Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Đề tài : Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 234 trang )

VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SO SÁNH CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
CNĐT : CAO THỊ OANH

8987
HÀ NỘI – 2011


PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong suốt hơn 60 năm kể từ khi Việt Nam giành được độc lập đến nay,
lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam ln nhất quán chỉ quy định cá nhân là chủ
thể của tội phạm. Quy định này hoàn toàn phù hợp với hệ thống lý luận luật hình
sự và cũng là cơ sở pháp lý khá phù hợp để xử lý các hành vi nguy hiểm đáng kể
cho xã hội xảy ra ở nước ta trong một quãng thời gian dài. Cho đến những năm
gần đây, với quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trường, một mặt, chúng ta phải đối mặt với hiện tượng nhiều hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội được thực hiện bởi các tổ chức và mặt khác, chúng ta
cũng tham khảo được kinh nghiệm xử lý tội phạm do tổ chức thực hiện từ nhiều
nước trên thế giới. Thực tiễn đó đặt ra cho khoa học pháp lý hình sự nước ta
những câu hỏi lớn cần giải đáp là: chúng ta có nên quy định tổ chức là chủ thể
của tội phạm hay khơng? Nếu có thì chúng ta cần quy định như thế nào?
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ
chức ở Việt Nam hiện nay là một hướng nghiên cứu quan trọng góp phần trả lời
các câu hỏi đó.


Tính cấp thiết của đề tài "Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc áp dụng TNHS đối với tổ chức" được thể hiện trên ba phương diện cơ bản
sau đây:
- Thứ nhất, về phương diện chính trị - pháp lý: Ngày 24-5-2005, Bộ Chính
trị đã có Nghị quyết số 48/NQ-TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam và một trong những quan điểm chỉ đạo là xây dựng và
hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, đáp ứng u cầu
của q trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và quá trình hội nhập. Ngày 02-62005, Bộ Chính trị lại ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược Cải
1


cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống
pháp lý dân tộc, các thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn
cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng được xu thế phát
triển của xã hội trong tương lai1.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu nội dung cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức nhằm đưa ra các kết quả
nghiên cứu lý luận về áp dụng TNHS đối với tổ chức, phân tích các yếu tố kinh tế
- xã hội, lịch sử, truyền thống, cách tiếp cận về vấn đề áp dụng TNHS đối với tổ
chức ở các nước, đồng thời phân tích các yếu tố tương ứng ở Việt Nam. Trên cơ
sở đó đề xuất áp dụng kinh nghiệm của nước ngoài vào việc hồn thiện quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam, đáp ứng địi hỏi của cơng cuộc đổi mới và hồn
thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng do Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam khởi xướng.
- Thứ hai, về phương diện lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận.
Những nghiên cứu về vấn đề này cho phép khẳng định tính khoa học và sự cần
thiết của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức. Chính vì vậy, chúng cung cấp cơ sở
lý luận cho việc xác định phạm vi chủ thể của tội phạm (chỉ là cá nhân, là cá nhân

và pháp nhân hay cá nhân và tổ chức). Cơ sở lý luận này khơng chỉ góp phần
hồn thiện lý luận của khoa học pháp lý hình sự mà cịn là cơ sở để xây dựng và
hoàn thiện các quy định liên quan. Thực tế cho thấy hiện nay, luật hình sự Việt
Nam chỉ quy định áp dụng TNHS đối với cá nhân trong khi rất nhiều quốc gia có
trình độ lập pháp khá cao trên thế giới quy định áp dụng TNHS đối với tổ chức,
trong số đó có cả những quốc gia cũng đã từng không thừa nhận vấn đề này trong
một thời gian dài (Ví dụ: Lux-xăm-bua). Hiện tượng đó càng cần được quan tâm
trong bối cảnh các nhà khoa học pháp lý hình sự nước ta hiện nay dường như vẫn
chưa có được tiếng nói chung về vấn đề TNHS đối với tổ chức. Tại tờ trình về
Dự thảo Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này đã được nêu ra nhưng khơng được
1

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

2


thơng qua vì lý do vấn đề này cịn chưa phổ biến và cũng chưa được nghiên cứu
nhiều. Một lần nữa vấn đề này lại được bàn đến tại phiên họp thảo luận Dự thảo
luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 và đã nhận được ý kiến đồng tình
của một số đại biểu quốc hội. Đặc biệt, trong điều kiện Việt Nam tham gia mạnh
mẽ vào q trình hội nhập quốc tế (trong đó có hội nhập pháp luật và hội nhập tư
pháp) như hiện nay, có thể khẳng định rằng, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức là việc làm có tính cấp thiết nhằm định
hướng cho sự vận động phù hợp của pháp luật, nắm bắt những kinh nghiệm của
thế giới trong việc áp dụng TNHS đối với tổ chức để đề ra phương hướng đổi
mới pháp luật hình sự của Việt Nam.
- Thứ ba, về phương diện thực tiễn: Trong những năm gần đây, với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hành vi gây thiệt hại đáng kể cho xã
hội do tổ chức thực hiện ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là các hành vi gây

thiệt hại về kinh tế, về mơi trường. Ví dụ: việc gây ô nhiễm môi trường của Công
ty Vedan Việt Nam làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nông dân các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh; sự cố tràn dầu của tàu Neptune Aries
(Singapore) ngày 03-10-1994 tại cảng Cát Lái gây thiệt hại ước tính 20.000.000
USD; vấn đề dìm giá vì mục đích lợi nhuận của Tổng cơng ty xi măng ở những
năm cuối thế kỷ XX và gần đây là hoạt động kinh doanh trái pháp luật của tập
đồn Than khống sản Việt Nam, tập đồn Vinasin... gây thiệt hại đặc biệt lớn
cho nền kinh tế cũng như xã hội nước ta. Ngồi ra, việc núp bóng dưới danh
nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao.
Các hành vi phạm tội do pháp nhân thực hiện trong thời gian qua khơng ít như
bn lậu, bn bán hàng cấm, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn
thuế, lừa dối khách hàng, cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế, quảng cáo
gian dối, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sở
hữu cơng nghiệp, tẩy rửa tiền hoặc có những hành vi phạm tội khác liên quan tới
lĩnh vực tài chính - ngân hàng… Đa số những trường hợp trên là do lãnh đạo,
người đại diện của pháp nhân thực hiện vì lợi ích của pháp nhân hoặc trong

3


khuôn khổ hoạt động của pháp nhân với những thủ đoạn càng ngày càng tinh vi,
xảo quyệt, có tổ chức cao và có nhiều trường hợp mang tính quốc tế.
Các hoạt động trái pháp luật, gây thiệt hại nêu trên là quyết định của tập thể
hội đồng quản trị, lãnh đạo điều hành các tập đồn, tổng cơng ty, doanh nghiệp.
Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi phạm bằng pháp luật
dân sự, pháp luật hành chính đối với tổ chức và chỉ truy cứu TNHS một số cá
nhân điều hành nhân danh, thay mặt và vì lợi ích tổ chức là chưa đủ để đạt được
mục đích răn đe, phịng ngừa ngăn chặn tái phạm, vi phạm pháp luật; không công
bằng trong việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS cũng như gây ra
nhiều vướng mắc trong thủ tục xử lý vụ việc.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn áp dụng TNHS đối với pháp nhân ở nước
ngoài cũng cho thấy khi chế định này được quy định trong luật thì sẽ cung cấp cơ
sở pháp lý cho việc xét xử số vụ việc đáng kể. Ví dụ: theo thơng báo thống kê của
Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp tháng 5 năm 2005 thì từ năm 1994 đến năm 2002 các
tịa án Pháp đã xét xử 1442 vụ pháp nhân phạm tội, trong đó có 858 vụ là các tội
xâm phạm trật tự tài chính, kinh tế xã hội (chiếm 59,5%), 352 vụ xâm hại quan
hệ nhân thân (chiếm 24,4), 174 vụ xâm phạm trật tự công cộng và môi trường
(chiếm 12,1%), 33 vụ xâm phạm sở hữu (chiếm 2,3%)…
Những phân tích trên cho thấy nghiên cứu so sánh các cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức là hướng nghiên cứu cần thiết,
khách quan.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Xác định phạm vi chủ thể của tội phạm hay những đối tượng có thể bị áp
dụng TNHS là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học luật hình sự.
Vì vậy, vấn đề này đã được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu như: giáo
trình luật hình sự, sách chun khảo, tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, hiện nay ở
Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu so
sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức để đưa ra
phương hướng đổi mới pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này.
4


