HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2010
ĐỀ TÀI:
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở
VÙNG TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ MIỀN
TRUNG (QUA KHẢO SÁT Ở QUẢNG NAM
VÀ ĐÀ NẴNG)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THS. NGUYỄN DŨNG ANH
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH
CHÍNH KHU VỰC III
MÃ SỐ: B.10.29
8264
ĐÀ NẴNG: 12-2010
CÁC THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI
1. THS. NGUYỄN DŨNG ANH CHỦ NHIỆM
2. THS. TRẦN ĐÌNH CHÍN THƯ KÝ
3. THS.TRẦN THỊ MINH AN THÀNH VIÊN
4. TS.TRẦN THỊ BÍCH HẠNH THÀNH VIÊN
5. PGS,TS. PHẠM HẢO THÀNH VIÊN
6. THS. LÊ TRUNG HƯNG THÀNH VIÊN
7. TS. ĐỖ THANH PHƯƠNG THÀNH VIÊN
8. PGS,TS.NGUYỄN THẾ TRÀM THÀNH VIÊN
9. THS.PHẠM QUỐC TUẤN THÀNH VIÊN
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA
17
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về việc làm và việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất
17
1.2. Thu hồi đất để công nghiệp hoá, đô thị hoá- một tất yếu khách quan 26
1.3. Một số kinh nghiệm trong và ngoài nước về giải quyết việc làm cho
lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá
39
1.4. Nhận thức của người lao động bị thu hồi đất ở Quảng Nam và Đà
Nẵng về vấn đề việc làm trong giai đoạn hiện nay
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở
QUẢNG NAM VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
46
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội của vùng 46
2.2. Thực trạng chất lượng lực lượng lao động và tình hình việc làm cuả
lao động bị thu hồi đất
58
2.3. Tình hình giải quyết việc làm 76
2.3.1. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
77
2.3.2. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 87
2.3.3.Những hạn chế và một số vấn đề đặt ra 100
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG VÙNG BỊ THU HỒI ĐẤT KHU VỰC
TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ MIỀN TRUNG TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
108
4
3.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động thu hồi đất 108
3.2. Một số giải pháp chủ yếu 113
3.2.1. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế
hoạch vùng đất nông nghiệp cần thiết phải giải tỏa
114
3.2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hình thức,
cách thức đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất
115
3.2.3. Thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động thu hồi đất
và giải quyết tốt công tác tái định cư nhằm “an cư lạc nghiệp”
cho lao động thu hồi đất, đồng thời thực hiện có hiệu quả chính
sách xóa đói, giảm nghèo
122
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế giải quyết việc làm cho lao động mất đất
126
3.2.5. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững,
nhằm tạo thuận lợi cho việc giải quyết việc làm cho lao động bị
thu hồi đất
130
3.2.6. Tăng cường trách nhiệm đối với các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất kinh doanh ở vùng bị thu hồi đất trong việc giải quyết việc
làm cho lao động nhường đất
134
3.2.7. Tăng cường giáo dục tính chủ động về tự tạo và tìm kiếm việc làm
cho lao động bị thu hồi đất
136
3.2.8. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và tạo điều kiện thuận lợi
cho lao động bị thu đất được tham gia
137
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
BẢN KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI 148
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm cho người lao động luôn là một vấn đề được tất cả các
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đây không chỉ là quan tâm
giải quyết các vấn đề thu nhập, ổn định cuộc sống cho cá nhân và gia đình
người lao động, mà còn là vấn đề của sự phát triển quốc gia.
Song để giải quy
ết vấn đề trên không đơn giản trong điều kiện hiện
nay, khi mà tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trên thế giới ngày càng có
những biến động đáng quan ngại, nhất là đối với các nước đang phát triển, các
nước nghèo. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, từ năm 2001 đến 2007,
hàng năm có khoảng trên tám trăm triệu người thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm, con số này t
ập trung chủ yếu ở các nước nghèo, các nước đang phát
triển. Riêng khu vực nông thôn của Trung Quốc trong giai đoạn 2000- 2007
luôn dư thừa ở mức khoảng trên 50 triệu lao động, và chỉ trong 6 tháng từ
tháng 10- 2008 đến đầu tháng 3- 2009, những tác động xấu từ cuộc khủng
hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu đã làm cho 20 triệu người lao động Trung
Quốc bị mất việc làm. Riêng đối với nước Mỹ, một nền kinh tế hùng m
ạnh
nhất thế giới, cuộc khủng hoảng này đã làm hơn 2 triệu lao động bị mất việc
làm
1
, đẩy tỷ lệ thất nghiệp trong lực lượng lao động của nước Mỹ lên trên
8,5%, một tỷ lệ cao nhất từ sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 đến
nay, gây ra nhiều quan ngại trong việc bình ổn chính trị- xã hội của chính
quyền tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Điều đó cho thấy, vấn đề việc
làm luôn là một vấn đề đặt ra hết sức b
ức thiết của tất cả các quốc gia trên thế
giới, nó không miễn trừ bất cứ quốc gia nào.
Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn
với trên 45 triệu lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm gần 70%.
Mặc dù trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối
khá, song do quy mô nền kinh tế còn quá nhỏ bé nên khả năng t
ạo việc làm
mới cho lao động nói chung, lao động nông thôn nói riêng, rất khó khăn. Quá
trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho việc làm trong nông
1
Chỉ riêng trong tháng 3/2009 đã có 663 ngàn lao động Mỹ bị mất việc.
6
nghiệp bị thu hẹp nhanh chóng, số lao động dôi dư từ nông nghiệp ngày một
lớn, trong khi đó bản thân họ hầu hết là lao động phổ thông, chưa có một sự
chuẩn bị chuyển đổi nghề nên việc giải quyết việc làm cho lao động nông
nghiệp hiện đang là vấn đề rất nan giải. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế-
tài chính toàn cầu diễn ra từ năm 2008
đến nay đã đẩy nền kinh tế thế giới,
trong đó có Việt Nam, lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng, sản xuất kinh
doanh bị thu hẹp, thêm hàng chục vạn lao động bị mất việc làm, làm cho tình
trạng thiếu việc làm, thất nghiệp diễn ra thêm căng thẳng hơn. Theo số liệu
thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở nước ta trong giai đoạn
2000- 2006 luôn ở mức trên 5,5%
1
, riêng khu vực thành thị, tỷ lệ này dao
động ở mức trên 4,8%/ năm. Và theo ước đoán của các nhà quản lý, số lao
động bị mất việc làm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính
toàn cầu vừa qua đã làm cho hàng chục ngàn doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc
đình sản xuất thì sẽ có khoảng gần 0,5 triệu lao động bị mất việc làm trong
năm 2009. Điều này dự báo một thời kỳ m
ới đầy khó khăn trong việc thực
hiện các chính sách giải quyết việc làm của Đảng và Nhà nước ta trong thời
gian tới.
