. Cơ quan thi hành
án dân sự chỉ chủ động thi hành án trong trường hợp: BA,QĐ về trả lại tài sản hoặc
bồi thường tài sản XHCN; phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, các quyết định khẩn

cấp tạm thời nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và chính sách nhân đạo nhằm bảo
đả
m quyền lợi cấp thiết của đương sự, pháp luật quy định quyền chủ động ra quyết
định THA của CQTHA trong những trường hợp.
Thứ năm, hoạt động của Chấp hành viên mang tính chuyên biệt. Với hàng
loạt các công đoạn và với những quy trình thủ tục chặt chẽ, đòi hỏi tính chuyên
nghiệp và chuyên môn hóa cao từ khâu thụ lý, khả năng phân tích bản án, quyết
định của Tòa án để ra quy
ết định thi hành án và lập phương án tổ chức thi hành;
năng lực đôn đốc, giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án; năng lực
điều tra, xác minh và truy tìm tài sản của người phải thi hành án; năng lực tổ chức
và chỉ huy cưỡng chế thi hành án đòi hỏi sự thành thạo của người Chấp hành viên.
Là người chủ trì trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế Chấp hành viên
phải thực hiệ
n các thao tác nghiệp vụ như: i) Xác minh tài sản của người phải thi
hành án gồm tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án, tài sản thuộc sở
hữu chung của người phải thi hành án với người khác; tài sản người phải thi hành
án đang cho người khác vay mượn thuê, gửi, giữ, sửa chữa, thu nhập do lao động,
tài sản phải giao trả theo quyết định của bản án; ii) Xác minh nhân thân của người
phải thi hành án và gia đình. iii) Xác minh về
quan hệ, quan điểm của địa phương
và thái độ của dư luận đối với dự án và người phải thi hành án; iv) Xác minh về
điều kiện, địa hình và giao thông nơi có tài sản cưỡng chế; v) Dự kiến phương án
cưỡng chế; vi) Xây dựng kế hoạch cưỡng chế gồm cắn cứ để cưỡng chế, nội dung
cưỡng chế, thành phần Hội đồng cưỡng chế, phươ
ng tiện thực hiện và chi phí cưỡng
chế, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia cưỡng chế như cơ
quan Thi hành án, cơ quan Công an, cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân, chính quyền



22

địa phương, cơ quan địa chính, cơ quan xây dựng, cơ quan Tài chính, người làm
chứng….; dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp xử lý; vii) Thông báo
cưỡng chế; viii) Chuẩn bị các văn bản, biên bản cần sử dụng trước khi tiến hành
cưỡng chế
Có thể nói trong quá trình cưỡng chế chấp hành viên là người chủ trì chỉ đạo
thực hiện mọi thao tác nghiệp vụ. Các thao tác nghiệp vụ của chấp hành viên liên
quan đế
n nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau như Tài chính, Địa chính, Xây
dựng,….và liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện. Điều
này đòi hỏi Chấp hành viên phải không những nắm vững pháp luật về quy trình, thủ
tục thi hành án, pháp luật chuyên ngành khác nhau mà còn phải am hiểu các nghiệp
vụ chuyên ngành khác, phải có khả năng chỉ đạo, tiến hành phối hợp thực hiện
nhiệm vụ.
1.2. Nhiệm vụ, quy
ền hạn của Chấp hành viên
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên là giới hạn về phạm vi, thẩm
quyền mà pháp luật quy định Chấp hành viên phải làm hoặc không làm một công
việc nhất định để tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo trình tự thủ
tục và thời hạn quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chấp hành viên có các nhiệm vụ,
quyề
n hạn sau: Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định
về thi hành án theo thẩm quyền; Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp
dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi
ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp Chấp hành
viên; Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc

thi hành án; Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài
sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật
chứng, tài sản và những vi
ệc khác liên quan đến thi hành án; Quyết định áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch
cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án; Yêu cầu cơ quan Công an tạm


23

giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật; Lập biên bản về
hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm
quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính
hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm; Quyết định áp dụng biện
pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản
đã chi trả cho đương sự không đúng quy
định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác; Được sử dụng
công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ; Thực hiện
nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo
pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luậ
t
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trên, pháp luật cũng quy định cụ thể
những việc Chấp hành viên không được làm bao gồm: Những việc mà pháp luật
quy định công chức không được làm; Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật; Can thiệp trái pháp luật
vào việc giải quyết vụ vi
ệc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động

đến người có trách nhiệm thi hành án; Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi
hành án; Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và
những người sau đây: a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,
mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em
ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng củ
a Chấp hành viên; c) Cháu ruột mà
Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang
phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm
vụ, quyền hạn được giao; Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án; Cố ý thi hành trái nội dung bản án,
quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao
không có căn cứ pháp luật8.
Ngoài những nhi
ệm vụ, quyền hạn trên, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau
xung quanh việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên.