Ở nước ngồi, có nhiều tài liệu liên quan đến đề tài như: 1) Mireille
Delmas-Marty, Mingxuan Gao, Association de recherches pénales européennes
(France, Pierre Truche, Section de science criminelle, Institut universitaire de
France), Criminalité économique et atteintes à la dignité de la personne: Bilan
comparatif et propositions, Edition: 2, Editions MSH, 1997; 2) Bent Chabert et
Pierre-Olivier Sur, Droit pénal général, Dalloz, 2ème.éd., 1997; 3) Frộdộric
Debove et Franỗois Falletti, Prộcis de droit pộnal et de procédure pénale, PUF,
2001; 4) Harald Renout, Droit pénal général, CPU, 2002; Ann Jacobs, Adrien

Masset, Actualités de droit pénal et de procédure pénale (I), Larcier, 2003; 5) B.
Fisse, "Reconstructing Corporate Criminal Law: Deterrence, Retribution, Fault,
and Sanctions", (1983) 56 South. Cal. L. R. 1141; 6) B. Fisse, "Corporate
Criminal Responsibility", (1991) 15 Crim. L.J. 166; 7) B. Fisse et J. Braithwaite,
"The Allocation of Responsibility for Corporate Crime: Individualism,
Collectivism and Accountability", (1988) 11 Sydney L. Rev. 468; 8) B. Fisse,
"The Attribution of Criminal Liability to Corporations : A Statutory Model",
(1991) 13 Sydney L.R. 277; 9) L. Leigh, "The Criminal Liability of Corporations
and Other Groups: A Comparative View", (1981-82) 80 Michigan L. Rev. 1508,
1513-1514; 10) P. Prench, "The Corporation as a Moral Person", (1979) 16
American Philosophical Quarterly; 11) P. French, Collective and Corporate
Responsibility, 1984, New York, Columbia University Press; 12) Halsbury's law
of England, 4 éd., vol. 11, London 1976; 13) I. H. Leigh, The Criminal Liability
of Corporations in English Law (1969); 14) J.C. Smith and B. Hogan, Criminal
Law, 1996; 15) The Law Commission Working Paper No 44; 16) J. Groia & L.
Adams, " Searching for a Soul to Damn and a Body to Kick: The Liability of
Corporate Officers and Directors", (1990) Meredith Mem. Lect. 127; 17) J. C.
Coffee, "'No Soul to Damn: No Body to Kick': An Unscandalized Inquiry Into
The Problem of Corporate Punishment", (1981) Michigan L. Rev. 386; 18) C.
Wells, Corporations and Criminal Responsibility, Clarendon Press, Oxford, 1993,
4. B. Fisse, "Criminal Law: The Attribution of Liability to Corporations: A
Statutory Model", (1991) 13 Sydney L.R. 277; 19) D. Bergman, "Corporate
5


Sanctions and Corporate Probation", (1992) 142 New Law Journal, 1312; 20) C.
Kennedy,

"Criminal


Sentences

for

Corporations:

Alternative

Fining

Mechanisms", (1985) 73 Calif. L. Rev. 443; 21) C. D. Stone, "The Place of
Enterprise Liability in the Control of Corporate Conduct", (1980) 90 Yale L.J., à
la p. 7, note 27; People v. Canadian Fur Trappers Corp. (1928), 248 N.Y 159
(N.Y.C.A.); 22) C. T. Aspund, "Corporate Criminality: A Riddle Wrapped in a
Mystery Inside an Enigma", (1985) 45 C.R. (3d) 333, 336…
Ở trong nước, qua nghiên cứu chúng tơi thấy có những tài liệu sau đây liên
quan đến đề tài: 1) Hệ thống tư pháp hình sự của một số nước châu Á (tài liệu
dịch của Dự án VIE/95/018); 2) Viện khoa học pháp lý, Luật so sánh, Thông tin
khoa học pháp lý số 7/1998; 3) Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp), Tội
phạm kinh tế trong luật hình sự Nhật Bản và một số tội phạm kinh tế theo pháp
luật của Singapore - Số chuyên đề giới thiệu một số chế định cơ bản của Dự án
Bộ luật hình sự (sửa đổi), tháng 3/98; 4) Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư
pháp), Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới, 1998; 5)
PTS.TS. Dương Thị Thanh Mai và Th.S. Cao Xn Phong (dịch và hiệu đính),
Tư pháp hình sự so sánh, Thông tin khoa học pháp lý 1999; 6) Viện Khoa học
pháp lý (Bộ Tư pháp), Chuyên đề về Tư pháp hình sự so sánh, Thơng tin khoa
học pháp lý, Hà Nội, 1999 (sách dịch); 7) Lê Cảm, Hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb. Công an Nhân
dân, Hà Nội 1999; 8) Phạm Hồng Hải, Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm
hay khơng?, Tạp chí Luật học, số 6/1999; 9) Lê Cảm, TNHS của pháp nhân - Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 4/2000;10)
PGS.TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001; 11) Trịnh Quốc Toản, TNHS của pháp
nhân trong luật hình sự nước Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
Kinh tế-Luật, T.XVIII, Số 3. 2002; 12) PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Giáo
trình luật học so sánh, Nxb. Cơng an nhân nhân, Hà Nội, 2002; 13) Viện khoa
học pháp lý, Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế
giới Thông tin khoa học pháp lý số 8/2002; 14) Viện khoa học pháp lý, Một số
6


vấn đề về cải cách tư pháp ở Trung Quốc, Thông tin khoa học pháp lý số
12/2003; 15) Trịnh Quốc Toản, TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Vương
quốc Bỉ, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 3/2003; 16) Trịnh Quốc Toản, TNHS
của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003; 17) Trịnh
Quốc Toản, Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS của pháp nhân trong luật hình
sự Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XIX, số 1.
2003; 18) Trịnh Quốc Toản, Những vấn đề cơ bản về TNHS của pháp nhân trong
luật hình sự Thụy Sỹ, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 7 tháng 4-2005; 19) Trịnh
Quốc Toản, TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Canada, Tạp chí Nhà nước
& Pháp luật, số 4/2006; 20) Hoàng Thị Tuệ Phương, TNHS pháp nhân, Luận văn
Thạc sỹ luật học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, 2006; 21) PGS.TS. Phạm
Văn Lợi (chủ biên), Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự của một số nước
Asean, sách chuyên khảo, Nxb. Tư pháp, 2010. Ngoài ra, Bộ luật hình sự một số
nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Cộng hòa Pháp, Mỹ... đã được dịch
ra tiếng Việt cũng có giá trị tham khảo nghiên cứu về vấn đề này.
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài qua
những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi rút ra những kết luận chính như sau:
- Thứ nhất, Các cơng trình nghiên cứu về TNHS của tổ chức ở trong và
ngoài nước có thể được chia thành hai loại là các cơng trình tổng thuật, thơng tin

về TNHS của tổ chức và các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức. Trong đó, tất cả các cơng trình
nghiên cứu trong nước đều tập trung nghiên cứu về TNHS của pháp nhân (hẹp
hơn TNHS của tổ chức). Hầu hết các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này được
thực hiện ở mức độ bài viết tạp chí, trong đó, phần lớn là các bài giới thiệu những
quy định về áp dụng TNHS đối với pháp nhân ở một số nước trên thế giới như:
Anh, Pháp, Canada, Bỉ, Trung Quốc… Một số bài viết khác có phân tích cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân ở Việt Nam nhưng
những phân tích này chỉ dừng lại ở mức sơ lược và thiếu tính hệ thống, chủ yếu
thể hiện quan điểm của cá nhân. Có thể khẳng định rằng, những nội dung được

