Tải bản đầy đủ (.pdf) (450 trang)

XÂY DỰNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU GÂY RA TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 450 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM





ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC



BÁO CÁO TỔNG HỢP



KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ CHO VIỆC
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô
NHIỄM DẦU GÂY RA TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
MÃ SỐ: ĐTĐL.2009G/10


Cơ quan chủ trì đề tài: Viện tài Nguyên và Môi trường biển
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đỗ Công Thung










9022-1


Hải Phòng - 2011

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC



BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ CHO VIỆC
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM DẦU GÂY RA TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
MÃ SỐ: ĐTĐL.2009G/10

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện tài Nguyên và Môi trường biển
Chủ nhiệm đề tài: PGS. PS. Đỗ Công Thung

TẬP II
XÂY DỰNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU

GÂY RA TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: Cơ quan chủ trì đề tài


PGS. TS. Đỗ Công Thung PGS. TS. Trần Đức Thạnh





Hải Phòng – 2011


1
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG 9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 9
MỞ ĐẦU. TỔNG QUAN NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
1. Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ (tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực
khoa học pháp lý của Đề tài) 11
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính 12
3. Các nội dung cụ thể và s
ản phẩm cần đạt theo Hợp đồng NCKH &PTCN 13
4. Kết quả thực hiện theo tiến độ so với Hợp đồng NCKH &PTCN và quyết định gia
hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ 14
5. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài 16
6. Cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu 18
7. Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thực hiện đề tài 18

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG V
Ề BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN TRONG KHOA HỌC PHÁP LÝ HIỆN ĐẠI 20
1.1. Các khái niệm pháp lý cơ bản …… 20
1.1.1. Dầu 20
1.1.2. Ô nhiễm dầu và các khái niệm có liên quan 20
1.1.3. Trách nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại môi trường 28
1.1.4. Vùng biển Việt Nam và các khái niệm liên quan 31
1.1.5. Đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển
thuộc quyền tài phán quốc gia 34
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 36
1.2.1. Hậu quả của sự cố tràn dầu trên biển gây ra đối với môi trường biển, hệ sinh
thái biển 36
1.2.2. Vấn đề phòng ngừa, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn
dầu trên thế giới và
ở Việt Nam 39
1.2.2. Cơ sở và căn cứ của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 44

2
1.2.3. Hoạt động đánh giá thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển
thuộc quyềntài phán quốc gia 51
1.2.4. Quy trình pháp lý tổng quát về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
dầu trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 56
1.2.5. Các hoạt động bổ trợ cho quá trình đánh giá, đòi bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm dầu 60
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ NƯỚ
C VỀ VẤN ĐỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN……………………… 75

2.1. Khung pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên
vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 66
2.1.1. Các tổ chức quốc tế chuyên sâu về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên
biển 66
2.1.1.1. Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) 66
2.1.1.2. Ủy ban hàng hải quốc tế (CMI) 69
2.1.1.3. Các quỹ quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 69
2.1.1.4. Các cơ quan tài phán quốc tế 71
2.1.2. Tổng quan hệ thống điều ước quốc tế chuyên sâu về bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu trên biển 73
2.2. Các quy định pháp luật quốc tế về xác định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt
hại,
đánh giá thiệt hại và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên
vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 75
2.2.2. Các điều ước và hoạt động của Ủy ban Hàng hải quốc tế (CMI) 76
2.2.3. Xác định trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu trên
biển theo quy định của các điều ước quốc tế và hoạt động của
Tổ chức hàng hải quốc t
ế (IMO) 77
2.2.3.1. Công ước về can thiệp ngoài Biển cả trong các trường hợp sự cố ô nhiễm
dầu năm 1969 và Nghị định thư liên quan đến việc can thiệp ngoài Biển
cả trong các trường hp ô nhiễm do các chất khác không phải dầu, năm
1973 (Công ước can thiệp) 77

3
2.2.3.3. Công ước về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại gắn liền với việc
vận chuyển bằng đường biển các chất độc hại và nguy hiểm
(HNS 1996) 85
2.2.4. Quy định của các điều ước quốc tế về thu thập chứng cứ và đánh giá
thiệt hại phục vụ quy trình đòi bồi thường do ô nhiễm dầu 86

2.2.4.1. Công ước về sẵn sàng, hợp tác và
ứng phó ô nhiễm dầu 1990 (OPRC 1990)86
2.2.4.3. Công ước quốc tế về thành lập quỹ quốc tế bồi thường thiệt hại ô
nhiễm dầu 1992 (FC 1992) và theo Quỹ FUND 1992 (IOPC 1992) 87
2.2.5. Xác định phương thức giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu theo quy định của các điều ước quốc tế 92
2.3. Pháp luật của một số nước trên thế giới về bồi thường thi
ệt hại do ô nhiễm dầu
trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia 105
2.3.1. Tổng quan về các nước tiêu biểu 105
2.3.2.1. Tình hình gia nhập ĐUQT và “nội luật hóa” quy định về BTTH 106
2.3.2.2. Tổng quan thực tiễn áp dụng pháp luật quốc tế về phòng chống
ô nhiễm môi trường biển do dầu ở một số nước 114
2.3.3. Quy định pháp luật và thực tiễn pháp lý hoạt động bồi thường thiệt
hạ
i do ô nhiễm dầu trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia
ở các nước tiêu biểu 115
2.3.3.1. Anh (England) 115
2.3.3.2. Cộng hòa Pháp 117
2.3.3.3. Canada 118
2.3.3.4. Hoa Kỳ 120
2.3.3.5. Venezuela 127
2.3.3.6. Nigieria 129
2.3.3.7. Nhật Bản 129
2.3.3.8. Hàn Quốc 132
2.3.3.9. Trung Quốc 136
2.3.3.10. Thái Lan 140
2.3.3.11. Indonesia 141

4

2.3.3.12. Singapore 142
2.3.3.13. Philippines 144
2.3.3.14. Australia 145
2.3.3.15. New Zealand 147
2.3.4. Một số án lệ về bồi thường do ô nhiễm dầu trên biển 149
2.3.4.1. Vụ Erika (Pháp) 149
2.3.4.2. Một số vụ việc đáng chú ý khác ở Anh và Pháp 150
2.3.4.3. Vụ Mary Mackin (Canada) 150
2.3.4.4. Các vụ việc đòi BTTH Từ Quỹ SOPF (Canada) 151
2.3.4.5. Vụ Texaco (Hoa Kỳ) 152
2.3.4.6. Vụ Nissos Amorgos (Venezuela – Quỹ FUND 1971) 152
2.3.4.7. Vụ Hebei Spirit (Hàn Quốc) 153
2.3.4.8. Vụ Shosei Maru (Nhật Bản) 154
2.3.4.9. Vụ Evoikos (Singapore) 156
2.3.4.10. Một số kết luận về bài học từ các hệ thống án lệ rút ra cho
Việt Nam 156
2.3.5. Các điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng và thực thi hiệu quả
quy trình pháp lý đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
dầu trên biển 157
2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế, n
ước ngoài cần được nghiên cứu vận dụng đối với
Việt Nam 160
2.4.1. Kinh nghiệm có thể vận dụng từ các điều ước quốc tế 160
2.4.2. Một số vấn đề cần lưu ý vận dụng từ kinh nghiệm pháp luật nước
ngoài 163
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THI
ỆT HẠI DO Ô
NHIỄM DẦU TRÊN VÙNG BIỂN VIỆT NAM 166
3.1. Thực trạng khung pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu

trên biển 166
3.1.1. Tình hình gia nhập và thực thi các điều ước quốc tế về chống ô nhiễm
dầu trên biển 166

