Tải bản đầy đủ (.pdf) (444 trang)

Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 444 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
__________________

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.02/06-10


BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI:

NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
Mã số: KX.02.16/06-10


Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Chủ nhiệm: PGS.TS. Trần Đức Cường




8725

HÀ NỘI, 3 – 2011

1


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:



PGS.TS. Trần Đức Cường (Chủ nhiệm)
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam
GS.TS. Phạm Xuân Nam
GS.TS. Hoàng Chí Bảo
GS.TS. Đỗ Quang Hưng
GS.TS. Ngô Đức Thịnh
PGS.TS. Lê Thị Quý
PGS.TS. Phạm Văn Đức
TS. Lê Thanh Thập
TS. Phạm Văn Vang
TS. Nguyễn Xuân Dũng
PGS.TS. Bùi Xuân Đính
PGS.TS. Khổng Diễn
TS. Trịnh Thị Quang
TS. Đỗ Thị Nguyệt Quang
Ths. Đỗ Thị Thu Hà
CN. Ngô Vũ Hải Hằng



2


MỤC LỤC

Mở đầu ……………………………………………………………………… 8
Chương I: Khái niệm, định dạng các yếu tố tác động đến phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam…….
22

I.1. Một số khái niệm cơ bản …………………………………………………. 22
I.1.1. Xã hội …………………………………………………………………… 22
I.1.2. Phát triển xã hội …………………………………………………………. 26
I.1.3. Quản lý phát triển xã hội ……………………………………………… 29
I.1.4. Yếu tố ngoại sinh………………………………………………………… 33
I.1.5. Yếu tố nội sinh………………………………………………………… 34
I.2. Định dạng các yếu tố tác động
đến phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội …………………………………………………………….

36
I.2.1. Quan niệm và triết lý về phát triển bền vững, phát triển hiện đại hóa … 36
I.2.2. Tương tác giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội tới lĩnh vực xã hội của
phát triển ……………………………………………………………….
38
I.2.3. Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tác động đến phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội …………………………………………….
41
I.2.4. Những biến đổi của tình hình thế gi
ới và khu vực tác động tới phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội của Việt Nam ……………………
49
I.2.5. Tác động của thể chế chính trị, chính sách và quản lý vì sự ổn định xã
hội, phát triển bền vững ………………………………………………
54
I.2.6. Tác động của kinh tế thị trường và tình trạng phát triển không đều về

3
kinh tế…………………………………………………………………
58

I.2.7. Yếu tố văn hoá trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội…… 69
I.2.8. Yếu tố con người và nguồn nhân lực trong phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội………………………….……………………………
77
I.2.9. Tác động của hoạt động truyền thông 82
Chương II: Tìm hiểu một số yếu tố cơ bản tác động đến phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam
84
II.1. Các y
ếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên ……………………………… 84
II.1.1. Vị trí địa lý …………………………………………………………… 86
II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên …………………………………………………. 87
II.1.3. Đất đai ………………………………………………………………… 91
II.1.4. Đa dạng sinh học……………………………………………………… 92
II.1.5. Khoáng sản …………………………………………………………… 95
II.1.6. Hình thái lãnh thổ …………………………………………………… 96
II.2. Tác động của thể chế chính trị, chính sách và quản lý vì sự ổn định xã
hội, phát triển bền vững……………………………………………….
106
II.3. Tác động của kinh tế thị trường và tình trạng phát triển không đều về
kinh tế ………………………………………………………………….
127
II.3.1. Kinh tế thị trường: động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.………… 128
II.3.2. Tác động của kinh tế thị trường: Những biểu hiện cụ thể……. ……… 134
II.3.3. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình và
con đường vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện công bằng và tiến bộ
xã hội ở Việt Nam ……………………………………………………
142
II.3.4. Tác động của tình trạng phát triển không đề
u về kinh tế đến phát triển

xã hội và quản lý phát triển xã hội……………………………………

148

4
II.3.4.1. Khái quát tình trạng phát triển không đều về kinh tế tác động đến
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở
Việt Nam
149
II.3.4.2. Một số giải pháp hạn chế sự phát triển không đều về kinh tế trong
tiến trình đổi mới ở Việt Nam ………………………………………….
157
II.4. Yếu tố văn hóa trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội… 161
II.4.1. Hiện đại hóa, tính hiện
đại và tính hiện đại trong đa dạng ……………. 164
II.4.2. Tác động của các yếu tố truyền thống, thiết chế làng xã, di sản và
phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống đến quản lý xã hội và phát triển
xã hội ở nước ta hiện nay……………………………………………….
167
II.4.2.1. Một số đặc điểm của thiết chế làng xã Việt Nam ……………………. 168
II.4.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội …………………………………………………………………
176
II.4.3. Tiến tới quan niệm “văn hóa điều tiết sự phát triển” ………………… 184
II.5. Yếu tố con người và nguồn nhân lực trong phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội………………………………………………………
186
II.5.1. Con người Việt Nam truyền thống 187
II.5.2. Con người Việt Nam đương đại 190
II.5.3. Đào tạo nguồn nhân lực 191

II.6. Tác động của hoạt động truyền thông đối với sự phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ………………………………………………
198
II.6.1. Mấy vấn đề về truyền thông ……………………………………………. 198
II.6.2. Quan hệ giữa truyền thông và phát triển ………………………………. 202
II.6.3. Truyền thông và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay ……… 203
II.6.4. Quá trình truyền thông và các tác động xã hội trong quản lý phát triển
xã hội ………………………………………………………………….
208

5
Chương III: Khả năng thích ứng của hệ thống quản lý và của xã hội
trước những tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh ……….
216
III.1. Khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ quản lý xã hội đối với các
yêu cầu phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ……………… 216
III.1.1. Một số vấn đề lý luận của việc nghiên cứu đội ngũ cán bộ quản lý xã hội
216
III.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý xã hội hiện nay ………………… 217
III.1.3. Tác động của hệ thống thể chế đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ
quản lý xã hội hiện nay …………………………………………………
222
III.1.4. Những vấn đề về khả năng thích ứng của đội ngũ cán bộ quản lý trước
yêu cầu phát triển xã hội ………………………………………………
227
III.1.5. Một số vấn đề đặt ra ………………………………………………… 231
III.1.5.1. Về xây dựng môi trường văn hóa cho sự hình thành đội ngũ cán bộ
quản lý xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại ……………………….
231
III.1.5.2. Kinh tế thị trường …………………………………………………… 231

III.1.5.3. Xã hội dân sự ……………………………………………………… 232
III.1.5.4. Đổi mới chức năng xã hội của nhà nước …………………………… 233
III.1.5.5. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý xã hội như là nguồn
nhân lực quan trọng của xã hội …………………………………………
235
III.1.5.6. Các giải pháp cho việc xây dựng đội ng
ũ cán bộ quản lý xã hội …… 236
III.1.5.7. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý xã hội …………………………. 238
III.1.5.8. Xây dựng và ban hành chuẩn mực của cán bộ quản lý xã hội ……… 240
III.2. Khả năng thích ứng của các dân tộc đa số và thiểu số trước tác động của
các yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam 242
III.2.1. Thực trạng …………………………………………………………… 242
III.2.1.1. Địa bàn cư trú của các dân tộc ……………………………………… 242
III.2.1.2. Những thay đổi về địa bàn c
ư trú …………………………………… 244