7


thể hiện trong các cơng trình này chưa cho phép kết luận về sự cần thiết và khả
năng, điều kiện của việc áp dụng TNHS đối với tổ chức ở Việt Nam.
- Thứ hai, vấn đề TNHS đối với tổ chức là vấn đề khá phức tạp. Ngay ở
những nước có quy định vấn đề này thì nội dung quy định cụ thể cũng rất khác
nhau. Chẳng hạn, về phạm vi những tổ chức bị áp dụng TNHS, có nước quy định
chỉ những tổ chức có tư cách pháp nhân mới có thể là chủ thể của tội phạm (bên
cạnh chủ thể phổ biến là cá nhân) nhưng có nước lại quy định TNHS không chỉ
được áp dụng đối với pháp nhân mà còn được áp dụng đối với cả các nhóm, các
tập đồn, các đơn vị, các hội tạm thời, hội có đối tượng kinh doanh chưa đăng ký,
hội thương mại đang thành lập… Quy định về phạm vi các tội mà tổ chức có thể
phải chịu TNHS ở các nước cũng khơng giống nhau. Có những nước quy định tổ
chức có thể phải chịu TNHS về mọi tội phạm nhưng có nước lại quy định tổ chức
chỉ chịu TNHS trong những trường hợp pháp luật quy định. Quy định về các loại
hình phạt áp dụng đối với tổ chức cũng có sự khác biệt. Bên cạnh các nước quy
định phạt tiền là hình phạt duy nhất áp dụng đối với tổ chức lại có những nước áp
dụng nhiều loại hình phạt khác nhau đối với tổ chức như: phạt tiền, tịch thu tài

sản của pháp nhân, giải thể pháp nhân, cấm tiến hành hoạt động nhất định, niêm
yết bản án, quyết định đã được Tòa án tuyên hoặc thơng báo quyết định đó trên
các phương tiện nghe nhìn… Do tính chất phức tạp của vấn đề TNHS của tổ chức
mà ngay ở những nước quy định vấn đề này cũng có những quan điểm khác
nhau.
3. Những vấn đề mới đặt ra nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
Đây là cơng trình đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam
"Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ
chức", mà trong đó, bằng việc phân tích khoa học sẽ giải quyết một cách đồng bộ,
có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng TNHS đối với tổ
chức. Từ nhận thức chung đó, đề tài đặt ra những vấn đề mới cần nghiên cứu là:
- Thứ nhất: Nghiên cứu TNHS của tổ chức trong luật hình sự một số nước
đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau. Tìm ra và cố gắng luận giải những
8


điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của luật hình sự của các nước đó
trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của họ.
- Thứ hai: Tìm ra được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định và áp
dụng TNHS đối với tổ chức ở một số nước.
- Thứ ba: Đánh giá sự cần thiết và khả năng áp dụng TNHS đối với tổ chức
ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng và
phép duy vật lịch sử.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội được sử dụng
nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp xã hội học;
phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp hệ thống hóa...

+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh như: so
sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so sánh vi mô
và so sánh vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm (tiêu chuẩn)...
5. Cơ cấu của Báo cáo tổng thuật
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu Đề
tài gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận qua nghiên cứu so sánh về TNHS của tổ
chức
- Chương 2: TNHS của tổ chức trong luật hình sự một số nước
- Chương 3: Kiến nghị về TNHS của tổ chức trong luật hình sự Việt Nam

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA TỔ CHỨC
1.1. Các quan điểm về trách nhiệm hình sự của tổ chức
Khi nghiên cứu vấn đề TNHS của tổ chức ở một số nước thuộc các hệ
thống pháp luật khác nhau, chúng tôi thấy rằng, mặc dù quy định TNHS của tổ
chức là xu thế tất yếu hiện nay trong pháp luật hình sự thế giới, nhưng cũng có
khơng ít nước vẫn chưa chấp nhận chế định này. Vì vậy, trong khoa học luật hình
sự trên thế giới vẫn tồn tại hai quan điểm lý luận trái ngược nhau về vấn đề này:
quan điểm phản đối và quan điểm ủng hộ TNHS của tổ chức trong luật hình sự.
1.1.1. Quan điểm phản đối trách nhiệm hình sự của tổ chức
Nghiên cứu vấn đề TNHS của tổ chức trong luật hình sự nhiều nước trên
thế giới cho thấy các lý do để những người không ủng hộ TNHS của tổ chức mà
đại diện chủ yếu là các nhà hình sự học theo học thuyết cổ điển (hay còn gọi là
học thuyết truyền thống) đưa ra để bác bỏ chế định này là: 1/ TNHS của tổ chức
không phù hợp với nguyên tắc hành vi và nguyên tắc lỗi trong luật hình sự; 2/

TNHS của tổ chức khơng phù hợp với ngun tắc cá thể hóa TNHS và mục đích
giáo dục của hình phạt; 3/ khả năng áp dụng hình phạt (hình thức TNHS) đối với
tổ chức; và 4/ TNHS của tổ chức không phù hợp với quan niệm đạo đức, ngun
tắc cơng bằng trong luật hình sự2.
- Theo học thuyết cổ điển, truyền thống, tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu
thuộc hành vi khách quan (actus reus - Lat.) và dấu hiệu lỗi chủ quan (mens rea Lat.). Hành vi khách quan của tội phạm phải do chính người phạm tội trực tiếp
thực hiện. Pháp nhân là một thực thể pháp lý trừu tượng. Pháp nhân là một người
vơ hình, do các thành viên hợp lại, và đại diện cho tất cả các thành viên. Do
2
Xem: Trịnh Quốc Toản, TNHS của pháp nhân trong luật hình sự nước Anh, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia
Hà Nội, kinh tế - luật, số 3. 2002; TNHS của pháp nhân trong luật hình sự vương quốc Bỉ, Tạp chí Nhà nước &
pháp luật, số 3/2003; TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số
2(50)/2003; Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Anh, tạp chí khoa học Đại học
quốc gia Hà Nội, kinh tế - luật, số 1. 2003; TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Pháp, Tạp chí Nhà nước &
pháp luật, số 10/2004.

