Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.59 KB, 12 trang )

A. Lời mở đầu
Nhà tâm lý học người Nga A.N. Leonchiev đã chỉ ra: “nhân cách con người
không phải được đẻ ra mà được hình thành. Nó là một quá trình, một sự bồi đắp
từ từ. Cũng chính vì vậy, nhà duy vật người Pháp Hôn-Bách đã khẳng định “Con
người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là
do hoàn cảnh tạo nên. Câu nói trên của nhà duy vật phần nào đề cập đến vấn đề
nhân cách. Nhân cách là một phương tiện để đánh giá, nhìn nhận con người.
Chính là bởi nó là một quá trình hình thành không chỉ từ bẩm sinh bên trong mà
còn bởi nhân tố bên ngoài, từ môi trường khách quan ảnh hưởng đến nó.
B. Nội dung
1. Về câu nói của Hôn-Bách
Hôn-Bách đã nói lời khẳng định này từ thế kỷ XVIII nhưng đến nay, nó vẫn
có ý nghĩa, giá trị to lớn. Về mặt tâm lý, câu nói của Hôn-Bách đề cập đến nhân
cách, cụ thể là những nhân tố hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài tác động đến sự hình
thành nhân cách của con người. Con người không phải sinh ra đã hoàn thiện, đã
phát triển hoàn chỉnh. Và tâm lý con người cũng không phải ngoại lệ. Con người
càng trưởng thành thì sự tiếp xúc với xã hội, môi trường sống càng nhiều hơn,
trải nghiệm nhiều hơn. Và chính vì vậy, họ chịu tác động của môi trường, của các
yếu tố đến từ xã hội bên ngoài. Câu nói của Hôn-Bách không hẳn đề cập đến vấn
đề đạo đức, đó là một tri thức tâm lý lớn lao. Và câu nói ấy là đúng tuy nhiên
không phải là tuyệt đối.
Đúng bởi lẽ “thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo ra”. Nếu như không phải vậy,
nếu như con người khi sinh ra vốn đã thiện hay ác, vốn đã được chúa trời, thượng
đế hay một đấng linh thiêng tối cao nào đó ấn định địa vị, bản chất con người
mình, vậy sao vẫn tồn tại những con người từ thiện thành ác, từ ác thành thiện
trong xã hội. Điều này chỉ có thể được giải thích bởi môi trường sống của con
người. Thiện, ác hay nói rộng hơn là nhân cách con người không phải là hằng số
mãi không thay đổi như trong toán học. Nhân cách phần nhiều được hình thành
Bài tập lớn môn học Tâm lí đại cương__________________________________________
1
do những tác động mà môi trường mang lại và có thể thay đổi khi sự tác động,


yếu tố môi trường thay đổi.
Nhưng lời khẳng định của Hôn-Bách cũng không phải là hoàn toàn đúng đắn.
Không thể khẳng định nhân cách con người thiện ác hoàn toàn chỉ do những hoàn
cảnh sống, những tác động của yếu tố bên ngoài hình thành nên. Nhân tố bên
trong, những yếu tố do bẩm sinh-di truyền tuy không phải là những tác động
đáng kể nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhân cách, hành vi xã hội của con người.
Một ví dụ khẳng định điều này chính là việc xác định tính cách con người qua
nhóm máu. Đó không phải hoàn toàn là mê tín mà phần nào cũng được chứng
minh trên cơ sở khoa học và thực nghiệm bao quát.
2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách
con người
2.1 Khái niệm nhân cách
Thiện ác mà Hôn-Bách nói đến không bó hẹp ở đạo đức con người mà rộng
lớn hơn đó là nhân cách. Trong tâm lí học, nhân cách là một vấn đề rất phức tạp
mà ở mỗi một quan điểm lại có một định nghĩa khác nhau. Theo quan điểm sinh
vật hóa nhân cách, Lombrozo lại cho rằng nhân cách ở góc mặt, Sheldon lại cho
rằng ở thể tang hay S.Freud lại coi nhân cách ở bản năng vô thức. Quan điểm xã
hội học nhân cách lại thấy các quan điểm xã hội (gia đình, họ hàng, hàng xóm…)
để thay thế một cách đơn giản máy móc các thuộc tính tâm lý của cá nhân đó.
Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội có bản
chất xã hội-lịch sử. A.G Covaliov định nghĩa: nhân cách là một cá nhân có ý
thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội
nhất định. E.V. Solokhova lại nhận định: nhân cách là con người với tư cách là kẻ
mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức của hoạt động
và hành vi có ý nghĩa của xã hội. Từ đây có thể nói rằng: nhân cách là tổ hợp
những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và
giá trị xã hội của cá nhân đó.
Bài tập lớn môn học Tâm lí đại cương__________________________________________
2
2.3 Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến nhân cách con người

Yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến nhân cách của con người chính là nhân tố
bẩm sinh, di truyền. Mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu
tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong
đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Những
đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày
đầu của cá thể. Chứng minh cho điều này I.P.Pavlov khi nghiên cứu về khí chất-
một trong những thuộc tính của nhân cách nhận thấy đặc điểm cá thể của hành vi,
động thái của hoạt động tâm lý đều phụ thuộc vào những khác biệt cá thể trong
hoạt động của hệ thần kinh. Theo đó kiểu thần kinh mạnh, cân bằng linh hoạt có
khí chất linh hoạt. Kiểu thần kinh mạnh, cân bằng không kinh hoạt có kiểu khí
chất bình thản. Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng là khí chất nóng. và kiểu
thần kinh yếu có khí chất ưu tư.
2.3 Sự tác động của các yếu tố bên ngoài
Trong tâm lý học, quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều
yếu tố: yếu tố bẩm sinh-di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao
tiếp…Trong câu nói của mình, Hôn-Bách đã khẳng định những yếu tố bên ngoài,
hoàn cảnh có tác động quan trọng tới nhân cách con người và quả thật nó có vai
trò quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
2.3.1 Yếu tố hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống là môi trường bên ngoài, hệ thống các điều kiện tự nhiên và
xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Có
thể phân thành hai loại: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Hoàn cảnh tự
nhiên bao gồm các điều kiện tự nhiên-hệ sinh thái phục vụ cho hoạt động sinh
sống của con người. Hoàn cảnh địa lý, nước, không khí, đất đai, động thực vật,
khí hậu, thời tiết... đều thuộc hoàn cảnh tự nhiên. Hoàn cảnh tự nhiên chính là
hiện thực khách quan, là thực tế bên ngoài tác động vào giác quan, bộ não của ta
khiến chúng ta cảm giác, tri giác, tư duy. Hoàn cảnh xã hội hay môi trường xã hội
Bài tập lớn môn học Tâm lí đại cương__________________________________________
3
bao gồm cả một hệ thống quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử…

