Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thạch lam với tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 20 trang )

TIỂU LUẬN MỸ HỌC
Đề tài: Bằng những hiểu biết về mỹ học, anh (chị) hãy
phân tích 3 tác phẩm trong nước và 3 tác phẩm nước
ngoài.
Giảng viên: PGS - TS Đỗ Văn Khang
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền
Lớp Cao học Khóa XII Chuyên ngành Điêu khắc
Tiểu luận Mỹ học
Tác phẩm :
KẾT NẠP ĐẢNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ
Họa sĩ: Nguyễn Sáng
Một nhà phê bình viết: "Nguyễn Sáng đã một đời lao động nghệ thuật,
đầy nghị lực và sáng tạo. Nguyễn Sáng đã thành công, nhưng thành công này
không của riêng anh, là thành công của cả nền hội họa hiện đại Việt Nam, của
chúng ta, trong cuộc chuyển mình gay gắt để vươn tới một thẩm mỹ cao đẹp, một
thẩm mỹ phải có nguồn từ truyền thống, và trên hành trình sẽ gặp nhiều dòng
sông mới mẻ của nhân loại".
Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Sáng, giới yêu hội họa thường tôn vinh tài năng
của ông qua các tác phẩm sơn mài. Tiêu biểu như các bức tranh: Giặc đốt làng
tôi, Thánh gióng, Thiếu nữ và hoa sen, Thổi sáo, Kết nạp Đảng ở Điện Biên.
Tranh sơn mài của Nguyễn Sáng mang vẻ đẹp vừa gân guốc vừa lung linh của
con người và sự vật. Đối với tranh chân dung về các nghệ sĩ và bạn bè của ông,
Nguyễn Sáng thể hiện được thần thái và tính cách của nhân vật qua những
đường nét chấm phá. Các nhà phê bình hội họa đánh giá cao các tranh chân
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
2
Tiểu luận Mỹ học
dung của Nguyễn Sáng vẽ về nhà văn Nguyễn Tuân, Tô Hoài, họa sĩ Bùi Xuân
Phái, Nguyễn Tư Nghiêm.
Danh họa Nguyễn Sáng (01/8/1923 – 16/12/1988) kết hợp tư duy và
thủ pháp của hội họa hiện đại Tây phương vào nghệ thuật dân gian Việt Nam để


tạo ra những cách tân lớn trong tranh sơn dầu và sơn mài.
Nguyễn Sáng, quê ở làng Điều Hòa, Chợ Gạo, Tiền Giang. Tốt nghiệp
mỹ thuật Gia Định và mỹ thuật Đông Dương Hà Nội, Nguyễn Sáng dành trọn
cuộc đời cho hoạt động cách mạng và sáng tác hội họa. Các nhà phê bình mỹ
thuật từng đánh giá Nguyễn Sáng là bậc thầy về sơn mài và tranh chân dung.
Nguyễn Sáng là một tài năng già dặn, càng vẽ càng đẹp. Ông chỉ có hai bàn tay
trắng nhưng đã để lại cho cuộc đời những bức tranh vô giá.
Ông luôn được coi là một trong những họa sĩ tiên phong trong sáng tạo
ngôn ngữ tạo hình vừa hiện đại vừa mang tính dân tộc. Chính ông đã nói: "Tôi
không đi vào nghệ thuật hàn lâm... tôi chỉ đi vào nghệ thuật dân tộc, dân gian
và hiện đại". Ông có cho mình một hướng đi trong nghệ thuật, và suốt cuộc đời
đầy bản lĩnh của mình, ông nỗ lực và kiên trì đi tới đích. Hào hứng với thành
công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, rồi dấn thân cùng các nghệ sĩ
khác trong cuộc toàn quốc kháng chiến, lên Việt Bắc hoạt động trong Hội Văn
nghệ kháng chiến... Nguyễn Sáng không từ nan bất cứ một việc gì, từ việc vẽ
tranh cổ động, tranh địch vận và tham gia các triển lãm. Tuy nhiên, ở các triển
lãm mỹ thuật toàn quốc những năm 1946 - 1948 - 1951, các tác phẩm sơn dầu
về đề tài sản xuất ở nông thôn của ông đều không được đánh giá cao. Chỉ đến
năm 1954, triển lãm mỹ thuật toàn quốc được bày tại Nhà hát lớn Hà Nội, bức
tranh sơn dầu "Giặc đốt làng tôi" của Nguyễn Sáng mới nổi bật lên, thu hút
công chúng bằng một sức hấp dẫn lạ lùng, có lẽ không mấy khi ở một triển lãm
mỹ thuật, người ta đứng xúm xít vòng trong vòng ngoài trước một tác phẩm
đông đến như vậy. "Giặc đốt làng tôi", cùng những tác phẩm Nguyễn Sáng vẽ
sau đó: "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ", "Thành đồng Tổ quốc", "Thánh
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
3
Tiểu luận Mỹ học
Gióng", "Hành quân đêm mưa"... đều là những tác phẩm đồ sộ, thành công hơn
hết trong số những tác phẩm vẽ về cách mạng của các họa sĩ cùng thời.
Tranh của Nguyễn Sáng, dù vẽ gì, cũng cho người xem thấy sức mạnh

