Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hình tượng tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.1 KB, 58 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối
tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh
động với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những
cảm xúc, tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong
quá trình sáng tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác
phẩm nghệ thuật chân chính luôn hướng hình tượng con người trong cõi
nhân gian.
Bằng tài năng, nhiệt huyết, trái tim giàu yêu thương của mình, nhà thơ
Quang Dũng đã để lại cho nền văn học Viêt Nam nói chung và giai đoạn văn
học chống Pháp nói riêng những tác phẩm giá trị.Ông sáng tác nhiều thể loại
nhưng thơ là thành công nhất. Đến với thơ Quang Dũng ta bắt gặp cái đẹp kì
diệu của tình yêu, của những khát khao và thương nhớ qua hình tượng nghệ
thuật về con người.
Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát
khao khám hình tượng con người trong văn chương nói chung và trong thơ
Quang Dũng nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người.
Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập
nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến
thức cũng như kinh nghiệm cho việc học tập và nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề

Tuy số lượng tác phẩm thơ không lớn nhưng những trang thơ của
Quang Dũng đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Giới phê bình, nghiên
cứu, các bạn thơ cũng có nhiều bài viết về con người cũng như thơ của ông.
Qua những bài viết về đời và thơ Quang Dũng, chúng ta nhận thấy mỗi
lần nhắc tới ông là nhắc tới một con người tài hoa, giản dị,giàu lòng yêu
thương và thấm đậm hồn quê.
Năm 1987 nhà thơ Ngô Quân Miện trong bài viết Quang Dũng – con


người hồn hậu ngòi bút tài hoa đã nhận xét đây là một con người tài hoa,
nhưng thuần hậu, giản dị và mang đậm chất dân dạ. Bởi vậy “Bên cạnh cái
đẹp dân dã, thơ văn Quang Dũng còn có cái đẹp tài hoa. Cái tài hoa trong
thơ thể hiện rất rõ ở những bài Mắt người Sơn Tây, những làng đi qua, Tây
tiến trong đó cảm xúc tinh tế, lời thơ thanh thú mà không bóng bẩy, không
để lại dấu vết da công: nhạc điệu đẹp”.[15; 370]
Năm 1988, trong bài viết Tình người Quang Dũng, giáo sư Hoàng Như
Mai cam đoan Quang Dũng là người không thù ai, không giận ai, không oán
ai. Giáo sư còn cho rằng Quang Dũng có một tình yêu đời, yêu người lớn lao
và có thái độ sống trượng phu. Con người Quang Dũng quả là khiến cho
người ta kính nể.
Nhà thơ Trần Lê Văn cũng là bạn thân của Quang Dũng cũng một lần
nữa khẳng định con người tài hoa, nhân hậu và thôn quê trong lời giới thiệu
in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng xuất bản năm 1999 : “Thơ Quang
Dũng nhiều lúc đang phiêu diêu bỗng dừng lại, nghiêng tai tri âm với những
tiếng nói thầm kín, tự cố tình che lấp sau những tiếng hát câu cười ồn ã”
[15;39]. Trần Lê Văn cũng chính là người thấu hiểu và bênh vực Quang
Dũng khi những tác phẩm thơ của ông như “Lính râu ria”. “Tây Tiến” bị
đánh giá là loại thơ “lãng mạn tiểu tư sản”. Ông cho rằng “Bài thơ “Tây
Tiến” có phảng phất những nét buồn , những nét đau, nhưng đó là cái buồn
đau bi tráng chứ không phải cái buồn đau bi lụy. Và lại đó là cái bi để làm
nổi cái tráng, là cách “vẽ mây nẩy trăng” trong họa , trong thơ, trong nghệ
thuật nói chung” [15;25]. Như vậy mà phải mất một thời gian sau tác giả của
nó mới được giải oan và “Lính Tây Tiến”,“Lính râu ria” mới được công
nhận giá trị nghệ thuật.
Như nhà thơ Tố Hữu đã nói “ Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm
hồn”, chính từ những yêu thuơng xúc cảm chân thực trong tâm hồn mình
Quang Dũng đã tạo ra những tác phảm đẹp cho đời. Cũng như trong lời giới
thiệu của mình in trong cuốn Thơ Quang Dũng xuất bản năm 2006, Kiều
Văn đã nói “ Bản chất nhân ái ở Quang Dũng đã làm tuôn trào những cảm

