Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống cấp nước hồ Thới Lới cho công trình thủy điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 179 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
1










ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI



SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
2

MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………… 6
CHƯƠNG 1


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ
VÀ HIỆN TRẠNG VÙNG DỰ ÁN
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN……………………………………………………. 8
1.1.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ………………………………………………………………… 8
1.1.2.ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯU VỰC……………………………………………………. 9
1.2.ĐIỀU KIỆN DÂN SINH KINH ……………………………………………. 9
1.2.1.DÂN SỐ-LAO ĐỘNG VÀ ĐỜI SỐNG………………………………………… 9
1.2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP…………………………………… 10
1.3.HIỆN TRẠNG CỦA VÙNG DỰ ÁN………………………………………. 10
1.3.1.TÌNH HÌNH THỦY LỢI TRONG VÙNG DỰ ÁN…………………………… 10
1.3.2.CÁC QUY HOẠCH THỦY LỢI TRONG VÙNG DỰ ÁN………………… 11
1.3.3.VẬT LIỆU XÂY DỰNG………………………………………………………… 11
1.3.4.TÌNH HÌNH VỀ GIAO THÔNG……………………………………………… 12
1.4.KẾT LUẬN, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÔNG TRÌNH……………… 13
1.4.1.KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 13
1.4.2.NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÔNG TRÌNH………………………………… 13

CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN THỦY VĂN
2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LƯU VỰC………………………………… 14
2.1.1.ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO………………………………………………………… 14
2.1.2.ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN……… 15
2.2.TÍNH TOÁN ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN…………………………………. 23
2.2.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG KHU VỰC DỰ ÁN…………………… 23
2.2.2.ĐẶC TRƯNG LƯU VỰC………………………………………………………. 24
2.2.3.TÍNH TOÁN TỔN THẤT BỐC HƠI…………………………………………. 24
2.2.4.LƯỢNG MƯA NĂM LƯU VỰC………………………………………………. 26
2.3.TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY NĂM………………………………………… 26
2.3.1.XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY CHUẨN………………………………………… 26
2.3.2.XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ………………………………… 27

2.3.3.XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY LŨ………………………………………………… 29
2.3.4.HÀM LƯỢNG BÙN CÁT………………………………………………………. 33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
3

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA
3.1.TÀI LIỆU ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA CHẤT…………………………………… 34
3.1.1.TÀI LIỆU ĐỊA HÌNH…………………………………………………………… 34
3.1.2.TÀI LIỆU ĐỊA CHẤT………………………………………………………… 35
3.2.TÀI LIỆU VỀ THỦY NÔNG………………………………………………. 35
3.2.1.CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHẾ ĐỘ CANH TÁC…………………………. 35
3.2.2.THỜI VỤ………………………………………………………………………… 36
3.2.3.CHẾ ĐỘ TƯỚI VÀ MỨC TƯỚI……………………………………………… 36
3.2.4.TÍNH TOÁN NHU CẦU CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ ÂU THUYỀN…… 37
3.3.XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH MỰC NƯỚC CHẾT VÀ DUNG TÍCH CHẾT 38
3.3.1.TÀI LIỆU TÍNH TOÁN………………………………………………………… 38
3.3.2.XÁC ĐỊNH LƯỢNG BÙN CÁT……………………………………………… 38
3.3.3.XÁC ĐỊNH MỰC NƯỚC CHẾT……………………………………………… 39
3.3.4.TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT………………………………………………………. 39
3.4.TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ………………………………………………. 42
3.4.1.NHIỆM VỤ………………………………………………………………………. 42
3.4.2.MỤC ĐÍCH………………………………………………………………………. 43
3.4.3.CƠ SỞ TÍNH TOÁN……………………………………………………………. 43
3.4.4.HÌNH THỨC TRÀN……………………………………………………………. 43
3.4.5.LƯU LƯỢNG QUA TRÀN………………………………………………………. 44
3.4.6.PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ……………………………… 44
3.4.7.TÍNH VÀ VẼ ĐƯỜNG PHỤ TRỢ……………………………………………. 45

3.4.8.TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ…………………………………………………… 45

CHƯƠNG 4
THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
4.1.CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ VÀ CÁC THÀNH PHẦN …………………. 47
CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
4.1.1.SƠ BỘ CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ……………………………………………
47
4.1.2.CỤ THỂ CÁC PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ…………………………………………
47
4.2.CẤP CÔNG TRÌNH VÀ CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ ………………… 50
4.1.1.CẤP CÔNG TRÌNH ……………………………………………………………
50

4.1.2.CÁC CHỈ TIÊU THIẾT KẾ ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC……………….
51

4.3.THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC ……… 51
4.3.1.XÁC ĐỊNH MẶT CẮT CƠ BẢN CỦA ĐẬP ………………………………… 51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
4

4.3.2.XÁC ĐỊNH CHIỀU RỘNG ĐÁY ĐẬP THEO ĐIỀU KIỆN ỨNG SUẤT…
52

4.3.3.XÁC ĐỊNH CHIỀU RỘNG ĐÁY ĐẬP THEO ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH……
55


4.4.XÁC ĐỊNH MẶT CẮT THỰC TẾ CỦA ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC 55
4.4.1.XÁC ĐỊNH CAO TRÌNH ĐỈNH ĐẬP ………………………………………
55

4.4.2.XÁC ĐỊNH BỀ RỘNG MẶT ĐẬP…………………………………………….
60

4.4.3.THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT………………………………
61

4.4.4.CHỐNG THẤM CHO ĐẬP BÊ TÔNG………………………………………
61

4.4.5.THẾT KẾ MỐI NỐI TIẾP GIÁP GIỮA THÂN ĐẬP VÀ SÂN TRƯỚC….
62

4.5.TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC TRÊN NỀN ĐÁ 64
4.5.1.TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ……………………………………….
65

4.5.2.TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MẶT CẮT NGANG TIM TUYẾN ĐẬP………….
65

4.5.3.TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT ĐÁY MÓNG……………………………………….
65

4.6.TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA ỨNG SUẤT……………………………… 69
4.6.1.SỐ LIỆU ĐẦU VÀO…………………………………………………………….
69


4.6.2.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN………………………………………………………….
70

4.6.3.KIỂM TRA ỨNG SUẤT………………………………………………………
73
4.6.4.KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN ỨNG SUẤT………………………………………….
76


CHƯƠNG 5
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
5.1.GIỚI THIỆU CHUNG……………………………………………………… 80
5.2.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT …………………………………. 80
5.2.1.HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TƯỚI……………………………………………….
80

5.2.2.CỐNG LẤY NƯỚC……………………………………………………………….
80

5.2.3.PHƯƠNG ÁN TUYẾN CÔNG TRÌNH ………………………………………
81

5.2.4.PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH ………………………………………
81

5.3.QUY TRÌNH VẬN HÀNH CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA ……………… 84
5.3.1.QUY TRÌNH VẬN HÀNH CẤP NƯỚC ………………………………………
84

5.3.2.QUY TRÌNH VẬN HÀNH SỬ DỤNG NƯỚC………………………………

84

5.4.THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH……… 85
TRÊN HỆ THỐNG
5.4.1.TÍNH TOÁN BỂ LỌC CHẬM …………………………………………………
85

