Tải bản đầy đủ (.pdf) (417 trang)

Nghiên cứu quy trình sản xuất 3 chế phẩm tắm từ dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 417 trang )

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH LÀO CAI
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM BẢN ĐỊA
SAPA (SAPA NAPRO JSC.)



BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3 CHẾ PHẦM TẮM TỪ DƯỢC LIỆU



ĐỀ TÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
Thực hiện theo Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ
Đề tài số 18 – 2008








9189

SA PA, 2/2011

i
BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ



1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT 3 CHẾ
PHẦM TẮM TỪ DƯỢC LIỆU
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Đức Ngà
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Công ty CP KD các SP Bản địa Sa Pa
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Khoa học và Công nghệ
5. Thư ký đề tài:
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc Ban chủ nhiệm đề tài
7. Danh sách những người thực hiện chính:
TT Họ và tên Cơ quan Chi chú
1. ThS. Phạm Đức Ngà Công ty Sapa Napro
Chủ
nhiệm ĐT
2. Ông Lý Láo Lở Công ty Sapa Napro
3. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh Trường ĐH Nông nghiệp
Hà Nội

4. PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong Nguyên Viện Dược liệu
5. TS. Nguyễn Thị Phương Thảo Viện Sinh học Nông nghiệp
–ĐHNNHN

6. KS.Nguyễn Văn Phúc Hội Nông dân tỉnh Lào Cai
7. TS. Trần Văn Ơn Trường ĐH Dược Hà Nội
8. TS. Vũ Thị Trâm Trường ĐH Dược Hà Nội
9. ThS. Hoàng Văn Lâm Trường ĐH Dược Hà Nội
10. ThS. Vũ Vân Anh Trường ĐH Dược Hà Nội
11. DS. Phạm Hà Thanh Tùng Trường ĐH Dược Hà Nội
12. DS. Nghiêm Đức Trọng Trường ĐH Dược Hà Nội
8. Các đề tài nhánh: không có
9. Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 9/2008-2/2011 (gia hạn thêm 3

tháng)

ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ĐBT Điểm bảo tồn
DD Dung dịch
DĐVN III Dược điển Việt Nam 3
ĐHNNHN Đại học nông nghiệp Hà Nội
ĐT Đề tài
GC/MS Sắc ký khí kết hợp khối phổ
HNIP Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội
NCCT Người cung cấp thông tin
NCCT Người cung cấp tin
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(Partcipatory Rural Appraisal)

Phản ứng
Sapa Napro JSc. Công ty cổ phần Kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TT Thuốc thử
TW Trung ương
VSV Vi sinh vật
WHO Tổ chức Y tế Thế giới


iii

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1 CÁCH TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN 9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Nghiên cứu xác định dược liệu tiêu chuẩn để sản xuất 3 chế
phẩm 9
2.2.2.3 Nghiên cứu tiêu chuẩn của nguyên liệu dược liệu “đầu vào”
để
sản xuất 3 chế phẩm 22
2.2.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm 22
2.2.2.1 Pha chế sản phẩm tắm và ngâm chân 22
2.2.2.2 Pha chế sản phẩm xông hơi 24
2.2.3 Nghiên cứu tính an toàn và hiệu lực của các chế phẩm 25
2.2.3.1 Khảo sát hiệu lực của chế phẩm tắm thư giãn trên mô hình thử
nghiệm dược lý 25
2.2.3.3 Khảo sát tính an toàn và hi
ệu quả của chế phẩm xông hơi 31
2.2.4 Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, khối lượng cho 3 loại sản phẩm 32
2.2.4.2 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và sản xuất chế phẩm 35
2.2.4.3 Xây dựng mẫu mã, đăng ký thương hiệu sản phẩm 36
2.2.4.4 Sản xuất thử nghiệm ở quy mô pilot và sản xuất đại trà 36
2.2.4.5 Phát triển và triển khai sản xuất chế phẩm mục tiêu 37
PHẦ
N 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DƯỢC LIỆU TIÊU CHUẨN ĐỂ
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM 38
3.1.1 Danh mục các cây thuốc tắm được dân tộc Dao đỏ Sa Pa sử dụng 38


iv
3.1.2 Danh mục các cây thuốc có mùi thơm được dân tộc Dao đỏ Sa Pa
sử dụng với tác dụng xông hơi 54
3.1.3 Tình trạng bảo tồn của các cây thuốc tắm của người Dao đỏ ở
Sa Pa 57
3.1.4 Trữ lượng các loại cây thuốc tắm và xông hơi chính 60
3.2 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ PHẨM TẮM THƯ
GIÃN DAO’SPA RELAX 61
3.2.1 Đặc điểm của thành phẩm 61
3.2.2 Nguyên phụ liệu 62
3.2.3 Quy trình sản xuất 62
3.2.3.1 Chuẩn bị 62
3.2.3.2 Cân nguyên liệu 62
3.2.3.3 Làm cao lỏng dược liệu 63
3.2.3.4 Loại tạp 65
3.2.3.5 Pha chế: 65
3.2.3.6 Đóng lọ và hoàn thiện 66
3.2.4 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và chế phẩm 67
3.2.4.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu 67
3.2.4.2 Tiêu chuẩn thành phẩm 69
3.2.5 Thử nghiệm tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm 70
3.2.5.1 Khảo sát hiệu lực của chế phẩm tắm thư giãn trên mô hình thử
nghiệm dược lý 70
3.2.6 Khảo sát tác dụng của sản phẩm trên người tình nguyện 73
3.2.6.1 Điều kiện thử nghiệm: 73
3.2.6.2 Các chỉ tiêu sức khỏe ảnh hưởng sau khi dùng chế phẩm: 82
6.2.6.3 S
ự thay đổi trạng thái tinh thần và thể chất 86
3.3 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ PHẨM NGÂM CHÂN

