Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi thành phần hóa học, tính chất vật lý và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng cá Cơm săng (Spratelloides gracillis) sấy hồng ngoại xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.36 MB, 210 trang )



i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




ĐÀO TRỌNG HIẾU



NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN HOÁ HỌC,
TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁ CƠM SĂNG (Spratelloides gracilis)
SẤY HỒNG NGOẠI XUẤT KHẨU




LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT







KHÁNH HÒA - 2012




ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


ĐÀO TRỌNG HIẾU


NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN HOÁ HỌC,
TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁ CƠM SĂNG (Spratelloides gracilis)
SẤY HỒNG NGOẠI XUẤT KHẨU

Chuyên ngành: Công nghệ chế biến thủy sản
Mã số: 62 54 10 05



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Trần Thị Luyến
2. PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa







KHÁNH HÒA - 2012


iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào trước đó.

Khánh Hòa, năm 2012
Tác giả luận án


Đào Trọng Hiếu


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
đỡ quý báu của các tổ chức và cá nhân. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới:
1. GS. TS. Trần Thị Luyến và PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa đã tận tình hướng
dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án này.
2. Ban giám hiệu nhà trường, Viện Công nghệ sinh học và môi trường, Khoa
Công nghệ thực phẩm, Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh, Khoa Đào tạo Sau đạ
i học
trường Đại học Nha Trang; Viện Nghiên cứu Hải sản; Cục Chế biến, Thương mại
Nông lâm thủy sản và Nghề muối.

3. TS. Phạm Đức Việt - Viện Cơ điện nông nghiệp sau thu hoạch; ThS.
Nguyễn Thị Bích Thủy, ThS Lê Thanh Long - Trường Đại học Nông lâm Huế;
TSKH. Lê Văn Hoàng - Đại học Đà Nẵng; TS. Vũ Hồng Sơn - Đại học Bách khoa
Hà Nội; ThS. Bùi Văn Tú - Đại học Sao
Đỏ, ThS. Nguyễn Hương Thảo - Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II,…

4. Công Ty TNHH Đại Thuận Phát – Hải Phòng, Doanh nghiệp tư nhân
Chín Tuy – Nha Trang.
5. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với toàn thể gia đình tôi,
đây là nguồn động viên mãnh liệt nhất, giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần, giúp
tôi khắc phục và vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để
hoàn thành luận án này.

Khánh Hòa, năm 2012
Tác giả luận án



Đào Trọng Hiếu



iii
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
4
1.1.1. Số lượng cơ sở và năng lực chế biến thủy s
ản 4
1.1.2. Chế biến, tiêu thụ thủy sản khô 5
1.2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM CÁ CƠM KHÔ 7
1.2.1. Nguyên liệu cá cơm 7
1.2.2. Hiện trạng chế biến và tiêu thụ cá cơm khô 10
1.3. ỨNG DỤNG BỨC XẠ HỒNG NGOẠI TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM 13
1.3.1. Đặc điểm, tính chất của tia hồng ngoại 13
1.3.2. Ảnh hưởng của bức xạ IR
đến các thành phần có trong thực phẩm 15
1.3.3. Khả năng khử hoạt tính của enzym, vi sinh vật bởi IR 16
1.3.4. Các nguồn phát bức xạ IR 26
1.3.5. Nhiệt bức xạ hồng ngoại chọn lọc 28
1.3.6. Những biến đổi về chất lượng và cảm quan của thực phẩm bởi nhiệt bức
xạ IR 33
1.3.7. Một số nghiên cứu ứng dụng nhiệt bức x
ạ IR trong công nghiệp chế biến
thực phẩm 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2. Thu mẫu và bảo quản mẫu 44


iv

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.2.1. Phương pháp thu nhận và xử lý mẫu thí nghiệm 44
2.2.2. Các phương pháp phân tích 45
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 47
2.3. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 48
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 48
2.3.2. Bố trí thí nghiệm phân tích nguyên liệu cá cơm săng 49
2.3.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng cá cơm sấy bằng bức
xạ
IR chọn lọc 50
2.3.4. Thực nghiệm tối ưu hóa các thông số kỹ thuật trong quá trình sấy cá cơm
săng bằng IR chọn lọc 53
2.3.5. Quy trình công nghệ sấy cá cơm bằng không khí nóng (KKN) 54
2.3.6. Quy trình công nghệ phơi cá cơm 54
2.3.7. Bố trí thí nghiệm đánh giá, so sánh chất lượng cá cơm săng làm khô bằng
các phương pháp khác nhau (IR, KKN, PN) 55
2.4. THIẾT BỊ, HÓA CHẤT PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU 56
Chương 3. KẾ
T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH
CHẤT VẬT LÝ VÀ VI SINH VẬT CỦA NGUYÊN LIỆU CÁ CƠM SĂNG 57
3.1.1. Kết quả phân tích một số thành phần hóa học cơ bản của nguyên liệu cá
cơm săng 57
3.1.2. Kết quả phân tích cấu trúc cơ thịt của nguyên liệu cá cơm săng 61
3.1.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật củ
a nguyên liệu cá cơm
săng 62
3.2. BIẾN ĐỔI MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT VẬT LÝ,
CẢM QUAN VÀ VI SINH CỦA CÁ CƠM SĂNG KHI SẤY IR CHỌN LỌC . 63
3.2.1. Biến đổi về thời gian sấy cá cơm bằng IR chọn lọc (Y

