1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
*** ***
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Tên đề tài:
Bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ
Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay
Mã số: KTN 2010 - 06
Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: Th.s Trần Văn Trung
8937
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 201
2
MỤC LỤC
Mở đầu 4
Chương I: Cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho
cán bộ Đoàn, Hội
9
1.1.Một số khái niệm công cụ 9
1.2.Vai trò của kĩ năng công tác thanh niên và bồi dưỡng kĩ năng công
tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội
14
1.3.Cấu trúc kĩ năng công tác thanh niên 16
1.4.Con đường hình thành kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn,
Hội
21
1.5.Phương pháp phân chia các kĩ năng công tác thanh niên c
ủa cán bộ
Đoàn, Hội
24
Chương II: Thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh
niên cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay
31
2.1.Tình hình phát triển kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn,
Hội hiện nay
31
2.2.Công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn,
Hội ở cơ sở hiện nay
39
2.3.Đánh giá khái quát về thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác
thanh niên cho cán bộ
Đoàn, Hội cơ sở.
51
Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kĩ năng
công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở
57
3.1.Dự báo về nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ
Đoàn, Hội cơ sở
57
3.2.Phương hướng và yêu cầu trong việc xây dựng chương trình bồi
dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở
61
3
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở
Kết luận
89
Danh mục tài liệu tham khảo 91
Mẫu ma két khảo sát 92
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát
Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn sâu
BẢNG VIẾT TẮT
1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
2. Kinh tế - Xã hội KT - XH
3. Chủ nghĩa xã hội CNXH
4. Đoàn thanh niên ĐTN
5. Đoàn viên, thanh niên ĐVTN
6. Thanh thiếu niên TTN
7. Thanh niên Cộng sản TNCS
8Liênhi
ệp thanh ni
ên
LHTN
4
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống các kĩ năng công tác đối với cán
bộ Đoàn, Hội là một yêu cầu cấp thiết, bắt buộc trong quá trình làm việc, tổ chức
hoạt động, tập hợp, giáo dục, quản lí thanh niên. Kĩ năng công tác thanh niên của
cán bộ Đoàn, Hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt
động, xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội. Nó là một trong những tiêu chí, thước đo quan
trọng đánh giá trình độ, chất lượng và hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn,
Hội.
Thực trạng trình độ kĩ năng công tác thanh niên và công tác bồi dưỡng kĩ năng
công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều
bất cập: Tỉ lệ cán bộ Đoàn, Hội yếu và thiếu về kĩ n
ăng công tác thanh niên còn
cao; công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng được với nhu cầu của cán bộ Đoàn, Hội.
Tình trạng thiếu về cơ sở vật chất, kinh phí, giảng viên, giáo trình, tài liệu cho công
tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên là phổ biến. Chúng ta chưa hoàn thiện
được cơ chế pháp lí thống nhất về công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên
cho cán bộ Đoàn, Hội.
Thực tế hiện nay trong xã hội hiện
đại nói chung và trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng đã và đang đòi hỏi rất cao về kĩ
năng sống và làm việc trong mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội; sản xuất, kinh
5
doanh, sinh hoạt cộng đồng…Sự nảy sinh, phát triển các kĩ năng, các nhóm kĩ năng
mới: Kĩ năng sống, kĩ năng mền… đang là tâm điểm quan tâm của xã hội cũng như
của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó nhu cầu đòi hỏi phát triển về các kĩ năng sống,
hoạt động, công tác trong thanh niên ngày càng cao. Nhu cầu về việc tiếp nhận
thông tin và phát triển hệ thống đào tạ
o, bồi dưỡng kĩ năng trong thanh niên và xã
hội rất cấp bách. Do vậy, đặt ra cho các tổ chức thanh niên cần nhanh chóng xây
dựng và bồi dưỡng hệ thống các kĩ năng công tác cho cán bộ Đoàn, Hội một cách
khoa học, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thanh niên và của xã hội.
Mặc dù hiện nay, hệ thống các kĩ năng đã được đề cập đến nhiều trong các tài
liệu ( sách, báo, báo cáo, nghị quyết củ
a Đoàn, Hội), đã khẳng định vai trò, tầm
quan trọng và nêu ra nhiều loại, nhóm kĩ năng của hệ thống kĩ năng công tác thanh
niên như : Kĩ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên của T.S Phạm Đình Nghiệp
(NXB Thanh niên, 2003); Kĩ năng và Phương pháp công tác thanh niên của T.S
Dương Tự Đam (NXB Thanh niên, năm 2009); Kĩ năng nghiệp vụ công tác văn
phòng của Đoàn thanh niên của Ban tổ chức Trung ương Đ
oàn( NXB Thanh niên,
năm 2006); Kĩ năng thiết kế các mô hình hoạt động Thanh thiếu niên của Th.s Trần
Hoàng Trung( NXB Văn hóa Thông tin, năm 2007); Kĩ năng công tác của cán bộ
Hội LHTN Việt Nam của Hội đồng huấn luyện Trung ương Hội( NXB Thanh niên,
năm 2006), Kĩ năng quản trò và trò chơi…Nhưng thực tế, các tài liệu trên chủ yếu
nghiên cứu và đề cập đến một vài kĩ năng cụ thể mà chưa có tài liệu nào nghiên
c
ứu một cách khoa học đầy đủ về hệ thống kĩ năng công tác thanh niên cũng như
những giải pháp cho con đường hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống kĩ
năng công tác thanh niên của người cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là một cơ quan chức năng của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh có nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo cán bộ làm công tác thanh
thiếu nhi cho cả nước và đ
ã có bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm giảng dạy, nghiên
cứu về kĩ năng công tác thanh niên. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là trung
6
tâm nghiên cứu, giảng dạy, thực hành các mô hình hoạt động thanh thiếu niên, đào
tạo hệ thống kĩ năng, nghiệp vụ cho học viên là những cán bộ làm công tác thanh
thiếu niên trong tương lại. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị thường
xuyên tổ chức thực hành kĩ năng hoạt động cho cán bộ thanh thiếu niên trong toàn
quốc.