SALUS RELAXO 93

v
3.3.1 Danh mục các cây thuốc ngâm chân 93
3.3.2 Thành phần hoá học các cây thuốc ngâm chân 93
3.3.3 Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm nước ngâm chân 95
3.3.3.1 Đặc điểm thành phẩm 95
3.3.3.2 Nguyên phụ liệu 95
3.3.3.3 Quy trình sản xuất 96
3.3.4 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và chế phẩm 101
3.3.4.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu 101
3.3.5 Thử nghiệm tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm trên mô hình
th
ử nghiệm dược lý 104
3.3.6 Khảo sát tác dụng của chế phẩm trên người tình nguyện 107
3.4 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ PHẨM XÔNG HƠI 111
3.4.1 Lựa chọn các loài đưa vào sản phẩm xông hơi 111
3.4.2 Thành phần hoá học các cây thuốc xông hơi 112
3.4.3 Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm xông hơi 115
3.4.3.1 Đặc điểm thành phẩm: 115
3.4.3.2 Nguyên phụ liệu 115
3.4.3.3 Quy trình sản xuất 116
3.4.4 Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và chế ph
ẩm 118
3.4.4.1 Tiêu chuẩn nguyên liệu 118
3.4.4.2 Tiêu chuẩn thành phẩm 119
3.4.5 Thử nghiệm tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm trên người
tình nguyện 120
3.4.5.1 Kết quả thử tính kích ứng da của chế phẩm 120
3.4.5.2 Khảo sát tác dụng của chế phẩm trên người tình nguyện 121

3.5 SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM 124
3.5.1 Xây dự ng mẫu mã, đăng ký thương hiệu sản phẩm 124
3.5.1.1 Sản phẩm tắm sảng khoái 124

vi
3.5.1.2 Sản phẩm ngâm chân 124
3.5.1.3 Sản phẩm xông hơi 125
3.5.2 Phát triển và triển khai sản xuất chế phẩm mục tiêu 125
3.5.2.1 Sản phẩm tắm Dao’Spa Relax 125
3.5.2.1 Sản phẩm Salus Relaxo 125
3.5.2.1 Sản phẩm xông hơi 125
PHẦN 4. KẾT LUẬN 126
4.1 Về các dược liệu để sản xuất 3 chế phẩm từ các dược liệu của bài
thuốc 126
4.1.1 Dược liệu để sản xuất chế phẩm tắm Dao’Spa Relax 126
4.1.2 Dược li
ệu để sản xuất chế phẩm ngâm chân Salus Relaxo 126
4.1.3 Dược liệu để sản xuất chế phẩm xông hơi 126
4.2 Về qui trình sản xuất 3 chế phẩm 127
4.2.1 Qui trình sản xuất chế phẩm tắm Dao’Spa Relax 127
4.2.2 Quy trình sản xuất chế phẩm tắm Dao’Spa Relax từ cao lỏng
(Cao lỏng 1) 129
4.2.3 Qui trình sản xuất chế phẩm Xông hơi 132
4.3 Về tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và 3 chế phẩm 132
4.3.1 Tiêu chuẩn sơ
sở của nguyên liệu và chế phẩm tắm Dao’Spa
Relax 132
4.3.2 Tiêu chuẩn sơ sở của nguyên liệu và chế phẩm ngâm chân Salus
Relaxo 133
4.3.3 Tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và chế phẩm xông hơi 133

4.4 Về tính an toàn và hiệu lực của 3 chế phẩm 133
4.4.1 Tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm tắm Dao’Spa Relax 133
4.4.2 Tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm ngâm chân Salus Relaxo 134
4.4.3 Tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm xông hơi 134

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất chế phẩm tắm và
ngâm chân 22
Bảng 2.2. Máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất chế phẩm xông hơi 24
Bảng 3.1: Danh mục các cây thuốc được người Dao đỏ Sa Pa sử dụng
trong bài thuốc tắm (Xếp theo tên khoa học) 38
Bảng 3.2: Đa dạng sinh học của cây thuốc tắm theo các ngành thực vật 46
Bảng 3.3: Danh mục các họ cây thuố
c tắm (xếp theo thứ tự tên họ) 47
Bảng 3.4. Danh mục các chi cây thuốc tắm (xếp theo thứ tự tên chi) 49
Bảng 3.5: Các dạng sống của cây thuốc tắm của người Dao đỏ 52
Bảng 3.6: Đa dạng theo bộ phận sử dụng 53
Bảng 3.7: Đa dạng theo cách dùng 53
Bảng 3.8: Công dụng của các cây thuốc được người Dao đỏ sử dụng 54
Bảng 3.9. Danh mục các cây thuốc
được đồng bào dân tộc Dao đỏ Sa Pa
sử dụng để xông hơi (Xếp theo tên khoa học) 55
Bảng 3.10: Các cây thuốc tắm và xông hơi có mức độ ưu tiên bảo tồn ≥
10 ở Sa Pa (Sắp xếp theo thứ tự ĐBT giảm dần) 59
Bảng 3.11: Trữ lượng các cây thuốc tắm khai thác để phát triển các sản
phẩm Dao’spa 60
Bảng 3.12: Danh mục các nguyên liệu dùng sản xuất chế phẩ
m tắm sảng

khoái 62
Bảng 3.13: Công thức sản xuất chế phẩm tắm sảng khoái 63
Bảng 3.14: Danh mục các nguyên phụ liệu pha chế chế phẩm tắm sảng
khoái 65
Bảng 3.15: Tác dụng của dịch chiết Relax trên tim ếch nguyên vẹn 71
Bảng 3.16: Tác dụng của dịch chiết Relax nồng độ 0,5% trên cơ trơn
thành mạch thỏ 71