xúc xót thương sâu thẳm, da diết khi nhà thơ rơi vào những cảnh huống “
mặt trông lòng đau” và để lại trong lòng chúng ta những ấn tượng khó phai”
[14;10]
Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài” in trong cuốn Chân dung nhà
văn Việt Nam hiện đại,tâp 2, xuất bản năm 2006 Văn Giá viết về Quang
Dũng “ Ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên, lang thang từ
làng ra phố, hết phố lên rừng, rồi lại từ rừng về phố” [3;86]. Áng mây trắng
ấy đã từng chinh chiến nơi chiến trường, đã từng chịu bao sóng gió trước
cuộc đời nhưng vẫn hát lên bài ca về lòng yêu thương con người, lòng say
mê cuộc sống: “Không một bầm dập, một dung tục nào có thể làm suy
xuyển lòng yêu, lòng say mê cuộc sống của Quang Dũng. Ông vẫn làm một
áng mây ôm ấp tình yêu, ấp iu khung cảnh đời thường. Đám mây ấy vẫn là:
“Mây ở đầu ô mây lang thang” và vẫn khát vọng “Hẹn những chân trời xa
lạ” không có gì có thể làm cho con người thôi khát vọng. Ở người nghệ sĩ
lớn như Quang Dũng còn là những khát khao cao đẹp và lớn lao” [3; 98].
Những bài viết về Quang Dũng đã giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều
về con người cũng như thơ ca của ông. Kế thừa những thành quả, thông tin
trong việc nghiên cứu con người và thơ Quang Dũng dưới nhiều góc độ của
các bậc tiền bối chúng tôi tiếp tục phát triển chủ đề thông qua việc đi sâu tìm
hiểu, khám phá hình tượng con người - tác giả trong thơ Quang Dũng trong
mối giao cảm của con người với không gian, thời gian, con người và cuộc
dời.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là: Hình tượng
tác giả - nhà thơ trong thơ Quang Dũng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những tác phẩm thơ in trong cuốn Tuyển tập thơ Quang Dũng do
Trần Lê Văn sưu tầm và giới thiệu năm 1999, nhà xuất bản Văn học, Hà

Nội.
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài
chúng tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học và các phương pháp sau:
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
4.2 Phương pháp thông kê miêu tả
4.3 Phương pháp so sánh văn học
5.Bố cục tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng
tôi được kết cấu trong ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề khái quát
Chương 2: con người trong mối giao cảm với không gian và thời
gian.
Chưong 3: Giọng điệu trữ tình trong thơ Quang Dũng
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Các khái niệm lí luận văn học
1.1.1.1 Đối tượng của văn học
Trước đây đã từng có quan niệm cho rằng đối tượng của nghệ thuật nói
chung và của văn học nói riêng là cái đep, vẻ đẹp. Bác bỏ quan niệm phiến
diện đó, nhà dân chủ cách mạng Nga Secnưsepxki nói rằng: “Phạm vi nghệ
thuật bao gồm tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và cuộc
sống) làm con người quan tâm, không phải là cái quan tâm của một học giả,
mà là cái quan tâm của con người bình thường. Cái mọi người quan tâm
trong đời sống là nội dung của nghệ thuật “ [8; 55].
Đồng ý với nhận định đó của Secnưsepxki, lí luận văn học cũng cho
rằng văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã
hội. Văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó, mà tái hiện
chúng trong tương quan lí tuởng, khát vọng, tình cảm của con người. Văn

học không phản ánh hiện thực dưới dạng những bản chất trừu tượng mà, mà
tái hiện nó trong tính toàn vẹn, cảm tính sinh động. Khái niệm trung tâm của
đối tượng văn học là các tính cách của con người, con người sống, suy nghĩ,
cảm xúc, hành động mang bản chất xã hội, lịch sử. [8; 60].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “khái niệm đối tượng của văn học trước
hết khẳng định hiện thực đời sống là cơ sở phản ánh, thể hiện của văn học
nghệ thuật. Thứ hai, nó xác định phương diện hiện thực riêng biệt mà văn
học hướng tới chiếm lĩnh, nhào nặn để trở thành nội dung. Thứ ba, khái
niệm đối tượng của văn học còn xác định tính chất tổng hợp và toàn vẹn của
cuộc sống mà nhà văn tái hiện với tất cả bộ mặt cụ thể, cảm tính, cá biệt.
Cuối cùng, đối tượng văn học không phải là một hình tượng nhất thành bất
biến mà luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của lịch sử và khả năng chiếm
lĩnh thẩm mĩ của con người” [6; 126-127].
Như vậy, đối tượng của văn học đó là tất cả những gì tồn tại trong hiện
thực khách quan có mối quan hệ chặt chẽ với con người được nghệ sĩ chiếm
lĩnh, nhào nặn, tái hiện trong tương quan lí tưởng khát vọng, tình cảm của
con người. Đối tượng văn học luôn thay đổi theo sự phát triển của lịch sử và
khả năng chiếm lĩnh thẩm mĩ của con người.

1.1.1.2 Thơ trữ tình
Trước khi tìm hiểu khái niệm về thơ trữ tình, chúng ta cần tìm hiểu
khái niệm về thơ.Thơ là một thể loại văn học nảy sinh từ rất sớm trong đời
sống con người. Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản
chất của thơ lại đa dạng, nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Với đặc tính
hàm súc, khó nắm bắt, khó lí giải cho đến nay thơ vẫn là một thể loại khó
tìm ra một định nghĩa chính xác. Dường như có bao nhiêu nhà nghiên cứu,
nhà thơ thì có bấy nhiêu đinh nghĩa về thơ.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mãnh mẽ bằng ngôn
ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [6; 309].