6
III.2.1.3. Nguyên nhân của những thay đổi địa bàn cư trú ……………………. 246
III.2.2. Xu hướng ……………………………………………………………… 264
III.3. Những ảnh hưởng và khả năng thích ứng đối với yếu tố tôn giáo, tín
ngưỡng của hệ thống quản lý và hệ thống xã hội ở Việt Nam trong
tiến trình đổi mới ………………………………………………………
269
III.3.1. Đặc trưng của sự chuyển biến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam hiện nay và “tính vấn đề” của nó …………………………………
269
III.3.1.1. Sự biến đổi của “hệ thống tôn giáo”…………………………………. 269
III.3.1.2. Sự biến đổi trong sinh hoạt tôn giáo: xu hướng hiện đại hóa ………. 273
III.3.1.3. “Tính vấn đề” của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ………………… 275
III.3.1.4. Đời sống tín ngưỡng, tâm linh ……………………………………… 280

III.3.2. Về tác động của yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng đến sự phát triển xã hội
hiện nay – những thành tựu và giải pháp ………………………………
281
III.3.2.1. Áp lực của xu thế đa nguyên về tôn giáo (Pluralism) ………………. 281
III.3.2.2. Sức ép của vấn đề “toàn cầ
u hóa tôn giáo” …………………………. 286
III.3.2.3. Sức ép về sự ổn định chính trị - xã hội ……………………………… 288
III.3.3. Một số kiến nghị và giải pháp ……………………………………… 288
III.4. Quá trình thiết lập xã hội dân sự và vai trò của nó trong phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội ……………………………………… 291
III.4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận về xã hội dân sự …………………… 291
III.4.1.1. Ý kiến của một số nhà triết học trước Mác …………………………. 291
III.4.1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác ………………………………………… 294
III.4.2. Những tư tưởng c
ủa Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ và nhà nước dân
chủ kiểu mới gắn với mọi công việc của người dân trong xã hội ……
299
III.4.3. Những nhân tố tác động đến xu hướng phát triển của xã hội dân sự ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới ………………………………………….
305

7
III.4.4. Quan niệm đương đại về xã hội dân sự và vai trò của nó trong phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay …………
311
III.4.4.1. Quan niệm đương đại về xã hội dân sự …………………………… 311
III.4.4.2. Vai trò của xã hội dân sự trong phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở nước ta hiện nay và triển vọng đến năm 2020 ………………
313
Kết luận ………………………………………………………………………. 324

Tài liệu tham khảo …………………………………………………………… 334


8

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Phát triển xã hội là một quá trình mà trong đó, toàn thể loài người áp dụng
những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình,
qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược của quá trình đó.
Quản lý xã hội thể hiện như là tổng thể các cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ
giữa các c
ơ cấu ấy để qua đó cho phép thực hiện sự tương tác bằng quản lý giữa các
cá nhân, các nhóm và các cộng đồng xã hội, các thiết chế chính trị, kinh tế… của xã
hội. Quản lý xã hội bao trùm mọi khách thể và quá trình xã hội mà trạng thái có ý
nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội, đối với hoạt động sống
của con người.
Như vậy, phát triể
n xã hội và quản lý phát triển xã hội có mối liên hệ biện
chứng. Quản lý xã hội là để phát triển xã hội theo những mục tiêu được hoạch định.
Sự phát triển xã hội đề xuất những tình huống và yêu cầu để hoạt động quản lý phát
triển xã hội, phù hợp với xu hướng và mục tiêu của phát triển. Nhận thức mối quan
hệ này đang trở thành sự quan tâm phổ biến, và đang là v
ấn đề cấp bách đối với
những người hoạch định chính sách và giới nghiên cứu khoa học.
Bước sang thế kỷ XXI, việc chú ý đến phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội đã trở thành sự quan tâm của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quyết định
số 153/2004/QĐ-TTg về định hướng chiến lược phát triển ở Việt Nam của Chính
phủ đã đề ra chủ trương, biện pháp th

ực hiện tuyên bố thiên niên kỷ. Tháng 9/2005,
Chính phủ đã có Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững.
Như vậy, mục tiêu phát triển đã đặt ra yêu cầu quản lý phát triển xã hội.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xuất và lãnh đạo
nhằm hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, chúng ta
đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ bước vào hàng ngũ các quốc gia
phát triển. Thực tiễn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam cho thấy, việc tăng trưởng
kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Văn hoá đang trở thành một
động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững. Bài học và kinh nghiệm của các quốc gia
phát triển cho thấy nếu t
ăng trưởng kinh tế mà không giải quyết tốt các vấn đề xã
hội thì sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong đời sống xã hội, thậm chí dẫn đến khủng
hoảng. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, về mặt đánh giá người ta dễ dàng nhất trí với
nhau ở việc quan sát các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ số định lượng về phát triển kinh tế.

9
Song, về mặt xã hội cũng không phải đã có được một sự đánh giá chung thống nhất
về các chuyển biến tích cực, thậm chí nhiều người còn tỏ ra lo ngại khi nhìn thấy
các lệch lạc xã hội, văn hóa nảy sinh trong bối cảnh của sự biến đổi xã hội hiện nay.
Tình hình đó đăt ra yêu cầu nhận thức một cách sâu sắc những yếu tố tác động đến
phát triển xã h
ội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam là một sự biến cải xã hội toàn diện trong các quan
hệ kinh tế, trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống giá trị. Quá trình này tạo nên sự vượt
trội về chất ở các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. Đây là một cuộc cách mạng diễn ra sâu
rộng từ các yếu tố vi mô của xã hộ
i và ảnh hưởng của nó lan rộng đến các tầng bậc
của xã hội vĩ mô.
Cần phải nhấn mạnh rằng, đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh đời

sống quốc tế có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hoá, những thách thức
trong hội nhập và phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý xã hội ở Việt Nam phải phù
hợ
p với xu thế chung của thời đại, của các quan hệ pháp lý kinh tế quốc tế. Các
quan sát vĩ mô cho biết vai trò của những tác nhân chủ thể chủ yếu như thị trường
quốc tế, đoàn thể toàn cầu, các tổ chức và chế độ quốc tế, những liên đoàn siêu quốc
gia, các phong trào tập thể, những cộng đồng xã hội ở các mức độ khác nhau đều có
những ảnh hưởng
đến các yếu tố nhỏ trong các khu vực. Các tương tác không chỉ
diễn ra một cách nhỏ lẻ ở các khu vực riêng biệt xét về phạm vi địa lý và các lĩnh
vực cụ thể xét trong phạm vi xã hội của từng quốc gia mà nó luôn có những quan hệ
trong những chiều kích khác nhau của sự phát triển. Các chiều kích này có thể, như
người ta mong muốn, phù hợp với các chính sách đã được chế định, nhưng nó cũng
có thể diễn ra không nh
ư người ta mong muốn và bất chấp các chế định. Tình hình
này đòi hỏi tập trung phân tích sâu những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và
quản lý sự phát triển xã hội. Yêu cầu này đang trở nên hết sức cấp thiết đối với các
thể chế hành chính chính trị cũng như đối với các tổ chức khoa học. Yêu cầu này
đặt ra các nhiệm vụ cho hoạt động nhận thức cả trên bình di
ện lý luận và thực tiễn,
nhất là về mặt thực tiễn. Nhấn mạnh vấn đề này là để chỉ rõ ý nghĩa thực tiễn của
các nghiên cứu liên quan đến chủ đề nói trên. Ở đây, hoạt động nghiên cứu phải
xuất phát từ thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, nó không chỉ dừng lại ở sự ghi
nhận các sự kiện, các tương tác phức tạ
p trong sự phát triển và quản lý xã hội, nó
đòi hỏi phải đạt đến sự khái quát có tính chất nguyên lý về mục tiêu phát triển và cơ
chế quản lý sự phát triển xã hội. Mục đích này bao trùm một phạm vi rộng lớn trong
các bộ phận tạo thành cơ cấu xã hội tổng thể, có nghĩa là trong bộ khung với những
yếu tố cơ bản nhất của hệ thống xã hội.
Bằng nh