5
3.1.2. Một số nhận xét, đánh giá chung 167
3.2. Thực trạng các quy định pháp luật về đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam 176
3.2.1. Tổng hợp các quy định pháp luật cụ thể về những vấn đề chung trong
cơ chế BTTH, đánh giá và đòi BTTH do ô nhiễm dầu 176
3.2.2. Cơ chế pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm d
ầu trên vùng
biển Việt Nam 176
3.3.Nhận định tổng quan về thành tựu và những hạn chế, tồn tại của pháp luật
Việt Nam hiện hành 188
3.4. Thực trạng hoạt động đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển
trong thời gian qua; các án lệ thực tiễn về đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam và bài họ
c kinh nghiệm
đối với việc điều chỉnh, bổ sung cơ sở pháp lý, xây dựng và thực thi
pháp luật ………………… 191
3.4.1. Hoạt động đòi bòi thường thiệt hại về môi trường do tràn dầu trong
một số vụ việc điển hình 191
3.4.2. Bài học kinh nghiệm chung từ thực tiễn đòi BTTH do ô nhiễm dầu ở Việt
Nam thời gian qua 197
3.5. Giải pháp tiếp tụ
c hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
dầu trên vùng biển Việt Nam 200
CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁP LÝ CHUẨN VỀ ĐÒI
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU TRÊN VÙNG BIỂN

VIỆT NAM 226
4.1. Cơ sở và căn cứ của việc xây dựng quy trình pháp lý chuẩn về đòi bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việ
t Nam 226
4.1.1. Cơ sở chung về chính trị, kinh tế - xã hội 226
4.1.2. Cơ sở khoa học công nghệ: Quy trình công nghệ về đánh giá thiệt hại do ô
nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam 230
4.1.3. Cơ sở khoa học pháp lý 231
4.2. Nội dung quy trình pháp lý chuẩn về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
trên vùng biển Việt Nam 252
4.2.1. Quy trình pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng biển
Việt Nam giữa các tổ chức/cá nhân trong nước 252

6
4.2.2. Quy trình pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng
biển Việt Nam trong vụ việc có yếu tố nước ngoài) 276
4.3. Xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về quy trình đòi bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển 297
4.3.1. Bảng tổng hợp khái quát chung 297
4.3.2.Các nội dung giải trình về phương án xây dựng và hoàn thiện các quy định
pháp luật 299
4.4. Xây dự
ng hồ sơ pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển
Việt Nam 301
4.5. Những điều kiện bảo đảm cho việc xây dựng và thực thi hiệu quả quy trình pháp lý
chuẩn về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển
Việt Nam 310
CÁC PHỤ LỤC 316
PHỤ LỤC I: Bảng thống kê t
ổng hợp các vụ tràn dầu lớn trên thế giới trong

gần 45 năm qua (1967 – 2010) (Nguồn: Pearson Education, 2007) 317
PHỤ LỤC II - Bảng thống kê các sự cố tràn dầu từ tai nạn hàng hải tiêu biểu
trên các vùng biển Việt Nam (1989 – 2010) 320
PHỤ LỤC III - Cách trình bày khiếu nại về các chi phí làm sạch và biện pháp
ngăn chặn ô nhiễm theo hướng dẫn của Quỹ quốc tế về bồi thường
ô nhiễm dầu (IOPC FUND 1992) 323

PHỤ LỤC IV. Kinh nghiệm tham gia và thực thi CLC 1992 và FC (FUND)
1992 ở một số nước 327
PHỤ LỤC V - Một số án lệ nước ngoài về đòi bồi thường do ô nhiễm dầu
trên biển 332
PHỤ LỤC VI - Kinh nghiệm có thể vận dụng từ pháp luật nước ngoài 357
PHỤ LỤC VII. Bảng tổng hợp các quy định pháp luật cụ thể về những vấn
đề
chung trong cơ chế BTTH, đánh giá và đòi BTTH do ô nhiễm dầu 370
PHỤ LỤC VIII - Một số hoạt động đòi bòi thường thiệt hại về môi trường do
tràn dầu trong một số vụ việc điển hình 380
PHỤ LỤC IX - Tổng hợp các nội dung giải trình về hoàn thiện các quy định về
cơ chgiải quyết yêu cầu BTTH do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt
Nam 397

PHỤ LỤC X . Các nội dung giải trình về phương án xây dựng và hoàn thiện
các quy định pháp luật về Quy trình đánh giá và đòi bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam 403
KẾT LUẬN CHUNG 417
KIẾN NGHỊ 4178
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 420

7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BLDS Bộ luật Dân sự
BTTH Bồi thường thiệt hại
BVMT Bảo vệ môi trường
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CLC Internationl Convention on Civil Liability for Oil Pollution
Damage – gọi tắt là Civil Liability Convention – CLC (Công ước
quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu)
CMI Ủy ban Hàng hải quốc tế (tên viết tắt tiếng Anh)
ĐƯ
QT Điều ước quốc tế
FO Fuel Oil (dầu thô, dầu mỏ)
FC International Convention on Oil Pollution Compensation Fund
(Công ước quốc tế về bồi thường do ô nhiễm dầu)
GTVT Giao thông vận tải
HST Hệ sinh thái
HNS International Convention on Liability and Compensation for
Damage in Connection with the Carriage of Hazardous and
Noxious Substances by Sea (Công ước quốc tế về trách nhiệm và
bồi thường tổn thất liên quan đến vận chuyển các chất nguy hiểm
và độc hại bằng đường biển)
IOPC International Oil Pollution Compensation Fund (Quỹ quốc tế về bồi
th
ường do ô nhiễm dầu)
ITOPF International Tanker Owner Pollution Federation (Liên đoàn chủ
tàu chở dầu quốc tế)
IMO International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải Quốc tế)
KHCN&MT Khoa học công nghệ và môi trường