5.4.2.TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH ………………………….
87

BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
5

5.4.3.TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH ………………………….
90

BỂ CHỨA NƯỚC TƯỚI
5.4.4.LƯU LƯỢNG QUA ỐNG CẤP CHÍNH………………………………………
92

5.4.5.TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN…………………………………………
93

5.5.TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐƯỜNG ỐNG………………………………… 94
5.6.TÍNH TOÁN ÁP SUẤT TRONG ỐNG CẤP NƯỚC CHÍNH…………… 96
5.6.1.CẤU TẠO CÁC BỂ HỞ…………………………………………………………

96

5.6.2.TÍNH TOÁN ÁP SUẤT ĐƯỜNG ỐNG CHÍNH …………………………….
98

TỪ ĐẦU TUYẾN ĐẾN BỂ CHỨA NƯỚC TƯỚI
5.7.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ỐNG CẤP NƯỚC TƯỚI,…………………… 101
SINH HOẠT VÀ PHỤC VỤ CHO ÂU THUYỀN
5.7.1.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ỐNG CẤP NƯỚC TƯỚI ………………………
102

5.7.2.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG ỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT ……………….
103

VÀ ÂU THUYỀN
5.7.3.KIỂM TRA CHẾ ĐỘ CHẢY, TÍNH TỔN THẤT VÀ ÁP SUẤT…………….
105


CHƯƠNG 6
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
6.1.BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH…………………………………. 107
6.1.1.ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH
………………… 107
6.1.2.GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ……………………………………………………
108

6.1.3.BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG…………….
121


6.2.TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH…………………………………… 121
6.2.1.CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG………….
121

6.2.2.HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN ………………………………
123

6.2.3.TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH…………………………………………
123
6.2.4.TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG…………………………………………………
124

6.3.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG …………………………………

127

6.3.1.YÊU CẦU GIÁM SÁT, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG…………………………
127
6.3.2.YÊU CẦU VẬT TƯ, VẬT LIỆU XÂY DỰNG………………………………
128



CHƯƠNG 7
KHÁI TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH
7.1.KHÁI TOÁN VÀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH………………. 130
7.1.1.KHỐI LƯỢNG THỦY CÔNG………………………………………………….
130
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI


SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
6

7.1.2.KHỐI LƯỢNG VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG…………………………………
130
7.1.3.ĐƠN GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ XÂY DỰNG CƠ BẢN…………………………………
130
7.1.4.CHI PHÍ KHÁC……………………………………………………………………
130
7.2.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH………………………………… 131
7.2.1.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN……………………………………………
131
7.2.2.TÍNH HIỆU ÍCH KINH TẾ, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH………
132
7.2.3.TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ………………………………………
133

CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1.KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 139
8.2.KIẾN NGHỊ………………………………………………………………… 140
8.2.1.LỰA CHỌN TUYẾN ĐẬP……………………………………………………….
140
8.2.2.LỰA CHỌN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH…………………………………………
140
8.2.3.TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ KẾ HOẠCH…………………………………………
141
ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO KHAI THÁC
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

…………………………………………………………………
143
PHỤ LỤC 2
…………………………………………………………………
147
PHỤ LỤC 3
…………………………………………………………………
148
PHỤ LỤC 4
…………………………………………………………………
149
PHỤ LỤC 5
…………………………………………………………………
150
PHỤ LỤC 6
…………………………………………………………………
170
PHỤ LỤC 7
…………………………………………………………………
171
PHỤ LỤC 8
…………………………………………………………………
172
PHỤ LỤC 9
…………………………………………………………………
173
PHỤ LỤC 10
…………………………………………………………………
174
PHỤ LỤC 11

…………………………………………………………………
175
PHỤ LỤC 12
…………………………………………………………………
176




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
7

LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong quá trình học tập và nghiên
cứu ở trường đại học, đồ án tốt nghiệp giúp cho sinh viên năm cuối nói chung và bản
thân em nói riêng hệ thống lại những kiến thức đã học trong suốt quá trình học từ
năm 1 đến năm 5 của các môn học chuyên ngành và một số môn học khác có liên
quan.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp từ 21/01/2011 đến 03/05/2011 em đã
được thầy GS.TS Nguyễn Thế Hùng giao nhiệm vụ Thiết Kế Hệ Thống Cấp Nước
công trình Hồ chứa nước Thới Lới.
Hồ chứa nước Thới Lới đã được quy hoạch nằm trên miệng núi lửa cổ thuộc
xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công trình ra đời sẽ khép kín vùng
tưới 399,65 (ha) đất nông nghiệp mà các công trình nhỏ không thể đảm nhận được và
đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của 3 xã Lý Vĩnh, Lý Hải, An Bình thuộc huyện đảo
Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy
GS.TS Nguyễn Thế Hùng và các thầy khác trong khoa Xây dựng Thủy Lợi_Thủy

Điện. Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế và do một phần tài liệu thu thập chưa đầy đủ nên không thể tránh khỏi
sai lầm và thiếu sót. Kính mong toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa chỉ dẫn và
đóng góp ý kiến cho em để hoàn thiện đồ án tốt nghiệp hơn nữa và đó cũng là hành
trang sau khi em ra trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn GS.TS Nguyễn Thế
Hùng cùng các thầy cô trong khoa Xây Dựng Thủy Lợi - Thủy Điện đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.



Đà Nẵng, ngày 03 tháng 06 năm 2011.
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Sáng

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
8

MỞ ĐẦU
Huyện đảo Lý Sơn là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách đất liền 25
km về phía Đông Bắc cảng Sa Kỳ.Tổng diện tích đất tự nhiên của đảo là 997
(ha).Huyện đảo Lý Sơn hợp thành từ ba xã Lý Vĩnh, Lý Hải, An Bình. Cuộc sống
của người dân trên đảo chủ yếu dựa vào nghề trồng hành, tỏi, số còn lại sống bằng
nghề biển và các ngành nghề khác. Hiện nay huyện đảo Lý Sơn vẫn còn là một huyện
nghèo và chậm phát triễn nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở

hạ tầng của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng của toàn huyện
đảo Lý Sơn cũng như ở vùng dự án còn rất yếu kém và thiếu thốn nhất là công trình
thủy lợi.
Huyện đảo Lý Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ thời tiết rất khắc nghiệt, là một
huyện nhỏ nằm giữa biển Đông, thảm phủ thực vật không có, dòng chảy mặt chỉ có
vào những ngày mưa lớn nên nguồn nước ngọt cung cấp bổ sung cho sinh hoạt và
sản xuất vào những ngày không có mưa là rất khó khăn. Mặt khác hiện nay ở đảo vẫn
chưa có một công trình thủy lợi nào cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
cũng như cấp nước sinh hoạt và cho ngành công nghiệp chế biến hải sản. Trên toàn
đảo chỉ có một vài giếng đào thủ công, với trữ lượng nước không nhiều và trong số
đó đã có một số giếng bị nhiễm mặn. Nước dùng phục vụ cho sản xuất chủ yếu dựa
vào nguồn nước mưa và một phần rất nhỏ lấy từ các giếng đào.Vì vậy năng suất và
sản lượng nông nghiệp rất thấp, đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn thiếu
thốn. Do đó yêu cầu thủy lợi vẫn là yêu cầu cấp bách cho sự tăng trưởng kinh tế xã
hội, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi nói chung và
các xã vùng dự án nói riêng.
Kết quả nghiên cứu công tác quy hoạch và khảo sát phân tích các mặt thuộc
vùng nghiên cứu của dự án cho thấy việc xây dựng hồ chứa nước Thới Lới là rất cần
thiết, trước sau cũng phải thực hiện nên thực hiện càng sớm càng tốt.Công trình có
nhiệm vụ trữ nước và điều tiết tưới tự chảy cho 399,65 (ha) đất canh tác thuộc các xã
Lý Hải, Lý Vĩnh, An Bình thuộc huyện đảo Lý Sơn.
Với diện tích lưu vực F
lv
= 0,34(km
2
) công trình Hồ chứa nước Thới Lới sẽ
cung cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu một lượng nước đáng kể góp phần lớn trong việc cải
tạo môi sinh cho hòn đảo rất khắc nghiệt này.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI


SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
9

CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ
VÀ HIỆN TRẠNG CỦA VÙNG DỰ ÁN
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1.Vị trí địa lý.
 Hồ chứa nước Thới Lới
Hồ chứa nước Thới Lới là một miệng núi lửa cổ nằm trên địa bàn xã Lý Hải,
huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 25km về phía Đông Bắc cảng Sa Kỳ.
Hồ chứa nước Thới Lới có tọa độ địa lý : 15
0
21’46’’ - 15
0
23’06’’ Vĩ độ Bắc.
108
0
08’18’’ - 108
0
08’49’’ Kinh độ Đông.
 Khu tưới:
Khu tưới nằm về phía Tây lưu vực hồ chứa nước Thới Lới, thuộc địa bàn thôn
Đồng Hộ, xã Lý Hải, đây là vùng đất tương đối bằng phẳng có diện tích tưới khoảng
60 ha màu, cơ cấu cây trồng chủ yếu là hành và tỏi.

Hình 1-1: Bản đồ vị trí và thảm thực vật đảo Lý sơn

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI


SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
10

1.1.2.Đặc điểm của lưu vực
Các đặc trưng lưu vực tính đến tuyến công trình đầu mối như sau:
+ Diện tích lưu vực : F
LV
= 0,34 km
2

+ Độ dốc lưu vực : J
LV
= 79 %
+ Bề rộng bình quân lưu vực : B = 670 m
Khu vực dự án có khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, mỗi năm chia làm hai
mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 1 đến cuối tháng 9 với đặc điểm rất ít mưa, nắng nhiều,
nhiệt độ cao, bốc hơi lớn.Mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12 với đặc điểm ít nắng,
mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.Năng suất cây trồng bấp bênh do nguyên nhân
chủ yếu là thiếu công trình thủy lợi để tạo nguồn nước điều tiết cho nên những năm
gặp kiệt, hạn hán là những năm mất mùa.
Đặc điểm khí hậu của vùng dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió
mùa, có nhiệt độ trung bình năm đạt 26
0
C, nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất đạt
29,8
0
C, nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt 22
0
C, vì vậy có thể gieo trồng quanh

năm được nếu đủ nước.Hiện nay, ở vùng dự án nước dùng phục vụ cho sản xuất chủ
yếu dựa vào nguồn nước mưa và một phần rất nhỏ lấy từ các giếng đào dẫn đến năng
suất và sản lượng nông nghiệp rất thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn
thiếu thốn.
1.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH-KINH TẾ
1.2.1. Dân số-Lao động và đời sống.
1.2.1.1. Dân số.
Huyện đảo Lý Sơn hợp thành từ ba xã Lý Vĩnh, Lý Hải, An Bình.Cả huyện có
3986 hộ dân với tổng dân số 18710 người, trong đó xã Lý Vĩnh có 10703 người và
hoàn toàn là dân tộc Kinh.
1.2.1.2. Lao động và đời sống.
Cuộc sống của nhân dân trên đảo chủ yếu dựa vào nghề trồng hành, tỏi (chiếm
70%), số còn lại sống bằng nghề biển và các ngành nghề khác, năng suất thu nhập
trong những năm qua như sau :
 Năng suất trồng tỏi :
+ Nếu tưới đủ nước năng suất đạt : 3 (tấn/ha-vụ)
+ Nếu thiếu nước năng suất chỉ đạt : 1,5 (tấn/ha-vụ).

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
11

 Năng suất trồng hành :
+ Vụ Thu Đông : 7 (tấn/ha-vụ)
+ Hai vụ Xuân Hè : 6 (tấn/ha-vụ).
 Các ngành kinh tế khác : ngoài nghề trồng hành, tỏi, nhân dân địa phương
còn làm nghề biển, buôn bán. Do thiếu nước nên sản lượng nông nghiệp chưa cao,
nghề chăn nuôi và trồng rừng chưa phát triễn.
1.2.2.Tình hình sản xuất nông nghiệp.

Tổng diện tích đất tự nhiên của đảo là : 997 (ha) được phân bố như sau .
+ Diện tích đất nông nghiệp : 399,65 (ha).
+ Diện tích đất lâm nghiệp : 55 (ha).
+ Diện tích đất thổ cư : 61,1 (ha).
+ Diện tích đất hoang hóa, cồn cát, đồi núi hoang : 481,25 (ha).
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của huyện là trồng hành, tỏi và rau màu với
diện tích 390 (ha).Trong đó :
+ Đất trồng tỏi 1 vụ : 204 (ha).
+ Đất trồng hành 3 vụ : 53 (ha).
+ Đất trồng màu : 133 (ha).
Bảng 1-1. Chế độ canh tác và thời gian sinh trưởng củ cây trồng
CÂY TRỒNG THỜI GIAN SINH TRƯỞNG
Cây tỏi Từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11
Cây hành Từ đầu tháng 8 ( 10/8) đến đầu tháng 10 (10/10)
Cây ngô Từ đầu tháng 2 ( 1/2 ) đến cuối tháng 4 (30/4)
Cây mè Từ đầu tháng 6 ( 1/6 ) đến đầu tháng 8 (10/8)

1.3.HIỆN TRẠNG CỦA VÙNG DỰ ÁN
1.3.1.Tình hình thủy lợi trong vùng dự án.
Khu vực nghiên cứu có diện tích khá hẹp và chỉ có một vài con suối nhỏ, song
quanh năm hầu như khô cạn chỉ trừ những ngày có mưa lớn. Như vậy, đối với vùng
dự án nếu vào mùa mưa thì dòng chảy mặt tập trung chậm, không lớn lắm và hầu hết
được rút nhanh chóng ra biển do địa hình nên thiên tai gây ra do lũ lụt là không đáng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
12

kể. Song mặt khác, đối với vùng dự án thiên tai do hạn hán gió bão thì rất đáng kể và
trực tiếp đe dọa đến đời sống, tình hình sản xuất của nhân dân trên đảo.