10


khơng phải là thực thể hữu hình, nên pháp nhân khơng thể tự mình trực tiếp thực
hiện hành vi phạm tội; hành vi phạm tội được quy kết cho pháp nhân là do những
cá nhân, đó là các cơ quan, nhân viên thừa hành hoặc người được ủy quyền của
pháp nhân thực hiện3. Mặc dù trong thực tiễn, các cơ quan, nhân viên thừa hành
hoặc người được ủy quyền của pháp nhân có thể phạm tội trong khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình, nhưng khơng thể nói hành vi đó là hành vi của
pháp nhân; và vì vậy, sẽ là không hợp lý nếu quy kết hành vi phạm tội đó cho
chính bản thân pháp nhân4.
Từ góc độ chủ quan, lỗi là thái độ tâm lý (nhận thức và ý chí) của người
phạm tội đối với hành vi người đó thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây
nên. Cũng theo quan điểm này, pháp nhân khơng có thể xác và cũng chẳng có

linh hồn, nó chỉ là những cấu trúc pháp lý được thiết lập nhằm phục vụ các lợi ích
cá nhân của những thành viên của pháp nhân. Các nghị quyết, các quyết định của
pháp nhân chỉ là kết quả của con số cộng các ý chí cá nhân của các thành viên
chứ khơng phải từ sự mong muốn của chính bản thân pháp nhân5. Savigny nhấn
mạnh: “Pháp nhân... chỉ là một thực thể trừu tượng… sự tồn tại thực tế của nó
dựa trên các quyết định của một hoặc một số những người đại diện mà chiểu theo
sự trừu tượng được xem như là các quyết định của chính bản thân pháp nhân, một
sự đại diện như thế... loại trừ ý chí theo đúng nghĩa”6. Như vậy, có thể nói là
khơng có lỗi nào có thể được quy kết cho pháp nhân - một thực thể trừu tượng
khơng có nhận thức và cũng khơng thể có ý chí7.
Nói tóm lại, theo quan điểm truyền thống này thì nếu đối với các thể nhân,
có thể quy kết hành vi vật chất khách quan của vụ việc phạm tội và thái độ chủ
quan tội lỗi của chính họ cho mỗi tội phạm thì pháp nhân dưới lăng kính của học
thuyết cổ điển, vì khơng có thể hành động trực tiếp, khơng có sự bấu víu trực tiếp
nào vào thực tế khách quan và thiếu tự do ý chí, khả năng nhận thức nên nó (pháp
3

Xem M.F.C Von Savigny, Traité de droit romain, trad. de ch. ruenoux, Paris, librairie firmin didot 1841, t.2, 311
et s.
4
Xem Leffort, Precis de droit criminel, Paris, Sirey, 1877, 218,219.
5
Xem M.F.C Von Savigny, Traité de droit romain, trad. tài liệu đã dẫn, p. 312.
6
Xem M.F.C Von Savigny, Traité de droit romain, trad. p. 312.
7
Xem A. Braas, Précis de droit criminel, Bruxlles- liège, Bruylant, 1946, no 122.

11



nhân) về bản chất là những thực thể không tương thích cho việc thực hiện hành vi
phạm tội8.
- Việc trừng trị pháp nhân, tổ chức không chỉ không công bằng mà cịn tỏ ra
khó tương hợp với ngun tắc cá thể hố hình phạt9. Ngun tắc cá thể hố hình
phạt địi hỏi tịa án khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong từng
trường hợp phải căn cứ vào hành vi và sự tham gia cụ thể của họ vào tội phạm bị
truy cứu, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và đặc biệt là các yếu tố nhân thân
người phạm tội. Trong khi một tội phạm được thực hiện trong khn khổ hoạt
động của pháp nhân, thì hoặc là toàn bộ các thành viên của pháp nhân đã phạm
tội cần phải bị trừng trị có sự phân biệt và tương xứng với lỗi của từng người,
hoặc là chỉ trừng trị một hoặc một số người trong pháp nhân đã cùng (đồng
phạm) thực hiện hành vi phạm tội. Sẽ là đúng, công bằng nếu chỉ trừng trị những
người đó; sẽ là khơng cơng bằng nếu lại trừng trị cả những thành viên khác trong
pháp nhân10 chỉ vì lý do họ thuộc về một tập thể hoặc là họ phụ thuộc vào nó.
Nếu trừng trị một thực thể như vậy cuối cùng sẽ khơng cơng bằng và khơng có
lợi. Trừng phạt một thực thể tập thể sẽ gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp
của các cá nhân khác thuộc pháp nhân vốn là những người hoàn tồn khơng biết
đến, khơng có lỗi gì liên quan đến hành vi phạm tội của những người khác.
Donnedieu De Vabres viết: “Nằm trong sự tất yếu của sự việc là bắt một pháp
nhân phải chịu một hình phạt có những hậu quả bất lợi đối với những người thứ
ba vô tội”11.
- Những người theo học thuyết cổ điển chống lại TNHS của pháp nhân
không chỉ bằng lý lẽ là pháp nhân khơng có khả năng phạm tội, khơng thể có lỗi
mà hơn thế, họ cho rằng các chế tài hình sự, là sự kết án về mặt đạo đức và mệnh
lệnh bắt buộc trái với ý muốn của các thể nhân, nhất thiết không thể áp dụng

8

Xem Haus, Principes généraux de droit pénal belge, Gand, Librairie générale ad. hoste, no 266.

Xem A. Braas, Précis de droit criminel. Tài liệu đã dẫn, số 122; J. Constant, traité élémentaire de droit pénal,
liège, imp. nationales, 1965, t.1, 155.
10
Xem R. Garraud, Traité de droit criminel, Paris, Sirey, 1926, 69.
11
Xem Donnedieu De Vabres, Traite de droit criminel et de législation pénale comparée. Tài liệu đã dẫn, tr. 149.
9

12


được cho pháp nhân, tổ chức. Dù sao chăng nữa các pháp nhân cũng khơng thể
chịu một hình phạt nào đó có hữu ích12.
Đã một thời gian dài các nhà hình sự học theo học thuyết cổ điển nói về sự
khơng thể trừng trị pháp nhân hoặc chí ít cũng là khó khăn về mặt thực tế khi áp
dụng chế tài hình sự cho pháp nhân13. Các hình phạt được coi là đặc trưng, truyền
thống và có hiệu quả trong luật hình sự như tử hình, phạt tù… khơng thể áp dụng
được đối với pháp nhân. Người ta có thể phạt tù, bắt giam như thế nào đối với
một thực thể mà bản chất của nó là vơ hình? làm thế nào có thể tước mạng sống
của một chủ thể giả tưởng mà bản chất của nó là thiếu sự tồn tại của thực thể hữu
hình14. Vì vậy, việc quy định TNHS nhưng khơng thể áp dụng các hình phạt đặc
trưng trên đối với pháp nhân làm cho việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân
khơng cịn có nhiều ý nghĩa, khơng đạt được mục đích giáo dục, phịng ngừa.
Ngược lại, mặc dù các học giả theo học thuyết truyền thống khơng chối bỏ
khả năng áp dụng các loại hình phạt khác như phạt tiền, tịch thu tài sản, tước một
số quyền… nhưng họ lại đưa ra lập luận là việc trừng trị một pháp nhân sẽ dẫn
đến việc xử lý khơng có sự phân biệt các thành viên của pháp nhân, sẽ dẫn đến
trừng trị cả với những người không tham gia phạm tội15. Theo Thomas Hobbes,
cái giá thực sự khi áp dụng TNHS, xét đến cùng, chính các pháp nhân không phải
chịu mà là những cá nhân cụ thể trong pháp nhân như: người góp cổ phần, cổ

đơng, người lao động… phải chịu. Như vậy, chế định TNHS của pháp nhân
không thể chấp nhận được về phương diện pháp lý cũng như về đạo lý16.
1.1.2. Quan điểm ủng hộ trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Nghiên cứu so sánh vấn đề TNHS của pháp nhân cho thấy rằng càng ngày,
nhất là từ nửa cuối thế kỷ trước đến nay, ngày càng có nhiều văn bản từ cả góc độ
pháp luật quốc tế lẫn các quốc gia quy định TNHS của tổ chức. Đồng thời, cũng
12

Xem: Kensuke itoh, Những thành tựu và hạn chế về mặt lý luận trong việc pháp luật hoá TNHS của tổ chức tại
Nhật Bản trong sách luật Nhật Bản, 1993-1997, Nxb. Thanh niên, 2000, tr. 166. Maistre, Les personnnes morales
et le probleme de leur reponsabilité pénale, Paris, A. Rousseaus, 1889, 275 et s.
13
Xem S. Glaser, L’etat en personns morales et le probleme de leur reponsabilité pénale, r.d.p.c., 1948-1949, 444.
14
Xem Donnedieu De Vabres, Traite de droit criminel et de législation pénale comparée, Paris, Sirey, 1947,149.
15
Xem A. Huss, Sanctions pénales et les personns morales, r.d.p.c., 1975-1976, 674.
16
Xem Thomas Hobbes, Léviathan, Trad. par f. tricaud, Paris, Sirey, 1971, 247.

