Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ đá lộ thiên ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 99 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH
……… ……***………… …







BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HỢP LÝ
KHAI THÁC CÁC MỎ ĐÁ LỘ THIÊN Ở VIỆT NAM”





MÃ SỐ ĐỀ TÀI : 6363/QĐ-BCT
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : TH.S HOÀNG TUẤN CHUNG





7829
31/3/2010




Quảng Ninh - 2009
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 1.1. Thành phần hóa học các mỏ đá vôi phía Bắc 4
Bảng 1.2. Trữ lượng cấp A+B+C
1
và dự báo các mỏ đá vôi miền Bắc 5
Bảng 1.3. Hàm lượng đá vôi ở miền Trung 6
Bảng 1.4. Trữ lượng đá vôi ở các tỉnh miền Trung 7
Bảng 1.5. Hàm lượng trung bình thành phần hóa-đá vôi ở miền Nam 8
Bảng 1.6. Trữ lượng các mỏ đá vôi ở miền Nam 8
Bảng 1.7. Thống kê các vụ tai nạn lớn trong khai thác đá vật liệu xây dựng 14
Bảng 1.8. Thống kê tiêu thụ đá xây dựng ở Việt nam giai đo
ạn 1986-1998 17
Bảng 1.9. Nhu cầu và năng lực sản xuất đá xây dựng các vùng 2010 18
Bảng 1.10. Dự báo nhu cầu đá cho sản xuất xi măng và đá xây dựng 18
Bảng 1.11. Công nghệ và thiết bị khai thác một số các mỏ khai thác đá 19
Bảng 2.1. Phân loại mỏ của viện sĩ V.V. Rzevski. 27
Bảng 2.2. Phân loại mỏ theo Nghi định số 80/2006/NĐ-CP. 31
Bảng 2.3. Phân loại theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP. 32
Bảng 2.4. Phân loạ
i theo Thông tư số 23/2005/ TTLT- BLĐTBXH-BTC. 32
Bảng 2.5. Phân loại theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg. 34
Bảng 2.6. Phân loại theo NĐ56/2009/NĐ-CP. 35
Bảng 2.7. Phân loại, phân cấp các công trình CN thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính. 36
Bảng 2.8. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật các mỏ đá. 42
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo sản lượng tăng dần. 44
Bảng 2.10. Sắp xếp theo trình tự lớn dần các chỉ tiêu kinh tế kỹ thu
ật. 48

Bảng 2.11. Phân tích chỉ tiêu sản lượng khai thác. 49
Bảng 2.12. Phân tích chỉ tiêu thời gian khai thác. 49
Bảng 2.13. Phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu. 50
Bảng 2.14. Phân tích chỉ tiêu vốn Xây lắp và thiết bị. 51
Bảng 2.15. Phân tích chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư. 51
Bảng 2.16. Phân tích chỉ tiêu số lao động. 52
Bảng 2.17. Phân tích phương sai và độ lệch chuẩn của chỉ tiêu sản lượng. 54
Bảng 2.18. Phân tích phương sai và độ lệch chuẩn của chỉ tiêu Tổng doanh thu. 54
Bảng 2.19. Phân tích phương sai và
độ lệch chuẩn của chỉ tiêu Vốn đầu tư Xây lắp+T.bị. 55
Bảng 2.20. Bảng tổng hợp các chỉ số và xác định Quyền số của các chỉ tiêu phân loại. 55
Bảng 2.21. Phân loại mỏ đá theo chỉ tiêu tổng hợp Quyền số. 57
Bảng 2.22. Kết quả phân loại theo tiêu chí quyền số. 57
Bảng 3.1. Phân loại công nghệ khai thác các mỏ đá VLXD dạng đồi núi. 61
Bảng 3.2. Phân loại công nghệ khai thác theo các tiêu chí tổng h
ợp. 62
Bảng 3.3. Đặc tính kỹ thuật của máy xới CAT 10R. 65
Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa dung tích gầu và năng suất của máy xúc CAT. 67
Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa giá thành bốc xúc và dung tích gầu xúc. 68
Bảng 3.6. Chỉ tiêu tính chất cơ lý 85
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu. 87

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang
Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố với việc phân loại mỏ 26
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với sản lượng khai thác các mỏ đá. 46
Hình 2.3. Biểu đồ tần số theo sản lượng. 49
Hình 2.4. Biểu đồ mật độ phân phối theo s.lg. 49
Hình 2.5. Biểu đồ tần số theo T.gian. 50
Hình 2.6. Biểu đồ mật độ phân phối theo T.gian. 50
Hình 2.7. Biểu đồ tần số theo t

ổng doanh thu. 50
Hình 2.8. B.đồ mật độ phân phối tổng D.thu. 50
Hình 2.9. Biểu đồ tần số vốn X.lắp+T.bị. 51
Hình 2.10. Biểu đồ mật độ phân phối vốn XL+TB. 51
Hình 2.11. Biểu đồ tần số tổng vốn Đ.tư 52
Hình 2.12. Biểu đồ mật độ phân phối tổng VĐT. 52
Hình 2.13. Biểu đồ tần số số lượng lao động 52
Hình 2.14. Biểu đồ mật độ phân phối LĐ 52
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa loại mỏ với nội dung công nghệ khai thác 59
Hình 3.2. Sơ đồ xác định khối lượng đá đọng lại trên mặt tầng. 63
Hình 3.3. Máy gạt có lắp bàn xới 65
Hình 3.4. Máy khoan TAMROCK 66
Hình 3.5. Biểu đồ mối quan hệ giữa Năng xuất máy xúc với dung tích gầu. 67
Hình 3.6. Mối quan hệ giữa giá thành xúc bốc với dung tích gầu. 69
Hình 3.7. Biểu đồ xác định dung tích gầu. 70
Hình 3.8. Lựa chọn nhiều dung tích gầu xúc hợp lý theo quy mô sản lượ
ng. 71
Hình 3.9. Máy xúc thủy lực gầu thuận 72
Hình 3.10. Máy xác thủy lực gầu ngược 72
Hình 3.11. Các hình thức vận tải trên các mỏ khai thác lộ thiên. 74
Hình 3.12. Sơ đồ vận tải các mỏ đá VLXD. 75
Hình 3.13. Mối quan hệ giữa q ô tô, E và L 77
Hình 3.14. Hệ số tăng nhiên liệu theo độ dốc đường. 77
Hình 3.15. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều dài và độ dốc dọc tuyến đường. 78
Hình 3.16. Biểu đồ mối QH giữa chiều dài tuyến v
ới độ cao nâng tải khi i
0
= 8%,K
d
= 1,3 78

Hình 3.17. Xác định A
đ
theo tổng Z
min
80
Hình 3.18. Xác định chi phí vận tải theo các P.án 80
Hình 3.19. Sơ đồ khối tổng quát để phân loại và lựa chọn công nghệ K.thác. 82
Hình 3.20. Sơ đồ công nghệ khai thác. 84
Hình 3.21. Hệ thống khai thác theo lớp đứng. 86
Hình 3.22. Máy khoan NANGNINH 88




MỤC LỤC Trang
Mục lục
Thống kê bảng biểu
Thống kê bản vẽ
Tóm tắt
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC
LỘ THIÊN CÁC MỎ ĐÁ
1
1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng đá xây dựng ở Việt Nam. 1
1.1.1 Đặc điểm về các loại đá sử dụng trong xây dựng ở Việt nam.
1.1.2. Tiềm năng đ
á xây dựng trên các vùng lãnh thổ của Việt Nam.
1.2. Hiện trạng khai thác đá ở Việt Nam. 10
1.2.1. Tình hình quản lý hoạt động khai thác đá.
1.2.2. Tình hình khai thác đá xây dựng ở trong nước.

