Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Xác định mô hình đo lường rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.4 KB, 8 trang )

Xác định mô hình đo lường rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp
Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kinh doanh ngân hàng việc các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín
dụng là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để các ngân hàng hạn chế
rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trả lời câu hỏi này, các nhà
quản trị ngân hàng thường vận dụng các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng như:
msô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình chất lượng, mô hình Moody’s và
Standard & Poor’s, mô hình điểm số Z.
Mô hình điểm số Z của Giáo Sư Edward I. Altman có nhiều mặt nổi trội và
khắc phục được một số nhược điểm của các mô hình khác, và dựa trên các số liệu
đã có, nhóm xây dựng mô hình cho riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó
so sánh với mô hình của Giáo Sư Edward I. Altman.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm chọn mô hình nghiên cứu là mô hình đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ
đó lấy số liệu thu thập được (dựa vào file EXCEl đi kèm) nhóm sẽ chạy ra mô hình
điểm số Z và so sánh với mô hình của Giáo Sư Edward I. Altman.
 Mô hình : Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 1.00X5
• Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có
nguy cơ phá sản.
• Nếu 1.8 < Z < 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có
nguy cơ phá sản.
• Nếu Z <1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ
phá sản cao.
X1 = Vốn Lưu Động trên Tổng Tài Sản (Working Capitals/Total Assets).
1
X2 = Lợi Nhuận Giữ Lại trên Tổng Tài Sản (Retain Earnings/Total Assets).
X3 = Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế trên Tổng Tài sản (EBIT/Total
Assets).
X4 = Vốn Chủ Sỡ Hữu trên Tổng Nợ (Total Equity/Total Liabilities).


X5 = Doanh Số trên Tổng Tài Sản (Sales/Total Assets).
 Giải thích biến:
X
1
=
Vốn lưu động
Tổng tài sản
• Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
• Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X
2
=
Lợi nhuận giữ
lại
Tổng tài sản
• Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
• Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty
mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi
nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50%
công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X
3
=
Lợi Nhuận
Trước Lãi
Vay và
Thuế
Tổng tài
sản
Nghiệp số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Như vậy tỷ số này tác ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
2
Biến X3 tác động cùng chiều với z vì:
• Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số
càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả => Khả năng trả nợ
của doanh nghiệp cao, khả năng vỡ nợ thấp=> Giá trị của z lớn.
• Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nếu chỉ số càng
âm thì khả năng trả nợ cho ngân hang càng kém=> Giá trị của z càng nhỏ
X
4
=
Giá thị trường của vốn cổ
phần
Giá sổ sách của nợ
• Là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa
2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi
trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt
và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ được tính bằng
cách chia vốn chủ sở hữu cho tổng nợ
X4 tác động cùng chiều tới biến z vì:
• Nếu X4 càng cao => Khả năng tự tài trợ càng lớn, doanh nghiệp càng ít
phải đi vay nợ => Khả năng trả càng nợ cao, rủi ro vỡ càng nợ thấp => z
càng lớn.
• Nếu X4 càng thấp => Khả năng tự tài trợ càng kém, doanh nghiệp càng
phải đi vay nợ nhiều hơn=> Khả năng trả càng nợ kém, rủi ro vỡ nợ càng
lớn => z càng nhỏ.
X
5
=

Doanh thu
Tổng tài
sản
3
• Hệ số này đo lường tổng quát hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động SXKD
của DN, phản ánh mỗi đồng tài sản trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Hệ số này càng cao thể hiện DN cần ít tài sản hơn để duy trì mức độ của
hoạt động KD mà DN đã đặt ra (doanh thu).
III. Kết quả chạy mô hình dựa trên số liệu
Nguồn số liệu: Hệ thống số liệu đi kèm của 211 doanh nghiệp đã cổ phần và
niêm yết trên TTCK
Kết quả:
Bảng1: Bảng kết quả chạy mô hình điểm số Z trên phần mềm Eview 5.1
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 11/03/12 Time: 10:53
Sample: 2001 2211
Included observations: 211
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
X1 -0.468811 0.124524 -3.764834 0.0002
X2 -0.059062 0.032261 -1.830758 0.0686
X3 0.003700 0.002531 1.462040 0.1453
X4 2.440635 0.426548 5.721828 0.0000
X5 0.005083 0.069698 0.072927 0.9419
R-squared 0.054920 Mean dependent var 0.180095
Adjusted R-
squared
0.036569 S.D. dependent var 0.385180
S.E. of
regression