ững lẽ trên, đề tài “Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn rõ rệt.

10
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Có hàng loạt các yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi hướng sự quan tâm vào các vấn đề cơ bản sau đây, coi đây là những yếu
tố tác động chủ yếu đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
hiệ
n nay:
1. Các yếu tố về địa lý và điều kiện tự nhiên.
2. Tác động của thể chế chính trị, chính sách và quản lý vì sự ổn định xã hội,
phát triển bền vững.
3. Tác động của kinh tế thị trường và tình trạng phát triển không đều về kinh tế.
4. Yếu tố văn hoá trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
5. Yếu tố con người và ngu
ồn nhân lực trong phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội.
6. Tác động của hoạt động truyền thông đối với sự phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội.
Cách đặt vấn đề của chúng tôi như vậy cũng có nghĩa là chúng tôi muốn
hướng sự quan tâm của mình vào những yếu tố cơ bản, chứ không phải là tất cả các
yếu tố tác động đến phát triển xã hộ
i và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi
mới ở Việt Nam. Chúng tôi muốn nhìn nhận sự quan tâm của mình trong chiều sâu
của lịch sử vì logic của sự phát triển, của hoạt động quản lý không thể tách rời các
tương tác từ lịch sử. Mặt khác, những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam đang diễn ra trong quá trình

toàn cầ
u hoá. Quá trình này đưa Việt Nam hoà nhập sâu hơn và chủ động hơn vào
đời sống quốc tế, mặt khác, những biến động kinh tế và chính trị trong phạm vi toàn
cầu, với những mức độ khác nhau đang ngày càng có những ảnh hưởng sâu sắc và
toàn diện đến Việt Nam, đặc biệt là từ khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương
mại thế giới (WTO). Hai vấn đề trên đây được coi là bối cảnh chi phối sâu sắ
c đến
sự biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Tiếp theo đó,
chúng tôi hướng sự quan tâm của mình vào việc phân tích vai trò cơ bản của chủ thể
quản lý sự phát triển là Nhà nước, trong đó, vấn đề bản chất Nhà nước và hệ thống
công cụ pháp luật có vai trò quan trọng như một nhân tố hàng đầu đối với phát triển
và quản lý.
Trong hệ thống xã h
ội, vai trò của xã hội dân sự đang được đề cao, nó mở
rộng sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội, nó tháo gỡ sự phi tập trung hoá dẫn đến tình trạng quan liêu của Nhà nước,

11
nó là biểu hiện của nền dân chủ, nó gắn với kinh tế thị trường và Nhà nước pháp
quyền. Vì vậy, xã hội dân sự cần được xem xét như một yếu tố tác động đến phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
Các dự báo khoa học về thế giới trong thế kỷ XXI đều nhấn mạnh đến tầm
quan trọng đặc biệt của văn hoá đối với phát triển xã h
ội và quản lý phát triển xã
hội. Thực tế cho thấy, văn hoá không phải là sự “phản ánh” thụ động, là sản phẩm
tự nhiên của kinh tế. Vì vậy, UNESCO đã nhấn mạnh “khi các mục tiêu tăng trưởng
kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hoá thì kết quả thu được rất khập
khiễng, mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời, tiềm nă
ng sáng tạo
của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều”. Mục tiêu của công cuộc Đổi mới ở Việt

Nam cũng chỉ rõ dân giàu, nước mạnh phải gắn liền với công bằng, dân chủ, văn
minh. Điều này có nghĩa là, nhân tố văn hoá trong phát triển có ý nghĩa rất quan
trọng, nhân tố này không chỉ là mục tiêu của phát triển, mà nó còn là điều kiện và
phương tiện củ
a hoạt động quản lý phát triển xã hội.
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, đây cũng là điều kiện để
xuất hiện khái niệm xã hội thông tin. Thông tin xã hội có vai trò hết sức quan trọng,
nó trở thành một yếu tố cơ bản tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội. Các phân tích lý luận và thực nghiệm cho biết có sự thống nhất giữa thông
tin với phát triển, gi
ữa thông tin với hệ thống quản lý. Thông tin xã hội được coi là
công cụ để điều hoà xã hội, để ra các quyết định về phát triển và quản lý xã hội. Sự
phát triển của khoa học - công nghệ, đặc biệt là của công nghệ điện tử và hệ thống
tri thức của khoa học thông tin, là những yếu tố cơ bản tạo nên nền kinh tế tri thức.
Cùng với nền kinh tế tri thứ
c, các biến đổi xã hội và văn hoá cũng được hình thành
bởi sự tương tác giữa quá trình truyền thông, năng lực xử lý thông tin và mục tiêu
của hành động. Nguyên lý này chỉ rõ rằng, thông tin xã hội là một trong các yếu tố
cơ bản tác động lên phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong điều kiện đổi
mới ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đánh giá cao yếu tố này, vì trước hết xuất phát
từ vai trò của y
ếu tố thông tin xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội và mặt khác, chủ đề này ở Việt Nam còn ít được nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Phân tích hệ thống các yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam
Thực hiện mục tiêu này, đề tài sẽ tiến hành định dạng, phân loại các lo
ại yếu
tố đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
nước ta trong tiến trình đổi mới, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người, dân tộc