Mặc dù nguồn nước trên đảo rất quý hiếm nhưng trong vùng dự án hiện nay
chưa có một công trình thủy lợi nào để phục vụ nước tưới cho ngành nông nghiệp
cũng như các ngành khác, nước dùng phục vụ cho sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn
nước mưa và một phần rất nhỏ lấy từ các giếng đào, dẫn đến năng suất và sản lượng
nông nghiệp rất thấp, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
1.3.2.Các quy hoạch thủy lợi trong vùng dự án.
Trong vùng dự án hiện nay chưa có một công trình thủy lợi để phục vụ tưới
cho ngành nông nghiệp cũng như các ngành khác, nhằm để khắc phục tình trạng khó
khăn về nguồn nước tưới trong vùng dự án đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm giải
quyết vấn đề lương thực.
Hệ thống công trình đầu mối, các công trình tạo nguồn chưa có. Các con kênh
thì nhỏ lẽ, xuống cấp nghiêm trọng, không hợp nhất làm thành một hệ thống kênh
hoàn chỉnh. Các giếng đào được phân bố rãi rác do người nông dân tự đào để phục
vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng nhưng cũng đã bị nhiễm mặn.
Vì vậy việc cấp bách là xây dựng một công trình đầu mối tạo nguồn là rất quan
trọng và như đã nhận xét ở trên thì nước ngọt ở đảo Lý Sơn là rất quý hiếm nếu sử
dụng kênh mương như truyền thống để dẫn nước thì hệ số sử dụng nước sẽ rất thấp.
Ở đây ta dùng phương án đường ống để dẫn nước nhằm nâng cao hệ số sử dụng nước
và hình thức này cũng phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay khi mà nguồn nước ngày
càng quý hiếm.
Từ đó cho thấy việc xây dựng Hồ chứa nước Thới Lới và hồ chứa thứ hai ở
phía Tây của công trình Hồ chứa nước Thới Lới là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch
thủy lợi toàn huyện đảo Lý Sơn và đây cũng là nguyên vọng thiết tha của nhân dân
huyện Lý Sơn đã theo đuổi nhiều năm nay là một yêu cầu cấp bách để phát triễn kinh
tế vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
1.3.3.Vật liệu xây dựng
1.3.3.1. Đất .
Tuy với trữ lượng đất đắp lớn, có các chỉ tiêu cơ lý thõa mãn các tiêu chuẩn
làm vật liệu đất đắp cho các hạng mục. Song do đây là những tầng đất có hệ số thấm
tương đối nhỏ và được xem là tầng cách nước cho hồ. Vì vậy việc khai thác làm mỏ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
13

vật liệu đất đắp dù không được hợp lý lắm nhưng do yêu cầu về đất đắp cho các hạng
mục mà không có mỏ vật liệu nào khác để khai thác nên tất yếu phải khai thác lân
cận vùng lòng hồ. Muốn đáp ứng được các yêu cầu trên thì phải chú ý đến vị trí các
mỏ có trữ lượng đất đắp đáp ứng đủ yêu cầu đắp cho các hạng mục, nhưng cần phải
xác định vị trí các mỏ thích hợp và khai thác hợp lý nhất để không làm mất đi tính
đặc trưng của lòng hồ.
1.3.3.2. Đá .
Lớp đá bazan phong hóa mãnh liệt tạo ra lớp mềm bở phong hóa nứt nẻ, màu
sắc biến đổi thành nâu vàng lốm đốm đen. Có những chỗ tạo thành đá Latêrit răn rổ.
Lớp đá bazan : đá Olivin phong hóa nứt nẻ tạo thành đá dạng khối tảng màu
nâu đen, đá khá cứng và giòn dễ vỡ vụn khi bị tác động mạnh.
Như vậy với các tính chất cơ lý của các lớp đá tại các sườn núi của khu vực dự
án cho thấy với cường độ của các loại đá không thể khai thác làm vật liệu đá xây
cũng như làm đá dăm đổ bêtông.
1.3.3.3.Cát, cuội, sỏi .
Ven bờ biển về phía Nam có một dải chừng 0,8 (km) chứa một hàm lượng cát
rất lớn, song vì nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người dân địa phương đã tự khai thác
và làm cho nền đất bị trũng xuống, dẫn đến tình trạng diện tích đảo ngày càng bị thu
hẹp do nước biển lấn sâu vào hàng trăm mét mỗi năm. Vì vậy trữ lượng cát hiện nay
không còn nhiều nữa. Hơn nữa do nhận thấy vấn đề bức xúc về tình trạng đất hàng
năm nên UBND huyện đã không cho phép khai thác tiếp. Như vậy vật liệu cát cuội
sỏi trên đảo hầu như không có mỏ để khai thác mà phải chuyên chở toàn bộ từ đất
liền ra.
1.3.3.4.Các loại vật liệu khác .
Cũng như những loại vật liệu cát, cuội, sỏi, đá các loại vật liệu khác cũng phải

chuyên chở toàn bộ từ đất liền ra.
1.3.4.Tình hình về giao thông
Hiện trạng đường vào khu vực lòng hồ mới chỉ là đường bộ nhỏ, tuyến đường
nằm bên sườn dốc đứng với bề rộng còn khá hẹp (B = 3 m), mặt đường gồ ghề có độ
dốc lớn. Vì vậy phải nhất thiết mở rộng thêm và tu sữa mặt đường để làm đường thi
công. Vì mặt đường là nền đá nên không cần phải rãi cấp phối nhưng cần phải hạ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
14

thấp độ dốc mặt đường xuống nhỏ hơn 10% ,sau khi công trình thi công xong tuyến
đường sẽ được bêtông hóa để làm đường giao thông lên đập.
1.4.KẾT LUẬN, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÔNG TRÌNH.
1.4.1.Kết luận.
Vùng dự án có nhu cầu về thủy lợi rất lớn và cấp bách về nước tưới cho các xã
Lý Hải, Lý Vĩnh, An Bình với tổng diện tích đất nông nghiệp là 399,65 (ha). Để khắc
phục tình trạng khó khăn về nguồn nước tưới trong vùng dự án, đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp nhằm giải quyết vấn đề lương thực.
Qua đó cho thấy việc xây dựng Hồ chứa nước Thới Lới là hoàn toàn phù hợp
với quy hoạch thủy lợi toàn huyện đảo Lý Sơn và đây cũng là nguyên vọng thiết tha
của nhân dân huyện Lý Sơn đã theo đuổi nhiều năm nay là một yêu cầu cấp bách để
phát triễn kinh tế vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
1.4.2.Nhiệm vụ cụ thể của công trình.
Yêu cầu cấp nước cho nông nghiệp bảo đảm tưới cho diện tích đất canh tác,
trong đó tưới tại chổ 399,65 (ha) đất nông nghiệp. Cấp nước sinh hoạt cho 1000
người (công suất 100m
3
/ngày đêm) và 300 thuyền đánh bắt hải sản (công suất
300m