13


càng ngày càng có nhiều nhà hình sự học ủng hộ TNHS của tổ chức. Những
người theo quan điểm này không chỉ bác bỏ các lập luận của những người theo
học thuyết cổ điển, mà cịn nhìn nhận vấn đề từ góc độ nhận thức hiện đại, từ
thực tiễn và nhu cầu phát triển xã hội hiện đại. Các nhà hình sự học ủng hộ việc
áp dụng TNHS của pháp nhân cũng đã có những lập luận khoa học để bảo vệ
quan điểm của mình. Với kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi hồn tồn chia
sẻ các lập luận khoa học đó.

- Quan điểm cho rằng chỉ duy nhất các thể nhân mới trực tiếp thực hiện
hành vi phạm tội, có năng lực biểu lộ ý chí của chính mình khi thực hiện hành vi
phạm tội và vì vậy, chỉ có thể nhân thực hiện tội phạm mới phải chịu TNHS.
Quan niệm cho rằng các pháp nhân chỉ là những trừu tượng pháp lý (fiction
juridique) ngày nay đã không cịn được chấp nhận, khơng cịn phù hợp với thực
tế tồn tại của các pháp nhân với tư cách là “đại diện cho các sức mạnh của thời
đại”17.
Các học thuyết pháp lý và thực tiễn xét xử của toà án nhiều nước đã thốt
khỏi quan niệm trên và hình thành nên nhận thức mới về vị trí, vai trị của pháp
nhân trong xã hội cùng với việc từ bỏ quan niệm thuần tuý cho rằng chỉ có cá
nhân mới phải chịu TNHS18.
Pháp nhân không phải là một trừu tượng pháp lý thuần t, nó những đặc
tính khơng đổi được thừa nhận chung, có sự tồn tại thực tế của nó trong mối quan
hệ với các thành viên của pháp nhân. Về thực tế, pháp luật đã ghi nhận và tổ chức
nó trên phương diện pháp lý. Pháp nhân có ý chí độc lập chứ khơng đơn thuần chỉ
là con số cộng ý chí của các cá nhân thành viên pháp nhân, tập đồn được pháp
nhân hố; pháp nhân có thể tự quyết định một cách tự do và theo đuổi những mục
tiêu cụ thể của mình và độc lập với những lợi ích của các cá nhân tạo nên pháp
nhân đó19. Nói cách khác, các tổ chức mặc dù bao gồm các cá nhân nhưng được

17

Actes du congrès (1920).
Xem M. Hauriou aux sources du droit: Le pouvoir, L’ordre et la liberté, Cahiers de la nouvelle journée, (23)
Paris, Bloud & gay, 1933, 126-127.
19
Xem M. Delmas-marty, Droit pénal d’affaires, Paris, 1993, 109; Y. Mayaud, La volonté à la lumière du
nouveau code pénal, in mélanges en l’honeur du professeur j. languier, grenoble, pug, 1993, p. 214.
18


14


hình thành bởi những lợi ích tập trung và được tổ chức thông qua các cấu trúc
pháp lý xác định. Trong các tổ chức, những định hướng chủ đạo thể hiện những
mục tiêu của chính mỗi tập thể được đưa ra khơng chỉ hồn tồn giới hạn bởi
tổng số các ý chí riêng của các thành viên tập đồn. Pháp nhân, tổ chức hồn tồn
có ý chí của riêng mình bởi vì nó sinh ra, tồn tại và phát triển bằng sự gặp gỡ
giữa các ý chí cá nhân của các thành viên của mình.
“Pháp nhân khơng phải là một thể nhân, mà là một tổ chức - tập hợp của
nhiều người - được pháp luật trao cho tư cách của một người trong các quan hệ
pháp luật. Hoạt động của một người (thể nhân) có thể bị chi phối bởi lý do tình
cảm, lý trí nhưng một hoạt động của pháp nhân thì khơng. Pháp nhân chỉ theo
đuổi những mục tiêu đặt ra trong văn kiện sáng lập tổ chức đó”20. "Trên thực tế,
hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể do một tập thể gây ra do kết quả của việc
đưa ra những quyết định sai trái. Một số tội phạm, trên thực tế, cũng có thể do cá
nhân hoặc tổ chức gây ra. Ví dụ, các tội phạm về kinh tế, về mơi trường có thể là
kết quả của hành vi tập thể của xí nghiệp cơng nghiệp, đơn vị kinh doanh nào
đó”21.
Nói tóm lại, pháp nhân không phải là một chủ thể trừu tượng mà là một chủ
thể độc lập, có ý chí. Pháp nhân có thể, với nhiều danh nghĩa, được so sánh với
con người. “Nó có bộ não, có hệ thần kinh trung ương kiểm tra những gì nó làm.
nó cũng có tay để cầm công cụ và hành động theo các mệnh lệnh của hệ thần
kinh trung ương”22. Như vậy, pháp nhân rõ ràng là một thực thể có ý chí, có
mong muốn riêng của mình, được xử sự tự do và hưởng quyền tự chủ của chủ thể
có thể so sánh với quyền tự chủ của cá nhân và vì vậy có năng lực thực hiện tội
phạm một cách có lỗi và đương nhiên có thể bị xử lý về hình sự. Theo quan niệm
đã được thừa nhận chung, lỗi trong luật hình sự là thể hiện tự do ý chí của chủ thể
(tự do lựa chọn hành vi trái pháp luật, gây hại cho quan hệ xã hội trong khi có tự
do và có khả năng lựa chọn hành vi hợp pháp) thì pháp nhân cũng hồn tồn tự

20
Xem Arthur Taylor Von Mehren & James Russell Gordley, The civil law system - an introduction to the
comparative study of law, second edition, little, Brown & company. Boston & Toronto, 1977.
21
Đào Trí Úc, Nhận thức đúng đắn hơn nữa các nguyên tắc về trách nhiệm cá nhân và lỗi trong việc xử lý TNHS,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999. tr. 75.
22
Xem: H.L. Bolton (eningeering) Company ltd. v. T.J. Graham &son ltd (1957) i.q.b.159, 172.

15


do khi lựa chọn hành vi của mình. Vì vậy, trừ một số tội phạm được kết tội khách
quan (strict liability) ở một số quốc gia theo hệ thống common law, việc quy kết
TNHS cho pháp nhân là hoàn toàn hợp lý trên cơ sở lỗi chứ không phải là quy tội
khách quan.
- Một vấn đề nữa đặt ra là pháp nhân khơng tự mình thực hiện tội phạm mà
phải qua hành vi của các cá nhân. Vậy thì, việc quy kết hành vi đó cho pháp nhân
là có hợp lý hay khơng.
Nhìn chung tuyệt đại đa số các học giả ủng hộ thiết lập TNHS của pháp
nhân trong luật hình sự đều ủng hộ học thuyết đồng nhất hố hành vi của tập thể
với hành vi cá nhân trong những điều kiện nhất định23. Xuất phát từ sự tương tự
hình thức giữa pháp nhân và cá nhân, những người ủng hộ học thuyết này quy kết
sự biểu lộ các quyết định của tập thể vào sự tồn tại một ý chí thống nhất trong cá
nhân của người đại diện, người lãnh đạo pháp nhân. Các pháp nhân có ý thức, ý
chí, mong muốn của riêng mình cùng với tư cách như các cá nhân. Theo quy định
của pháp luật, quy chế, điều lệ của pháp nhân thì người đại diện, người lãnh đạo
được thay mặt cho pháp nhân ra các quyết định, thực hiện các hành vi thuộc thẩm
quyền của pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân. Mọi hậu quả có lợi cũng như bất
lợi phát sinh từ hành vi theo sự lựa chọn trên cơ sở tự do ý chí của người đại diện,

người lãnh đạo đều do pháp nhân thụ hưởng hoặc gánh chịu. Vì vậy, khi người
đại diện, người lãnh đạo thực hiện nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ của pháp nhân thì ý
chí và hành vi của họ được đồng nhất hoá với pháp nhân, tức là được coi như là ý
chí và hành vi của pháp nhân24.
- Các nhà hình sự học ủng hộ TNHS của pháp nhân cũng đã phản bác quan
điểm cho rằng các pháp nhân về bản chất là những thực thể vơ hình nên khơng
thể áp dụng hình phạt đối với nó.
Theo các nhà hình sự học theo quan điểm này, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học về hình phạt, quan điểm khơng thể áp dụng hình phạt với
pháp nhân đã khơng cịn có sức thuyết phục. Mặc dù tử hình hoặc các hình phạt
23
24