8
MARPOL Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra
NPFC National Pollution Funds Centre, Trung tâm Quốc gia điều hành
các Quỹ Ô nhiễm Môi trường (Hoa Kỳ)
NRDA Quy trình đánh giá thiệt hại với tài nguyên thiên nhiên
OPA Oil Pollution Act (Đạo luật về ô nhiễm dầu)
OPRC International Convention on Oil Pollution Preparedness, Response
and Co-operation (Công ước sẵn sàng hợp tác ứng phó sự cố tràn
dầu)
PLVN Pháp luật Việt Nam
SCTD Sự cố tràn dầu
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
UNEP Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc
UNCLOS Công ước củ
a Liên hợp quốc về Luật biển
UNCITRAL Ủy ban Luật thương mại của Liên hợp quốc




9
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. Tác động của sự cố tràn dầu theo 03 mức độ tràn dầu 39
Bảng 2. So sánh CLC 1969, FC 1971 và CLC 1992, FC 1992………………… 79

Bảng 3. Các tiêu chí lượng hóa tổn thất kinh tế trong hoạt động khai thác

hải sản 89
Bảng 4. Các tiêu chí lượng hóa tổn thất kinh tế trong hoạt động nuôi trồng
hải sản 89
Bảng 5. Các tiêu chí lượng hóa tổn thất kinh tế trong hoạt động chế biến
hải sả
n 90
Bảng 6.So sánh tình hình gia nhập các điều ước quốc tế của Việt Nam và
một số nước 168
Bảng 7. So sánh hiện trạng pháp luật của Việt Nam và một số nước 174
Bảng 8. Bảng tổng hợp khái quát chung về hệ thống QPPL ………………… 297
Bảng 9. Tổng hợp các nội dung giải trình về hoàn thiện các quy định về
cơ chế giải quyết yêu c
ầu BTTH do ô nhiễm dầu trên vùng biển
Việt Nam 397
Bảng 10. Tổng hợp nội dung giải trình về Quy trình đánh giá và đòi
BTTH do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam……………………… 404



10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ


Hình 1. Sơ đồ các bên liên quan trong vụ việc ô nhiễm dầu……………………….35
Hình 2: Ba cấp độ bồi thường được thiết lập bởi các Công ước quốc tế………… 84
Hình 3. Sơ đồ quy trình đòi bồi thường từ IOPC-FUND…………… ……………….96
Hình 4 :Sơ đồ quy trình đòi bồi thường ô nhiễm dầu ở Anh………………….…….116
Hình 5. Quy trình tổng thể về đánh giá thiệt hại và khôi phục nguồn lợi tự nhiên
ở Hoa Kỳ………………………………………………………………………….124
Hình 6. Các bước đánh giá thiệt hại ngu

ồn lợi tự nhiên ở Hoa Kỳ……………… 124
Hình 7. Sơ đồ quy trình đòi bồi thường do ô nhiễm dầu ở Hoa Kỳ……………… 125
Hình 8. Sơ đồ quy trình đòi bồi thường ô nhiễm dầu ở Trung Quốc………………140
Hình 9. Sơ đồ các giai đoạn của quy trình đồi bồi thường thiệt hại theo quy định
của Công ước HNS1996……………………………………………… 188
Hình 10. Sơ đồ Quy trình giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo
quy đị
nh của Công ước CLC 1992…………………………… ……… 215
Hình 11. Sơ đồ hóa Quy trình đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo
Quy định của Công ước FUND 1992………………………………………… …216
Hình 12. Sơ đồ Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy
định của Công ước HNS 1996……………………………………… ………….218
Hình 13. Sơ đồ hóa Quy trình pháp lý đòi bồi thường thiệt hại giữa tổ
chức, cá nhân Việt Nam………………………………………………………275
Hình 14. Sơ đồ hóa Quy trình pháp lý đòi bồi thường thiệt hại có yếu
tố n
ước ngoài………………………………….……………… ……….……… 266

11
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Bối cảnh thực hiện nhiệm vụ (tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc
lĩnh vực khoa học pháp lý của Đề tài)
Vấn đề ô nhiễm môi trường biển nói chung, ô nhiễm môi trường biển do dầu
cũng như việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các
vùng biển không phải là một vấn đề mới. Cùng với tiến trình xây dựng hệ thống
pháp luật quố
c tế và quốc gia về phòng chống ô nhiễm môi trường biển do dầu cũng
như việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng

biển, trên thế giới và ở các nước, đã có nhiều công trình, hoạt động nghiên cứu về
vấn đề này. Những nghiên cứu đó, ở phạm vi và mức độ nhất định, đã đề cập đến
các vấn đề lý luận và th
ực tiễn đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra trên các vùng biển theo những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.
i) Thứ nhất, đã có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về đánh giá, đòi
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển.
ii) Thứ hai, các công trình nghiên cứu chứng tỏ bước phát triển mới về trình
độ KH&CN trong lĩnh vực ứng phó, x
ử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường biển
do dầu; đặc biệt là đã góp phần thể hiện rõ những thành tựu xây dựng pháp luật
quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển.
iii) Thứ ba, chưa có công trình nào đề cập và giải quyết toàn diện, thấu đáo cả
về lý luận và thực tiễn hoạt động đánh giá và đòi bồi thường thiệ
t hại do ô nhiễm
dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam.
Ở Việt Nam, đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên
các vùng biển là vấn đề pháp lý khá phức tạp nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu,
thực thi một cách thoả đáng trong thời gian qua. Hoạt động nghiên cứu khoa học về
đánh giá, đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng biển Việt Nam còn
rất hạ
n chế. Cho đến trước thời điểm triển khai Đề tài, chưa có một công trình (đề
tài, dự án) cấp Nhà nước nào về vấn đề này. Một số hoạt động hay công trình
nghiên cứu đã triển khai có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đều mới chỉ dừng lại ở
cấp Bộ, ngành, địa phương hoặc do một số chuyên gia, nhà khoa học thực hiện theo
tính chất cá nhân đơn lẻ. Nhà nước, các cơ quan tổ chức có trách nhiệm và cộng
đồng cư dân các địa phương ven biển đã triển khai và xúc tiến nhiều hoạt động
nhằm ứng phó, kh
ắc phục các sự cố tràn dầu trên vùng biển Việt Nam. Tuy vậy,
những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm biển do dầu ở Việt Nam vẫn còn rất

nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả do những hạn chế, bất cập về cơ sở pháp lý, trình độ
tác nghiệp và các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục v
ụ cho các hoạt
động phòng ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả, đòi bồi thường thiệt hại.
* Những kết quả đã đạt được:
Lĩnh vực nghiên cứu, xây dựng và thực thi
pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển ở Việt Nam đã

12
bước đầu có những kết quả nhất định. Các hoạt động và sản phẩm nghiên cứu bước
đầu có tác dụng hỗ trợ, làm cơ sở cho việc triển khai việc xử lý, khắc phục các sự cố
ô nhiễm biển do dầu gây ra trên thực tế.
* Những vấn đề còn tồn tại