1
) 63
3.2.2. Biến đổi kết cấu cơ thịt (Y
2
) 71
3.2.3. Biến đổi khả năng hút nước trở lại (Y
3
) 74
3.2.4. Biến đổi hàm lượng protein tổng số (Y
4
) 79


v
3.2.5. Biến đổi hàm lượng axit amin tổng số (Y
5
) 83
3.2.6. Biến đổi hàm lượng lipit tổng số (Y
6
) 87
3.2.7. Biến đổi hàm lượng axit béo không no bậc cao (PUFA) (Y
7
) 91
3.2.8. Biến đổi hàm lượng NH
3
(Y
8
) 95
3.2.9. Biến đổi hàm lượng histamin (Y
9

) 99
3.2.10. Biến đổi chất lượng cảm quan (Y
10
) 103
3.2.11. Biến đổi vi sinh vật (Y
11
) 108
3.3. TỐI ƯU HÓA CÔNG ĐOẠN SẤY CÁ CƠM SĂNG SẤY BẰNG BỨC XẠ
IR CHỌN LỌC 113
3.4. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY CÁ CƠM BẰNG BỨC XẠ IR
CHỌN LỌC 118
3.5. SO SÁNH CHẤT LƯỢNG CÁ CƠM SĂNG ĐƯỢC LÀM KHÔ BẰNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU 120
3.5.1. Một số chỉ tiêu hóa học cơ bản. 120
3.5.2. Một số chỉ
tiêu vật lý 122
3.5.3. Chất lượng cảm quan 126
3.5.4. Số lượng và chủng loại vi sinh vật 128
3.6. SƠ BỘ HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH CHO 1KG SẢN PHẨM CÁ CƠM
SĂNG SẤY IR 131
3.7. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÁ CƠM
KHÔ. 134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 1






vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA ANalysis Of Variance: Phân tích phương sai
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
BXHN
Bức xạ hồng ngoại
CBTS Chế biến thủy sản
CFU Colony-Forming Unit: Số đơn vị khuẩn lạc
Chế độ sấy Bao gồm các thông số kỹ thuật trong công đoạn sấy: Khoảng cách chiếu
bức xạ, nhiệt độ sấy và tốc độ gió.
CLCQ Chất lượng cảm quan
CS Cộng sự
DF Degree of Freedom: Số bậc tự do
F Giá trị F (kiểm định Fisher), có độ tin cậy 95%
FA Fatty Acid: Axit béo
FIR Far Infrared: H
ồng ngoại sóng dài (xa)
GDP
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
HPLC High-performance liquid chromatography: Sắc ký lỏng hiệu năng cao
IR Infrared: Bức xạ hồng ngoại
k Khoảng cách chiếu bức xạ hồng ngoại (cm)
KKN Không khí nóng
mg/100g Số mg chất trong 100g mẫu thử
MIR Middle Infrared: Hồng ngoại sóng trung

MS Mean of Square: Phương sai hay số bình quân củ tổng bình phương sai
lệch (SS)
MUFA
Mono-Unsaturated Fatty Acid: Axit béo có một nối đôi
N Số thí nghiệm
NIR Near Infrared: Hồng ngoại sóng ngắn (gần)
P Giá trị P: xác suất để t > t-stat, dùng để kiểm định độ tin cậy về mặt


vii
khoa học (thống kê) của mối liên hệ giữa X và Y
PN Phơi nắng
PUFA
Poly Unsaturated Fatty Acids: Axit béo không bão hòa nhiều nối đôi
Q
2
Hệ số đánh giá mức độ dự đoán trước kết quả Y của mô hình hồi quy
R
2
Hệ số xác định: trong 100% sự biến động của biến phụ thuộc Y thì có
bao nhiêu % sự biến động là do biến độc lập X ảnh hưởng, còn lại là do
sai số ngẫu nhiên
Regression Sai số do hồi quy
Residual Sai số do ngẫu nhiên
SFA
Saturated Fatty Acid: Axit béo no (bão hòa)
SS Sum of Square: Tổng bình phương của mức động (sai lệch) giữa các giá
trị quan sát của Y (ký hiệu là Y
i
) và giá trị bình quân của chúng

t Nhiệt độ sấy (
o
C)
TCVN Tiêu chuẩn quốc gia
TN Thí nghiệm
Total Tổng cộng
t-stat Tiêu chuẩn t dùng làm căn cứ để kiểm định độ tin cậy về mặt khoa
học(thống kê) của mối liên hệ giữa X và Y
v Tốc độ gió (m/s)
VASEP
Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers: Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
vck Vật chất khô
VKHK Vi khuẩn hiếu khí
VSV Vi sinh vật
X
1
Biến mã Khoảng cách chiếu IR
X
2
Biến mã Nhiệt độ sấy
X
3
Biến mã Tốc độ gió
Y
i
Với (i = 1 ÷ 11): Các hàm mục tiêu