Trên cơ sở khái niệm về thơ, ta đi sâu tìm hiểu khái niệm về thơ trữ
tình. Theo Lê Bá Hán, “thơ trữ tình là thuật ngữ dùng chỉ chung cho các thể
thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống, được thể hiện một cách trực
tiếp. Tính chất cá thể hóa cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa sự thể hiện là
nhưng dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát tâm hồn, thơ trữ tình
có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các
cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học”
[6; 317].
Như vậy thơ trữ tình là lọai thơ mà qua đó nhà thơ hoặc nhân vật trữ
tình bộc lộ tâm trạng chủ quan, thế giới nội tâm cũng như cách cảm, cách
nghĩ của họ về cuộc sống, con người và thế giới xung quanh. Thơ trữ tình
làm sống dậy thế giới của chủ thể hiện thực khách quan giúp chúng ta đi sâu
khám phá thế giới của những cảm xúc, suy tư, nỗi niềm.
1.1.1.3 Nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình
Thơ trữ tình là nơi nhân vật trữ tình bộc lộ cách cảm, cách nghĩ về
con người, cuộc đời; đồng thời cũng là nơi thể hiện tâm trạng chủ quan, thế
giới nội tâm của mình vì thế nói đến thơ trữ tình là nói đến nhân vật trữ tình.
Lí luận văn học cho rằng: “nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ suy
nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm.Nhân vật trữ tình không có diện
mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng
nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách
nghĩ. Qua những trang thơ ta bắt gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó
chính là nhân vật trữ tình” [9; 359].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “nhân vật trữ tình là hình tượng nhà
thơ trong thơ trữ tình, là phương thức bộc lộ ý thức tác giả. Nhân vật trữ tình
là con người đồng dạng tác giả- nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ
tình như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá
nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân
dung” [6; 234]

Nhân vật trữ tình là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi niềm cũng như tư tưởng
của tác giả. Tuy nhiên theo chúng tôi nhân vật trữ tình là người thống nhất
chứ không đồng nhất với tác giả bởi trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hịên như
“người đại diện cho xã hội, thời đại và nhân loại” (Bê-Lin-Xki).
Nếu nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm
trạng thì “Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình
cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi nguồn tình cảm của tác giả” [9; 359].
Như vây, với tư cách là một hình tượng nghệ thuật, nhân vật trong thơ
trữ tình là đối tượng , mục đích mà nhà thơ hướng tới để thể hiện cảm xúc và
tư tưởng của mình. Nhân vật trong thơ trữ tình có thể đồng nhất hoặc không
đồng nhất với nhân vật trữ tình.
1.1.1.4 Hình tượng nghệ thuật
Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng miêu tả thế giới bằng hình
tượng. Đó là kết quả của quá trình tư duy đầy sáng tạo, tách khỏi hoạt động
tinh thần của nhà văn để tồn tại như một thực thể văn hóa xã hội.
Theo lí luận văn học: “hình tượng văn học là một khách thể tinh thần
đặc thù. Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể
hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của người sáng tạo hay người thưởng thức nữa. Cũng không
gắn liền với quá trình tâm lí, tinh thần của tác giả như trong quá trình sáng
tạo. Gọi nó là “tinh thần” bởi vì tinh thần là một cấp phản ánh đặc biệt của ý
thức con người. Cái tinh thần muốn giữ lại thì bao giờ nó cũng thể hiện
trong hình thức vật chất, trong nghệ thuật đó chính là các kí hiệu nghệ thuật,
chất liệu nghệ thuật” [9; 138- 139].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “hình tượng nghệ thuật là phương
thức chiếm lĩnh tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ
thuật. Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ
tái hiện bằng tưởng tượng, sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Bằng
chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn,
tưởng tượng. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị

của nó là ở phương diện tinh thần.Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật
người ta thường nói tói hình tượng con người bao gồm cả hình tượng một
tập thể với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú” [6; 146- 147].
Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Hình tượng nghệ thuật là hình tượng
ngôn từ. Hình tượng nghệ thuật là cái đuợc sáng tạo, được khái quát, không
phải là cái sao chép, cái có sẵn mà được tạo nên bởi tư duy hình tượng, bởi ý
thức của người sáng tạo, nó thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm
mĩ của nghệ thụât.
1.1.2 Các khái niệm thi pháp học
1.1.2.1 Không gian nghệ thuật
Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới vật
chất trong đó có con người. Con người cũng như vật chất không thể tồn tại
ngoài không gian và thời gian. Nghệ thuật không thể thiếu không gian và
thời gian bởi con người với tất cả những mối quan hệ của nó là đối tượng
đặc trưng của nghệ thuật. Không gian vật chất là vô cùng quan trọng với con
người, nhưng nếu chỉ là không gian ba chiều thì đó chưa được gọi là không
gian nghệ thuật. Vậy không gian nghệ thuật là gì?.
Theo Trần Đình Sử: “không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc
đáo có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả. Nó là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan
niệm nhất định về cuộc sống, là mô hình thế giới của tác giả cụ thể, đựơc
biểu hiên bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian” [13; 107- 109].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “ Không gian nghệ thuật là hình thức
bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chủ thể của nó, có tác
dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã
hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu
trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho
thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai
đoạn văn học” [6; 160- 161].
Không gian nghệ thuật là một không gian đặc biệt mà ở đó con người