3
/ngày đêm). Góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân trên đảo, giữ vững an
ninh quốc phòng cho khu vực, khai thác triệt để và tiết kiệm mọi nguồn nước.
Xây dựng mới công trình Hồ chứa nước Thới Lới để khép kín vùng tưới
399,65(ha) mà các công trình nhỏ không thể đảm nhận được.Tận dụng triệt để nguồn
nước mưa trên đảo là giải pháp lâu dài và hiệu quả nhất, điều đó tạo nên cơ sở vật
chất quyết định cho việc phát triễn kinh tế xã hội, thay đổi bộ mặt đời sống vật chất
tinh thần cho nhân dân, chủ yếu là nhân dân đang còn nghèo khó.
Như vậy, trong quy hoạch thủy lợi chung của khu vực đầu mối dự án công
trình Hồ chứa nước Thới Lới có nhiều tác động đến môi trường trong đó những tác
động tích cực là cơ bản, khí hậu trong vùng được cải thiện. Mức sống của nhân dân
trong vùng dự án được nâng lên cùng cơ sở hạ tầng được xây dựng góp phần nâng
cao đời sống, văn hóa, giáo dục, y tế góp phần thay đổi bộ mặt đời sống, văn hóa của
nhân dân vùng được hưởng lợi từ dự án.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
15

CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN THỦY VĂN
2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LƯU VỰC
2.1.1.ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO
Lưu vực hồ chứa nước được kiến tạo từ miệng núi lửa đã tắt từ lâu, nằm giữa
những ngọn núi cao và có dạng lòng chảo tròn xoay. Lòng hồ Thới Lới nằm cao hơn
khu tưới từ 60÷70 (m), với khả năng trữ nước tương đối lớn, càng lên cao khả năng
trữ nước càng lớn và tăng lên rất nhanh, quá trình này được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2-1. Quan hệ (Z ~ F) , (Z ~ V).

CAO ĐỘ Z (m) DIỆN TÍCH F (ha)

THỂ TÍCH V (m
3
)
113.0 0.000 0
115.0 2.171 18328
117.0 5.800 94216
119.0 9.541 248847
121.0 12.333 468824
123.0 14.334 736809
125.0 15.978 1040425
127.0 17.387 1374300
129.0 18.701 1734610
131.0 19.798 2119380
133.0 24.631 2545597
135.0 25.539 3047263
137.0 26.320 3565827
139.0 27.248 4101475
141.0 28.215 4656079
143.0 29.249 5230691
145.0 30.366 5826801
147.0 31.536 6445779
149.0 32.552 7086630
151.0 33.204 7744178

Các tài liệu được lấy từ Trung tâm Khoa học Thủy Lợi Miền Trung & Tây
Nguyên, thuộc Viện Khoa học Thủy Lợi.
Bình đồ tổng thể được khảo sát đo đạc trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI


SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
16

Bình đồ vùng tuyến đầu mối tỷ lệ 1/2000 do Trung tâm KHTL Miền Trung và
Tây Nguyên lập năm 2002.
Cắt dọc, cắt ngang tuyến công trình đầu mối (đập, tràn, cống); các tuyến ống
dẫn.
Lưu vực hồ có diện tích F
lv
= 0,34 (km
2
) với hình dạng lòng chảo và không có
sông suối, xung quanh lưu vực là thành đá bazan có cao độ từ 112,5÷160,0 (m) (so
với cao trình giả định). Đây là khu vực đồi núi trọc với những vách núi dốc thẳng
đứng và hoàn toàn độc lập với vùng dân cư, địa hình có xu thế thấp dần về phía Nam,
tại vị trí thấp nhất là cửa thoát nước của lưu vực và đây cũng là cửa thoát nước duy
nhất. Do quá trình bào mòn từ rất lâu của dòng chảy mặt, nên tại cửa thoát nước này
đã để lộ phần đá gốc chạy từ trên đỉnh xuống dưới chân núi với độ cao gần 100(m).
Cửa thoát nước là nơi duy nhất bố trí được tuyến đập và tuyến tràn. Phía hạ lưu công
trình là một khu dân cư đông đúc và nhiều công trình phúc lợi, đặc biệt có cơ quan
chỉ huy huyện đội của Bộ Quốc Phòng.
Khu tưới có tổng diện tích là 60(ha), nằm ở phía Tây của lưu vực và tách hẳn
với khu dân cư với cao độ từ 25,00÷50,00(m). Đây là vùng gồm các thửa ruộng bằng
phẳng, xen kẽ một số khu nhỏ có ruộng hình bậc thang với địa hình dốc dần ra biển.
Trên toàn khu tưới có một số con suối nhỏ, quanh năm hầu như không có dòng chảy,
chỉ trừ những ngày có mưa lớn.
2.1.2.ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
2.1.2.1.Lòng hồ và tuyến đập
Tại các tuyến đo mặt cắt ngang lòng hồ cho thấy trên mặt cắt cấu trúc địa tầng

được phân làm hai đới rõ rệt: phía trên là tầng đất có chiều dày lớn, độ ẩm cao; phía
dưới là tầng đá gốc với phần trên ẩm hơn do chứa nước, phía dưới càng xuống sâu đá
càng ít ẩm thể hiện sự đồng nhất. Trên các mặt cắt không quan sát thấy có bất cứ biểu
hiện dị thường nào như đới đứt gãy hoặc Caxtơ trong tầng đá gốc (tuyến nào cũng
bắt được tầng tuf - andezit rắn chắc bên dưới).
Tại hai mặt cắt đo dọc tuyến đập cho thấy riêng chỉ tại mặt cắt trùng tim tuyến
đập có xuất hiện một số vùng, tầng đá có giá trị điện trở khá thấp với vị trí ở độ sâu
từ 10 m đến 15 m so với mặt đất (cụ thể là nằm trong phạm vi lòng khe suối). Đây là
khu vực dòng chảy nên độ ngậm nước của đá có cao hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
17

Dựa vào kết quả đo địa vật lý, đã bố trí khoan 03 hố khoan tại các vị trí khác
nhau tại tuyến đập và lòng hồ nhằm xác định bổ sung về cấu trúc địa tầng; đồng thời
tiến hành các thí nghiệm hiện trường như: đổ nước và ép nước trong hố khoan để
đánh giá tính thấm của các lớp đất, đá tại nền. Chiều sâu khảo sát tối đa của các hố
khoan là 20,0 m. Kết quả thu được như sau:

Về địa tầng
a. Địa chất lòng hồ
Từ các kết quả khoan và lấy mẫu thí nghiệm cho phép xây dựng 01 mặt cắt
đặc trưng cho cấu trúc địa chất của lòng hồ với sự phân bố của các lớp đất từ trên
xuống như sau:
Lớp 1: Đất bụi nặng tính dẻo trung bình có lẫn ít sạn, màu xám nâu đốm đen,
kết cấu chặt vừa, trạng thái nửa cứng đến dẻo cứng. Lớp này có nguồn gốc bồi, tích
tụ (a,pQ) với chiều dày trung bình 0,8 m. Phạm vi phân bố tập trung tại khu vực thấp
trũng của lòng chảo kể từ cao trình khoảng +120 m trở xuống. Một số chỉ tiêu cơ lý
đặc trưng của lớp được thống kê trong bảng 2-3.