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của cá cơm săng nguyên liệu 9
Bảng 1.2. Thành phần của các axit amin của cá cơm săng 9
Bảng 1.3. Dải bước sóng hấp thụ IR của các nhóm chất và thành phần trong thực
phẩm 16
Bảng 1.4. Sự khử hoạt tính các vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm bằng nhiệt
bức xạ IR 23
Bảng 1.5. Độ sâu thâm nhập của NIR (0,75 – 1,4 µm) vào trong sản phẩ
m thực
phẩm 27
Bảng 1.6. Ảnh hưởng của IR đến chất lượng dinh dưỡng của các sản phẩm thực
phẩm 34
Bảng 2.1. Điều kiện thí nghiệm được chọn 51
Bảng 2.2. Ma trận quy hoạch thực nghiệm và số lượng thí nghiệm sấy cá cơm săng
bằng IR chọn lọc 52
Bảng 3.1. Một số
thành phần hóa học của nguyên liệu cá cơm săng 57
Bảng 3.2. Thành phần, hàm lượng axit béo của nguyên liệu cá cơm săng 58
Bảng 3.3. Hàm lượng và tỷ lệ các axit amin của nguyên liệu cá cơm săng 60
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu vi sinh vật của nguyên liệu cá cơm săng 62
Bảng 3.5. Thời gian sấy cá cơm săng bằng IR chọn lọc để đạt độ ẩm 20±2% ở các
chế độ sấy khác nhau 63
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến thời gian sấy cá cơm săng khô sấy
bằng IR chọn lọc 64
Bảng 3.7. Kết quả phân tích phương sai ANOVA Thời gian sấy 66
Bảng 3.8. Tỷ lệ hút nước trở lại của cá cơm săng khô theo các chế độ sấy 75
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến tỷ lệ nước hút trở
lại của sản phẩm
cá cơm săng khô sấy bằng IR chọn lọc 75

Bảng 3.10. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của tỷ lệ nước hút trở lại sản
phẩm cá cơm săng sấy IR chọn lọc 77


ix
Bảng 3.11. Kết quả phân tích hàm lượng protein tổng số của sản phẩm cá cơm khô
ở các thí nghiệm sấy khác nhau 79
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng protein tổng số của sản
phẩm cá cơm săng khô sấy bằng IR chọn lọc 80
Bảng 3.13. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho chỉ tiêu Hàm lượng protein
tổng số của sản phẩ
m cá cơm săng sấy IR chọn lọc 82
Bảng 3.14. Kết quả phân tích hàm lượng axit amin tổng số của sản phẩm cá cơm
khô ở các chế độ sấy khác nhau 83
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng axit amin tổng số của
sản phẩm cá cơm săng khô sấy bằng IR chọn lọc 84
Bảng 3.16. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho chỉ
tiêu Hàm lượng axit
amin tổng số 86
Bảng 3.17. Kết quả phân tích hàm lượng lipit của sản phẩm cá cơm khô ở các chế
độ sấy khác nhau 87
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng lipit tổng số của sản
phẩm cá cơm săng khô sấy bằng IR chọn lọc 88
Bảng 3.19. Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho chỉ tiêu Hàm lượng lipit
tổng s
ố của sản phẩm cá cơm săng sấy IR chọn lọc 90
Bảng 3.20. Kết quả phân tích hàm lượng PUFA ở các chế độ sấy khác nhau 91
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng PUFA của sản phẩm cá
cơm săng sấy bằng IR chọn lọc 92
Bảng 3.22. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của hàm lượng PUFA của sản

phẩm cá cơm să
ng sấy IR chọn lọc 94
Bảng 3.23. Kết quả phân tích chỉ tiêu NH
3
của sản phẩm cá cơm khô ở các chế độ
sấy khác nhau 95
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng NH
3
của sản phẩm cá
cơm săng sấy IR chọn lọc 96
Bảng 3.25. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của hàm lượng NH
3
của sản
phẩm cá cơm săng sấy IR chọn lọc 98


x
Bảng 3.26. Kết quả phân tích hàm lượng histamin của sản phẩm cá cơm ở các chế
độ sấy khác nhau 100
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến hàm lượng histamin của sản phẩm
cá cơm săng sấy bằng IR chọn lọc 100
Bảng 3.28. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của hàm lượng histamin của sản
phẩm cá cơm săng sấy IR chọn l
ọc 102
Bảng 3.29. Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm cá cơm khô ở các
chế độ sấy khác nhau 104
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến chất lượng cảm quan của sản phẩm
cá cơm săng sấy IR chọn lọc 104
Bảng 3.31. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của điểm chất l
ượng cảm quan

của sản phẩm cá cơm săng sấy IR chọn lọc 106
Bảng 3.32. Kết quả phân tích tổng vi khuẩn hiếu khí của sản phẩm cá cơm ở các chế
độ sấy khác nhau 109
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến tổng vi khuẩn hiếu khí của sản
phẩm cá cơm săng sấy IR chọn lọc 109
Bả
ng 3.34. Kết quả phân tích phương sai ANOVA của Tổng VKHK của sản phẩm
cá cơm săng sấy IR chọn lọc 111
Bảng 3.35. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sấy IR chọn lọc đến
một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cá cơm săng khô 113
Bảng 3.36. Kết quả thí nghiệm tối ưu hoá theo phương pháp của Box-Wilson 115
Bả
ng 3.37. Thành phần hóa học cơ bản của sản phẩm (% chất khô) 120
Bảng 3.38. Kết quả phân tích chủng loại và số lượng vi sinh vật (CFU/g) của cá
cơm săng theo các phương pháp làm khô khác nhau 129
Bảng 3.39. Hao hụt trọng lượng của nguyên liệu cá cơm săng qua các công đoạn
chế biến đến sản phẩm cuối cùng 131


xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cơ cấu sản phẩm thủy sản khô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 5
Hình 1.2. Cá cơm săng - Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel, 1846) 8
Hình 1.3. Phổ điện từ 14
Hình 1.4. Mô hình truyền nhiệt bức xạ 15
Hình 1.5. Khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ của một số thành phần chính có
trong thực phẩm 16
Hình 1.6. Đường cong sinh trưởng của VSV trong hệ thống kín 20
Hình 1.7. Đường cong hấp thụ của nước ở các bước sóng khác nhau 29

Hình 1.8. Sự chuyển động của nguyên tử khi nước hấp thụ năng lượng IR 30
Hình 1.9. Hình dạng cấu tạo của thanh gốm phát IR giải tần hẹp chọn lọc 30
Hình 1.10. Gốm hấp thụ năng lượng của miền phổ rộng (dây điện trở, thạch anh) và
chuyển hóa năng lượng có miền phổ hẹp (chọn lọ
c) 31
Hình 1.11. Quá trình quang hóa hấp thụ năng lượng 32
Hình 2.1. Cá cơm săng - Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel, 1846) 44
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 48
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích một số chỉ tiêu chất lượng của nguyên
liệu cá cơm săng 49
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu sự biến đổi chất lượng của cá cơm
săng sấy bằng IR chọn loc 50
Hình 2.5. Sơ đồ thực nghiệm tìm chế độ sấy tối ưu cá cơm săng bằng bức xạ IR
chọn lọc 53
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình công nghệ sấy cá cơm săng bằng không khí nóng 54
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình công nghệ phơi cá cơm săng 54
Hình 2.8. Sơ đồ bố trí thí nghiệm phân tích, so sánh các chỉ tiêu chất lượng của cá
cơm săng được làm khô bằng các phương pháp khác nhau 55
Hình 3.1. Cấu trúc cơ
thịt của cá cơm săng nguyên liệu 61
Hình 3.2. Thời gian sấy cá cơm đến độ ẩm yêu cầu (20±2%) theo các chế độ sấy
khác nhau 64


xii
Hình 3.3. Các biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu
tố đến thời gian sấy 66
Hình 3.4. Biến đổi độ ẩm và tốc độ sấy của cá cơm săng khô theo các chế độ sấy . 69
Hình 3.5. Kết cấu tổ chức cơ thịt của cá cơm săng khô theo các chế độ sấy 73
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiệ

n mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến khả năng hút nước trở lại của sản phẩm 77
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng protein tổng số của sản phẩm 81
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối t
ương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng axit amin tổng số của sản phẩm 85
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng lipit tổng số của sản phẩm 89
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng PUFA của sản ph
ẩm 93
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng NH
3
của sản phẩm 97
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến hàm lượng histamin của sản phẩm 102
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến chất lượng cảm quan của sản phẩm 106
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện m
ức độ ảnh hưởng và mối tương quan giữa các yếu tố
đến tổng VKHK của sản phẩm 111
Hình 3.15. Mô hình biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố đến thời gian sấy tại
chế độ sấy tối ưu 116
Hình 3.16. Đường cong sấy (a) và đường cong tốc độ sấy (b) cá cơm săng bằng IR
chọn lọc ở chế độ sấy t
ối ưu 117
Hình 3.17. Sơ đồ quy trình công nghệ sấy cá cơm săng bằng IR chọn lọc 118
Hình 3.18. Sản phẩm cá cơm săng sấy bằng bức xạ IR chọn lọc 119

Hình 3.19. Cấu trúc cơ thịt của cá cơm nguyên liệu (a), sản phẩm PN (b), sấy bằng
KKN (c) và sấy bằng IR (d) 123


xiii
Hình 3.20. Biến đổi trọng lượng cá cơm khô khi ngâm nước 124
Hình 3.21. Tỷ lệ hút nước trở lại của cá cơm ở các phương pháp làm khô 124
Hình 3.22. Tỷ lệ gẫy đầu vỡ miếng của cá cơm làm khô theo các phương pháp khác
nhau 125
Hình 3.23. Điểm chất lượng cảm quan của sản phẩm cá cơm được làm khô bằng các
phương pháp khác nhau 126
Hình 3.24. Hình ảnh cá cơm săng sau khi luộc/hấ
p (a), Sản phẩm cá cơm khô PN
(b), sấy bằng KKN (c), sấy bằng IR (d) 128