12
và thời đại, quá khứ và hiện tại, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong đó nhấn
mạnh đến vai trò của yếu tố dân chủ, kinh tế, văn hoá và xã hội, vai trò của các tổ
chức phi chính phủ - NGO, một yếu tố ngày càng có sự ảnh hưởng rõ nét trong sự
phát triển xã hội hiện nay. Mục tiêu của đề tài cũng sẽ lưu ý đến đặc điểm Việt
Nam chưa qua tư
bản chủ nghĩa. Đặc điểm này có tác động trên cả hai chiều thuận
lợi và khó khăn trong việc xem xét các nhân tố của sự phát triển xã hội và quản lý
sự phát triển xã hội. Cũng cần phải nhận thấy rằng, hậu quả của chế độ bao cấp
nặng nề diễn ra trước thời gian đổi mới cũng để lại những hệ luỵ đối vớ
i sự phát
triển và quản lý xã hội. Trên cơ sở đó luận giải cơ sở của sự phân loại ấy và vai trò
của nó trong nghiên cứu. Trên cơ sở định dạng và loại hình hoá, đề tài sẽ lựa chọn
trọng điểm nghiên cứu ở những yếu tố cơ bản, có sức chi phối lớn đối với sự phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
ở nước ta trong thới kỳ Đổi mới (như rào
cản của phong tục tập quán, tính đa dạng của văn hoá tộc người và vùng miền, toàn
cầu hoá, xu hướng phát triển xã hội dân sự, vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện
đại, thiết chế quản lý xã hội quan phương và phi quan phương, kết cấu xã hội, di
động xã hội…)
3.2. Đánh giá thực trạng, xu hướng tác động của các yế
u tố đối với phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Thực hiện mục tiêu lớn này, đề tài đặt ra yêu cầu làm rõ những tác động của
các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội, gồm cả tác động “đơn” và tác động “kép”, tác động tập trung và tác động
phân tán, tác động trực tiế
p và tác động gián tiếp, tác động qua thể chế và tác động
phi thể chế, tác động “điểm” và tác động “diện”… Tóm lại đó là cơ chế, phương

thức, con đường, cường độ, phạm vi tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh
đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Đánh giá nhận thức, khả
năng dung nạp (với các yếu tố tích c
ực) và ứng phó (với những yếu tố tiêu cực) của
hệ thống quản lý và hệ thống xã hội trước những tác động đó – qua đó phát hiện
những khiếm khuyết của hệ thống và tìm phương thức khắc phục trong quá trình
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Ngoài ra, đề tài còn dự báo những xu
hướng chính sẽ chi phối, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã h
ội và quản lý phát
triển xã hội và theo đó các chính sách quản lý và phát triển xã hội cần điều chỉnh
một cách thích ứng, đặc biệt là những xu hướng mà không một quốc gia nào có thể
đứng ngoài (toàn cầu hoá, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự…).

13
3.3. Đề xuất những quan điểm và giải pháp để phát huy yếu tố tích cực, hạn
chế những yếu tố tiêu cực đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
Việt Nam
Thực hiện mục tiêu này, đề tài sẽ xác lập hệ quan điểm mang tính định hướng
và đề xuất hệ giải pháp phát huy mặt tích cực, hoá giải mặt tiêu cực đố
i với sự phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội do tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh. Hệ quan điểm và giải pháp đó vừa mang tính toàn diện, vừa đột phá vào
những trọng điểm; vừa đề ra những hướng giải quyết các vấn đề chung, vừa đề cập
đến từng lĩnh vực \ từng ngành \ từng vùng \ từng đối tượng cụ thể trong phát triể
n
xã hội và quản lý phát triển xã hội. Để các giải pháp mang tính khả thi, đề tài còn
phải xác định lộ trình, bước đi, nguồn lực, biện pháp cho việc thực hiện các giải
pháp đề xuất.
Từ sự luận giải trên đây, chúng tôi hy vọng đề tài có thể đạt được những đóng
góp sau đây:

Về lý luận, chỉ ra được những yếu tố cơ bản tác độ
ng đến phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam. Những yếu tố này
được căn cứ vào triết lý phát triển của Việt Nam phản ánh các tương tác từ chiều
sâu lịch sử đến những biểu hiện phong phú và sinh động trong bối cảnh hội nhập và
phát triển hiện nay. Sự đóng góp cơ bản về mặt lý luận là ở chỗ, các yếu tố
cơ bản
vừa có tính phổ quát trong nguyên lý chung của sự phát triển và trong hoạt động
quản lý, vừa xuất phát từ các điều kiện hiện thực của Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu nhằm chỉ rõ vai trò của từng yếu tố được lựa
chọn và tương tác của các yếu tố này với các yếu tố khác dẫn đến hiệu quả chung
tác động đến phát tri
ển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Các nghiên cứu thực
chứng được đề tài tiến hành sẽ cho thấy các mức độ từ sự đo lường thực tế, ý nghĩa
của các yếu tố đang ở vị trí nào, nó cần phải được thúc dẩy ở chiều cạnh nào, để
từng yếu tố phát huy được giá trị của mình trong phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội.
4. Cách tiếp c
ận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài tiếp cận từ góc độ nghiên cứu xã hội và phát triển xã hội trong đó chú
trọng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành trong đó các khía cạnh sử học,
xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, chính trị học, tâm lý học… nhằm làm rõ các
yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong thời kỳ Đổi
mới xây dựng đất nướ
c ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp luận chung để nghiên cứu là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng

14
Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội, nêu lên và phân tích, đánh giá về các yếu tố chủ

yếu tác động đến các quá trình ấy.
Các phương pháp cụ thể để nghiên cứu và trình bày báo cáo tổng quan là các
phương pháp phân tích và tổng hợp, định tính và định lượng, phương pháp so sánh,
phương pháp lôgích và lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn chuyên
gia, tọa đàm khoa học
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Các nhà khoa học tiền bối: A.Comte, F.Spencer đã quan tâm nghiên cứu về
phát triển. Khi đó người ta thường nhấn mạnh tới yếu tố tiến hóa và đồng thời cũng
ý thức được việc cần phải xây dựng các thuyết về các giai đoạn phát triển. Những
nỗ lực của A.Comte trong thuyết ba giai đoạn, hay cách nhìn xã hội theo kiểu sinh
học củ
a F.Spencer cho thấy điều này.
Phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội là một vấn đề được quan tâm
rất sớm trong lịch sử tư tưởng, trong sự phân tích vai trò của Nhà nước. Người ta đã
nhận thức được rằng, bản chất của Nhà nước là để thực hiện chức năng tổ chức và
quản lý xã hội. Mục đích của chức năng này là nhằm đảm b
ảo cho xã hội phát triển
và vận hành theo những định hướng nhất định, phục vụ cho các lợi ích của những
tập đoàn người, trong đó căn bản nhất là lợi ích giai cấp. Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, con người tập hợp với nhau theo một kiểu nào đó
để trở thành xã hội. Sự biến cải của trạng thái lao động đã c
ải thiện tình trạng sống
của con người, của các tập đoàn người. Sự cải thiện này là mầm mống của quá trình
phát triển. Quản lý chính là hoạt động nhằm định hướng phát triển. Nó được nhận
thức như cái tất yếu và hành động như cái tất yếu. Điều đó cũng có nghĩa là hoạt
động quản lý xã hội “luôn xuất phát từ những tiền đề hiện th
ực” (xem Hệ tư tưởng
Đức – 1846). Tư tưởng này của Mác đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự của nó
trong bối cảnh phát triển phức tạp của xã hội hiện đại với các biến thái khác nhau
trong các quốc gia, các khu vực.