8
Điều 21 Luật Thi hành án dân sự năm 2008


24

Có quan điểm cho rằng, cần xác định Chấp hành viên có quyền khám người,
thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện của người phải thi hành án. Bởi vì, trách nhiệm
chính của Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự là buộc người có nghĩa vụ
thi hành án phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Vì vậy, khi có cơ sở để
chứng minh người phải thi hành án có tiền, tài sản ở trên người, phương tiện, nơi

thì phải buộc người đó giao nộp để thi hành án. Tuy nhiên, do pháp luật hiện hành
không quy định Chấp hành viên được quyền khám người, thu giữ đồ vật, tài liệu,

phương tiện của người phải thi hành án, nên trong trường hợp đó việc thi hành án
không thể thực hiện được.
Quan điểm khác lại cho rằng, việc bổ sung quy định Chấp hành viên có thẩm
quyền khám người, khám nơi cất giấu để thu giữ
đồ vật, tài liệu, phương tiện của
người phải thi hành án có thể sẽ thu được hiệu quả lớn cho quá trình thi hành án,
song đây là vấn đề nhạy cảm, dễ sai phạm, có liên quan đến quyền cơ bản của công
dân. Vì vậy, trước mắt chỉ bổ sung quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án mà
chưa quy định Chấp hành viên có quyền khám người, khám nơi cất giấu để thu giữ
đồ vật, tài liệu, phươ
ng tiện của người phải thi hành án
9
.
Chúng tôi cho rằng việc xác định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp
hành viên là quan trọng, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cơ quan
thi hành án dân sự. Thời gian qua đã xảy ra tình trạng, nhiều trường hợp Chấp hành
viên biết người phải thi hành án có tài sản cất giấu ở trên người, phương tiện
nhưng không thể buộc họ giao tài sản để thực hiệ
n nghĩa vụ thi hành án. Đây chính
là kẽ hở để người phải thi hành cố tình chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm. Vấn đề này
pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định Chấp hành viên hoặc người có thẩm
quyền trong thi hành án có quyền khám người, thu giữ đồ vật, tài liệu, phương tiện
của người phải thi hành án. Việc quy định quyền khám người, thu giữ đồ vật,
phương tiện của người phả
i thi hành án cũng không thể coi là vi phạm quyền công
dân vì bản thân người phải thi hành đã tự tước đi quyền bị loại trừ khỏi sự khám
xét, thu giữ khi cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc cho phép CHV
có quyền khám xét để truy tìm tài sản chính là: (i) Tạo cơ sở để CHV có thể thực thi

9

Chính phủ: Tờ trình Quốc hội số: 31/TTr-CP ngày 04 tháng 4 năm 2008 về Dự án Luật Thi hành án dân sự



25

có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn được giao, qua đó đảm bảo tính khả thi của bản
án, quyết định có hiệu lực PL của Tòa án, tăng cường pháp chế XHCN; (ii) Không
thể nói việc khám xét, truy tìm tài sản để thi hành án của CHV là vi phạm nhân
quyền vì bản thân người phải thi hành án đã có biểu hiện chống lại bản án, quyết
định có hiệu của Tòa án, chính là một trong những dấu hiệu của hành vi không chấp
hành án theo quy
định của Bộ luật hình sự (vì bản thân người đó có tài sản nhưng
lại không chịu thi hành), đồng thời đã tự tước đi quyền bị loại trừ khỏi sự khám xét,
thu giữ khi cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực tế vấn đề này cũng
đã từng được quy định ở nước ta ngay từ trong Bộ luật Hồng Đức. Cụ thể, ở
mục
592.(Điều 40) của Quốc triều hình luật quy định: "Quan từ cửu phẩm trở lên, nếu
mắc nợ nhiều quá, không trả được thì cho phép tâu xin thanh toán tài sản, trả cho
những chủ nợ, tùy nhiều ít mà chia. Nếu còn giấu giếm tài sản một phần nào, thì xử
phạt 80 trượng. Nếu chủ nợ nào tìm ra được số tài sản giấu ấy, mà xin lấy cho đủ
số nợ của mình, thì cũng cho phép
"
10
.
1.3. Tiêu chuẩn Chấp hành viên
Năng lực, trình độ, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung có
ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến hiệu quả chất lượng của công việc mà cán
bộ, công chức đó đảm nhiệm. Chính vì vậy, tại Báo cáo số 145/TLHN ngày 25
tháng 12 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về tổng kết 10 năm

thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá VIII) về Chiến lược cán bộ
thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đưa ra tiêu chuẩn về cán bộ như
sau: “Khẩn trương cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới để từ đó có chế
độ, chính sách thích hợp, tạo môi trường phát triển cho từng đối tượng cán bộ;
ngoài tiêu chuẩn đã được định trong chiến lược cán bộ cần bổ sung, cụ thể hoá tiêu
chu
ẩn đối với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ trong từng loại hình cơ quan,
tổ chức, đơn vị. Về tiêu chuẩn chung, ngoài yêu cầu “có trình độ hiểu biết về lý luận
chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có
trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu nhiệm v
ụ được giao” đã được xác định trong chiến lược cán bộ,

10
Quốc Triều hình luật (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

×