Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Điều tra tri thức địa phương của một số dân tộc ở vùng cao phía bắc trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 228 trang )


Uỷ ban Dân tộc







Báo cáo tổng hợp
D N điều tra tri thức địa phơng của
các dân tộc thiểu số vùng cao phía Bắc
trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trờng





Cơ quan quản lý: Uỷ ban Dân tộc
Cơ quan chủ trì: Trờng Cán bộ dân tộc
Chủ nhiệm: TS. Hoàng hữu bình




7654
02/02/2010


Hà Nội - 2009



1
UỶ BAN DÂN TỘC

Số: 189/QĐ - UHBDT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2009


QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề cương dự án “Điều tra tri thức địa phương của một số
dân tộc ở vùng cao phía Bắc trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường”

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN TỘ
C
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ - CP, ngày 09/5/2008 của Chính phủ Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 29/QĐ - UBDT, ngày 17/2/2009 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 của Uỷ
ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định s
ố 60/QĐ - UBDT, ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2009
của Uỷ ban Dân tộc;
Căn cứ kết quả của cuộc họp Hội đồng thẩm định Đề cương ngày 24/3/2009 và

kết quả họp thẩm định kinh phí ngày 03/6/2009;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Đề cương dự án “Điều tra tri thức địa phương của một số dân
tộc ở vùng cao phía Bắc trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường” với nội dung cụ thể như sau:




2
Điều 2: Mục tiêu của dựa án
- Thu thập, đánh giá một số tri thức địa phương của một số dân tộc vùng cao
phía Bắc trong lĩnh vực khai thác, sử dụng một số nguồn tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các tri thức địa phương của
một số dân tộc ở vùng cao phía Bắc trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường hiệ
n nay.
2. Nội dung
1. Nghiên cứu khảo sát
- Điều tra, thu thập, đánh giá tri thức địa phương của một số dân tộc ở vùng cao
phía Bắc trong khai thác nguồn tài nguyên đất;
- Điều tra, thu thập, đánh giá tri thức địa phương của một số dân tộc ở vùng cao
phía Bắc trong khai thác nguồn tài nguyên rừng;
- Điều tra, thu thập, đánh giá tri thức địa phương của một số dân tộc ở vùng cao
phía Bắc trong khai thác ngu
ồn tài nguyên nước.

Các nội dung trên được tiến hành điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp bảo tồn
và phát huy theo một số dân tộc, một số địa phương cụ thể.
2. Đặt viết chuyên đề nghiên cứu: Đặt hàng với các chuyên gia viết các chuyên
đề nghiên cứu sâu (Có phụ lục chuyên đề kèm theo).
3. Tổ chức hội thảo khoa học tại Hà Nội: (02 cuộc).
3. Kinh phí
Kinh phí thực hiện dự án là 200.000.000 đồng (Hai trăm tri
ệu đồng)
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Uỷ ban Dân tộc năm 2009. Có Biên
bản thẩm định dự toán kinh phí kèm theo.
4. Thời gian thực hiện: Năm 2009.
5. Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Hữu Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ
dân tộc, Uỷ ban Dân tộc.
6. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo tổng hợp dự án;
- Báo cáo tóm tắt của dự án;
- Tài liệu của dự án có liên quan (Chuyên đề nghiên cứ
u sâu, kỷ yếu hội thảo,
phiếu điều tra, số liệu điều tra )
Điều 2: Tổ chức thực hiện

3
a/ Văn phòng Uỷ ban Dân tộc ký hợp đồng với đơn vị chủ trì và chủ nhiệm dự án
để triển khai thực hiện, chủ trì tổ chức quyết toán kinh phí dự án theo quy định
hiện hành.
b/ Trường Cán bộ dân tộc, Uỷ ban Dân tộc, Chủ nhiệm dự án tổ chức triển khai
thực hiện theo nội dung dự án được phê duyệt.
c/ Vụ kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các Vụ,
đơn vị liên quan tiến
hành quản lý việc thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

Điều 3: Chánh Văn phòng Uỷ ban, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Hiệu
trưởng Trường Cán bộ dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ nhiệm
dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng, CNUB (để b/c)
- PCN TT Bế Trường Thành;
- Trườ
ng Cán bộ dân tộc (4);
- Lưu VT, Vụ KHTC (4).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

(®· ký)



Bế Trường Thành



4
MỤC LỤC


Tiêu đề Trang
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết 6
2 Mục tiêu 7

3 Phạm vi, phương pháp, đối tượng và địa bàn điều tra 7
4 Nội dung điều tra 11
5 Sản phẩm của Dự án 12
Phần I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRI THỨC ĐỊA
PHƯƠNG, TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TRI
THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
VIỆT NAM
13
1.1 Tri thức địa phương 13
1.2 Tài nguyên và vấn đề suy thoái tài nguyên 22
1.3 Môi trường và vấn đề suy thoái môi trường 25
1.4 Tri thức địa phương các dân tộc thiểu số về khai thác tài
nguyên, bảo vệ môi trường
28
Phần II KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC
ĐỊA PHƯƠNG MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG
CAO PHÍA BẮC TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
31
2.1 Khái quát về tài nguyên thiên nhiên, môi trường vµ c¸c d©n
téc thiÓu sè ë vùng cao phía Bắc và địa bàn điều tra, nghiên
cứu
31
2.2 Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số vùng cao phía
Bắc trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường
41
2.2.1 Tri thức địa phương của các dân tộc thiểu số vùng cao phía
Bắc trong khai thác tài nguyên đất
44

2.2.2 Tri thức địa phương của các tộc người thiểu số vùng cao
phía Bắc trong khai thác tài nguyên nước
64

5
2.2.3 Tri thức địa phương của các tộc người thiểu số vùng cao
phía Bắc trong khai thác tài nguyên rừng
75
2.3 Thực trạng sử dụng và mai một tri thức địa phương các tộc
người thiểu số vùng cao phía Bắc hiện nay
85
Phần III GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY
TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ VÙNG CAO PHÍA
BẮC
101
3.1 Vấn đề phát huy và bảo tồn tri thức địa phương 101
3.2 Giải pháp bảo tồn, phát huy tri thức địa phương 104
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC SỐ LIỆU ĐIỀU TRA