1
MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho việc khai
thác, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống và chế biến xuất khẩu. Ngành Thuỷ sản
Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đã đóng góp khoảng 4% GDP
cho nền kinh tế quốc dân và chiếm tỷ trọng 19,8%



trong




cơ cấu GDP nông, lâm,
thuỷ sả
n. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt từ 10-15%/năm.
Thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã và đang đứng vững trên trường quốc tế, thuộc vào
tốp 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trên
6,1 tỷ USD vào năm 2011, định hướng đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD [11].
Các mặt hàng th
ủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thủy sản đông
lạnh và thủy sản khô. Tuy tỷ trọng xuất khẩu khá nhỏ (3,77% năm 2009) song sản
phẩm thủy sản khô vẫn có nhiều tiềm năng để phát triển. Theo số liệu thống kê của
Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản khô năm 2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị
trên 160 triệu USD. Trong đ
ó, cá cơm khô chiếm sản lượng lớn nhất, đạt trên
14.000 tấn đem lại giá trị trên 23 triệu USD. Định hướng đến 2015 xuất khẩu thủy
sản khô đạt 60.000 tấn với giá trị 250 triệu USD và đến 2020 là 80.000 tấn, đạt giá
trị 340 triệu USD [11].
Tuy nhiên về công nghệ chế biến thuỷ sản khô hiện nay của nước ta đặc biệt
đối với mặt hàng cá cơm khô – mặt hàng có tỷ trọng về s
ản lượng lớn nhất trong cơ
cấu thủy sản khô xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn được làm khô bằng phương
pháp phơi nắng, sấy bằng không khí nóng từ các lò than, gas nên sản phẩm có chất
lượng không cao, tỷ lệ phế phụ phẩm lớn, chất lượng không ổn định làm giảm hiệu
quả kinh tế.
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng nêu trên thì ngành thủy sả
n ngoài việc
phát triển nguồn nguyên liệu (từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu) để tăng sản
lượng thì trong lĩnh vực chế biến cần phải đổi mới công nghệ theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị kinh tế và



2
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản nói chung và thủy
sản khô nói riêng.
Do vậy việc tìm tòi, ứng dụng các công nghệ, phương pháp sấy mới vào việc
sấy khô các sản phẩm thuỷ sản là điều hết sức cần thiết và phù hợp với thực tiễn
hiện nay khi chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm chú
ý nhiều hơn.
Công nghệ sấy b
ức xạ hồng ngoại (IR) chọn lọc là một trong những công
nghệ mới, có nhiều ưu điểm như: Giảm thời gian sấy, nhiệt độ sấy thấp do đó sản
phẩm sấy ít bị tổn thất và chất lượng được đảm bảo; sản phẩm được thanh trùng bề
mặt, kéo dài thời gian bảo quản; an toàn, vệ sinh cho thực phẩm cũng như cho
người vậ
n hành và môi trường,…
Xuất phát từ ý nghĩa và yêu cầu thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sự biến đổi thành phần hoá học, tính chất vật lý và đề xuất biện
pháp nâng cao chất lượng cá cơm săng (Spratelloides gracilis) sấy hồng ngoại
xuất khẩu” nhằm hiện đại hoá công nghệ sấy, tiết kiệm thời gian, năng lượng, nâng
cao chất lượng và hiệu quả kinh tế c
ủa thuỷ sản khô.
Kết quả đề tài luận án sẽ đóng góp cho lĩnh vực chuyên ngành về sấy thủy sản,
cụ thể là những biến đổi của một số thành phần hóa học, tính chất vật lý, cảm quan
và vi sinh vật của cá cơm săng trong quá trình sấy bằng IR. Đây sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo và giảng dạy trong chuyên ngành chế biến thực phẩm. Đưa ra được một
ph
ương pháp sấy mới cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản khô của Việt Nam,
góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất, nâng cao
chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả kinh tế cho sản phẩm

thủy sản khô.
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu sự biến đổi một số tính chất vật lý, thành
phần hóa học, tính chất cảm quan và vi sinh của cá cơm s
ăng trong quá trình sấy IR
chọn lọc dưới tác động của các yếu tố: khoảng cách chiếu IR, nhiệt độ sấy và tốc độ
gió. Từ đó tối ưu hóa các điều kiện công nghệ (chế độ sấy) cho phù hợp, đề xuất
được quy trình công nghệ sấy cá cơm bằng IR chọn lọc đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm và hiệu quả kinh tế.


3
Để đạt được mục tiêu nêu trên, nội dung nghiên cứu của luận án gồm có:
1. Xác định một số thành phần hóa học cơ bản (độ ẩm, protein, axit amin,
axit béo, lipit, tro, NH
3
, histamin), tính chất vật lý (cấu trúc cơ thịt), vi sinh vật (8
chỉ tiêu) của nguyên liệu cá cơm săng tươi;
2. Nghiên cứu sự biến đổi của một số thành phần hoá học (độ ẩm, protein,
lipit, axit amin, axit béo, NH
3
, histamin); tính chất vật lý (cấu trúc cơ thịt, khả năng
hút nước trở lại); các chỉ tiêu cảm quan (tổng điểm chất lượng cảm quan) và vi sinh
(tổng vi khuẩn hiếu khí) của cá cơm trong quá trình sấy bằng IR chọn lọc;
3. Thực nghiệm tối ưu hóa, xác định các thông số sấy (khoảng cách chiếu IR,
nhiệt độ và tốc độ gió) thích hợp và xây dựng quy trình công nghệ sấy cá cơm săng
bằng IR chọ
n lọc;
4. So sánh chất lượng sản phẩm cá cơm săng sấy bằng IR chọn lọc với một
số phương pháp khác (phơi nắng, sấy bằng không khí nóng) thông qua các chỉ tiêu
hóa học (độ ẩm, protein, lipit, tro, axit amin, axit béo, NH