Các học thuyết về cơ sở TNHS của pháp nhân sẽ được phân tích cụ thể hơn ở mục 1.2 của đề tài.
Xem Phạm Hồng Hải, Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không? Tài liệu đã dẫn, tr.16.

16


tước hoặc hạn chế quyền tự do thân thể không thể áp dụng với pháp nhân phạm
tội nhưng những loại hình phạt khác dần dần được phát triển tương hợp hoàn toàn
với bản chất các tổ chức và pháp nhân phạm tội với mục đích làm cho nó phải
chịu hậu quả pháp lý bất lợi của hành vi phạm tội mà nó đã gây ra cho xã hội.
Năm 1880, trong một quyết định xử phạt một pháp nhân về tội phỉ báng và bôi
nhọ (defamatory libel)25, Lord Blacburn, thẩm phán viện nguyên lão (house of
lord) đã nhận định: “Trong một mức độ nhất định, tôi đồng ý là pháp nhân không
thể bị phạt tù, một pháp nhân không thể bị treo cổ hoặc bị phạt tử hình nếu hình
phạt như vậy là hình phạt cho trọng tội liên quan. Nhưng, phạt tiền có thể buộc
một pháp nhân phải chịu và pháp nhân này có thể trả tiền bồi thường thiệt hại vật
chất. Vì vậy, tơi hồn tồn khơng đồng ý với quan điểm cho rằng một thực thể

pháp lý được thành lập với mục đích phát hành báo chí, khơng thể bị xét xử và
tuyên phạt một hình phạt tiền... hoặc với quan điểm là một pháp nhân gây hại cho
cộng đồng nhưng lại không thừa nhận pháp nhân này phạm tội gây thiệt hại đó
hoặc một tội tương tự”.
Lịch sử phát triển pháp luật hình sự trong thế giới hiện đại cho thấy rõ xu
hướng giảm hoặc thay thế các hình phạt được cho là truyền thống quá nghiêm
khắc như tử hình, tước tự do bằng các hình phạt nhân đạo hơn khơng tước tự do
nhưng có giá trị phịng ngừa cao hơn, đặc biệt là các hình phạt liên quan đến tài
sản hoặc hoạt động của tổ chức. Pháp nhân có các quyền và có tài sản. Vì vậy,
đối với pháp nhân có thể áp dụng các hình phạt tước hoặc hạn chế quyền hoặc tài
sản. Kinh nghiệm tư pháp hình sự trong lĩnh vực này ở nhiều nước như Anh, Hoa
Kỳ, Canada, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Trung Quốc… đã chỉ ra rằng hệ thống hình phạt
đủ mềm dẻo để cung cấp những hình phạt và những biện pháp cưỡng chế phù
hợp cho việc xử phạt các tổ chức liên quan đến sự tồn tại của nó như giải thể,
đóng cửa; liên quan đến hoạt động của nó như cấm tiến hành những hoạt động
nhất định; hoặc liên quan đến tài sản như phạt tiền, tịch thu tài sản… các hình
phạt này khơng chỉ có tính cưỡng chế, mà cịn có giá trị phịng ngừa cao.

The pharmaceutical society. v. The London and provincial supply association ltd (1880) 5 app. cas. 857, 869,
870.

25

17


- Quan điểm cho rằng việc quy kết TNHS và áp dụng hình phạt với pháp
nhân sẽ khơng cơng bằng và khơng phù hợp với ngun tắc cá thể hố hình phạt
là khơng phù hợp với quan điểm hình sự học hiện đại. Ngược lại, có thể nói việc
áp dụng hình phạt đối với pháp nhân phạm tội cịn thể hiện ngun tắc cơng bằng

và bình đẳng, ngun tắc mọi hành vi phạm tội khơng thốt khỏi sự trừng trị của
pháp luật hình sự được củng cố.
Theo khoa học hình sự hiện đại thì ngun tắc cá thể hố hình phạt không
thể tách rời khỏi nhận thức về chế tài áp dụng đối với pháp nhân, tổ chức. Nếu
pháp nhân, tổ chức là những thực thể có khả năng phạm tội thì có lý nào các pháp
nhân lại khơng bị chịu sự trách cứ về hình sự của nhà nước khi nó phạm tội. Chế
tài hình sự buộc phải áp dụng trực tiếp và chỉ đối với chính bản thân chủ thể
phạm tội, tức là đòi hỏi việc trừng trị nhằm trực tiếp vào những tổ chức, khi các
thực thể này phạm tội26. Cơng bằng khơng có nghĩa là phải trừng trị cá nhân này
hoặc cá nhân khác, thành viên của tổ chức hoặc pháp nhân có liên quan nhiều
hơn mà cơng bằng chính là buộc tổ chức cụ thể phạm tội phải chịu hình phạt.
Khơng có lý lẽ cơng bằng nào mà lại buộc cá nhân những người cấp dưới vốn
chẳng có quyền hành gì và các nhà quản lý có trách nhiệm thành những người
phải hứng chịu hậu quả thay cho tổ chức phạm tội27. Cũng khơng có sự công
bằng nào mà về cùng một hành vi phạm tội lại có những cách đối xử khác nhau,
đối với pháp nhân phạm tội cùng loại thì xử lý bằng các biện pháp trách nhiệm
dân sự hoặc trách nhiệm hành chính, cịn đối với cá nhân những người lãnh đạo,
người đại diện của pháp nhân phạm tội vì lợi ích hoặc trong khuôn khổ hoạt động
của pháp nhân lại bị trừng trị bằng biện pháp TNHS nghiêm khắc hơn nhiều.
Trong những trường hợp tổ chức phạm tội thì “cơng lý địi hỏi phải có hình
phạt trực tiếp đối với bản thân tổ chức đó. Và đến lượt mình, bằng cách thúc đẩy
và củng cố nhận thức chung của công dân và địi hỏi các tổ chức phải quản lý,
kiểm sốt những nguy cơ gây hại một cách tốt hơn, các hình phạt này buộc các tổ
chức nói trên phải thiết lập những hệ thống quản lý và kiểm soát nguy cơ một
26

Xem V. Simonart, la personalité morale en droit comparé, Bruxelles, Bruylant, 1995, 256.
Xem: Kensuke Itoh, Những thành tựu và hạn chế về mặt lý luận trong việc pháp luật hoá TNHS của tổ chức tại
Nhật Bản, Tài liệu đã dẫn, tr. 166.