nội tại rất to lớn của người nghệ sĩ chân chính nơi ông. Hiếm ai có được một
ngôn ngữ tạo hình ngắn gọn mà chắc đẹp như Nguyễn Sáng. Mỗi nét bút của
ông đều toát lên vẻ sảng khoái, mỗi gam màu đều được tiết giản đến cùng,
nhưng lại nhiều sắc độ nên rất gợi không gian, mỗi hình tượng nghệ thuật đều
chắc, khỏe, sống động, có cá tính và tư tưởng.
Nguyễn Sáng là một họa sĩ hiện đại có tầm trí tuệ của một nhân cách
lớn. Suốt đời, ông đã dồn nhiều công sức và thành công ở những đề tài lớn của
một thời đại hào hùng. "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" là một tác phẩm thành
công vào bậc nhất của Nguyễn Sáng. Ông thực hiện tác phẩm này năm 1963,
gần 9 năm sau ngày đánh thắng thực dân Pháp. Là một họa sĩ từng tham gia
chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Sáng đã ghi được rất nhiều tài liệu tại chỗ.
Ông có thời gian để lùi lại, ngẫm nghĩ về một đề tài có tính lịch sử như "Kết
nạp Đảng ở Điện Biên Phủ".
Trong tranh, là những nhân vật bộ đội được bố cục choán hết nền, được
xây dựng theo phương pháp độc lập thể - hình mảng góc cạnh và giản lược, cho
người xem cảm giác về sức mạnh và sự hoành tráng. Nguyễn Sáng thực hiện
tranh theo bút pháp sơn dầu một cách thoải mái, nhẹ nhàng - mặc dù điều ấy
làm rất khó đối với sơn mài.
Hình vẽ giản lược đến mức đồ thị hoá những bắt được cái thần của nhân
vật, ông đã khéo léo xây dựng nhân vật trung tâm bằng cách phân mảng nhóm
từ các nhân vật, tư thế đứng và hành động của những người lính.
Các chiến sĩ được dàn theo hàng ngang to đậm chắc khỏe trong tư thế
thiêng liêng và sẵn sàng tiến lên phía trước theo ngọn cờ của Đảng. Tác phẩm
thấm đẫm chất sử thi, hoành tráng. Giữa giây phút ngắn ngủi của cuộc
chiến, v?i m?t vỏch hào treo cờ Đảng tiểu đội chiến sĩ Điện Biên đang làm lễ
kết nạp, người lính đầu cuốn băng trắng đang hướng mắt lên lá cờ Đảng với
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
4
Tiểu luận Mỹ học
niềm kiêu hãnh và lòng quyết tâm. Đồng đội luôn bên anh, nâng đỡ anh và họ

chính là yếu tố làm nên lịch sử của bức tranh trong những thời khắc tuyệt vời
nhất của Mỹ thuật với những đóng góp tinh thần sâu sắc.
“Kết nạp Đảng ở trận Điện Biên Phủ”- Nguyễn Sáng - 1963 là một điển
hình về lối bố cục hình chữ nhật; các nhân vật dàn trải trên bề mặt tranh, không
quá chú trọng chiều sâu, phảng phất lối vẽ ước lệ dân gian, Đây là tác phẩm sơn
mài toàn bích nhất của Nguyễn Sáng cả về nội dung và hình thức.

Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
5
Tiểu luận Mỹ học
Tác phẩm:
RỬA RAU CẦU AO
Họa sĩ: Nguyễn Phan Chánh
Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892, là một danh họa
trong nghệ thuật tranh lụa. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh
lụa Việt nam.
Xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp
đào tạo, nhưng Nguyễn Phan Chánh lại thành công và thành danh ở lĩnh vực
tranh lụa, một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Á Đông, từ chất liệu cho đến
cách tạo hình. Ông chỉ tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây: hình họa,
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
6
Tiểu luận Mỹ học
đường nét, màu sắc, bố cục, cách xử lý ánh sáng, luật xa gần… qua các giáo sư
Victor Tardieu và Joseph Inguimberty như một phương tiện kỹ thuật mang tính
phổ quát. Trên nền tảng đó, ông tạo dựng cho mình một phong cách hội họa bác
học theo tinh thần của thời đại mới mà vẫn bám sâu gốc rễ văn hóa vào nguồn
mạch văn hóa mỹ thuật truyền thống đã phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của
dân tộc.
Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo của huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh,