1.3. Kết luận. 23
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CÁC MỎ KHAI
THÁC ĐÁ LỘ THIÊN
24
2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng các tiêu chí để phân loại các mỏ khai thác
đá lộ thiên
24
2.2. Yêu cầu của việc phân loại các mỏ khai thác đá lộ
thiên 25
2.3. Tình hình phân loại các mỏ khai thác đá lộ thiên ở trong và ngoài nước 27
2.3.1. Các nhà khoa học trong và ngoài nước
2.3.2. Các văn bản pháp quy của Việt Nam
2.3.3. Các công trình nghiên cứu trong khai thác đá lộ thiên ở Việt Nam
2.3.4. Kết luận.
2.4. Xây dựng các tiêu chí để phân loại các mỏ khai thác đá lộ thiên 38
2.5. Xây dựng tiêu chí tổng hợp để phân loại các mỏ khai thác đá lộ thiên 41
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ KHAI THÁC PHÙ HỢP CHO CÁC
MỎ KHAI THÁC ĐÁ LỘ THIÊN Ở
VIỆT NAM
59
3.1. Mối quan hệ giữa công nghệ khai thác với các loại mỏ 59
3.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu khi lựa chọn công nghệ khai thác: 59
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn công nghệ khai thác theo loại mỏ
3.2.2 Yêu cầu khi lựa chọn công nghệ khai thác cho các mỏ đá
3.3. Lựa chọn công nghệ khai thác cho các loại mỏ: 60
3.3.1. Phân loại Công nghệ khai thác đá VLXD.
3.3.2. Lựa chọn công nghệ khai thác cho các loại m
ỏ đá
3.3.3. Lựa chọn các thiết bị khai thác cho các mỏ đá
3.4. Ứng dụng tin học trong phân loại và lựa chọn công nghệ khai thác cho các mỏ

khai thác đá lộ thiên
79
3.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu đẻ phân loại và lựa chọn công nghệ cho một số mỏ
khai thác đá VLXD
81
3.5.1 Lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cho mỏ Hoàng Thạch
3.5.2 Lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp cho mỏ đá vôi Quang Hanh
KẾT LUẬN 90
Tài liệu tham khảo 92

MỞ ĐẦU


Đá có giá trị sử dụng phân bố hầu hết trong các tỉnh ở nước ta, từ Lạng Sơn
đến Hà Tiên và khắp đất nước đâu cũng có các công ty xí nghiệp, công trường
hoặc từng nhóm các cá nhân, tổ chức khai thác và chế biến đá. Ngoài các mỏ đá
lớn do các công ty xí nghiệp quản lý khai thác khấu theo lớp đứng hoặc lớp
bằng. Việc Khai thác ở các điểm còn lại là khấu tự do, mức độ cơ gi
ới hóa thấp,
chủ yếu sử dụng lao động thủ công, khai thác không tuân thủ các quy trình kỹ
thuật và kỹ thuật an toàn. Từ hiện trạng quản lý khai thác tài nguyên đá đã gây
ra hậu quả:
- Tình trạng lộn xộn trong quản lý nhà nước về khai thác đá, vi phạm nghiêm
trọng luật khoáng sản, Luật lao động, Luật môi trường và quy phạm kỹ thuật khai thác
mỏ lộ thiên.
- Không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, quy phạm an toàn trong lĩnh vực khai
thác đá, xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng chết nhiều người trong một vụ tai nạn. Tai
nạn lao động tặng mạnh kể cả về số vụ và phạm vi rộng từ Bắc vào Nam, trong thời
gian ngắn từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008
- Gây tổn thất tài nguyên, ảnh hưởng xấu tới môi trường và cảnh quan khu vực

khai thác đá.
Do vậy đề tài đã nghiên cứu các giải pháp hợp lý khai thác các mỏ
đá lộ thiên ở
Việt Nam nhằm:
+ Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước, quản lý kỹ thuật công nghệ khai
thác, quản lý kỹ thuật an toàn và môi trường của các điểm khai thác đá lộ thiên hiện
nay.
+ Xây dựng các mô hình công nghệ khai thác thích hợp với từng điều kiện tổ chức
sản xuất khai thác, điều kiện tự nhiên, yêu cầu về môi trường cảnh quan.
+ Phân loại mỏ theo mộ
t số tiêu chí, để lựa chọn và áp dụng mô hình công nghệ
khai thác hợp lý, đồng thời qua đó nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
cấp phép khai thác các mỏ khai thác đá và mỏ vật liệu xây dựng.
Do điều kiện thời gian và kinh phí hạn chế, điều kiện tự nhiên các mỏ đá phức tạp,
công nghệ khai thác đa dạng và lĩnh vực khai thác đá lộ thiên hoạt động rộng khắp các
vùng miền trên cả nước. Vì vậy đề tài chỉ mới tập trung nghiên cứu các giải pháp
mang tính tổng quát của hoạt động khai thác đá lộ thiên.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế. Nhóm
thực hiện đề tài rất mong được sự góp ý của người đọc và người sử dụng để các kết
quả ngày càng được chỉnh sửa hoàn thiện hơn.

1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG
CÔNG NGHỆ KHAI THÁC LỘ THIÊN CÁC MỎ ĐÁ

1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng đá xây dựng ở Việt Nam:
1.1.1 Đặc điểm về các loại đá sử dụng trong xây dựng ở Việt nam:
1. Đá xây dựng ở nhóm trầm tích:
Các đá trầm tích là những thể địa chất phát sinh trên bề mặt trái đất, thành

tạo do sản phẩm phá h
ủy các đá có từ trước hoặc do hoạt động của sinh vật. Vật
liệu trầm tích có thể lắng đọng trong môi trường nước hoặc không khí. Quá trình
thành tạo đá trầm tích là một quá trình lâu dài và phức tạp, chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố nội ngoại lực. Các quá trình đó về bản chất là những quá trình vật
lý, hóa học, sinh vật.
a. Đá trầm tích cơ học:
Loại đ
á này là loại khá phổ biến trong vỏ trái đất. Chiếm gần 50% tổng số
đá trầm tích. Các loại vật liệu xây dựng thuộc loại đá này theo độ hạt được chia
thành 3 nhóm sau:
- Đá trầm tích vụn thô bao gồm các đá chứa trên 50% các mảnh vụn có kích
thước lớn hơn 1 mm (hoặc lớn hơn 2 mm), tùy theo kích thước mảnh vụn chia
ra: Khối kích thước mảnh vụn lớn hơn 1000 mm; Tảng kích thước từ
100 ÷ 1000 mm; Cuộ
i kích thước mảnh vụn 100 ÷ 10 mm; sỏi từ 10 ÷ 1 mm.
Các loại đá thuộc loại này bao gồm: cuội kết, sỏi kết, dăm kết có nguồn gốc và
điều kiện thành tạo khác nhau.
- Đá vụn trung bình (cát và cát kết) là đá chứa các mảnh vụn có kích thước
từ 1 ÷ 0,1 mm (hay 2 ÷ 0,05 mm) khi được gắn kết gọi là cát kết. Cát kết bao
gồm một số loại là: cát kết đơn khoáng như cát kết thạch anh; cát kết ít khoáng;
cát kế
t đa khoáng. Nguồn gốc tạo thành ở biển, lục địa, trong miền địa mảng,
miền nền, miền chuyển tiếp. Trầm tích cát phổ biến ở sông, biển, sa mạc, hồ,…
- Đá vụn nhỏ (bột và bột kết) là một loại đất đá trầm tích cơ học hạt nhỏ có
độ hạt kích thước hạn vụn từ 0,1 ÷ 0,01 mm (hay 0,05 ÷ 0,01 mm). Cũng như
cát kết, bột kế
t là một loại đá phổ biến trong tự nhiên và thành tạo trong các điều
kiện khác nhau: sông, hồ, biển, sa mạc. Trong địa tầng thường gặp bột kết nằm
chuyển tiếp giữa cát kết và sét.

Ý nghĩa thực tế của đá vụn cơ học là một trong những loại đá có ý
nghĩa rất lớn và rất gần gũi với đời sống con người. Cuội, sỏi, cát là nh
ững

2
nguyên vật liệu không thể thiếu được trong ngành xây dựng nhà cửa,
đường xá cầu cống. Cát kết thạch anh (với số lượng Fe
2
O
3
< 0,01%;
SiO
2
>99,8%) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thủy tinh pha lê,
dụng cụ quang học. Ngoài ra còn sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ
sứ, gạch chịu lửa (cát thạch anh, cát kết dạng quaczit).
Trong trầm tích cơ học thường có những khoáng sản có ích như vàng, bạch
kim, thiếc, crom, inmenit, mônaxit… Các đá trầm tích cơ học cũng là những loại
đá chủ yếu trong các thành hệ chứa than, chứa dầu, nhiều khi còn khai thác
đồng, fotforit, gloconit trong cát kết, titan trong cát.
b. Đá trầm tích hóa học và sinh hóa:
Thuộc loại đá này có trầm tích nhôm; trầm tích sắt; trầm tích măng gan;
trầm tích silic; trầm tích phốtphorít; trầm tích muối; trầm tích sinh vật cháy.
Thông dụng và phổ biến là trầm tích cacbonnát- đá vôi. Đá vôi là nguyên liệu
chính để sản xuất xi măng, trong thành phần phối liệu để sản xuất xi măng, đá
vôi chiểm tỷ trọng khoảng 80% còn lại là đá sét và các loại đá phụ gia khác.
2. Đá xây d
ựng ở nhóm magma:
Đá magma là một loại đá được thành tạo do kết quả nguội lạnh của các khối
silicát nóng chảy từ lòng đất, thâm nhập vào lòng đất hoặc phun trào lên bề mặt

trái đất gọi là magma. Chúng ta đoán biết có những khối magma này ở dưới sâu
trong lòng đất là do sự quan sát trực tiếp dung nham phun ra từ các núi lửa, do
thấy rõ quan hệ của đá magma với các đá vây quanh, do kiến trúc của các đá
chứng tỏ chúng phả
i kết tinh từ những khối nóng chảy.
Đá magma rất phổ biến trên trái đất nói chung và nước ta nói riêng. Đá
magma có vai trò rất quan trọng không chỉ vì nó liên quan đến nhiều loại khoáng
sản quý hiếm mà nó có ý nghĩa và vai trò rất to lớn trong việc sử dụng làm vật
liệu xây dựng. Các loại đá magma được phân theo một số các nhóm sau:
- Nhóm đá granit-riolit: bao gồm các loại đá granit xâm nhập sâu và xâm
nhập nông, kiến trúc toàn tinh hạt đều, không đều hoặc có kiến trúc focfia. Về
thành phần khoáng vật chủ yếu là fenspat (kaki-octocla; plagiocla) chiểm
khoảng 65 ÷ 10% là khoáng vật màu gồm có mica, piroxen và afimon. Dựa vào
tính chất cơ lý của đá granit là một loại đá cứng chắc ít bị phong hóa trong các
điều kiện môi trường của thời tiết…., có nhiều màu sắc khác nhau người ta sử
dụng đá garanit để làm đá xây dựng, đá ốp lát trang trí nhà cửa…
- Nhóm đá phun trào bazơ:

3
Các đá phun trào ứng với gabro có tên chung là bazan. Thành phần khoáng vật
gồm có plagiocla labrado-bitaonit và khoáng vật sắt magiê chủ yếu là ogit, hai loại
gần bằng nhau, có lẫn nhiều quặng, thường hay có olivin. Sự phân bố của bazan
cùng với andezít là những đá phổ biến nhất trên vỏ trái đất. Bazan được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, làm phụ gia sản xuất xi măng,
làm đá xây dựng cho các công trình xây dựng.
Thành ph
ần thạch học chủ yếu là bazan-olivin cấu tạo đặc sít khoảng
40÷48,34 mg/gram phụ gia. Loại bazan lỗ hổng độ hút vôi khoảng 60÷64, chứa
24% CaO/gram phụ gia đang được sử dụng phổ biến làm phụ gia cho xi măng.
Các khoáng sản liên quan đến bazan:

Các khoáng vật có liên quan thường là quặng đồng tự nhiên và nhiều
loại quặng sun fua có liên quan đến thành hệ xpilit. Trong bazan người ta có
thể khai thác được nhiều zircon làm ngọc và dùng trong công nghiệp sản
xuất các dụng cụ quang h
ọc.
3. Đá xây dựng ở nhóm biến chất:
Đá biến chất là loại đá bị thay đổi mà gốc ban đầu có thể là magma và trầm
tích do nguyên sinh bị thay đổi dưới tác dụng của các yếu tố nội sinh rất sâu sa.
Thành phần khoáng vật tương tự các khoáng vật trong đá magma nhưng
cũng có một số khoáng vật đặc biệt mà trong đá magma hoặc đá trầm tích không
có được như gromat; anmadin; andaluzit; cocdierit; silimanit; disten.
Các loại đ
á biến chất được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây dựng là:
- Đá quăczit: thường có màu trắng, trắng phớt vàng hoặc đôi khi có màu phớt
lục, thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh trên 80% (thạch anh ở dạng khối).
Ngoài ra còn có thể có những khoáng vật như pyrit, amfibol, pyroxen. Kiến
trúc hạt biến tinh cấu tạo khối. Đá này thường được thành tạo trong quá trình
biến chất nhiệt từ các đá cát kế
t thạch anh, được dùng làm vật liệu xây dựng, chế
biến thủy tinh và làm các loại gạch chịu lửa.
- Đá hoa: là loại đá biến chất từ trầm tích nguyên chất cacbonnat gồm các
loại đá hoa đôlômit và đá hoa canxit, hoặc đá hoa đôlômit canxit thành phần chủ
yếu gồm canxit hoặc đôlômit, có khi có cả 2 loại. Kiến trúc hạt biến tính, kích
thước từ mịn đến thô, cấu tạo dạng khối, đ
ôi khi phân phiến. Đá hoa có màu lục,
màu ghi loang lổ, được sử dụng làm vật liệu xây dựng ốp lát nhà cửa hoặc trang
trí nội thất, làm bàn, ghế, giường tủ…

4
- Ngoài ra, đá biến chất chứa đựng các loại khoáng sản quý hiếm như loại đá

najođac, loại đá này có màu đen sẫm hoặc xám nhạt, rất cứng chắc, khó phong hóa,
nặng. Đá hạt mịn đến thô, thành phần khoáng vật chủ yếu gồm có corindon, rubi
hay safia. Đây cũng là đá biến chất từ trầm tích bôxit trong điều kiện tướng đá
phiến màu lục. Trong những điều ki
ện thuận lợi có thể tìm thấy ngọc rubi, safia hạt
lớn trong đá đó. Các loại đá biến chất nhiệt động cũng liên quan đến nhiều loại
khoáng sản quý hiếm khác. Loại đá propilit là sản phẩm của quá trình biến đổi
nhiệt dịch các đá phun trào có thành phần bazơ và trung tính đá này liên quan đến
các khoáng sản vàng, bạc, chì, kẽm, đồng, acsen và thủy ngân; đôi khi có thiếc và
vonfram.
1.1.2. Tiềm năng đá xây dựng trên các vùng lãnh thổ
của Việt Nam:
1. Đá xây dựng ở miền Bắc:
Đá xây dựng ở miền Bắc rất đa dạng phong phú về chủng loại số lượng cũng
như chất lượng. Có thể kể đến một số loại đá được sử dụng để làm vật liệu xây
dựng như sau:
* Đá sử dụng để sản xuất xi măng:
- Đá vôi:
+ Ở miền Bắc Việt Nam đá vôi phổ biến nhất là trong các trầm tích tuổi
Devon, Cacbon, Pecmi, Triat có nguồn gốc trầm tích biển. Nó tạo thành những
tầng đá vôi rất dày có khi tới hàng nghìn mét, phân bố rộng rãi ở Bắc Cạn, Hà
Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Mộc Châu. Về chất lượng của đá vôi, mỗi nơi một
khác, nhưng nhìn chung đều có chất lượng tốt, đủ để có thể sản xuất xi măng và
sử dụng cho những mục đích xây dựng khác. Thành phần hóa học của đá vôi các
vùng thuộc các tỉnh phía Bắc có hàm lượng được giới thiệu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hóa học các mỏ đá vôi phía Bắc.
Vùng
Hàm lượng
CaO
Hàm lượng

MgO
Hàm lượng
CKT
Tây Bắc 50 ÷ 54 0,8 ÷ 2 0,5 ÷ 1,7
Đông Bắc 50 ÷ 54 0,6 ÷ 2,3 0,6 ÷ 1,4
ĐB sông Hồng 52 ÷ 55 < 2,4 0,4 ÷ 1,7
Theo TCVN 6072-1986 ≥47,6

2,38
Nguồn: hệ thống dữ liệu: TNKS làm nguyên liệu sản xuất xi măng – Viện
VLXD. Quy hoạch VLXD đến năm 2010 trên các vùng kinh tế - Viện VLXD.

5
+ Về trữ lượng: hầu hết trữ lượng đá vôi của cả nước đều tập trung ở miền
Bắc trong các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng Bằng sông Hồng. Trữ lượng
dự báo và trữ lượng câp A+B+C1 của các mỏ đá vôi đã được khảo sát thăm dò
trên các vùng nêu trên được thống kê trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Trữ lượng cấp A+B+C1 và dự báo các mỏ đá vôi ở miền Bắc.
Trữ
lượng cấp A+B+C1
TT Vùng Số mỏ
Trữ lượng dự
báo
(Tr. Tấn)
Trữ lượng
(Tr. Tấn)
Tỷ lệ %
1 Đông Bắc 48 8.692 385,5 18,15
2 Tây Bắc 14 2.686 170,6 12,45
3 ĐB sông Hồng 28 3.112 813,2 59,40

Tổng Cộng: 90 14.490 1369,3 100
Nguồn: hệ thống dữ liệu: TNKS làm nguyên liệu sản xuất xi măng – Viện
VLXD. Quy hoạch đến năm 2010 trên các vùng kinh tế - Viện VLXD.
+ Về điều kiện khai thác: các mỏ đá vôi ở nước ta đa phần là mỏ lộ thiên,
khá thuận lợi cho khai thác và sử dụng. Công nghệ khai thác cắt tầng, xúc bốc,
vận tải trực tiếp, có chi phí thấp đang được áp dụng phổ biến rộng rãi ở hầu h
ết
các mỏ này. Một số mỏ đá vôi có trữ lượng lớn có thể kể đến là: mỏ đá vôi La
Hiên-Thái Nguyên có trữ lượng cấp B+C
1
+C
2
là 165,386 triệu tấn; mỏ đá vôi
trắng Xã Sơn Dương, Đông Quảng, Thống Nhất Huyện Hoành Bồ-Quảng Ninh
có trữ lượng lớn 1.332,5 triệu tấn, .v.v…
- Đá granit:
+ Đá granit ở miền Bắc rất phổ biến. Ở vùng Đông Bắc, có khối granit cổ rất
lớn là khối granit sông Chảy, tuổi Nguyên Sinh Đại. granit Sông Chảy chủ yếu
là granit nổi ban và granit hai mica (9-10%) có microclin dạng lưới,
plagioclasoos 28-31%.
+ Ở Tây Bắ
c, granit cổ có plagiogranit Bảo Hà. Các khối Nậm Meng, Nậm
Rốm, Po Sen gồm diorit Thạch Anh, granodiorit và granit có biotit, thuộc tuổi
Pecmo-triat. Thuộc tuổi Triat thượng ở phía Bắc có các khối Pu Si Ling, granit
vùng Tạ Khoa. Trẻ nhất là granit biotit, hoblen, Granit kiềm của Fan Si Pan tuổi
Paleo gen. Khối Kim Bôi trong phụ đới Ninh Bình cũng có tuổi Triat thượng: nó
gồm granit biotit. Mỏ Nậm Lô Xã Can Hồ huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu được
khảo sát năm 1977. Đá diorit có cấu tạo porphipirit hạt mịn, ít bị nứt nẻ, màu
xám s
ẫm có dải fenspat màu trắng, được dùng làm đá xây dựng và đá ốp lát.