viii
Bảng 3.17. Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn số cơn quặn đau của các
lô chuột thử nghiệm 72
Bảng 3.18. Kết quả độ kích ứng da của chế phẩm tắm Relax 73
Bảng 3.19. Tỷ lệ mắc các triệu chứng cấp tính 74
Bảng 3.20. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính 75
Bảng 3.21: Mối liên hệ giữa nhiệt độ không khí trong phòng tắm v
ới
nhiệt độ nước tắm 79
Bảng 3.22: Mối liên hệ giữa thời gian tắm với cảm giác trong khi tắm 82
Bảng 3.23. Phân bố các khoảng thay đổi nhịp tim 83
Bảng 3.24: Phân bố các khoảng thay đổi huyết áp tối đa 84
Bảng 3.25. Phân bố các khoảng thay đổi huyết áp tối thiểu 85
Bảng 3.26. Phân bố khoảng thay đổi điểm số trạng thái tinh thần 86
Bảng 3.27. Phân b
ố khoảng thay đổi trạng thái thể chất 87
Bảng 3.28. Mối liên hệ của nồng độ thuốc tắm và các chỉ tiêu sức khỏe 89
Bảng 3.29. Mối liên hệ giữa thời gian tắm và các chỉ tiêu sức khỏe 90
Bảng 3.30: Mối liên hệ của nhiệt độ nước tắm đến chỉ tiêu sức khỏe 91
Bảng 3.31. Mối liên hệ giữa cảm giác trong khi tắm với sự thay đổi trạ
ng
thái tinh thần và thể chất sau khi tắm 92

Bảng 3.32: Định tính các nhóm chất chính của cây thuốc trong sản phẩm
ngâm chân 94
Bảng 3.33: Danh mục các nguyên liệu dùng sản xuất chế phẩm ngâm
chân 96
Bảng 3.34: Công thức sản xuất chế phẩm ngâm chân 96
Bảng 3.35: Danh mục các nguyên phụ liệu pha chế chế phẩm ngâm chân 99
Bảng 3.36: Tác dụng của Salus Relaxo trên tĩnh mạch tai thỏ 104
Bảng 3.37. Tác d
ụng của chế phẩm Salus Relaxo trên các chủng vi
khuẩn và vi nấm 105
Bảng 3.38. Độ kích ứng da của chế phẩm ngâm chân Salus Relaxo 107

ix
Bảng 3.39. Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính 108
Bảng 3.40. Các biểu hiện xuất hiện trong và sau khi ngâm chân 109
Bảng 3.41. Điểm số đo mức độ hài lòng của khách hàng đối với chế
phẩm 109
Bảng 3.42: Sự thay đổi huyết áp, nhịp tim trước và sau khi ngâm chân 110
Bảng 3.43. Kết quả định lượng hàm lượng tinh dầu lá Chùa dù, lá
Ngồng lải, thân Pơ mu 112
Bảng 3.44. Các thành phần trong tinh dầu lá Chùa dù Sa Pa 113
Bảng 3.45. Các thành phần trong tinh dầu lá Ngồng lải 114
Bảng 3.46. Các thành phần trong tinh dầu thân Pơ mu 115
Bảng 3.47. Danh mục các nguyên liệu dùng sản xuất các chế phẩm xông
hơi 115
Bảng 3.48. Công thức pha chế chế phẩm xông hơi 116
Bảng 3.49. Kết quả thử kích ứng da của chế phẩm xông hơi pha chế thử
nghiệm 120
Bảng 3.50: Các thông số theo dõi của mẫu nghiên cứu trước và sau xông
hơi 121

Bảng 3.51: Các thông số theo dõi của mẫu nghiên cứu trước và sau xông
hơi của 2 nhóm dùng chế
phẩm và đối chứng 122
Bảng 3.52: Sự khác nhau giữa các thông số theo dõi của 2 nhóm nghiên
cứu 123
Bảng 3.52. Giá trị các thông số theo dõi trên đối tượng Nam và nữ đối
với 2 nhóm nghiên cứu 123

x
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ logic của dự án 10
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí các ô tiêu chuẩn 13
Hình 2.3: Quy trình sản xuất các sản phẩm tắm và ngâm chân 23
Hình 2.4. Sơ đồ các bước pha chế tinh dầu 24
Hình 3.1: Quy trình chiết xuất cao lỏng cho sản xuất sản phẩm tắm
sảng khoái 64
Hình 3.2: Quy trình loại tạp cao lỏng cho sản xuất sản phẩm tắm sảng
khoái 65
Hình 3.3: Qui trình pha chế sản ph
ẩm tắm sảng khoái 66
Hình 3.4: Quy trình đóng lọ và hoàn thiện sản phẩm tắm sảng khoái 67
Hình 3.5: Phân bố nồng độ thuốc tắm của nhóm đối tượng nghiên cứu 76
Hình 3.6. Phân bố thời gian tắm của nhóm đối tượng nghiên cứu 77
Hình 3.7: Phân bố nhiệt độ nước tắm của nhóm đối tượng nghiên cứu 77
Hình 3.8: Phân bố nhiệt độ không khí trong phòng tắm 78
Hình 3.9: Phân bố thời gian bắt đầu toát mồ hôi 80
Hình 3.10: Phân bố thờ
i gian tim bắt đầu đập nhanh 81
Hình 3.11: Các biểu hiện đặc biệt trong khi tắm 81