6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Tri thức địa phương (Local Knowledge - Một số tác giả dịch là: Tri thức
bản địa, kiến thức bản địa…) là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc một
cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, tồn tại, phát triển trong những hoàn
cảnh nhất định với sự đóng góp của các thành viên trong cộng đồng
.
Kiến thức địa phương còn được gọi bằng một số tên gọi khác như: Kiến
thức bản địa, kinh nghiệm, kiến thức tộc người
Khác với kiến thức hàn lâm (Academic Knowlege) – những kiến thức
được hình thành chủ yếu bởi các nhà thông thái, được hệ thống hoá và truyền lại
qua sách vở; kiến thức địa phương được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi
ngườ
i dân trong cộng đồng, được hoàn thiện dần dần và truyền thụ cho các thế
hệ kế tiếp bằng truyền khẩu trong gia đình, trong thôn, bản hoặc thể hiện trong
ca hát, ca dao, tục ngữ, tập tục….
Tri thức địa phương có một số đặc điểm cơ bản:
+ Kiến thức địa phương được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế
hệ trong một cộng đồng dân t
ộc, địa phương nhất định.
+ Kiến thức địa phương có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng
của từng địa phương, tộc người – nơi đã sản sinh và phát triển nó.
+ Kiến thức địa phương do toàn thể cộng đồng sáng tạo ra qua lao động
trực tiếp.
+ Kiến thức địa phương được lưu giữ bằng trí nhớ, được truyền bá từ thế
hệ này sang thế hệ kế tiếp bằng truyền miệng, văn vần, tập tục….

+ Kiến thức địa phương luôn gắn liền và hoà hợp với văn hoá truyền thống
địa phương, tộc người.
Tri thức địa phương có một số hạn chế:
+ Tính địa phương, tộc người rất cao nên khó phổ cập và phổ biến rộng rãi
cho vùng khác, tộc người khác.
+ Một số
kiến thức địa phương ngày nay đã không còn phù hợp với điều
kiện môi trường và hoàn cảnh xã hội hiện đại.
Vai trò của tri thức địa phương:

7
Thực tiễn cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự phát triển xã hội trong
nhiều năm qua đã cho thấy:
+ Nhiều giải pháp phát triển được du nhập từ bên ngoài vào không có tính
khả thi về kinh tế, hoặc không thích ứng về văn hoá, nên bị đào thải dần dần.
Trong khi đó những tri thức địa phương (hay của tộc người) không được khai
thác, áp dụng vào các chương trình phát triển miền núi. Ví dụ, Dự án trồ
ng rừng
ở Việt Nam đã không chú ý tới các giống cây bản địa mà chỉ tập trung đầu tư cho
cây nhập nội như bạch đàn, thông, keo, do vậy đã không được người nông dân
miền núi hưởng ứng và chăm sóc, bảo vệ lâu dài.
+ Công nghệ, khoa học hiện đại của phương Tây chưa đáp ứng đầy đủ
những đòi hỏi của thách thức xã hội, môi trường, kinh tế vô cùng phong phú, đa
dạ
ng và đang biến động hàng ngày
+ Không ít bộ môn khoa học đang trông chờ ở tri thức địa phương các gợi
ý quan trọng, thiết thực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp do thực
tiễn đặt ra. So với khoa học, công nghệ hiện đại, nhiều giải pháp của kĩ thuật
truyền thống được thử thách qua nhiều thế hệ, có hiệu quả cao, có sẵn t
ại cộng

đồng và rất phù hợp với nền văn hoá địa phương nên rất dễ phổ biến, ứng dụng
trong cộng đồng.
Sự mai một của tri thức địa phương:
Hệ thống tri thức địa phương đang có chiều hướng bị xói mòn. Các nhà
khoa học ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của tri thức địa phương đối với sự
phát triển bền vững mi
ền núi. Không ít các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa
dạng sinh học, đa dạng văn hoá và tri thức địa phương luôn luôn có quan hệ qua
lại và phụ thuộc lẫn nhau và đều đang có nguy cơ bị suy thoái. Thí dụ, nạn phá
rừng hiện nay tại nhiều địa phương đã làm xói mòn đất, làm mất nguồn cây
thuốc quý, dồi dào trong thiên nhiên, do đó đã kéo theo sự thất thoát nguồn tri
thức dân gian có liên quan đến các cây thuốc của địa phương, th
ậm chí còn dẫn
đến tình trạng mất hẳn những tri thức về cách sử dụng các cây thuốc đó để chữa
bệnh. Hoặc như việc sử dụng rộng rãi phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã
làm mất đi nhiều giống lúa địa phương mang gen kháng bệnh cao và thích nghi
với môi trường tự nhiên khắc nghiệt.
Trong bối cảnh như vậy, việc điều tra, thu thậ
p, đánh giá tri thức địa
phương ở các dân tộc nói chung, các dân tộc ở vùng cao phía Bắc nói riêng trong

8
lĩnh vực khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường sẽ có nhiều đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội –
văn hoá, sự nghiệp phát triển bền vững ở vùng cao phía Bắc.
2. Mục tiêu
Trên cơ sở thu thập, đánh giá một số tri thức địa phương của một số dân
tộc ở vùng cao phía Bắc trong lĩnh vực khai thác, sử dụng một số nguồn tài
nguyên thiên nhiên và b
ảo vệ môi trường; thực trạng sử dụng và mai một của

chúng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới; đề xuất các giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy các tri thức địa phương của một số dân tộc ở vùng cao phía Bắc
trong khai thác một số nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hiện
nay.
3. Phạm vi, phương pháp, đối tượng và địa bàn điều tra
3.1. Phạm vi dự án
Ph
ạm vi không gian:
Điều tra ở một số dân tộc cư trú ở các tỉnh vùng cao phía Bắc.
Phạm vi thời gian:
Điều tra một số tri thức địa phương tiêu biểu đã hoặc đang được đồng bào
các dân tộc sử dụng trong thực tiễn ở vùng cao phía Bắc. Trong đó chú trọng đến
nhóm tri thức địa phương đang được sử dụng nhưng có nguy cơ mai một; nhóm
tri thức địa phươ
ng đã bị mai một sẽ được dùng để phân tích và tìm nguyên nhân
mai một để đề xuất giải pháp phục hồi, phát huy.
Phạm vi vấn đề:
+ Điều tra về một số tri thức địa phương tiêu biểu của một số dân tộc cư
trú ở vùng cao phía Bắc, trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên đất,
rừng, nước và bảo vệ môi trường.
+ Trên cơ sở điều tra, đánh giá về th
ực trạng sử dụng, hiệu quả mang lại
cũng như sự mai một của các tri thức địa phương nói trên trong thời kỳ CNH,
HĐH; dự án đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy chúng trong công cuộc xoá đói
giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phát triển bền vững vùng cao
phía Bắc.