Thực tế, công tác giảng dạy bộ môn kĩ năng công tác thanh niên tại Học việ
n
Thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm gần đây không đáp ứng và chưa thực
sự bắt nhịp kịp với những đòi hỏi mới của xã hội và của thanh niên: Giáo trình,
giáo án, hệ thống kiến thức, điều kiện thực hành, trình độ giảng viên…đã ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo kĩ năng cho cán bộ Đoàn, Hội.
Gầ
n đây, đã có rất nhiều hội thảo khoa học thường xuyên ở cấp khoa, cấp Học
viện về các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các môn học kĩ năng công tác
thanh thiếu niên. Trong 10 năm qua ( từ năm 2000 – 2009) Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam và Khoa Công tác Thanh thiếu nhi đã chủ động phối kết hợp với
các trường Đại học, Cao đẳng ( Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học V
ăn hoá nghệ
thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật, tỉnh Đoàn Quảng Ninh, Thanh Hoá,
Yên Bái, Đã Nẵng, Quản Nam, Đồng Nai…) triển khai giảng dạy và thực hành các
mô hình hoạt động, các mô hình kĩ năng công tác thanh niên đã đem lại hiệu quả
rất cao, do vậy kinh nghiệm của cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam trong quá trình tham gia đề tài là rất thuận lợi và đủ
khả
năng hoàn thành nghiên cứu đề tài : “ Bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh
niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay”
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
Làm rõ cơ sở lí luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu:
7
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn công tác bồi dưỡng kĩ
năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
2. Phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên
cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
3. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn
hiện nay.
IV.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài.
1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác
thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
2. Khách thể nghiên cứu
- Cán bộ Đoàn, Hội trong các tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở.
- Cán bộ giảng viên, học viên tại các trung tâm đào tạo, huấn luyện phương
pháp kĩ năng công tác thanh niên ở các địa phương.
- Đoàn viên, thanh niên, họ
c sinh, sinh viên các trường THPT và CĐ, ĐH.
V. Phạm vi nghiên cứu.
1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng và Các giải pháp bồi dưỡng kĩ năng
công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội ở cấp cơ sở.
2. Địa bàn nghiên cứu: 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, TP
Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.( đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam)
VI. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán
bộ
Đoàn, Hội.
2. Đánh giá thực trạng về công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho
cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
3. Đưa ra hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kĩ
năng cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay.
8
VII. Phương phápnghiên cứu
Đề tài được thực hiện chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu sau:
1. Điều tra khảo sát với 850 phiếu: Ở Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh
và Lâm đồng cho 03 đối tượng: đoàn viên, thanh niên; cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở;
các nhà nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo.
2. Phỏng vấn sâu 50 trường hợp.
3. Toạ đàm, hội thảo: 02 cuộc
4. Chuyên gia.
5. Phân tích t
ổng hợp, nghiên cứu văn bản và các tài liệu thứ cấp.
VIII. Các sản phẩm của đề tài
1. Báo cáo đề tài ( bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)
2. Kết quả viết 2 chuyên đề.
3. Kết quả điều tra
I X. Kế hoạch thực hiện đề tài
Xem trong phần chi tiết kèm theo
X. Kinh phí nghiên cứu đề tài: Sáu mươi triệu đồng chẵn
Xem giải trình chi tiết đính kèm
XI. Lực lượng nghiên cứu đề
tài
- Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Các cơ quan phối hợp nghiên cứu chính: Tổ chức Đoàn, Hội, Đội, các cấp thuộc
5 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,
- Ngoài ra có thể phối hợp với một số cơ quan khác như: Các Trường Đại học
Sư phạm, Văn hoá nghệ thuật, Các nhà văn hoá, Trung tâm Đào tạo cán bộ
Thanh thiếu niên
- Cán bộ chính thứ
c thực hiện đề tài:
* Th.s Nguyễn Đồng Linh, Trưởng khoa Công tác Thanh thiếu nhi.
* Th.s. Tô Thành Phát, Chủ nhiệm bộ môn Phương pháp luận
9
* Th.s. Biện Thị Lộc, Giảng viên bộ môn Văn hoá thể thao khoa công tác
thanh thiếu niên.
* Th.s. Nguyễn Minh Hương, Phó khoa Công tác Thanh thiếu nhi
* CN. Nguyễn Hữu Thanh, Chủ nhiệm bộ môn kĩ năng, nghiệp vụ thanh niên
* CN. Lại Thu Hương, Giảng viên bộ môn lí luận nghiệp vụ
- Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Trần Văn Trung, Giảng viên bộ môn kĩ năng,
nghiệp vụ - khoa công tác Thanh thiếu nhi.
10
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG KĨ NĂNG CÔNG TÁC THANH NIÊN
CHO CÁN BỘ ĐOÀN, HỘI.
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Kĩ năng
Kĩ năng của con người là một vấn đề phức tạp, nó được xem xét dưới nhiều
góc độ khác nhau.
