Tải bản đầy đủ (.pdf) (387 trang)

Vai trò của nhà nước việt nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 387 trang )

i
Bộ Khoa học và Công nghệ
Chơng trình kh&CN trọng điểm cấp Nhà nớc giai đoạn 2006-2010:
Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
Mã số: KX.01/06-10







đề tài:
Vai trò của nhà nớc Việt Nam trong
quá trình chuyển sang kinh tế thị trờng
định hớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế

Mã số: KX.01.12/06-10







Chủ nhiệm đề tài : GS.TSKH Lơng Xuân Quỳ
Phó chủ nhiệm đề tài : GS.TS. Đỗ Đức Bình
Cơ quan chủ trì đề tài : Trờng Đại học Kinh tế quốc dân
Bộ Giáo dục và Đào tạo





8016

Hà Nội, năm 2010
ii
Bộ Khoa học và Công nghệ
Chơng trình kh&CN trọng điểm cấp Nhà nớc giai đoạn 2006-2010:
Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
Mã số: KX.01/06-10




đề tài:

Vai trò của nhà nớc Việt Nam trong
quá trình chuyển sang kinh tế thị trờng
định hớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế

Mã số: KX.01.12/06-10


Chủ nhiệm đề tài : GS.TSKH Lơng Xuân Quỳ
Phó chủ nhiệm đề tài : GS.TS. Đỗ Đức Bình
Cơ quan chủ trì đề tài : Trờng Đại học Kinh tế quốc dân
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thnh viờn tham gia ti:
1.

PGS.TS. Lê Xuân Bá Viện NC quản lý kinh tế TW
Thnh viờn
2.
TS. Bùi Quốc Bảo Văn phòng Chính phủ
Thnh viờn
3.
TS. Nguyễn Thành Công Viện NC Phát triển kinh tế xã hội HN
Thnh viờn
4.
PGS.TS Nguyễn Văn Công Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
5.
PGS.TS Hoàng Văn Hoa Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
6.
GS.TS Nguyễn Đình Hơng Hội Khoa học kinh tế Hà Nội
Thnh viờn
7.
PGS.TS Nguyễn Viết Lâm Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
8.
PGS.TS .Nguyễn Thị Mùi Học Viện Tài chính
Thnh viờn
9.
PGS.TS . Lu Ngọc Trịnh Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Thnh viờn
10.
TS. Lê Anh Tuấn Hội Khoa học kinh tế Hà Nội
Thnh viờn
11.

TS. Hồ Thị Hải Yn
Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
12.
ThS. NCS Nguyễn Anh Tuấn Trờng ĐH KTQD
Th ký
13.
HVCH Nguyễn Đình Hng Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
14.
ThS. NCS Trịnh Mai Vân Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn
15.
ThS.NCS Ngô Thu Hà Trờng ĐH KTQD
Thnh viờn


Hà Nội, năm 2010
iii
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI 13
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI
13
1.1.1. Nền kinh tế thị trường . 13

1.1.2. Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại 19
1.2. THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI 31
1.2.1. Khái niệm về thể chế 31
1.2.2. Thể chế kinh tế. 33
1.2.3. Thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện
đại 36
1.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ
KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 41
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 41
1.3.1.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia có nền kinh tế thị
trường hiện đại 41
1.3.1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia đang chuyển đổi. 55
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam 70
1.3.2.1. Xây dựng và cải cách thể chế thị trường thích ứng với
các xu hướng phát triển kinh tế mới 70
1.3.2.2. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường thông qua tính xác thực và khoa học của thể chế kinh tế
của nhà nước 73
1.3.2.3. Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến thị trường tài chính
và thị trường bất động sản là các thị trường chứa đựng nhi
ều khả
năng dẫn đến các cuộc khủng hoảng 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
78

iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ KINH TẾ VÀ THỂ CHẾ KINH
TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN

SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ 81
2.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM. 81
2.1.1. Những đặc điểm và biểu hiện cơ bản về sự đổi mới vai trò kinh tế
củ
a Nhà nước Việt Nam. 81
2.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của sự đổi mới vai trò kinh tế của Nhà nước
Việt Nam đối với phát triển kinh tế - xã hội 91
2.1.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế về sự phát triển kinh tế - xã
hội dưới ảnh hưởng của sự đổi mới vai trò kinh tế của Nhà nước 101
2.2. THỰC TRẠNG THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VI
ỆT NAM 108
2.2.1. Khuôn khổ thể chế phát triển các loại thị trường 108
2.2.1.1. Diễn biến về quá trình hình thành khuôn khổ thể chế phát
triển các loại thị trường 108
2.2.1.2. Đánh giá về khuôn khổ thể chế phát triển các loại thị
trường 115
2.2.2. Khuôn khổ thể chế tạo môi trường cho đầu tư và phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp 124
2.2.2.1. Diễn bi
ến về quá trình hình thành khuôn khổ thể chế tạo
lập môi trường đầu tư và kinh doanh. 124
2.2.2.2. Đánh giá khuôn khổ thể chế tạo môi trường đầu tư và
kinh doanh 127
2.2.3. Khuôn khổ thể chế thúc đẩy cạnh tranh chống độc quyền 135
2.2.3.1. Diễn biến quá trình hình thành khuôn khổ thể chế thúc
đẩy cạnh tranh chống độc quyền 135
2.2.3.2. Đánh giá về khuôn khổ thể chế thúc đẩy c
ạnh tranh, chống độc

quyền 137
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG 140
2.3.1 Những mặt tích cực ưu điểm chủ yếu 140
2.3.2 Những mặt bất cập, yếu kém 148
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt bất cập, yếu kém 159
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 169
v
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC PHÙ HỢP VỚI ĐẶC
THÙ CỦA NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ 174
3.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ HOÀN
THIỆN THỂ CHẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 174
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 174
3.1.2. Bối cảnh trong nước: 179
3.2 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN THỂ CHẾ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG, MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 184
3.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước với tư cách là một động
lực quan trọng đảm bảo quá trình tăng trưởng nhanh và bền v
ững của
Việt Nam trong điêu kiện hội nhập quốc tế 184
3.2.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước phải đảm bảo tính định
hướng đối với các chủ thể tham gia nền kinh tế, đặc biệt là định hướng
về chính trị –kinh tế- xã hội của nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa 187
3.2.3. Thể chế kinh tế của nhà nước được hoàn thiện trong m
ối quan hệ
hài hòa với các thiết chế kinh tế phi nhà nước, trong đó vai trò của cộng