- Thứ nhất, hoạt động đánh giá thiệt hại, đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn
chế. Một trong các nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là : Chúng ta chưa xây
dựng và thực thi được một hệ thống cơ sở khoa học và quy trình pháp lý toàn diện,
đầy đủ cho việc đánh giá thiệt hại, đòi bồ
i thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra
trên các vùng biển Việt Nam.
- Thứ hai, chưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải toàn diện, đầy đủ và
có hệ thống cơ sở khoa học, quy trình pháp lý của việc đánh giá, đòi bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam; trong đó có cả việc
khảo cứu pháp luật quốc tế và kinh nghiệm nước ngoài. Các hoạt động hay công
trình nghiên cứu trong lĩ
nh vực này chủ yếu mới chỉ mang tính chất báo cáo, phản
ánh thông tin thực tiễn, dung lượng còn rất hạn chế. Do thực tế này mà việc nghiên
cứu vấn đề đánh giá thiệt hại, đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên
các vùng biển Việt Nam đặt trong mối liên hệ tổng thể giữa các yếu tố khoa học tự

nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học pháp lý cũng như trong mối liên h
ệ với những
nhân tố như: con người, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hội nhập và hợp
tác quốc tế…chưa được phân tích, đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy mà cho đến
nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về đánh giá, đòi bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam đáp ứng yêu cầu là tài liệu
tham khảo phục vụ đầy đủ
và hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức hữu quan trong
việc xây dựng và thực thi pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.
Tình hình đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của việc khắc
phục các sự cố ô nhiễm biển do dầu ở nước ta. Với thực tế rõ ràng là, nguy cơ và
hậu quả của ô nhiễm biển do dầu ngày càng gia tăng và là thách thức
đối với tất cả
các cấp, các ngành từ cấp Trung ương đến các địa phương ven biển, đang đặt ra yêu
cầu hết sức cấp thiết là khẩn trương xúc tiến việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa
học pháp lý về đánh giá, đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các
vùng biển Việt Nam bằng một đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chính
Nhiệm vụ nghiên cứu “Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam” là một hợp phần thuộc
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Xây dựng cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh giá
và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam” (mã số
:
ĐTĐL.2009 G/10, thời gian thực hiện 2009 – 2011) được giao cho Trung tâm Luật
biển và hàng hải quốc tế (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) chủ trì thực hiện,
cùng với Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) là cơ quan chủ trì của Đề tài ĐTĐL.2009 G/10.

13

Đề tài có sự kết hợp hai nội dung nghiên cứu riêng biệt là (a) cơ sở khoa học
và (b) cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do
ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam. Nội dung nghiên cứu về cơ sở khoa
học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nội dung về cơ sở pháp lý thuộc lĩnh vực
khoa học xã hội. Vớ
i tính chất là công trình nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước, Đề
tài có mục tiêu chung là: Xây dựng được cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh giá
và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam; góp
phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững;
phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để chuyển giao và ứng dụng kết quả
nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể của phần nghiên cứu cơ sở pháp lý là:
* Xây dựng hệ luận cứ khoa học pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam
* Xây dựng quy trình pháp lý về đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu trên các vùng biển Việt Nam
* Đề xuất các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đòi bồi
thường thiệt h
ại do ô nhiễm dầu trên biển
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc
tế đăng ký triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:
- Cơ sở pháp lý của việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra trên vùng biển theo các điều ước quốc tế.
- Kinh nghiệm quốc tế và các nước trong việc ban hành pháp luật và thực thi
việc đòi bồi thường thi
ệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển; từ đó đánh
giá tổng thể về những thành công, hạn chế và những bài học kinh nghiệm có thể
tham khảo, vận dụng đối với Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hệ thống văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về
đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển

- Các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việ
t Nam về đòi bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển
- Xây dựng Quy trình pháp lý về đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu trên các vùng biển Việt Nam
- Kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm ứng dụng kết
quả nghiên cứu của đề tài.
3. Các nội dung công việc cụ thể và sản phẩm cần đạt theo Hợ
p đồng NCKH
&PTCN số 10/2009G/HĐ ngày 21/01/2009 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường biển và Hợp
đồng số 01/ĐTĐL.2009 G/10 ngày 06/8/2009 giữa Viện Tài nguyên và Môi trường
biển với Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế; sau đây viết tắt là Hợp đồng)
* Bộ tư liệu về cơ sở pháp lý phục vụ bồi thường thiệt hạ
i do ô nhiễm dầu

14
* Bộ chuyên khảo khoa học về:
- Quy trình đòi bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm dầu gây ra đối với tài
nguyên và môi trường biển trên thế giới và ở Việt Nam

- Báo cáo tổng hợp cơ sở pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra trên vùng biển Việt Nam và đề xuất quy trình pháp lý về đánh giá và đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng bi
ển Việt Nam
- Báo cáo tổng hợp các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển
* Các hoạt động bổ trợ: Kỷ yếu hội thảo, tọa đàm khoa học; Báo cáo điều
tra- khảo sát thực tế (trong nước và nước ngoài); các bài báo khoa học được công
bố; sách chuyên khảo (tham gia biên soạn) và các sản phẩm khác

* Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứ
u của đề tài.
4. Kết quả thực hiện theo tiến độ so với Hợp đồng NCKH &PTCN và
quyết định gia hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ: từ tháng 8/2009 đến tháng
6/2011 (20 tháng).
Đến thời điểm kết thúc (6/2011), Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế đã
hoàn thành những công việc chính sau đây:
4.1. Báo cáo tổng quan các kết quả khoa học - những nội dung nghiên cứu
chính đã thực hiện (thể hiệ
n trong mục 17 Thuyết mình đề tài):
17.1. Những vấn đề chung về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra
trên biển trong khoa học pháp lý hiện đại
17.2. Nghiên cứu pháp luật quốc tế và nước ngoài về vấn đề bồi thường thiệt hại
do ô nhiễm dầu gây ra trên biển
17.3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đòi bồi
thường thiệt hạ
i do ô nhiễm dầu gây ra trên biển
17.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình pháp lý chuẩn về đòi bồi thường thiệt
hại do ô nhiễm dầu gây ra trên các vùng biển Việt Nam
Đề tài đã triển khai thực hiện và có sản phẩm khoa học cụ thể được yêu cầu
tại Thuyết minh đề tài và Phụ lục I Hợp đồng NCKH & PTCN, gồm 106 chuyên đề
khoa học và 05 báo cáo tổng hợp về:
- Quy trình đòi bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm dầu gây ra đối với tài
nguyên và môi trường biển trên thế giới và ở Việt Nam;

- Báo cáo tổng hợp cơ sở pháp lý về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
gây ra trên vùng biển Việt Nam và đề xuất quy trình pháp lý về đánh giá và đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng biển Việt Nam;
- Báo cáo tổ
ng hợp các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển.
4.2. Các hoạt động bổ trợ