9
3.2. Phương pháp điều tra
3.2.1. Phương pháp điền dã
Dự án đã tổ chức thành 04 đoàn điều tra, nghiên cứu; mỗi đoàn gồm một
số cán bộ nghiên cứu.
Mỗi đoàn đi điều tra, nghiên cứu ở một số dân tộc, một địa phương đều đã
thực hiện đầy đủ các phương pháp, công cụ của dự án để thu thập tư
liệu, số liệu
liên quan đến dự án với 5 hoạt động cụ thể:
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu,
+ Thực hiện các thảo luận nhóm,
+ Thu thập tài liệu thứ cấp,
+ Tiến hành điều tra xã hội học,
+ Tổ chức 1 cuộc hội thảo về đề tài tại địa phương.
Trên cơ sở kết quả thực địa, tài liệu thu thập được củ
a các thành viên,
trưởng đoàn viết báo cáo tổng hợp về dân tộc/địa phương mình phụ trách.
3.2.2. Phương pháp thống kê số liệu, thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp thống kê số liệu, tư liệu và tài liệu thứ cấp được áp dụng
trong quá trình thu thập và xử lý các số liệu từ các nguồn khác nhau như: các số
liệu, tài liệu liên quan về địa hình, diện tích đất đai, nguồn nước, dân số, dân t
ộc,
diện tích đất nông lâm nghiệp, đất có rừng, đất trống, năng suất lúa, ngô, đậu
tương, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm,… Khi điều tra thực địa, dự án đã tiến hành
khảo sát về thực trạng môi trường ở các thôn trong xã, những vấn đề bức xúc về
môi trường như nước sạch, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, xử lý phân gia súc,
nhà vệ sinh…; thực trạng về rừng và công tác b
ảo vệ rừng, ý thức của cộng đồng
trong việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng; tình hình canh tác lúa nước, đậu
tương, ngô, rau xanh, thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm

3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Dự án đã tiến hành phỏng vấn 400 phiếu hỏi tại địa bàn nghiên cứu. Phân
bố phiếu điều tra theo đối tượng và địa bàn thể hiện ở đối tượng, địa bàn đ
iều tra.
Nội dung cơ bản của các loại phiếu hỏi để nắm được ý kiến của đối tượng
về các vấn đề: Nhận thức về tài nguyên, môi trường, tri thức địa phương, thực
hành tri thức địa phương, mai một tri thức địa phương và giải pháp bảo tồn, phát
huy hiện nay (xem bảng phỏng vấn ở phụ lục báo cáo).

10
Ngoài 400 phiếu điều tra, khảo sát về tri thức địa phương, về thực hành tri
thức địa phương và đánh giá của người dân về tri thức địa phương, sử dụng tri
thức địa phương trong sản xuất và đời sống; các cuộc phỏng vấn sâu, dự án còn
thực hiện một số cuộc thảo luận nhóm phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau, nhóm
nam giới ở các lứa tu
ổi khác nhau, nhóm người già, người có uy tín trong các
dân tộc thiểu số tại địa phương để thu thập thông tin về dự án.
Sau khi xử lý trên phần mềm SPSS, dự án đã có bộ số liệu để phân tích,
đánh giá về tri thức địa phương, hiện trạng sử dụng tri thức địa phương ở các dân
tộc thiểu số vùng cao phía bắc hiện nay; nguyên nhân của thực trạng.
3.2.4. Phương pháp hội thả
o
Phương pháp hội thảo nhằm thu thập ý kiến đánh giá kết quả nghiên cứu,
lấy ý kiến đóng góp, bổ sung thông tin của người dân về các kết quả mà cán bộ
dự án khảo sát, nghiên cứu, thu thập được. Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm
tri thức địa phương cũng như điều tra bằng phiếu phỏng vấn người nghiên cứu
kết hợp với các kỹ năng quan sát, phỏng v
ấn sâu, chụp ảnh, PRA một cách
đồng bộ để thu thập một cách đầy đủ nhất tư liệu tại các địa phương.
3.2.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia đã được chúng tôi sử dụng khi thu thập, phân
loại, đánh giá về tri thức địa phương và hình thành báo cáo tổng hợp. Có 2 hoạt
động chính là:
+ Đặt các chuyên đề khoa học: Dự án đã đặt các chuyên đề và thu sản
phẩm như trình bày ở Kỷ yếu khoa h
ọc của Dự án.
+ Tổ chức phản biện các báo cáo, chuyên đề và sản phẩm đề tài
3.3. Đối tượng và địa bàn điều tra
3.3.1. Đối tượng điều tra
Để thu thập được các tri thức địa phương ở các dân tộc, dự án đã điều tra
các nhóm đối tượng sau:
+ Nhân dân một số dân tộc (chú ý: người già, phụ nữ, người có uy tín, già
làng, trưởng họ, thầy cúng )
+ Các thế hệ cán bộ
lãnh đạo địa phương, nhất là những đồng chí là người
dân tộc thiểu số tại chỗ
+ Trí thức người dân tộc thiểu số tại địa bàn điều tra.
3.3.2. Địa bàn điều tra

11
Theo phương pháp chọn mẫu, dự án chọn 4 tỉnh: Lai Châu, Bắc Kạn, Hà
Giang và Hoà Bình làm địa bàn điều tra. Khi tiến hành điều tra ở mỗi địa
phương, dự án đã thực hiện 5 hoạt động cụ thể như sau:
Tỉnh Lai Châu:
+ Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều tra 100 phiếu (50 phiếu nhân dân + 30 phiếu lãnh đạo địa phương+
20 phiếu trí thức địa phương. Riêng 50 phiếu nhân dân, sẽ có 20 phiếu
điều tra
người già, 20 phiếu điều tra phụ nữ và đối tượng khác là 10 phiếu)
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu

+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Tổ chức hội thảo ở huyện Phong Thổ
Sản phẩm:
Báo cáo nhóm + kỷ yếu hội thảo + tập tài liệu thứ cấp
Tỉnh Bắc Kạn:
+ Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều tra 100 phiếu (50 phi
ếu nhân dân + 30 phiếu lãnh đạo địa phương+
20 phiếu trí thức địa phương. Riêng 50 phiếu nhân dân, sẽ có 20 phiếu điều tra
người già, 20 phiếu điều tra phụ nữ và đối tượng khác là 10 phiếu).
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu
+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Tổ chức hội thảo ở huyện Bạch Thông
Sản phẩm:
Báo cáo nhóm + kỷ yếu hội thảo + tập tài liệu thứ c
ấp
Tỉnh Hà Giang:
+ Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều tra 100 phiếu (50 phiếu nhân dân + 30 phiếu lãnh đạo địa phương+
20 phiếu trí thức địa phương. Riêng 50 phiếu nhân dân, sẽ có 20 phiếu điều tra
người già, 20 phiếu điều tra phụ nữ và đối tượng khác là 10 phiếu).
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu
+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Tổ chức hội thảo ở huyện Xín Mầ
n
Sản phẩm:
Báo cáo nhóm + kỷ yếu hội thảo + tập tài liệu thứ cấp