Hình 3.12: Qui trình chiết suất cao lỏng cho sản xuất sản phẩm ngâm
chân 98
Hình 3.13: Qui trình loại tạp cao lỏng cho sản xuất sản phẩm ngâm
chân 99
Hình 3.14: Quy trình pha chế sản phẩm ngâm chân 100
Hình 3.15: Quy trình đóng lọ và hoàn thiện sản phẩm ngâm chân 101
Hình 3.16. Tác dụng kháng khuẩn/nấm của chế phẩm ngâm chân ở
các nồ
ng độ pha loãng khác nhau 106

xi
Hình 3.17. Hoạt động thử nghiệm chế phẩm ngâm chân trên người
tình nguyện 110
Hình 3.18: Elsholtzia penduliflora W.W.Smith 111
Hình 3.19: Elsholtzia blanda (Benth.) Benth 112
Hình 3.20. Qui trình sản xuất chế phẩm xông hơi 117
Hình 3.21. Sắc ký lớp mỏng tinh dầu Ngồng lải – Chùa dù – Pơ mu –
Chế phẩm xông hơi 120
Hình 3.22. Mẫu mã sản phẩm tắm Dao’Spa Relax 124
Hình 3.23. Mẫu mã sản phẩm ngâm chân Sao’Spa và hiện nay là
Salus Relaxo 125




1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Công ty cổ phần Kinh doanh các sản phẩm bản địa (Sapa Napro
JSC.) được thành lập theo quyết định số 1203000063 ngày 02 tháng 11 năm

2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, trên cơ sở tham gia tự nguyện
của các thành viên trong cộng đồng các dân tộc tại Sa Pa, chủ yếu là người Dao
đỏ và người Giáy. Trụ sở chính của Công ty ở thôn Tà Chải, xã Tả Phìn, tỉnh
Lào Cai, có diện tích khoảng 300 m
2
, bao gồm khu vực sản xuất, kho chứa và
khu dịch vụ tắm tại chỗ với mục đích phát triển và thương mại hóa các sản
phẩm bản địa dựa trên tri thức truyền thống của chính dân tộc mình.
Doanh thu hiện tại của công ty là khoảng 50 triệu đồng/tháng. Sản
phẩm chính là Nước tắm DAO’SPA, dịch vụ Tắm lá thuốc và Lúa Tàu
bay. Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yế
u cho sản phẩm “Nước tắm
DAO’SPA” và dịch vụ “Tắm lá thuốc” từ các nguyên liệu thảo dược thiên
nhiên được thu hái và chọn lựa tại địa phương nên có tác dụng rất tốt cho sức
khoẻ, đặc biệt là với phụ nữ sau khi sinh, những người mới ốm dậy, giúp phục
hồi sức khỏe, giúp thư giãn, giảm stress Do tác dụng tốt của bài thuốc tắm
nên nhu cầu về sản phẩ
m này trên thị trường ngày càng gia tăng về cả số
lượng cũng như chất lượng. Do đó, việc nghiên cứu về các tính chất dược
liệu, trị liệu dựa trên bài thuốc tắm cổ truyền của người dân tộc đang được
công ty rất quan tâm và chú trọng nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khỏe và đa dạng hóa sản phẩm của cộng đồng. Tuy nhiên, do quy mô của
Công ty còn nhỏ; đội ngũ cán bộ còn thiếu, trình độ chuyên môn còn chưa cao
(giám đốc công ty là người dân tộc Dao mới chỉ học hết lớp 9, chưa có kiến
thức về quản lý doanh nghiệp, về thị trường ); đặc biệt nguồn nguyên liệu
đầu vào đang ngày càng khan hiếm do bị khai thác, sử dụng nhiều nhưng
không có kế hoạch cải tạo, phục hồi. Kết quả là sản phẩm của công ty chưa
đ
áp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.


2
Do nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm và thiếu kiến thức về cách
phối trộn, chế biến và pha chế thuốc tắm nên hiệu quả của bài thuốc tắm này
thường không ổn định, phụ thuộc vào từng cơ sở dịch vụ. Việc đa dạng hoá
các sản phẩm của bài thuốc tắm, sản xuất ổn định các sản phẩm có chất lượng
cao đang đặt ra những thách th
ức cho công ty.
Mặt khác, Công ty đặt tại thôn Tà Chải, cách đường ô tô 500m không
thuận tiện về giao thông gây cản trở cho các hoạt động sản xuất như vận
chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm. Trang thiết bị của công ty
bao gồm hệ thống chiết suất, cô đặc và đóng gói với công suất 3.000 sản
phẩm/tháng, các thiết bị này có công suất và chất lượng thấp, không đồng bộ.
Khu dịch vụ đủ cho 3 khách/lầ
n tắm không đáp ứng được nhu cầu khách tắm
ngày càng tăng. Thiết bị phục vụ chưa tương xứng với tiềm năng, kích cỡ nhỏ
và chất lượng thấp. Khu nhà kho với sức chứa 500 kg nguyên liệu, chưa có
các trang thiết bị bảo quản cần thiết nên không thu mua đủ nguyên liệu để sản
xuất, nguyên liệu nhanh bị xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng sản ph
ẩm.
Để giải quyết vấn đề trên, cần có sự hộ trợ và tạo điều kiện của chính
quyền các cấp, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc bản
địa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các lợi thế của địa phương trong đó có
nguồn tài nguyên thiên nhiên cây dược liệu, cũng nh
ư bảo tồn tri thức bản địa,
đa dạng văn hoá của chính nơi được coi là trung tâm đa dạng sinh học cao
nhất Việt Nam, nơi địa đầu biên cương của tổ quốc.