15
4.2.1. Xây dựng Bộ tư liệu tham khảo quốc tế, nước ngoài và Việt Nam;
trong đó có sản phẩm dịch một số tư liệu cần thiết từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt.
4.2.2. Hoạt động hợp tác quốc tế: Tổ chức thành công 01 Đoàn ra (đi khảo
sát kinh nghiệm thực tế tại Hàn Quốc (tháng 9/2010).
4.2.3. Tổ chức 01 hội thảo khoa học và các tọa đàm khoa học; tham gia các
hội thảo khoa học của cơ quan chủ trì đề tài.
4.2.4. Khảo sát ý kiến chuyên gia (theo phương pháp điều tra xã hội học)
4.2.5. Các bài báo đã công bố (chỉ tiêu đăng ký là 03 bài)
Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế đã công bố 04 bài báo trên các tạp
chí trong nước, 01 bài báo tham gia hội thảo tại Viện Biển Hàn Quốc (KMI) trong
tháng 9/2010, các báo cáo khoa học tham gia hội thảo trong nước (02 hội thảo của
Viện Tài nguyên và Môi trường biển; 01 Hội thảo của Trung tâm Lu
ật biển và hàng
hải quốc tế). Cụ thể là:
1. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng,
chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển, Tạp chí Khoa học Kinh tế-Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, số 4/2008;
2. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến – Nguyễn Hùng Cường, Cơ chế giải quyết
tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982, Tạp chí Khoa họ
c
Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/2009;
3. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Pháp luật Việt Nam về phân vùng, quản lý
tổng hợp vùng ven bờ biển, Tạp chí Khoa học Kinh tế-Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 3/2010;
4. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tổng quan pháp luật quốc tế về phòng chống

và bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển, T
ạp chí Khoa học Kinh
tế-Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 01/2011;
* Các báo cáo khoa học tham gia hội thảo trong và ngoài nước:
5. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Báo cáo khoa học về pháp luật Việt Nam về
phòng chống ô nhiễm dầu trên các vùng biển (Tham luận khoa học tại
Hội thảo của Viện Biển Hàn Quốc – KMI, tháng 9/2010).
6. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Ths. Đồng Thị Kim Thoa, Cơ chế bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng biển theo pháp luật quốc tế, nước
ngoài và Việt Nam.
7. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Ths. Đồng Thị Kim Thoa, Quy trình pháp lý
đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu – cơ sở xây dựng và
những nội dung cơ bản.
4.2.6. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học
(chỉ tiêu đăng ký là 01 thạc sỹ,
01 nghiên cứu sinh)

16
Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế đã tham gia đào tạo 05 học viên cao
học viết luận văn tốt nghiệp về đề tài ô nhiễm dầu, 01 nghiên cứu sinh chuyên
ngành luật quốc tế viết luận án về đề tài ô nhiễm dầu, 03 nghiên cứu sinh chuyên
ngành luật quốc tế tham gia thực đề tài.
* Danh sách nghiên cứu sinh thực hiện đề tài (đào tạo tiến sỹ) do PGS.TS,
Nguyễ
n Bá Diến hướng dẫn: Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô
nhiễm dầu trên biển từ tàu, NCS. Mai Hải Đăng, thực hiện năm 2010 tại Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Danh sách các luận văn thạc sỹ do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến hướng dẫn
thực hiện:
1. Về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển trong luật quốc tế, họ

c
viên cao học Nguyễn Văn Hải thực hiện (niên khóa 2006-2009) tại Khoa
Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc
tế và pháp luật nước ngoài, học viên cao học Nguyễn Song Hà thực hiện
(niên khóa 2007-2010) tại tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Pháp luật Việt Nam về việc bồi thường thiệ
t hại do ô nhiễm dầu trong
tương quan so sánh với pháp luật Australia, học viên cao học Nguyễn Thị
Ánh Nguyệt thực hiện (niên khóa 2007 -2010) tại Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản
và pháp luật Việt Nam, học viên cao học Nguyễn Thiên Triệu thực hiện
(niên khóa 2007 -2010) thực hiện tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà
Nội.
5. Pháp luật quốc tế về chống ô nhiễm dầu trên biển liên hệ v ới pháp luật
Việt Nam, học viên cao học Trần Thúy Bình thực hiện (niên khóa 2009 –
2011) tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài
5.1. Theo thuyết minh của Viện Tài nguyên môi trường biển – triển khai
mảng nghiên cứu về khoa học công nghệ
Thuyết minh Đề tài của Viện Tài nguyên môi trường biển xác định
phạm vi
không gian nghiên cứu là phạm vi không gian dọc giải ven bờ Việt Nam cụ thể là:
+ Những vấn đề nghiên cứu và đánh giá tổng quan, được thực hiện cho cả
dải ven bờ Việt Nam. Ranh giới phía Bắc được tính từ Móng Cái (cửa sông biên
giới Ka Long) và ranh giới phía Nam là mũi Cà Mau (mũi đất cuối cùng của Việt
Nam)
+ Các vấn đề nghiên cứu chi tiết được tập trung vào 04 vùng biển ven bờ và
một số đảo c

ơ sở trên vùng biển Việt Nam (Vùng biển Bắc Bộ với trọng điểm là
vùng biển ven bờ Quảng Ninh và đảo Bạch Long Vỹ. Vùng biển Trung Bộ (Quảng

17
Bình – Ninh Thuận, trọng điểm: vùng biển ven bờ Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và
đảo Cù Lao Chàm, Bà Rịa - Vũng Tàu). Vùng biển Nam Bộ (Ninh Thuận – Cà
Mâu, trọng điểm: vùng cửa sông Đồng Nai). Vùng biển Tây Nam Bộ và vịnh Thái
Lan (trọng điểm: đảo Phú Quốc).
Phạm vi mặt cắt ngang vùng nghiên cứu: Ranh giới ngoài được xác định
bằng đới tương tác giữa biển và lục địa và phụ thuộc vào địa hình, trầm tích và độ
ng
lực của từng khu vực và tạm thời sử dụng đường đẳng sâu 30 m nước (là ranh giới
ngoài cho vùng ven bờ Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ) và sâu 50 m nước (cho
vùng biển miền Trung). anh giới trong là xa nhất trong lục địa còn chịu ảnh hưởng
đến các quá trình động lực biển như ảnh hưởng của sóng, của dòng triều… và như
vậy ranh giới trong thường là ranh giới trong của các huyện ven biển.
5.2. Phạm vi nghiên cứ
u trong lĩnh vực khoa học pháp lý do Trung tâm
Luật biển và hàng hải quốc tế thực hiện
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài trong lĩnh vực khoa học pháp lý được mặc
định từ tên gọi của Đề tài là “vùng biển Việt Nam”. Theo quy chế pháp lý về biển
của Việt Nam hiện nay (Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Nghị định của Chính
phủ số 191/2004/NĐ-CP ngày 18/11/2004 về quản lý hoạt động thủy sản c
ủa tầu cá
nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam - Điều 3, Nghị định số 25/2009/NĐ-CP
ngày 06 /3 /2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo và các văn bản pháp luật khác liên quan, vùng biển của Việt
Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của
CHXHCN Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng biển tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Như vậy, khi nghiên cứu cơ sơ