0.378072 Akaike info criterion 0.915946
Sum squared
resid
29.44527 Schwarz criterion 0.995374
4
Log likelihood -91.63228 Durbin-Watson stat 0.206133
Như vậy, theo bảng kết quả trên, ta có công thức:
Y = -0.468811X1 - 0.059062X2 + 0.003700X3 + 2.440635X4 + 0.005083X5
với hệ số xác định R
2
= 0.054920, nghĩa là chỉ có 5.49% phương sai của biến phụ
thuộc (Y) có thể giải thích được bởi các yếu tố trong mô hình (X1->X5)
Bảng 2: Bảng thông số về các biến độc lập X1 -> X5
X1 X2 X3 X4 X5
Trung
bình
0.156287 1.248969 13.14573 0.108602 0.457323
Trung vị 0.132231 0.838709 9.100000 0.094376 0.574522
Số lớn nhất 1.693878 9.612118 100.0000 0.506800 0.920687
Số nhỏ
nhất
-0.608491 0.162370 1.100000 0.020235 -0.653390
Độ lệch
chuẩn
0.266161 1.258541 12.95802 0.058981 0.368953
HS bất đối
xứng
1.079032 3.573748 3.333456 2.021036 -1.123199
HS nhọn 7.714979 19.56855 18.41237 12.14864 3.484482
Jarque-

Bera
236.3927 2862.598 2479.152 879.4827 46.42899
Xác suất 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000
Tổng 32.97663 263.5326 2773.750 22.91510 96.49517
Tổng
phương sai
14.87675 332.6242 35261.19 0.730544 28.58653
Số quan
sát
211 211 211 211 211
5
-20
0
20
40
60
80
1 00
1 20
2025 2050 2075 2100 2125 2150 2175 2200
X1
X2
X3
X4
X5
Biểu đồ: Mô tả độ biến thiên các biến độc lập
IV. Kết luận
Theo kết quả chạy mô hình dựa trên dữ liệu file excel đi kèm thì nhóm nghiêm cứu
thấy: Mô hình đo lường rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp Việt Nam khác so với
mô hình mà Altman đưa ra. Nhóm đã đưa ra một số nguyên nhân về sự khác nhau

đó là:
6
1. Số liệu để chạy mô hình không chính xác: Phải nói rằng các báo cáo tài
chính ở việt nam là thiếu trung thực, hay nó không phản ánh thực chất hiện tại
doanh nghiệp đang như thế nào, cho nên các số liệu thu thập được kém độ tin cậy
và dĩ nhiên mô hình lập ra cũng thiếu tính chính xác.
2. Thể chế kinh tế - chính trị khác nhau: Ở Việt Nam là 1 nước xã hội chủ
nghĩa, còn Mỹ lại là nước tư bản, thể chế, và hoàn cảnh kinh tế của hai nước
không tương đồng nhau, nên một mô hình ở Mỹ chưa chắc đã áp dụng được ở việt
nam, và Việt Nam đa dạng với nhiều loại doanh nghiệp khác nhau, doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, doanh nghiệp 50% vốn nhà nước, doanh nghiệp cổ phần vừa
và nhỏ,……… có nên phân thành mô hình cho từng loại doanh nghiệp hay ko vì
đặc điểm và cơ cấu vốn của nó là khác nhau,….như thế có thể sẽ áp dụng được
mô hình này hiệu quả hơn chăng?
3. Giá cả chưa phản ánh đúng diễn biến thị trường: việc tin tưởng vào giá
cả để đánh giá các đại lượng dùng để ước lượng trong mô hình là chưa thật chính
xác. Đặc biệt với điều kiện Việt Nam, giá cả đang tăng lên bất thường, mặc cho
sự can thiệp của chính phủ, trong khi đời sống không được nâng cao, lương thấp,
giá cả như vậy là phi hợp lý, cho nên trong điều kiện Việt Nam, việc áp dụng mô
hình này là không phù hợp.
Danh sách nhóm thực hiện:
1, Nguyễn Duy Thanh NHG_K12
2, Nguyễn Lê Hoàng NHG_K12
3, Nguyễn Văn Tú NHG_K12
7
4, Thịnh Văn Đức NHG_K12
5, Nguyễn Thị Dịu NHG_K12
6, Nguyễn Thị Thúy Lan NHG_K12
7, Phạm Thị Thu Huyền NHG_K12
8, Đỗ Thị Hoài Thương NHG_K12

9, Mai Thu Hương NHG_K12
10, Trần Thị Hương NHG_K12
8

×