Lớp 2: Đất sét vừa đến sét nặng tính dẻo cao, màu xám xanh, xám đen đốm
vàng, kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng. Lớp này có nguồn gốc
trầm tích hồ (1Q). Phạm vi phân bố rộng khắp trong vùng trũng thấp của lòng hồ kể
từ cao trình +115 m trở xuống, chiều dày trung bình từ khoảng 4,5 ÷ 5,0 m và khá
đồng đều. Đây là lớp đất sét có tính cách nước tốt, ngoài ra do thành phần khoáng
của sét có chủ yếu là Montmorlonit nên sét có tính trương nở cao khi ngậm nước và
tính thấm nước càng được cải thiện. Một số chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp được
thống kê trong bảng 2-3.
Lớp 3a: Đất bụi có tính dẻo cao pha cát lẫn dăm sạn nguồn gốc pha tích
(a,dQ). Đất có kết cấu khá xốp và rời rạc, màu xám đen đến nâu đen, trạng thái dẻo
cứng đến dẻo mềm. Diện phân bố của lớp khá đều khắp trong phạm vi đáy lòng chảo,
chiều dày trung bình của lớp dao động từ 1,0 ÷ 1,5 m. Một số chỉ tiêu cơ lý đặc trưng
của lớp được thống kê trong bảng 2-3.
Lớp 3b: Đất bụi bặm tính dẻo cao, màu xám xanh, xám lục, kết cấu kém chặt,
trạng thái dẻo mềm. Lớp này có nguồn gốc bồi tích tụ ao hồ (a,lQ). Phạm vi phân bố
tập trung tại khu vực giữa của lòng chảo với chiều dày trung bình 3,5 m. Một số chỉ
tiêu cơ lý đặc trưng của lớp được thống kê trong bảng 2-3.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
18

Lớp 4: Đất cát pha sét lẫn ít sạn tính dẻo trung bình nguồn gốc bồi tụ pha tích
(a,dQ). Đất có màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu, kết cấu kém chặt, trạng thái dẻo
mềm đến dẻo cứng. Lớp này có chiều dày tăng dần về phía trung tâm lòng hồ, tại tâm
của hồ chiều dày tới trên 10,0 m. Đây là tầng bồi lấp tích tụ tại đáy phễu của miệng
núi lửa, bề mặt lớp thường bắt gặp từ cao trình +107,0m và nằm phủ trực tiếp trên
tầng đá gốc. Một số chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp được thống kê trong bảng 2-3.
Lớp 5: Đá gốc dạng ful-bazan, cát kết tuf nguồn gốc phun trào tuổi Q
II-III


liên kết kiến trúc dạng ximăng gắn kết, cấu trúc dạng tuf xốp độ rỗng cao. Ranh giới
về mức độ phong hóa không rõ rệt phần trên mặt bị phong hóa có màu sắc biến đổi
và thường có màu nâu vàng lẫn xám đen. Càng xuống sâu đá chuyển sang màu xám
xanh, xám sáng. Đá có mức độ phong hóa vừa, cường độ kháng nén một trục không
cao, trong quá trình khoan nõ thường bị tiêu hao nhiều, tỷ lệ nõ khoan chỉ đạt từ 5
đến 15%. Một số chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của đá được thống kê trong bảng 2-2.
Bảng 2-2: Các chỉ tiêu cơ lý của đá
Các chỉ tiêu Từ Đến Trung bình

Dung
trọng
Bão hòa γ
bh
(T/m
3
) 1,76 1,80 1,78
Khô γ
c
(T/m
3
) 1,41 1,48 1,45
Tỷ trọng 2,71 2,72 2,71
Mức hút nước (%) 26,8 27,9 27,4
Cường độ kháng

nén một trục R
N
(KG/cm
2

)
Khô gió R
K
59,4 64,5 62,1
Bão hòa R
BH
42,4 56,8 49,2
Hệ số biến mềm K
bm
0,71 0,88 0,79

b. Địa chất tuyến đập
Qua tài liệu khảo sát bằng công tác khoan, đào, các trầm tích được phân chia
thành các đơn nguyên địa chất công trình với các tính chất cơ lý như sau:
Lớp 2: Sét màu nâu đỏ. Trạng thái tự nhiên nữa cứng - cứng. Kết cấu chặt
vừa. Lớp này phân bố không đều theo tuyến đập và nằm trên mặt sườn hai vai, nguồn
gốc edQ. Kết quả thí nghiệm mẫu được thống kê trong bảng 2-3.
Lớp 3: Lớp đá phong hóa mãnh liệt tạo ra lớp đá mềm bở phong hóa nứt nẻ,
màu sắc biến đổi thành nâu vàng lốm đốm đen, tùy theo dạng địa hình mà có chỗ tạo
thành đá latêrit răn rỗ. (Lớp này không lấy mẫu thí nghiệm).
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
19

Lớp 4: Lớp đá bazan Olivin phong hóa nứt nẻ tạo thành đá dạng khối tảng
màu nâu đen. Đá khá cứng và dòn nên đào bằng cuốc chim khó và đá vỡ vụn thành
dăm mảnh góc cạnh. (Lớp này không lấy mẫu thí nghiệm).

Nước ngầm:

Tại thời điểm khảo sát thấy xuất hiện trong lớp 3.a. Đây là tầng nước có áp
nhẹ, lưu lượng nhỏ, cao trình mực nước ổn định là +111,5. Nguồn cấp của tầng nước
này là tầng đá cát kết tuf – bazan khu vực xung quanh của miệng núi lửa.
Việc đánh giá tính thấm nước của các tầng đất đá tại lòng hồ và nền tuyến đập
được tiến hành thông qua các thí nghiệm tại hiện trường: đối với các lớp đất tầng
phủ áp dụng phương pháp đổ nước trong hố khoan theo sơ đồ cột nước không thay
đổi; đối với tầng đá gốc tại nền tiến hành bằng phương pháp ép nước trong hố khoan
với áp lực ép bằng 2 lần cột nước ép thiết kế. Kết quả thí nghiệm được thống kê
trong bảng 2-4; bảng 2-5.
Bảng 2-3: Các chỉ tiêu cơ lý đất lòng hồ và tuyến đập
Địa chất Lòng hồ Tuyến đập

Chỉ tiêu
Đơn
vị
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3a

Lớp 3b Lớp 4 Lớp 2
Thành
phần
hạt
Sét
%
28,25 49,13 27,5 31,75 31,50 39,00
Bụi
20,00 21,75 25,00 21,75 19,25 20,00
Cát
50,10 76,62 46,0 46,50 47,25 41,00
Sỏi sạn
1,65 1,50 1,75

Độ ẩm tự nhiên W
45,90 65,80 63,10 82,50 53,00 35,71
Dung

trọng

Tự nhiên γ
w

T/m
3

1,58 1,53 1,60 1,50 1,59 1,50

Khô γ
c

1,08 0,94 0,98 0,82 1,04 1,10
Tỷ trọng


2,68 2,64 2,60 2,57 2,68 2,84
Hệ số rỗng n

1,480 1,886 1,651 2,127 1,582 61,09
Chỉ số dẻo A
%
22,70 33,70 24,70 39,80 20,70 17,91
Độ nhão B


