i
B CễNG THNG
TP ON IN LC VIT NAM
VIN NNG LNG
Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC Và CÔNG NGHệ CấP Bộ
NĂM 2009
BáO cáO TổNG HợP
KếT QủA KHOA HọC CÔNG NGHệ Đề TàI
Nghiên cứu, điều tra - khảo sát,
đề xuất định mức sử dụng năng lợng
cho các ngành công nghiệp lựa chọn
M số Đề TàI: I -162
C quan ch trỡ ti: Vin Nng lng
Ch nhim ti: Nguyn c Cng
7908
H ni - 12 / 2009
ii
B CễNG THNG
TP ON IN LC VIT NAM
VIN NNG LNG
Đề TàI NGHIÊN CứU KHOA HọC Và CÔNG NGHệ CấP Bộ
NĂM 2009
BáO cáO TổNG HợP
KếT QủA KHOA HọC CÔNG NGHệ Đề TàI
Nghiên cứu, điều tra - khảo sát,
đề xuất định mức sử dụng năng lợng
cho các ngành công nghiệp lựa chọn
M số Đề TàI: I -162
Ch nhim ti C quan ch trỡ ti
Nguyn c Cng
H ni - 12 / 2009
iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT 1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 2
I.1. Cơ sở và lý do thực hiện Đề tài 2
I.2. Mục tiêu của Đề tài 4
I.3. Nội dung nghiên cứu 4
I.4. Kinh phí và thời gian thực hiện 5
I.5. Phạm vi nghiên cứu 5
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC TIẾP CẬN CHO NGHIÊN
CỨU 6
III.1. Nghiên cứu Tổng quan 17
III.1.1. Hiện trạng của Việt Nam 17
III.1.2. Hiện trạng và xu thế của thế giới 26
III.2. Điều tra thu thập số liệu, khảo sát, và đo đạc phân tích hiện trạng tiêu
thụ NL tại 4 ngành Công nghiệp lựa chọn 36
III.2.1. Giới thiệu chung
36
III.2.2. Hiện trạng các nhà máy nhiệt điện đốt than ở VN 36
III.2.3. Hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất xi măng 56
III.2.4. Công nghiệp bột giấy và giấy 74
III.2.5. Công nghiệp sản xuất phân đạm 95
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140
IV.1. Kết luận 140
IV.2. Kiến nghị 143
Phụ lục 1: Các biểu mẫu điều tra định mức sử dụng NL trong 4 ngành công
nghiệp 146
Phụ lục 2: Tính toán định mức sử dụng than theo tổng sơ đồ phát triển điện
VI 164
Phụ lục 3: Định hướng phát triển nhiệt điện than của EVN và xem xét một
vài lựa chọn mới 193
Phụ lục 4: Tính toán tiềm năng phát điện từ thu hồi nhiệt thừa tại các nhà
máy xi măng điển hình 197
1
TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu, điều tra-khảo sát, đề xuất định mức sử dụng năng lượng
(NL) cho các ngành công nghiệp lựa chọn” thuộc danh mục các đề tài nghiên cứu năm
2009 của Bộ Công Thương.
Thực hiện Đề tài “Nghiên cứu, điều tra-khảo sát đề xuất định mức sử dụng NL
cho các ngành công nghiệp lựa chọn” có sự tham gia của các chuyên gia từ nhiều cơ
quan, Viện nghiên c
ứu.
Viện Năng lượng (VNL) là Cơ quan thực hiện chính với sự tham gia của 3 lĩnh
vực chuyên môn là Trung Tâm Năng Lượng Tái Tạo và Cơ Chế Phát triển Sạch,
Phòng Kinh Tế, Dự báo và Quản Lý Nhu Cầu Năng Lượng, và Phòng Điện Nguyên
tử-Nhiệt Điện và Môi Trường.
Các kết quả nghiên cứu của Đề tài được tổng hợp thành các Chương, mục trong
báo cáo KH&KT của Đề tài, gồm các nội dung chính sau:
Chương I: M
ở đầu
Trong chương này trình bày tóm tắt cơ sở và lý do thực hiện đề tài, mục tiêu,
nội dung, phạm vi nghiên cứu của Đề tài,
Chương II:
Phương pháp luận, bao gồm kinh nghiệm của thế giới trong việc xác định
định mức sử dụng NL và cách thức tiến hành áp dụng cho Việt Nam thuộc các ngành
công nghiệp lựa chọn.
Chương III: Các nhiệm vụ, gồm ba phần như sau:
I: Nghiên cứu tổng quan: Phần này trình bày tóm tắt sử dụng NL ở Việt Nam
(VN) nói chung và các ngành công nghiệp nói riêng, hiện trạng, xu hướng sản xuất và
sử dụng NL của 4 ngành công nghiệp lựa chọn là sản xuất điện (nhiệt điện đốt than),
xi măng, sản xuất giấy, và phân đạm. Tiếp theo là hiện trạng và xu thế của thế giới về
hiệu quả sử dụng NL trong 4 ngành công nghiệp tương ứ
ng như nêu trên.
II: Tiến hành điều tra thu thập số liệu, phân tích hiện trạng tiêu thụ NL, khảo sát
thực tế tại 4 ngành và tính toán định mức NL, cho:
- Sản xuất điện (đốt than)
- Sản xuất xi măng
- Sản xuất giấy
- Sản xuất phân đạm
III: Nghiên cứu, đề xuất định mức sử dụng NL, cho:
- Sản xuất điện (đốt than)
- Sản xuất xi mă
ng
- Sản xuất giấy
- Sản xuất phân đạm
Chương IV: Các kết luận và kiến nghị
2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1. Cơ sở và lý do thực hiện Đề tài
Lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NL ở các ngành công nghiệp: Đó là nhận
định đã được nhắc đến nhiều lần tại tờ trình của Chính phủ về dự án luật sử dụng NL
tiết kiệm và hiệu quả.
Hiện nay, tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu NL so với tăng trưởng GDP của nước
ta khoảng gầ
n 2 lần (xem bảng 6), trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Hình dưới đây minh họa mối liên hệ giữa tốc độ thay đổi GDP với cường độ
NL của 17 nước công nghiệp phát triển thuộc liên minh Châu Âu .
Hình 1: Tỷ lệ thay đổi GDP và cường độ NLCC
%/năm
Hiệu suất năng lượng
Tỷ lệ biến đổi trung bình hàng năm
0.5%
0.0%
-0.5%
-1.0%
-1.5%
-2.0%
-2.5%
Úc
Áo
Canada
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Ý
Nhật
Hà Lan
New Zealand
Na Uy
Thuỵ Điển
Thuỵ Sĩ
Anh
Mỹ
IEA16
Cấu trúc Năng lượng sử dụng/GDP
3
Cũng theo tờ trình của Chính phủ, dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác và
sử dụng NL như hiện nay thì các nguồn NL sơ cấp của VN sẽ khan hiếm, thủy điện
lớn về cơ bản sẽ khai thác hết trong thập kỷ tới, than ở phía Bắc, dầu mỏ và khí đốt ở
phía Nam sẽ dần cạn kiệt.