pháp lý cho việc đánh giá và đòi BTTH do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam,
Đề tài phải đảm bảo xác định phạm vi như đã xác định trong quy chế pháp lý này,
mà không thể giới hạn phạm vi không gian gần bờ như thuyết minh của Viện Tài
nguyên và Môi trường biển.
Ô nhiễm dầu trên biển có nguồn gốc từ
các sự cố tràn dầu có thể xảy ra ngoài
khơi nhưng hậu quả thiệt hại thường lại phát sinh tại vùng ven bờ biển, do dầu bị
sóng gió làm táp vào vùng ven biển, bờ biển. Do đó, khi nghiên cứu về vấn đề này,
cần xác định thêm phạm vi không gian nghiên cứu còn phải là khu vực ven biển.
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam hiện hành (Nghị định số 25/2009/NĐ-CP
ngày 06 /3 /2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợ
p tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển, hải đảo), vùng ven biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao
gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển được xác định theo ranh giới hành
chính để quản lý. Ranh giới hành chính này có thể căn cứ vào quy chế khu vực biên
giới trên biển (theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Nghị định 140/2004/NĐ-
CP ngày 25/6/2004 cuả Chính phủ quy định chi tiết một số đ
iều của Luật Biên giới
quốc gia) tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã,
phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo. Đây cũng là khu vực thuộc phạm vi
nghiên cứu của Đề tài ở khía cạnh khoa học pháp lý.

18
6. Cách tiếp cận vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế đã sử dụng hợp lý và đúng đắn các
cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu như đã trình bày trong Thuyết minh, đó là tiếp cận
lịch sử, tiếp cận hệ thống và tiếp cận liên ngành. Phương pháp nghiên cứu chính
được sử dụng là:
- Các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa họ
c pháp lý.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh để tổng kết kinh nghiệm quốc tế và nước
ngoài trong việc xây dựng cơ sở pháp lý của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu điển hình để lựa chọn các đối tượng điểm, áp
dụng trong hoạt động nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn trong nước.
- Các phương pháp hội thảo chuyên đề, chuyên gia đánh giá.
7. Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thực hiệ
n đề tài
7.1. Kết quả khoa học
Đề tài nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống những vấn đề lý luận,
thực tiễn về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên thế giới và ở các nước tiêu
biểu được lựa chọn (15 nước); luận giải rõ các cơ sở khoa học và pháp lý của hoạt
động ứng phó, khắc phục và bồi thường thiệt hại do ô nhi
ễm dầu ở các vùng biển –
tập trung chủ yếu vào các sự cố ô nhiễm do tràn dầu từ tai nạn hàng hải; phân tích
đánh giá thực trạng hệ thống quy định pháp luật và thực tiễn Việt Nam về lĩnh vực
này; trên cơ sở đó đưa ra các luận cứ khoa học, đề xuất các kiến nghị, giải pháp xây
dựng quy trình pháp lý chuẩn về đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm
dầu trên các vùng biển Việt Nam.
* Những điểm mới và đóng góp về mặt khoa học của đề tài:
- Xây dựng hệ thống các luận cứ về cơ sở khoa học của vấn đề bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Đề tài đã
luận giải chi tiết hệ thống các luận cứ khoa học này trên cơ sở tổ
ng kết và phát triển
lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động đánh giá và đòi BTTH do ô
nhiễm dầu ở trong nước và trên thế giới (trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức
quốc tế và các quốc gia tiêu biểu).
- Triển khai các nội dung nghiên cứu về cơ chế BTTH do ô nhiễm dầu của
quốc tế và nước ngoài một cách hệ thống, có chọn lọc, chú trọng các kết quả so
sánh
đối chiếu và có liên hệ đề ra bài học kinh nghiệm thiết thực đối với Việt Nam.

- Xây dựng quy trình pháp lý chuẩn về đánh giá và đòi BTTH do ô nhiễm
dầu trên vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia; trên cơ sở đó xác định những
điểm tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành và đề xuất các giải
pháp từ tổng thể đến cụ thể về
sửa đổi, bổ sung các VBPL và quy định nhằm hoàn
thiện chế định về BTTH do ô nhiễm dầu trên các vùng biển.
* Về xây dựng quy trình pháp lý đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam

19
- Trong sản phẩm của Đề tài ĐTĐL.2009 G/10, kết quả của mảng khoa học
công nghệ do Viện Tài nguyên và môi trường biển thực hiện có Quy trình khoa học
công nghệ về đánh giá thiệt hại do ô nhiễm dầu đối với môi trường biển. Kết quả
này, theo nguyên lý chung và mục tiêu, nhiệm vụ của Đề tài, cần phải được thể hiện
trong Quy trình pháp lý về đánh giá và đòi bồi thường thiệt hạ
i (luật hóa các nội
dung khoa học công nghệ của Quy trình).
- Trong quá trình thực hiện Đề tài, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế
đã cố gắng tìm hiểu, thu nhận thông tin về kết quả nghiên cứu xây dựng Quy trình
khoa học công nghệ của Viện Tài nguyên và Môi trường biển để phản ánh và
chuyển tải vào trong Quy trình pháp lý của Đề tài.
Đây là điểm mới và đóng góp quan trọng nhất của công trình nghiên cứu
này. Những nội dung mới này có ý ngh
ĩa lớn trong việc bổ sung và làm phong phú
thêm hệ thống cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn về BTTH do ô nhiễm dầu ở các
vùng biển. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của Đề tài có giá trị tham khảo trực tiếp cho
các cơ quan, tổ chức hữu quan tham gia công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách,
pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường biển nói chung và lĩnh vực phòng
chống, khắc phục và xử lý hậu quả củ
a sự cố ô nhiễm dầu trên các vùng biển và ven

biển Việt Nam.
7.2. Ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn công tác lập pháp, quản lý nhà
nước và nâng cao tiềm lực khoa học cho đơn vị
Các nội dung kết luận đánh giá cũng như đề xuất kiến nghị của Đề tài có thể
trực tiếp được ứng dụng trong công tác lập pháp, lập quy và quản lý nhà nước; đặc
biệt là hoạt động xây dựng, ban hành VBPL m
ới; sửa đổi bổ sung các VBPL hiện
hành trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng và toàn diện, lại có tính liên ngành với
khoa học công nghệ. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ đã tập hợp được sự tham
gia của nhiều cán bộ giảng dạy- nghiên cứu có kinh nghiệm của Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở nghiên cứ
u khác cũng như các chuyên gia quản
lý và hoạt động chuyên môn ở một số đơn vị có vị trí vai trò liên hệ khá chặt chẽ
với lĩnh vực nghiên cứu của Đề tài. Chính vì vậy, các hoạt động và kết quả của đề
tài có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao trình độ nhận thức khoa học, làm phong
phú thêm kiến thức của cán bộ, chuyên gia, giảng viên, sinh viên, học viên và
nghiên cứu sinh chuyên ngành luật quốc tế và tư pháp.