0,15 0,08 0,49 0,67 0,53
Góc ma sát trong φ

17
0
31’ 13
0
05

17
0
30

11
0
17

14
0
45’ 14
0

Lực dính kết C
KG/c
m
2

0,250 0,272 0,259 0,174 0,204 0,23
Hệ số lún a
1-2


cm
2
/K
G
0,040 0,035 0,042 0,092 0,064 0,037
Hệ số thấm K
cm/s
8,4.10
-5
8,4.10
-6
7,6.10
-5
1,05.10
-6
3,9.10
-5
1,0.10
-5




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
20

Kết quả thí nghiệm đổ nước đối với các lớp đất tầng phủ như sau:

Bảng 2-4: Kết quả đổ nước thí nghiệm
Ký hiệu lớp Lưu lượng thấm q (l/ph) Hệ số thấm K (cm/s) Đánh giá
1 0,17
2,24

10
-4
Thấm trung bình
2 0,16 ÷ 0,20
(1,2 ÷1,53)

10
-5
Thấm yếu
3a 2,33
2,51

10
-4

Thấm trung bình
3b 1,84
4,69

10
-4

Thấm yếu

Kết quả thí nghiệm ép nước trong tầng đá gốc như sau:

Bảng 2-5: Kết quả ép nước thí nghiệm
Hố khoan
Độ sâu
(m)
Lưu lượng thấm đơn vị q
(l/ph.m)
Hệ số thấm K
(cm/s)
Phân loại
KM1 1,0 ÷ 6,0 0,056
7,16

10
-5
Thấm yếu
KM1 6,6 ÷ 12,6 0,053
6,85

10
-5

Thấm yếu
KM1 6,0 ÷ 11,0 0,030
3,85

10
-5

Thấm yếu
KM2 12,0 ÷ 20,0 0,023

3,00

10
-5

Thấm yếu

Từ kết quả thí nghiệm thấm cho thấy tại lòng hồ có hai lớp đất có tính thấm
trung bình đó là các lớp đất 1 nằm trên mặt và lớp 3a - đây là tầng chứa nước ngầm
có áp nhẹ.
Các lớp đất sét lớp 2 và lớp 3b là các tầng cách nước phía trên và phía dưới.
Đối với tầng đá gốc: các kết quả thu được cho thấy tầng đá gốc nhìn chung đều có
tính thấm yếu, tính thấm giảm theo độ sâu tức là giảm theo mức độ phong hóa. Trong
phạm vi chiều dày từ 5,0 ÷ 6,0 m phía trên của tầng đá hệ số thấm trung bình
K = 7,0  10
-5
cm/s, tỷ lưu lượng q = 0,005 l/ph.m. Dưới sâu hơn, đá có hệ số thấm
trung bình K = 3,5  10
-5
cm/s, tỷ lưu lượng q = 0,027 l/ph.m.

Nhận xét
Từ kết quả khảo sát cho phép đi đến một số nhận xét và đánh giá về điều kiện
địa chất của hồ chứa nước Thới Lới như sau:
Hồ chứa nước Thới lới được đặt hoàn toàn trên miệng một núi lửa đã ngừng
hoạt động vào thời kỳ cuối đệ tam (Q
III
). Hiện nay họng của núi lửa đã được lấp phủ
bởi các lớp đất có nguồn gốc bồi tích tụ xen lẫn sườn tích với chiều dày khá lớn.
Tại phạm vi lòng hồ ứng với cao trình mực nước dâng dự kiến, tầng đất phủ

tại đáy hồ có chiều dày khá lớn và phân bố đồng đều, trung bình đạt từ 10,0 đến trên
25,0 m tại trung tâm của hồ. Tầng phủ chủ yếu là các lớp từ đất sét đến đất bụi, các
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
21

lớp đất này có đặc điểm đặc trưng cho loại đất phát triển trên đá có nguồn gốc phun
trào nên có tính dẻo cao, tính háo nước lớn, khối lượng thể tích khô nhỏ, độ lổ hỗng
lớn song có tính thấm thường nhỏ, Từ kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường
với số liệu phản ánh tương tự nhau nhận thấy trong đới tầng phủ nằm tại đáy hồ chỉ
tồn tại hai lớp đất có tính thấm trung bình, đó là lớp đất 1- nằm ngay trên mặt và lớp
đất 3a nằm kẹp ở dưới sâu giữa hai tầng cách nước. Còn lại là các lớp đất sét có tính
thấm nhỏ và đặc biệt có tồn tại lớp đất 2 phân bố gần trên bề mặt. Đây là lớp sét
Môntmorilonit với chiều dày khá lớn - trung bình là 5,0 m nên tầng cách nước rất tốt.
Toàn bộ phạm vi xung quanh đường viền hồ và cao hơn cao trình đường viền
hồ là 5,0 m đều bắt gặp tầng phủ có chiều dày từ 2,0 ÷ 5,0 m có tính thấm từ trung
bình đến nhỏ. Riêng khu vực phạm vi tuyến đập ngăn, lớp đất tầng phủ có bề dày nhỏ
và tính thấm nước là cao hơn cả, do vậy cần lưu ý để xử lý hạn chế thấm hoặc cho
bóc bỏ khi xây dựng đập. Do địa hình khu vực đường viền hồ thấp thỏai nên khả
năng tái tạo bờ hồ và đường viền hồ không xảy ra.
Tầng đá gốc tại nền đập và đáy lòng hồ có tính thấm yếu, song phía trên mặt
có tồn tại một đới có chiều dày từ 5,0  7,0 m có tính thấm cao hơn do mức độ phong
hóa mạnh hơn. Xét theo tiêu chuẩn quy định với các giá trị đặc trưng cho tính thấm
của đá gốc tại nền thì không yêu cầu nhất thiết phải xử lý.

Kết luận
Đặc điểm địa chất công trình lòng hồ hoàn toàn đảm bảo cho khả năng tích trữ
nước của hồ. Đối với nền đập và đầu vai đập cần tính toán kiểm tra lượng nước thấm
mất qua tầng đá gốc so với tổng lượng nước cần tích trong hồ để có được kết luận về

việc xử lý thấm.
Do lưu vực hồ nhỏ không có nguồn sinh thủy nên việc tính toán xác định dung
tích hữu ích của hồ cũng cần được xem xét đồng thời cả yếu tố mất nước của hồ do
bốc hơi. Ngoài ra, do đặc điểm tự nhiên và khí hậu nên cần lưu ý có biện pháp hạn
chế hiện tượng xói mòn sườn dốc gây bồi lắng hồ. Thiết nghĩ, cần tăng cường phát
triển thảm thực vật ven hồ sau khi công trình xây dựng để hạn chế hai quá trình nêu
trên.