3
, histamin); vật lý (cấu
trúc cơ thịt, tỷ lệ hút nước trở lại, tỷ lệ gẫy đầu vỡ miếng); cảm quan (tổng điểm
chất lượng cảm quan); vi sinh vật (các chỉ tiêu theo quy định hiện hành) của sản
phẩm;
5. Sơ bộ hạch toán giá thành cho 1kg cá cơm săng sấy bằng IR chọn lọc,
đánh giá và phân tích tính khả thi của công nghệ;
6. Đề xuất một số giải pháp nhằ
m nâng cao chất lượng sản phẩm cá cơm khô
nói chung và cá cơm sấy bằng IR chọn lọc nói riêng.


4
Chương I.
TỔNG QUAN

1.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN CỦA VIỆT
NAM
1.1.1. Số lượng cơ sở và năng lực chế biến thủy sản
Từ năm 2001,Việt Nam đã đứng vào Top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn
nhất thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng và đến năm 2011 đã đạt
trên 6,1 tỉ USD, kế hoạch năm 2012 là 6,5 tỷ USD. Theo bản “Quy hoạch phát triển
công nghiệp chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn thì đến năm 2020: Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu
khoảng 2,0 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5 %/năm. Giá trị
kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7 %/năm
[11].
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản những năm qua đã phát triển cả về số lượng
và quy mô sản xuất. Nếu năm 1990, nước ta có 102 cơ sở CBTS, thì tính đến hết
năm 2011 trên toàn quốc đã có 568 cơ sở chế biến thuỷ sản với quy mô công nghiệp

bao gồm các loại hình chế biến: Đông lạnh, hàng khô, đồ hộp, bột cá, nước mắm
Bên cạnh các doanh nghiệp chế bi
ến thủy sản quy mô công nghiệp thì Việt Nam
còn có hàng nghìn các cơ sở/hộ chế biến thủy sản quy mô nhỏ sản xuất các sản
phẩm thủy sản mang tính truyền thống để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm
thủy sản truyền thống không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2010 cả về
sản lượng và giá trị. Các sản phẩm thủy sản truyền thố
ng có thể chia thành các
nhóm: thủy sản khô, nước mắm, mắm tôm, mắm các loại, sứa và các sản phẩm khác
(cá muối, tôm chua, cá hấp, chả mực, chả cá, ) với tổng sản lượng năm 2010 đạt
trên 330 nghìn tấn mang lại giá trị trên 7.300 tỷ đồng. Các sản phẩm này chủ yếu
được tiêu thụ nội địa (94%) còn lại là xuất khẩu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2010).


5
Tổng năng lực chế biến thủy sản của Việt Nam hiện nay khoảng 2,5 triệu tấn
sản phẩm/năm, tương ứng với nhu cầu nguyên liệu khoảng 5 triệu tấn/năm. Tuy
nhiên, trong điều kiện hiện nay thì các cơ sở chế biến mới đạt hiệu suất sử dụng
bình quân toàn quốc khoảng 50% công suất thiết kế (Cục Chế biến, Th
ương mại
nông lâm thủy sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1.1.2. Chế biến, tiêu thụ thủy sản khô
Hiện nay trên địa bàn cả nước có trên 90 cơ sở quy mô công nghiệp và trên
1.850 cơ sở có quy mô nhỏ và hộ gia đình tham gia sản xuất, chế biến thủy sản khô
phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Các mặt hàng thủy sản khô chủ yếu là: Cá
cơm khô, cá chỉ vàng khô, cá khô các loại khác, mực khô, mự
c nướng, ruốc khô các
loại và tôm khô. Trong đó, mặt hàng cá cơm là mặt hàng chiếm tỷ trong lớn nhất
trong cơ cấu mặt hàng thủy sản khô của Việt Nam hiện nay.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản khô năm
2009 đạt gần 43.000 tấn, với giá trị trên 160 triệu USD, tăng 31,2% về lượng và
9,9% về giá trị so với năm 2008. Với giá trung bình đạt 3,49 USD/kg.
23,7%
4,2%
33,0%
6,9%
1,6%
13,8%
16,7%
Cá bò Cá c ơm Cá c hỉ vàng Mực Ruốc Tôm Hải sản khác

Hình 1.1. Cơ cấu sản phẩm thủy sản khô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009
(nguồn VASEP)
Tính đến năm nay mặt hàng thủy sản khô của Việt Nam đã xuất khẩu sang
trên 50 nước trên thế giới. Trong hơn 50 thị trường nhập khẩu của thủy sản khô, thị
trường Hàn Quốc đang trở thành thị trường quan trọng số 1. Năm 2009, vượt qua
ASEAN, Hàn Quốc trở thành thị tr
ường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản khô Việt


6
Nam. Khối lượng đạt xấp xỉ 12.000 tấn (tăng 147,3%), giá trị gần 60 triệu USD
(tăng 70,8%). ASEAN ở vị trí thứ hai với tổng sản lượng trên 15.000 tấn (tăng
53,2%), với kim ngạch trên 37 triệu USD (tăng 2,1%), trong đó, Indonexia là thị
trường tăng mạnh nhất, tăng 881,3% về sản lượng và 544,6% giá trị. Mức tăng đột
biến nhất là thị trường Australia, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang thị
trường
này tăng 129,4%. Bên cạnh những thị trường truyền thống, thị trường Nga và
Ukraine cũng được tiên đoán sẽ có sự tăng trường đột biến.