đồng doanh nghiệp và người dân được đặc biệt quan tâm 188
3.2.4. Hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước trong mối quan hệ ràng
buộc với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. 189
3.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ
NƯỚC PHÙ HỢP VỚI ĐẶC THÙ CỦA NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI
VÀ HỘI NHẬP 191
3.3.1. Hoàn thiện nội dung và quy trình xây dựng luật pháp, chính sách
kinh tế. 191
3.3.2 Hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế của Nhà nước. 198
3.3.3. Đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước phù hợp với yêu cầu hội nhập 203
3.3.4. Xác lập cơ chế tham gia của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân
sự, các tổ chức quốc tế trong quá trình hoàn thiện thực thi và điều chỉ
nh
thể chế kinh tế của Nhà nước. 209
vi
3.4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ
HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÙ HỢP VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 221
3.4.1 Tiếp tục đổi mới về tư duy, nhận thức và quan điểm: 221
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế theo hướng
đảm bảo tính đầy đủ, đồ
ng bộ, nhất quán và minh bạch tương thích với
luật pháp và thông lệ quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả
tác động của hệ thống này tới nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt nam. 226
3.4.2.1 Đối với hệ thống luật pháp: 227
3.4.2.2 Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế: 233
3.4.3 Hoàn thiện thể ch
ế phát triển hệ thống thị trường trong nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế 250
3.4.3.1 Hoàn thiện môi trường thể chế, tôn trọng tự do cạnh tranh
và kiểm soát độc quyền. 250
3.4.3.2. Tăng cường đầu tư, quản lý và khai thác có hiệu quả kết
cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho các loại thị trường phát triển
theo hướng h
ội nhập kinh tế quốc tế. 254
3.4.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu, phát
triển kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, tạo ra sức
cung, cầu cho các loại thị trường 258
3.4.3.4 Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập các
điều kiện để phát triển hệ thống thị trường đầy đủ và đồng bộ,
hiệu quả. 258
3.4.4. Tiếp tục cải cách và hoàn thiện thể chế hành chính 259
3.4.5 Hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà nước đối với các chủ thể kinh
tế theo hướng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động, vừa nâng cao
hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường 267
3.4.5.1 Từng bước đổi m
ới và hoàn thiện tổ chức, phương thức
hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế và nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan này 268
3.4.5.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà nước đối với doanh
nghiệp 270
3.4.5.3 Thể chế hoá sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự
vào việc xây dựng và thực thi thể chế kinh tế th
ị trường. 275
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 277
KẾT LUẬN CHUNG 283
TÀI LIỆU THAM KHẢO
285


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hộp 1.1: Các tiêu chí xác định tư cách "kinh tế thị trường" 17
Hộp 2.1. Quan điểm của Đảng về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN 82
Hộp 2.2. Diễn biến đổi mới tư duy của Đảng về vai trò kinh tế của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 86
Hình 1.2: Nhà nước, thể chế và c/ơ chế vận hành 45
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000 - 2008. 95
Biểu đồ 2.2. Đóng góp nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 95
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của 5 nhóm dân cư Việt Nam 100
Bảng 2.2. Xếp hạng các chỉ số về thể chế của Việt nam năm 2006 159




1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của nhà nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế như tên
của đề tài, nếu xét một cách toàn diện sẽ có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm cả
về vai trò trong lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực xã hội, văn hoá; trong lĩnh
vực an ninh quốc phòng, đối ngoạ
i… Tuy nhiên, đây là đề tài nghiên cứu
thuộc chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước mang mã số KX01/06-
10: "Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam tới năm 2020"

nên khi tiếp cận đề tài này, chúng tôi cho rằng đề tài chỉ đề cập đến vai trò
kinh tế của nhà nước.
Vai trò kinh tế của nhà nước có nội dung rất phong phú. Tuy nhiên, theo
đơn đặt hàng và thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban chủ
nhiệm
chương trình KX.01/06-10 (tại Báo khoa học và phát triển số 24 ra ngày 20-
24/6/2007) thì nhiệm vụ của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thể chế kinh
tế của nhà nước Việt Nam để thực hiện tốt vai trò của nhà nước trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh
tế quốc tế.
Trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong những năm đổi mới, cơ ch
ế
quản lý kinh tế ở nước ta, thể chế kinh tế của Nhà nước luôn được quan tâm
xây dựng và phát triển. Hệ thống thể chế kinh tế của Nhà nước ngày càng đầy
đủ hơn và hoàn thiện hơn. Trên một chừng mực nhất định, hệ thống thể chế
này đã có những góp tích cực, đã tạo nên một hành lang pháp lý, một sân chơi
bình đẳng hơn đảm bảo cho các doanh nghiệp và các chủ thể
kinh tế được tự
do phát triển. Thể chế kinh tế của Nhà nước đã góp phần khơi dậy sức sáng
tạo; góp phần làm sống dậy các tiềm năng, các nguồn lực của xã hội và do đó,
góp phần tạo nên những thành quả đáng ghi nhận về sự phát triển kinh tế và
sự tiến bộ xã hội của đất nước ta. Tuy nhiên, hệ thống thể chế kinh tế của Nhà
nước hay nói cách khác là từng bộ phận thể chế kinh tế của Nhà nước vẫn
2
đang còn tồi tại nhiều khiếm khuyết:
Thứ nhất, hệ thống luật pháp về kinh tế vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu
nhất quán, bất cập so với thực tiễn chẳng hạn như: nhiều đạo luật quan trọng
chưa được hình thành hoặc chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, thiếu
nhất quán trong phạm vi một văn bản pháp luật, thiế
u nhất quán thậm chí có

mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật.
Thứ hai, công tác định hướng phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều thiếu
sót, cụ thể là: chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn ôm
đồm quá nhiều mục tiêu, vị trí chính trị pháp luật của các quy hoạch còn thấp
so với kế hoạch, vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước chưa phù hợp với kinh
tế thị trườ
ng hiện đại.
Thứ ba, trong hệ thống chính sách kinh tế đã xuất hiện những yếu tố
làm chậm tiến trình của công cuộc cải cách theo định hướng thị trường.
Thứ tư, các chính sách, quy định còn lúng túng trong giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mục tiêu tiến bộ, công bằng xã
hội; nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trong cơ chế thị trườ
ng chưa được chú trọng
giải quyết kịp thời, có hiệu quả.
Thứ năm, bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tuy được sắp xếp lại
nhiều đợt, giảm được một số đầu mối, nhưng vẫn lạc hậu so với những tiến
triển của nền kinh tế theo hướng thị trường. Năng lực tạo ra và vận hành thể
chế
của bộ máy nhà nước còn những hạn chế. Vai trò kinh tế của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và thể chế kinh tế của nhà
nước ở nước ta, tuy đã được quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn chưa giải đáp rõ
được những vấn đề cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà
nước phù hợp với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là tính thích ứng của hệ thống này trong điều
kiện Việt Nam gia nhập WTO hay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam vẫn đang còn mờ nhạt.
Hệ thống thể chế kinh tế của Nhà nước được nhận thức là có vai trò hết
sức quan trọng và mặc dầu môi trường thể chế kinh tế được tạo ra bởi Nhà
3

nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua vẫn đang còn tồn tại nhiều thiếu sót,
song những công trình nghiên cứu có tầm cỡ, hướng trực tiếp đến việc giải
quyết một cách căn bản, chuyên sâu những mặt còn tồn tại của hệ thống thể
chế kinh tế hiện hành của Nhà nước hầu như vẫn chưa được tiến hành. Nói
cách khác, thực tiễn đang
đặt ra một câu hỏi lớn liên quan đến thể chế kinh tế
của Nhà nước nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ. Câu hỏi đó là: cần phải
xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà nước ta như thế nào và làm
thế nào để có được thể chế kinh tế ấy để hướng tới xây dựng thành công nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nướ
c ta trong điều kiện Việt Nam gia
nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực tiễn này cho thấy rằng, việc lựa chọn đề tài "Vai trò của nhà
nước Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế" mà nội dung trọng tâm là đề xuất các
giải pháp cụ thể, đồng bộ để hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà n
ước là rất
cần thiết và cấp bách. Chắc chắn đây sẽ là một trong những nội dung cơ bản
về lý luận và thực tiễn của sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam không chỉ
đến năm 2020 mà cả trong thời kỳ tương lai lâu dài.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu nước ngoài
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại được thực
hiện trong m
ối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp và được
thể hiện chính bằng thể chế kinh tế của Nhà nước.
Thể chế kinh tế là sản phẩm quan trọng nhất của Nhà nước. Thể chế
kinh tế trước hết đảm bảo Nhà nước thực hiện được vai trò của mình trong
nền kinh tế và quyết định tính hiệu quả và hiệu lực của quản lý nền kinh tế


quốc gia. Chính vì vậy, chủ đề này thu hút được sự quan tâm của rất nhiều
nhà kinh tế.
Nếu như Adam Smith đề cao vai trò của “bàn tay vô hình” thì các nhà
kinh tế học sau này như Paul Samuelson lại nêu rất rõ vai trò của “bàn tay hữu
hình“ trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Như vậy, thể chế kinh tế chính là
4
cái tạo nên “bàn tay hữu hình” trong nền kinh tế. Định nghĩa đầu tiên về thể
chế do Thorstein Veblen đưa ra năm 1914 với quan niệm “thể chế là tính quy
chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống
cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận và tuân thủ”. Sau
đó, khái niệm về thể chế đã được bổ sung và mở rộng theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Do việc có nhiều khía cạ
nh khác nhau của thể chế được các nhà kinh tế
học quan tâm nghiên cứu nên đã hình thành bộ môn kinh tế học thể chế với 2
trường phái chủ yếu. Kinh tế học thể chế cũ tập trung nghiên cứu vai trò của
luật pháp, của quyền sở hữu, sự hình thành và tác động của Nhà nước tới các
giao dịch kinh tế và phân phối thu nhập. Kinh tế học thể chế mới đề cập nhiều
đến các quy
định, luật lệ và cách mà nhà nước thực thi nó.
Khái niệm gần đây nhất về thể chế được Sokolof đưa ra năm 2001. Ông
định nghĩa thể chế là khung khổ chính trị và pháp lý tạo ra những nguyên tắc
và luật lệ cơ bản cho sự hoạt động của các cá nhân và công ty; những tổ chức
mang tính tự nguyện hoặc hợp tác giữa các chủ thể có tác động đến bản chất
và tổ chức củ
a sự trao đổi; các giá trị văn hoá và niềm tin có ảnh hưởng tới
hành vi kinh tế thông qua tác động của chúng đối với sự sẵn lòng tham gia và
tuân thủ các nguyên tắc của thị trường và đối với nội dung của hàng hoá, dịch
vụ. Như vậy, nội hàm của khái niệm thể chế không chỉ bao gồm khung pháp
lý mà còn là các quy tắc xã hội được thừa nhận; không chỉ của nhà nước mà