luôn hiện lên với những nét cụ thể, cảm tính, sinh động; đồng thời đó cũng
là nơi bôc lộ cảm xúc, thái độ của tác giả đối với sự vật, hiện tượng trong thế
giới, đối với con người và thế giới xung quanh. Khi đi khám phá không gian
nghệ thuật của tác phẩm cũng là lúc chúng ta khám phá quan niệm, chiều
sâu cảm thụ thế giới khách quan của tác giả.
1.1.2.2 Thời gian nghệ thuật
Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một
trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học. Theo Từ điển thuật
ngữ văn học “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ
thuật, thể hiện sự cảm thấy của con người trong thế giới. Nó phản ánh sự
cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn
phát triển như sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con
người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất
hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống
trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả” [6; 322- 323].
Trần Đình Sử lại cho rằng: “thời gian nghệ thuật là hình thức của hình
tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng các phương tiện
nghệ thuật nhằm làm cho người thương thức cảm nhận được : hoặc hồi hộp
chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thời gian nghệ
thuật do được sáng tạo ra nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lí.
Nó là một biểu tượng. một tượng trưng, thể hiện một quan niệm của nhà văn
về cuôc đời và con người” [13; 76- 77]
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà chúng ta có thể chiêm nghiệm
được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dai của nó, với nhịp điệu nhanh hay
chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ
thuật là đặc trưng của văn học bởi văn học là nghệ thuật thời gian. “ thời
gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về
ssự vận đông và thay đổi của thể giới trong các hình thức đa dạng của thời
gian xuyên suốt toàn bộ văn học” ( D.X.Likhasôp). Và cũng như không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật giúp người đọc khám phá, tiếp cận sâu hơn,

đầy đủ hơn về hình tượng nghệ thuật cũng như thế giới nội tâm, quan niệm
của tác giả về con người, cuộc đời và thời đại.
1.1.2.3 Hình tượng tác giả
Tác giả là người sáng tạo, khai sinh ra tác phẩm vì vậy dấu ấn của tác
giả trong tác phẩm hiện lên rât rõ. Việc nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta
khám phá hình tượng tác giả, tìm hiểu những cảm xúc, quan niệm của người
nghệ sĩ về con người và cuộc sống.
Theo Trần Đình Sử: “hình tượng tác giả là hình tượng đựơc sáng tạo ra
trong tác phẩm theo nguyên tắc tự biểu hiện cảm nhận và thế giới thẩm mĩ
đối với thế giới xung quanh. Nó không chỉ là sự phản ánh cái tôi của tác giả
vào tác phẩm thể hiện tương quan giữa người sáng tạo ra văn học và bản
thân văn học mà còn là vấn đề của cấu trúc nghệ thuật, sự thể hiện của chủ
thể. Hình tượng tác giả thể hiện chủ yếu ở cái nhìn riêng độc đáo, nhất quán,
có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ; giọng điệu tác giả thâm nhập vào cả
giọng điệu nhân vật ; và ở sự miêu tả, có hình dung của tác giả đối với chính
mình. [13;128- 130].
Từ điển thuật ngữ văm học lại cho rằng: “ Đó là phạm trù thể hiện
cách tự ý thức của tác giả về vai trò của xã hội và vai trò của văn học của
mình trong tác phẩm văn học, một vai trò được người đọc chờ đợi. Phạm trù
hình tượng tác giả chẳng những cho phép nhận ra phong cách cá nhân mà
còn giúp hiểu tính hệ thống của văn bản tác phẩm văn học” [6; 149- 150].
Như vây, hình tượng tác giả là phạm trù pháp quan trọng giúp chúng
ta hiểu sâu hơn về tác giả cũng như tác phẩm. Hình tượng tác giả có tính
chât loại hình sâu sắc nhưng cũng mang đậm cá tính tác giả.
1.1.2.4 Giọng điệu
Giọng điệu là một yếu tố vô cùng quan trọng để tạo lập vị thế và
phong cách riêng cho tác giả. Vì vậy nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm
cũng giúp chúng ta trong quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới nội tâm, cách
cảm của người nghệ sĩ trước cuộc sống. Vậy giọng điệu là gi?.
Theo Trần Đình Sử: “Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình

tượng tác giả trong tác phẩm mang nội dung tình cảm, thái độ, ứng xử trước
các hiện tượng đời sống không chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ
vững mà còn hệ thống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm. Giọng điệu có
cấu trúc của nó. Xét lời văn trong quan hệ với người đọc ngoài văn bản thì ta
có ngữ điệu. Sự thống nhất của hai yếu tố này tạo ra giọng điệu” [13;
132-133].
Từ điển thuật ngữ văn học thì cho rằng: “Giọng điệu phản ánh lập
trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất
lớn trong viêc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người
đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra đựơc tác phẩm
măc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Giọng điệu là
một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, gắn với cái giọng “trời phú”
của mỗi tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối
tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có
nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn
điệu” [6; 134- 135].
Như vậy, giọng điệu là phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Qua
giọng điệu ta bắt gặp hình ảnh nhân vật trữ tình và cái tôi cá thể của người
nghệ sĩ. Vì vậy, khi nghiên cứu hình tuợng con ngưòi trong tác phẩm văn
học ta cần chú ý đến giọng điệu mà nhà thơ thể hiện trong nó.