6
+ Mỏ đá Kim Bình huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình được Đoàn khảo sát địa
chất 20B khảo sát năm 1977. Thành phần khoáng vật của đá gồm Thạch Anh,
fenspat kali 20%, plagiocla 40%, biotit 10%. Ngoài ra còn có ít khoáng vật khác.
Đá này được sử dụng làm đá ốp lát và đá xây dựng.
+ Ở Đông Bắc còn có các khối granit chợ Chu. Phía Bắc Quảng Nạp Núi La
thuộc loại granit có nổi ban sẫm màu, tuổi Triat thượng. granit phía Bắc, đá liền
khối Sơn Dương thuộc lo
ại granit hai mica có tuổi Creta.
+ Các Mỏ đá thuộc vùng này khai thác đá sử dụng để làm đá xây dựng, đá
ốp lát gồm có: Mỏ đá Khuôn Đát, Phú Đình, Định Hóa-Thái Nguyên; mỏ đá Núi
Lịch xã Chi Thiết, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ; mỏ đá Lục Phủ xã
Lục Phủ, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh ; v.v Các đá granit vùng Đông Bắc có
cấu tạo rắn chắc, hạt trung bình đến lớn, màu xám trắng, xanh, có đốm đ
en đẹp,
thành phần khoáng vật gồm thạch anh 25-30%, plagiocla 25-30%, fenspat kali
5-10%, biotit 10-20%. Độ nguyên khối 0.16 m
3
, độ thu hồi khối 20%, cường độ
kháng nén ≥ 100 MPa.
+ Granit được coi như là nguồn gốc của nhiều mỏ quặng. Chứng minh rõ rệt
nhất sự liên quan sinh thành quặng là ở chỗ tiếp xúc giữa granit, granodiorit với
đá vôi hoặc đôlômit. Ở đó thường thành tạo quặng sắt, đồng, vonfram, với
galenit, xfalerit, vàng, molipđen.
- Đá Bazan: Các mỏ Bazan lớn ở nước ta phần lớn phân bố ở miền Bắc
thu
ộc các vùng: Tây Bắc, Đông Bắc và đồng bằng Sông Hồng, gồm một số mỏ
như Suối Nhạp xã Đồng Chum, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình ; mỏ đá xóm
Chùa, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ; mỏ Mậu Thôn, xã Khai Quang và thị xã

Quất Lưu, thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc có độ hút vôi nguyên khai 37,25 -
50,88 mg/1 gram phụ gia; Mỏ Thạch Khoán xã Thạch Khoán huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ; mỏ Hạ Chiểu, xã Minh Tân, huyện Kim Môn, tỉnh H
ải Dương có
thành phần hóa học SiO
2
: 88-90%, Al
2
O
3
: 5,06%, Fe
2
O
3
: 2,38%, CaO: 0,55%,
MgO: 0,25%, MKN: 2,08%, độ hút vôi 100-200 mg/1gram phụ gia ; mỏ Pháp
Cổ huyện Thủy Nguyên -Hải Phòng đang được nhà máy xi măng Hải Phòng
khai thác ; . . .
2. Đá xây dựng ở miền Trung:
- Đá vôi : + Chất lượng đá vôi miền Trung được giới thiệu ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Hàm lượng (%) ®á vôi ở miền Trung.
Vùng
Hàm lượng
CaO tb
Hàm lượng
MgO tb
Hàm lượng CKT
tb
Bắc Trung Bộ 50 - 56 < 2,2 0,4 – 2,9
Nam Trung Bộ 50 - 53 < 2


7
+ Trữ lượng đá vôi ở các khu vực miền Trung được giới thiệu ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Trữ lượng đá vôi ở các tỉnh miền Trung.
Trữ lượng cấp A+B+C1
TT Vùng
Số
mỏ
Trữ lượng dự
báo (Tr. tấn)
Trữ
lượng
Tỉ lệ %
1 Bắc Trung Bộ 34 6.191,9 1190,7 68,09
2 Nam Trung Bộ 13 572,5 558,0 31,9

Tổng cộng 47 6.764,4 1.748,7 100

Một số mỏ đá vôi lớn ở miền Trung có thể kể đến là: Mỏ đá vôi Yên Duyên
Bỉm Sơn-Thanh Hóa trữ lượng 276,38 triệu tấn; Mỏ đá vôi Hoàng mai A trữ
lượng 205,45 triệu tấn; Mỏ đá vôi Hoàng Mai B trữ lượng 132,65 triệu tấn; Mỏ
đá vôi A Sờ (Nam Trung Bộ) trữ lượng C
2
khoảng 298 triệu tấn; Mỏ đá vôi
Thạnh Mỹ - Quảng Nam trữ lượng C
2
khoảng 260 triệu tấn. Ngoài ra còn nhiều
mỏ đá vôi có giá trị khác.
- Đá bazan và các loại đá xây dựng khác:
Mỏ đá bazan thị trấn Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An có trữ lượng loại đặc sít 100

triệu m
3
, loại bọt 3 triệu m
3
, đang được sử dụng làm phụ gia cho xi măng Bỉm Sơn,
Hoàng Mai, Nghi Sơn; mỏ đá Vĩnh Tỉnh, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An có trữ lượng khoảng 16 triệu tấn; mỏ đá Mỹ Sơn xã Mỹ Sơn, huyện Kỳ
Anh, Hà Tĩnh được sử dụng làm đá ốp lát, có diện phân bố khoảng 152 km
2
; mỏ đá
bazan Á Linh, xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có trữ lượng khoảng
2,5 triệu m
3
.
- Đá granit:
Mỏ đá Bù Rình, huyện Lang, Chánh tỉnh Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 1
tỷ m
3
; mỏ đá granit Xuân Khương, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có trữ
lượng C
2
160 triệu m
3
; các mỏ đá thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng đang được
khai thác sử dụng làm đá ốp lát như: Mỏ đá Quế Châu, Quế Hiệp, mỏ đá Chu
Lai, mỏ đá Sơn Trà, mỏ đá Ngũ Hoành Sơn, …
3. Đá xây dựng ở Miền Nam:
Bao gồm các vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long. Thống kê các mỏ vật liệu xây dựng cho thấy như sau:
- Đá vôi: + Chất l

ượng: Nguồn đá vôi ở miền Nam nói riêng và đá vôi để
sản xuất xi măng ở nước ta nói chung có chất lượng khá tốt, hầu hết các mỏ đều

8
đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng thành phần hóa, độ cứng…để sản xuất
xi măng và VLXD (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Hàm lượng trung bình thành phần hóa- đá vôi ở Miền Nam.
Vùng
Hàm lượng
CaO tb
Hàm lượng
MgO tb
Hàm lượng CKT tb
Tây nguyên 48 – 52 1,65 – 4,33 1,8 – 3,94
Đông Nam Bộ 45 – 52 1,6 – 4 3,4
ĐB Sông Cửu Lg 52 – 54 0,6 – 1,52 0,5 – 0,6
TCVN 6072-1996 ≥ 47,6 ≤ 2,38
Nguồn: Hệ thống dữ liệu TNKS làm nguyên liệu sản xuất Xi măng – Viện
VLXD; Quy hoạch VLXD đến năm 2010 trên các vùng kinh tế - Viện VLXD.
+ Trữ lượng: Dự báo và trữ lượng cấp A+B+C
1
của các mỏ đá vôi đã được
khảo sát thăm dò trên các vùng được thống kê trong bảng 1.6.
Bảng 1.6. Trữ lượng các mỏ đá vôi ở Miền Nam.
Trữ lượng cấp
A+B+C
1
TT Vùng Số mỏ
Trữ lượng dự
báo (tr.tấn)