còn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; không chỉ
trong lĩnh vực kinh tế
mà còn trong các lĩnh vực xã hội, văn hoá.
Mặc dù nghiên cứu rất nhiều về thể chế, nhưng các học giả nước ngoài lại
ít đề cập đến thể chế kinh tế của nhà nước. Đa phần các nghiên cứu về thể chế
kinh tế đều đề cập đến thể chế thị trường và xem Nhà nước là một chủ thể
tham gia thị trườ
ng. Cách tiếp cận này phù hợp với những nền kinh tế thị
trường phát triển cao, nơi các nguyên tắc và quy tắc của thị trường được thừa
nhận và tuân thủ như pháp luật. Bản thân các quy định pháp lý tại các nền
5
kinh tế này cũng bám rất sát thị trường và được xây dựng trên các nguyên lý
hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, nếu so sánh và áp dụng các nghiên cứu
này cho các nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi sang
kinh tế thị trường thì sẽ có những khập khiễng nhất định.
Xem xét các nghiên cứu từ Trung Quốc, quốc gia cũng đang thực hiện
quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế như Việ
t Nam, thể chế kinh
tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc là thuật ngữ được nhắc đến tương đối
nhiều. Tác giả Lưu Dư Huyệt (Trung Quốc) đã nêu ra khái niệm về thể chế
kinh tế như sau: “Thể chế kinh tế là hình thức tổ chức cụ thể và chế độ quản
lý kinh tế của một chế độ kinh tế – xã hội hoặc một quan hệ s
ản xuất”
1
. Ông
cũng cho rằng thể chế kinh tế là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội hay
nói cách khác chính là sản phẩm của Nhà nước. Các nghiên cứu khác ở Trung
Quốc đề cập nhiều đến vai trò thiết lập khung pháp lý và ban hành chính sách
kinh tế của nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp chưa
được đề cập một cách thoả đáng.

Tóm lại, số lượng các nghiên cứu về thể
chế nói chung, thể chế kinh tế
và thể chế kinh tế của nhà nước nói riêng là tương đối đồ sộ. Nhiều khía cạnh
khác nhau của thể chế kinh tế đã được phân tích, nhiều học thuyết, trường
phái nghiên cứu về thể chế kinh tế đã được hình thành. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này do được thực hiện ở các quốc gia có bối cảnh kinh tế – xã hội khác
nhau nên chưa đề cập một cách thoả đ
áng thể chế kinh tế của một nhà nước
mà nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập. Các mối quan hệ
và cơ chế tương tác giữa nhà nước, doanh nghiệp với thị trường chưa được
phân tích đầy đủ. Mặc dù vậy, đây vẫn là những tư liệu tham khảo hết sức bổ
ích cho quá trình nghiên cứu về thể chế kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam,
công cụ để nhà nước Việt Nam hoàn thành vai trò của mình trong quá trình
chuyển đổi sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

1
Dẫn theo bài viết “Bàn về phương pháp luận nghiên cứu thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” của GS. Chu Văn Cấp.
6
2.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, khái niệm thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu được quan tâm ở nước ta. Tuy nhiên vai
trò của Nhà nước trong nền kinh tế thì đã được quan tâm từ rất sớm. Ngay từ
những năm 1990, các đề tài thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước
KX.03, giai đoạn 1991-1995, đã
đề cập nhiều đến cơ chế thị trường và vai trò
của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước KX.03.04: Cơ
chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế nước ta hiện
nay, một đề tài thuộc Chương trình KX.03 do GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ
chủ nhiệm, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Tây Âu, Đông

Âu, Nga và các nước trong khu vực đã chỉ rõ vai trò c
ủa Nhà nước và những
việc Nhà nước cần làm, nên làm trong điều kiện Việt Nam chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Đây có thể xem như
một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về vai trò của Nhà nước
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, công
trình mới dừng ở việc nghiên cứu nhà nước đóng vai trò gì khi chuyển t
ừ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Các vấn đề về quản lý nhà nước đối với nền kinh tế tiếp tục được
nghiên cứu và giới thiệu trong các tài liệu như: Quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phân cấp quản lý nhà
nước…vv. Đề tài KX.01.09: “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” thuộc Chương trình khoa học xã
hội cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 (KX.01) do GS.TSKH. Lương Xuân
Quỳ làm chủ nhiệm đã nhấn mạnh đến yêu cầu cải cách thể chế như là một
trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của
Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
C
ũng trong giai đoạn 2001-2006, nhiều công trình nghiên cứu về quản
lý nhà nước và đổi mới bộ máy nhà nước được thực hiện, tiêu biểu như Đổi
mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của cơ quan hành
7
chính nhà nước các cấp của tác giả Nguyễn Khánh (2003); Nhà nước trong
một thế giới đang chuyển đổi của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (2004);
Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Ngọc Hiến (2001); Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của tác giả Nguyễn
Phước Thọ (2001); Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của
quốc hội và chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và

vì dân của tác giả Trần Ngọc Đường (2004)vv Những công trình này đã
nghiên cứu bản chất, vai trò, chức năng của nhà nước, phương thức quản lý và
điều hành của nhà nước trong nền kinh tế thị trường và có thể coi là những
tiền đề cho việc nghiên c
ứu về thể chế kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về thể chế kinh tế bắt đầu được
quan tâm thực hiện ở nhiều cấp, với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Tại hội thảo khoa học tổ chức tháng 10/2004 tại Học việ
n Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh với chủ đề “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
nhiều tham luận của các nhà khoa học đã đề cập đến nội dung của thể chế
kinh tế gồm các quy tắc, các chủ thể và các cơ chế thực thi quy tắc. Những
việc cần làm để xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng được đặt ra.
Cuối năm 2006, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài KX.01.06,
PGS.TS. Hà Huy Thành đã xuất bản cuốn sách với tựa đề “Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” với nội dung chủ y
ếu là
những quan điểm và giải pháp vĩ mô nhằm hoàn thiện và phát triển thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như: đổi mới tư
duy, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; nâng cao
năng lực quản lý của Nhà nước; tăng cường tính công khai minh bạch.