Bên cạnh việc chế biến xuất khẩu, các cơ sở chế biến thủy sản khô còn cung
cấp cho thị trường nội địa lên đến trên 52.000 tấn/năm với giá trị trên 2.600 tỷ
đồng/năm (Bộ NN&PTNT, 2010).
Theo bản ”Quy hoạch phát triể
n chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020”
thì mục tiêu đặt ra cho sản phẩm thủy sản khô xuất khẩu là đến năm 2015 đạt sản
lượng 60 nghìn tấn với giá trị 250 triệu USD; đến năm 2020 đạt sản lượng 80
nghìn tấn với giá trị 400 triệu USD. Thị trường chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc,
Nga và Ukraine. Bên cạnh đó thì mục tiêu của Bản quy hoạch cũng đặt ra cho thủy
sản khô tiêu thụ nội địa đến năm 2015 là 81 nghìn tấn với giá trị 4.130 tỷ đồng; đến
2020 đạt sản lượng 99 nghìn tấn với giá trị 5.130 tỷ đồng.
Mặc dù nhiều tiềm năng như vậy, nhưng trên thực tế, người sản xuất cũng
như doanh nghiệp còn ít quan tâm đến mảng xuất khẩu này. Nhiều địa phương,
doanh nghiệp còn chưa chú trọng tới việc đổ
i mới công nghệ, trang bị máy móc
thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chất lượng và vệ an toàn vệ
sinh thực phẩm, mẫu mã bao bì chưa đẹp và tiện dụng; chưa chủ động tìm kiếm
những thị trường mới, chỉ chú trọng vào những lợi nhuận trước mắt mà không có kế
hoạch lâu dài.
Hiện nay, các cơ sở chế
biến hàng khô chủ yếu vẫn sử dụng ánh nắng mặt
trời hoặc sấy bằng than có dùng quạt gió để tuần hoàn khí nóng trong phòng sấy để
làm khô sản phẩm. Các phương pháp này đều có những ưu nhược điểm nhất định.
Đối với phơi nắng thì tiết kiệm được chi phí tuy nhiên không chủ động, thời gian
làm khô kéo dài, sản phẩm bị nhiễm bụi, côn trùng và vi sinh vật, chất lượng sản
phẩ
m không đồng đều. Khi sử dụng không khí nóng để làm khô thì có ưu điểm là


7

rút ngắn được thời gian sấy, tuy nhiên nhiệt độ cao nên sản phẩm bị biến đổi nhiều,
nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt thì sản phẩm dễ bị nhiễm bụi, khói và khí
độc phát ra từ các lò than, củi, gây ô nhiễm môi trường,…Do mặt bằng sản xuất
chật hẹp, đa số các hộ gia đình ven biển đã tiến hành phơi ngay trên bãi biển, ven
đường đi hoặc ngay dưới đất, nên các sả
n phẩm thủy sản khô thường bị dính cát
sạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM CÁ CƠM KHÔ
1.2.1. Nguyên liệu cá cơm
Cá cơm thuộc nhóm cá nổi nhỏ, phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt ở hầu hết
các vùng biển trên thế giới, sản lượng khai thác hàng năm rất cao. Tổng sản lượng
hàng năm trên toàn thế giới vào khoảng 10,5 triệu tấn (2009), trong đó riêng Peru đã
là trên 5,9 triệu tấn, tiếp theo là Chile đã là gần 1,0 triệu tấn, Trung Quốc đạt trên
800 nghìn tấn, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia,
Thái Lan, Mexico, Ở toàn vùng biển Việt Nam, tổng trữ lượng cá cơm vào khoảng
500 – 600 nghìn tấn và khả năng khai thác khoảng 150 – 200 ngàn tấn (Viện nghiên
cứu hải sản, 2010). Thành phần loài cá cơm ở biển Việt Nam rất phong phú, tuy
nhiên một số loài có trữ lượ
ng và sản lượng khai thác lớn được kể đến như là: Cá
cơm thường Stolephorus commersonii (Lacepède, 1803); Cá cơm săng Spratelloides
gracilis (Temminck & Schlegel, 1846); Cá cơm mõm nhọn Encrasicholina
heteroloba (Rüppell, 1837); Cá cơm đê vi Encrasicholina devisi (Whitley, 1940);
Cá cơm sọc xanh Encrasicholina punctifer Fowler, 1938; Cá Cơm ấn Độ
Stolephorus indicus (van Hasselt, 1823); [13] trong đó cá cơm săng là một trong
những loài có sản lượng và giá trị cao nhất.
Cá cơm săng có tên Tiếng Việt trên dữ liệu Fishbase - Cá Lầm giải bạc; Tên
khoa học: Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel, 1846); Tên Ti
ếng Anh:
Silver-stripe round herring; Tên địa phương: Cá cơm săng