Từ góc độ triết học quan niệm: mọi hành động của con người đều có kĩ
năng, kĩ năng làm cơ sở cho hành động sáng tạo. Còn ngôn ngữ học, tâm lí học và
giáo dục học thì quan niệm: kĩ năng là khả
năng thực hiện có kết quả một hành
động hay một hoạt động nào đó, trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tri
thức và cách thức thực hiện hành động trong thực tiễn. Theo Từ điển Tiếng Việt,
"kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tế". Như vậ
y, các quan niệm trên đây đều cho rằng "kĩ năng là khả năng",
và kĩ năng chỉ là triển vọng và hiệu quả có thể đạt được là nằm trong dự đoán "khả
năng". Khả năng là cấp độ cao hơn tiềm năng và thấp hơn năng lực.
Một số quan niệm cho rằng, kĩ năng là “ năng lực sử dụng”. Ví dụ như
A.V.Petropxki cho rằng: "Kĩ n
ăng là năng lực sử dụng các tri thức hay khái niệm
đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự
vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lí luận hay thực tiễn nhất định". Hay
Ivans Banki viết: "Kĩ năng là năng lực tự có hoặc qua học tập được con người vận
dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào nh
ững hoạt động mang tính nghề
nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chuyên môn của mình". Như vậy
theo quan niệm này, các tác giả đều khẳng định "kĩ năng là năng lực sử dụng" hay
11
là sản phẩm của kiến thức và kinh nghiệm, tuy nhiên các tác giả lại không nhìn
nhận nó là sản phẩm của cảm xúc, nhưng lại rất đúng khi gắn kĩ năng với sự thành
công của thực tiễn.
Một số quan điểm lại tiếp cận dưới góc độ: "kĩ năng" như những thuộc tính
hành động của những con người hoạt động trong lĩnh vực kĩ thu
ật, (trong quan hệ
người - công cụ, người - máy móc) và những con người hoạt động trong lĩnh vực
xã hội và nhân văn, (trong quan hệ người - người). Ví dụ như tác giả Trần Trọng
Thuỷ quan niệm: "Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được
cách hành động tức là có kĩ thuật hành động, có kĩ năng". Cách nhìn này thiên về
góc độ kĩ thuật. Kĩ thuật là một cấp
độ thấp của kĩ năng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng kĩ năng là biểu hiện của năng lực con
người, là một góc độ cấu thành nên năng lực con người và là sản phẩm, kết quả
cuối cùng của năng lực con người biểu hiện trên thực tiễn và là tổng hòa các mối
quan hệ của các yếu tố cấu thành nên năng lực của con ngườ
i. Từ những phân tích
trên đây tác giả đưa ra khái niệm kĩ năng là:
Kĩ năng là sự thể hiện trên thực tế năng lực con người trong việc vận dụng
các tri thức, tình cảm, kinh nghiệm vào các thao tác nghề nghiệp cụ thể một cách
thành thạo, phù hợp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của con người.
Bản chất của khái niệm trên:
- Kĩ năng là biể
u hiện của năng lực con người sử dụng các phương tiện, cách
thức hành động trong một bối cảnh phù hợp. Kĩ năng là một khía cạnh của năng
lực hành động trong tổng hoà năng lực của con người. Kĩ năng là kết quả cuối cùng
của năng lực, có kĩ năng là có hiệu quả.
- Kĩ năng là kết quả, sản phẩm của quá trình tư duy và c
ảm xúc của con
người với việc tích luỹ các kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Kĩ năng là bậc cao của
thao tác kĩ thuật, do vậy nó mang tính thành thạo, chủ động. Kĩ năng bao giờ cũng
gắn với một hoạt động cụ thể như lãnh đạo, quản lí, giao tiếp, kinh doanh biểu
12
hin nhng lnh vc khỏc nhau nh: chớnh tr, kinh t, hnh chớnh, vn hoỏ, giỏo
dc v mi ngnh ngh, chuyờn mụn khỏc.
1.1.2. Khỏi nim v cụng tỏc thanh niờn.
Theo t in Ting Vit : Cụng tỏc l cụng vic ca ng, Nh nc v cỏc
on th.
Hin nay cỏc quan im đều nhìn nhận, ỏnh giỏ và khng nh vai trũ ca cụng
tỏc thanh niờn:
- Cụng tỏc Thanh niờn l mt khoa hc, mt ngh thut phi i x v vn
ng ỳng quy lut khỏch quan, ng th
i l mt hot ng thc tin.
- Cụng tỏc Thanh niờn l mt b phn rt quan trng khụng th thiu trong
hot ng lónh o ca ng Cng sn Vit Nam v Nh nc ta.
- Cụng tỏc giỏo dc, qun lớ thanh niờn l trỏch nhim ca ton xó hi
Vy ta cú th hiu cụng tỏc thanh niờn l cụng tỏc vn ng thanh niờn ca
ng, Nh nc v ca cỏc t chc thanh niờn nhm phỏt huy vai trũ xung kớch
ca thanh niờn v giỏo dc, rốn luyn thanh niờn thnh lp ngi mi phỏt trin
ton din
Nh vy, công tác thanh niên là khái niệm chỉ hai mặt của hoạt động thanh
niên, bao gồm hoạt động chính của thanh niên do các tổ chức thanh niên tổ chức
thực hiện và hoạt động của Đảng, Nhà nớc, các tổ chức chính tri - xã hội có ảnh
hng n thanh niên trong cụng tỏc vn ng, qun lớ, giỏo dc thanh niờn.
1.1.3. Nng lc v nng lc cỏn b on, Hi.
Ta bit rng núi n nng lc con ngi phi luụn gn lin nú vi hot ng
nht nh khụng chung chung, n nht, nú l mt tng th ca nhiu yu t kt
hp li: Kin th
c, k nng, thỏi , nim tin
Trong ti ny cú th hiu: Nng lc l kh nng c th hin ca nhng
kin thc, k nng, thỏi vo vic thc hin nhim v
13
Vy nng lc ca cỏn b on, Hi c hiu l kh nng c th hin ca
nhng kin thc, k nng, thỏi ca ngi cỏn b on, Hi vo vic thc hin
nhim v c giao.