3
PHẦN 1:
TỔNG QUAN

Khi quan sát thế giới tự nhiên, loài người đã nhận thấy thảm thực vật có
ích cho họ, mỗi khi ốm đau họ biết sử dụng những loài thực vật để chữa bệnh
dưới nhiều hình thức như uống, xoa bóp hoặc xông hơi và tránh những loài
có tác dụng gây độc. Ban đầu là kinh nghiệm trong vận dụng các quy luật và
giá trị của tài nguyên để tự chữa bệ
nh, dần dần hình thành các nền y học mà
ngày nay các nhà khoa học gọi là “y học cổ truyền dân tộc” tri thức về thảm
tài nguyên dược liệu được gọi là thực vật học dân tộc, còn các hiểu biết về
tác dụng của cây cỏ được gọi là dược lý học dân tộc (các tri thức bản địa).
Như vậy, trong lịch sử phát triển của các dân tộc, các quốc gia cũng như trong
sự
phát triển của xã hội loài người trên toàn thế giới gắn liền với lịch sử phát
triển và sử dụng cây thuốc.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở
các nước đang phát triển với số dân khoảng 3,5 - 4 tỉ người sử dụng các loài
cây thuốc cho chăm sóc sức khỏe. Cùng với giá trị phòng bệnh, cây thuốc còn
được quan tâm ở các quốc gia có nền công nghiệp phát triển vì lí do kinh t
ế.
Hàng năm nước Mỹ thu được khoảng 1,5 tỷ USD từ việc sản xuất các loại
thuốc có nguồn gốc thảo mộc (chiếm 25% nguyên liệu dược phẩm). Người ta
cũng ước tính rằng, nếu phát triển tối đa các loài cây thuốc có nguồn gốc thực
vật ở khu vực nhiệt đới thì hàng năm các quốc gia này có thu nhập khoảng
900 tỉ USD.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực, công tác bả
o tồn và phát triển các
tri thức bản địa về “thực vật học và dược lí học dân tộc” là một thế mạnh không

những có giá trị bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe cộng đồng trong và ngoài
quốc gia mà còn đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhiều vùng, miền, địa
phương. Với điều kiện nhiệt đới gió mùa, quanh năm có cây xanh che phủ suốt

4
từ Bắc đến Nam, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và
đa dạng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã có truyền thống lâu đời về sử dụng các loài cây cỏ sẵn có
để làm thuốc và bảo vệ sức khỏe.
Theo tổ chức điều tra đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên của
Việt Nam hiện có 3948 loài cây thuố
c, 408 loài động vật làm thuốc, 75
khoáng vật và 52 loài tảo biển lớn; trong đó có 206 loài còn trữ lượng tương
đối lớn thuộc 50 vùng tại 22 tỉnh miền núi như Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Yên
Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng… khai thác tự nhiên với tổng trữ lượng
121.000 tấn. Ngoài ra còn xác định được 133 loài cây thuốc đang trồng phổ
biến như kim tiền thảo, các cây có tinh dầu Hàng năm sản xuất ra hàng ngàn
tấn dược liệu phục vụ y học cổ
truyền, công nghiệp dược và xuất khẩu.
Cả nước hiện có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm, đang sản xuất 2.218
loại dược phẩm từ nguyên liệu thực vật hoặc chiết suất từ thực vật thuộc 35
dạng bào chất khác nhau chiếm 23% số loại dược phẩm được phép sản xuất
và lưu hành từ 1995 – 2000. Nhu cầu dược liệu cho y học dân tộc kho
ảng
3.000 tấn/năm, cho khối công nghiệp dược khoảng 20.000 tấn/năm và cho
xuất khẩu khoảng 10.000 tấn/năm , phục vụ cho 145 bệnh viện y học cổ
truyền 242 khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa cho 30.000 lương
y, các công ty dược sử dụng dược liệu như xí nghiệp TW 26, xí nghiệp TW 3,
công ty dược liệu TW 1, công ty cổ phần Traphaco, công ty TNHH Bảo
Long, xí nghiệp chế biến Đông dược quậ

n 5 (TP Hồ Chí Minh) vv… Riêng
công ty cổ phần Traphaco hàng năm sử dụng khoảng 500 tấn dược liệu của
hơn 100 loài cây thuốc.
Sapa là một vùng trồng dược liệu quan trọng của Việt Nam. Đặc điểm
vùng sinh thái ở Sapa đã cho phép cây thuốc phát triển một cách phong phú
và đa dạng. Nơi đây còn là điểm du lịch rất đặc sắc của Việt Nam. Hàng năm
thu hút hàng vạn khách trong và ngoài nước đến thăm quan. Do đó phát triển

5
du lịch gắn liền với sản phẩm bản địa trong đó có cây thuốc đặc biệt là các
loài thuốc dân tộc là một thế mạnh và đang là định hướng phát triển của vùng.
Ở Sapa các cộng đồng người dân tộc có truyền thống lâu đời trong việc
sử dụng cây cỏ để chăm sóc sức khỏe. Nhiều loài cây thuốc quý đã được các
cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện và đề xuất sử
dụng như: sâm
Hoàng liên, tam thất Hoàng liên, Linh chi, Thạch sương bồ Gần đây, các
nhà khoa học và các nhà phát triển cộng đồng trong và ngoài nước quan tâm
đến nhóm cấy thuốc được cộng đồng các dân tộc ở Sa Pa và một số nơi khác
ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam sử dụng để tắm sông hơi chữa trị một
số bệnh và phục hồi sức khỏe, tiếng dân tộc Dao gọi là “Đìa dảo xin”. Bắ
t
trước những tri thức truyền thống trong việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc
chữa bệnh, nhiều cơ sở tắm ở Sa Pa và một số thành phố lớn như: Hà Nội đã
xây dựng những cơ sở tắm lá thuốc để kinh doanh, chưa có một nghiên cứu
đánh giá nào về hiệu lực của bài tắm lá thuốc này đến việc chữa bệnh và pgục
hồi ch
ữa bệnh của con người. Số cây thuốc được sử dụng trong bài thuốc tắm
biến động rất lớn, trung bình thường sử dụng khoảng 72 loài, số loài được sử
dung phụ thuộc vào loại bệnh cần chữa trị và tình trạng cơ thể của người mới
ốm dậy để phục hồi sức khỏe. Trong số 72 loài có từ 5-10 loài được sử dụng