12
Tỉnh Hoà Bình:

+ Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều tra 100 phiếu (50 phiếu nhân dân + 30 phiếu lãnh đạo địa phương+
20 phiếu trí thức địa phương. Riêng 50 phiếu nhân dân, sẽ có 20 phiếu điều tra
người già, 20 phiếu điều tra phụ nữ và đối tượng khác là 10 phiếu).
+ Thực hiện các phỏng vấn sâu
+ Tổ chức thảo luận nhóm
+ Tổ chức hội thảo ở huyện Tân Lạc
S
ản phẩm:
Báo cáo nhóm + kỷ yếu hội thảo + tập tài liệu thứ cấp
4. Nội dung điều tra
4.1. Điều tra, thu thập, đánh giá tri thức địa phương ở các dân tộc vùng
cao phía Bắc trong khai thác nguồn tài nguyên đất:
- Tri thức địa phương trong quản lý tài nguyên đất
- Tri thức địa phương trong sử dụng, khai thác tài nguyên đất
- Tri thức địa phương trong bảo vệ tài nguyên đất
4.2. Điều tra, thu thập, đánh giá tri thứ
c địa phương ở các dân tộc vùng
cao phía Bắc trong khai thác nguồn tài nguyên rừng:
- Tri thức địa phương trong quản lý tài nguyên rừng
- Tri thức địa phương trong sử dụng, khai thác tài nguyên rừng
- Tri thức địa phương trong bảo vệ tài nguyên rừng
4.3. Điều tra, thu thập, đánh giá tri thức địa phương ở các dân tộc vùng
cao phía Bắc trong khai thác nguồn tài nguyên nước (bao gồm các lĩnh vực:
nước ăn và nước cho sản xuất ):
- Tri thức địa ph
ương trong quản lý tài nguyên nước
- Tri thức địa phương trong sử dụng, khai thác tài nguyên nước
- Tri thức địa phương trong bảo vệ tài nguyên nước
5. Sản phẩm của Dự án

5.1. Báo cáo tổng hợp.
5.2. Báo cáo tóm tắt.
5.3. Kỷ yếu khoa học của dự án.


13
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG, TÀI
NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
1.1. Tri thức địa phương
Thuật ngữ tri thức địa phương (local knowledge) hay kiến thức bản địa
(Indigenous knowledge) từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề
cập. Theo Louise Grenier (1996), kiến thức bản địa là kiến thức của bấ
t kỳ một
cộng đồng nào đã được xác định, nó được tồn tại bên trong và được phát triển
trong những hoàn cảnh cụ thể của tộc người. Tri thức địa phương được tất cả
các thành viên thuộc các lứa tuổi và giới khác nhau trong một cộng đồng tạo
dựng nên. Nó biểu hiện sự tích luỹ của các thế hệ giàu kinh nghiệm qua các quan
sát tinh tế và thử nghiệm công phu, được thể hiệ
n trong văn học dân gian, luật
tục và các tín ngưỡng, nghi lễ. Viện Tái thiết nông thôn quốc tế (IIRR) cũng đưa
ra khái niệm về tri thức bản địa, đó là những kiến thức do người dân của một
cộng đồng phát triển trong nhiều năm và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển kiến
thức này. Kiến thức bản địa không chỉ giới hạn trong một bộ tộc hay một khu
vực dân cư mà nó thuộc quyền sở hữu của tất cả cộng đồng. Ở Việt Nam, khái
niệm tri thức địa phương đầu tiên được các nhà nghiên cứu sinh thái môi trường
đưa ra “là sản phẩm của quá trình lao động, được tích luỹ và hoàn thiện qua
nhiều thế hệ của các cộng đồng địa phương”. Các nhà nghiên cứu khoa học xã
hội cũng đưa ra các nội hàm của thuật ngữ tri thức địa phươ

ng là “tri thức dân
gian” (PGS.TS. Ngô Đức Thịnh) hay là “bản sắc văn hoá tộc người” (PGS.TS.
Diệp Đình Hoa). Theo PGS.TS. Phạm Quang Hoan, “Tri thức địa phương đồng
nghĩa với tri thức bản địa, tri thức dân gian, tri thức tộc người và được hiểu dưới
hai góc độ:
Một là, “ tri thức địa phương” là toàn bộ những hiểu biết, những kinh
nghiệm của tộc người được tích luỹ, chọn lọc và trao truyền từ
thế hệ này sang
thế hệ khác. Vốn tri thức đó phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
cộng đồng để mỗi tộc người sinh tồn. Nói cách khác tri thức địa phương là
phương thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với những điều kiện sinh thái nhân
văn của mỗi tộc người. Cũng có thể coi đó là bản sắc của tộc người.

14
Hai là, “tri thức địa phương” là tri thức của các cộng đồng tộc người cùng
cộng cư trong một vùng sinh thái hay một vùng văn hoá nhất định. Trong trường
hợp này tri thức địa phương có hướng giao lưu và tiếp nhận văn hoá giữa các tộc
người”.
Vị trí, vai trò và đặc điểm của tri thức địa phương:
Ở đây, chúng ta có thể hiểu: tri thức là những hiểu biết có hệ th
ống về thế
giới khách quan, về xã hội và về bản thân con người. Đó là tri thức dân gian và
tri thức khoa học hiện đại (hay tri thức hàn lâm),
Trong các tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tri thức dân gian thường được
dùng dưới dạng cụm từ folk knowledge, connaissances populaires. Nhưng ở một
thời điểm nào đó có người đã đồng nhất tri thức dân gian với tri thức địa phương
(local knowledge, connaissances locales), tri thức truyền th
ống (traditional
knowledge connaissances traditionnelles) và với tri thức bản địa (indigenous
knowledge, connaissances indigenes). Ngược lại, một số nhà nghiên cứu đã