Kể từ khi Ph.U.Taylo đặt nền móng cho khoa học quản lý. Ông đưa ra một
học thuyết được giới kinh doanh và các nhà nghiên cứu rất quan tâm, đó là “thuyết
con người kinh tế”. Theo thuyết này, hiệu qu
ả làm việc của người công nhân phụ
thuộc chủ yếu vào sự khuyến khích vật chất. Việc tăng lương, tăng tiền cho vay,
giảm tỷ lệ phần trăm tiền đặt trước để xây dựng nhà ở, mở rộng việc bán chịu một
số mặt hàng tiêu dùng… là những động lực chính thúc đẩy người công nhân làm
việc tận tuỵ. Khi học thuyết này ra đời, nó không chỉ nhận đượ
c sự ủng hộ của

15
nhiều nhà kinh doanh và các nhà khoa học mà nó còn bị nhiều nhà khoa học chỉ
trích, phê phán. Họ cho rằng, học thuyết của Taylo đánh giá thấp khía cạnh nhân
văn, đánh giá thấp nhiệt tình lao động của công nhân…
Để khắc phục các khiếm khuyết của thuyết “con người kinh tế”, một học
thuyết khác ra đời – thuyết “con người xã hội”. Người sáng lập ra thuyết này là
Elton Mayo và các cộng sự của ông. Học thuyết ra đời dựa trên kết quả nghiên c
ứu
của các thí nghiệm Hawthorne do Mayo lãnh đạo. Những người theo thuyết này
không phủ nhận ý nghĩa của khuyến khích vật chất, của các biện pháp kiểm tra và
trừng phạt. Nhưng họ đề cao hơn yếu tố tự giác và sáng tạo của người lao động.
Theo thuyết này, “con người xã hội” chịu ảnh hưởng rất nhiều của các mối quan hệ
nhân cách trong tập thể và con người sẽ tự giác làm việc nếu làm cho h
ọ thích thú.
Về động cơ của người lao động với vai trò là đối tượng của quản lý còn một
thuyết nữa đáng chú ý là thuyết động cơ của Maslow.
Năm 1943, A.H.Maslow đã cho ra cuốn sách A theory of human motivation
(thuyết về động cơ con người). Theo thuyết của Maslow, nhu cầu là yếu tố tạo nên
động cơ người lao động. Nhu cầu của con người được phân ra theo 5 mức độ từ
thấp lên cao: 1- Các nhu c

ầu sinh lý cơ bản (ăn, ở, hít thở…), 2- Nhu cầu an toàn
(nhu cầu tâm lý), 3- Nhu cầu tình yêu và tính tích cực xã hội (nhu cầu giao tiếp và
muốn có vị trí trong nhóm), 4- Các nhu cầu về kính trọng và tự kính trọng, 5- Các
nhu cầu về sự tự thực hiện. Theo ông, đối với các cá nhân khi các nhu cầu ở mức độ
thấp được thực hiên, thì lại mong muốn thoả mãn các nhu cầu ở mức độ cao hơn.
Đóng góp cơ bản của Maslow ở công trình này là dự
a trên các nhân tố về tâm lý
con người, ông đã chỉ ra các nguyên tắc của hành động để thoả mãn nhu cầu và xem
đây như là các quá trình tâm lý mà hoạt động quản lý phải hướng tới.
Sự ra đời của Lý thuyết hệ thống do nhà triết học người Áo L.Phôn
Béctalanphi đề xuất trong những năm 40 của thế kỷ XX, Lý thuyết thông tin do nhà
toán học người Mỹ Sênôn đề xướng và môn Điều khiển học (cybernetics) do
N.Vine (Wiener) sáng lập năm 1949 đ
ã tạo nên nền móng khoa học vững chắc,
không những cho khoa học quản lý mà còn tạo cơ sở cho công nghệ thông tin và
công nghệ điều khiển, thúc đẩy phát triển những hệ thống điều khiển và quản lý tự
động hoá với những phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Với tư cách là một khái niệm cơ bản không chỉ trong xã hội học phát triển, bản
thân khái niệm phát triển
đã mở rộng hơn phạm vi ảnh hưởng trong đời sống xã hội.
Khái niệm này cho phép nghiên cứu sự thay đổi, khả năng thay đổi từ hoàn cảnh
xuất phát cũng như phạm vi tác động của nó, qua đó có thể giải thích về các nguyên

16
nhân và hiệu quả của phát triển nhằm phục vụ cho hoạt động tổ chức và quản lý các
quá trình xã hội theo các định hướng xã hội nhất định.
Khái niệm phát triển đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi trong các nhà
chuyên môn. Một số nhà nghiên cứu xuất phát từ trạng thái kém phát triển và tập
trung vào sự nghèo khổ, coi đây là đặc trưng chủ yếu để nhìn nhận sự phát triển.
Những người khác lạ

i coi sự hạn hẹp của thị trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến trì trệ. Một số người khác lại cho rằng sự tăng trưởng dân số quá cao là nguyên
nhân trì trệ. Một số học giả thường có xu hướng gắn phát triển với tăng trưởng kinh
tế, thậm chí đóng khung sự phát triển xã hội vào sự tăng trưởng đó. Hiện nay, trong
một số giới nghiên cứu về phát triể
n và kém phát triển người ta tạm lấy nội dung do
Liên hiệp quốc đưa ra làm căn cứ, theo đó phát triển được hiểu là một quá trình
trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công
nghệ vào những mục tiêu của mình qua những thời kỳ khác nhau với tính hoàn toàn
không đảo ngược của quá trình đó.
Một tài liệu khác của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới cho rằng:
“Phát triển bao hàm m
ột sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng ngay cả khái
niệm hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm với bình đẳng xã
hội, giữa các thế hệ, mối quan tâm cần được mở rộng một cách hợp lý tới sự bình
đẳng trong các thế hệ”.
Giáo sư Jun Oba, trong công trình Cơ sở hạ tầng và hoàn cảnh in trong công
trình World Social Science Report (published by the United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization (UNESCO) and Éditons scientifiques of
médicales Elsevier.Paris 1999), đã xác đị
nh những vấn đề ưu tiên sau đây trong mối
quan tâm của khoa học xã hội: Thành tựu kinh tế và phát triển; Môi trường và phát
triển bền vững; Toàn cầu hoá, vùng và thị trường mới nổi trội; Điều hành các doanh
nghiệp, quy chế hoá và minh bạch; Công nghệ và công chúng; Đổi mới; Tri thức,
truyền thông và giáo dục; Tuổi thọ, cách sống và sức khoẻ; Bao hàm và ngoại trừ xã
hội.
Những ưu tiên trên đây cho thấy rõ, phát triển có một v
ị trí hết sức quan trọng,
nó được xếp ở những vị trí đầu trong sự quan tâm.
Trong diễn văn mang tên Thị trường, Nhà nước, cộng đồng và quản lý toàn

cầu đọc tại phiên họp khai mạc Đại hội Xã hội học thế giới lần thứ XV (từ 7 đến 13
tháng 7 năm 2002, tại Brisbane, Australia), giáo sư Alberto Martinelli đã chỉ ra rằng
“Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của toàn cầu hoá cung cấp cho chúng ta
thêm nhiề
u yếu tố lý thuyết cũng như thực nghiệm để xem xét toàn thế giới hiện