nhiều nhất.
Mục đích sử dụng các loài cây thuốc trong bài thuốc tắm rất đa dạng, tùy
thuộc vào số lượng, tỷ lệ phối trộn giữa các loài cây thuốc để tạo nên các bài thuốc
rất khác nhau dùng để chữa bệnh (đau nhức cổ xương, đau khớp, cảm cúm, phù
người, táo bón, nhọt ) dùng để tắm, xông hơi với 100% dược liệu từ thiên nhiên
với sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp h
ấp thụ qua da và đường hô hấp, đã làm
nâng cao sinh lực, phục hồi sức khỏe, sảng khoái, giảm Stress, làm đẹp da, chống
mệt mỏi vv… đặc biệt là sử dụng cho người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh nở.
Trong một số năm gần đây, do nhu cầu sử dụng bài thuốc tắm của du
khách đến với Sapa ngày một tăng, việc sử dụng bài thuốc tắm tại Sapa đ
ã

6
được thương mại hóa tại các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện với lượng dược
liệu ngày càng gia tăng (hàng 100 tấn tươi/năm). Thuốc tắm “đìa dảo xin”
ngoài sử dụng tươi, còn được sơ chế biến như (thái lát, phơi khô, nghiền
thành bột khô…) bày bán với mục đích sử dụng khác nhau tại các nhà hàng,
khách sạn, cửa hàng thuốc (đồ uống, tắm, xông hơi, xoa bóp…) tại Sa Pa hoặc
các thị trường khác như Hà N
ội, Hà Tây, thành phố Hồ Chí Minh…
Trong tiến trình phát triển trên của vùng, Công ty Cổ phần kinh doanh
các sản phẩm bản địa (Sapa Napro JSC.) được thành lập là sản phẩm của dự án
“Phát triển thị trường các sản phẩm bản địa ở khu vực miền núi phía Bắc” với
mục tiêu thương mại hóa các sản phẩm bản địa nhằm nâng cao thu nhập cho
cộng đồng, dưới sự tài trợ của tổ chức RF cùng với s
ự tham gia đóng góp của
người dân về công lao động, đất đai, đầu tư kinh phí, đã xây dựng được các nhà
xưởng để sản xuất, chưng cất sản phẩm tắm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn:
giai đoạn 1 (2003-2005) xác định các sản phẩm của tiềm năng thị trường; giai

đoạn 2 (2005-2007) xây dựng mô hình thương mai hóa các sản phẩm.
Với mục tiêu trên việc nghiên cứu mở rộng và phát triể
n sản phẩm bài
thuốc tắm “Đìa dảo xin” đặc trưng của cộng đồng các dân tộc tại Sa Pa là một
trong những mục tiêu ưu tiên của Công ty. Trong quá trình nghiên cứu thị
trường tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ bài thuốc tắm “Đìa dảo xìn”
chúng tôi nhận thấy: các bài thuốc dùng để tắm, dùng để xông hơi, dùng để
ngâm chân được nhiều du khách, người sử dụng rất ưa thích nên số
lượng tiêu
thụ sản phẩm 3 bài thuốc này nhiều hơn hẳn so với các sản phẩm được chế
biến từ các bài thuốc tắm “Đìa dảo xin” khác. Do đó, công ty định hướng khai
thác từ bài thuốc tắm “Đìa dảo xin” của để sản xuất 3 chế phẩm trên.
Cơ sở khoa học của 3 chế phẩm này là: Trong 23 họ và 120 loài dược liệu
của bài thuốc tắm “Đìa dảo xin” công ty khai thác từ
15- 20 loại dược liệu có
trong các họ như họ ráy, họ cúc, họ cam quýt, họ cà phê, họ ngũ vị, họ gừng, họ
hoa môi, họ mộc… trong đó đa số các dược liệu mọc tự nhiên ở trong rừng số

7
lượng phong phú. Các dược liệu này đa số là cây có tinh dầu, hầu hết tan trong
nước hoặc bốc hơi mỗi khi được đun nóng. Khi nước và dược liệu được đun
nóng thì các hoạt chất của dược liệu tan vào trong nước và hơi nước sẽ ngấm qua
da, bàn chân hoặc đường hô hấp vào trong cơ thể, các dược liệu sẽ khuếch tán
vào tới các bộ phận trong cơ thể, chúng giải các chất độc làm tiêu mỡ trong máu,
hạ cholesterol, làm giảm đau, khử các axit như axit uric… sau đó các chất bị giải
hoặc khử lại theo nước hoặc hơi nước thoát ra ngoài (lúc này bồn nước hoặc
chậu nước sẽ có màu khác thường đậm đen hơn so với màu nước ban đầu), cơ
thể con người được sảng khoái, các bệnh thấp khớp, tim mạch, huyết áp, béo phì,
tiểu đường… được giảm và cứ như vậy sức khỏe
được tăng dần.