8
Cũng trong năm 2006, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã
xuất bản cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” với nhiều số liệu, tư liệu
cập nhật và bình luận sâu sắc. Cuốn sách đã đi sâu đánh giá thực trạng quá

trình xây dựng và vận hành thể chế kinh tế th
ị trường trong những năm qua ở
nước ta và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế này
trong thời gian tới. Trước đó, năm 2002, tác giả Đinh Văn Ân và các cộng sự
đã xuất bản công trình nghiên cứu “Thể chế, cải cách thể chế và phát triển –
lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam”. Cuốn sách đã đi sâu giới
thiệu kinh nghiệm cải cách thể
chế của một số quốc gia trên thế giới tiêu biểu
cho các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi,
đặc biệt là kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình xây dựng thể chế
kinh tế thị trường.
Đầu năm 2007, nằm trong khuôn khổ dự án “Chuyển đổi kinh tế ở Việt
Nam ” do Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam chủ trì, GS.TS. Nguyễn Văn
Thường và các cộng sự
đã thực hiện nghiên cứu “Tiếp tục điều chính chức
năng quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN”. Công trình đã phân tích một cách tương đối đầy đủ về thực
trạng các chức năng của nhà nước Việt Nam, những chức năng còn chồng
chéo, thiếu hiệu quả cũng được đề cập một cách thắng thắ
n. Tuy nhiên, công
trình này chỉ đi sâu nghiên cứu phương thức tổ chức bộ máy và cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Các vấn đề về chính sách, pháp
luật kinh tế chưa được đề cập một cách thoả đáng.
Có thể nói, những công trình nêu ở trên là những công trình đầu tiên
nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Tuy nhiên, nhi
ều vấn đề về thể chế kinh tế của nhà nước với tư cách là
một sản phẩm của nhà nước Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế thì còn tồn tại những vấn đề sau:


9
Một là, chưa gắn thể chế kinh tế với vai trò quản lý nhà nước về kinh tế
của bộ máy Nhà nước. Với những nước có nền kinh tế thị trường phát triển,
thể chế kinh tế chủ yếu được hình thành trực tiếp trên cơ sở các nguyên lý vận
hành của thị trường. Thể chế kinh tế của nhà nước là một bộ phận quan trọng
nhưng không phải là bộ ph
ận quyết định của thể chế kinh tế do các nguyên tắc
thị trường đã xuất hiện và được thừa nhận trong một thời gian rất dài. Tuy
nhiên, đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, các
nguyên lý thị trường chưa được thừa nhận rộng rãi, thể chế kinh tế của Nhà
nước là công cụ hết sức trọng yếu để định hướng cho nề
n kinh tế thị trường
hình thành, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và đặc thù của
đất nước. Các nghiên cứu trước đây về nhà nước hoặc về thể chế được thực
hiện trong bối cảnh chúng ta mới bắt đầu những bước đi đầu tiên của quá
trình đổi mới, mô hình phát triển chưa được định hình một cách cụ thể nên
chưa chú ý nhiều đến vai trò c
ủa Nhà nước trong quá trình hình thành thể chế
kinh tế thị trường và thể chế kinh tế của Nhà nước. Các nghiên cứu hoặc bàn
quá nhiều về bản chất, vai trò, chức năng của nhà nước hoặc đi sâu phân tích
thể chế kinh tế nói chung, chưa đề cập thoả đáng đến thể chế kinh tế của nhà
nước. Chính vì vậy, các kết luận rút ra chưa thực sự làm rõ những đặc thù của
thể ch
ế kinh tế nói chung, thể chế kinh tế của nhà nước nói riêng trong quá
trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, các nghiên cứu tuy đã tìm hiểu kỹ kinh nghiệm của rất nhiều quốc
gia trong quá trình xây dựng và cải cách thể chế nhưng chưa có sự đối chiếu,
so sánh giữa th

ể chế kinh tế đang tồn tại ở Việt Nam với thể chế kinh tế của
một nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong khi đó, Đại hội IX đã nêu rõ và Đại
hội X tiếp tục khẳng định phát triển nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là một nền kinh tế hiện
đại.
Trong bối cảnh thiếu định hình về mục tiêu hướng tới, các luận giải và kiến
nghị sẽ không tạo được sự đồng bộ, hiệu quả. Tính khả thi cũng vì thế mà
giảm sút đáng kể.
10
Ba là, trong quá trình phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn
thiện thể chế, các công trình đã có ở trong nước chưa đề cập hoặc đề cập một
cách mờ nhạt đến những yêu cầu đăng đặt ra hết sức cấp bách của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế về luật pháp, về khả năng thực thi luật pháp, về các
chủ thể tham gia nền kinh tế. Nếu như nh
ững năm trước đây, chúng ta chuẩn
bị tham gia vào quá trình hội nhập, yêu cầu xây dựng và cải cách thể chế kinh
tế của nhà nước hướng đến mục tiêu phù hợp với những quy chuẩn mà các
quốc gia và các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc có quan hệ. Tuy
nhiên, giữa việc được chấp nhận với việc chứng tỏ được vị thế, năng lực và
phát triển bền vững
được trong bối cảnh mới là một khoảng cách khá dài. Với
việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, yêu cầu cải
cách thể chế đang đặt ra những vấn đề rất mới, khác hẳn về bản chất. Những
nghiên cứu đã đề cập đều được thực hiện trước thời điểm Việt Nam gia nhập
WTO, chính vì thế cách nhìn nhậ
n và tiếp cận đối với nhân tố này còn chưa
thực sự đầy đủ.
Nói tóm lại, các nghiên cứu trước đây về nhà nước, quản lý nhà nước đối
với nền kinh tế và thể chế kinh tế đã có những đóng góp hết sức quan trọng về lý
luận và thực tiễn cho quá trình đổi mới, tạo ra những tiền đề để tiếp tục nghiên