17
nay như một hệ thống đơn nhất không chỉ trong lĩnh vực kinh tế. Những nguyên tắc
cơ bản của hội nhập xã hội và điều tiết xã hội - tức là những cách thức mà những
hoạt động được phối hợp với nhau, các nguồn lực được phân bổ và các mâu thuẫn
được giải quyết – chính là quyền lực hay kiểm soát thứ bậc, trao đổi hay phân phối
dưới dạ
ng tác động qua lại, và đoàn kết hay hội nhập theo quy chuẩn. Các nguyên
tắc này đều đã được các học giả cổ điển trình bày trong các công trình của Hobbes
và Weber, Adam Smith và Polanyi, Durkheim và Toennies. Một luận đề xuyên suốt
mà các học giả này quan tâm tới đó là sự nhận thức về phát triển và quan hệ giữa
phát triển theo các “quy chuẩn”, tức là theo các khuôn mẫu của quản lý”. Điều này
cho thấy mối liên hệ biện chứng giữa phát triển xã hộ
i và quản lý phát triển xã hội
cũng như các tương tác xã hội cơ bản giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xã
hội trong các chế định của hoạt động quản lý.
Trong công trình La mondialisation - Francois Houtart (Editon Fidelite,
No.54, 15 Mars 2003), nhà xã hội học nổi tiếng người Bỉ đã phân tích sự tương
quan giữa các nhân tố văn hoá trong các quan hệ xã hội đối với quá trình phát triển.
Ông chỉ rõ rằng: “Không thể tách rời văn hóa ra khỏ
i các mối quan hệ xã hội. Văn
hoá tạo thành bộ phận gắn kết của hiện thực ấy và ngay cả khi phương diện vật chất
và văn hoá có thể phân biệt được thì chúng cũng không thể tách rời nhau”. Điều này
thật dễ hiểu. Con người là những thực thể biết tư duy và ở mức độ hiện thực thứ hai,
họ luôn sản sinh ra các biểu tượng. Đó là đặc tr

ưng điều kiện nhân văn để thể hiện
mối quan hệ với tự nhiên và mối quan hệ xã hội, từ đó rút ra bài học, sắp xếp các tri
thức và truyền đi những nhận định có giá trị. Không một mối quan hệ xã hội nào
được dựng lên bên ngoài những tư tưởng, đồng thời mọi tư tưởng đều cần cắm rễ,
ăn sâu trong các biểu hiện thực tế
. Luận điểm của Francois Houtart, một mặt dựa
trên các quan hệ xã hội cơ bản, trong đó quan hệ kinh tế là nền tảng. Song, ông
cũng nhấn mạnh rằng, nhân tố văn hóa được biểu hiện ở các giá trị tư tưởng và hệ
thống biểu tượng đều cắm rễ, ăn sâu trong các biểu hiện thực tế và vì vậy, chúng trở
thành các nhân tố phi kinh tế trong phát triển.
Công trình Quản lý trong th
ế kỷ XXI của Subir Chowdhury và Lê Minh Hồng
(Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2006), đã đưa ra các xu hướng cơ bản của hoạt
động quản lý các quá trình kinh tế- xã hội trong giai đoạn phát triển kinh tế thị
trường trên phạm vi toàn cầu, chỉ rõ vai trò của quản lý trong xã hội thông tin và sự
phân công lao động xã hội đang diễn ra cả ở hai trạng thái phân mảnh và kết hợp.
Các vấn đề về xã hội quản lý và lý thuyết qu
ản lý được đề xuất dựa trên các vai trò
quan trọng: vị thế người lãnh đạo, quá trình quản lý, tổ chức quản lý và các biến
động xã hội có thể diễn ra trong thế kỷ XXI trên phạm vi thế giới.

18
Các nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đang thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong công trình Welfare State Futures/
Stephan Leibfried ed United Kingdom, Cambridge University Press.2001, đã phân
tích các mô hình xã hội ở Bắc Âu và Tây Âu và chỉ ra những hệ luỵ xã hội giữa
phát triển kinh tế với vấn đề phúc lợi xã hội và bảo trợ xã hội. Vấn đề nguồn nhân
lực và quản lý nguồn nhân lực cũng đang trở thành mối quan tâm của các nhà
nghiên cứu ở khu v
ực Mỹ Latinh, Brazil, Arhentina Trong công trình Managing

Human Resources in Latin America / Marta Elvira ed USA, Routledge.2005, các
vấn đề đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, trả lương và phúc lợi xã hội đã được phân
tích trong các loại hình lao động và nguồn nhân lực được xem xét như một nhân tố
cơ bản tạo nên cơ cấu xã hội tổng thể.
Ở Việt Nam, phương thức phát triển được xác định là thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chúng ta không đối l
ập giữa tăng trưởng kinh tế và sự
thực hiện các mục tiêu xã hội. Sự đối lập này được coi là mâu thuẫn cố hữu của sự
phát triển theo phương thức tư bản cổ điển.
Mục tiêu xã hội phải đưa lên hàng đầu trong sự phát triển kinh tế, vì nếu con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển thì không thể hy sinh con
người cho sự phát tri
ển. Chúng ta chọn phương thức phát triển mà trong đó, lợi ích
kinh tế và lợi ích xã hội sẽ hài hòa với nhau. Sự phát triển khác với sự tăng trưởng.
Tăng trưởng mang tính số lượng, còn phát triển mang tính chất lượng. Tăng trưởng
là sự tiến bộ cục bộ về kinh tế. Phát triển là sự tiến bộ toàn diện về các mặt kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa, môi sinh…
Quan điểm phát triển toàn di
ện như vậy được dựa trên phép biện chứng Mác
xít. Phép biện chứng Mác xít chỉ ra rằng: bản chất của phát triển là sự vận động theo
hướng đi lên của bản thân sự vật, hiện tượng và giới tự nhiên, con người và xã hội.
Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thì xã hội được cấu
thành bởi các quan hệ xã hội chặt chẽ và phức hợp: quan hệ
con người - con người,
con người - xã hội, con người - tự nhiên. Sự phát triển của một xã hội diễn ra bởi
các mâu thuẫn cơ bản trước hết là mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa nhu cầu, lợi ích và khả năng đáp ứng các
nhu cầu, lợi ích. Do vậy, sự thúc đẩy xã hội đi lên là do các yếu tố, lợi ích con
ngườ
i, hoạt động xã hội, cải tạo xã hội, khắc phục các bất bình đẳng xã hội, tạo nên

các quan hệ tích cực trong cơ cấu xã hội, trong hành vi xã hội.
Nền tảng của phát triển trước hết là sản xuất vật chất, sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, nền đại công nghiệp, trình độ quản lý khoa học, quản lý kinh tế, xã hội là