thuở bé Nguyễn Phan Chánh học chữ Nho ở quê nhà, rồi vào Huế học Trường
Sư phạm Đông Ba. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phan Chánh ở lại
Huế dạy học. Và… một thôi thúc lạ đời đã đưa Nguyễn Phan Chánh đến với
hội họa. Ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
khóa I (1925 – 1930) cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Mai Trung
Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ… Và từ đấy, chúng ta có Nguyễn Phan
Chánh – họa sỹ.
Những năm cuối của trường, Nguyễn Phan chánh miệt mài tìm tòi,
nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã tiến một bước dài trong việc cách
tân nền hội họa việt Nam với một loạt tác phẩm có giá trị ra đời: Bữa cơm, Em
bé cho chim ăn, Lên đồng, Những người hát rong… Đặc biệt, bức Chơi ô ăn
quan, trên cái nền lụa trắng ngà chỉ có hai màu nâu, đen, Nguyễn Phan Chánh
làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé chơi trò mà không nghịch
ngợm, chăm chú và điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự… đã gây tiếng vang lớn trong
cuộc triển lãm đấu xảo Paris năm 1931. Từ đó Nguyễn Phan Chánh chuyên
sáng tác và nổi tiếng về tranh lụa, dùng lụa để phản ánh hiện thực đã khẳng
định được phong cách cùng khuynh hướng nghệ thuật hiện thực dân tộc.
Khác với tranh sơn dầu hay sơn mài, bột màu… nghệ sỹ có thể mặc sức thả bút
theo dòng xúc cảm đang tuôn trào, nghệ sỹ khi vẽ tranh lụa phải lắng lòng để
chuyển tải cảm xúc. Do đó cảm hứng sáng tạo thường diễn ra chậm. Từ những
đặc tính của lụa: cách diễn hình và sắc mơ màng, thơ mộng… đòi hỏi nghệ sỹ
ngoài đức tính kiên nhẫn, cần cù còn phải có một thái độ nghiêm cẩn, tỷ mỷ,
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
7
Tiểu luận Mỹ học
cầu kỳ trong từng nét vẽ, tạo loang mới có thể làm nên một bức tranh lụa đẹp
lung linh, mờ ảo, mỏng manh, thanh thoát. Nguyễn Phan Chánh là bậc thầy về
lĩnh vực này. Tranh ông nền nã với những gam màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ
thấm đẫm chất lụa đã làm nên một phong cách nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh
trữ tình, độc đáo.

Tài năng Nguyễn Phan Chánh thể hiện ngay trong cách nhìn. Ông nhìn
bằng tâm tưởng, thấy được những điều mắt ta không thấy, hoặc thờ ơ bỏ qua:
vẻ đẹp đời thường. Đó là những cảnh: Rửa rau cầu ao, Em bé chơi chim, Hai
thiếu nữ đội nón thúng quai thao, Thiếu nữ chải tóc, Hái rau muống, Rửa khoai,
Tối cho con bú, Đêm trăng lu, Kỳ lưng, Tắm ao… Với bố cục thông thoáng và
sự gia công tinh tế của phương Đông hợp hòa cùng sự chính xác, khoa học
phương Tây, giữa diễn tả và gợi tả. Nguyễn Phan Chánh đã tẩm tâm hồn chúng
ta trong hồn quê dân dã. Tranh ông mang lại sắc thái êm ả, thanh thản, bình dị,
trữ tình. Về tranh lụa Nguyễn Phan Chánh, nhà văn Ba Lan Z.Kwecinska nhận
xét: Xem tranh, chúng ta có cảm giác như nghệ sỹ đang tâm sự những câu
chuyện của đời mình. Ông như muốn chia sẻ những khát vọng, hoài bão và tình
yêu cuộc sống, con người. Mỗi bức tranh như một bài thơ. Tranh lụa của
Nguyễn Phan Chánh thật êm dịu, mát mẻ. Phải có một nghị lực phi thường, một
sức sống mạnh mẽ, họa sỹ mới giữ được sự bình thản, êm đềm ở một đất nước
luôn có chiến tranh. Quả là lời nhận xét đắt giá, tinh tường!
Trước khi cảnh Rửa rau cầu ao được thể hiện trên lụa thì trong ký ức
của họa sĩ đã hình thành nhiều cảnh người thiếu nữ ngồi rửa rau cầu ao trước
nhà ở những làng quê mà ông hay qua lại.
Bố cục bức tranh này chỉ là một người thiếu nữ, lại ngồi trên cái cầu bắc
nhô ra ngoài bờ ao. Tấm ván cầu ao to rộng, tương xứng với cô ngồi rửa rau
một mình, để cô ngồi cho vững vàng. Vì không thấy trước cầu phải có hai cái
cọc và đằng sau phải bắc lên bờ ao nên nếu vẽ cô rửa rau quay hẳn mặt ra ngoài
thì ván cầu cũng phải ngang ra, như thế là bố cục không tốt. Phải để cái cầu
nghiêng một bên ra phía bờ ao, rồi để nghiêng phía sau, vì ở đây người rửa rau
Học viên: Khổng Đỗ Tuyền - Lớp Cao học K12 Chuyên ngành Điêu khắc
8

×