1.1.4.K nng cụng tỏc thanh niờn
- Khỏi nim tng quỏt : T khỏi nim v k nng v khỏi nim v cụng tỏc
thanh niờn trờn õy cú th nờu khỏi nim k
nng cụng tỏc thanh niờn mt cỏch khỏi
quỏt l :
K nng cụng tỏc thanh niờn l s th hin trờn thc t nng lc lónh o, ch
o ca ng, Nh nc v ca cỏc t chc thanh niờn trong vic t chc cỏc mt
hot ng mt cỏch phự hp nhm em li hiu qu cao thụng qua vic vn dng
ng li, chớnh sỏch v cỏc tri thc, kinh nghim, tỡnh cm vo cụng tỏc ca
mỡnh.
Vi khỏi nim nim ny ta cú th hi
u rng: õy l khỏi nim nhỡn nhn
di gúc ca ch th lónh o, qun lớ thanh niờn, l nhng k nng lónh o, k
nng qun lớ thanh niờn thụng qua vic xõy dng cỏc chng trỡnh, ch trng,
chớnh sỏch v t chc lónh o, giỏo dc, qun lớ thanh niờn t Trung ng n c
s
- Khỏi nim hp : Ta cú th nờu khỏi nim v kĩ năng công tác thanh niên ca
ngi cỏn b on, Hi nh sau: Di gúc
ny, TS. Phạm Đình Nghiệp, cho
rằng : Kĩ năng công tác thanh niên là tổng hợp những thao tác công việc của ngời
cán bộ thanh niên đã đợc quy trình hoá.
Với khái niệm này tác giả khẳng định :
+ Có thao tác trong t duy
+ Có thao tác thuộc về hành vi.
+ Các thao tác này nhất thiết phải đợc quy trình hoá, phải đợc sắp xếp trật tự
thành các bớc tiến hành, thành lôgic.
14
Nhng trên thực tế, khái niệm này mới chỉ nói lên đợc một mặt của kĩ năng đó
là các thao tác cơ học, quy trỡnh mà cha nói hết cái khả năng, năng lực, tri thức,
kinh nghiệm, tình cảm của nghề nghiệp ngời cán bộ thanh niên.
Vậy ta có thể hiểu khỏi nim v kĩ năng công tác thanh niên của ngi cán bộ
on, Hi nh sau :
Kĩ nng cụng tỏc thanh niờn ca ngi cỏn b on, Hi l s th
hin trờn thc t nng lc cụng tỏc ca ngi cỏn b on, Hi trong vic vn
dng cỏc tri thc, kinh nghim, tỡnh cm vo cỏc thao tỏc t chc hot ng ca
thanh niờn mt cỏch thnh tho, phự hp nhm em li hiu qu cao.
1.1.5. K nng cụng tỏc thanh niờn ca cỏn b on, Hi c s.
- Cỏn b on, Hi c s ( cỏn b on, Hi c s)
Cỏn b on, Hi c s l cỏn b chớnh tr - xó hi trc tip t chc v iu
hnh cỏc hot ng chớnh tr, xó hi v cụng tỏc thanh niờn c s.
l ngi chu trỏch nhim trc tip v cht lng, hiu qu hot ng cụng tỏc
thanh niờn c s.
- K
nng cụng tỏc ca cỏn b on, Hi c s
K nng cụng tỏc thanh niờn ca cỏn b on, Hi c s l mt b phn
trong h thng k nng ca ngi cỏn b on, Hi núi chung c ỏp dng mt
cỏch trc tip vo cụng tỏc thanh niờn c s vi cỏc i tng ch yu l on
viờn, thanh niờn thụng qua cỏc hot ng thc tin din ra hng ngy c
s.
T nhng phõn tớch trờn õy, cú th khỏi quỏt k nng cụng tỏc thanh niờn
ca cỏn b on, Hi c s l: trỡnh , kh nng vn dng mt cỏch sỏng to
nhng tri thc khoa hc núi chung, chuyờn ngnh cụng tỏc thanh niờn núi riờng,
cỏc kin thc chuyờn mụn khỏc v nhng kinh nghim thc tin vo hot ng t
chc thanh niờn c s, xỏc nh v tin hnh nhng phng thc, bin phỏp
cụng tỏc i vi thanh thiu nhi nh
m gii quyt nhanh chúng, chớnh xỏc, cú hiu
15
quả cao các nhiệm vụ công tác thanh niên ở cơ sở theo chức trách người cán bộ
Đoàn, Hội.
1.1.5. Khái niệm bồi dưỡng .
Theo từ điển tiếng Việt: Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.
Khái niệm về năng lực ở trên cho ta thấy: Năng lực là khả năng được thể hiện
của những kiến thức, kĩ năng, thái độ vào việc th
ực hiện nhiệm vụ. Và năng lực
của cán bộ Đoàn, Hội được hiểu là khả năng được thể hiện của những kiến thức, kĩ
năng thái độ của người cán bộ Đoàn, Hội vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo khái niệm này việc làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho cán bộ
Đoàn, Hội là công việc có tính chất rộng cả v
ề kiến thức, kĩ năng, thái độ và phải
được tổ chức thường xuyên, liên tục
1.1.6. Khái niệm công tác bồi dưỡng.
Công tác bồi dưỡng là công việc của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể tác
động đến các cán bộ quản lí bằng các phương pháp khác nhau nhằm cung cấp, làm
tăng thêm kiến thức, kĩ năng, thái độ cho họ, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chức
trách của minh.
1.1.7. Khái niệm công tác bồi dưỡng kĩ n
ăng công tác thanh niên cho cán
bộ Đoàn, Hội.