Định mức (suất tiêu hao hay mức tiêu hao) NL cho một đơn vị
sản phẩm của
các ngành công nghiệp chính của nước ta hiện nay cao hơn nhiều so với các nước phát
triển. Chẳng hạn, để sản xuất 1 tấn thép từ nguyên liệu quặng, các nhà máy thép của
nước ta cần từ 11 đến 13 triệu kcal, trong khi mức tiên tiến của thế giới chỉ cần khoảng
4 triệu kcal.
Cường độ NL (mức tiêu hao NL để sản xuất ra một đơn vị giá trị kinh tế đượ
c
đo đếm bằng kgOE/đồng hoặc kWh/đồng trong công nghiệp của nước ta cao hơn Thái
Lan và Malaysia từ 1,5 đến 1,7 lần. Như vậy, để làm ra cùng một giá trị sản phẩm như
nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn NL gấp 1,5 – 1,7 lần nhiều hơn
các nước nói trên.
Thiếu các biện pháp đồng bộ cộng với trình độ lạc hậu của công nghệ trong các
doanh nghiệp công nghiệp đã làm cho việ
c sử dụng tài nguyên NL kém hiệu quả, lãng
phí, làm cho giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh khi hội nhập quốc tế.
Hiện nay, hiệu suất trung bình sử dụng NL trong các nhà máy điện đốt than hiện
hữu của VN mới chỉ đạt khoảng 28%, thấp hơn các nước phát triển khoảng 10% (các
nước phát triển có hiệu suất trung bình là 37-38%). Các lò hơi công nghiệp trong các
ngành công nghiệp có hiệu suất sử dụng thấp, thậm chí rất thấp chỉ kho
ảng 60%, thấp
hơn mức trung bình thế giới 20%.
Theo tính toán, đến năm 2025 nhu cầu điện năng trong nước sẽ tiếp tục tăng với
nhịp tăng trưởng cao (khoảng 17%/năm, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
110, phê duyệt TSĐ VI). Như vậy, nếu không giảm định mức tiêu hao NL thì chỉ trong
vài năm tới VN sẽ thiếu hụt nhiều điện năng, thi
ếu than nội địa và phải nhập khẩu than
cho sản xuất điện (dự kiến sau 2012).
Theo quy hoạch phát triển NL quốc gia, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2020, VN có khả năng xuất hiện mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử
dụng các nguồn NL sơ cấp nội địa. Sau năm 2020 Việt Nam sẽ chuyển thành nước
nhập khẩu NL lớn và mức
độ phụ thuộc vào NL nhập khẩu, giá NL thế giới sẽ ngày
một tăng, gây áp lực lớn cho cả ngành kinh tế lẫn mức độ an toàn, an ninh trong cung
cấp NL.
Do những hạn chế về khả năng công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta
nên việc phát triển các nguồn NL thay thế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và
thách thức. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm hạn ch
ế khả năng đa dạng hóa
các nguồn cung cấp NL nội địa. Các nghiên cứu, khảo sát trong thời gian qua tại nhiều
nhà máy, xí nghiệp như sản xuất xi măng, giấy, hóa chất, thép, cho thấy tiềm năng
tiết kiệm NL có thể đạt tới 20%, thậm chí trên 20%.
4
Hơn thế nữa, việc gia tăng mức độ sử dụng NL, sử dụng NL kém hiệu quả
luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động NL và góp phần
làm suy giảm chất lượng môi trường không khí như việc thải vào khí quyển khí CO
2
,
SO
x
, NO
x
gây hiệu ứng nhà kính, và mưa a xít…
Giảm định mức tiêu thụ NL thông qua các biện pháp về đổi mới công nghệ, sử
dụng NL tiết kiệm, hiệu quả đã được các nước trên thế giới đánh giá là một trong
những lựa chọn ưu tiên thực hiện trong chiến lược phát triển bền vững của thế kỷ 21.
Sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả đã được chứng minh là bi
ện pháp có chi phí
thấp hơn nhiều, chỉ bằng 30% so với mức chi phí đầu tư nguồn điện mới. Chương
trình tiết kiệm điện ở Thái Lan đã minh chứng, để “sản xuất” thêm 1kWh điện do tiết
kiệm bằng biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng cần đầu tư 2UScents, trong khi các
nhà máy điện đốt than, dầu, khí để sản xuất ra 1kWh điện phải cầ
n trung bình từ 4-6
UScents.
Nghị quyết Trung ương số 18/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ
Chính trị về định hướng phát triển NL quốc gia của VN đến năm 2020, tầm nhìn đến
2050; Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NL quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050 đã
khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là khuyến khích sử dụng NL
tiế
t kiệm và hiệu quả, (có thể hiện việc xem xét việc giảm dần định mức tiêu thụ NL
trên đơn vị sản phẩm) là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của đất nước.
Trên đây là tóm lược một số cơ sở, lý do chính cho việc thực hiện Đề tài này.
I.2. Mục tiêu của Đề tài
I.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng và đề xuất đị
nh mức sử dụng NL cho một số ngành công
nghiệp lựa chọn.
I.2.2. Mục tiêu kinh tế-xã hội
Đánh giá, so sánh mức độ sử dụng NL của các nhà máy làm cơ sở để định
hướng giảm suất tiêu hao NL, chi phí NL.
I.2.3. Mục tiêu khoa học - công nghệ
Nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ có mức tiêu thụ NL thấp, hiệu suất cao.
I.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong 2 năm. Năm 2009 cho 4 ngành là: sản xuấ
t điện
(đốt than), xi măng, giấy, và phân đạm. Nội dung nghiên cứu chính năm 2009, gồm:
+ Nghiên cứu tổng quan.
+ Thiết kế biểu mẫu, điều tra thu thập số liệu hiện trạng, phân tích đánh gía¸
cho 4 lĩnh vực là sản xuất điện (than); sản xuất xi măng; giấy; và phân đạm.
+ Tổ chức hội thảo về phương pháp luận và các hội thảo chuyên đề.
.+ Lựa chọn
địa điểm khảo sát điều tra điển hình và đo đạc một số thông số
nhằm minh họa kiểm tra và đối sánh.
+ Nghiên cứu, đề xuất định mức sử dụng NL cho 4 ngành lựa chọn trên.
5
I.4. Kinh phí và thời gian thực hiện
Kinh phí: 400 triệu đồng cho 4 ngành công nghiệp (trung bình 100
triệu/ngành)
Thời gian: Từ tháng 1-12 năm 2009
I.5. Phạm vi nghiên cứu
i). Về nội dung
:
Báo cáo này tập trung nghiên cứu cho 4 ngành công nghiệp được lược chọn là:
- Nhiệt điện đốt than;
- Sản xuất xi măng;
- Sản xuất giấy; và
- Sản xuất phân đạm
ii). Về đánh giá và đề xuất định mức NL
- Xem xét định mức ở mức công suất thiết kế có đối chiếu với công suất vận
hành trong thực tế.
- Không xem xét ảnh hưởng của yếu tố vùng, miền (nhiệt độ, độ ẩm…) đến
định mức sử dụng NL
- Tính toán dựa trên nguồn số liệu thực tế có sẵn và thu thập được.