Cùng với tình hình trên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận
diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ sự phát triển đô thị và các khu kinh tế,
khu- cụm công nghiệp. Vì vậy, không có con
đường nào khác, hàng vạn hộ
gia đình nông nghiệp, nông thôn phải hy sinh những quyền lợi cơ bản của
mình là nhường đất, một tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người nông dân
cho các dự án, và vì vậy sẽ có hàng triệu lao động nông nghiệp buộc phải
chuyển đổi nghề do bị mất đất sản xuất. Điều đó đã tác động đến toàn bộ hoạt
động kinh tế
- xã hội của đối tượng dân cư phải nhường đất, nhưng tác động
lớn nhất là do bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông
nghiệp sang các ngành nghề khác, trong khi bản thân họ chưa chuẩn bị cho
mình những điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện sự chuyển đổi đó.
Chính vì vậy, việc thực hiện các dự án để ph
ục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
đô thị hoá thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ. Các
vấn đề như việc làm, thu nhập, đời sống cho hộ nông dân bị thu hồi đất nông
1
Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7
nghiệp, đảm bảo cuộc sống cho dân tái định cư; hạn chế và đối phó với các tệ
nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự xã hội; bảo vệ môi trường,… đang ngày
càng cho thấy gặp phải rất nhiều khó khăn.
Riêng đối với các tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ, trong những
năm qua, để xây dựng và phát triển, các địa phương trong khu vực đã triển
khai hàng ngàn dự án phát triển. Đồng thời với nó là có hàng trăm ngàn hộ gia
đình phải di dời đến các khu tái định cư mới, hàng chục vạn hecta đất nông
nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, làm cho nguồn thu nhập quan
trọng nhất của người nông dân trong nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy rằng, chính quyền các cấp đã có nhiều cách thức giúp các đối tượng này
có thể nhanh chóng ổn định cuộc s
ống, nhưng do thực lực còn yếu, hoặc do
thiếu tính toán một cách khoa học, đầy đủ, đến nay nhiều nông dân bị mất đất
vẫn chưa ổn định nơi ăn, chốn ở, chưa thể tìm ra cho riêng mình một cách
mưu sinh ổn định lâu dài. Thực tiễn sự nghiệp công nghiệp hoá, đô thị hóa ở
khu vực thời gian qua cho thấy, trong các khó khăn khi tiến hành công nghiệp
hoá, đô thị hoá, khó khăn nhất là t
ạo công ăn, việc làm cho người lao động ở
các vùng bị thu hồi đất để xây dựng các dự án, các khu kinh tế, khu công
nghiệp và phát triển đô thị. Có thể thấy những khó khăn, nan giải đó qua thực
tế ở một số nơi có tính tiêu biểu sau:
- Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), đến nay dự án đã được quy hoạch
và di dời dân cư gần mười năm, nhưng việc ổn định đời s
ống, việc làm cho hàng
vạn hộ dân cư ở các khu định cư mới vẫn chưa ổn định. Theo thống kê của
UBND huyện Bình Sơn, trong hơn 55.000 người di dời do phải nhường đất cho
việc xây dựng khu kinh tế Dung Quất đến nơi ở mới, chỉ có gần 22.000 người có
việc làm nhưng chỉ là buôn bán tạm bợ tại các công trường, hoặc là lao động phổ
thông theo mùa vụ cho các công ty, số còn lại phải làm
đủ thứ việc khác nhau
Riêng xã Bình Trị, huyện Bình Sơn là địa phương có số hộ dân di dời nhiều nhất
ở Khu kinh tế Dung Quất nhưng cũng chỉ có khoảng 30% số người tìm được
việc làm. Không có việc làm, thiếu việc làm hoặc việc làm không đầy đủ, tất yếu
sẽ dẫn đến mức sống bị giảm sút nhanh chóng. Qua khảo sát, điều tra sơ bộ ở
771 hộ gia đình củ
a người dân thuộc diện di dời, tái định cư ở Khu kinh tế Dung
Quất (do Uỷ ban Nhân dân Huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi tiến hành) về đời sống
và điều kiện sinh hoạt, thì có trên 50% số hộ có mức sống giảm so với nơi ở cũ.
8
- Ở Quảng Nam chỉ tính từ năm 2004 đến 2008, toàn tỉnh có tới 447
phương án giải phóng mặt bằng được thực hiện, tổng diện tích đất thu hồi lên
tới gần 22,2 triệu m
2
, trong đó có hơn 15,8 triệu m
2
đất sản xuất nông nghiệp
và hơn 1,3 triệu m
2
đất ở. Trong số gần 50 nghìn hộ có đất bị thu hồi, có hơn
10.000 hộ thuộc diện phải bố trí tái định cư (TĐC); số lao động bị ảnh hưởng
do mất việc, mất nghề lên tới hơn 30.000 người. Trong số lao động buộc phải
nhường đất nông nghiệp đến nay mới có khoảng 35% ổn định được việc làm,
số còn lại phải đi làm thuê theo kiểu g
ặp đâu làm đó, hoặc đi khai phá các
nguồn tài nguyên (đào vàng, khai thác gỗ trên rừng) và vô số công việc khác
mà bản thân họ ở nơi ở cũ trước đây chưa hề nghĩ đến
- Ở Thừa Thiên Huế, đã hơn 4 năm trôi qua, kể từ ngày làng tái định cư
Khe Sòng (xã Dương Hoà, Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế) được thành lập.