Với các khái niệm về bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng và công tác thanh niên
ta có thể hiểu khái niệm công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên như sau:
Công tác bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ công tác thanh niên cho cán bộ
Đoàn, Hội là công việc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của tổ chức Đoàn,
Hội trong việc định hướng, xây dựng cơ chế, chính sách và cung cấp, trang bị kiến
thức về kĩ năng, nghiệp vụ hoạt động thanh niên và phẩm chất đạo đức cho cán bộ
Đoàn, Hội.
1.2. Vai trò của kĩ năng công tác thanh niên đối với cán bộ Đoàn, Hội.
16
Kĩ năng công tác thanh niên là một bộ phận rất quan trọng hợp thành chất
lượng của cán bộ Đoàn, Hội nói chung, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở nói riêng. Vai trò
của kĩ năng công tác thanh niên đối với cán bộ Đoàn, Hội được thể hiện cụ thể ở
những vấn đề sau:
Thứ nhất, kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội là yếu tố quan
trọ
ng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, Hội, tạo nguồn cán bộ cho
Đảng và Nhà nước.
Chất lượng đội ngũ được tạo nên bởi chất lượng các thành viên và chất
lượng mỗi thành viên là cơ sở hợp thành chất lượng chung của đội ngũ. Chất lượng
cán bộ Đoàn, Hội là tổng hợp các mặt như thể lực, trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm
chất
đạo đức, năng lực và phương pháp, kĩ năng công tác Kĩ năng công tác thanh
niên là yếu tố quan trọng để cán bộ Đoàn, Hội nâng cao trình độ lí luận chính trị, kĩ
năng thao tác tư duy bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn và nâng cao bản lĩnh
chính trị.
Bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên là điều kiện để nâng cao không
ngừng năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng và hi
ệu quả công tác của cán bộ
Đoàn, Hội. Đối với cán bộ Đoàn, Hội, quá trình rèn luyện, phát triển kĩ năng công
tác thanh niên cũng là quá trình tích luỹ về lượng, hình thành các điều kiện cần
thiết để phát triển và trưởng thành. Trong quá trình đó, luôn có sự đan xen giữa đào
tạo, bồi dưỡng và phát huy khả năng tự đào tạo, tự rèn luyện của mỗi người cán bộ
Đoàn, Hội. Sự phát tri
ển kĩ năng công tác thanh niên của mỗi cán bộ Đoàn, Hội ở
cơ sở và của cả cán bộ Đoàn, Hội các cấp sẽ tạo nguồn lực vững chắc cho sự phát
triển, quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội là một yếu tố cơ
bản để nâng cao chất lượ
ng và hiệu quả công tác thanh niên.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động công tác thanh niên ở cấp cơ sở phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất, chủ yếu nhất là chất lượng của
17
chủ thể tiến hành công tác thanh niên mà nòng cốt là cán bộ Đoàn, Hội. Khi cán bộ
Đoàn, Hội có kĩ năng công tác thanh niên tốt sẽ làm tham mưu, đề xuất với cấp ủy
Đảng những chủ trương, kế hoạch, nội dung, biện pháp công tác thanh niên, đề
xuất những hình thức, phương pháp phù hợp; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
nguyên tắc, chế độ quy định; huy động tối đa các lực lượng, công cụ, phương ti
ện,
cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác thanh niên ở cơ sở có hiệu quả cao. Với vị trí
là cán bộ chủ trì công tác thanh niên ở cơ sở, cán bộ Đoàn thường được bầu vào
BCH của tổ chức Đảng ở cơ sở, do vậy kĩ năng công tác thanh niên của người cán
bộ Đoàn, Hội cấp cơ sở có ảnh hưởng rất lớn đến năng lự
c lãnh đạo và sức chiến
đấu của tổ chức thanh niên cơ sở.
Thứ ba, kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội là yếu tố quan
trọng góp phần trực tiếp xây dựng tổ chức và con người, xây dựng địa phương,
đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện.
Chất lượng công tác thanh niên ở cơ sở là tổng hợp nhiều mặt hoạt động về
công tác thanh niên c
ủa Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, của đoàn
viên, thanh niên và tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở. Có kĩ năng công tác thanh niên, cán
bộ Đoàn, Hội sẽ quán triệt tốt các nguyên tắc, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vận dụng vào xây dựng các tổ
chức thanh niên vững mạnh, tạo sức chiến đấu cho các tổ chứ
c thanh niên, tăng
cường công tác kiểm tra, công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền; xây dựng cán
bộ cơ sở, làm tốt công tác phát triển đảng, đề xuất với cấp uỷ đảng những chủ
trương, giải pháp đúng quy tụ mọi cán bộ, đoàn viên, thanh niên, phát huy trí tuệ
tập thể, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của cấp bộ Đoàn, Hội đối với
từ
ng nhiệm vụ, mọi mặt công tác của địa phương đơn vị.
Tóm lại, bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội là vấn
đề có tính quy luật của quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách cán bộ Đoàn,
Hội; của quá trình phát triển công tác thanh niên ở cở sở. Vai trò đó ngày càng
18
tăng, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển về xây dựng các tổ chức thanh
niên ở cơ sở làm nhiệm vụ bồi dưỡng trình độ mọi mặt của cán bộ, đoàn viên,
thanh niên ngày một cao hơn. Nhận thức đúng đắn vấn đề này có ý nghĩa quan
trọng trong việc xây dựng cán bộ Đoàn, Hội vững mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.
1.3. Cấ
u trúc kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội.