được thiết lập. Con người hòa nhập với xã hội thông qua môi trường này. Tác
động của môi trường xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách qua các
mối quan hệ xã hội mà mỗi cá nhân tham gia tích cực vào các mối quan hệ đó.
Hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội đều tác động đến con người. Môi
trường, hoàn cảnh góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện
cho hoạt động và giao lưu của cá nhân. Qua đó con người chiếm lĩnh được các
kinh nghiệm xã hội loài người. Từ đó mà nảy sinh, hình thành và phát triển nhân
cách của mình. Chính bởi vậy mà trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách
cho trẻ, người ta quan tâm nhiều đến môi trường xung quanh trẻ. Trẻ được tiếp
xúc với môi trường tự nhiên, được thoải mái khám phá thế giới xung quanh sẽ
linh hoạt hơn, hoạt bát hơn và trí tuệ trẻ cũng phát triển hơn. Thêm vào đó, môi
trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng hình thành, phát triển nhân cách con
người. Những môi trường xã hội khác nhau sẽ hình thành nét tâm lý, nhân cách
khác nhau. Trong môi trường đầy những kẻ thô lỗ, cục mịch, bản thân con người
cũng bị ảnh hưởng theo. Và ngược lại, người nhân cách tốt, đối xử chan hòa, tình
cảm với mọi người chính là bởi họ học hỏi được từ những người xung quanh, từ
cha mẹ, họ hàng tới hàng xóm láng giếng. Đối với trẻ em, môi trường xã hội này
càng trở nên quan trọng. Ngày nay, người ta đề cập rất nhiều đến nạn bạo hành
gia đình. Hậu quả xấu của nạn bạo hành phần nhiều để lại ảnh hưởng xấu tới trẻ
em. Bởi đây là những cá nhân chưa được hoàn thiện đầy đủ về nhân cách, tâm
sinh lý và vô cùng non nớt. Theo ước tính, 91% các vụ bạo hành gia đình đều có
ảnh hưởng đến trẻ em. Không chỉ sự phát triển về thể chất không bình thường mà
còn là tâm lý. Trẻ có thể dễ xa lánh với mọi người, trầm cảm hoặc cũng có thể
thô lỗ cục mịch và nhiễm nhiều những hành vi này trong khi giao tiếp, xử sự với
những người khác trong xã hội. Theo thống kê tội phạm học những năm gần đây,
cho thấy số thanh thiếu niên có nguồn gốc từ gia đình buôn bán, làm ăn bất hợp
pháp chiếm 50.49%; gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 45.6%. Trẻ em hư
Bài tập lớn môn học Tâm lí đại cương__________________________________________
4
có nguồn gốc từ gia đình không trong sạch, lành mạnh chiếm 86.6%…). Rõ ràng

hoàn cảnh sống, môi trường sống có ảnh hưởng đến nhân cách con người. Những
tác động của môi trường hay hoàn cảnh được phản ánh vào nhân cách và thể hiện
trong những hành vi xã hội mà người đó thể hiện.
2.3.2 Yếu tố giáo dục
Cùng với hoàn cảnh sống, môi trường, giáo dục cũng là một trong những yếu
tố quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách của con người. Mỗi con người
tồn tại trong xã hội đều xây dựng nhân cách với một nền tảng giáo dục từ gia
đình, môi trường sống. Giáo dục tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con
người. Thông qua giáo dục, phương hướng cho sự hình thành nhân cách được tạo
dựng. Với một đứa con, mỗi người làm cha làm mẹ đều mong muốn giáo dục
nhân cách tốt cho con. Nhưng giáo dục của mỗi người lại khác nhau. Có người có
con trai, họ giáo dục con họ trở thành một người mạnh mẽ, kiên định. Nhưng có
người có con gái, họ lại tạo dựng, giáo dục cho con gái họ biết cách sống thùy
mị, nết na, đảm đang. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình
thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách xác định đáp
ứng những nhu cầu của cuộc sống.
Giáo dục là cách thức giúp con người chọn lọc, phản ánh hiện thực khách
quan. Với mỗi cách giáo dục khác nhau, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa,
xã hội, lịch sử đã được tinh lọc, hệ thống hóa để tạo nên nhân cách của mình. Tùy
vào sự giáo dục mà họ được nhận. Như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai
nước tuy gần nhau nhưng cách nhau một dãy núi, nét văn hóa khác nhau vì vậy
họ khác nhau về tính tình. Người dân Tây Ban Nha là những người nổi tiếng là
những người có dòng máu nóng và chịu chơi. Còn người Bồ Đào Nha, họ tình
cảm, nồng nhiệt nhưng có phần trầm lắng, bình thản, không như những người
Tây Ban Nha.
Thông qua giáo dục, có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó
phát triển theo mong muốn của xã hội. Một đứa trẻ ham chơi, đua đòi và dính vào
Bài tập lớn môn học Tâm lí đại cương__________________________________________
5

×