Trữ
lượng
Tỷ lệ %
1 Tây nguyên 27 79.2 51,5 7,07
2 Đông Nam Bộ 9 437,9 259 35,55
3 ĐB Sông Cửu Long 17 417,9 417,9 57,3
Tổng cộng 53 935 728,4 100
Nguồn: Hệ thống dữ liệu: TNKS làm nguyên liệu sản xuất Xi măng – Viện
VLXD. Quy hoạch VLXD đến năm 2010 trên các vùng kinh tế - Viện VLXD.
- Có thể liệt kê một số mỏ đá vôi có giá trị lớn ở các vùng miền Nam như sau:
+ Mỏ đá vôi Chư Sê tỉnh Gia Lai có chất lượng đá tốt, có thể sản xuất xi măng,
có trữ lượng C
1
+C
2
khoảng 16,1 triệu tấn; mỏ đá vôi Tà Thiết – Bình Phước có trữ
lượng B+C
1
là 133,62 triệu tấn; Mỏ đá Sroc Con Trăng có trữ lượng 62,14 triệu
tấn; Mỏ Sroctâm có trữ lượng 40 triệu tấn; Mỏ Núi Trầu, Núi Còm huyện Hà tiên,
tỉnh Kiên Giang có trữ lượng B+C
1
tổng cộng 34 triệu tấn, đang được khai thác
cung cấp đá cho nhà máy xi măng Hà Tiên 2; mỏ đá vôi Bãi Với có trữ lượng B+C
1

67,82 triệu tấn.
+ Về điều kiện khai thác: Một số mỏ đá vôi ở miền Nam có điều kiện khai
thác giống các mỏ ở miền Bắc và miền Trung sử dụng công nghệ khai thác cắt


9
tầng, xúc bốc vận tải trực tiếp với chi phí thấp. Một số mỏ đá nằm dưới lớp đất
phủ, dưới mức nước tự chảy, cần phải bóc tách lớp đất phủ đồng thời thoát nước
cưỡng bức trong quá trình khai thác làm tăng chi phí. Ngoài ra, một số mỏ nằm
ở vùng sâu, vùng xa so với các trung tâm công nghiệp, điều kiện giao thông vận
tải khó khăn, do đó chưa đư
a vào khai thác được, hoặc do yêu cầu về bảo vệ môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử, hoặc vì mục đích quốc phòng…như một phần tài
nguyên thuộc mỏ đá Khoe Lá-Kiến Lương-Hà Tiên.
- Đá granit: Các đá granit đều có điều kiện tự nhiên để khai thác lộ thiên
thuận lợi, một số mỏ có trữ lượng lớn hàng trăm triệu m
3
, có thể sử dụng làm đá
xây dựng hoặc đá ốp lát có màu sắc đẹp. Các mỏ đá granit vùng Đông Nam Bộ
và vùng đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng là: Mỏ Núi Chúa Chan phía
đông thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đá thuộc loại granit-hocblen; Mỏ Núi
Chóp Mao phía Tây Nam chợ Phước Hải tỉnh Đồng Nai đá granit-biotit-
hocblen-grano điorit-gabrobiorit; Mỏ đá Núi Bà Đen thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh là một thể thâm nhập mozodiorit-thạch anh, granodiorit-thạch anh; Mỏ
đá
Hòn Đất, thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, thuộc loại granit-granodiorit,
phân bố dạng núi thấp đẳng thước, có trữ lượng dự báo khoảng 40 triệu m
3
; mỏ
đá granit Hòn Tre –Kiên Hải-Kiên Giang; Mỏ Núi Giải Nhỏ và mỏ Núi Cẩm
huyện Tịnh Biên- An Giang.
- Đá bazan: Các mỏ bazan vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long gồm có một số mỏ sau:
Mỏ Plei Iana thuộc huyện Chư Prong, tỉnh Gia Lai, thuộc đá bazan, vết lộ
kéo dài hàng trăm mét, dày 15 - 20 m; mỏ đá bazan Krong Buc, Buôn Hồ huyện

Krong Búc, tỉnh Đắc Lắc, thuộc đá bazan Nêogen, vết lộ liên tục 1 km
2
, đá có
màu xám, xám nhạt, đôi chỗ dạng lỗ hổng bền chắc, ít nứt nẻ, chất lượng tốt, có
thể dùng cho sản xuất VLXD và còn nhiều điểm mỏ khác. Các mỏ đá ở đây đều
có đặc điểm chung là chất lượng tốt, điều kiện khai thác thuận lợi. Các vùng
Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm một số mỏ sau: Mỏ
bazan Trảng Bom phía B
ắc quốc lộ 1A tỉnh Đồng Nai, đá có màu xám đen thuần
nhất, đặc sít, hạt rất min, có trữ lượng trên 40 triệu tấn với điều kiện khai thác
thuận lợi; mỏ Gia Quy, xã Long Thạch, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
có thành phần hóa SiO
2
: 55,39%, Al
2
O
3
: 16,53%; mỏ đá bazan Núi Đất, xã Hòa
Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bazan tạo thành miệng núi lửa
cao 101 m, thuộc tầng bazan Xuân Lộc.

10
- Đá tuf đaxit: Đá có cường độ kháng nén từ 150 – 180 Mpa, được sử dụng
làm đá xây dựng phổ biến ở một số tỉnh phía Nam. Các Mỏ đá có thể kể đến là:
+ Mỏ đá xây dựng Tân Vạn-Biên Hòa-Đồng Nai có trữ lượng 5,124 triệu m
3
.
+ Mỏ đá xây dựng Tân Hạnh-Biên Hòa-Đồng Nai có trữ lượng 18,9 triệu m
3
.

+ Mỏ đá xây dựng Thiên Tân-Vĩnh Cửu-Đồng Nai có trữ lượng 22,3 triệu m
3
.
+ Mỏ đá xây dựng Thường Tân VI-Tân Uyên-Bình Dương có trữ lượng 17,9
triệu m
3
và nhiều mỏ khác nữa.
1.2. Hiện trạng khai thác đá ở Việt Nam:
1.2.1. Tình hình quản lý hoạt động khai thác đá:
1. Về quản lý khai thác:
Hiện nay khắp nơi trên cả nước đều có cơ sở khai thác và chế biến đá để
phục vụ cho xây dựng, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp do trung ương, địa
phương quản lý, phần còn lại do các tổ chức cá nhân tự đứng ra khai thác.
Quản lý khai thác đá cấp trung ươ
ng: các mỏ đá do các Bộ hay Tổng cục
quản lý có quy mô khai thác lớn như các mỏ Xuân Hòa, Phi Liệt, Đồng Giao,
Tràng Kênh, Hoàng Thạch, Yên Duyên, Hoàng Mai A, Hoàng Mai B, Hà
Tiên…thuộc Bộ Xây dựng, dùng cho nhu cầu sản xuất xi măng. Bộ Công nghiệp
có mỏ Núi Voi, khai thác đá vôi làm chất phụ gia trong công nghiệp luyện kim.
Mỏ đá Đồng Mỏ, Phi Liệt, Phủ Lý, Giác Lan…thuộc Tổng Cục đường sắt.
Quản lý khai thác ở cấp địa phương: Hầu hết ở mỗ
i tỉnh, huyện thậm chí xã
đều tự khai thác, sản xuất lấy đá để sử dụng. Hà Nội có mỏ đá Lương Sơn, Hải
Hưng có mỏ đá Thống Nhất, Ninh Bình có có mỏ Hệ Dưỡng, Quảng Ninh có
nhiều mỏ dọc theo quốc lộ 18, Nghệ Tĩnh có mỏ đá Quỳnh Giang, Bình Trị
Thiên có mỏ Long Thọ, Kiên Giang có núi Gốm.
Hoạt động khai thác tự do: Đây là hình thức khai thác của các chủ t
ư nhân tự
đứng ra thuê mướn nhân công tổ chức khai thác và bao tiêu sản phẩm.
Theo

thống kê, trong tổng số khoảng 5.000 mỏ và điểm mỏ đã được phát hiện, điều
tra, thăm dò trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, trong số đó có trên 700 mỏ khoáng
sản rắn và hàng trăm mỏ khoáng sản làm VLXD đang được khai thác trái phép.
Do không tuân thủ thiết kế hoặc chưa có thiết kế mỏ nên tình trạng khai thác
không đúng kỹ thuật đã dẫn tới sai phạm nghiêm trọng quy phạm an toàn trong
khai thác lộ thiên. Đặc bi
ệt có tới 90% các mỏ đá khai thác VLXD sử dụng
phương pháp khai thác kiểu khấu tự do, không cắt tầng, phổ biến trên diện rộng.