- Không thực hiện kiểm toán chi tiết NL cho các nhà máy
- Đị
nh mức đề xuất nhằm phục vụ cho việc quản lý, và là cơ sở để xem xét,
cân nhắc trong việc đưa ra các quyết sách liên quan đến chiến lược, chính
sách NL và các biện pháp thực hiện trong giai đoạn tới (đây chưa phải là
định mức áp đặt, bắt buộc thực hiện như định mức ban hành tháng 12/1984,
trong thời kỳ bao cấp).
6
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC TIẾP CẬN
CHO NGHIÊN CỨU
II.1. Tổng quan
Để thực hiện các nội dung trên, phương pháp và các tiếp cận sẽ được áp dụng
để thực hiện cho đề tài này, gồm:
• Nghiên cứu tài liệu (bao gồm các tài liệu có sẵn trong và ngoài nước về định mức
sử dụng NL, chỉ số sử dụng NL (indicators), mức chuẩn sử dụng NL
(benchmarking), công nghệ, và quá trình sản xuất của 4 ngành công nghiệp lựa
chọn.
• Tổ chức các hội thả
o (chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, cách tiếp cận và phương
pháp tiến hành).
• Thiết kế biểu mẫu chi tiết, phù hợp từng ngành, tổ chức điều tra hiện trạng về công
nghệ, suất tiêu hao NL.
• Khảo sát thực địa, đánh giá, đo đạc minh họa.
• Xây dựng biểu đồ và đối sánh (trong và ngoài nước), phân tích và đề xuất định
mức dựa trên các nhóm biệ
n pháp/giải pháp tiết kiệm NL, sử dụng công nghệ, thiết
bị tiên tiến có hiệu suất cao .
II.2. Kinh nghiệm của thế giới
Đối với các nhà máy hiện hữu, phương pháp xác định định mức sử dụng NL là
tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ số hiệu quả NL (energy indicators), và sau đó xây
dựng mức chuẩn sử dụng NL (energy benchmarking) cho các ngành, phân ngành và
các loại nhà máy.
Chỉ số hiệu quả NL được xây dựng dựa trên kết quả
khảo sát, kiểm toán NL từ
các nhà máy (đi từ dưới lên). Hình 2 dưới đây minh họa quá trình đánh giá và tính
toán chỉ số sử dụng NL theo các cấp độ khác nhau, từ mức thấp nhất đến cao nhất mà
nhiều nước đã áp dụng tiếp cận này.
7
Hình 2: Cấp độ và mức độ đánh giá chỉ số sử dụng NL
Cấp độ so sánh được mô tả như sau
Mức so sánh Định mức (GJ/đơn vị đo)
Quốc gia – Quốc gia MTOE/GDP)
Ngành-Ngành MTOE/giá trị gia tăng
Phân ngành –Phân ngành MTOE/đơn vị sản phẩm (SP)
Nhà máy –Nhà máy TOE/đơn vị SP
Sản phẩm – Sản phẩm TOE/đơn vị đo
Khi chỉ số hiệu quả NL được tính toán, bước tiếp theo là căn cứ vào tình hình
thực tế, mức chuẩn sử dụng NL sẽ được xây dựng và đây được coi là định mức mục
tiêu sử dụng NL ứng với các cấp độ khác nhau. Để đạt được mức chuẩn sử dụng NL
này đòi hỏi một quá trình áp dụng các giải pháp, biện pháp sử dụng NL tiết kiệm và
hiệu quả
. Hình dưới đây mô tả quá trình xây dựng mức chuẩn sử dụng NL theo các
cấp độ khác nhau. Tiếp theo là tóm tắt mục đích và cách thức xây dựng mức chuẩn
“Benchmarking”.
Cường độ NL QG
(MTOE/GDP)
Cường độ NL ngành
(MTOE/giá trị gia tăng)
Hiệu quả NL phân ngành
(MTOE/đơn vị sản phẩm (SP))
Hiệu quả NL của NM
(TOE/đơn vị SP)
Hiệu quả theo khu vực sử
dụng NL (TOE/đơn vị đo)
Số liệu thống kê
Quốc gia (QG)
Số liệu thống kê
ngành
SL thống kê
phân ngành
Số liệu các
NM
Yêu cầu số lượng – chất lượng số liệu
Cấp độ Mức độ
8
Hình 3. Sơ đồ khối cho quá trình xác định mức chuẩn sử dụng NL
Benchmarking là một kỹ thuật quản trị nhằm cải thiện và nâng cao việc sử
dụng NL tiết kiệm và hiệu quả. Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh tình hình hoạt
động giữa các nhà máy khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhau hoặc
giữa các bộ phận trong cùng một nhà máy.
Benchmarking là một phươ
ng pháp mang tính liên tục dùng để đánh giá, nâng
cao hiệu suất sử dụng NL để đạt được mục tiêu đề ra và tiến tới vị trí dẫn đầu trong
nhóm ngành.
Phương pháp này cũng được định nghĩa như là một phương pháp “tìm kiếm
những cách thức tốt nhất trong thực tiễn giúp cho nhà máy hoạt động tốt hơn trong
ngành”.
Không giống như các phương pháp phân tích cạnh tranh như trước kia là tập
trung vào một ngành riêng biệt và xác định “đ
iểm chuẩn” của ngành, benchmarking có
thể so sánh được các phương thức sản xuất tương tự nhau mà không cần xem liệu sản
phẩm đầu ra khác nhau hay hoặc đầu ra khó tính toán xác định cụ thể.
Các nhà máy sử dụng phương pháp benchmarking thành công cho biết phương
pháp này sẽ thu lại lợi ích ít nhất là gấp vài lần chi phí bỏ ra. Benchmarking có thể
được sử dụng để giúp cho nhà máy xác định những quy trình nào cần phải hoàn thiện,
nghĩa là cần phải xác định và đặ
t mục tiêu đạt được ở mức tối ưu nhất trong tình hình
thực tế ở từng khu vực, từng phạm vi sản xuất cụ thể. Phương pháp này cũng có thể
giúp cho việc xây dựng mục tiêu, nghĩa là khoảng cách giữa quy trình kinh doanh hiện
tại trong nhà máy và thực tiễn hoạt động tối ưu so với các nhà máy khác.
9
Như vậy, mục đích của việc xác định các chỉ số hiệu quả NL, mức chuẩn sử
dụng NL sẽ phải nhằm đến là:
+ Xây dựng đường cơ sở đánh giá mức tiêu thụ NL trên một đơn vị sản phẩm
cho các nhà máy mới, hoặc cải tạo mở rộng.
+ Hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn, tiết kiệm NL quốc gia/ngành, xác định mục tiêu
chiế
n lược giảm tiêu thụ NL, và quy hoạch đánh giá nhu cầu NL sát thực hơn.
+ Là cơ sở cho việc tham gia của các nhà máy hiện hữu (tự nguyện hay bắt
buộc) trong việc tăng cường sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả.