27

18


cách có hiệu quả, qua đó góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ của công
dân”28.
Nguyên tắc cá thể hố hình phạt khơng thể tách rời mối liên hệ giữa tội
phạm và hình phạt. Ngun tắc cá thể hóa hình phạt địi hỏi hình phạt áp dụng
đối với pháp nhân, tổ chức phạm tội phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, tương xứng với các đặc điểm của tổ chức bị truy cứu
TNHS. Có như vậy, hình phạt được áp dụng mới đạt được tính hiệu quả trong
trừng trị cũng như phịng ngừa.
Quan điểm cho rằng việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân phạm tội là vi
phạm nguyên tắc cá thể hố hình phạt, theo chúng tơi đã có sự nhầm lẫn về
nguyên tắc này. Thực tế cho thấy tất cả các bản án đều có thể gây ra những hậu
quả cho người thứ ba vô can. Bắt giam một người hoặc phạt họ với một hình phạt
tiền nghiêm khắc có thể cướp đi của gia đình họ một khoản thu nhập nhưng nó
khơng trái với ngun tắc cá thể hố hình phạt, bởi vì bản án khơng trực tiếp
nhằm chống lại các thành viên của gia đình người bị kết án mà là đối với người
phạm tội. Bản án kết tội đối với một pháp nhân khác với bản án có thể xảy ra của
các thành viên pháp nhân, nó khơng nhằm vào cá nhân các thành viên của pháp
nhân mà là chính pháp nhân - chủ thể chịu TNHS.
Tóm lại, có thể nói rằng về mặt lý luận, khoa học hình sự hiện đại đã giải
quyết tương đối cơ bản, có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại, vấn đề TNHS của pháp nhân. Ngày nay, việc thừa nhận TNHS
của pháp nhân là xu hướng phát triển chung trong pháp luật hình sự trên thế giới
ở mức độ pháp luật quốc tế lẫn pháp luật quốc gia. TNHS của pháp nhân đã chính
thức được khuyến nghị trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế29. TNHS của tổ


28

Xem: Kensuke Itoh, Những thành tựu và hạn chế về mặt lý luận trong việc pháp luật hoá TNHS của tổ chức tại
Nhật Bản, Tài liệu đã dẫn, tr. 166.
29
Nội luật hóa TNHS của pháp nhân là đối tượng khuyến cáo trong trong các văn bản như Công ước quốc tế về
trừng trị việc tài trợ cho khủng bố của liên hợp quốc; Công ước về đấu tranh chống tham nhũng năm 1997; Cơng
ước về bảo vệ mơi trường bằng pháp luật hình sự đã được mở ra cho các nước thành viên tham gia ký từ ngày 4
tháng 11 năm 1998; Công ước liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ước liên hợp
quốc về chống tham nhũng; Khuyến cáo số 12 và 18 năm 1982 và 1988 của Ủy ban các bộ trưởng hội đồng châu
Âu về tình trạng tội phạm về kinh tế, thương mại; Công ước cộng đồng châu Âu về chống tham nhũng bằng luật
hình sự…

19


chức cũng đã được điều chỉnh về mặt lập pháp trong pháp luật hình sự của nhiều
nước trên thế giới, không chỉ ở các nước theo truyền thống common law và châu
Âu lục địa mà còn được thừa nhận ở cả một số nước châu Á, trong đó có các
nước Asean, các nước đông Á và đặc biệt là Trung Quốc, một nước láng giềng
của Việt Nam mà cách đây khơng lâu cịn phản đối kịch liệt việc chấp nhận
TNHS của pháp nhân.
Tuy nhiên, ở các quốc gia, quy định TNHS của tổ chức hoặc pháp nhân
xuất phát từ các quan niệm khác nhau về lý luận và điều kiện kinh tế xã hội, nên
phạm vi, mức độ cũng như hình thức TNHS được áp dụng cũng có khác nhau.
Trong pháp luật hình sự, pháp nhân, tổ chức nào phải chịu TNHS; loại tội phạm
nào tổ chức phải chịu TNHS; nếu tổ chức hay pháp nhân phạm tội thì các loại
hình phạt nào, các biện pháp tư pháp hình sự nào đươc áp dụng… đang được quy
định rất khác nhau ở mỗi quốc gia.
1.2. Các học thuyết về trách nhiệm hình sự của tổ chức

Như đã phân tích trên, trong lịch sử pháp luật hình sự thế giới, một thời
gian dài, TNHS cá nhân, TNHS theo lỗi và cá thể hóa hình phạt được xác định và
ghi nhận như là những nguyên tắc của luật hình sự. Cùng với sự phát triển của
luật hình sự và tình hình tội phạm, khi mà tội phạm có tổ chức, các tổ chức phạm
tội phát triển; các tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội khủng bố,
tội rửa tiền... xảy ra ngày càng nghiêm trọng, trong đó vai trị tổ chức chủ yếu
thay thế cho cá nhân trong việc thực hiện tội phạm. Đặc biệt, trong một số trường
hợp nhiều khi khó giải thích tại sao lại truy cứu TNHS cá nhân... thì quan niệm
chỉ có TNHS cá nhân đã được thay đổi nhanh chóng, nhất là thời gian nửa sau thế
kỷ XX ở cả mức độ pháp luật quốc tế lẫn quốc gia.
Ở mức độ pháp luật quốc gia, số lượng các quốc gia quy định TNHS pháp
nhân hay tổ chức ngày càng tăng. Xu thế quy định TNHS của tổ chức được coi là
tất yếu trong sự phát triển của luật hình sự thế giới. Ở các quốc gia theo hệ thống
thông luật, TNHS của tổ chức đã được quy định tương đối lâu; còn các quốc gia
theo hệ thống luật lục địa, mặc dù muộn hơn nhưng cũng đã chấp nhận quan
20


điểm TNHS của tổ chức nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm trong
xã hội hiện đại. Ở các quốc gia chưa quy định TNHS của tổ chức, vấn đề trách
nhiệm của tổ chức đều được quy định trong pháp luật dân sự và hành chính. Theo
pháp luật của các quốc gia này thì pháp nhân hoặc tổ chức gây thiệt hại thì phải
khắc phục hậu quả, phải bồi thường thiệt hại (luật dân sự) hoặc phải khắc phục
hậu quả và bị xử phạt (luật hành chính)30.
Ở mức độ pháp luật quốc tế, ngày càng nhiều công ước quốc tế cũng như
khu vực quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên ghi nhận TNHS của tổ chức
hoặc pháp nhân trong pháp luật quốc gia. Các công ước đó bao gồm: Cơng ước
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Điều 10); Công ước
Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Điều 26); Tổ chức vì cơng ước quốc tế về
hợp tác và phát triển kinh tế chống nạn hối lộ công chức nước ngồi (Điều 2),

Cơng ước Cộng đồng châu Âu về chống tham nhũng bằng luật hình sự (Điều
18)...31.
Theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành vi
được luật hình sự quy định là tội phạm. Nói cách khác, cơ sở của TNHS là việc
thực hiện hành vi cấu thành tội phạm. Để truy cứu TNHS đối với một người, cơ
quan tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi phạm tội và yếu tố lỗi của
người thực hiện hành vi đó. Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các
yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan đã được thừa nhận chung trong lý
thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn toàn đúng khi TNHS được áp
dụng đối với thể nhân.
Tuy nhiên, đối với pháp nhân, tổ chức, “con người pháp lý” được hình
thành nên bởi sự kết hợp của nhiều thể nhân và “hành vi” của nó được thực hiện
thơng qua các thể nhân cụ thể, thì lý thuyết truyền thống trở nên bất cập. Trong
bối cảnh đó, để giải quyết những vướng mắc về mặt lý luận trong việc áp dụng

30
John C. Coffee, Jr., Corporate Criminal Liability: An Introduction and Comparative Survey, International
colloquium on "Criminal Responsibility of Legal and Collective Entities" from May 4-6, 1998 in Berlin, tr. 1011.
31
Xem: Hoàng Thị Tuệ Phương, TNHS pháp nhân, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học luật HCM, 2006, tr.9;
Wells Celia, Corporations and Criminal responsibility, The second edition, Oxford University Press…