11
2. Về quản lý tài nguyên:
- Quản lý hành chính nhà nước: theo luật khoáng sản đã được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua
ngày 20-3-1996 và được công bố theo lệnh số 47-SL/CTN ngày 03-4-1996 của
Chủ tịch nước: tài nguyên khoáng sản đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước
thống nhất quản lý. Về quy định thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động
khoáng sản theo NĐ
Số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005; Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khoáng sản: “Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55
của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:
Cấp, gia hạn, thu hồi, cho
phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép
tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế,
theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Cấp, gia hạn, thu
hồi, cho phép trả lại giấ
y phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng,

cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được
thừa kế, theo thẩm quyền quy định”.
Nghị định số: 124/2007/NĐ-CP, ngày 31 tháng 7 năm 2007 Về quản lý
vật liệu xây dựng quy định:
Điều kiện hoạt động khai thác khoáng sản
làm vật liệu xây dựng.
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có Giấy phép khai thác khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp.
2. Có dự án đầu tư đã được phê duyệt; thiết kế khai thác mỏ được phê duyệt.
3. Điều kiện về năng lự
c và công nghệ:
a) Dự án đầu tư phải lựa chọn công nghệ tiên tiến đảm bảo sản xuất ra sản
phẩm chất lượng cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường;
b) Quy mô, công nghệ, thiết bị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng phải phù hợp với báo cáo đầu tư đã được phê duyệt; phù hợp với đặc
điểm của từng loại khoáng sản để nâng cao tối
đa hệ số thu hồi khoáng sản
chính, khoáng sản đi kèm;

12
c) Đối với hoạt động khai thác phải có ban điều hành dự án theo quy định
của pháp luật về khoáng sản;
d) Có đủ các điều kiện để thực hiện công tác bảo vệ môi trường, môi sinh,
có phương án hoàn nguyên cho mỗi phân kỳ khai thác theo quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường;
đ) Có giải pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp
luật về lao động.
* Quản lý tài nguyên ở các cấ

p:
- Cấp Trung ương:
Ở các mỏ đá của Trung ương phần lớn có sản lượng các loại từ 150.000 ÷
600.000 m
3
/năm. Trong xu thế cải tạo nâng công suất của hàng loạt các nhà máy
xi măng quốc doanh hiện nay dẫn đến việc mở rộng mỏ, tăng sản lượng khai
thác của hàng loạt các mỏ đá từ 500.000 m
3
/năm nay tăng lên 1.000.000
m
3
/năm, thậm chí có nhà máy xây dựng thêm 2 dây chuyền mới đã đưa sản
lượng khai thác của mỏ tới 1,6 đến 1,8 triệu m
3
đá/năm, tương ứng với sản
lượng xi măng 3,8 ÷ 4 triệu tấn/năm.
Trước đây, một số mỏ của Trung ương sử dụng các thiết bị khai thác không
đồng bộ và do nhiều nước sản xuất nên rất khó khăn trong việc tập trung điều
hành sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa vì thế hiệu quả sử dụng không cao.
+ Khâu khoan nổ: chủ yếu s
ử dụng các máy khoan con cầm tay của Nga có
đường kính Φ = 36 ÷ 42 mm.
+ Khâu xúc bốc: chủ yếu sử dụng máy xúc 0,5 ÷ 1,25 m
3
.
+ Khâu vận tải: thiết bị vận tải là ô tô có trọng 7 ÷ 8 tấn.
Phương pháp khai thác chủ yếu là khấu tự do. Phương pháp này năng suất
thấp, không cho phép cơ giới hóa khai thác mỏ và nhất là không an toàn cho
người và thiết bị khai thác làm việc trên những địa hình đồi núi cao ở mỏ. Khâu

pha bổ đá hộc chủ yếu bằng thủ công.
Phương pháp nổ mìn buồng được áp dụng ở một vài mỏ (Núi Voi, Hệ
Dưỡ
ng, Đồng Giao,…), nhưng chỉ được dùng kết hợp làm tơi vụn đất đá
trước khi đập nhỏ và khi bạt ngọn mà chưa thành một phương pháp khai
thác có công nghệ hoàn chỉnh. Phương pháp cắt tầng nhỏ, khấu dật theo lớp
xiên, không vận tải trên tầng được nghiên cứu áp dụng ở Đồng Mỏ, Phi Liệt
nhưng chưa có được kết quả khả quan.

13
Đến thời gian gần đây, một số mỏ đã áp dụng phương pháp khai thác tiên
tiến, có trình độ cơ giới hóa và năng suất lao động cao, đảm bảo an toàn trong
sản xuất như khai thác theo lớp bằng, xúc bốc, vận tải trực tiếp với việc sử dụng
các thiết bị ở các khâu như sau:
+ Khâu khoan nổ: sử dụng các loại máy khoan đập xoay thủy lực đường
kính từ 89 đến 102 mm, có nă
ng suất tới 40 - 60 m/giờ hoặc hơn.
+ Khâu xúc bốc: sử dụng các loại máy xúc thủy lực gầu ngược, gàu thuận,
có dung tích gầu 3,5 đến 3,8 m
3
, máy bốc có dung tích

4,5 m
3
.
+ Khâu vận tải: sử dụng ô tô tự đổ, tải trọng 32 đến 36 tấn.
Các mỏ đá áp dụng công nghệ khai thác này có thể kể đến là: mỏ đá Tràng
Kênh, Xi măng Hải Phòng; Yên Duyên - Bỉm Sơn; A, B, E, F… - Hoàng Thạch;
Hà Tiên; đã mang lại kết quả khả quan và hứa hẹn khả năng áp dụng phổ biến
công nghệ khai thác nàảitên các mỏ khác.

- Cấp địa phương:
Theo số liệu thống kê của Bộ
Tài nguyên - Môi trường thì từ tháng 10/2005
đến tháng 8/2008, UBND các tỉnh đã tiến hành cấp phép khai thác cho 3.495
doanh nghiệp, trong đó 2.538 giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng
và than bùn. Thủ thuật của các doanh nghiệp là chia nhỏ tài nguyên ra thành
nhiều mỏ có quy mô khai thác nhỏ để dễ dàng xin cấp phép, không phải thăm
dò, thời gian khai thác ngắn, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường; thoát khỏi các quy định theo Nghi định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi tr
ường.
Trước đây các mỏ do địa phương quản lý có sản lượng thấp từ, 50.000 đến
100.000 m
3
/năm đối với loại vừa, từ 100.000 đến 150.000 m
3
/năm đối với loại
lớn. Nhưng nay do nhu cầu của thị trường, các mỏ do địa phương quản lý đã có
sản lượng khai thác tăng đáng kể, nhiều mỏ có sản lượng đạt tới 1.000.000 m
3

đá/năm thậm chí có mỏ đạt tới 1.500.000 đến 2.000.000 m
3
đá/năm, các mỏ đá
này chủ yếu ở phía Nam, nhưng tuổi mỏ thấp, từ 2 đến 10 năm. Với tuổi mỏ đó
là quá ngắn để có thể đầu tư công nghệ khai thác và thiết bị mỏ đồng bộ.
Tình hình hoạt động khai thác của các mỏ ở địa phương nhìn chung là rất
hạn chế: công nghệ khai thác lạc hậu, chủ yếu là hình thức khai thác khấu tự do,
khấ
u suốt, năng suất thấp, rất mất an toàn cho người và thiết bị. Đến nay, tuy

công nghệ khai thác đã được cải thiện hơn như áp dụng công nghệ khấu theo lớp
dốc đứng, cắt tầng nhỏ, khấu dật theo lớp xiên, xúc chuyển hoặc vận tải trực

14
tiếp, . . . Tuy năng suất khai thác đã được tăng lên và đảm bảo an toàn lao động
hơn trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Về thiết bị khai thác, trên
công trường sử dụng nhiều chủng loại do nhiều nơi sản xuất, từ thô sơ đến cơ
giới, đặc biệt có nhiều thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, hết thời hạ
n được phép sử dụng
vẫn được đưa vào khai trường, người lao động tuyển vào làm việc không được
đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động trong việc sử dụng thuốc nổ, sử dụng
thiết bị máy móc khai thác, ý thức kỷ luật lao động thấp, không được chuyên
môn hóa… Từ đó đã gây không ít những hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về
người, thiết bị và làm gián đoạn s
ản xuất (Bảng 1.7)…
Bảng 1.7. Thống kê các vụ tai nạn lớn trong khai thác đá vật liệu xây dựng.
TT Thời gian Tên mỏ Địa danh Số người chết
1 15/12/2007 Thuỷ điện bản vẽ
Na Dương - Nghệ
An
18
2 27/12/2007 Mỏ đá Rú mốc
Thạch Hà – Hà
Tĩnh
7
3 03/01/2008 Mỏ đá Núi béo
Kim Bảng – Hà
Nam
3
4 6/01/2008 Mỏ đá Hóc trùm

Đông Hoà – Phú
yên
3
5 12/01/2008 Mỏ đá Hoàng Mai
Quỳnh Lưu - Nghệ
An
2


Trước thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 28 về tiếp tục
tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến,
sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Theo đó, UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương phải rà soát việc cấp giấy
phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu hồi các giấy phép quyết định,

n bản đã ban hành không đúng thầm quyền, trình tự thủ tục; làm rõ trách
nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
UBND tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) để
tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Theo Chỉ thị, Bộ TN&MT cần tổ chức
rà soát nội dung quy định tại các giấy phép khai thác, quyết định giao khu vực
khai thác mỏ, đăng ký khai thác mỏ đ
ã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cấp hoặc cho phép khai thác trước khi Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, việc rà soát, cấp lại giấy phép khai thác phải có lộ trình cụ thể, bảo
đảm không gây cản trở, ách tắc sản xuất của tổ chức, cá nhân đang hoạt động
khai thác khoáng sản.