Cuộc sống của hơn 300 con người nơi đây lặng l
ẽ trôi trong muôn vàn khó
khăn chồng chất, và những đứa trẻ cũng chưa một lần có trong ý nghĩ được
đón tết Trung thu… do bố mẹ nó không biết phải làm gì để có cuộc sống no
đủ, ổn định. Trong những ngôi nhà xây tươm tất từ tiền đền bù, hỗ trợ tái
định cư, nhiều gia đình phải chạy ngược chạy xuôi, mùa mưa làm rẫy, mùa
nắng bóc vỏ cây thuê cũng chỉ đủ miếng cơ
m manh áo qua ngày. Trong 64 hộ
dân ở khu tái định cư Khe Sòng là 64 hoàn cảnh khó khăn, những đứa trẻ nơi
đây lớn lên trong thiếu thốn đủ điều. Với các em được ăn no, được cha mẹ
cho đến trường đã là một điều hết sức may mắn. Hoặc như khu tái định cư của
49 hộ dân tại phường Phú Hiệp, thành phố Huế, do thiếu công ăn việc làm
nên đói nghèo, tảo hôn và tệ n
ạn xã hội xảy ra nghiêm trọng suốt gần 10 năm
qua mà các cấp chính quyền ở đây vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
- Ở Đà Nẵng, hàng vạn người dân lao động ở các quận Sơn Trà, Liên
Chiểu, Ngũ Hành Sơn, sau khi nhường đất để xây dựng các khu công nghiệp,
khu kinh tế và phát triển đô thị cũng đồng thời mất luôn việc làm mà lâu nay
nhờ đó họ có thu nhập
ổn định cuộc sống. Khi đến các khu tái định cư mới, do
đa số là lao động phổ thông, với nghề nông, đánh bắt cá trên sông, hoặc buôn
gánh, bán bưng, nên phải loay hoay, chạy tất tả khắp nơi để tìm một việc làm
nào đó mưu sinh, nhưng cũng chỉ được ngày nào hay ngày ấy. Để giải quyết
việc làm, an cư, lạc nghiệp cho người dân vùng bị thu hồi đất cho các dự án
phát triển, UBND thành phố Đ
à Nẵng đã ban hành nhiều quy định nhằm hỗ
9
trợ chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống đối với đối tượng trong diện thu
hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa trên địa bàn, tuy nhiên, các giải pháp này vẫn
chưa thể giải quyết dứt điểm bài toán ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân
bị thu hồi đất
Với thực tế trên đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên c
ứu giải quyết, nhất
là làm sao để người dân sau khi nhường đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, đô thị hóa khu vực có được công ăn việc làm ổn định. Đây là một vấn đề
rất nóng nếu nhìn từ góc độ phát triển, ngay cả trước mắt hoặc lâu dài. Bởi vì,
nếu không có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục, việc xây dựng và phát
triển trong tương lai sẽ khó kh
ăn, và các vấn đề xã hội nảy sinh sẽ ngày càng
phức tạp hơn. Một câu hỏi lớn của khu vực đang đặt ra hết sức cấp bách là:
làm thế nào để giải quyết việc làm cho lao động- những người dân phải hy
sinh quyền lợi riêng của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, đô
thị hoá ở khu vực? Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với lãnh đạ
o của các
các tỉnh trong vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ , mà còn đối với Đảng, Nhà
nước và các nhà khoa học hiện nay.
Để góp phần giải quyết vấn đề bức xúc vừa nêu, việc triển khai nghiên
cứu đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ (qua khảo sát
ở tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng
" là sự cần thiết có tính cấp bách
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề việc làm nói chung, việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
trong qúa trình công nghiệp hoá, đô thị
hoá đất nước nói riêng, là một vấn đề
rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời cũng rất nhạy cảm và
tác động sâu rộng đến sự thành công của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, nên được rất nhiều người quan tâm. Có thể giới thiệu tình hình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này qua một số công trình và tác giả có tính tiêu
biểu sau.
2.1. Các nhà kinh điển Mác- Lênin
C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nhà xu
ất bản Sự thật,
Hà Nội.
Trong tập 23 này, Mác- Ăngghen nghiên cứu về quá trình sản xuất tư
bản chủ nghĩa, trong đó việc nghiên cứu về hàng hoá sức lao động có ý nghĩa
10
đặc biệt để phát hiện ra quy luật sản xuất giá trị thặng dư trong nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Những nghiên cứu của các ông về hàng hoá sức lao động,
về sự sản xuất ra giá trị thặng dư, về ngày lao động, sự phân công lao động và
công trường thủ công, sự thay đổi trong đại lượng giá cả sức lao động và của
giá trị thặng dư, sự
chuyển hoá giá trị sức lao động hay giá cả sức lao động
thành tiền công, quá trình tích luỹ tư bản được chuyển tải trong tập 23 đã
cung cấp những cơ sở khoa học cơ bản, trong đó có quan niệm về lao động,
việc làm, cho các nhà kinh tế mác- xít khi, các nhà nghiên cứu kinh tế nghiên
cứu về các nền kinh tế trên thế giới, cũng như các vấn đề phát sinh trong xây
dựng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Đồng thờ
i cũng là kim chỉ Nam
để Đảng, Nhà nước ta hoạch định đường lối phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
2.2. Các công trình nước ngoài
- J.M.Keynes (1996), Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Ông
đã xem việc làm trong mối quan hệ chặt chẽ với sản lượng- thu nhập- tiêu
dùng- đầu tư- tiết kiệm. Ông cho rằng, do tâm lý của quần chúng, nên t
ốc độ
tăng tiêu dùng luôn thấp hơn tốc độ tăng thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng thực
tế giảm tương đối so với thu nhập, dẫn đến một bộ phận hàng hoá không bán
được. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng đến sản xuất chu
kỳ sau, do đó làm giảm việc làm, gia tăng thất nghiệp. Do vậy, theo Ông, để
tăng việc làm, giảm thất nghiệp phải tăng tăng tổ
ng cầu nền kinh tế, gồm cả
cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng để tăng
tổng cầu thông qua các khoản chi tiêu chính phủ, hoặc thông qua các chính
sách đầu tư
2.3. Các công trình trong nước
Thứ nhất, trên bình diện chung của quốc gia, bên cạnh Bộ Luật Lao
động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1994,
Nhà nước ta cũng đã chú ý đầu tư nghiên cứu để tìm kiế
m các chính sách giải
quyết việc làm cho người lao động ngày một hữu hiệu hơn. Cụ thể một số
công trình tiêu biểu sau:
- Đề tài cấp Nhà nước KX 04.04 về "Luận cứ khoa học cho việc xây
dựng chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế
11
hàng hóa nhiều thành phần", đây là một công trình lớn trong Chương trình
KX 04 nằm trong hệ thống 10 chương trình khoa học công nghệ được Nhà
nước triển khai nghiên cứu giai đoạn 1990-1995. Kết quả nghiên cứu của đề
tài này đã đóng góp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước ta
trong việc hình thành các chủ trương, chính sách về giải quyết vấn đề việc
làm thời kỳ đẩy m
ạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Các công trình về "Điều tra về thực trạng lao động và việc làm ở Việt
Nam" được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục
Thống kê triển khai thực hiện hàng năm, Tổng điều tra dân số và nhà ở thực
hiện 10 năm 1 lần (1999,2009) đã cung cấp một hệ thống số liệu, dữ liệ
u về
hiện trạng lao động, việc làm hàng năm trên bình diện quốc gia cũng như từng
tỉnh (thành phố) trong cả nước, qua đó, các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các nhà nghiên cứu có thể tham khảo, phục vụ cho các đề án, các công trình
nghiên cứu về các vấn đề lao động, việc làm một cách thuận lợi hơn.
- Giải quyết về việc làm và ổn định đời sống dân cư vùng chuyển đổi sử
d
ụng đất nông nghiệp, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 322/2007.
Bài viết phân tích những khó khăn của dân cư trong vùng chuyển đổi sử
dụng đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu phân tích những khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mức sống sau
khi đến các khu tái định cư. Từ những khó khăn đó, bài viết cũng đề xuất một
số giải pháp để
giải quyết, trong đó đáng chú ý nhất là giải pháp về việc làm
và thu nhập cho hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Tăng Minh Lộc (Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, đăng trên
webside , cập nhật ngày 15/10/2008.