Các bệnh trên hiện nay rất phổ biến, nếu các chế phẩm trên có tác dụng
rõ rệt và giá cả hợp lý sẽ nhanh chóng thu hút người sử dụng với số lượng rất
lớn, chắc chắn sẽ nâng cao thu nhập của công ty, của người dân nơi đây và
nâng cao sức khỏe cộng đồng; đồng thời đẩy mạnh việc khai thác và bảo tồn
phát triển tri thức bản địa bài thu
ốc tắm “Đìa dảo xin” của cộng đồng các dân
tộc miền núi.
Tuy nhiên để sản xuất được các chế phẩm trên, nhiều vấn đề cần phải
nghiên cứu và hoàn thiện như:
- Xác định tiêu chuẩn của nguyên liệu theo hướng chế phẩm tạo ra (bao
gồm các tiêu chuẩn về định tính: xác định loại cây, bộ phận của cây, hình thái:
đường kính, độ dài, màu sắc…, tiêu chuẩn định lượng: hàm lượng các hoạt ch
ất
có trong nguyên liệu để sx chế phẩm).
- Xây dựng quy trình sản xuất 3 chế phẩm (bao gồm: thu hái, sơ chế
biến, bảo quản, tỷ lệ phối trộn, chiết suất…).
- Xác định tính an toàn và hiệu lực của chế phẩm (thử hiệu lực của chế
phẩm trên chuột, thỏ, ếch )
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho mỗi sản phẩm (các hoạt chất đặc
tr
ưng, độ ẩm, độ tinh khiết, mùi vị )

8
- Xây dựng thương hiệu, xác định quy mô sản xuất chế phẩm đảm bảo phát
triển bền vững.
Kỹ thuật giải quyết các vấn đề trên, hiện thời công ty còn hạn chế về cơ sở
vật chất, nhân lực, tài lực do công ty ở vùng sâu, vùng xa, đa số thành viên công
ty là người dân tộc Dao đỏ nên rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu quy trình s
ản xuất 03 chế phẩm

tắm từ dược liệu” được đề xuất theo nghị định 119 về hỗ trợ kinh phí nghiên
cứu khoa học cho doanh nghiệp nhằm bước đầu xây dựng cơ sở khoa học và
thực tiễn cần thiết cho hoạt động hiện đại hóa y học cổ truyền, cũng như giúp
doanh nghiệp có sản phẩm đạt chất lượng cao, độc đáo, ổn
định và hấp dẫn thị
trường tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu ra thị trường
thế giới.
Mục tiêu của dự án là:
1. Nghiên cứu xác định loại dược liệu để sản xuất 3 chế phẩm từ các
dược liệu của bài thuốc tắm.
2. Nghiên cứu quy trình s
ản xuất 3 chế phẩm (chế phẩm dược liệu dùng
để tắm, chế phẩm dược liệu dùng để ngâm chân, chế phẩm dược liệu dùng để
xông hơi)
3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và 3 chế phẩm.
4. Thử nghiệm tính an toàn và hiệu lực của các chế phẩm

9
PHẦN 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CÁCH TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN
Cách tiếp cận của dự án là:
- Lấy thị trường làm gốc: Việc phát triển và hiện đại hoá các sản phẩm
truyền thống nói chung và bài thuốc tắm nói riêng cần được thực hiện dựa
trên nhu cầu của thị trường.
- Sản xuất theo hướng chuẩn hoá: Sản xuất chuẩn hoá nhằm bảo đảm sự
ổn định và chất lượng hàng hoá sản xuất ra. Để đạt được điều này cần có thiết bị
và dây truyền tương đối hiện đại, có được nhờ nâng cấp và mở rộng hệ thống sản

xuất cũ và xây dựng hệ thống sản xuất mới; Qui trình sản xuất ổn định và chuẩn
hoá, có được nhờ thực hiện các nghiên cứu cơ bản như tác dụng d
ược lý của các
chế phẩm; phát triển sản phẩm hợp lý nhất trên cơ sở nhu cầu thị trường và năng
lực máy móc, thiết bị; đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo phù hợp.
- Chia sẻ lợi ích hài hoà: Lợi ích có được từ hoạt động sản xuất và thương
mại hoá các sản phẩm từ cây thuốc và tri thức bản địa của người Dao đỏ trong khu
vực đượ
c chia sẻ thông qua việc lập quỹ phúc lợi cộng đồng từ lợi nhuận ròng (lợi
nhuận sau thuế) hằng năm của Công ty.
Các cách tiếp cận thực hiện trong dự án được trình bày ở Hình 1. Các
hoạt động chính bao gồm: Điều tra thị trường; phát triển, cải tiến và hoàn
thiện sản phẩm, nâng cấp hệ thống sản xuất (nhà xưởng, thiết bị/dây truyền
sản xuất); sả
n xuất và tiếp thị trên qui mô lớn.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu xác định dược liệu tiêu chuẩn để sản xuất 3 chế phẩm
2.2.1.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của các cây dùng sản xuất 3 chế phẩm
a. Điều tra, thu thập, xác định tên khoa học (bộ, họ, loài, giống, bộ phận
dùng ) của các vị thuốc trong bài, nếu không xác định được tên khoa học cần
nêu tên địa phương; hàm lượng c
ủa các vị thuốc trong 3 chế phẩm.

10
Sử dụng các phương pháp cơ bản trong điều tra dược dân tộc học bao
gồm: (1) Liệt kê tự do, (2) Điều tra theo tuyến và (3) Điều tra theo ô tiêu
chuẩn kết hợp với các công cụ của PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia)
(1) Liệt kê tự do: Được cải tiến từ kỹ thuật liệt kê tự do sử dụng trong
nhân học và tài nguyên cây cỏ nói chung.
 Giai đoạn 1: Điều tra tại cộ

ng đồng
Chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn là những người làm thuốc hoặc
là người có hiểu biết nhiều về cây thuốc và được thừa nhận rộng rãi trong
cộng đồng. Số lượng người được phỏng vấn được quyết định khi “đường
cong loài” tăng không đáng kể khi tăng người được phỏng vấn.
Phỏng vấn: Mỗi người được phỏ
ng vấn đều được yêu cầu liệt kê tất cả
các cây thuốc bằng tiếng Dao mà họ sử dụng trong bài thuốc tắm, ngâm chân
hoặc các cây thuốc có mùi thơm có thể ứng dụng để xông hơi.