15
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản đã được phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;

làm rõ những tồn tại, bất cập trong việc tổ chức thực hiện thẩm quyền đã được
phân cấp và kiến nghị giải pháp khắc phục. Nhiệm vụ của Bộ Công thương là
chủ trì, phối h
ợp với Bộ TN&MT, Bộ Công an tiếp tục tăng cường kiểm tra việc
tuân thủ các quy định của các doanh nghiệp trong tiêu thụ, xuất khẩu khoáng
sản, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm hoặc kiến nghị cấp có thẩm
quyền xử lý theo pháp luật.
Theo báo cáo của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nguyên nhân vẫn
còn nhiều giấy phép khai thác khoáng sản do UBND cấp tỉnh cấp chưa đúng quy
định. M
ặt khác, dù đã phân cấp thẩm quyền cấp phép cho địa phương, song lực
lượng cán bộ, công chức chuyên ngành về địa chất - mỏ còn mỏng về lực lượng
và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu tham mưu cho
lãnh đạo tỉnh, đã làm giảm hiệu quả của công tác này. Khi đẩy mạnh phân cấp
cho địa phương thì lãnh đạo cấp tỉnh cần tăng cường chỉ
đạo tập trung, gắn việc
phân cấp quyền hạn cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản với
việc nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu quả quản lý đối với các hoạt động
này. Rõ ràng, bài toán cấp phép cũng như quản lý Nhà nước về tài nguyên
khoáng sản trong thời gian tới, đang đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước
phải nhanh chóng tiến hành các giải pháp đồng bộ, cả về hoàn thiện thể
chế, cơ
chế pháp luật, cả trong tổ chức phối hợp thực hiện. Trước mắt, cần tiến hành đợt
tổng kiểm tra tình hình cấp phép hoạt động khoáng sản của các địa phương, kiên
quyết thu hồi các giấy phép cấp không đúng qui định và có biện pháp xử lý đối
với các tổ chức cá nhân làm sai. Ngoài ra, cần rà soát tổng kết việc phân cấp cấp
phép hoạt động khoáng sản cho các địa ph
ương, thống nhất đầu mối quản lý
Nhà nước về tài nguyên khoáng sản.
Sở TN-MT Đắk Lắk, qua kiểm tra trên địa bàn có 329 tổ chức, cá nhân tham

gia khai thác khoáng sản nhưng chỉ có 53 tổ chức khai thác hợp pháp, còn lại
276 trường hợp (22 tổ chức, 254 cá nhân) không có giấy phép khai thác của cơ
quan chức năng, chiếm tỷ lệ 84%.
Thực hiện Quyết định số 487/QD-BTNMT ngày 09/4/2007; số 986/QĐ-
BTNMT ngày 28/6/2007; số 1431/QĐ-BTNMT ngày 21/9/2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Đoàn thanh tra hoạt động
khoáng sản, thực hiện 03 đợt thanh tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn các
tỉnh Lạng Sơn (4/2007), Thanh Hóa (7/2007), Bắc kạn (10/2007) .

16
Qua thanh tra, Đoàn đã phát hiện một số lỗi vi phạm qui định của pháp luật
về khoáng sản và các pháp luật khác có liên quan của các đơn vị khai thác
khoáng sản nói trên như:
- Một số đơn vị khai thác với sản lượng vượt công suất ghi trong giấy phép
khai thác khoáng sản nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản và lập bổ sung phương án khai thác cũng như bổ sung về đánh giá
tác động môi trường cho phù hợp v
ới thực tế của hoạt động khai thác;
- Một số đơn vị khai thác quy mô công nghiệp nhưng chưa có thiết kế mỏ
theo quy định;
- Hầu hết các đơn vị được phép khai thác không có bản đồ hiện trạng mỏ
hoặc có lập nhưng nội dung không đầy đủ theo quy định;
Tóm lại: Tình hình quản lý các hoạt động khai thác đá xây dựng ở nước ta ở các
cấp từ Trung ương đến
địa phương hiện nay còn nhiều bất cập, mạnh ai người
nấy làm, các mỏ của Trung ương với công nghệ khai thác chắp vá đang dần dần
loại bỏ công nghệ khai thác lạc hậu để đưa công nghệ khai thác tiên tiến, đồng
bộ thiết bị hiện đại vào khai thác, nhằm giảm thiểu tác động có hại đến môi
trường, nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác. Các mỏ địa phương bấy lâu nay
v

ẫn khai thác theo kiểu đối phó như có thiết kế nhưng không thực hiện theo thiết
kế hoặc không có thiết kế, không tiến hành đánh giá tác động môi trường, gây
lộn xộn trong khai thác, làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nhiều nơi, tình trạng khai thác còn bừa bãi, không tuân theo quy phạm, gây ô
nhiễm nguồn nước, tàn phá môi trường, tài nguyên khai thác sử dụng không
đúng nơi đúng chỗ đã gây lãng phí đáng kể. Đã đến lúc ngành khai thác đá vật
liệu xây d
ựng phải có những chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện. Vấn đề quản lý
nhà nước về khai thác đá vật liệu xây dựng, cần tăng cường công tác thanh kiểm
tra, xử lý thưởng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm pháp luật
như khai thác trái phép, khai thác không đúng kỹ thuật, không đảm bảo các điều
kiện an toàn cho người lao động, gây tổn thất tài nguyên, làm ô nhiễm môi
trường, . . .; đặc biệt coi tr
ọng vấn đề kỹ thuật khai thác, đồng thời đầu tư công
nghệ và thiết bị tiên tiến, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa
học kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các mỏ khai thác đá.
1.2.2. Tình hình khai thác đá xây dựng ở trong nước:
1. Cung và cầu trong những năm qua và dự báo:
- Cung và cầu trong những năm qua:

17
Trong quá trình xây dựng và hoạt động, ngành công nghiệp khai thác đá vật
liệu xây dựng (VLXD) nước ta đã không ngừng phát triển, đặc biệt từ năm 1989
bắt đầu thời kỳ đổi mới nền kinh tế, sản xuất VLXD đã có những thay đổi lớn cả
về lượng lẫn về chất. Trong một thời gian dài thị trường VLXD luôn trong tình
trạng căng thẳng do cung cấp không đáp ứng được nhu cầu, song nh
ững năm
gần đây nhu cầu đã bớt căng thẳng, một số chủng loại VLXD cũng đã đáp ứng
được nhu cầu, trong đó có đá xây dựng. Tình hình tiêu thụ đá xây dựng trong
thời gian từ 1986 ÷ 1998 ở nước ta giới thiệu trong bảng 1.8.

Bảng 1.8. Thống kê tiêu thụ đá xây dựng ở nước ta giai đoạn 1986-1998.
Đá cho sản xuất xi măng
Năm
Xi măng
Đá sản xuất
xi măng
(1000m3)
Đá xây dựng
(1000m3)
Tổng
cộng
1986 1.811 763 - -
1987 1.889 796 - -
1988 2.278 960 6.101 7.061
1989 2.332 982 6.125 7.107
1990 2.745 1.156 5.362 6.518
1991 3.134 1.320 4.464 5.784
1992 3.946 1.662 5.420 7.082
1993 4.948 2.085 7.415 9.500
1994 5.931 2.500 8.873 11.373
1995 7.109 2.995 10.614 13.609
1996 8.235 3.469 12.465 15.934
1997 9.200 3.900 15.529 19.429
1998 9.790 4.125 15.873 19.998

- Dự báo nhu cầu đá xây dựng trong thời gian tới:
Trong giai đoạn hiện nay (2006-2010), nhu cầu đá xây dựng tiếp tục tăng
cao, nếu phát huy hết năng lực khai thác đá hiện có thì mới đáp ứng được
khoảng 80% so với nhu cầu. Năng lực sản xuất và nhu cầu sử dụng của các vùng
trong nước không như nhau (bảng 1.9) Vì vậy, cần tiếp tục đầu tư mở rộng và

xây d
ựng mới các cơ sở khai thác đá.