Tác giả cũng cho rằng, trong các nguyên nhân, tác động của quá trình
mất đất và sự thiếu chuẩn bị việc chuyển đổi nghề cho nông dân đã làm ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống của những người dân ở vùng bị mất đất. Tác giả
cũng đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, trong đó đáng
chú ý nhất là việc huy động các nguồn lự
c xã hội để tập trung cho việc đào
tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho những lao động nói chung, lao động vùng
phải nhường đất cho các dự án phát triển nói riêng.
12
- TS.Nguyễn Hữu Dũng (Trợ lý Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội), Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động việc làm, Tạp chí
Cộng sản số 5 (149) năm 2008.
Bài viết cho rằng, để lao động nông thôn, trong đó có ở các vùng chuyển
đổi mục đích sử dụng đất có thể tiếp cận hoặc làm việc được ở các khu công
nghiệp cần phải có hàng loạt các chính sách tác
động, nhất là tạo điều kiện để
phát triển thị trường sức lao động. Muốn vậy vấn đề đào tạo nghề cho lao
động nông thôn cần được đặt lên hàng đầu.
- PGS,TS. Nguyễn Tiệp, Việc làm cho người lao động trong quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Tạp chí Cộng sản Số 7 (151) năm 2008.
Tác giả bài viết cũng đã phân tích 5 khó khăn có tính khái quát trong giải
quyết việc làm đối với dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và tác giả
cho rằng, những khó khăn trong giải quyết việc làm ở nhóm đối tượng này là
do việc thu hồi đất nông nghiệp chưa có sự gắn kết với quy hoạch, kế hoạch,
chính sách và biện pháp chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho
người lao động Tồn tại này là căn nguyên xảy ra nh
ững phức tạp trong đời
sống, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào chủ
trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có
nguy cơ mất ổn định xã hội
Và rất nhiều các công trình khác như:
- Ngô Anh Hà, Nông dân các vùng quy hoạch đô thị và khu công nghiệp
làm gì khi hết đất canh tác, Tạp chí Nông thôn mới, số 127-2004.
- Ngô Đức Cát, Thự
c trạng đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao
động nông nghiệp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 82, 4-2004.
- Nguyễn Đại Đồng, Giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Tạp chí Lao động và xã hội, số 265/ 6-
2005.
- Đào Mạnh Thuỷ, Dạy nghề cho lao động nông thôn- thực trạng và vấn
đề đặt ra, Tạp chí Lao động và xã h
ội, số 274/ 11-2005
Nhìn chung, các công trình trên đã phần nào phản ánh được tình hình
gay cấn của việc giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước
13
ta hiện nay, đó là vấn đề không chỉ riêng ở một địa phương hay khu vực nào,
mà đang diễn ra ở tất cả mọi miền đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá. Qua đó cho thấy, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển như
Đảng ta đã đề ra là cả một quá trình chông gai,
đòi hỏi sự đồng tâm, thống
nhất toàn xã hội mới có thể thực hiện được, trong đó, Nhà nước với vai trò
quản lý và điều hành, cần có những cơ chế, chính sách huy động xã hội tham
gia một cách tích cực, có vị trí quan trọng nhất.
Thứ hai, đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lao
động, việc làm ở vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ, có một số công trình
đáng chú ý như:
- Tiềm năng phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung- phương
hướng và giải pháp khai thác (đề tài cấp bộ 1996), Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, do PTS. Phạm Hảo làm chủ nhiệm.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở miền Trung (đề tài cấp bộ 1997). Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, do PTS. Phạm Hả
o làm chủ nhiệm.
- Một số giải pháp cơ bản để phát triển và sử dụng nguồn nhân lực khoa
học ở các tỉnh miền Trung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997),
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS,PTS. Nguyễn Văn Chỉnh làm chủ
nhiệm.
- Cơ cấu, chất lượng và xu hướng biến động đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ
thuật ở vùng kinh tế tr
ọng điểm miền Trung (đề tài cấp bộ 1999), Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhưng đáng chú nhất là các công trình và các bài báo sau:
- Đề tài cấp bộ (2006), Các giải pháp giải quyết việc làm cho ngư dân các
tỉnh duyên hải miền Trung, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do TS.
Nguyễn Thế Tràm làm chủ nhiệm.
Mặc dù đề tài đã đánh giá một cách khái quát tình hình, lao động, việc làm
vùng ngư dân, trên cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp có tính
tình thế trong việc giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm vùng ngư dân
14
duyên hải miền Trung, góp phần cùng khu vực xây dựng, phát triển kinh tế- xã
hội, song các đánh giá và giải pháp do nhóm nghiên cứu đề xuất chỉ phản ánh có
tính cục bộ, riêng lẻ đối với lao động làm nghề biển, chứ không thể khái quát được
tình hình biến động việc làm của cả khu vực một cách hệ thống, căn bản. Hơn
nữa, việc đánh giá của đề tài chưa làm rõ được bản chất c
ủa tình trạng việc làm,
chưa nghiên cứu sự vận động của nó trong thực trạng kinh tế- xã hội của khu vực.
- Trần Thị Bích Hạnh (2004), Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các
tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận án tập trung nghiên cứu, tìm kiế
m các biện pháp, các cách thức
dưới góc độ quản lý, gợi mở các phương án có tính kỹ thuật, luận án chưa đi
sâu nghiên cứu về bản chất của tình hình lao động, việc làm để từ đó có thể đề
ra những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài, có thể dẫn dắt các biện pháp
có tính tình thế trong việc xử lý các vấn đề lao động, việc làm khi có phát
sinh
Riêng về giới báo chí, đây là kênh thông tin đề cập đến vấn
đề việc làm
cho lao động bị thu hồi đất ở các tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ
trong thời gian qua nhiều nhất. Các bài báo tập trung phản ánh những khó
khăn trong đời sống của người dân cư sau khi phải nhường đất để thực hiện
các dự án.
Có thể thấy một số bài báo tiêu biểu sau:
- Nguyễn Hoàng Chi
, Giải quyết việc làm, một trong những chương trình
góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi,
(06/11/2008).
Bài viết phân tích những khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, nhất là đối với những lao động nông nghiệp nhường
đất sản xuất cho việc phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệ
p để đến các
khu tái định cư mới. Chính những khó khăn đó đã làm cho nhiều hộ nông dân
bị mất đất có cuộc sống bị sa sút trầm trọng, dẫn đến tình trạng một số hộ tập
hợp trở lại khiếu kiện chính quyền, hoặc ngăn cản các đơn vị thi công các công
trình trong các vùng dự án. Đã có nhiều vụ lộn xộn do tình trạng trên gây ra,
15
làm cho nhiều người dân lo ngại.
- Hỗ trợ giải quyết việc làm cho dân vùng tái định cư, Báo Tiền phong
ngày 15/06/2008.