Muốn xây dựng được hệ thống kĩ năng công tác thanh niên giúp cho việc
nâng cao chất lượng bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội
thì cần làm rõ được cấu trúc nội hàm của kĩ năng. Theo góc độ nghiên cứu của đề
tai này, chúng tôi chia cấu trúc kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội
gồm bốn yếu tố cơ bản: tri th
ức, kinh nghiệm, hệ thống những phương thức, biện
pháp tiến hành công tác thanh niên và phong cách công tác.
Cấu trúc kĩ năng công tác thanh niên được minh họa theo sơ đồ sau:
(Sơ đồ 1)
Cấu trúc kĩ năng công tác
thanh niên
Tri thức
Kinh
nghiệm
Phương
pháp
Phong
cách
Một chỉnh thể thống nhất
19
1.3.1. Tri thức:
Tri thức là yếu tố cơ bản, nền tảng cấu thành kĩ năng. Nó là sự hiểu biết của
con người về thế giới xung quanh, là những thông tin mà mỗi người lĩnh hội được
về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực. Tri thức có trong nhiều lĩnh vực như tri
thức về tự nhiên, về xã hội, về kĩ thuật, công nghệ Nó gồm nhiều c
ấp độ: tri thức
cảm tính và lí tính; tri thức kinh nghiệm và lí luận; tri thức tiền khoa học và khoa
học. Nền tảng rộng, mức độ sâu của tri thức là một trong những tiêu chí quan trọng
để xem xét, đánh giá tài năng, cá nhân.
Là yếu tố cơ bản, cốt lõi của kĩ năng công tác thanh niên, tri thức của cán bộ
Đoàn, Hội bao gồm: tri thức lí luận khoa học và kinh nghiệm hoạt động công tác
thanh niên.
Tri thức lí luận khoa học của ng
ười cán bộ Đoàn, Hội được tích luỹ từ hai
phương thức:
Một là, những kiến thức được bồi dưỡng, bổ sung liên tục thông qua các
hình thức hoạt động công tác thanh niên, hoạt động thực tiễn trong phong trào
thanh niên, thông qua chương trình học tập, giáo dục chính trị ở các cấp và tự
nghiên cứu, học tập của người cán bộ Đoàn, Hội.
Hai là, lượng kiến thức được tiếp tụ
c bồi dưỡng, bổ sung hàng năm trong
chương trình bồi dưỡng giáo dục kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ công tác thanh
niên, tổ chức hoạt động thực tiễn công tác thanh niên, tự nghiên cứu, học tập của
cán bộ Đoàn, Hội ở các cấp. Lượng kiến thức này bổ sung những cái mới từ hoạt
động thực tiễn như đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng cái "vạn
bi
ến" của thanh niên và thực tiễn.
Trong quá trình hình thành, phát triển kĩ năng công tác thanh niên, khối
lượng kiến thức thứ nhất là nền tảng, là cơ sở để tiếp nhận và chuyển hoá lượng
kiến thức thứ hai. Lượng kiến thức thứ nhất là tiền đề, là điều kiện để hình thành kĩ
năng công tác thanh niên, tạo nên sự vững chắc trong quá trình phát triển kĩ năng
20
đó. Lượng kiến thức thứ hai là điều kiện quan trọng để bổ sung, phát triển kĩ năng
công tác thanh niên, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú, linh hoạt, năng
động, sáng tạo trong quá trình phát triển kĩ năng công tác thanh niên của người cán
bộ Đoàn, Hội. Do vậy, trong bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ
Đoàn, Hội cần lưu ý tới cả hai lượng kiến thức này trong tri thức lí luận khoa họ
c.
1.3.2. Kinh nghiệm:
Kinh nghiệm là những hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải
trong thực tiễn hoạt động. Kinh nghiệm công tác thanh niên là vốn tri thức khoa
học, nghệ thuật công tác thanh niên được đúc rút ra từ tổ chức hoạt động thực tiễn.
Kinh nghiệm công tác thanh niên bao gồm: kinh nghiệm đoàn kết tập hợp thanh
niên; kinh nghiệm tổ chức, quán triệt sự lãnh đạo của Đảng đối v
ới công tác thanh
niên qua các thời kỳ; kinh nghiệm tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn
luyện, lãnh đạo, quản lí cán bộ, đoàn viên, thanh niên; kinh nghiệm xây dựng các
tổ chức thanh niên; kinh nghiệm phát động tổ chức phong trào thanh niên;
Với tư cách là một thành tố cấu thành kĩ năng công tác thanh niên, kinh
nghiệm công tác thanh niên giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm giàu tri thức,
đồng thời góp phần vào quá trình sáng tạo ra những tri thức mới, rèn luyện kĩ năng
mới. Kinh nghiệm công tác thanh niên trong kĩ năng công tác thanh niên củ
a người
cán bộ Đoàn, Hội được hợp thành từ hai bộ phận: một là, những kinh nghiệm công
tác thanh niên được lĩnh hội từ bên ngoài, được truyền thụ, trao đổi bởi đội ngũ
giảng viên trong quá trình học tập, công tác; hai là, những kinh nghiệm công tác
thanh niên tự thu nhận được qua hoạt động thực tiễn công tác thanh niên của mỗi
cán bộ.
1.3.3. Phương pháp tiến hành công tác thanh niên.
Hệ thống những phương thứ
c, biện pháp tiến hành công tác thanh niên của
cán bộ Đoàn, Hội là một tổng thể những động tác được sắp xếp một cách hợp lí
theo một phương thức nhất định nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể công tác thanh
21
niên ở cơ sở. Đó là sự kết tinh của tri thức, kinh nghiệm cùng với những phương
thức, biện pháp chung nhất trong những hoàn cảnh, đối tượng cụ thể, phù hợp với
mỗi cán bộ Đoàn, Hội, với con người và tổ chức cụ thể. Đó cũng là sự vận dụng
độc lập, sáng tạo những thao tác, cách thức, biện pháp cơ bản được lĩnh hội trong
các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội ở từng tổ chức cơ sở và
trong từng hoàn cảnh nhiệm vụ cụ thể.