phân biệt sự khác nhau ở một vài khía cạnh của bốn thuật ngữ này. Hơn nữa
cũng có nhà khoa học đã dịch cụm từ folk knowledge ra tiếng Việt là kiến thức
dân gian, cho nên các cụm từ traditional knowledge, local knowledge,
indigenous knowledge đều đã được chuyển dịch thành kiến thức truyề
n thống,
kiến thức địa phương, kiến thức bản địa.
Đặc biệt hơn, thuật ngữ folklore do nhà khảo cổ học người Anh William J.
Thoms đưa ra lần đầu tiên trong một bài báo nhỏ kí bút danh là Ambrose Merton
đăng trên tờ Tạp chí Athnaeum, số ra ngày 22 tháng 8 năm 1846 ở Luân Đôn, có
lẽ mới đầu chỉ hàm chứa một nội dung đơn giản như “Tri thức, trí tuệ của dân
chúng”, hoặc “tri thức dân gian”. Nhưng sau đ
ó, do bộ môn khoa học nhân văn
này phát triển rộng ra toàn thế giới, nên hàm nghĩa của nó cũng được mở rộng
như: “Dân tộc học”, “Văn học dân gian”, “Văn nghệ dân gian”, “Văn hoá dân
gian”, Chính vì thế, hiện nay tri thức dân gian chỉ còn tồn tại như là một thành
tố của Văn hoá dân gian (folklore), và ở một chừng mực nào đó được hiểu tương
đương với các cụm từ thuật ngữ: Tri thứ
c địa phương, tri thức truyền thống, tri
thức bản địa (nhất là trong không gian văn hoá - xã hội của từng tộc người thiểu
số ở Việt Nam).
Còn tri thức khoa học hiện đại (hay tri thức hàn lâm) được thừa nhận là
tương đương với cụm từ thuật ngữ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp: “modern

15
scientific knowledge”, “connaissances scientifiqnes modernes” (academic
knowledge, connaissances académiques). Tức là những hiểu biết được hình
thành bởi cá nhân hay tập thể các nhà khoa học, được hệ thống hoá và truyền lại
qua sách vở, hoặc là một hệ thống những kiến thức được tích luỹ trong quá trình
lịch sử, được thực tiễn kiểm chứng, và phản ánh những quy luật khách quan của
thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con

người có kh
ả năng cải tạo, biến cải thế giới hiện thực. Những tri thức này rất
khách quan, chính xác, có hệ thống và rất phù hợp với đòi hỏi của khoa học hiện
nay. Loại tri thức khoa học hiện đại này có thể bao gồm những dạng tri thức
như: “Tri thức khoa học cơ bản”, “tri thức khoa học tự nhiên”, tri thức khoa hoc
xã hội”, “tri thức khoa học kĩ thuật”, “tri thức khoa họ
c quân sự”, “tri thức khoa
học ứng dụng”,
Tri thức dân gian là gì ?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta nên tham khảo thêm một số
quan niệm về tri thức trong triết học Mác - Lênin cũng như trong công trình
nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Việt Nam:
Trong mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn, triết học Mác - Lênin đã đề
cập tới hai loại tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận
. Cả hai loại tri
thức này không phải chỉ do nhận thức cảm tính
(1)
đạt được, mà còn phải nhờ tới
nhận thức lí tính
(2)
. Do vậy, sẽ phạm phải sai lầm nếu chúng ta đồng nhất tri thức
kinh nghiệm với giai đoạn nhận thức cảm tính. Tri thức bắt nguồn từ kinh
nghiệm, nhưng không phải mọi hoạt động nhận thức riêng biệt đều phải từ kinh
nghiệm. Tri thức không di truyền theo ý nghĩa sinh vật học mà được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác qua con đường xã hội. Trướ
c đây mỗi cá nhân trong
cộng đồng buộc phải tự mình trải qua tất cả kinh nghiệm của cuộc đời, nhưng

(1)
Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, hiểu

biết dưới những hình thức như cảm giác, tri giác, biểu tượng.
(2)
Nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình
nhận thức và được nảy sinh trên cơ sở các tài liệu của nhận thức cảm tính. Muốn nhận thức
được nội dung, bản chất của sự vật, chúng ta phải nhờ đến nhận thức lí tính. Những hình thức
cơ bản của nhận thức lí tính là khái niệm, phán đoán và suy lí. Ở
đây có thể hiểu thêm: Nhận
thức kinh nghiệm và nhận thức lí luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lí
tính, tuy chúng có quan hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, bởi vì trong nhận thức
kinh nghiệm đã bao hàm yếu tố lí tính. Do đó, có thể coi tri thức kinh nghiệm và tri thức lí
luận là những bậc thang của nhận thức lí tính, nhưng khác nhau về trình độ, tính chất phản ánh
hiện thực, về chức năng cũng như về trật tự lịch sử.

16
ngày nay quá trình ấy không còn là tất yếu nữa. Kinh nghiệm cá nhân đã được
tích luỹ và được thay thế ở mức độ đáng kể bởi những kinh nghiệm của nhiều thế
hệ và được khái quát thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lí luận. Vậy tri thức
kinh nghiệm và tri thức lí luận là gì?
Tri thức kinh nghiệm là loại tri thức mà nội dung của nó về cơ bản là thu
nhận được từ kinh nghiệm, từ quan sát và thự
c nghiệm. Ở trình độ tri thức này,
đối tượng của nhận thức được phản ánh từ bình diện các đặc tính và các mối liên
hệ bên ngoài của sự vật. Hay nói một cách khác, tri thức kinh nghiệm là tri thức
nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội
hoặc thực nghiệm khoa học
(3)
. Ở đây, tri thức kinh nghiệm được giới hạn ở lĩnh
vực các sự kiện, miêu tả, phân loại những dữ kiện thu nhận được từ quan sát và
thực nghiệm. Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát, song
mới là bước đầu và còn hạn chế bởi nó chỉ mới đem lại sự hiểu biết về các mặt

riêng rẽ, về các mối liên hệ ở bên ngoài của s
ự vật và còn rời rạc. Ở trình độ tri
thức kinh nghiệm, chúng ta chưa thể nắm bắt được cái tất yếu một cách sâu sắc
nhất và chưa thể hiểu sâu được mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng.
Do đó, “sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó không bao giờ có thể chứng
minh được đầy đủ tính tất yếu” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1994, tr. 718).
Trong cuốn “Dân tộc Nùng ở Vi
ệt Nam” (1992), khi nói về tri thức dân
gian, tác giả Hoàng Nam không có xu hướng nêu rõ quan niệm, mà chỉ dẫn ra
những ví dụ rất cụ thể như tri thức đoán định thời tiết, tri thức chữa một số bệnh
nan y bằng các bài thuốc dân gian độc đáo, tri thức về gái đẻ, về bồi dưỡng sức
khoẻ cho các bà đẻ và tri thức nuôi dạy con trẻ Nhưng đến cuốn “Bước đầu tìm
hiểu văn hoá tộc ng
ười, văn hóa Việt Nam”, ông đã nêu bật được vai trò của tri
thức trên con đường tiếp cận chân lí: Trước khi có chữ viết, trước khi có những
người làm văn chương chuyên nghiệp, văn học nghệ thuật dân gian là kho tàng
tri thức dân gian, và cộng đồng dân cư chính là người chuyên chở kho tri thức đó
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trải qua hàng ngàn năm lao động, nhiều người

(3)
Có hai loại tri thức kinh nghiệm :
Một, tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu nhận được từ những quan sát hàng
ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.
Hai, tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ thực nghiệm khoa học.
Cả hai loại tri thức kinh nghiệm này trong sự phát triển của xã hội, đã ngày càng xâm nhập lẫn
nhau và có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, nhất là trong sự
nghiệp
đổi mới hiện nay.