Bài báo nêu lên tình hình khó khăn của đời sống người dân trong các khu
tái định cư ở huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh Quảng Ngãi do không có việc làm
ổn định. Qua đó bài báo cho thấy, tình trạng thiếu việc làm ở nơi đây là rất
nghiêm trọng. Đồng thời cũng phản ánh những khó khăn, lúng túng của chính
quyền dịa phương trong việc tìm kiếm các cách thức tạo việc làm cho người
lao động. Qua đó bài báo cũng gợi ý,
để giải quyết việc làm cho lao động bị
mất đất nông nghiệp ở các khu tái định cư của 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh
cần phải có sự hợp lực của tất cả các cấp chính quyền cùng các doanh nghiệp,
nhất là bản thân người lao động cũng cần phải chủ động hơn nữa trong việc
học nghề để chuyển đổi nghề.
- Di dân ở Quả
ng Nam: Tránh thiên tai lại đối diện thất nghiệp, Báo
Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh Online.
Bài báo phản ánh tình trạng quy hoạch sơ sài đối với những dự án di dời
dân lớn ở tỉnh Quảng Nam. Do thiếu tính toán kỹ lưỡng mà hàng chục ngàn
hộ sau khi di dời đến nơi ở mới phải gặp vô vàn khó khăn trong ổn định cuộc
sống, nhất là không tìm được việc làm ổn định
Nhìn chung, các bài báo đã phản ánh rất nhi
ều góc độ khác nhau về tình
hình đời sống của người dân ở các vùng bị mất đất do phát triển các khu kinh
tế, khu công nghiệp ở khu vực. Đặc biệt nó đã phản ánh sự thiếu tính toán của
các nhà quy hoạch khi triển khai các dự án, nhất là các vấn đề hậu tái định cư.
Vì vậy, đại bộ phận số lao động nông nghiệp sau khi bị mất đất cũng đồng
nghĩa mất luôn việc làm, thu nhập b
ị giám sút, trong khi đó, các cấp chính
quyền thì lúng túng còn còn các ban dự án hầu như đứng ngoài cuộc.
Dù các bài báo chưa đề xuất được những giải pháp căn cơ nào, dù chưa
phân tích được một cách sâu sắc bản chất của các vấn đề nêu ra, nhưng việc
phản ánh tình trạng khó khăn của đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất do
thiếu việc làm đã phần nào xới lên một trong những vấn đề hết s
ức gai góc,
nóng bỏng của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực, giúp cho
những người có trách nhiệm, những người quan tâm, thấy được sự cấp bách
trong việc giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất ở vùng Trọng
điểm kinh tế Trung Bộ hiện nay.
16
Việc thực hiện đề tài “Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất
trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ
(qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng )”, là một sự quan tâm
thực sự của nhóm nghiên cứu đối với sự phát triển bền vững của quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa của vùng.
3. Mục tiêu, đối t
ượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá ở Quảng Nam và Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở khu vực
Trọng điểm kinh tế miền Trung nói chung, trong đó chủ yếu là 2 địa bàn
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình việc làm của lao động bị thu hồi đất trong quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá ở các tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ, trong đó
chủ yếu là Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
3.3.Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề việc làm của những lao động
bị thu hồ
i đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, không nghiên cứu
việc làm cũng như giải quyết việc làm cho các đối tượng khác.
- Về không gian: tập trung nghiên cứu tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng.
- Về thời gian: từ năm 2001 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào từng nội dung nghiên cứu, đề tài có thể kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng- duy vật lịch sử
mácxít, trừu
tượng hóa khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử, thống kê, phân tích, so sánh,
tổng hợp, khảo sát thực tế, thu thập có kế thừa những thông tin, báo cáo của
địa phương, sách báo và các công trình khoa học đã được nghiên cứu trước
đây để phân tích, làm rõ nội dung các chương, tiết của đề tài.
5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài được kết cấ
u thành 3 chương.
Sau đây là toàn bộ nội dung của đề tài.
17
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về việc làm và việc làm cho người
lao động bị thu hồi đất
1.1.1 Vấn đề việc làm và khái niệm việc làm
* Việc làm.
Theo quan niệm của nhiều nước hiện nay, “việc làm là hành vi của nhân
viên, có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu
sản xuất, để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh"
1
. Thực chất của việc làm
là sự kết hợp của người lao động biểu hiện cụ thể qua việc người lao động
dùng sức lao động của bản thân tác động vào tư liệu sản xuất. Với quan niệm
này, khái niệm việc làm nhằm chỉ một chỗ làm việc cụ thể nào đó của quá
trình lao động được diễn ra, nhằm phân biệt với tình trạng thất nghiệp, không
làm việc. Có việc làm là đồng nghĩa với có diễn ra quá trình lao động, có diễn
ra quá trình sản xuất của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Nếu như không có
việc làm thì quá trình sản xuất của cải vật chất cũng như tinh thần của xã hội
sẽ bị đình trệ, và do đó, xã hội sẽ khó phát triển. Ở các nước tiên tiến, hình
thức làm việc chiếm ưu thế là việc làm được tr
ả công.
Ở nước ta, khái niệm việc làm được điều 13 của Bộ Luật lao động ban
hành năm 1994 nêu rõ như sau, mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập,
không bị luật pháp cấm đoán đều được thừa nhận là việc làm. Hoạt động lao
động được xác định là việc làm bao gồm:
“Làm những công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
Những công vi
ệc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu
nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật)
cho công việc đó”
2
.
1
Nguyễn Hữu Quỳnh chủ biên (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phát triển kiến thức
bách khoa xuất bản, Hà Nội, tr.1073.
2
Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội (1997), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam năm 1996, Nxb
Thống kê, Hà Nội, tr.17.
18
Khái niệm trên cho thấy một sự đổi mới sâu sắc trong nhận thức về việc
làm và giải quyết việc làm. Từ chỗ giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà
nước và chỉ có việc làm trong cơ quan nhà nước mới được coi là việc làm, đã
chuyển sang nhận thức mới, mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp
ngăn cấm đều được thừa nhận là vi
ệc làm. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho
mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của
Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội. Người lao động không chờ đợi
Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm, mà họ chủ động tạo việc làm cho mình và
cho người khác trong môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật do Nhà nước tạo
ra. Việc làm không chỉ tạo ra trong khu vực nhà nước mà trong tất cả các
thành phần kinh tế, điều này đã thúc đẩy người lao động linh hoạt, chủ động,
sáng tạo trong tìm kiếm việc làm, không ỷ lại hoặc trông chờ vào Nhà nước.
Như vậy, người có việc làm bao gồm tất cả những người làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân, trong hệ thống các cơ quan đảng, đoàn thể, các tổ
chức có hưởng thù lao dưới các hình thức thể hiện qua mức thu nhập bằng
tiề
n hoặc hiện vật, nhằm phục vụ nhu cầu cho bản thân và gia đình người lao
động. Từ quan niệm trên cho thấy, quan niệm về việc làm hiện nay đã được
mở rộng, tạo ra nhiều khả năng cho việc giải phóng tiềm năng lao động, giải
quyết việc làm cho nhiều người. Thể hiện trên các mặt sau:
- Là hoạt động lao động của con người nhằm mục đích tạo ra thu nhậ
p và
không bị pháp luật ngăn cấm.