- Phương pháp công tác thanh niên có thể nhìn nhận dưới những góc độ khác
nhau. Dưới góc độ của chủ thể lãnh đạo quản lí ( Đảng, Nhà nước và các tổ chức
đoàn thể) thì có thể chia thành các phương pháp: Phương pháp tập hợp thanh niên;
Phương pháp tổ chức thanh niên; Phương pháp lãnh
đạo thanh niên; Phương pháp
quản lí thanh niên; Phương pháp giáo dục thanh niên.
- Dưới góc độ mục đích của chủ thể lãnh đạo quản lí thì có thể phân chia thành
các phương pháp cơ bản sau đây: Phương pháp hoạt động tập thể; Phương pháp
thuyết phục bằng lời; Phương pháp giao nhiệm vụ cho thanh niên; Phương pháp
đánh giá thanh niên; Phương pháp tổ chức vui chơi, giải trí cho thanh niên
- Nếu phân chia theo nội dung công tác thanh niên có thể chia thành các loại
phương thức, biện pháp: Phương pháp công tác chính trị
; Phương pháp công tác tư
tương ; Phương pháp công tác thi đua khen thưởng; Phương pháp kiểm tra, giám
sát và kỉ luật
- Nếu phân theo nghiệp vụ công tác thanh niên có các phương pháp công tác:
Phương pháp chỉ đạo; Phương pháp liên kết.; Phương pháp dư luận
1.3.4. Phong cách công tác
Phong cách công tác của người cán bộ Đoàn, Hội là tổng hợp những phương
pháp tiến hành hoạt động công tác thanh niên. Phong cách công tác có vai trò hết
sức quan trọng trong các khâu, các bước thực hiện công tác thanh niên; là một yếu
tố cấu thành kĩ n
ăng công tác thanh niên của người cán bộ Đoàn, Hội; là biểu hiện
22
sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa tri thức với hệ thống những phương thức, biện
pháp tiến hành công tác thanh niên độc lập, sáng tạo.
Phong cách công tác của người cán bộ Đoàn, Hội được biểu hiện ở một số
đặc trưng cơ bản sau:
+ Phong cách quần chúng. Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong phong
cách công tác của người cán bộ Đoàn, Hội, nó được bắt nguồn từ quan đi
ểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin; từ kinh nghiệm của cha ông ta về vị trí, vai trò và sức
mạnh của quần chúng trong lịch sử. Phong cách đó được biểu hiện ở tác phong sâu
sát, luôn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của quần chúng và giải
quyết thoả đáng những nhu cầu chính đáng của họ.
+ Phong cách làm việc dân chủ, tập thể: Có phong cách dân chủ, tập thể
mới phát huy được sức mạ
nh và trí tuệ của cán bộ, đoàn viên, thanh niên. Muốn
thực hiện tốt nhiệm vụ, điều quan trọng là người cán bộ Đoàn, Hội phải biết phát
huy trí tuệ tài năng của mọi cán bộ, đoàn viên, thanh niên, của mọi tổ chức trong
cấp bộ của mình, phải tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong cơ quan, phát
huy trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của quần chúng, đấu tranh với tác phong quan
liêu, gia trưởng và các biểu hiện mất dân chủ.
+ Phong cách khoa học, thiết thực, cụ thể. Cán bộ Đoàn, Hội phải dựa vào
thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nêu cao tính đảng,
nắm vững chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Điều lệ, nghị quyết của tổ
chức để xem xét, đánh giá, giải quyết mọi công việc. Phong cách khoa học, thi
ết
thực, cụ thể đòi hỏi cán bộ Đoàn, Hội phải sâu sát thực tế, phân tích đánh giá tình
hình, xác định mục tiêu, kế hoạch hoạt động khoa học, tổ chức thực hiện có hiệu
quả, thường xuyên kiểm tra; sơ, tổng kết; khắc phục những biểu hiện chủ quan,
phiến diện, nóng vội trong quá trình công tác thanh niên.
Kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội được cấu thành b
ởi bốn
yếu tố trên, mỗi yếu tố có vai trò, vị trí riêng trong quá trình hình thành và phát
23
triển kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội, nhưng chúng luôn có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tạo tiền đề cho nhau, tác động lẫn nhau, đan xen với nhau tạo
nên một chỉnh thể hợp lí, thống nhất, không thể coi thường hoặc hạ thấp vai trò của
yếu tố nào.
Một điều kiện cần lưu ý, kĩ năng công tác thanh niên là kĩ năng làm việc với
con người và tổ
chức kĩ năng đó bao giờ cũng là sự tổng hợp biện chứng phức tạp
của nhiều nhân tố và gắn bó chặt chẽ với lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ Đoàn, Hội.
1.4. Con đường hình thành và phát triển kĩ năng công tác thanh niên
của cán bộ Đoàn, Hội.
Thứ nhất, s
ự hình thành và phát triển kĩ năng công tác thanh niên của cán
bộ Đoàn, Hội là sản phẩm của quá trình đào tạo và tự đào tạo trong hệ thống các
nhà trường.