17

dân tự tổng kết từ thực tiễn, rút ra những tri thức quan trọng trên nhiều mặt của
cuộc sống Và trên con đường tiếp cận chân lí, tri thức khoa học đóng vai trò
chủ đạo, song tri thức dân gian cũng xứng đáng có vị trí của mình. Trân trọng tri
thức dân gian là trân trọng một chân lí khách quan.
Muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cũng nên tham khảo thêm quan
niệm của Ngô Đức Thịnh về tri thức dân gian. Chẳng hạ
n như tri thức dân gian
(tri thức địa phương) là tri thức phi học đường, là vốn kinh nghiệm mà con người
tích luỹ được qua quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng và biến đổi môi
trường tự nhiên và xã hội, phục vụ lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân.
Vốn tri thức ấy tồn tại và phát triển chủ yếu không thông qua con đường học vấn
và sách vở, mà thường truyền tụng và làm phong phú hơn thông qua trí nhớ và
truyền mi
ệng, qua các câu châm ngôn, thành ngữ, tục ngữ, qua thực hành lao
động nghề nghiệp hàng ngày của người nông dân, thợ thủ công, người đánh cá
và chăn nuôi Có thể phân chia vốn tri thức dân gian của các dân tộc ra thành
các loại: 1) Tri thức về tự nhiên và môi trường, 2) Tri thức về bản thân con
người, 3) Tri thức về sản xuất, 4) Tri thức về quản lí xã hội, cộng đồng (Ngô
Đức Thịnh, 1995, tr.70). Năm năm sau, trong một bài nghiên cứu về các hiện
tượng vă
n hoá phi vật thể, tác giả lại có dịp bổ sung thêm quan niệm của mình về
vấn đề này: Tri thức dân gian (folk knowledge) cũng là một lĩnh vực của văn hoá
phi vật thể. Tri thức dân gian là toàn bộ những hiểu biết của cộng đồng về tự
nhiên, xã hội và bản thân con người, được tích luỹ trong trường kì lịch sử qua
kinh nghiệm (trải nghiệm) của bản thân cộng đồng đó. Tri thức dân gian ấy
được
trao truyền cho các thế hệ kế tiếp thông qua trí nhớ, truyền miệng và thực hành
xã hội. Nó giúp cho con người có được những ứng xử thích hợp với môi trường
tự nhiên, điều hoà các quan hệ xã hội, những hiểu biết cần thiết trong sản xuất,
trong dưỡng sinh và trị bệnh. Tri thức dân gian của mỗi cộng đồng tương thích

với môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội và trình độ phát triển văn hoá nh
ất
định.
Tóm tắt một số đặc điểm của tri thức địa phương:
Tri thức dân gian được hình thành, phát triển qua thử thách thực tiễn trong
lịch sử tộc người (hay lịch sử của cộng đồng cư dân) tại các địa phương cụ thể.
Sự hiểu biết về tri thức dân gian rất khác nhau giữa nam giới và nữ giới,
giữa người nhiều tuổi và người ít tu
ổi. Do đó, yếu tố tuổi và cơ cấu giới được thể

18
hiện rất rõ trong tri thức dân gian .
Tri thức dân gian thường được phổ biến từ thế hệ này sang thế hệ khác qua
trí nhớ, truyền miệng, qua phong tục tập quán, truyện kể, thơ ca dân gian, qua
thực hành lao động nghề nghiệp của cư dân địa phương (cá nhân, gia đình, dòng
họ, cộng đồng).
Tri thức dân gian rất đa dạng ngay trong một vùng, một địa phương nhỏ,
và có khả năng thích ứng cao với môi trường t
ự nhiên, môi trường xã hội của
từng địa phương - nơi đã sản sinh và phát triển tri thức dân gian đó.
Tri thức dân gian luôn gắn liền và hoà hợp với nền văn hoá truyền thống,
tập tục địa phương, vì thế khả năng tiếp thu, ứng dụng nó trong cộng đồng là rất
dễ dàng và có hiệu quả.
Tri thức dân gian tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm, tiên nghiệm
và cảm nhận, nhưng lại được rút ra từ hoạt động thực tiễn của con người, nên nó
rất đúng và có giá trị thiết thực trong xã hội hiện đại.
Sự khác nhau giữa tri thức địa phương và tri thức khoa học hiện đại:
Khác với tri thức dân gian, tri thức khoa học hiện đại phải trải qua sáng
chế phát minh của cá nhân hay của tập thể các nhà khoa học, qua thử nghiệm,
qua giáo dục và phổ c

ập mới có thể tới được quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tri
thức khoa học hiện đại lại mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại
sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng
khách quan. Vì vậy, tri thức khoa học hiện đại thể hiện tính chân lí một cách sâu
sắc, chính xác, hệ thống và có căn cứ khoa học hơn, nghĩa là có tính bản chấ
t sâu
sắc hơn. Do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến rộng hơn nhiều so với
tri thức dân gian .
Còn tri thức dân gian không giống với tri thức khoa học hiện đại ở chỗ nó
được hình thành chủ yếu dựa vào sự tích luỹ, mò mẫm, chứ không phải dựa vào
các thí nghiệm mang tính khoa học và có hệ thống. Nó là vốn tri thức của nhân
dân lao động địa phương (hay của cộng đồng tộ
c người) đang được lưu truyền
trong dân chúng và được người dân lao động địa phương thực hành trong cuộc
sống hằng ngày. Tri thức dân gian rất có ích trong việc quản lý môi trường tự
nhiên và xã hội (hệ sinh thái nhân văn). Nó chứa đựng các giá trị văn hoá như
một nguồn thông tin có xu hướng dài lâu và những sự cố bất thường có thể
không xảy ra trong khoảng thời gian mà các nhà khoa học đang tiến hành nghiên

19
cứu ở ngay địa phương (hay tộc người) đó. Tuy nhiên, tri thức dân gian của nhân
dân lao động địa phương (hay của cộng đồng tộc người) thường khó so sánh
được với những tri thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn như: Những người nông
dân ở vùng cao không biết gì về vi sinh vật và nấm bệnh bởi vì họ không có tri
thức khoa học về vi sinh vật học và kĩ thuật thích hợp để lĩnh hộ
i chúng. Nhưng
họ lại có thể nhận ra rằng cây họ đậu có khả năng cải tạo độ phì nhiêu cho đất
mà họ không thể hiểu vì sao điều đó thường xảy ra. Có lẽ đây là điểm hội tụ giữa
tri thức dân gian của nhân dân lao động địa phương và tri thức khoa học hiện đại
của các nhà khoa học.