18
Bảng 1.9. Nhu cầu và năng lực sản xuất đá XD các vùng 2010.Đơn vị: 1000m
3

Các chỉ tiêu dự báo Tây bắc Đông bắc ĐBSH
Bắc
Trung Bộ
+ Nhu cầu 1.100 2.800 6.300 4.600
+ Năng lực sản xuất hiện nay 305 1.668 4.900 2.000
+ Cân đối – Thiếu 795 1.132 1.400 2.600
Các chỉ tiêu dự báo
Nam
Trung
Bộ
Tây
Nguyên
Đông
Nam Bộ
ĐBSCL
+ Nhu cầu 4.350 1.300 6.450 3.100
+ Năng lực sản xuất hiện nay 4.100 1.520 7.400 750
+ Cân đối
- Thiếu 250 - - 2.350
- Thừa - 220 950 -
Mặt khác, theo dự báo nhu cầu VLXD của Việt nam đến năm 2010 và
năm 2020 của Viện Khoa học công nghệ Vật liệu xây dựng trong: “Dự án

quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020” thì nhu cầu về đá cho sản xuất xi măng và
xây dựng lên tới khoảng 45 triệu m
3
ở năm 2010 và 60 triệu m
3
ở năm 2020
(bảng 1.10).
Bảng 1.10. Dự báo nhu cầu đá cho sản xuất xi măng và đá xây dựng.
Chủng loại VLXD Đơn vị 2010 2020
Đá cho sản xuất xi măng Triệu m
3
14,74÷15.58 23,59÷24
Đá xây dựng nt 29÷30 42÷43
Tổng cộng nt 43,74÷45.58 65,59÷67
Qua bảng thống kê lượng đá tiêu thụ hàng năm, bảng dự báo nhu cầu đá xây
dựng, đá cho sản xuất xi măng cho thấy ngành khai thác đá phải nỗ lực hơn nữa
mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2. Hiện trạng sử dụng công nghệ khai thác đá một số mỏ (Bảng 1.11):

19
Bảng 1.11. Công nghệ và thiết bị khai thác một số các mỏ khai thác đá.
TT
Tên mỏ khoáng
sản
Địa điểm
C.suất
KT
Tr.T/năm
Trữ

lượng
Tr.tấn
Hệ thống khai thác Thiết bị chính
I CÁC MỎ ĐÁ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT XI MĂNG
1 Mỏ đá vôi Hoàng
Thạch
M. tân-
K.Môn-
H. Dương
5,2 195,7
+ Từ mức 0m trở lên thì áp dụng hệ
thống khai thác (HTKT) khấu theo lớp
bằng xúc hay ủi chuyển.
+ Từ mức 0m trở xuống thì áp dụng
HTKT khấu theo lớp bằng vận tải trực
tiếp ở đó máy xúc sẽ xúc đá đổ trực tiếp
lên ô tô tự đổ vận tải về trạm đập.
+ Máy khoan bánh xích
Φ
64÷102mm
+ Máy xúc bánh xích dung tích gầu 3,0÷3,5m
3

+ Máy xúc lật bánh lốp dung tích gầu 5,0÷6,0m
3

+ Máy ủi công suất 400÷410 HP và 175÷230 HP
+ Ô tô tự đổ trọng tải 32 tấn
2 Mỏ đá vôi Hang
Nước-Nhà máy xi

măng Tam Điệp
Quang Sỏi-
Tam Điệp-
Ninh Bình
1,8 239,08
HTKT xuống sâu ngang hỗn hợp: khấu
theo lớp bằng xúc chuyển (phần trên đỉnh
núi) và khấu theo lớp bằng vận tải trực
tiếp (từ bãi xúc trở xuống); thoát nước tự
chảy
- Máy khoan bánh xích đường kính 64 - 102mm
- Máy xúc thủy lực dung tích gầu 3-3,5m
3

- Ô tô tải trọng 10- 32 tấn
- Máy ủi D7R-CAT
3 Mỏ đá vôi Tràng
Kênh-Nhà máy xi
măng Chin Fon-Hải
Phòng
Minh Đức -
Thủy
Nguyên -
Hải Phòng
2,0 114,19
HTKT hỗn hợp khấu theo lớp bằng xúc
chuyển và khấu theo lớp bằng vận tải
trực tiếp.Thoát nước tự chảy
- Máy khoan bánh xích đường kính 64 - 102mm
- Máy xúc thủy lực dung tích gầu 3-3,5m

3

- Ô tô tải trọng 4- 36 tấn
- Máy ủi D7R-CAT
4 Mỏ đá vôi núi Áng
Thị Tràng Kênh-
Nhà máy xi măng
Hải Phòng mới
Thủy
Nguyên -
Hải Phòng
1,43 86,63
HTKT hỗn hợp khấu theo lớp băng xúc
chuyển và khấu theo lớp bằng vận tải
trực tiếp. Thoát nước tự chảy.
- Máy khoan bánh xích đường kính 64 - 102mm
- Máy xúc thủy lực dung tích gầu 3,6-4,6m
3

- Ô tô tải trọng 32- 36 tấn
- Máy ủi D7R-CAT
5 Mỏ đá vôi Hồng
Sơn, Liên Sơn-Nhà
máy xi măng Bút
Sơn Hà Nam.

Kim Bảng -
Hà Nam
2,52 383,95
HTKT hỗn hợp khấu theo lớp bằng xúc

chuyển phần trên và khấu theo lớp bằng
vận tải trực tiếp phần dưới. Thoát nước
tự chảy.
- Máy khoan thủy lực ROC 742
- Búa khoan cầm tay COPER
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 32-36 tấn
6 Mỏ đá vôi Yên
Duyên-Nhà máy xi
măng Bỉm Sơn
Bỉm Sơn -
Thanh Hóa
-
181,93
HTKT hỗn hợp khấu theo lớp bằng xúc
chuyển và khấu theo lớp bằng vận tải
trực tiếp. Thoát nước tự chảy
- Máy khoan thủy lực đường kính 105-155mm
- Búa khoan cầm tay IIR 20
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 27- 32 tấn

20
7 Mỏ đá vôi Hoàng
Mai B-Nhà máy xi
măng Hoàng Mai
Quỳnh Lưu
- Nghệ An

132,65
Công nghệ khai thác: HTKT hỗn hợp
khấu theo lớp bằng xúc chuyển và khấu
theo lớp bằng vận tải trực tiếp. Thoát
nước tự chảy
- Máy khoan thủy lực đường kính 105-155mm
- Búa khoan cầm tay IIR 20
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 27- 32 tấn
8 Mỏ đá vôi Hoàng
Mai A-Nhà máy xi
măng Nghi Sơn
Quỳnh Lưu
- Nghệ An
2,3 205,45
HTKT hỗn hợp khấu theo lớp bằng xúc
chuyển phần trên đỉnh núi, khấu theo lớp
bằng vận tải trực tiếp từ bãi xúc trở
xuống. Thoát nước tự chảy.
- Máy khoan thủy lực ROC 742
- Búa khoan cầm tay COPER
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 32-36 tấn
9 Mỏ đá vôi Tiến
Hóa-Nhà máy xi
măng sông Gianh
Tiến Hóa -
Tuyên Hóa-

Quảng Bình
1,65 146,66
Mỏ Tiến Hóa: HTKT không xuống sâu
ngang khấu theo lớp xúc chuyển; thoát
nước tự chảy.
- Máy khoan thủy lực ROC 742
- Búa khoan cầm tay COPER
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 32-36 tấn
10 Mỏ đá vôi Núi
Trầu,Núi Còm-Nhà
máy xi măng Hà
Tiên 2
Hòa Điền -
Hà Tiên -
Kiên Giang
1,70 67,47
HTKT dọc, ngang xuống sâu hỗn hợp:
khấu theo lớp bằng xúc chuyển phần
đỉnh, khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp
từ bãi bốc xúc trở xuống; thoát nước hỗn
hợp tự chảy, cưỡng bức.
- Máy khoan thủy lực đường kính 105-155mm
- Búa khoan cầm tay IIR 20
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 27- 32 tấn
11 Mỏ đá vôi Gia Hòa-
Nhà máy xi măng

Vinakansai
Gia Hòa -
Gia Viễn -
Ninh Bình
3,80 103,50
HTKT không xuống sâu, dọc, khấu theo
lớp xiên xúc, ủi chuyển. Thoát nước tự
chảy.
- Máy khoan thủy lực ROC 742
- Búa khoan cầm tay COPER
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 32-36 tấn
12 Mỏ đá vôi Phong
Xuân-Nhà máy xi
măng Đồng Lâm-
Thừa Thiên Huế.
Phong
Xuân -
Phong Điền
Thừa Thiên
Huế.
1,8 73,79
HTKT xuống sâu ngang, dọc, khấu theo
lớp bằng xúc chuyển và vận tải trực tiếp;
Thoát nước tự chảy, cưỡng bức.
- Máy khoan thủy lực ROC 742
- Búa khoan cầm tay COPER
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT

- Ô tô tải trọng 32-36 tấn
13 Mỏ đá vôi Tà Thiết-
Nhà máy xi măng
Bình Phước
Lộc Thành
- Lộc Ninh
- Bình
Phước
2,12 170,0
Hệ thống khai thác xuống sâu dọc ngang
kết hợp; khấu theo lớp xiên vận tải trực
tiếp; đáy mỏ hai cấp; thoát nước tự chảy,
cưỡng bức.
- Máy khoan thủy lực đường kính 105-155mm
- Búa khoan cầm tay IIR 20
- Máy xúc thủy lực KOMATSU
- Máy ủi D7R- CAT
- Ô tô tải trọng 27- 32 tấn


×