Cách thức thực hiện
Để có thể xác định được định mức sử dụng NL và xây dựng mức chuẩn sử
dụng NL phù hợp nhất, cần thiết phải thu th
ập được các số liệu chính sau đây nhưng
không hạn chế, đó là:
¾ Tập hợp đầy đủ số liệu về sử dụng NL trong lĩnh vực nghiên cứu
¾ Phân loại quá trình sử dụng NL cuối cùng
¾ Nhận dạng tiềm năng và nhân tố chính cho việc cải thiện hiệu suất NL
Yêu cầu số liệu
+ Số liệu từ các nhà máy: Các chỉ số về sử
dụng NL của nhà máy (GJ/sản
lượng)
+ Số liệu thống kê quốc gia
- Các chỉ số hiệu quả NL đối với ngành công nghiệp (GJ/ giá trị sản lượng)
- Các chỉ số về sử dụng NL ở các cấp độ và lĩnh vực khác nhau (MJ/GDP hoặc
MJ/ giá trị sản lượng
+ Số liệu thông kê quốc tế (để đối sánh)
Đánh giá chỉ số tiêu thụ NL
Xây dựng định mức tiêu thụ NL ở
nhà máy yêu cầu trước tiên là đánh giá lượng
tiêu thụ NL.
Mức tiêu thụ NL là chỉ số chỉ ra lượng tiêu thụ NL trên đơn vị sản phẩm, được
tính toán từ lượng NL được tiêu thụ ở nhà máy trong một giai đoạn hoạt động như
trong một tháng, quý hay năm sau đó chia cho lượng sản phẩm tương ứng trong giai
đoạn đó. Công thức tính tổng quát như sau:
Định mức tiêu thụ NL (SEC) = Năng lượng tiêu thụ
(NL
input
)/Sản phẩm (SP
output
)
Trong đó
:
+ SEC: Định mức (hay chỉ số) tiêu thụ NL (TOE/đơn vị sản phẩm)
+ NL
input
: Năng lượng tiêu thụ (TOE)
+ SP
output
: Đơn vị sản phẩm (kg, hoặc bội số của kg, hoặc m
3
)
Chỉ số của SEC phụ thuộc loại NL. Giá trị của SEC được tính toán bao gồm từ
NL điện và NL nhiệt (than, dầu khí và NL khác)
Giá trị của SEC là rất hữu ích trong việc định hướng và kiểm soát tiêu thụ NL
của nhà máy. Mỗi nhà máy được yêu cầu chuẩn bị và phân tích giá trị SEC trong một
giai đoạn nhất định. Giá trị này phản ánh mức độ hiệu quả và mức chuẩn tiêu thụ NL
từ quá khứ
đến hiện tại. Cũng như vậy, giá trị này còn dùng để so sánh với mức chuẩn
10
SEC trong việc đánh giá các mức tiêu thụ NL khác nhau giữa các nhà máy trong phạm
vi trong nước hoặc với các nước khác.
Đối với các ngành công nghiệp khác nhau có thể được phân thành nhiều chỉ số
SEC khác nhau, mỗi loại sẽ bao gồm các cấu trúc tiêu thụ NL khác nhau. Ví dụ, cấu trúc
tiêu thụ NL trong sản xuất xi măng bao gồm các công đoạn như chuẩn bị nguyên liệu
thô, nung nguyên liệu thô để sản xuất clinker, và nghiền clinker cho SX xi măng bột.
Một đánh giá giá trị SEC cho mộ
t công đoạn sản xuất được làm bằng cách đo
lượng tiêu thụ NL trong quá trình sản xuất đó.
Sử dụng NL trong quá trình sản xuất
Để quản lý NL, cần phải thiết lập mục tiêu cần đạt trong một phạm vi thời gian. Để
đạt được mục tiêu, việc quản lý sử dụng NL phải được thực hiện liên tục với nhiều biện
pháp khác nhau. Để tính toán tổng tiêu thụ NL ở nhà máy, sẽ
phải xem xét, bao gồm:
• Lượng tiêu thụ NL cố định: Là tiêu thụ NL ở các khu vực văn phòng, bộ
phận quản lý, hỗ trợ sản xuất chẳng hạn như hệ thống chiếu sáng, điều hòa
nhiệt độ, quạt mát, các thiết bị trong hệ thống quản lý trung tâm…
• Lượng tiêu thụ NL biến đổi: Dựa trên số lượng hàng hóa sản xuất trong
khoảng thời gian.
Khi đó, tiêu th
ụ NL của nhà máy có thể được chỉ ra ở công thức sau:
Tổng tiêu thụ NL (E) = Phụ tải cố định (Base load) + (lượng sản phẩm
x định mức sử dụng NL-SEC)
Trong đó:
+ E: Tổng lượng NL tiêu thụ (GJ)
+ Base load: Lượng NL tiêu thụ nền ở khu vực sử dụng cố định (GJ)
+ Lượng sản phẩm x SEC: Lượng NL tiêu thụ biến đổi phụ thuộc vào lượng sản
phẩm sản xuất và định mức NL/đơn vị sản phẩm (GJ)
+ SEC: Định mức sử dụng NL trên đơn vị sản phẩm (GJ/đơn vị sản phẩm)
Hình vẽ dưới đây s
ẽ minh họa cho công thức tính toán trên.
T
ổ
ng tiêu thụ NL
(TOE)
Mức sản suất (ton)
Vùng Tiêu thụ NL cố định (GJ)
Định mức sử dụng NL (SEC)
(GJ/ton)
Vùng Tiêu thụ NL biến đổi (GJ)
Hình 4. Minh họa tổng tiêu thụ NL tăng dần từ mức tiêu thụ NL cố định và thay
đổi theo sản lượng
11
Độ nghiêng của đường tiêu thụ NL là giá trị chỉ số SEC, mà nó được đo ở đơn
vị GJ/tấn. Chiến lược tiết giảm tiêu thụ NL hoặc giá thành sản phẩm sẽ được tập trung
vào:
• Giảm base load, điều này có nghĩa là giảm chi phí cố định
• Giảm chỉ số SEC, sẽ giảm chi phí biến đổi
Một đánh giá định mức sử dụng NL (SEC) của các nhà máy điển hình thường
được tiến hành làm trong toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm cả base load. Do vậy,
đối với các nhà máy (trừ nhiệt điện) cần tập trung vào 2 yếu tố sau:
+ Giảm tối thiểu base load bởi vì, không phụ thuộc vào việc sản xuất với sản
lượng nhiều hay ít.
+ Giảm chỉ số SEC
Đối với các quốc gia phát triển thường mức chuẩn sử dụng NL là một quá trình
đánh giá và thiết lập liên t
ục nhằm mục tiêu cải tiến hơn nữa và giảm mức sử dụng NL
đến ít nhất có thể mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sản xuất.
Để có tiêu chí cụ thể về mức tiêu thụ NL cũng như đề ra được các biện pháp
thích hợp cho việc bảo tồn và sử dụng NL hiệu quả thì chỉ số SEC và mức chuẩn sử
dụng NL cần được tính toán và xây dự
ng thông qua các trình tự sau:
• Nghiên cứu khả năng phát triển và sử dụng hiệu quả NL của ngành CN
lựa chọn từ các tiếp cận trên bình diện vùng và quốc tế cùng với các
nghiên cứu mẫu/điển hình.