19
những nguồn lực và động lực của sự phát triển.
Bên cạnh việc xem yếu tố kinh tế là chỉ số có tính quyết định sự phát triển xã
hội, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin không xem nhẹ các yếu tố tinh thần,
văn hóa, chính trị, pháp quyền trong phát triển.
Ở nước ta, ngay dưới thời phong kiến đã có những bậc vĩ nhân đưa ra những
tư tưởng quản lý rất có giá trị, th
ể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân hết
sức nhân văn. Những câu nói nổi tiếng của các bậc tiền nhân vẫn còn giá trị đối với
việc quản lý xã hội ngày nay, Lý Thường Kiệt: “Đạo làm chủ dân cốt ở yên dân”,
Trần Hưng Đạo nói: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng
sách để giữ nước”, Nguyễn Trãi nói: “Chở thuyền là dân mà lậ
t thuyền cũng là
dân… Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” Trong thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa là nhà tư tưởng quản lý, vừa là nhà thực tiễn quản lý xuất sắc, kết hợp chủ
nghĩa Mác - Lênin với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam thể hiện qua tư
tưởng phục vụ con người, phục vụ nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng
nhân dân. Trong thế giới, không gì mạ
nh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân…
Trong xã hội, không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.
Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học của nước ta cũng đã cố gắng
nghiên cứu, tìm tòi và bước đầu xây dựng cơ sở khoa học của môn khoa học quản
lý mang bản s
ắc Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam rất coi trọng nghiên

cứu về phát triển cũng như các yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý xã
hội. Công trình Một số vấn đề về hình thái kinh tế, xã hội, văn hoá và phát triển của
Giáo sư Nguyễn Hồng Phong (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2000), đã dựa trên
các cơ sở triết học, sử h
ọc, văn hóa học, tâm lý học, kinh tế học phát triển và tựu
chung là nghiên cứu bản thân sự phát triển để bàn đến các vấn đề cơ bản: con
đường phát triển nào làm cho các nước thế giới thứ ba tránh khỏi thất bại, vai trò
của phát triển nội sinh, văn hóa trở thành nền tảng của sự phát triển kinh tế, mối
quan hệ giữa nhà nước và phát triển, tâm lý dân tộc với phát triển và cuối cùng căn
bả
n nhất, tác giả đã đề xuất triết lý phát triển của Việt Nam.
Công trình Phương pháp luận về vai trò của văn hoá trong phát triển do các
giáo sư Vũ Khiêu, Phạm Xuân Nam, Hoàng Trinh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, 1993, đã xác định vị trí, vai trò của văn hoá trong phát triển và đặt ra đòi hỏi
cần vượt lên trên cách tiếp cận kinh tế học thuần tuý và tìm ra các phương thức có
thể được để cho tính công nghiệp và tính sáng tạo gắ
n bó, móc nối với nhau và để

20
kinh tế có thể bắt rễ trong văn hoá. Ở công trình này, văn hoá được xem xét như là
giải pháp của sự phát triển, văn hoá được xem xét trong mối quan hệ với thị trường,
với chất lượng sống, với sức mạnh đoàn kết.
Trong công trình Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới do Mai
Quỳnh Nam chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006), vấn đề phát triển và
quả
n lý xã hội được coi là hai nội dung cơ bản, gồm các nghiên cứu: môi trường, tài
nguyên và phát triển bền vững, cam kết của Việt Nam (Phạm Khôi Nguyên); bối
cảnh của việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực (Phạm Tất Dong); những yếu tố
xã hội của sự phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam (Trịnh Duy Luân); sự hình
thành và phát triển của làng ở đồng bằng sông Hồng nhìn từ kinh tế h

ộ gia đình
(Nguyễn Đức Truyến); truyền thông và phát triển nông thôn (Mai Quỳnh Nam); về
mối quan hệ giữa xã và thôn, quản lý và tự quản (Hoàng Chí Bảo); công khai để
thực hiện quyền làm chủ của người dân (Mai Quỳnh Nam). Các nghiên cứu này có
vai trò như những yếu tố tác động trong hệ thống tri thức của thực tiễn phát triển và
quản lý phát triển xã hội.
Công trình Kinh tế - xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng t
ăng trưởng hội
nhập – phát triển bền vững của Nguyễn Mạnh Hùng (Nhà xuất bản Thống kê,
2004), đã bàn đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng phát triển. Tại đây,
các chỉ tiêu kinh tế – xã hội được xem xét trong mối liên hệ với khái niệm phát triển
bền vững. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm trong mối liên hệ này
ở vào đi
ều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Cùng với chủ đề này còn có
công trình Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ nhanh, bền vững,
chất lượng cao ở Việt Nam của Đinh Văn Ân (Nhà xuất bản Thống kê, 2005),
không chỉ dừng lại ở việc nhận diện tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong
những năm qua, tác giả còn đi đến sự khái quát quan đ
iểm phát triển và chiến lược
phát triển ở nước ta trong thời gian tới.
Công trình Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn do Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã
hội.2004, đã đặt vấn đề quản lý nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam trong bối cảnh biến đổi xã hội và các yêu cầ
u, mục đích của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Các quan sát trên đây hy vọng để thấy được tình hình nghiên cứu về phát triển
xã hội và quản lý xã hội trong mối quan tâm của những người hoạt động khoa học
xã hội nhân văn ở một số quốc gia và ở Việt Nam hiện nay. Đây chỉ mới là những
nhận diện ban đầu, song nó cũng cho thấy một quá trình và đặc biệt là cho thấ

y vai

21
trò của khoa học xã hội nhân văn và đóng góp của các nhà nghiên cứu ở chủ đề này.
Vấn đề các yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là rất
rộng lớn, cái chính là cần chỉ ra được những yếu tố cơ bản liên quan đến đề tài của
chúng tôi. Sự lựa chọn trong các phân tích trên đây xuất phát từ xu hướng này.
Gần đây nhất, GS.TS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) với s
ự tham gia của GS. Vũ
Khiêu, PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên, PGS.TS. Hồ Sĩ Quý, PGS.TS. Nguyễn Văn
Trung, TS. Lê Cao Đoàn đã cho xuất bản công trình Triết lý phát triển xã hội ở Việt
Nam – Mấy vấn đề cốt yếu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, in lần thứ ba, năm
2008. Qua nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, công trình đã nêu lên những
cảnh báo về sự đối mặt của loài người với những mô hình “phát tri
ển xấu” mà thực
chất là “nghịch lý của sự phát triển” bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nhưng không
có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đô
thị hóa nhưng lại dẫn đến sự tàn lụi của nông nghiệp, nông thôn; tăng trưởng kinh tế
nhưng quần chúng lao động không có quyền làm chủ; tăng trưởng kinh tế nhưng
văn hóa, đạo đức suy
đồi; tăng trưởng kinh tế nhưng môi trường suy thoái, sự cần
bằng sinh thái bị phá vỡ… Từ những cảnh báo đó, công trình đã phân tích một số
nội dung và nêu lên một số luận điểm nhằm thực hiện phương châm: “Tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ
môi trường”
1
.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. Nxb
Sự thật, Hà Nội 1991.



22

Chương I
KHÁI NIỆM, ĐỊNH DẠNG
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
TRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

I.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I.1.1. Xã hội
Theo nghĩa rộng, khái niệm "xã hội" dùng để chỉ một chế độ xã hội nhất định
với toàn bộ các yếu tố cấu thành chỉnh thể của nó. Với nghĩa này, "xã hội" trùng
hợp với quan niệm của C. Mác về hình thái kinh tế - xã hội. Theo quan niệm đó,
mỗi hình thái kinh tế - xã hội bao gồm ba bộ phận cơ bản có mố
i quan hệ tác động
qua lại mật thiết với nhau:
i) Cơ sở kinh tế, tức phương thức sản xuất với tư cách là sự thống nhất biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất;
ii) Cơ cấu xã hội, mà cốt lõi là cơ cấu các giai tầng xã hội (trong các xã hội
có giai cấp);
iii) Kiến trúc thượng tầng về pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã
hộ
i tương ứng.
Trình bày học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội do C. Mác đề xướng bằng
một công thức ngắn gọn, Ph. Ăngghen viết: "Trong mỗi thời đại lịch sử, phương
thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương
thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thờ
i đại và lịch sử

của sự phát triển trí tuệ của thời đại "
1
.
Trong một dịp khác, ông cũng viết: “Xã hội phải gồm các cá nhân, mà xã hội
biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân đối với
nhau”
2
.