cứu về thể chế
kinh tế. Tuy vậy, do thực hiện trong bối cảnh đất nước đang trong
quá trình chuyển đổi và chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế nền nhiều nghiên cứu
chưa đề cập hết những tác động của các nhân tố mới, đặc biệt là Nghị quyết Đại
hội X và việc Việt Nam gia nhập WTO. Chính vì vậy, việc đánh giá lại hiện
trạng thể chế kinh tế v
ới tư cách vừa là một sản phẩm, vừa là công cụ sắc bén để
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hiệu quả vai trò của
mình trong quá trình chuyển nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu th
ể chế kinh tế của nhà nước Việt
Nam để thực hiện hiệu quả vai trò của nhà nước trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
11
Trên cơ sở đó, đề tài xác định mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích, đánh
giá thực trạng thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam, chỉ ra được những
khiếm khuyết, yếu kém của thể chế kinh tế của nhà nước hiện đang tồn tại ở
nước ta, từ đó đề xuất các vấn đề cần đổi mới, các giải pháp và điều kiệ
n để
hoàn thiện thể chế kinh tế của nhà nước phù hợp với yêu cầu xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để đạt được mục tiêu đó, đề tài cần giải quyết được các mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ thêm những đặc trưng cơ bản của thể chế kinh tế của nhà
n
ước trong nền kinh tế thị trường hiện đại; yêu cầu và nội dung của thể chế
kinh tế của nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá đúng thực trạng thể chế kinh tế của nhà nước Việt Nam hiện

nay. Chỉ ra được những điểm phù hợp tích cực, ưu đ
iểm và chưa phù hợp bất
cập, yếu kém của thể chế kinh tế hiện tại với yêu cầu của nền kinh tế chuyển
đổi và hội nhập và các nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại những điểm chưa
phù hợp.
- Đề xuất được các vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế của
Nhà nước để phù hợp với kinh t
ế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện
có hiệu quả quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế của Nhà nước Việt
Nam đến năm 2020.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thể chế kinh tế c
ảu nhà nướ trong
nèn kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
* Thực trạng thể chế kinh tế của Nhà nướ trong những năm đổi mới (từ
1986 đến nay)
* Đề xuất những quan điểm, nội dung và giải pháp hòan thiện thể chế
kinh tế của nhà nước trong trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhậ
p kinh
tế quốc tế đến năm 2020.
12
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Xét về bản chất, thể chế kinh tế của nhà nước là sản phẩm đặc biệt của
nhà nước. Đây chính là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò và chức năng
quản lý kinh tế của mình trong từng giai đoạn phát triển. Mặt khác, sản phẩm
ấy được tạo ra cũng phải xuất phát từ nội hàm về vai trò và chức năng quản lý
kinh t
ế của nhà nước trong những điều kiện cụ thể. Chính vì vậy khi yêu cầu

về thể chế kinh tế của nhà nước, trước hết cần đặt nó trong mối quan hệ cơ
bản giữa nó với vai trò và chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương
pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp phân tích so sánh. Bên cạ
nh đó, đề tài đã sử dụng các phương pháp và
công cụ nghiên cứu hiện đại như:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được thực
hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thể
chế kinh tế của nhà nước và thể chế kinh tế thị trường.
+ Phương pháp khảo sát thực tiễn và xin ý kiến chuyên gia: đề tài tổ
chức khảo sát tại Trung Quốc và một s
ố tỉnh, thành phố ở Việt Nam, tổ chức
hội thảo (lớn và nhỏ) đã thảo luận, thu thập ý kiến của các chuyên gia về đánh
giá thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước và thể chế kinh tế của Nhà nước
và các điểm, giải pháp hòan thiện.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục lục,
đề tài gồm 3 ch
ương chính sau:
Chương 1: Lý luận về vai trò kinh tế và thể chế kinh tế của nhà nước
trong nền kinh tế thị trường hiện đại
Chương 2: Thực trạng vai trò kinh tế và thể chế kinh tế của nhà nước
Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế
Chương 3: Quan điểm, nội dung và các giải pháp hoàn thiện thể chế
kinh tế của nhà n
ước phù hợp với đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi và hội
nhập kinh tế quốc tế
13

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI
TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN ĐẠI.
1.1.1. Nền kinh tế thị trường.
Ngày nay người ta không còn phải bàn đến việc Nhà nước có hay không
có vai trò quản lý nền kinh tế. Người ta coi vai trò của Nhà nước trong việc
quản lý nèn kinh tế như một thực tế hiển nhiên. Hầu hết các nước trên thế giới
hiện nay đều phát triển theo mô hình kinh tế hỗn hợp, trong đó cả Nhà nước
và thị trường cùng điều tiết các hoạt động kinh tế. Không ai có thể phủ nhậ
n
tính ưu việt của bàn tay vô hình của thị trường trong việc phân bổ các nguồn
lực khan hiếm, cũng như vai trò to lớn của Nhà nước trong việc bổ sung, hỗ
trợ và dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, cả bàn tay vô hình của thị trường và bàn
tay hữu hình của Nhà nước còn đều không hoàn hảo. Do đó, vấn đề đặt ra đối
với mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ là cần lựa chọn sự
phối hợp tối ưu giữa thị
trường và Nhà nước, giữa cơ chế tự điều chỉnh của bàn tay vô hình với cơ chế
quản lý của Nhà nước nhằm khai thác được triệt để những lợi thế, đồng thời
tránh hoặc giảm thiểu được những thất bại của cả Nhà nước lẫn thị trường.
* Nền kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường đã có quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngày nay,
kinh tế thị trường không chỉ là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến ở các nước
phát triển, mà còn lan dần sang các nước đang phát triển, có ảnh hưởng to lớn đến
đời sống kinh tế - xã hội của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng.
Từ điển "Kinh tế học hiện đại" đã định nghĩa kinh tế th

ị trường là "một
kiểu tổ chức kinh tế, trong đó các quyết định về việc phân bổ các nguồn lực
sản xuất và phân phối sản phẩm được đưa ra trên cơ sở "thoả thuận tình
nguyện về giá cả giữa nhà sản xuất và khách hàng; người lao động và người
sử dụng lao động"
2
.