1.2. Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng
1.2.1 Cuộc đời
Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm), sinh năm 1921, tại
làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Phượng Trì một
nửa là làng một nửa là phố, Gia đình Quang Dũng làm nghề nông nghiêp
kiêm tiểu thương.
Bố đẻ của ông là Bùi Đình Khuê, một người chữ nghĩa, tuy làm trong
tổng nhưng tính tình hào hoa phong nhã. Mẹ đẻ của ông là bà Trần Thị Hợi,
trụ cột kinh tế của gia đình mà lại giàu lòng nhân hậu, hay cưu mang những

người cơ nhỡ , quý bạn của con như chính con mình. Bà mở cửa hàng tạp
hóa ngay ở căn nhà ven đê, trông ra chợ Phùng, phố Phùng.
Quang Dũng có một gia đình khá đầy đủ và hạnh phúc. Lúc ở nhà với
bố mẹ, ông có một buồng riêng trang trí bằng những bức tranh chính ông vẽ.
Từ cửa sổ căn buồng ấy ngày ngày ông thu vào tầm mắt những bãi mía
nương dâu, núi Thầy gần gần, núi Ba Vì xa xa. Cảnh vật xứ Đoài, không khí
xứ Đoài đầy ắp. Cái chất Sơn Tây ngấm vào Quang Dũng từ bé.
Thuở nhỏ, Quang Dũng học trường làng, đến cấp thành chung, học ở
trường Sư Phạm Hà Nội. Học Sư Phạm ra, Quang Dũng không đi làm quan
chức mà đi làm nhạc công cho một gánh hát, rồi làm “cậu giáo” ở các nhà
tư, nay đây mai đó trong thành phố Hà Nội.
Năm 1942, Quang Dũng ngao du lên Yên Bái chờ dịp đi xa. Chính tại
đây đã nảy sinh cuộc tình duyên của ông với một cô gai sau này là người bạn
trăm năm của ông. Bùi Thị Thạch là tên cô gái_ là con một gia đình trung
lưu. Cho đến cuối đời người Yên bái, cô vợ tào khang ấy vẫn ngày đêm chịu
đựng mọi vất vả lên thác xuống ghềnh với ông, vì ông.
Quang Dũng tham gia cách mạng từ 19- 8- 1945. Sau đó với tư cách là
phái viên Phòng Quân vụ Bắc Bộ, ông làm các công việc cất dấu máy móc
quân sự, đi các địa phương tìm mua vũ khí cho cách mạng. Rồi người chính
trị viên phó đại đội vệ binh khu 2 ấy được cử đi học lớp bổ túc quân sự ở
Tống (Sơn Tây). Cuối năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến
với cấp bậc đại đội trưởng. Sau một thời gian làm nhiệm vụ phối hợp chiến
đấu với bộ đội Pha Thét Lào bảo vệ biên giới Việt_Lào, Ông cùng đơn vị trở
lại Việt Nam. Ít lâu sau, quang Dũng chuyển sang làm Trưởng tiểu ban văn
nghê, thuộc phòng chính trị, Bộ tư lệnh liên khu 3. Ông hoạt động văn nghệ
ở liên khu 3 cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hòa bình lập lại Quang Dũng làm biên tập viên cho Báo văn nghệ. Ông
nghỉ hưu năm 1978.
Từ năm 1983, 1984 Quang Dũng bị tai biến mạch máu não. Bệnh tuy
trầm trọng Quang Dũng vẫn cố gắng chiến đấu với bệnh tật. Cuối cùng ông

thanh thản ra đi vào cõi vĩnh hằng đêm 13 tháng 10 năm 1988, thọ 67 tuổi.
Với các thành tích trong kháng chiến chông Pháp, Quang Dũng đã
được nhà nước tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng nhất, huân
chương chiến thắng hạng ba.
1.2.2. Sự nghiệp
Quang Dũng đi nhiều, viết nhiều. Ông sáng tác trên hai lĩnh vực thơ và
văn xuôi trong đó số lượng văn xuôi gấp gần 3 lần số lượng thơ mà ông viết.
Từ cuộc sống riêng tư đến tác phẩm của ông đều biểu hiện một cá tính, một
phong cách nghệ sĩ độc đáo. Nhiều tác phẩm của ông được dịch và xuất bản
ở nước ngoài.
Bằng tài năng và sự miệt mài sáng tạo, Quang Dũng đã có những đóng
góp cho văn học Việt Nam nói chung và văn học giai đoạn chống Pháp nói
riêng.
“Áng mây trắng xứ Đoài” đã bay về trời nhưng ông đã để lại phần
hương thơm mật ngọt cho đời bằng những tác phẩm vô cùng có giá trị:
Thơ:
- Bài thơ sông hồng (1956)
- Rừng biển quê hương (1957)
- Mây đầu ô (1986)
Văn xuôi:
- Mùa hoa gạo (1950)
- Đường lên Châu Thuận (1964)
- Nhà đồi (1970)
- Làng đồi đánh giăc (1976)
- Một chặng đường Cao Bắc (1979)
- Nhà đồi (1984)
- Gương mặt Hồ Tây (1984)
- Thơ, văn Quang Dũng (1988).
CHƯƠNG 2:
CON NGƯỜI TRONG MỐI GIAO CẢM VỚI KHÔNG GIAN VÀ