• Tính toán giá trị SEC, mức chuẩn sử dụng NL cho ngành CN lựa chọn
bằng việc xem xét công nghệ sẵn có tốt nhất (BAT), và vận hành thực tế
tốt nhất (BPT) để đối sánh.
• Tiế
n hành điều tra lượng tiêu thụ NL ở các nhà máy điển hình về quá
trình sản xuất, qúa trình công nghệ và các sử dụng kể cả việc xem xét
khả năng đo lượng NL tiết kiệm cụ thể.
• Mô tả rõ mức tiêu thụ NL đường cơ sở và các nghiên cứu chuyên đề cần
thiết.
Khi đó giá trị SEC của mỗi sản phẩm sẽ phụ thuộc vào khối lượng và thời gian
c
ủa chu kỳ sản xuất. Giá trị SEC ở bất kỳ nhà máy nào phải được so sánh với giá trị
SEC của quá trình sản xuất của ngành. Nếu giá trị SEC của bất kỳ nhà máy nào cao
hơn giá trị SEC tiêu chuẩn, khi đó nó sẽ chỉ ra việc tiêu thụ quá NL đã xảy ra ở nhà
máy đó và do đó biện pháp tiết kiệm NL sẽ được khuyến nghị cho thực hiện.
II.3. Áp dụng cho Việt Nam
Một hội thảo v
ề phương pháp luận đã được tổ chức vào tháng 4/2009, các hội
thảo chuyên đề theo nhóm công nghệ cũng đã được tổ chức riêng rẽ sau đó (báo cáo
kết qủa hội thảo phương pháp luận được nêu ở phụ lục 5).
12
II.3.1. Các nhà máy nhiệt điện than
Đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu (đang vận hành)
Phương pháp luận áp dụng cho việc đánh giá hiệu suất NL trong sản xuất điện
từ than trong nghiên cứu này là sử dụng các số liệu đầu vào để tính toán như sau:
+ Nhiệt lượng của nhiên liệu quy về nhiệt lượng thấp
+ Lượng điện được tính là điện sản xuất (bao g
ồm cả điện tự dùng)
+ Công thức áp dụng cho tính toán hiệu suất sản xuất điện được dựa vào công
thức của Graus et al, 2007 và phylipse et al, 1998 như sau:
E = (P+HxS)/I
Trong đó
: P: Điện sản xuất (GJ)
H: Nhiệt hữu ích (đối với các nhà máy đồng phát) (GJ)
S: Hệ số giữa điện và nhiệt
I: Nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện và nhiệt (tấn)
Đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu chỉ sản xuất điện nên H = 0.
Việc đánh giá định mức tiêu thụ NL và hiệu suất trong sản xuất điện từ than
trong nghiên cứ
u này là sử dụng các số liệu đầu vào như sau:
Cách thức chọn nhà máy cho điều tra khảo sát: Tất các các nhà máy đang
vận hành.
Thu thập số liệu: Thiết kế biểu mẫu, thu thập số liệu từ các báo cáo của nhà
máy; ngành và tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc một số dây chuyền thiết bị. Cụ thể
như sau:
Đối với các nhà máy hiện hữu (tính đến 6/2009):
L
ượng điện sản xuất trong năm, lượng điện tự dùng trong năm, lượng than tiêu
thụ trong năm, lượng nhiên liệu phụ (dầu đốt kèm hoặc khởi động) trong năm, nhiệt
lượng thấp làm việc của nhiên liệu đã sử dụng theo năm lấy theo báo cáo của nhà máy
theo công văn số 4680/BCT-NL, ngày 22/5/2009 và theo công văn số 4686/BCT-
KHCN, ngày 11/6/2009.
Định mức sử dụng NL được tính theo công thức sau:
i). Định mức NL = lượ
ng điện sản xuất trong năm/lượng than + lượng dầu tiêu thụ
trong năm
ii). Giá trị định mức trung bình của từng nhà máy được tính bằng giá trị trung bình
của 9 năm vận hành liên tục (từ 2000-2008)
iii). Giá trị định mức trung bình nhiệt điện than của VN được tính bằng trung bình
trọng số của các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu
iv). Hiệu suất của các nhà máy điện được tính theo công thức c
ủa Graus et al, 2007
và phylipse et al, 1998 như nêu trên (mục đích để đưa về cùng mặt bằng nhằm so sánh
với các nước)
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy hiện hữu: Căn cứ vào tiềm năng
tiết kiệm nhiên liệu và giảm điện tự dùng, so sánh với công nghệ và hiệu suất sản xuất
điện từ than của các nước trên thế giới
13
Đối với các nhà máy trong tương lai
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy mới: được xem xét dựa trên
điều kiện kinh tế, chiến lược, chính sách sử dụng NL và công nghệ. Ngoài ra còn dựa
vào các dự báo sử dụng than (nhu cầu sử dụng than cho điện theo tổng sơ đồ VI) và xu
thế áp dụng công nghệ mới của thế giới.
II.3.2. Các nhà máy xi măng
Đối với các nhà máy xi măng hiện hữu (đang vận hành)
Phươ
ng pháp luận áp dụng cho việc đánh giá định mức sử dụng NL trong
ngành xi măng trong nghiên cứu này là tiến hành theo sơ đồ dưới đây. Sử dụng các số
liệu đầu vào để tính toán như sau:
XI MĂNG
Đ
i
ệ
n Xi m
ă
n
g
NL
C
l
a
nk
e
SẢN XUẤT CLANKE
Đ
i
ệ
n
C
l
a
nk
e
NL
Nhi
ệt
t
h
ả
i
S
X
đ
i
ệ
n
Đ
i
ệ
n
SẢN XUẤT XI MĂNG
Đ
i
ệ
n Xi m
ă
n
g
Cách thức chọn nhà máy cho điều tra khảo sát: Tất các các nhà máy đang
vận hành.
Thu thập số liệu: Thiết kế biểu mẫu, thu thập số liệu từ các báo cáo của nhà
máy; ngành và tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc một số dây chuyền thiết bị. Cụ thể
như sau:
Đối với các nhà máy hiện hữu (tính đến 6/2009):
Lượng điện cấp từ lướ
i + tự sản xuất trong năm, lượng điện tiêu thụ trong năm,
lượng than/dầu tiêu thụ trong năm, nhiệt lượng thấp làm việc của nhiên liệu đã sử
dụng theo năm, sản lượng clinke và chủng loại xi măng trong năm và theo loại hình
công nghệ, các số liệu này lấy theo báo cáo của nhà máy theo công văn số 4686/BCT-
KHCN, ngày 11/6/2009.
Định mức sử dụng NL được tính theo công thức sau:
i). Định mức NL cho clinke = lượng nhiên liệu tiêu thụ
+ lượng điện tiêu thụ cho
sản xuất trong năm/lượng lượng clinke sản xuất trong năm
ii). Giá trị định mức trung bình của từng nhà máy được tính bằng giá trị trung bình
của 2 năm vận hành liên tục (từ 2007-2008)
14
iii). Giá trị định mức trung bình sản xuất clinke của VN được tính bằng trung bình
trọng số của các nhà máy hiện hữu và được tính toán cho hai công nghệ là sử dụng lò
quay, phương pháp khô
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy hiện hữu này: Căn cứ định mức
các công nghệ tốt nhất sẵn có (BAT – best available technology) và công nghệ tốt nhất
đã vận hành thực tế (BPT- best practical technology), và tiềm năng có thể tiết kiệm NL
theo từng giải pháp
Đối với các nhà máy trong tương lai
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy này: Dựa vào điều kiện kinh tế,
chiến lược, chính sách sử dụng NL và công nghệ, và xu thế của thế giới.