21


TNHS đối với tổ chức, các nhà luật học trên thế giới đã đưa ra các học thuyết làm
nền tảng và luận giải cho vấn đề này. Khoa học luật hình sự thế giới ghi nhận các
học thuyết cơ bản là thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability), thuyết đồng
nhất hóa trách nhiệm (Identification liability) và thuyết văn hóa (Systems/Culture
Theory)32:

1.2.1. Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability):
Trách nhiệm thay thế là hình thức đặc trưng trong luật dân sự. Học thuyết
áp đặt trách nhiệm lên người đứng đầu hoặc tổ chức đối với hành vi của người
làm công hoặc đại lý. Theo học thuyết này, tổ chức phải chịu trách nhiệm về
hành vi của bất kỳ người làm công hay đại lý của mình nếu giữa tổ chức và người
làm cơng hay đại lý đó có mối quan hệ ràng buộc theo pháp luật hoặc hợp đồng.
Học thuyết này được phát triển có nguồn gốc từ lĩnh vực trách nhiệm dân sự,
được áp dụng trong lĩnh vực hình sự chủ yếu là đối với các tội phạm chịu trách
nhiệm tuyệt đối.
Để áp dụng TNHS đối với tổ chức theo học thuyết này, cần phải: 1/ Xác
định người làm công hoặc đại lý có hành vi cấu thành tội phạm theo quan niệm
truyền thống; 2/ “Áp đặt” TNHS của các cá nhân đó lên tổ chức dựa trên mối
quan hệ pháp lý giữa họ trên cơ sở quy định của pháp luật về đại lý hoặc làm
cơng. Nói cách khác, tổ chức phải chịu TNHS về hành vi phạm tội do đại lý hay
người làm công thực hiện trong những điều kiện xác định.
Theo học thuyết trách nhiệm thay thế, bất cứ điều gì mà người làm cơng,
người làm đại lý cho tổ chức thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa tổ chức với
nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính của tổ chức thực
hiện. Người làm công, làm đại lý phải thực hiện những công việc mà tổ chức
giao, đồng thời phải tuân thủ những nội quy, quy định mà tổ chức đề ra. Cho nên,
khi có sai phạm của người làm cơng, người làm đại lý thì tổ chức phải gánh chịu.
Trách nhiệm thay thế được áp dụng khơng chỉ vì nó lý giải mang tính hợp
lý, gần gũi với pháp luật dân sự, pháp luật hành chính mà cịn vì hiệu quả thực tế
32

Wells C, 'The Millennium Bug and Corporate Criminal Liability', 1999 (2) The Journal of Information, Law and
Technology (JILT), tr. 6-8. < />
22



mà nó mang lại. Việc buộc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do
hành vi phạm tội của người làm công, người làm đại lý (bao gồm hình phạt, bồi
thường thiệt hại, khắc phục hậu quả...) sẽ có tính hiệu quả hơn vì khả năng tài
chính của tổ chức. Đồng thời, tính phịng ngừa của học thuyết này cũng rất quan
trọng, bởi vì việc áp dụng TNHS buộc tổ chức phải có những biện pháp hạn chế,
phịng ngừa hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên, nâng cao trách nhiệm trong
quản lý, kiểm soát nhân viên, đòi hỏi nhân viên thực hiện các hoạt động phù hợp
pháp luật. Trong thực tế, thuyết này được áp dụng rất chặt chẽ, nó địi hỏi mối
quan hệ lệ thuộc giữa người chủ và người lao động đã thực hiện tội phạm để xác
định TNHS đối với người chủ (người sử dụng lao động).
Mặc dù vậy, theo chúng tôi, học thuyết trách nhiệm thay thế có phạm vi
quá rộng khi quy định tổ chức phải chịu TNHS trong trường hợp bất kỳ một nhân
viên, đại lý nào (không phân biệt chức vụ, vị trí cơng tác) có hành vi phạm tội vì
lợi ích của tổ chức. Điều này càng bất cập trong thời đại cơng nghiệp hóa, tồn
cầu hóa với sự hình thành các tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế lớn có hàng vạn
nhân cơng làm việc trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau hiện nay.
Một trong những luận điểm phê phán thuyết này là vì nó vi phạm nghiêm
trọng nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi cá nhân, bởi vì lỗi của một người lại
bị quy kết một cách tự động cho người khác, mặc dù khơng có lỗi cá nhân từ phía
họ.
Hiện nay, lý thuyết TNHS thay thế còn được áp dụng bởi các toà án Anh
và Mỹ33 nhưng bị loại bỏ bởi thực tiễn xét xử ở Canada và một số nước khác như
là cơ sở của TNHS pháp nhân, nhất là liên quan tới các tội phạm đòi hỏi yếu tố
lỗi34. Trong quyết định vụ án “min. de l’ emploi et de immigration c.bhatnager”
năm 199035, Tòa án tối cao của Canada đã chỉ rõ việc áp dụng trường phái trách
nhiệm thay thế trong luật hình sự là đối lập với các nguyên tắc cơ bản của nền tư
pháp dân chủ.

33


Egan v. u.s (1943), 137 f2d 369 (6th cir. c.a); u.s v. basic construction (1983), 711 f. 2d 570 (5th cir. c.a).
L’arrêt “canadian dredge & dock co.c. la reine (1985) 1 r.c.s. 662).
35
Min. de l’ emploi et de immigration c.bhatnager (1990) 2 r.c.s 217.
34

23


1.2.2. Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (identification liability)
Từ gần một thế kỷ nay các toà án Anh đã xây dựng TNHS của pháp nhân
trên nền tảng lý thuyết đồng nhất hoá. Ngày nay lý thuyết về đồng nhất hoá được
áp dụng để quy kết TNHS đối với pháp nhân ở tất cả các nước theo truyền thống
common law. Thuyết về đồng nhất hố có nguồn gốc từ phán quyết trong vụ án
điển hình (leading case) “lennard’s carrying company ltd. v. Asiatic petroleum
company ltd” năm 191536. Viện nguyên lão (house of lords) trong khi xử lý vụ án
này đã cho rằng một số người chủ yếu có quyền quyết định trong pháp nhân được
đồng nhất hoá với pháp nhân tới mức các hành vi mà họ thực hiện vì lợi ích của
pháp nhân ln ln được đánh giá như là các hành vi của pháp nhân. Toàn bộ
yếu tố lỗi thuộc về những người này cũng được coi là của pháp nhân.
Tư tưởng chính của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm thể hiện cơ bản
ở chỗ học thuyết này coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều
hành) tổ chức như chính là hành vi, lỗi của tổ chức (đồng nhất cá nhân với tổ
chức). Hay nói cách khác, hành vi, lỗi của tổ chức được đánh giá thông qua hành
vi, lỗi của cá nhân những người chỉ huy, quản lý, điều hành tổ chức đó. Ví dụ,
Điều 47 Luật cơng ty của Israel năm 1999 quy định: "Những hành vi và những ý
định của một cơ quan hoặc cá nhân quản lý cũng chính là hành vi, ý định của
cơng ty". Vì vậy, khi nhân viên quản lý của công ty thực hiện hành vi phạm tội
thì đồng thời, ngay lập tức và một cách trực tiếp, hành vi đó được coi là hành vi
phạm tội của cơng ty.

Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm có một q trình phát triển lâu dài
và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (nhưng giống nhau về bản chất) như thuyết
alter ego (cái tôi thứ hai), thuyết organic (thuyết tổ chức)… Các dạng này đều
chung nhau ba điều kiện cần và đủ để truy cứu TNHS đối với tổ chức là: 1/ Hành
vi phạm tội do người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức đó thực hiện; 2/
Người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện hành vi phạm tội nhân danh,

36

lennard’s carrying company ltd. v. Asiatic petroleum company ltd.[(1915) a.c.705].

24


×