20
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO Ô NHIỄM DẦU TRÊN BIỂN TRONG KHOA HỌC PHÁP LÝ HIỆN ĐẠI
1.1. Các khái niệm pháp lý cơ bản

1.1.1. Dầu [8] [31] [32] [157] [278]
Dầu - theo Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL
73/78) - được hiểu là dầu mỏ dưới bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn,
dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc. Dầu thô là bất kỳ hợp chất hydro

carbon lỏng nào có trong tự nhiên trên trái đất, có thể được xử lý hoặc không xử lý
để phù hợp cho việc vận chuyển.
Dầu thô, hay còn gọi dầu mỏ (tiếng Anh là petroleum hay crude oil; gốc
tiếng Hy Lạp: petra - đá và elaion - dầu; hay tiếng Latin oleum - dầu), một hỗn hợp
các chất ở dạng lỏng, sánh không tan trong nước và nhẹ hơn nước, tồn tại trong các
lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Thành phần của dầu mỏ bao gồ
m các
hydrocacbon (RH) có cấu trúc khác nhau và có thể phân thành 03 loại: các
hydrocacbon mạch thẳng; hydrocacbon mạch vòng; hydrocacbon thơm; ngoài ra
trong dầu mỏ còn có các hợp chất chứa oxy (các axit, xeton, rượu), các hợp chất
chứa nitơ (indol, carbazol ), hợp chất chứa lưu huỳnh (nhựa đường, bitum).

Theo quy định của pháp luật Việt Nam (Quy chế hoạt động ứng phó sự cố
tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ- TTg ngày 12/05/2005 của
Thủ tướng Chính phủ, Điều 2.1 (a)), dầu bao gồm: dầu thô, dầu thành phẩm và các
loại khác như dầu thải, nước lacanh.
1.1.2. Ô nhiễm dầu và các khái niệm có liên quan
1.1.2.1. Môi trường biển, hệ sinh thái biển
* Môi trường [34][256][257][258][335]
Dưới góc độ khoa học pháp lý, môi trường là tổng thể
các yếu tố tự nhiên –
xã hội có quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, tác động tới cuộc sống
và sự phát triển thể chất và tinh thần của con người, xã hội, đồng thời chịu sự tác
động trở lại của con người. Năm 1975, Hội nghị quốc tế đầu tiên của Liên hợp
quốc về môi trường (tổ chức tại Thuỵ Điển) đ
ã đưa ra định nghĩa:“Môi trường là
điều kiện cho con người sinh sống và những cơ hội để phát triển trí tuệ, tinh thần
và đạo đức xã hội”. Năm 1992, tại Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển
(Rio de Janeiro, Brazin), khái niệm môi trường được đưa ra còn bao hàm cả sự tác
động của con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triể

n
của con người.
* Môi trường biển [1][103][145][232]
Theo khoản 4 điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
(sau đây viết tắt là Công ước Luật biển 1982, hoặc viết tắt theo tên tiếng Anh là
UNCLOS 1982), môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển

21
(rừng ngập mặn) và chất lượng biển, cảnh quan biển. Hội nghị Thượng đỉnh Trái
đất tổ chức ở Rio de Janero (Brazil) năm 1992 về môi trường và phát triển là hội
nghị thượng đỉnh đầu tiên ở cấp độ toàn cầu về các giải pháp phát triển bền vững
chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21 (được gọi tắt là Chương trình nghị sự 21)
đưa ra định nghĩa: “Môi tr
ường biển là vùng bao gồm các đại dương, các biển, và
các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của hệ thống duy
trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững”.
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam chưa có định nghĩa về môi trường
biển. Theo Điều 3 Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 /3 /2009 c
ủa Chính phủ
về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo: “Môi trường
biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven
biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại
một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật”.
1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển do dầu
* Ô nhi
ễm môi trường [103][236][235]
Ô nhiễm môi trường, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự thay đổi các thành
phần và tính chất lý-hóa-sinh của môi trường, gây ra tác hại cho con người và các
loài động thực vật. Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm ô nhiễm môi trường
luôn được xem xét trong mối quan hệ với con người. Pháp luật nhiều quốc gia đã

đưa ra các định nghĩa khác nhau về ô nhiễm môi trường. Tiếp thu quan điểm của
luật quốc tế, Luật b
ảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 định nghĩa ô nhiễm môi
trường là “sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”. Ngoài ra, Luật này
còn nêu định nghĩa về “suy thoái môi trường”, “sự cố môi trường”; theo đó, “suy
thoái môi trường” là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi
trường, gây ảnh hưởng x
ấu đối với con người và sinh vật; “sự cố môi trường” là tai
biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất
thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm
trọng.
* Ô nhiễm môi trường biển [214][235][252][304][459]
Công ước Luật biển năm 1982 quy định tại Điều 1 khoản 4: “Ô nhiễm môi
trường biển (pollution du milieu marin) là việc con người trực ti
ếp hoặc gián tiếp
đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông,
khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi
sinh vật, và đến hệ thống động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe
con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc
đánh bắt hải sản và
các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển
về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển” [1].
Ngoài việc đưa ra khái niệm ô nhiễm môi trường biển, Công ước Luật biển
năm 1982 (tại mục V phần XII) xác định các loại nguồn chủ yếu dẫn đến ô nhiễm
g
ồm: Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền (Điều 207); Ô nhiễm do hoạt động liên quan

22
đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia và hoạt động tiến hành trong Vùng gây

ra (Điều 208-209); Ô nhiễm do sự nhận chìm (Điều 210); Ô nhiễm do tàu thuyền
gây ra (Điều 211); Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển
(Điều 212).
Theo thống kê của Tổ chức Hàng hải quốc tế - IMO, có 05 (năm) nguồn ô
nhiễm môi trường biển chủ yếu là [332,9][372]:
- Ô nhiễm có nguồn gốc t
ừ đất liền như ô nhiễm gây ra bởi những vật liệu
(thông qua năng lượng) được thải vào môi trường biển có nguồn gốc từ đất liền,
thông qua các cửa sông, đường ống và các cấu trúc.
- Ô nhiễm do đổ các chất thải công nghiệp và các chất thải từ thành phố
được vận chuyển bằng tàu nhằm đổ xuống biển hoặc đốt ở trên biển, kể cả việc đổ
những vật liệu thu được khi nạo vét luồng, cửa sông.
- Ô nhiễm gây ra bởi việc xả trực tiếp những vật liệu độc hại phát sinh từ
việc thăm dò khai thác khoáng vật từ đáy biển.
- Ô nhiễm từ và thông qua khí quyển, do thải những vật liệu độc hại (hoặc
năng lượng) vào khí quyển do hoạt động của con người trên đất liền, do tàu hoặc
máy bay, những vật li
ệu này sẽ rơi xuống biển cùng với nước mưa hoặc tuyết.
- Ô nhiễm do tàu biển gây ra, tức là ô nhiễm gây ra bởi các hoạt động thải từ
tàu biển (do làm sạch két hoặc thay nước ballast) hoặc gây ra bởi các tai nạn hàng
hải (sau khi xảy ra va chạm hoặc tàu bị mắc cạn)
1
.
“Ô nhiễm môi trường biển do dầu” được hiểu và gọi tên một cách tổng quát
chính là “ô nhiễm dầu”. Ô nhiễm biển do dầu thường xuất phát từ các nguồn hoạt
động chính sau đây:

(i) Ô nhiễm dầu do hoạt động vận tải biển: Theo tài liệu thống kê của Liên
hợp quốc, lượng dầu đổ ra biển có liên quan đến các hoạt động của hàng hải là 2-3
triệu tấn/năm, chiếm 30% tổng lượng dầu đổ xuống biển, trong đó các hoạt động

hàng hải và các tai nạn của các con tàu chiếm 46-47%. Hàng năm, số lượng khoảng
02 tỷ tấn dầu các loại được chuyên chở
bằng đường biển, cho thấy khả năng gây ô
nhiễm biển do dầu từ hoạt động hàng hải là rất lớn.
(ii) Ô nhiễm dầu do hoạt động dầu khí (thăm dò, khai thác, vận chuyển) trên
biển: Cho đến nay, dầu đã được tìm thấy ở thềm lục địa và biển của trên 30 nước,
những vùng có khả năng và khối lượng khai thác lớn là Biển Bắc, vịnh Pecxich,
Tây Nam Phi, Vịnh Mehico, Bắc M
ỹ Theo tính toán của các nhà khoa học, lượng
dầu thất thoát khi khai thác chiếm 0,23% (chỉ riêng một lô khai thác dầu của Anh
hoạt động 05 năm trên biển đã đổ ra biển 1.430 tấn dầu thô).

1
Theo báo cáo đánh giá về hiện trạng môi trường biển của nhóm GESAMP 1990, tỷ lệ các hoạt động của
con người gây ô nhiễm cho môi trường biển là: Các hoạt động dầu khí ngoài khơi: 1%; Giao thông biển:
12%; Nhận chìm: 10%; Phù sa và ô nhiễm có nguồn gốc từ đất liền : 44%; Ô nhiễm từ khí quyển: 33%.

23
(iii) Ô nhiễm dầu do sự cố, tai nạn của tàu biển xảy ra trên biển : Nguồn gây
ô nhiễm do các tàu biển bị tai nạn, sự cố trên biển chỉ chiếm 15 -25% số vụ ô nhiễm
dầu, nhưng khối lượng dầu đổ xuống biển lại rất lớn. Tai nạn gây tràn dầu làm nước
biển bị ô nhiễm để lại hậu quả, tổn hại lớn về cả
nh quan, môi sinh, thiệt hại cho
nguồn lợi thuỷ sản Có thể kể đến một số vụ tai nạn tràn dầu điển hình trên thế giới
như: Tàu Amoco Cadiz đắm ngày 16/3/1978 tại vùng biển Porstall của Pháp đổ ra
biển 223.000 tấn dầu; tàu Exxon Valdez tràn 40.000 tấn dầu thô xuống biển gây
thiệt hại lớn vào năm 1989; dàn khoan lớn nhất của công ty dầu khí Brazin
Petrobras bị sự cố làm tràn 26.000 tấn dầu ra biển tháng 3/2001; vụ nổ giàn khoan
của công ty BP (Anh) trên vịnh Mexico (Hoa Kỳ) năm 2010 làm tràn hơn 170 triệu
lít dầu trên một vùng khoảng 240 km vùng biển và bờ biển Hoa Kỳ…[454].

1.1.2.3. Sự cố ô nhiễm dầu [324,14]
Theo tài liệu mẫu về xây dựng luật tàu biển phòng chống ô nhiễm cho các
nước vùng Caribe, “sự cố ô nhiễm dầu” có nghĩa là sự cố hay một loạt các sự cố có
cùng nguồn gốc gây ra hoặc có thể gây ra việc xả dầu và vấn đề này đe doạ hoặc có
thể đe doạ ảnh hưởng tớ
i môi trường biển, hoặc bờ biển hay các lợi ích liên quan
của một hay nhiều quốc gia, và vấn đề này đòi hỏi ngay lập tức hành động khẩn cấp
hoặc các biện pháp xử lý khác.
Sự cố ô nhiễm dầu trên biển thường là các sự cố tai nạn hàng hải của các tàu
biển (đâm va, chìm đắm…) hoặc sự cố phát sinh từ hoạt động khai thác, vận chuyển
dầu khí trên biển. Theo pháp luật quố
c tế, “tàu” có nghĩa là mọi loại tàu hoạt động
trên biển bao gồm cả tàu cao tốc, thuỷ phi cơ, tàu ngầm và bất kỳ phương tiện nổi
nào khác. “Tàu chở dầu” được hiểu là một con tàu được cấu trúc hay thích nghi với
việc chuyên chở dầu dưới dạng rời với số lượng lớn trong khoang chứa hàng hoá
trên tàu và bao gồm (a) tàu chuyên chở kết hợp; (b) tàu chuyên chở chất hoá học
vận chuyển hàng hoá hay một phầ
n hàng hoá dầu dưới dạng rời; và (c) tàu vận
chuyển khí đốt chuyên chở hàng hoá hoặc một phần hàng hoá dầu dưới dạng rời.
“Tàu chở dầu thô” là tàu được sử dụng để vận chuyển dầu thô vì mục đích thương
mại;
1.1.2.4. Thiệt hại do ô nhiễm dầu [19][12][324][377]
Trên phạm vi thế giới, hiện đang tồn tại song song hai quan niệm khác nhau
về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: Một là,
thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường chỉ gồm thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, như hệ
động vật, thực vật, đất, nước, không khí mà không bao gồm thiệt hại đối với tính
mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Hai là, thiệt hại về môi trường không chỉ
bao gồm các thiệt hại đến chất lượng môi trường mà còn cả thiệt h
ại về sức khỏe,

tài sản của cá nhân do ô nhiễm môi trường gây nên. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các
nước trên thế giới đều cho rằng thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên biển bao gồm
các thiệt hại về tài nguyên và môi trường, bao gồm cả thiệt hại các giá trị trực tiếp,
gián tiếp của các hệ sinh thái biển và các hoạt động kinh tế cũng như sức khỏe cộng
đồng. Ngoài ra các thiệt hại kinh tế
phải bỏ ra để khắc phục sự cố tràn dầu và phục

×