Qua ví dụ này, theo chúng tôi, các nhà khoa học phải có nhiệm vụ nghiên
cứu, họ
c hỏi tri thức dân gian và phải sử dụng vốn tri thức này như một nguồn ý
tưởng và giả thiết, đồng thời kiểm tra nguồn giả thiết đó trong khuôn khổ của tri
thức khoa học hiện đại.
Hơn nữa, các nhà khoa học phải ghi nhận và phân tích các giá trị độc đáo
của tri thức dân gian trong những điều kiện thích hợp, cụ thể để ứng dụng nguồn
tri thứ
c này vào trong các chương trình phát triển bền vững vùng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể tham khảo thêm sự khác
nhau giữa tri thức dân gian và tri thức khoa học hiện đại ở bảng dưới:

Bảng so sánh giữa tri thức địa phương và tri thức khoa học

Lĩnh vực so sánh Tri thức địa phương Tri thức khoa học hiện đạ
i
1. Mối quan hệ Phụ thuộc Chi phối
2. Phổ biến Trí nhớ, truyền miệng,
qua truyện kể dân gian,
tục ngữ, ca dao, phong
tục tập quán, nghi lễ
tôn giáo, và mang
tính khách quan
Sách vở, học vấn, có
tính chất kinh điển và
mang tính chủ quan.

20
3. Hiệu quả
3.1.Tạo dữ liệu, giải

thích
3.2. Phân loại sinh học
Chậm/ chưa kết luận
Tinh thần
Có tính sinh thái
Nhanh/ khoa học
Giả thuyết/ quy luật
Theo di truyền và thứ
bậc
4. Phạm vi ứng dụng Hẹp (địa phương, tộc
người)
Rộng (trên toàn thế giới)
(Louise Grenier, 1997)
Một số hạn chế của tri thức địa phương:
Chính việc xem xét một số đặc điểm của tri thức dân gian và sự khác nhau
giữa tri thức dân gian và tri thức khoa học hiện đại, chúng ta có thể rút ra một số
hạn chế nhất định của tri thức dân gian như sau:
- Do tính địa phương (hay tính bản địa, tính tộc người) rất cao, nên tri thức
dân gian khó phổ biến rộng sang cộng đồng dân c
ư (hay cộng đồng tộc người)
khác.
- Do độ chính xác kém hơn tri thức khoa học hiện đại, nên rất khó cho
việc sử dụng tri thức dân gian để đo đạc và kiểm tra thực hành. Trong thực tế ở
vùng cao nước ta, một số tri thức dân gian có liên quan đến tập tục du canh quay
vòng có thể không còn phù hợp nữa do áp lực gia tăng dân số.
Như vậy, không thể cho rằng quan niệm truyền thống của nhân dân lao
động
địa phương về tri thức dân gian của họ, về mối quan hệ gắn kết giữa con
người với môi trường tự nhiên đã thể hiện một cách hoàn chỉnh, khoa học. Rõ
ràng trong quan niệm truyền thống về tri thức dân gian và mối quan hệ giữa con

người với thiên nhiên đã không dựa trên cơ sở khoa học chính thống, mà thường
dựa vào kinh nghiệm đến mức mê tín, duy tâm, thần bí. Nhân dân lao động địa
phương đã s
ống trong nền văn hoá dân gian của họ, trong mối quan hệ khăng
khít với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội qua hàng thế kỷ, nên tri thức
dân gian của họ đã được thử thách qua áp lực chọn lọc mạnh mẽ và dài lâu trong
quá trình tiến hoá của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; đồng thời cũng
là một tiến trình tích lũy qua kinh nghiệm, chiêm nghiệm, và sự thích ứng nhờ
tiếp xúc chặt chẽ với những
điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù.
Mặc dù là còn có những hạn chế, nhưng tri thức dân gian vẫn có vai trò rất
to lớn trong môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mỗi tộc người, là
nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng, có thể giúp ích rất nhiều cho tiến trình

21
phát triển bền vững của cộng đồng dân tộc theo phương châm ít tốn kém, có sự
tham gia tích cực của nhân dân lao động địa phương (hay của tộc người) và đạt
được những thành quả nhất định trong các lĩnh vực như văn hoá, nông, lâm, ngư
nghiệp, môi trường, khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế,
1.2. Tài nguyên và vấn đề suy thoái tài nguyên
Theo Luật Bảo vệ môi trường, tài nguyên có nghĩa rộng là “toàn bộ các
yế
u tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ
cuộc sống và sự phát triển của mình”. Người ta thường phân biệt tài nguyên có
thể tái sinh (đất đai, rừng, biển ) và tài nguyên không thể tái sinh (khoáng sản,
năng lượng). Căn cứ vào giá trị sử dụng của các loại tài nguyên, trong quản lý,
người ta còn phân biệt tỷ mỉ hơn nữa, như: tài nguyên khoáng sản có khoáng s
ản
kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quí hiếm) và khoáng sản phi kim
loại (đá quý, dầu mỏ, khí đốt, vật liệu xây dựng ). Theo nghĩa hẹp, tài nguyên là

các nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên liệu cho các hoạt
động chế tác của mình để có được vật dụng. Khi nói đến tài nguyên theo nghĩa
này chủ yếu là muốn nói đến tài nguyên khoáng sản, đất đai, lâm thổ sản Ở
nước ta, tài nguyên gồm các loạ
i chủ yếu sau:
Tài nguyên đất:
Đất canh tác chiếm 21% diện tích lãnh thổ, bình quân đất canh tác theo
đầu người ở nông thôn là 0,14 ha.
Tài nguyên rừng:
Trong thảm rừng, ngoài các loại gỗ còn có nhiều loại tài nguyên khác, như
nguồn dược liệu, động, thực vật quý hiếm
Tài nguyên ngư nghiệp:
Loại tài nguyên này rất phong phú, có ở cả vùng nước ngọt, nước lợ và
nước mặn với nhiều chủng loại thuỷ, hả
i sản khác nhau. Đó là 1 triệu ha nước
nội địa, 1 triệu ha nước lợ, nước mặn; đặc biệt là 3.260 km bờ biển với nhiều ngư
trường có tiềm năng phong phú về hải sản, hệ sinh thái biển và những kỳ quan
thiên nhiên hấp dẫn.
Tài nguyên khoáng sản và năng lượng:
Theo Luật khoáng sản năm 1996, khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất,
trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vậ
t, khoáng chất ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng vật, khoáng chất