- Việc làm bao gồm trong tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các cấp độ,
các tổ chức sản xuất kinh doanh và không bị hạn chế về không gian và thời
gian. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết, tự do
thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước.
- Là lao động tạo ra thu nhập và không bị Nhà nước ngăn cấm, được th
ể
hiện ở một trong các dạng cụ thể như sau: 1) Làm các công việc để nhận tiền
công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho công việc đó; 2) Làm các
công việc để thu lợi nhuận cho bản thân, bao gồm sản xuất nông nghiệp trên
đất do mình là chủ sử dụng, hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính
thành viên đó làm chủ toàn bộ hoặc một phần; 3) Làm các công việc cho gia
đình nhưng không đượ
c trả thù lao dưới hình thức tiền công, tiền lương cho
công việc đó.
19
* Người có việc làm.
Người có việc làm được Nhà nước ta xác định là những người trong lực
lượng lao động mà trong tuần lễ trước điều tra biểu hiện ở các tình trạng sau:
- Đang làm công việc nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng
tiền hay hiện vật.
- Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi
nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh c
ủa hộ gia đình mình.
- Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời
không làm việc và sẽ trở lại làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc.
Trong nền kinh tế thị trường, cũng như mọi quan hệ mua bán khác, việc
làm như là một thứ hàng hóa đem bán trên thị trường phải có ích, tức là phải
đem lại ích lợi cho người mua nó, và nó chịu sự chi phối củ
a quan hệ cung
cầu. Trên thị trường lao động đang diễn ra một nghịch lý vừa thừa, vừa thiếu
lao động, tức là đang diễn ra tình trạng dư thừa về lao động phổ thông nhưng
lại thiếu lao động có tay nghề. Thực tế đó cho thấy rằng, để tham gia thị
trường việc làm, người lao động phải biết một nghề nào đó, và phải nắm vững
kỹ
năng nghề nghiệp của mình.
1.1.2. Thất nghiệp và người thất nghiệp
Nhà kinh tế học Paul Samuelson cho rằng, thất nghiệp là một vấn đề trung tâm
trong các xã hội hiện đại, khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập
của người dân bị giảm sút. Trong những thời kỳ như vậy, nền kinh tế sẽ gặp nhiều
khó khăn, ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống của các gia đ
ình trong cộng đồng
dân cư. Theo G.M.Sokolova, thất nghiệp đều có ở mọi hệ thống kinh tế, chính trị,
đạo đức và hệ tư tưởng của xã hội
1
. Thất nghiệp là một vấn đề xã hội rất nhạy cảm,
nên nó là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả
những nước phát triển nhất hiện nay. Hiện có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp,
nhưng nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề người lao động có khả năng làm việc,
muốn làm việc nhưng không được làm việc.
Theo nhà dân số
học Alfred Sauvy, thất nghiệp là người khỏe mạnh
muốn lao động để kiếm sống nhưng chưa tìm được việc làm. Còn Tổ chức lao
1
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1999), Thị trường lao động trong kinh tế thị trường,
Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.118-119
20
động quốc tế cho rằng, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong
lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
tiền công thịnh hành. Và để xác định rõ những người thất nghiệp, các tổ chức
này đưa ra những tiêu chí cụ thể, họ cho rằng, xét trong một khoảng thời gian
nhất định, những người thất nghiệ
p là những người đang ở trong các tình
trạng sau: 1) không có việc làm; 2) có khả năng làm việc; 3) tích cực tìm việc
làm. Để tính tỷ lệ thất nghiệp, Tổ chức lao động quốc tế đưa ra công thức để
tính toán như sau:
UR=
U
E
U
L
F
U
+
=
Trong đó: UR: Tỷ lệ thất nghiệp (%);
LF: Dân số lực lượng lao động;
U: Số người thất nghiệp;
E: Số người có việc làm.
Theo các quan niệm này thì thất nghiệp là tình trạng người lao động có
nguyện vọng tìm việc làm đang ở vị trí không có việc làm. Phần lớn các nước
trên thế giới sử dụng các quan niệm trên để xác định người thất nghiệp, như
ng
mỗi nước xác định khoảng thời gian thất nghiệp có khác nhau. Ở Thái Lan,
quy định trong các cuộc điều tra xác định người thất nghiệp là những người
không có việc làm 7 ngày trước lúc điều tra; ở Úc cho rằng, người thất nghiệp
là những người không có việc làm trong tuần lễ điều tra và đã chủ động tìm
việc làm cả ngày hoặc nửa ngày tại bất kỳ thời điểm nào trong 4 tuầ
n, bao
gồm cả tuần điều tra và sẵn sàng làm việc khi có việc làm
Việc phân loại thất nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để xác định tính
chất thất nghiệp, nhằm làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách chống
thất nghiệp. Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế cũng đã phân thất nghiệp
thành 3 loại: 1) Thất nghiệp do mức cầu lao động không đủ
; 2) Thất nghiệp
do thiếu thiết bị hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung; 3) Thất nghiệp do cung
và cầu lao động không ăn khớp với nhau. Sự phân loại này đến nay cho thấy,
xét trên nhiều khía cạnh, mặc dù đúng nhưng không chính xác hoàn toàn, nhất
là đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế
như nước ta. Để nắm chắc được tình hình thất nghiệp trong nề
n kinh tế, ở các
nước phát triển thường áp dụng biện pháp đăng ký thất nghiệp để thống kê
21
dân số thất nghiệp. Tất cả những người lao động chưa có việc làm mà đăng ký
thất nghiệp đều được lĩnh khoản tiền trợ cấp thất nghiệp gọi là người thất
nghiệp. Những người thất nghiệp bao gồm: 1) Lao động mới trưởng thành (Ví
dụ: những người mới đến tuổi lao động vẫn chưa có công việc kịp thời, học
sinh t
ốt nghiệp các trường chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề chưa có
việc kịp thời và những người nhàn rỗi chờ đợi công việc khác); 2) Nhân viên
trong các xí nghiệp, các đơn vị hoạt động trong hệ thống nền kinh tế quốc
dân, trong các cơ quan, đoàn thể của hệ thống chính trị sau khi tự mình từ
chối công việc hoặc bị từ chối (hoặc bị sa thải) chưa có công việc mớ
i.