THỜI GIAN
2.1.Con người trong mối giao cảm với không gian
Thơ thuộc phương thức trữ tình nên thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế
giới nội cảm của nhà thơ trước cuuộc đời. Cũng chính vì vậy những rung
động của nhà thơ trước không gian được thể hiên đậm nét trong tác phẩm.
Tác giả Ngô Thì Nhậm đã nhận xét: “mây gió, cỏ hoa xinh tuơi kì diệu đến
đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng người mà nảy ra”. Đến với thơ Quang
Dũng chúng ta bắt gặp ở đó sự giao cảm sâu sắc giữa con người và không
gian. Qua đó chúng ta hiểu rõ hơn thế giới nội tâm của tác giả.
2.2 Mây_ nỗi ám ảnh trong tâm hồn con người
Trong bài viết “Áng mây trắng xứ Đoài”, in trong cuốn chân dung các
nhà văn Việt Nam hiện đại, tập 2, Văn Giá viết Quang Dũng “sinh ra để làm
một kiếp mây”, và “ ông cứ làm một áng mây trắng xứ Đoài hồn nhiên lang
thang từ làng ra phố, hết phố lại lên rừng, rồi lại từ rừng về phố. Để cho hôm
nay, vào tuổi 50 mới ngộ ra phận mình y như một áng mây lang thang không
hơn không kém” [3; 86- 87].
Đúng vậy, Quang Dũng sinh ra để làm một kiếp mây lang thang. Ngay
từ thời Tây Tiến chúng ta đã bắt gặp một “cồn mây” sừng sững bị cái mũi
súng chọc thủng hướng lên trời: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Không chỉ có thể, trong những sáng tác sau này của ông nhiều lần
chúng ta gặp lại hình ảnh áng mây. Áng mây trắng đăc biệt xuất hiện với
hình ảnh quê hương xứ Đoài:
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
(Mắt người Sơn Tây)
Ba Vì tảng đá xanh
Thức với mây Đoài trắng xóa
(Bất Bạt đêm giao quân)
Hay: Hãy ngẩng lên nhin chóp Tản Viên
Mây trắng xưa nay về tụ họp
Mây một phương Đoài về tụ họp

(Ba Vì đón Bác)
Dường như áng mây tráng đã trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn
Quang Dũng. Khi viết những vần thơ về miền quê khác chúng ta cũng thấy
hình ảnh mây trằng xuất hiện rất nhiều:
Ai nhớ Hồ Nam mây trắng xa
(Hồ Nam)
Hay: Pha Đin ngàn chóp nổi hồ mây
(Pha Đin)
Kể cả khi viết về mình, hình ảnh áng mây cũng không tách khỏi tâm trí
của Quang Dũng, có lúc ông đã nhân mình là một áng mây lang thang:
Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi! chật làm sao
Góc phố Phường
(Mây đầu ô)
Có lúc ông lại ví tóc của mình mang màu trắng của mây:
Tóc anh đã thành mây trắng
(Không đề)
Hình ảnh áng mây như đã xuyên suốt hành trình thơ của Quang Dũng.
Mây đã trở thành nỗi ám ảnh bền bỉ nhiều biến hóa trong tâm hồn ông. Áng
mây trắng Quang Dũng đã cùng đồng chí, đồng đội xếp bút nghiên lên
đường đi đánh giặc. Với tuổi trẻ căng tràn nhiệt huyết và chất lãng mạn họ
nhìn ngăm cuộc đời thật hồn nhiên, giản dị. Họ ra chiến trường với ý chí
“chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” , Họ xem thường cái chết: “Áo bào
thay chiếu anh về đất”. Dù gian khổ, hiểm nguy họ vẫn lạc quan yêu đời,
đầy mơ mộng: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Họ vẫn mang trong mình
dòng máu phiêu lưu:
Trắng nửa sông xa mờ khí núi
Cánh hồng nhạt nhạt mây phiêu lưu
(Thu)


Đi trong đường mây rắc bụi vàng
(Pha Đin)
Áng mây Trắng trong thơ Quang Dũng mang hình tráng sĩ từ đó.
Áng mây trắng Quang Dũng còn là một áng mây luôn ấp ủ tình yêu
thương con người, ấp ưu khung cảnh đời thường. Đó là câu chuỵên của
những người lính với những tình cảm rất thật mà dường như họ đã để lại
đằng sau vì đất nước:
Khuya khoắt bờ sông vắng
Lửa hồng quán tản cư
Lính mấy chàng vất vả
Tìm sống một đêm thơ
(Lính râu ria)
Trong cuộc hành quân đầy gian lao vất vả, Có những lúc những người
lính bắt gặp những hình ảnh gợi lên cho họ niềm nhớ thương. Trong bài thơ
“lính râu ria” cũng như vậy. Khi nguời lính ôm con của chị hàng nước, ánh
mắt non nhìn như sao của cháu bé làm anh chạnh lòng nhớ tới vợ con mình
nơi xa quê: “Anh ôm con người ta – anh ôm ghì nó mãi”. Quang Dũng là
người hơn ai hết hiểu được tình cảm đó vì ông là người từng trải qua những
phút giây đó và ông có một trái tim biết thổn thức. Áng mây ấy có một trái
tim yêu chân thành, tha thiết:
Em mãi là tuổi hai mưa
Ta mãi là mùa xanh xưa
(Không đề)
Đó là tình cảm nhà thơ dành cho người con gái vườn ổi. Tình yêu đó là
một tình yêu thanh khiết, cao quý. Dù cho mối tình đó không thành và giờ
đây khi:
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
(Không đề)
Thời gian đã lấy đi tuổi trẻ hiện lên trên dáng vẻ của họ nhưng không lấy