Trong điều kiện hiện nay, để đào tạo được cán bộ Đoàn, Hội có trình độ kĩ
năng cao, có khả năng tự phát triển đòi hỏi trước hết phải thông qua con đường đào
tạo cơ bản, toàn diện. Giai
đoạn đào tạo tại các nhà trường( từ phổ thông đến
chuyên nghiệp) có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho người học những tri
thức có hệ thống, những kinh nghiệm, những thao tác, cách thức, biện pháp cơ bản,
cần thiết và nhất là tạo ra nhu cầu, hoàn thiện phương pháp giúp cho người cán bộ
có thể tự học, tự đổi mới và nâng cao không ngừng trình độ kĩ năng của mình.
Trong quá trình đào t
ạo tại nhà trường, các kĩ năng trong thanh niên dần được hình
thành và phát triển: Từ kĩ năng học tập đến các kĩ năng hoạt động cộng đồng, kĩ
năng hoạt động nhóm; kĩ năng quản lí, lãnh đạo; kĩ năng thương thuyết; kĩ năng xử
lí tình huống; kĩ năng nói thuyết trình; kĩ năng sống
Đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên là một quá trình di
ễn ra lâu
dài trong hệ thống các nhà trường từ phổ thông đến chuyên nghiệp. Trong hệ thống
tổ chức thanh niên quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội được thực hiện
24
chủ yếu tại các cơ sở đào tạo: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam; Trường đoàn
đội cấp tỉnh; Trường Chính trị - Hành chính cấp tỉnh; Các trung tâm hoạt động
thanh thiếu niên ). Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội là một quá
trình truyền thụ kiến thức, kĩ năng, phát triển trí tuệ và rèn luyện nhân cách cho đối
tượng đào tạo, nhằm chuẩn bị
những điều kiện cơ bản về tri thức, kĩ năng, nghiệp
vụ và phẩm chất nghề nghiệp của người cán bộ Đoàn, Hội để hoàn thành nhiệm vụ,
chức trách được giao.
Đào tạo gắn liền với tự đào tạo, đào tạo trong nhà trường gắn liền với đào
tạo, bồi dưỡng trong thưc tế công tác, nhằm phát huy tính chủ độ
ng, tự giác, tính
tích cực, sáng tạo của học viên, vừa nâng cao kĩ năng hoạt động thực tiễn vừa hoàn
thiện kĩ năng tự nghiên cứu, tự phát triển. Phải thông qua thực tiễn công tác mà
giáo dục, rèn luyện và kiểm nghiệm trình độ năng lực, kĩ năng, nghiệp vụ chuyên
môn của người cán bộ Đoàn, Hội
Thứ hai, kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội được ti
ếp tục
hình thành phát triển trong hoạt động thực tiễn công tác thanh niên, qua đào tạo,
bồi dưỡng trong thực tiễn phong trào thanh niên.
Theo quan điểm macxit, các phẩm chất xã hội của con người và kĩ năng của
họ bao giờ cũng là sản phẩm của quá trình hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn
chính là nguồn gốc, động lực, cơ sở thúc đẩy, phát triển kĩ năng của con ng
ười.
Thực tiễn cuộc sống xã hội, thực tiễn công tác thanh niên ở cơ sở thường xuyên đặt
ra cho cán bộ Đoàn, Hội những yêu cầu cụ thể về tích luỹ tri thức, kinh nghiệm và
rèn luyện những thao tác, cách thức, biện pháp hoạt động, các phẩm chất nghề
nghiệp, các quan hệ ứng xử đa dạng Nghĩa là, thực tiễn không ngừng biến động,
luôn làm nảy sinh ở cán bộ
Đoàn, Hội nhu cầu, động lực vận dụng kĩ năng xem xét
và giải quyết có kết quả các nhiệm vụ công tác thanh niên theo chức trách, không
ngừng phát triển hoàn thiện kĩ năng nghề nghiệp của mình.
25
Quá trình tham gia vào các hoạt động thực tiễn công tác thanh niên ở cơ sở
đồng thời là quá trình tiếp tục hình thành, củng cố, phát triển kĩ năng công tác
thanh niên của cán bộ Đoàn, Hội. Trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở, tri thức, kinh
nghiệm, hệ thống các thao tác, cách thức, biện pháp, các tác phẩm cá nhân, phẩm
chất nghề nghiệp, sở trường, năng khiếu, tài nghệ của người cán bộ Đoàn, Hội ở
cơ sở lần lượt được bộc lộ, được thử thách, được đánh giá. Bồi dưỡng cán bộ
Đoàn, Hội cũng là một quá trình nhằm bổ sung, phát triển trình độ nghề nghiệp,
chuyên môn và phẩm chất, năng lực cho cán bộ trong thực tiễn công tác. Tuỳ
nhiệm vụ cũng như điều kiện thực tế của từng cấp bộ, công tác bồi dưỡng cán bộ
đượ
c triển khai theo những nội dung, phương pháp khác nhau. Thông thường việc
bồi dưỡng cán bộ có thể tiến hành thông qua các đợt tập huấn, các hội nghị tổng
kết hay nghiên cứu chuyên đề và các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên của cán
bộ cấp trên đối với cấp dưới ngay trong công tác và học tập thường ngày. Công tác
bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội được thực hiện bởi cơ quan hoặc thủ trưởng c
ấp trên,
luôn gắn bó mật thiết và có tác dụng thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng, tự học tập
của mỗi cán bộ Đoàn, Hội.
Đào tạo tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, các trường và trung tâm
cho cán bộ Đoàn, Hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức,
kĩ năng nghề nghiệp. Xong việc tự đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thứ
c cho mình
thông qua thực tiễn hoạt động thanh niên sẽ tạo nên sự phát triển nhanh chóng,
phong phú, bền vững về trình độ kĩ năng công tác cho người cán bộ Đoàn, Hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở chúng ta: "Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên
lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách
mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tậ
p, tự cải tạo". Phải thực hiện lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời
phải gắn liền lí luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