Sự xác định tiêu thức thất nghiệp và thiếu việc làm chỉ có tính tương đối,
vì đối với khu vực nông thôn, việc làm hiện nay buộc phải dàn trải ra cho
nhiều người, nên hiệu quả việc làm, năng suất lao và tỷ lệ thời gian lao động
được sử dụng rất thấp, trung bình khoảng 74%, có nơi còn thấp hơn. Xác định
người có việc làm và người thất nghiệp là cơ sở để xác định các chính sách
chống thất nghiệp và tạo việc làm. Nếu như không xác định được một cách
tương đối chính xác những chỉ số này trong quá trình điều tra sẽ là những
thiếu sót lớn trong việc xây dựng những luận cứ của các chính sách phát triển
kinh tế, làm cho các chính sách đó thiếu tính thực tiễn, khả năng thành công
và hiệu quả thấp.
1.1.3 Vấn đề thị trường lao động
Một trong những đặc trưng ch
ủ yếu của nền kinh tế nước ta hiện nay là
đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này đang diễn
ra một cách khó khăn và đầy mâu thuẫn, nhưng cũng đã mang lại những thành
công bước đầu có ý nghĩa căn bản. Các quan hệ thị trường đã được xác lập
trong các lĩnh vự
c kinh tế chủ yếu từ sản xuất đến phân phối, tiêu dùng và
trong tất cả các thành phần kinh tế. Nền kinh tế thị trường đang thoát khỏi dần
những ràng buộc về nhận thức, và thực tiễn cũng cho thấy, đó cũng không
phải là một quá trình dễ dàng. Một trong những khó khăn lớn đang vấp phải là
vấn đề thiết lập thị trường lao động. Vốn quen v
ới quan niệm coi lao động là
một giá trị xã hội và tinh thần cao nhất, một giá trị tự thân (quan niệm về lao
động dưới chế độ xã hội chủ nghĩa), thoát ra ngoài sự trao đổi, người ta không
thể không khỏi bỡ ngỡ khi phải thay đổi cách nhìn của mình. Bởi vì, khi đi
vào nền kinh tế thị trường, lao động cũng không nằm bên ngoài các quan hệ
22
thị trường, lao động dù có mang phẩm chất đặc biệt nào đi chăng nữa, thì nó
vẫn là một thứ hàng hóa để bán mua theo giá trị của nó trên thị trường.
Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, “Thị trường lao động là nơi để mua
bán hàng hóa sức lao động của người lao động, là điều kiện cơ sở để tổ chức
lao động một cách hợp lý
1
. Thị trường lao động là yếu tố cần thiết của nền kinh
tế thị trường, là cơ chế dung hòa những lợi ích của người lao động và người
thuê lao động, nhờ đó mà thực hiện được tất cả các quyết định trong lĩnh vực
việc làm. Trên thị trường lao động những lợi ích của người lao động và người
thuê lao động kết hợp với nhau chặt chẽ khi quy
định giá cả lao động và những
điều kiện hoạt động của lao động, vì thế ở đây có thể tìm thấy sự phản ánh của
tất cả các hiện tượng xã hội và kinh tế đang diễn ra trong xã hội.
Nói đến thị trường lao động là nói đến khối lượng nhân lực đem ra mua
bán trên thị trường, chủ yếu ở hai loại người: người làm công (người đem lao
động đi bán) và ng
ười sử dụng lao động (người mua lao động để sử dụng).
Lao động được mua bán trên thị trường không chỉ là lao động trừu tượng, mà
lao động thể hiện thành việc làm.
Ở nước ta, những năm qua, cùng với những thay đổi của nền kinh tế, xã
hội trong quá trình mở cửa, nước ta xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm giao
dịch việc làm nhằm giúp cho mối quan hệ giao dịch giữa người mua và người
bán trên thị tr
ường việc làm được diễn ra. Qua các phiên giao dịch việc làm
được tiến hành thường xuyên đã có hàng trăm ngàn lao động tiếp cận và tìm
kiếm được việc làm. Đồng thời qua đó, có thể đánh giá được thực chất về số
lượng và chất lượng lao động trên thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay.
Việc tổ chức, quản lý nhằm từng bước hình thành một thị trường lao động
thố
ng nhất trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa hiện nay ở nước ta là một yêu cầu khách quan của quá trình thúc
đẩy cải cách mở cửa nền nền kinh tế. Đấy cũng là công cụ quan trọng của
công tác điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế mở.
Điều kiện có tính quyết định cho việc hình thành thị trường sức lao động
cũng như duy trì sức sống của nó chính là sự hình thành và phát triển những
người có nhu cầu bán sức lao động và những người cần mua sức lao động hay
sử dụng lao động. Tốc độ tăng trưởng của giới sử dụng lao động sẽ là yếu tố
1
Nguyễn Hữu Quỳnh chủ biên (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phát triển kiến thức
bách khoa xuất bản, Hà Nội, tr.1060.
23
đánh giá sự phát triển của thị trường sức lao động. Trong cơ chế thị trường,
người lao động đối diện trực tiếp với thị trường. Giá trị của hàng hóa sức lao
động tùy thuộc vào khả năng đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Trước yêu cầu của tình hình kinh tế, kỹ thuật hiện nay, để tham gia thị trường
lao động, ng
ười lao động phải có nghề nghiệp thành thạo, tinh thông và phải
luôn đổi mới theo yêu cầu của thị trường. Do vậy, đào tạo và nâng cao nghề
nghiệp cho người lao động là một phương hướng đúng đắn nhất để giải quyết
việc làm cho người lao động.
Khi đối diện với thị trường lao động, giá trị hàng hóa sức lao động phụ
thuộc vào kỹ năng lao động, mức độ
đáp ứng nhu cầu không ngừng đổi mới
của thị trường. Vì vậy, để cho hàng hóa sức lao động được lưu thông thuận lợi
trên thị trường, người lao động trước hết phải có nghề và không ngừng hoàn
thiện việc nâng cao tay nghề của mình. Một thị trường sức lao động hoàn
chỉnh, hoạt động có hiệu quả là nhu cầu của một nền kinh tế thị trường phát
triển. Song
để có được điều đó đòi hỏi phải có một quá trình phát triển dần
dần cùng với sự phát triển thị trường nói chung.
1.1.4. Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng vạn hộ gia đình
đã phải nhường đất để di dời đến nơi định cư mới theo sự sắp xếp của các nhà
quy ho
ạch. Đồng thời với nó là hàng chục vạn ha đất nông nghiệp phải
chuyển đổi mục đích sử dụng, do đó sẽ có hàng chục vạn lao động sẽ không
còn cơ hội được làm việc trên mảnh đất của mình. Số lao động đó hoặc phải
chuyển sang các nghề mới, hoặc phải chấp nhận cảnh không có việc làm. Để
đảm bảo ổn định cuộc sống cho nh
ững người nhường đất, việc ưu tiên giải
quyết việc làm cho lao động vùng bị thu hồi đất là điều kiện tiên quyết cho
việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước;
đồng thời là nhân tố quan trọng trong việc phấn đấu đạt được mục tiêu thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Báo cáo của B
ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi nghiên cứu
tại 16 trọng điểm trong việc thu hồi đất của nông dân để phục vụ phát triển
các công trình công nghiệp và đô thị tháng 6 năm 2007 cho biết, chỉ có 13%
lao động nông thôn bị thu hồi đất được đào tạo, 20% lao động lúc có việc, lúc
không có việc. Báo cáo cũng cho rằng, 60% số hộ bị thu hồi đất vẫn sống chủ
yếu vào nông nghiệp, 9% số hộ làm dịch vụ, 6% làm làm công nghi
ệp-tiểu
24
thủ công nghiệp, 2% làm xây dựng, thương mại. Như vậy, nông nghiệp vẫn là
chỗ dựa của phần lớn số hộ bị mất đất. Đời sống của nông dân vốn đã thấp
kém, nay bị mất đất lại càng khó khăn thêm, thiếu điều kiện sống (điện, nước,
y tế, văn hoá, giao thông ) và kết quả là 36,5% số hộ có điều kiện số
ng như
cũ, 29% có điều kiện cao hơn trước, 34,5% có điều kiện sống thấp hơn trước.