đi thứ tình cảm cao quý nhất đó là tình người: “Giữ mãi tình người cho đẹp”
để “cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”. Áng mây ấy luôn là áng mây
trong sáng, hồn nhiên, giàu lòng yêu thương.
Áng mây ấy rồi cũng về trời, nhưng tình yêu thì vẫn ở lại mãi không rời
xa cuộc đời.Áng mây Quang Dũng đến cuối đời vẫn là “ Mây ở đầu ô mây
lang thang” và vẫn khát khao “hẹn những chân trời xa lạ. Khi áng mây áy
bay về trời vẫn còn mãi lòng thiết tha yêu cuộc đời, con người. “Áng mây
trắng xứ Đoài Quang Dũng vẫn cứ lãng đãng ngang trời, phủ một bóng mát
xuống nền thơ Việt Nam hiện đại” [3; 103].
2.1.2 Quê hương Sơn Tây_niềm khắc khoải khôn nguôi
Rời quê hương thân yêu lên đường ra chiến trận, người chiến sĩ mang
dáng dấp của chàng Kinh Kha năm xưa:
Thôi hãy lên đường tráng sĩ ơi
Quê hương mong đợi đã bao đời
Biên thùy nghe dậy niềm ai oán
Gươm hận mài chưa? Khát máu rồi
(Biết gửi đưa ai_ Báo Vệ Quốc)
Xa cách cảnh thanh bình nơi quê cũ, lòng người không khỏi nhớ thương,
luyến tiếc một mùa thu như mùa thu Hà Nội:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ một mùa thu đã qua
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(Đất nước_Nguyễn Đinh Thi)
Cũng với quyết tâm “Đầu không nghoảnh lại” Quang Dũng cùng bao
bạn bè đồng trang lứa đã ra chiến trận với ý chí “chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh”. Nhưng trong chặng đường đầy gian lao, hiểm nguy ấy chưa lúc

nào hình ảnh quê hương thôi hiện về trong ông. Quê hương với những ngày
xưa đầy kỉ niệm, nơi thanh bình nhất của mỗi con người. Những lúc ngồi lại
với tâm hồn mình, hình ảnh quê hương lại về trong Quang Dũng:
Ngồi đây vời tưởng đường quê hương
Lúa dã xanh xanh nẻo mấy đường
Cốm đã thơm mùi, hồng đã chín
Ao sau vườn cũ nước xanh trong
Tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ luôn hướng về quê hương. Trong kí
ức của ông, hình ảnh quê hương hiện về bao thân thuộc. Duờng như ông nhớ
rõ từng chi tiết nơi chôn rau cắt rốn của mình. Ông nhớ cả mùa vụ ở quê
ông. tất cả đều thân thương, như chưa từng chia xa bao giờ vậy.
Trong bài thơ “Đôi mắt người Sơn Tây” nỗi niềm khắc khoải của
Quang Dũng về quê hương của mình hiện lên rât rõ:
Em ở Thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Nhà thơ nhớ quê hương, nhớ người em thoáng gặp đã chia ly. Và từ
nơi chia ly ấy hình ảnh quê hương dần xa, dần xa..
Nhà thơ như đã thốt lên thành lời nối nhơ quê cồn cào, tha thiết :
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Quê hương trong con người Quang Dũng luôn thường trực bởi ông là
con người thấm đậm hồn quê, thấm đậm chất Sơn Tây. Nhớ về quê hương
nơi có mẹ già, con nhỏ. Lòng Quang Dũng lại bồi hồi lo lắng bởi kẻ thù
không trừ một mảnh đất nào trên quê hương Việt Nam:
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng con bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.
Bao cảm xúc nhớ thương, lo lắng ùa về. Đối với ông “Nhớ Sơn Tây hơn