22
ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản. Theo
đó, hiện tại nước ta có khoảng 3.500 mỏ và điểm quặng của 80 loại khoáng sản;
trong đó có hơn 32 loại và trên 270 mỏ và điểm quặng đã được đưa vào khai thác
hoặc thiết kế khai thác.
Nguồn năng lượng thuỷ lực (thuỷ điện) ở nước ta khá phong phú, phân bố

rộng khắp từ Bắ
c đến Nam. Nguồn nước to lớn đã tạo ra tiềm năng tài nguyên
thuỷ điện với tổng công suất đạt khoảng 30 triệu KW.
Với các nguồn tài nguyên phong phú nói trên cộng với những ưu thế lớn
về khí hậu, sinh học và hệ sinh thái, vị trí địa lý, nước ta hoàn toàn có đủ các
điều kiện để hình thành và phát triển một nền kinh tế đa dạng, tạo thuận lợi cho
quá trình CNH, HĐH đất n
ước.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên con người phục vụ mục tiêu phát triển KT - XH cho từng
thời kỳ, nhất là thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, cho từng vùng và cho cả nước
luôn đặt ra những bài toán KT - XH và bảo vệ môi trường phức tạp.
Tình hình suy thoái tài nguyên được thể hiện trên các lĩnh vực sau:
- Tài nguyên đất đang bị suy thoái và ô nhiễm do việc khai thác, sử dụng
lãng phí và không đúng kỹ thuậ
t. Điển hình như việc sử dụng không hợp lý phân
bón hoá học, thuốc trừ sâu cùng với việc xả nước thải công nghiệp chưa qua xử
lý vào môi trường đất. Môi trường đất bị ô nhiễm đã dẫn đến hậu quả là phá hoại
tầng sinh vật sống, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, độ an toàn của thực
phẩm
- Nạn đốt rừng, khai thác rừng bừ
a bãi, săn bắt quá mức đã dẫn đến hậu
quả là nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng, suy
giảm đáng kể tính đa dạng sinh học, gây nguy cơ làm tuyệt chủng một số loài
động vật quý hiếm.
- Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật, các bãi san hô, rừng
ngập mặn đã và đang bị suy giảm; môi trường biển bắt đầu bị ô nhi
ễm trước hết
do các hoạt động vận chuyển, khai thác dầu mỏ và các hoạt động trên biển.
- Các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật

và các hệ sinh thái đang được sử dụng không hợp lý nên đang có xu hướng
nghèo đi và cạn kiệt dần.
1.3. Môi trường và vấn đề suy thoái môi trường

23
Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài, có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Theo đó, bất cứ một vật thể, một sự kiện
nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.
Đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu cụ thể, khái niệm môi
trường có các nội dung tương ứ
ng:
Đối với các cơ thể sống, môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và phát triển của cơ thể.
Đối với con người, môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học,
sinh học, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng
cá nhân cũng như toàn thể cộ
ng đồng.
Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta (thông qua ngày 10/1/1994) đã quy
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Điều 1, Luật Bảo vệ môi
trường, 1993).
Thành phần môi trường bao gồm các yếu tố
: không khí, nước, đất, âm
thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác (Điều 2, Luật Bảo
vệ môi trường, 1993).
Riêng đối với môi trường sống của con người, người ta còn phân chia
thành: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo.

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học
(thườ
ng được gọi chung là môi trường vật lý), sinh học, tồn tại khách quan ngoài
ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người.
Môi truờng xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người.
Cộng đồng con người hợp lại thành quốc gia, xã hội từ đó tạo nên các hình thái
tổ chức, các thể chế kinh tế – xã hội.
Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vậ
t lý, sinh học, xã hội do
con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Ba loại môi trường kể trên luôn tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và
tương tác chặt chẽ với nhau. Vì thế, sự suy thoái và cạn kiệt nguồn tài nguyên

24
thiên nhiên sẽ dẫn đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây tác hại
đến môi trường sống của con người.
1.4. Tri thức địa phương các dân tộc thiểu số về khai thác tài nguyên,
bảo vệ môi trường
Tri thức địa phương của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta rất đa
dạng và phong phú. Nó được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau trong cuộc
sống của cộng đồng tộ
c người, bao gồm những kinh nghiệm trong sản xuất nông
nghiệp, kinh nghiệm trong việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
những kinh nghiệm trong chăm sóc sức khoẻ và y học dân gian, kinh nghiệm
trong đoán định thời tiết, cách tính thời gian,… Như vậy, có thể nói tri thức địa
phương của đồng bào các dân tộc thiểu số là những hiểu biết, thích nghi với
những điều kiện sống của mỗ
i cộng đồng, mỗi tộc người trong quá trình phát
triển với những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, xã hội riêng của mình.
Như vậy, nói đến tri thức dân gian là nói tới những kinh nghiệm của người

dân địa phương hay của tộc người bản địa. Những kinh nghiệm này có được là
do tích luỹ nhiều đời mà người dân hoặc tộc người từ nơi khác mới đến không
có, hay chưa có đượ
c. Có lẽ đây chính là những hiểu biết có hệ thống về sự vật,
về môi trường tự nhiên (hệ sinh thái) và xã hội (hệ xã hội) của các cộng đồng
dân cư trên các quy mô lãnh thổ khác nhau. Nó được hình thành, phát triển và
tồn tại lâu dài trong quá trình lịch sử của cộng đồng dân cư bản địa (hay của
cộng đồng tộc người) với sự tham gia của mọi thành viên trong cộng đồng (già,
trẻ, gái, trai, đàn ông, đ
àn bà, hoặc cụ thể hơn là những già làng, trưởng bản,
trưởng thôn, những ông lang, những bà đỡ, nông dân, ngư dân, thợ săn, ). Nó
cũng được bảo tồn trong các truyện kể dân gian, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lời
ca, tiếng hát, trong lời giáo huấn, bài cúng lễ, luật tục, hương ước, quy ước,
phong tục tập quán và trong nhiều nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo Loại tri thức này
được tạo dựng trên một dòng đời mà con người thừa nhận quy
ền lợi của giới tự
nhiên và học hỏi qua những thử thách, sai lầm với sự quan sát và thực nghiệm
không ngừng
Như ví dụ nghiên cứu điển hình trên đã minh chứng, sự tác động lẫn nhau
giữa tri thức dân gian và môi trường có một vai trò phức hợp và biện chứng.
Thành công mà một nhóm tộc người được hưởng là do kết quả của quá trình sở
hữu các giá trị nhất định của tri thứ
c dân gian bản địa, có thể đã tạo ra những

×