1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 21. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr. 523.
2. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 46. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, tr. 355.

23
Là người kế thừa và phát triển xuất sắc chủ nghĩa Mác nói chung và học
thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác nói riêng, V. I. Lênin lại thường chỉ
sử dụng thuật ngữ hình thái xã hội để nói về một chế độ xã hội nào đó. Đánh giá về
bộ Tư bản của C. Mác, V. I. Lênin viết: " Tuy rằng Mác chỉ dùng độc có những
quan hệ sản xuất để giải thích cơ c
ấu và sự phát triển của một hình thái xã hội nhất
định, song ở mọi nơi và mọi lúc, ông đều phân tích những kiến trúc thượng tầng
tương ứng với những quan hệ sản xuất ấy, và đã thêm thịt thêm da cho cái sườn đó.
Bộ Tư bản sở dĩ được hoan nghênh nhiệt liệt chính là vì cuốn sách đó của "nhà kinh
tế học Đức" đã vạch ra cho độc giả thấy r
ằng toàn bộ hình thái xã hội tư bản chủ
nghĩa là một cái gì sinh động - với những khía cạnh của đời sống hàng ngày, với
những biểu hiện xã hội cụ thể của sự đối kháng giai cấp vốn có của những quan hệ
sản xuất, với cái kiến trúc thượng tầng chính trị tư sản đang bảo vệ sự thống trị của
giai cấp tư
bản, với những ý niệm tư sản về tự do, bình đẳng, v.v , với những quan
hệ gia đình tư sản"

1
.
Qua một số luận điểm của các nhà kinh điển mác-xít vừa dẫn ở trên, ta thấy
bản thân khái niệm xã hội theo nghĩa rộng đã bao chứa trong nó một số điểm quan
trọng của nội hàm khái niệm "xã hội" theo nghĩa hẹp, mà dưới đây cần được nhận
biết đầy đủ hơn.
Khái niệm "xã hội" theo nghĩa hẹp dùng để chỉ lĩnh vực xã hộ
i trong tương
quan với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tổng thể. Cũng có thể
gọi đó là cái xã hội trong mối quan hệ tương tác với cái kinh tế, cái chính trị, cái
văn hóa của một hình thái xã hội nhất định. Cái xã hội có nội dung biểu hiện trực
tiếp của nó là các vấn đề có liên quan đến sự phát triển của con người và xã hội
như: dân số và nguồn nhân lự
c, lao động và việc làm, thu nhập và mức sống, giáo
dục và y tế, đạo đức và văn hóa, những đảm bảo về an ninh và an toàn xã hội của
đời sống cá nhân và của cộng đồng
2
.
Lĩnh vực xã hội có nhiều nội dung, nhưng chủ yếu bao gồm: cơ cấu xã hội,
các thiết chế xã hội, các nhu cầu của đời sống con người trong xã hội, và các quan
hệ xã hội của con người.
Có thể xem cơ cấu xã hội là cái cốt vật chất của xã hội theo nghĩa hẹp.
Không tìm hiểu cái cốt ấy thì không thể hình dung phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội trước h
ết phải nhằm đến đối tượng nào.

1. V. I. Lênin: Toàn tập, tập 1. Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1974, tr. 164-165.
2. Xem thêm: GS.TS, Phạm Xuân Nam (Chủ biên) – Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề
cốt yếu. In lần thứ ba, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.



24
Trên đại thể, cơ cấu xã hội thường được xem xét về các mặt như: cơ cấu xã
hội - dân cư (nông thôn, đô thị), cơ cấu xã hội - tộc người, cơ cấu xã hội - lứa tuổi,
cơ cấu xã hội - giới tính, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp, cơ cấu xã hội - giai cấp
Trong đó, cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí trung tâm. Nó cần được đặt lên hàng đầ
u
trong sự nghiên cứu về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
Gắn bó mật thiết với cơ cấu xã hội là hệ thống các thiết chế xã hội. Trình độ
phát triển xã hội càng cao, nhu cầu của đời sống con người trong xã hội càng đa
dạng, thì các thiết chế xã hội cũng càng phong phú. Bởi mọi nhu cầu của đời sống
con người trong sự sinh thành và trưởng thành của nó không thông qua những thi
ết
chế xã hội (như gia đình, trường học, tập thể, hội đoàn và nhiều hình thức tổ chức
khác hợp thành xã hội dân sự) thì không thể thực hiện được.
Trong suốt nhiều thế kỷ, ba trụ cột chính trong hệ thống thiết chế xã hội ở
nước ta là nhà - làng - nước. Nhà, tức gia đình, vừa là thiết chế xã hội nhỏ nhất vừa
là đơn v
ị kinh tế cơ sở. Làng là sự tập hợp của nhiều nhà lại thành công xã nông
thôn, chủ yếu dựa trên các quan hệ láng giềng, có bảo lưu lâu dài các quan hệ huyết
thống, dòng tộc. Nước là sự hợp nhất nhiều làng xã, dòng tộc thành cộng đồng lớn
để chung sức trị thủy tai, làm thủy lợi, bảo đảm an sinh xã hội, qua đó mà cố kết
cộng đồng, sẵn sàng đương đầu v
ới mọi thế lực ngoại xâm. Xét trong sự so sánh với
các nhà nước phương Tây thời cổ trung đại, thì đây chính là nét đặc thù của nhà
nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở đây, nhà nước không chỉ là
bộ máy chính trị làm nhiệm vụ cai trị dân, mà còn là cơ quan đảm nhiệm các chức
năng quản lý sự phát triển xã hội dựa trên những định hướng giá trị văn hóa cơ bản.
Dễ hiểu vì sao nhà chiến l
ược quân sự đại tài Trần Hưng Đạo đã di chúc cho vua

Trần Anh Tông phải “khoan thư sức dân” trong thời bình để khi đất nước hữu sự thì
“vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức”… Còn Nguyễn Trãi thì
nói với Lê Lợi: "Kính mong bệ hạ chăm lo muôn dân để cho trong mọi thôn cùng
xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu". Là nhà chỉ huy quân sự bách chiến
bách thắng, nhưng khi đã trở thành người lãnh đạo quốc gia, Quang Trung cũng nêu
lên một tư tưởng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội: "Xây dựng đất nước phải lấy việc dạy học làm đầu; tìm lẽ trị bình phải lấy
việc tuyển nhân tài làm gốc".
Đến khi Việt Nam bị chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây xâm lược và
thống trị, thì cùng với sự biến đổi trong cơ c
ấu xã hội truyền thống, các thiết chế xã
hội ở nước ta, nhất là ở các đô thị, cũng có phần chuyển biến theo.

×