II.3.3. Các nhà máy giấy và bột giấy
Đối với các nhà máy giấy và bột giấy hiện hữu (đang vận hành)
Phương pháp luận áp dụng cho việc đánh giá định mức sử dụng NL cho ngành
giấy trong nghiên cứu này là tiến hành theo sơ
đồ dưới đây. Sử dụng các số liệu đầu
vào để tính toán như sau:
SẢN XUẤT GIẤY
NL
(Than, dầu, khí)
Điện lưới
Hơi
Điện thừa
Hõi thừa
SP giấy các loại
Khu vực chuy
ể
n hoá NL và sản xuất giấy
Thu hồi nước ngưng
Điện lưới
Điện phát
Hơi cho SX
Lò hơi
TB đối áp
Lò thu h
ồ
i
dịch đen
Dearato
r
NL
Hơi
Sản phẩm giấy
Chu
ẩ
n bị
nhiên li
ệ
u
Điện
Sản xuất giấy
Cách thức chọn nhà máy cho điều tra khảo sát: Tất các các nhà máy đang
vận hành.
Thu thập số liệu: Thiết kế biểu mẫu, thu thập số liệu từ các báo cáo của nhà
máy; ngành và tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc một số dây chuyền thiết bị. Cụ thể
như sau:
15
Đối với các nhà máy hiện hữu (tính đến 6/2009):
Lượng điện cấp từ lưới + tự sản xuất trong năm + lượng hơi tự sản xuất, lượng
điện tiêu thụ trong năm, lượng than/dầu tiêu thụ trong năm, nhiệt lượng thấp làm việc
của nhiên liệu đã sử dụng theo năm, sản lượng bột giấy và giấy theo chủng loại trong
năm và theo loại hình công nghệ, các s
ố liệu này lấy theo báo cáo của nhà máy theo
công văn số 4686/BCT-KHCN, ngày 11/6/2009.
Định mức sử dụng NL được tính theo công thức sau:
a). Cho Bột giấy
i). Định mức NL cho bột giấy = lượng nhiên liệu tiêu thụ (hơi) + lượng điện tiêu
thụ cho sản xuất trong năm/lượng bột giấy sản xuất trong năm
ii). Giá trị định mức trung bình của từng nhà máy được tính bằng giá trị trung bình
của 2 năm vận hành liên tục (từ 2007-2008)
iii). Giá trị định mức trung bình sản xuất bột giấy của VN được tính bằng trung
bình trọng số của các nhà máy hi
ện hữu
b). Cho giấy
i). Định mức NL cho giấy = lượng nhiên liệu tiêu thụ (hơi) + lượng điện tiêu thụ
cho sản xuất trong năm/lượng giấy theo loại giấy sản xuất trong năm
ii). Giá trị định mức trung bình của từng nhà máy được tính bằng giá trị trung bình
của 2 năm vận hành liên tục (từ 2007-2008)
iii). Giá trị định mức trung bình sản xuất giấy của VN được tính bằng trung bình
trọng số của các nhà máy hiện h
ữu theo loại giấy
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy hiện hữu này: Căn cứ định mức
các công nghệ tốt nhất sẵn có (BAT – best available technology) và công nghệ tốt nhất
đã vận hành thực tế (BPT- best practical technology), và tiềm năng có thể tiết kiệm NL
theo từng giải pháp
Đối với các nhà máy trong tương lai
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy này: Dựa vào điều kiện kinh tế,
chiến lượ
c, chính sách sử dụng NL và công nghệ, và xu thế của thế giới.
16
II.3.4. Các nhà máy phân đạm
Đối với các nhà máy sản xuất phân đạm hiện hữu (đang vận hành)
Phương pháp luận áp dụng cho việc đánh giá định mức sử dụng NL cho ngành
sản xuất phân đạm trong nghiên cứu này là tiến hành theo sơ đồ dưới đây. Sử dụng các
số liệu đầu vào để tính toán như sau:
NHÀ MÁY ĐIỆN
Điện
NL
Đ
iện
Sản phẩm
Hơi cho SX
Điện phát
Than
Hơi
SẢN XUẤT PHÂN
Thu hồi nước ngưng
Cách thức chọn nhà máy cho điều tra khảo sát: 02 nhà máy đang vận hành.
Thu thập số liệu: Thiết kế biểu mẫu, thu thập số liệu từ các báo cáo của nhà
máy; ngành và tiến hành khảo sát thực địa, đo đạc một số dây chuyền thiết bị. Cụ thể
như sau:
Đối với các nhà máy hiện hữu (tính đến 6/2009):
Lượng điện cấp từ lưới + t
ự sản xuất trong năm + lượng hơi tự sản xuất, lượng
điện tiêu thụ trong năm, lượng than/dầu tiêu thụ trong năm, nhiệt lượng thấp làm việc
của nhiên liệu đã sử dụng theo năm, sản lượng phân đạm trong năm và theo loại hình
công nghệ, các số liệu này lấy theo báo cáo của nhà máy theo công văn số 4686/BCT-
KHCN, ngày 11/6/2009.
Định mức sử dụng NL được tính theo công thức sau:
i). Định mức NL cho phân đạ
m = lượng nhiên liệu tiêu thụ (hơi) + lượng điện tiêu
thụ cho sản xuất trong năm/lượng phân đạm sản xuất trong năm
ii). Giá trị định mức trung bình của từng nhà máy được tính bằng giá trị trung bình
của 2 năm vận hành liên tục (từ 2007-2008)
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy hiện hữu này: Căn cứ định mức
các công nghệ tốt nhất sẵn có (BAT – best available technology) và công nghệ tốt nhất
đã vận hành thực tế (BPT- best practical technology), và tiềm năng có thể tiết kiệm NL
theo từng giải pháp
Đối với các nhà máy trong tương lai
Nghiên cứu đề xuất định mức cho các nhà máy này: Dựa vào điều kiện kinh tế,
chiến lược, chính sách sử dụng NL và công nghệ, và xu thế của thế giới.
17
CHƯƠNG III: CÁC NHIỆM VỤ “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
ĐỊNH MỨC CHO 4 NGÀNH CÔNG NGHIỆP LỰA CHỌN”
III.1. Nghiên cứu Tổng quan
III.1.1. Hiện trạng của Việt Nam
III.1.1.1 Hiện trạng về sử dụng NL
III.1.1.1.1. Tiêu thụ NL sơ cấp
Tổng nhu cầu NL sơ cấp của VN ngày càng tăng, vào năm 1990 tiêu thụ chỉ
19.564KTOE đã tăng lên gần gấp 3 lần và đạt tới 50.221 KTOE vào năm 2007. Tốc độ
tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1990-2007 là 5,7 %/năm. Diễn biến tiêu thụ
từng loại NL sơ cấp, theo năm thể hiện trong Bảng 1 và Hình 5.