2
Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Macmillan năm 1992.
14
Trong khi đó, "Đại từ điển kinh tế thị trường" cũng đưa ra một khái
niệm về kinh tế thị trường "là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường
hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối tài nguyên
chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung – cầu thị trường và mua bán giữa hai bên
làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế và phương thức vận hành kinh tế".
Trong nề
n kinh tế thị trường, các cá nhân được tự do ra quyết định kinh
tế. Họ không bị buộc phải làm điều mà họ thấy bất lợi. Họ được tự do tự lựa
chọn việc làm và quyết định ông chủ của mình; được tự do quyết định chi bao
nhiêu và chi như thế nào: mua hàng hoá và dịch vụ nào với số lượng bao
nhiêu; dành bao nhiêu thu nhập kiếm được để tích luỹ cho tương lai và đầu tư
vào các loại tài sản cụ thể nào. Các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành
nghề kinh doanh, qui mô và công nghệ sản xuất, thuê các yếu tố đầu vào;
được tự do quyết định giá bán, lựa chọn địa điểm và phương thức phân phối
sản phẩm tạo ra Hầu hết quyết định của các cá nhân không xuất phát từ
động cơ đóng góp cho phúc lợi chung của toàn xã hội mà xuất phát từ lợi ích
riêng. Giá cả
đóng vai trò là công cụ phát tín hiệu để liên kết những quyết
định phân tán đó và làm cho cả hệ thống ăn khớp với nhau.

Cạnh tranh là nguyên tắc có tính nền tảng trong nền kinh tế thị trường.
Các doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao hiệu quả mới có thể đứng vững
trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung ứng để tối đa hoá lợi nhuận.
Cạnh tranh chính là động lực cho phép các nguồn lự
c được phân bổ một cách
có hiệu quả nhất. Những doanh nghiệp nào yếu kém, thua lỗ sẽ bị phá sản, các
nguồn lực sẽ được chuyển sang các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Cạnh
tranh và phá sản cũng giới hạn những sai lầm trong kinh doanh. Các doanh
nghiệp sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm thiết thực từ các vụ phá sản
để kinh doanh tốt hơn. Phá sản là sự sàng lọc cần thi
ết để đào thải những doanh
nghiệp yếu kém, làm trong sạch và lành mạnh môi trường kinh doanh. Do áp
lực cạnh tranh, các doanh nghiệp thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào cũng sẽ
sản xuất và kinh doanh có hiệu quả hơn so với trong điều kiện được bảo hộ,
che chắn, không có sức ép chia sẽ thị phần từ phía các nhà cung ứng khác.
15
Giống như một bàn tay vô hình (thuật ngữ nổi tiếng của Adam Smith),
hệ thống giá cả liên kết hành động của các cá nhân ra quyết định riêng rẽ chỉ
tìm kiếm lợi ích riêng cho bản thân họ. Nhưng trong khi theo đuổi lợi ích
riêng một cách vị kỷ, thì chính bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt họ
tạo nên một kết quả nằm ngoài dự kiến là đem lại lợi ích cho xã h
ội tốt hơn
ngay cả khi họ chủ động định làm như vậy vì trong một thị trường cạnh tranh
sản phẩm sẽ được cung ứng bởi các doanh nghiệp hiệu quả nhất, có chi phí
thấp nhất và phân phối cho những người cần nhất, sẵn sàng trả giá cao nhất.
Chính vì vậy, hệ thống thị trường tỏ ra ưu việt hơn hẳn hệ thống kế hoạch hoá
t
ập trung: nó phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả theo nghĩa cho phép
tối đa hoá phúc lợi của toàn xã hội.
Trên thực tế, các nền kinh tế thị trường được thực hiện dưới rất nhiều

dạng thức khác nhau, tuy nhiên những dạng thức này đều có những đặc trưng
cơ bản sau:
* Thị trường là cơ sở cho việc phân bổ nguồn lực. Các lực lượng cung
cầu thị
trường cung quyết định giá cả và đến lượt nó giá cả lại là tín hiệu để
phân bổ các nguồn lực kinh tế.
* Các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp các cá nhân được tự do ra
quyết định.
* Cạnh tranh là nguyên tắc có tính nền tảng trong nền kinh tế thị
trường, đảm bảo cho hàng hóa được cung ứng bởi các nhà sản xuất ưu việt
nhất và cung ứng cho những người cần nhất.
* Trong nề
n kinh tế thị trường, hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường.
* Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các công cụ luật pháp và chính sách.
Ở Việt Nam, câu trả lời cho vấn đề về "thế nào là nền kinh tế thị
trường" và "Việt Nam đã có kinh tế thị trường hay chưa?" vẫn còn rất khác
nhau. Vì thế, cách diễn giải của các bên tham gia các hoạt động thị trường ở
Việt Nam về khái niệm này cũng còn r
ất không đồng nhất.
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam (2001) đã chỉ rõ Việt Nam
hiện nay đang đi theo con đường xây dựng "nền kinh tế thị trường". Tuy
16
nhiên, điều khác biệt của kinh tế thị trường ở Việt Nam, so với các nền kinh tế
thị trường khác là ở chỗ nó mang tính "định hướng XHCN". Cũng tại Đại hội
này, bản chất của kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được diễn giải là: "Một
kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy định của kinh tế thị trường vừa dựa
trên cơ
sở và chịu sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của
CNXH
3