Đấy là hệ quả tất yếu của quá trình thu hồi đất bất bình đẳng, duy ý chí, không
có sự tham gia từ đầu của người dân bị thu hồi đất, có sự chênh lệch địa tô bất
hợp lý tương tự như trong cổ phần hoá doanh nghiệp. Ngoài ra, đất thu hồi
thuộc đất canh tác tốt, c
ơ sở hạ tầng thuận lợi; nhưng đất đền bù lại xấu, xa
khu dân cư, hạ tầng yếu kém. "Hội chứng" qui hoạch treo khu công nghiệp đã
phát triển khắp nơi, nhiều nơi không thu hút được đầu tư, nhiều khu dân cư
qui hoạch tuỳ tiện phải bỏ hoang, trong khi dân thiếu đất canh tác do bị thu
hồi
1
. Đấy là những điều hết sức đáng lo ngại trong quá trình thực hiện các dự
án phát triển công nghiệp và đô thị ở nước ta hiện nay.
Ở các tỉnh vùng Trọng điểm kinh tế Trung Bộ nói chung, Quảng Nam,
Đà Nẵng nói riêng, những năm qua quá trình thu hồi đất nông nghiệp để phục
vụ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh. Riêng
Quảng Nam tính đến năm 2008 đã có hơn mười ngàn ha đấ
t nông nghiệp đã
phải nhường chỗ để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, và phát
triển các khu đô thị. Riêng ở 2 xã Điện Nam, Điện Ngọc (huyện Điện Bàn,
Quảng Nam) đã thu hồi hơn 1100 ha đất, trong đó khu Công nghiệp Điện
Nam- Điện Ngọc đã sử dụng hết 420 ha đất nông nghiệp, khu du lịch nghỉ
ngơi giải trí hơn 300 ha, dự án xây dựng Đại học Đ
à Nẵng hết 400 ha buộc
hơn 3000 lao động nông nghệp ở 2 xã này thiếu việc làm hoặc mất việc làm
2
.
Cùng với quá trình phát triển, trong những năm tới, sẽ có nhiều diện tích đất
nông nghiệp tiếp tục phải chuyển đổi mục đích sử dụng, theo đó cũng sẽ có
thêm nhiều nông dân mất đất sản xuất, làm cho tình trạng thiếu việc làm,
không có việc làm đối với lao động nông nghiệp tiếp tục tăng lên.
Hay như quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đến năm 2009 có đế
n
50 dự án đầu tư khác nhau được triển khai, trong đó, nhóm dự án phát triển du
lịch có 24 dự án với 580,5 ha; tái định cư và xây dựng đô thị có 36 dự án, diện
tích 1.512 ha; thương mại - dịch vụ 31 dự án có 197,2 ha và phát triển hạ tầng
1
Nguồn: 06/07/2007
2
UNND Huyện Điện Bàn, Tình hình triển khai thực hiện các chính sách di dời, tái định cư cho người dân ở
khu Công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc và các dự án lân cận, Điện Bàn 4-2010.
25
giao thông 6 dự án với tổng chiều dài 22,9km. Cùng với việc giải phóng mặt
bằng và bố trí tái định cư, Quận cần phải giải quyết việc làm cho hơn 2000
lao động bị ảnh hưởng do thu hồi đất để phục vụ các dự án trên
1
. Mặc dù có
rất nhiều dự án đầu tư, mở ra khả năng tạo việc làm rất lớn cho người lao
động, song không dễ dàng gì để người lao động, chủ yếu là không có tay
nghề, có thể được tuyển dụng vào làm việc ở các dự án đó. Do vậy vấn đề làm
sao để người lao động sau khi thu hồi đất có thể có việc làm ổn định đang là
bài toán trăn trở của các cấp chính quyền và b
ản thân những lao động nằm
trong diện phải nhường đất.
Một vấn đề rất khó khăn hiện nay đối với lao động nông nghiệp là sau khi
không còn đất sản xuất, những người có độ tuổi từ 40 trở lên rất khó thực hiện
quá trình chuyển đổi nghề để có thể tiếp tục tìm kiếm việc làm ở các khu công
nghiệp, ở các nhà máy. Thực tế ở Quảng Nam và Đà Nẵng cho th
ấy, những lao
động có độ tuổi trên 40 sau khi mất đất sản xuất cũng đồng thời là mất luôn
việc làm, số lao động này chỉ có thể tiếp tục hoặc là đi làm thuê được chăng
hay chớ, hoặc buôn bán hàng rong, chỉ có thể làm những công việc rất bấp
bênh, không ổn định, thu nhập thấp, và luôn phải đối phó với mất việc.
Khi tiến hành thu hồi đất của người dân, một trong những mố
i quan tâm
được địa phương nói đến là tạo công ăn việc làm cho người bị mất đất như là
một phương tiện sinh kế. Tuy vậy quan tâm đó trong thực tế chưa đáp ứng
được nhu cầu cho người nông dân mất đất canh tác. Đại bộ phận lao động
trong diện nhường đất đều chưa có sự chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi
nghề. Việc học nghề chỉ có thể thự
c hiện được đối với những lao động có độ
tuổi dưới 35, còn số lao động có độ tuổi trên 35 dù có học nghề cũng rất khó
tìm kiếm được việc làm, do vậy, hầu hết số lao động có độ tuổi trên 35
thường chọn cách tự tìm kiếm các công việc như phụ hồ, bán hàng rong, bán
vé số, hoặc làm các công việc không thường xuyên khác khi có người thuê.
Giải quyết việc làm cho đối tượng này hiện nay rất khó khă
n. Nhà nước nên
có một chính sách hỗ trợ nghề nghiệp riêng cho số lao động lớn tuổi, để sau
khi nhường đất họ có thể tiếp tục có việc làm.
Để việc thu hồi đất phục vụ việc phát triển các công trình công nghiệp, đô
thị được diễn ra thuận lợi, vấn đề tạo việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông
1
UNND Quận Ngũ hành Sơn, Báo cáo về tình hình triển khai các dự án đầu tư ở Quận Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng 4-2010.