Bảng 1. Tổng tiêu thụ NL sơ c
ấp theo loại nhiên liệu
Đơn vị: KTOE
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Than 2212 3314 4372 5024 5517 6562 7344 8376 9045 9736
Xăng, dầu 2860 4617 7917 8415 9616 10490 12082 12270 12184 14234
Khí 7.7 186 1441 1566 2151 2776 4255 4908 5239 5976
Thuỷ điện 2063 3237 4314 5573 5569 4422 4141 3835 4619 5179
Phi thương mại 12421 12872 14191 14297 14399 14694 14734 14794 14860 14870
Điện nhập khẩu 33 83 226
Tổng 19564 24225 32236 34875 37251 38943 42557 44215 46029 50221
Nguồn: Viện Năng lượng, 2009
Hình 5. Diễn biến tiêu thụ NL sơ cấp theo loại nhiên liệu
0.0
10000.0
20000.0
30000.0
40000.0
50000.0
60000.0
1990 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KTO
E
Than (KTOE) Sản phẩm dầu (KTOE)
Khí (KTOE) Thủy điện (KTOE)
Năng lượng tái tạo (KTOE) Điện nhập (KTOE)
Diễn biến về thay đổi cơ cấu cung cấp NL sơ cấp theo các dạng NL và theo
năm được thể hiện trong Hình 6. Đối với than, tỉ lệ này tăng từ 11,3 % năm 1990 lên
19,4 % năm 2007.
Hình 6. Cơ cấu NL sơ cấp giai đoạn 1990-2007
18
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Than(%) Sản phẩm dầu(%)
Khí(%) Thủy điện(%)
Năng lượng tái tạo (%) Điện nhập (%)
III.1.1 1.2. Tiêu thụ nhiên liệu cho sản xuất điện
Than, dầu và khí là các dạng nhiên liệu chính cấp cho sản xuất điện. Diễn biến
tiêu thụ từng loại nhiên liệu cho sản xuất điện và tỷ trọng trong tổng tiêu thụ nhiên liệu
được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2. Nguồn nhiên liệu cung cấp cho sản xuất điện
Đơn vị: KTOE
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003
2004 2005 2006 2007
Tổng số 2212 3314 4373 5024 5517 6562
7344 8376 9045
9736
Cho SXĐ 888 710 1150 1281 1500 2225 2493 3025 3517 3646
Than
Tỉ lệ % 40.1 21.4 26.3 25.5 27.2 33.9 34 36.1 38.9 37.5
Tổng số 2860 4617 7917 8415 9616 10490
12082 12270 12184
14234
Cho SXĐ 381 369 1310 1407 1257 744 726 700 483 821
Xăng dầu
Tỉ lệ % 13.3 8.0 16.5 16.7 13.1 7.1 6.0 5.7 4.0 5.8
Tổng số 7.74 186 1441 1566 2151 2776
4255 4908 5239
5976
Cho SXĐ 2.7 165 1102 1106 1602 2136 3375 4154 4636 4916
Khí
Tỉ lệ % 34.9 88.6 76.4 70.6 74.5 76.9 79.3 84.6 88.5 82.3
Nguồn: EVN; Petro Vietnam (2008)
III.1.1.1.3. Tiêu thụ NL cuối cùng
Cơ cấu tiêu thụ NL
Tổng tiêu thụ NL cuối cùng năm 1990 là 16,76 triệu TOE, đến năm 2007 là
40,75 triệu TOE trong đó tỉ trọng tiêu thụ than tăng từ 7,9 % năm 1990 lên 14,9 %
năm 2007, xăng dầu tăng từ 14,8 % năm 1990 lên 34,4 % năm 2007, khí tăng từ 0,03
% năm 1990 lên 1,33 % năm 2007, điện tăng từ 3,2 % năm 1990 lên 12,9 % năm
2007. Diễn biến tiêu thụ NL cuối cùng thể hiện ở Bảng 3 và Hình 7.
19
Bảng 3. Tiêu thụ NL cuối cùng theo các loại NL (Đơn vị: KTOE)
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Than 1324 2603 3223 3743 4017 4337 4851 5351 5528 6090
Xăng, dầu 2479 4247 6920 7427 8884 10235 11888 12254 12317 14016
Khí 5.0 21.2 19.4 18 18 18 270 515 310 543
Điện 532 963 1927 2223 2600 3002 3405 4051 4630 5256
NL.Phi
thương mại
12421 12872 14191 14297 14399 14694 14734 14780 14841 14848
Tổng số 16760 20707 26280 27708 29918 32286 35148 36951 37627 40752
Nguồn: Viện năng lượng; Viện Chiến lược & Chính sách Công nghiệp-BCT.
Tốc độ tăng trưởng bình quân tiêu thụ NL thương mại cuối cùng trong cả giai
đoạn 2000-2007 là 11,5 %/năm, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của GDP là 7,75
%. Hệ số đàn hồi về NL (tốc độ tăng trưởng của NL/tốc độ tăng của GDP) là 1,48.
Hình 7 thể hiện tỷ trọng tiêu thụ NL cuối cùng theo dạng NL.
Hình 7. Tiêu thụ NL cuối cùng theo dạng NL
0%
20%
40%
60%
80%
10 0 %
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Than Xăng Dầu
Khí Điện
Năn
g
lượn
g
tái tạo
Diễn biến tiêu thụ NL cuối cùng theo các ngành (công nghiệp, giao thông vận
tải, dân dụng, nông nghiệp, dịch vụ thương mại) trong giai đoạn 1990-2007 được minh
họa trong Bảng 4 và Hình 8.
Bảng 4. Tiêu thụ NL cuối cùng theo các ngành (
Đơn vị: KTOE)
1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Công nghiệp 4663 6154 8032 8667 9457 9951 11125 12216 12372 13964
Nông nghiệp 243 367 401 401 454 482 552 627 620 640
Giao thông vận tải 1413 2525 3867 4074 4969 6005 7238 7331 7508 8637
D.vụ thương mại 334 657 1151 1317 1487 1498 1542 1601 1538 1582
Dân dụng 10107 11005 12829 13248 13551 14350 14692 15176 15589 15929
Tổng 16760 20707 26280 27708 29918 32286 35148 36951 37627 40752
Nguồn: VNL, 2009
20
Hình 8. Tiêu thụ NL cuối cùng theo các ngành
0.0
5000.0
10000.0
15000.0
20000.0
25000.0
30000.0
35000.0
40000.0
45000.0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
KTO
E
C«ng NghiÖp N«ng NghiÖp
Giao th«ng vËn t¶i Dich vu th−¬ng m¹i
D©n dông
Về cơ cấu tiêu thụ NL theo ngành cũng có những thay đổi: năm 1990 NL tiêu
thụ trong công nghiệp chiếm 27,8 %, giao thông vận tải 8,4 %, nông nghiệp 1,4 %, gia
dụng 60,3 %, dịch vụ thương mại 2 %. Đến năm 2007, tỷ trọng công nghiệp tăng lên
34,3 %, nông nghiệp 1,6 %, giao thông vận tải tăng lên 21,2 %, gia dụng giảm xuống
còn 39,1 %, dịch vụ thương mại 3,9 %. Hình 9 thể hiện sự thay đổi cơ cấu tiêu thụ NL
theo ngành giai đoạn 1990-2007.