. Trong nền kinh tế đó, các thế mạnh của "thị trường" được sử dụng để
"phát triển lực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế, để xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân"; còn tính
định hướng XHCN của nền kinh tế đó "được thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu,
t
ổ chức quản lý và phân phối" nhằm mục đích cuối cùng là đạt được "dân
giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội do nhân dân làm chủ,
nhân ái, có văn hoá, có kỷ cương, xoá bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện
cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc"
4
. Nói cách khác, nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, được xác định là nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước nhằm đạt tới mục tiêu đưa đất nước trở thành một quốc gia dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Trong khi đó, nhiều nước tư bản phương Tây và nhiều nhà kinh tế
vẫn
cho rằng ở Việt Nam, các điều kiện để phát triển nền kinh tế thị trường vẫn
chưa được đảm bảo đầy đủ. Ví dụ, theo văn bản chính thức của Uỷ ban Châu
Âu gửi chính phủ Việt Nam nói về "tư cách nền kinh tế thị trường", thì Việt
Nam chưa được coi là nước có nền kinh tế thị trường. Cũng theo Uỷ ban Châu
Âu, để được công nhậ
n là nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cần đáp
ứng 5 tiêu chí khác nhau (xem Hộp 1.1).

3
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2001, tr.86-80.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam - Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000. NXB "Sự thật",
Hà Nội, 1991, tr.8.

17

Hộp 1.1: Các tiêu chí xác định tư cách "kinh tế thị trường"

Các tiêu chí của Liên minh châu Âu (EU)
5
.
(1) Mức độ ảnh hưởng (thấp) của chính phủ đối với việc phân bổ các
nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, bất kể là trực tiếp hay gián
tiếp, chẳng hạn: thông qua việc nhà nước quy định giá cả trên thị trường, áp
dụng chính sách phân biệt đối xử trong thuế, thương mại hoặc tiền tệ;
(2) Không có hiện tượng nhà nước can thiệp, bóp méo hoạt động của
doanh nghi
ệp ("tàn dư" từ hệ thống cũ) liên quan đến quá trình tư nhân hoá;
Không sử dụng hệ thống thương mại phi thị trường (ví dụ: hàng đổi hàng) và
không áp dụng các chế độ bao cấp;
(3) Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp bảo đảm tính minh bạch,
không phân biệt đối xử, tạo điều kiện phù hợp cho quản lý doanh nghiệp (áp
dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bảo vệ cổ đông, đảm b
ảo tính sẵn có và
chính xác của thông tin doanh nghiệp);
(4) Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và
minh bạch đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành
của cơ chế phá sản doanh nghiệp;
(5) Tồn tại một khu vực tài chính đích thực, hoạt động độc lập với nhà
nước, về mặt luật pháp cũng như trên thự
c tế, chịu sự điều chỉnh của các quy
định bảo lãnh đầy đủ, chịu sự giám sát một cách thoả đáng.
Các tiêu chí của Mỹ
6


Bộ Thương mại Mỹ phải đưa sáu tiêu chí vào xem xét khi đưa ra quyết
định. Sáu tiêu chí đó là:
(1) Khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia đó sang các đồng tiền khác.
(2) Khả năng xác định tiền công dựa trên cơ sở đàm phán tự do giữa
người lao động và ban quản lý.
(3) Mức độ cho phép cho các liên doanh hoặc các hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp nước ngoài tại qu
ốc gia này.
(4) Mức độ nhà nước sở hữu và kiểm soát các phương tiện sản xuất.
(5) Mức độ chính phủ kiểm soát đối với việc phân bổ nguồn lực và các
quyết định về sản lượng và mức giá của doanh nghiệp.
(6) Các nhân tố khác như mức độ thực thi quyền lực của nhà nước được
giới hạn ở mức độ hợp lý.

5
Dẫn từ văn bản "Ý kiến của chính phủ Việt Nam về tư cách nền kinh tế thị trường trong các cuộc điều tra
chống bán phá giá đối với Việt Nam". Bộ Thương mại, dự thảo ngày 27 6-2005.
6
Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
18
Những mâu thuẫn về quan điểm nói trên là điều dễ hiểu, vì Việt Nam
hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tố thị trường đang trong giai đoạn hình
thành, còn rất sơ khai. Hơn thế nữa, cho đến nay, trên thế giới, mô hình "kinh
tế thị trường định hướng XHCN" chưa h
ề có tiền lệ cả về phương diện lý luận
và trên thực tiễn.
* Nền kinh tế thị trường hiện đại
Như chúng ta đã biết kinh tế thị trường đã trở thành mô hình kinh tế phổ

biến trên toàn thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trình độ phát triển của các nền
kinh tế thị trường rất khác nhau giữa các nước. Theo quan điểm của nhóm
nghiên cứu nền kinh tế thị trườ
ng ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay
là hình ảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại. Các đặc trưng chủ yếu của
nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm:
* Thế giới có tư duy mới về phát triển: Tư duy này bắt nguồn từ việc đặt ra
các mục tiêu khác nhau cho tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng bền vững; tăng
trưở
ng xanh; tăng trưởng lệch;… Điều này đưa đến các mâu thuẫn, thậm chí xung
đột trong việc lựa chọn chính sách, xây dựng thể chế kinh tế của Nhà nước.
* Quan hệ thị trường đã phát triển rộng rãi và sâu sắc đến mọi yếu tỗ và
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh
tế, quan hệ thị trường còn mở rộng sang các lĩ
nh vực văn hóa, xã hội, khoa
học và giáo dục.
* Lĩnh vực tài chính tiền tệ phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò càng càng
quan trọng và mang tính quyết định đến sự phát của nhiều quốc gia và cả hệ
thống kinh tế toàn cầu. Các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm
1987-1988 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã gây ra các cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau đó.
* Mở cửa và hội nhậ
p kinh tế quốc tế là các đặc điểm nổi bật của các nền
kinh tế thị trường hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật
cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh

×