8

Hình 1.2. Cá cơm săng - Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel, 1846)
Mô tả: thân hình thon dài, hơi dẹp bên. Xương hàm trên dài, mút sau kéo dài
đến rìa nắp mang. Vây hậu môn tách biệt với vây đuôi, khởi điểm ở dưới gốc vây
lưng. Các tia vây ngực không kéo dài thành sợi. Cơ trêm phần má kéo dài về phía
trước che lấp xương nắp mang. Trước vây lưng có một gai ngắn. Có một gai bụng
trên vây gai sau cùng trước vây bụng, có 6-7 vây gai trước vây bụng.
Màu sắc: thân màu trắng đục, dọc hai bên thân đều có một sọc tr
ắng bạc. các
vây màu trắng, vây đuôi màu xanh lục nhạt. có hai hàng sắc tố đen ở trước và sau
vây lưng.
Kích thước: lớn nhất 95 mm.
Sinh học – sinh thái: là loài cá nổi nhỏ, sống ven biển, kết thành đàn lớn, thích
ánh sáng. Thức ăn chính là động vật phù du. Loài cá này có cả ở vùng nước lợ.
Phân bố: trên thế giới: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Trung
Quốc, Ấn Độ.
Cá cơm là đối tượng đánh bắt quan trọng trong nghề cá nổ
i ven biển nước ta.
Theo ước tính của viện nghiên cứu biển Nha Trang trữ lượng nước ta vào khoảng
50 – 60 vạn tấn và khai thác thấp nhất là 15 – 20 vạn tấn.
Tại Việt Nam: Cá cơm săng phân bố từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu tập
trung ở các vùng ven biển có sự xáo trộn mạnh theo phương thẳng đứng hay vùng
nước nổi ven biển. Các nơi có sản lượng cao là: Quảng Ninh, Nghệ An, Bình Định,
Quảng Nam – Đà N
ẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Kiên Giang [13].
Một số thành phần hóa học của cá cơm săng nguyên liệu được thể hiện ở
bảng 1.1 và bảng 1.2.



9
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của cá cơm săng nguyên liệu [1]
STT Thành phần Đơn vị Hàm lượng
1 Hàm lượng nước % 76
2 Protein

% 20.25
3 NH
3

mg/100g 4.65
4 Histamin

ppm 3
5 Lipit

% 2.5
6 Carbohydrate

% 0
7 Tro % 2.4
8 Ca mg/100g 279
9 P mg/100g 246
10 Fe mg/100g 1.2
11 Na mg/100g 147
12 K mg/100g 447
13 Vitamin B mg/100g 0.01
14 Vitamin B
2

mg/100g 0.8
15 Niacin mg/100g 3.5

Bảng 1.2. Thành phần của các axit amin của cá cơm săng [1]
STT Tên axit amin Hàm lượng (mg/gN)
1 Isoleucin 338
2 Leucine 563
3 Lysine 598
4 Methyunine 229
5 Cystin 62
6 Phenylalanine 281
7 Tyrosine 251
8 Threonine 321


10
STT Tên axit amin Hàm lượng (mg/gN)
9 Tryptophan 83
10 Valine 366
11 Arginine 398
12 Histidine 168
13 Alanine 418
14 Aspartic acid 722
15 Glutamic acid 950
16 Glycine 323
17 Proline 252
18 Serine 299

Qua các bảng 1.1 và 1.2 cho thấy cá cơm săng là một nguyên liệu thủy sản
có giá trị dinh dưỡng cao (hàm lượng protein cao, có chứa hầu hết các loại axit

amin, khá nhiều các khoáng chất, vitamin,…).
1.2.2. Hiện trạng chế biến và tiêu thụ cá cơm khô
Cá cơm hiện nay chủ yếu vẫn được dùng để chế biến nước mắm và phơi/sấy
khô tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thương hiệu cá cơm Phú Quốc nổi tiếng dùng
làm mắm, cá cơm Phú Quốc còn được nhiều khách hàng Singapore và Malaysia đặt
mua dưới dạng cá cơm tách đôi (peeled anchovy) nhưng sản lượng không lớn (3 –
10) tấn/tháng. Cá cơm ở vùng biển Phú Quốc phổ biến nhất là cá cơm trắng được
các nhà thùng mua tới 90% sản luợng tại vùng biển Phú Quốc để chế biến nước
mắm.
Khánh Hòa là tỉnh trọng điểm về việc chế biến xuất khẩu cá cơ
m khô đi khắp
thế giới như: Hàn Quôc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Có thể khẳng định
rằng, Nha Trang là nơi tiên phong trong ngành chế biến cá cơm Việt Nam. Người
Nha Trang khởi đầu tất cả các công đoạn từ việc đánh bắt, luộc hấp, phơi/sấy, phân
cỡ, phân hạng, đóng gói và bảo quản cá cơm khô.

×