Hình 9. Cơ cấ
u tiêu thụ NL theo ngành
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
C«ng NghiÖp N«ng NghiÖp
Giao th«ng vËn t¶i Dich vu th−¬ng m¹i
D©n dông
Tiêu thụ than
Than là loại nhiên liệu được tiêu thụ nhiều nhất là trong ngành công nghiệp.
Năm 1990 than tiêu thụ cho ngành công nghiệp chỉ có 1,8 triệu tấn, thì đến năm 2007
đã đạt 8,45 triệu tấn, đạt tốc độ bình quân 9,5 %/năm, chiếm tỷ trọng 34 % trong tổng
nhiên liệu dùng trong ngành công nghiệp, và 77,7 % trong tổng nhu cầu tiêu thụ than.
Kế tiếp là than cho các nhu cầu chất đốt cho gia dụng chiếm 16,6 %, cho dịch vụ
thương mại chiếm 5,4 %, cho nông nghiệp chiếm 0,35 %.
21
Tiêu thụ các sản phẩm dầu và khí đốt
Tiêu thụ các sản phẩm dầu tăng mạnh, từ mức 2,4 triệu tấn năm 1990 đã tăng
lên 4,1 triệu tấn năm 1995 và khoảng 12,5 triệu tấn năm 2007, tốc độ tăng bình quân
giai đoạn 2000-2007 đạt khoảng 10,5 %/năm. Ngành giao thông vận tải là ngành tiêu
thụ dầu lớn nhất, tăng từ 1,35 triệu tấn năm 1990 lên 2,44 triệu tấn năm 1995 và 8,4
triệ
u tấn năm 2007, chiếm tỷ trọng 67 % trong tổng sản lượng sản phẩm dầu năm
2007, tiếp đến là công nghiệp chiếm 22 %, nông nghiệp chiếm 4,5 %, dịch vụ chiếm
4,5 % và dân dụng 1,5 %. Tiêu thụ khí hóa lỏng (LPG) cũng tăng mạnh từ 4,6 ngàn
tấn năm 1993 lên hơn 305 ngàn tấn năm 2000 và 1,13 triệu tấn năm 2007, chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu đun nấu.
Tiêu thụ điện năng
Sau h
ơn 15 năm, điện năng thương phẩm tăng 9,4 lần với tốc độ tăng trưởng
bình quân 14,1 %/năm. Trong các năm 1997 và 1998 mặc dù ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng nhu cầu
điện năng vẫn tăng 14,8 % và 15,8 % tương ứng. Diễn biến cơ cấu tiêu thụ điện giai
đoạn 1990 - 2008 trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5. Cơ cấu tiêu thụ điện giai đoạn 1990 - 2008
Đơn vị: GWh
TT Cơ cấu tiêu thụ 1990 2000 2005 2006 2007 2008
1 Công nghiệp 2845 9088 21302 24290 29152 33110
Tỷ trọng (%)
46 40,6 47 47.4 49.9 50.2
2 Nông nghiệp 587 428 574 560 566 661
Tỷ trọng (%)
9,5 1,9 1,3 1,1 0.9 1.0
3 Gia dụng 2035 10986 19831 22015 23925 26602
Tỷ trọng (%)
32,9 49,0 43,4 42,9 40.9 40.3
4 Phi CN 718 1895 3896 4430 4770 5553
Tỷ trọng (%)
11,6 8.5 8,5 8,6 8.0 8.5
5 Điện Thương phẩm 6185 22404 45603 51296 58412 65926
Tăng trưởng (%)
14,60 15,2 12,48 13.8 12.8
6 Bình quân đầu người (kWh/ng/năm) 93 289 567 640 718 765
7 Tỷ lệ điện cho TT&TD (%) * 25,4 15,3 13,2 12,9 12,5 12,35
Nguồn
:EVN; (*) Tổn thất và Tự dùng
22
III.1.1.1.4. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - NL Việt Nam 1990 - 2007
Bảng 6. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế - NL VN
Chỉ tiêu 1990 2000 2007
GDP (USD-95/người.năm) 210 374 575
Tiêu thụ NL thương mại (KgOE/người) 66 156 304
Tiêu thụ điện năng thương phẩm (KWh/người) 93 289 718
Cường độ NL (KgOE/1000 USD-95) 313 417 529
1990-2000 2000-2007
Hệ số đàn hồi NL 1.43 1.48
Hệ số đàn hồi điện 1.8 2.0
III.1.1.2. Hiện trạng về định mức sử dụng NL và các vấn đề liên quan giữa sử
dụng NL và giá thành sản phẩm, quy trình công nghệ trong một số ngành công
nghiệp
Năm 1984, Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước (trước đây) đã xuất bản quấn sách
“Định mức vật tư kỹ thuật năm 1984-1985, trong đó có nêu rõ định mức sử dụng NL
cho một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các định mức này được áp dụng trong thời
kỳ bao cấp nên từ khi chuyển đổi nền kinh tế đã không còn phù hợp và được áp dụng
nữa. Kể từ đó đến nay, chưa có nghiên c
ứu và có công bố về định mức sử dụng NL
như đã nêu trong ấn phẩm, xuất bản năm 1984.
Như vậy, việc nghiên cứu đề xuất các định mức sử dụng NL có thể được coi là
một vấn đề mới. Để thực hiện nhiệm vụ này định kỳ và thường niên đòi hỏi cần nhiều
nỗ lực của cả một hệ thố
ng bởi, chúng ta thiếu cơ sở dữ liệu, cũng như mức độ tin cậy
của các nguồn số liệu.
Giá thành sản phẩm của các ngành công nghiệp có liên quan chặt chẽ đến định
mức sử dụng NL, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều NL.
Định mức sử dụng NL cao sẽ dẫn đến giá thành cao. Hiện tại, rất khó để có thể
xác định định mức thực ở m
ột số lĩnh vực “nhạy cảm” vì nó là đầu vào để định giá,
nhất là giá của của một số sản phẩm mang tính “đặc thù, độc quyền” cũng như có một
lượng nhiên liệu tồn kho lớn (không định lượng chính xác lượng NL nhập và sử dụng
trong năm), không có thiết bị đo đếm riêng cho từng công đoạn sản xuất mà hiện nay
một số ngành công nghiệp lại đang đ
a dạng hoá sản phẩm. Quy trình quản lý than
nhiên liệu thiếu chặt chẽ trong sản xuất ở nhiều ngành công nghiệp lớn đang xảy ra là
một minh chứng
Chưa bao giờ mà chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh
của nền kinh tế lại được đề cập nhiều như lúc này. Một trong những vấn đề có tầm
quan trọng hàng đầu của chấ
t lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh
của nền kinh tế là chi phí đầu vào (trong đó có chi phí NL).
Tỷ lệ chi phí trung gian (bao gồm cả NL) so với giá trị sản xuất đã gia tăng từ
47,8% năm 1999 lên 50,4% năm 2000; 51,6% năm 2001 và 52,1% năm 2002 và vẫn