một mối tình”.
Ông đã khẳng định tình cảm sắt son dành cho quê hương:
Dẫu chúng tôi đi
Khắp núi khắp sông đất nước
Lòng vẫn nhớ thiêng liêng
Mảnh đất ban đầu
(Gửi Sơn Tây)
Quê hương Sơn Tây hiện lên trong ông là niềm nhớ, niềm tự hào. Ông
cất vang những lời ca ngợi quê hương mình:
Cầu vào cửa Tiền
Đã chôn vùi một binh đoàn Ả Rập
Thời Tây mới sang
Sơn Tây vốn từ xưa
Là đất dữ
Không dung lâu quân thù
(Gửi Sơn Tây)
Cứ thế ông tiếp tục kể về Sơn Tây với niềm say mê, tự hào từ khi những
khóa học đầu tiên, từ lúc “Mường Thanh trói tướng”, “Đờ Cát quy hàng”.
Một lần nữa ông lại khẳng định tình yêu dành cho Sơn Tây:
Chúng ta đi rộng dài sông núi
Vẫn nhớ về đất nhỏ Sơn Tây
(Gửi Sơn Tây)
Như lời của nhà văn Thanh Châu: “Đẹp thay tâm hồn Quang Dũng! Dù
đi đến đâu, lòng anh bao giờ cũng quay về nỗi nhớ nhung vùng đất đá ong
cằn cỗi Sơn Tây, với cánh đồng Bương Cấn, với núi Sài Sơn, mây trắng xứ
Đoài bay ngang đỉnh núi Ba Vì…” [15; 367]. Dù đi đâu thì tên đất, tên làng
gắn liền với vùng quê Sơn Tây không bao giờ rời xa Quang Dũng, ông ước
mong, khao khát một ngày trở lại
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.
Đó là những cảnh thanh bình nhất trong lòng tác giả.
Những lúc bước trên con đường quạnh quạnh xa quê hương, Quang
Dũng lại nhớ về hình ảnh “con đường xưa”_ con đường quê hương. Có lúc
ông thiêt tha gọi “Ơi! Con đường xưa” (thu).
Con đường dài bao chia ly là con đương được đo bằng độ dài điạ lý; còn
con đường nồi từ trái tim nhà thơ với quê hương dường như không tồn tại
bởi quê hương vẫn luôn thường trực trong lòng ông. Và trong lòng Quang
Dũng, hình ảnh con đường xưa vẫn hiện lên như đang trước mắt:
Đường ấy giờ trăng như cổ tích
Đường vào những truyện thuở ngày xanh
Đường qua bến lỗi ngang người cát
Biển thủy triều dâng nước mặn lành.
(Đường trăng)
Trải qua bao ngày ngăn cách, khi bước “Dọc những đường thu muôn nẻo
ấy” bây giờ lòng ngưòi nghệ sĩ mới cảm thấy:
Đường qua gian khổ bao ngày tháng
Từng nghe thu lại ấm hương đời
(Một mùa thu tới)
Và giờ đây khi trở về trên con đường lên huyện Ba Vì thì con đường
vẫn hiện lên “một màu son núi đỏ”. Quang Dũng xúc động viết nên những
vần thơ:
Ngày ấy ra đi người hẹn núi
Bây giờ đất nước đã hồi xuân
Ba mươi năm chẵn bao mùa lúa
Vẫn ngọt ngào thơm nắng chuyển vần
Vẫn sáng vầng trăng ru tiếng sáo
Diều khuya trầm bổng giọng quê hương
Đất đá ong trong lòng giếng mát

Ôi Sơn Tây, Sài Sơn yêu thương
(nhớ một bóng núi)
Đến với thể giới thơ ca Quang Dũng chúng ta nhận thấy sự ưu ái của
ông dành cho quê hương mình. Với Quang Dũng, Sơn Tây là một phần
xương thịt, một niềm khắc khoải khôn nguôi.
2.1.3 Quê hương kháng chiến trong tâm hồn người chiến sỹ đa cảm
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Đó là những vần thơ đầy ý nghĩa mà nhà thơ Chế Lan Viên đã viêt
trong bài “Tiếng hát con tàu”. Trên hành trình đi đánh gịăc, mỗi mảnh đất đi
qua là một niềm thương nhớ của những người chiến sĩ. Với họ, Những tên
đất, tên làng, tên sông, tên núi đã trở nên gắn bó, thân thuộc. Quang Dũng
cũng vậy ông mang một hồn quê sâu nặng. một trái tim yêu thương, một tâm
hồn nhạy cảm, mỗi miền đất đi qua với ông là một miền nhớ, miền thương:
Từ Nghệ An Hà Tĩnh
Nghỉ lại Nho Quan
Hút điếu thuốc Sơn vàng
Nhìn lên sao Bắc Đẩu
Đêm nào vượt sông Đà?
Đêm nào vượt sông Hồng?...
(Đường 12)
Mỗi lúc nghĩ lại chặng đường đã qua, bao kỉ niệm. dấu ấn lại ùa về. Có
những niềm đau để lại:
Có làng trung đoàn ta đi qua
Máu đông in dấu giày đinh giặc
Nền tro gạch sém ngách buồng ai
Chiêc tã đầu giương đang cháy dở.
(Những làng đi qua)
Nhưng cũng có lúc quên đi mọi đau thương mất mát để cùng nhau cất
lên tiếng hát:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Tây Tiến)
Mỗi cánh rừng, dòng sông, làng quê Việt Nam là một tình yêu. Ta có
thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều địa danh trong thơ Quang Dũng. Những địa
danh ấy trải dài trên mảnh đất cong cong hình chữ S. trải dài trên bước chân
hành quân của người chiến sĩ đa cảm, giàu thương yêu này:
Núi biển đất Nga Sơn
Giọng xứ Thanh quê hương
Những o gái
Đường hành quân xứ Nghệ
Những đại dương
Sông Mã sông Lam.
(Nhớ bạn)
Những gian lao vất vả của cuộc sống hành quân không làm những người
chiến sĩ nản lòng. Họ luôn ấp ủ một tâm hồn tươi trẻ, họ dành lại những
khoảnh khắc để nhớ thương những kỉ niệm dấu yêu. Trong lòng họ quê

×