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
22





Hình 2-1: Mặt cắt địa chất tuyến đập
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
23

2.1.2.2.Địa chất các tuyến ống
a. Địa chất tuyến ống cấp nước chính
Qua khảo sát, đào hố thăm dò với độ sâu từ 1,5 ÷ 2,0 m và qua phân tích, thí
nghiệm tại hiện trường, trong phòng thí nghiệm, có thể mô phỏng các trầm tích phân
bố dọc tuyến ống với các tính chất cơ lý như sau:

Lớp sét màu nâu đỏ, trạng thái tự nhiên nữa cứng - cứng, kết cấu chặt vừa.
Lớp này phân bố không đều theo tuyến đập và nằm trên bề mặt sườn hai vai, có
nguồn gốc edQ.
Kết quả thí nghiệm 03 mẫu thể hiện trong bảng 2 - 6.
b. Tuyến đường ống tưới, tuyến cấp nước sinh hoạt và âu thuyền
Tuyến đường ống bắt đầu từ bể chứa dẫn nước và tưới theo hai đoạn. Qua tài
liệu khảo sát, các trầm tích được phân chia thành các đơn nguyên địa chất công trình
với các tính chất cơ lý sau:
Sét màu nâu đỏ, nâu sẫm, nâu vàng phía bên trên bề mặt có chứa nhiều vỏ sò
ốc, san hô (chiều dày chừng 0,5 m), trạng thái tự nhiên nửa cứng - cứng, kết cấu chặt
vừa. Lớp này phân bố khá rộng rãi trong vùng và nằm trực tiếp trên đá bazan, có
nguồn gốc a,edQ.
Kết quả thí nghiệm 5 mẫu thể hiện trong bảng 2- 6.
c. Địa chất khu xử lý nước
Nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, có những thửa ruộng bậc thang, địa
chất khu xử lý nước qua khảo sát, thăm dò có thể mô phỏng các trầm tích phân bố
xung quanh có các tính chất cơ lý như sau:
Lớp cát pha đến sét pha, đất lẫn ít sỏi sạn, trạng thái tự nhiên dẻo kém chặt,
màu nâu nhạt đến vàng, thành phần chủ yếu là thạch anh và pensfat, hình thành trong
quá trình bào mòn và bồi lắng. Lớp này phân bố khá rộng rãi trong vùng và nằm trực
tiếp trên đá bazan, có nguồn gốc a,edQ. Kết quả thí nghiệm 1 mẫu thể hiện trong
bảng 2- 6.





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang

24

Bảng 2- 6: Các chỉ tiêu cơ lý của địa chất các khu vực


Địa chất khu

Chỉ tiêu

Đơn
vị
Tuyến ống
cấp nước
chính
Tuyến ống
cấp nước tưới,
sinh hoạt, âu
thuyền
Khu xử

lý nước
Thành
phần hạt
Sét
%
39,00 35,40 30,67
Bụi
20,00 22,00 30,00
Cát
41,00 43,00 47,02

Sỏi, cuội
- - 2,67
Hạn độ
Atterberg

Hạn độ
chảyWL
56,01 56,32 56,67
Hạn độ dẻo WP

38,10 38,18 38,63
Chỉ số dẻo A
17,91 18,14 18,67
Độ sệt IL
-0,13 0,15 -0,22
Độ ẩm tự nhiên W
35,17 35,50 35,20
Dung
trọng
Tự nhiên

w

T/m
3

1,50 1,50 1,53
Khô 
c


1,10 1,11 1,10
Tỷ trọng 
2,84 2,83 2,83
Độ rỗng n
61,09 60,88 59,09
Hệ số rỗng

0

1,571 1,577 1,485
Độ bão hòa G
64,49 64,56 63,41
Góc ma sát trong


14
0
00

17
0
00

18
0
00


Lực dính kết C
KG/cm

2

0,23 0,19 0,20
Hệ số lún a
1-2

cm
2
/KG

0,037 0,042 0,041
Hệ số thấm K
cm/s 1,0.10
-5
2,0.10
-5

2,36.10
-
6


2.2.TÍNH TOÁN ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN
2.2.1.Khái quát tình hình chung khu vực dự án .
Huyện đảo Lý Sơn có tổng diện tích khoảng 997(ha), trong khu vực mới chỉ
có một trạm quan trắc khí tượng nằm cách khu vực dự án khoảng 1km về hướng
Nam và đây là trạm duy nhất. Chưa có trạm quan trắc thủy văn nào được xây dựng.
2.2.1.1.Vị trí địa lý .
Hồ chứa nước Thới Lới thuộc xã Lý Hải, huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng
Ngãi có vị trí địa lý : 15

0
21’46’’ - 15
0
23’06’’ Vĩ độ Bắc.
108
0
08’18’’ - 108
0
08’49’’ Kinh độ Đông.
2.2.1.2.Đặc điểm địa hình lưu vực .
Lưu vực tính đến tuyến công trình đầu mối có diện tích F
lv
= 0,34(km
2
), lưu
vực có hình lòng chảo, đường kính trung bình rộng 500÷800(m), bao quanh lưu vực
là sườn núi đá có độ dốc tương đối lớn, tại đường phân thủy nơi cao nhất đạt đến cao
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC HỒ THỚI LỚI

SVTH : NGUYỄN VĂN SÁNG – LỚP : 06X2B Trang
25

trình 160(m) (so với mốc giả định). Thảm phủ thực vật hầu như không có, toàn bộ bề
mặt lưu vực được phủ một lớp nham thạch. Lòng hồ là một miệng núi lửa đã tắt từ
lâu với độ cao nơi thấp nhất cao hơn mực nước biển từ 80÷100(m) và trên lưu vực
không hề có sông suối nào.
Địa hình lưu vực được chia làm hai vùng rõ rệt, vùng lòng hồ tương đối bằng
phẳng có độ cao trong khoảng từ 113,0÷119,0(m) với diện tích khoảng 8(ha). Phần
còn lại là sườn núi bazan tương đối dốc nằm xung quanh khu vực lòng hồ.
2.2.1.3.Đặc điểm mạng lưới sông suối .

Khu vực nghiên cứu có diện tích hẹp và chỉ có một vài con suối nhỏ, song
quanh năm hầu như đều khô cạn chỉ trừ những ngày có mưa lớn.
2.2.2.Các đặc trưng lưu vực .
Các đặc trưng lưu vực tính đến tuyến công trình đầu mối như sau :
 Diện tích lưu vực F
lv
: 0,34 (km
2
).
 Độ dốc lưu vực J
lv
: 79 %.
 Bề rộng bình quân lưu vực B : 670 (m).
2.2.2.1.Gió .
Bảng 2-7 . Vận tốc gió tính theo tần suất (m/s).
HƯỚNG

ĐÔNG

TÂY NAM BẮC ĐN ĐB TN TB
P=1% 18.0 36.5 29.2 30.6 20.0 21.5 17.8 22.6
P=50% 10.9 17.5 13.9 15.9 12.0 13.5 11.1 12.8

2.2.2.2.Nhiệt độ .
 Nhiệt độ bình quân năm đạt : 26
0
C
 Nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất : 29,8
0
C

 Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất : 22
0
C
2.2.2.3. Độ ẩm .
 Độ ẩm bình quân năm : 84%
2.2.3. Tính tổn thất bốc hơi .
2.2.3.1.Tính toán lượng bốc hơi năm .
Lượng bốc hơi lưu vực trung bình trong nhiều năm tính theo công thức :
Z
lv
= X
0
– Y
0
(2-1)

×