Hình 2.1: Sơ đồ logic của dự án

11
Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản
Mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong phần liệt
kê tự do được thu thập, ghi chép, xử lý và sấy khô theo các kỹ thuật làm tiêu
bản thực vật thông thường và lưu trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học
Dược Hà Nội (HNIP). Tổng cộng 120 tiêu bản đã được thu thập trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Giai đoạ
n 3: Xác định tên khoa học
Tên khoa học của mẫu tiêu bản được giám định bởi TS. Trần Văn Ơn
(Trường Đại học Dược Hà Nội) bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên
các sách cây thuốc, thực vật chí, các đặc điểm mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản
Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật.
Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu
Từ danh mục liệt kê tự do c
ủa tất cả các cây thuốc tắm và các mẫu tiêu
bản thu được. Loại bỏ các tên tiếng Dao đồng nghĩa, tổng hợp và lập thành
một danh mục tên tiếng Dao của các cây thuốc tắm được người Dao đỏ sử

dụng.
(2) Điều tra theo tuyến: Được thực hiện thông qua các chuyến nhập
cuộc quan sát tại thực địa để quan sát, phỏng vấn và thu thập mẫu tiêu bản tại
thực
địa. Tổng cộng 16 chuyến nhập cuộc quan sát đã được thực hiện trong
thời gian nghiên cứu (Hình 2.4).
Độ tin cậy của thông tin được tính theo công thức của Friedmann
ij
v
S
F=
S


F
v:
độ tin cậy của thông tin ( 0 ≤ F
v
≤ 1)
S
ij
: Số người nói cây thuốc i chữa bệnh j
tổng số

S
: tổng số lượt điều tra, trong đợt nghiên cứu này là 16
(3) Xác định tình trạng bảo tồn của cây thuốc tắm, ngâm chân và xông hơi

12
Dựa vào danh mục cây thuốc thu được ở giai đoạn 4, xác định tình

trạng bảo tồn của các cây thuốc sử dụng các kỹ thuật cho điểm của PRA. Ba
tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá mức bảo tồn của cây thuốc là:
- Tỉ lệ (%) số hộ biết sử dụng (từ 1- 4 điểm, trong đó 4 điểm là 100% số hộ
biết sử dụng).
- Mức độ sử dụng (từ 1-3 điểm, trong đó 3 điểm là sử dụng nhiều nhất).
- Mức giảm trữ lượng trong 10 năm qua (từ 0-10, trong đó 10 là đã mất hết).
Trong quá trình xử lý số liệu chỉ tiêu này được rút gọn thành thang 0-4 nhằm
cân bằng với các chỉ tiêu khác.
Các tiêu chuẩn trên được xác định thông qua việc phỏng vấn các người
NCCT thường xuyên có các hoạt động thu hái và bán thuốc ở trong khu vực.
Giá tr
ị của mỗi tiêu chuẩn được xác định bằng giá trị trung bình của giá trị các
NCCT cung cấp.
Điểm bảo tồn (ĐBT) được xác định bằng tổng giá trị ba tiêu chuẩn trên.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xác định các loài có điểm bảo tồn > 9 là các
loài có mức ưu tiên bảo tồn cao.
(4) Điều tra hoạt động thu hái, chế biến và bán các sản phẩm thuốc
tắm, ngâm chân và xông hơi
Bằng phương pháp phỏng vấ
n và nhập cuộc quan sát các hoạt động thu
hái, chế biến, sử dụng, buôn bán thuốc tắm tại địa phương và chợ Sa Pa.
(5) Đánh giá trữ lượng của các cây thuốc tắm, ngâm chân và cây có mùi
Bằng phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn: Ô tiêu chuẩn có kích
thước là 100m
2
(10mx10m), được xác định bằng phương pháp phân tầng –
ngẫu nhiên. Trong mỗi ô tiêu chuẩn 100m
2
lại lập 13 ô nhỏ 1m
2

để xác định tỷ
lệ cây thuốc trên cây cỏ nói chung trong khu vực (Hình 2.1). Tổng cộng có 12
ô đã được lập. Các hoạt động điều tra bao gồm:
- Thiết lập ô: Xác định ranh giới ô bằng thước dây, đóng cọc và căng
dây nylon màu.

13
- Thu mẫu tiêu bản để xác định tên khoa học.
- Phỏng vấn người dân tại địa phương: Việc phỏng vấn được thực hiện
trực tiếp trên các cá thể loài có trong ô. Nội dung phỏng vấn bao gồm tên cây
(tên địa phương), có làm thuốc/không làm thuốc.
- Xử lý kết quả: Kết quả được xử lý bao gồm: Danh mục loài cây thuốc,
tên khoa học, họ thực vật, số lượng và tỷ lệ các bậ
c phân loại (ngành, họ và
chi), các dạng sống.
Các chỉ tiêu xác định ở ô 100m
2
bao gồm: Thành phần loài, là số loài
xuất hiện trên các ô theo thảm thực vật; tần số xuất hiện; tỷ lệ số loài cây
thuốc trên tổng số loài cây gặp trong từng ô.

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí các ô tiêu chuẩn
2.2.1.2. Nghiên cứu thành phần hoá học của các dược liệu dùng sản xuất 3
chế phẩm
Nghiên cứu thành phần hóa học chính của một vài cây chính, tập trung
vào những cây có hàm lượng cao trong bài
a) Nghiên cứu định tính các thành phần hóa học cơ bản có trong
từng cây thuốc để sản xuất chế phẩm các chế phẩm
Xác định sự có mặt của một số thành phần hoá học chính trong dược

×