BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CƠ
CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ
CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ NGUỒN GEN Ở VIỆT NAM
Năm 2009 - 2010
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Huỳnh Thị Mai
8619
Hà Nội, tháng 12/2010
1
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH
TỪ NGUỒN GEN Ở VIỆT NAM
Ngày tháng năm
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ths. Huỳnh Thị Mai
Ngày tháng năm
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ngày tháng năm
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
NGHIỆM THU
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Ths. Nguyễn Duy Hùng
Ngày tháng năm
TL. B
Ộ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
TS. Nguyễn Đắc Đồng
Hà Nội, 2010
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC HỘP vi
DANH MỤC ẢNH vii
TÓM TẮT 1
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 6
I. TÊN ĐỀ TÀI 6
II. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI 6
III. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI 6
IV. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 6
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN 6
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN 6
VII. CÁC ĐƠN VỊ PH
ỐI HỢP 6
VIII. CÁC CÁN BỘ THỰC HIỆN 7
IX. SẢN PHẨM 7
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 8
I. MỞ ĐẦU 8
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 10
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS TRÊN THẾ GIỚI 10
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS Ở VIỆT NAM 12
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 16
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 16
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 16
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
7.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN NGUỒN GEN VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH 17
7.1.1. Một số khái niệm, phạm trù liên quan đến ABS 17
7.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của ABS 21
7.1.3. Các quá trình liên quan tới ABS 22
7.1.4. Vai trò của các bên liên quan trong quá trình ABS 28
7.1.5. Các vấn đề cơ bản liên quan đến ABS 31
7.1.6. Cách tiếp cận trong việc chia sẻ lợi ích từ nguồn gen 33
7.1.7. Các cơ chế điều chỉnh hoạt động ABS từ nguồn gen 35
7.1.8. Định hướng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích 38
7.2. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ABS Ở VIỆT NAM 41
7.2.1. Thực trạng các nguồn gen ở Việt Nam 41
ii
7.2.2. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam 70
7.2.3. Sự thất thoát các nguồn gen và những tri thức truyền thống 76
7.2.4. Thách thức trong quản lý ABS ở Việt Nam 79
7.3. TỔNG QUAN CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ABS 94
7.3.1. Công ước Đa dạng sinh học 95
7.3.2. Hướng dẫn Bonn về ABS 102
7.3.3. Công ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới 111
7.3.4. Hiệp ước ITPGRFA 116
7.3.5. Các quy tắc TMQT về tiếp cận nguồn gen: GATT 1994 và TRIPs 120
7.4. KINH NGHIỆM VỀ ABS VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 127
7.4.1. Kinh nghiệm về ABS của một số nước 127
7.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 177
7.5. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỂM VỀ ABS TẠI VQG BA VÌ VÀ CÔN ĐẢO 187
7.5.1. Vườn Quốc gia Ba Vì 187
7.5.2. Vườn Quốc gia Côn Đảo 199
7.5.3. Thực trạng thất thoát nguồn gen tại VQG Ba Vì và Côn Đảo 216
7.6. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ ABS PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 228
7.6.1. Quyền sở hữu và quản lý nguồn gen 229
7.6.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen 231
7.6.3. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen 232
7.6.4. Thỏa thuận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích 235
7.6.5. Giấy phép tiếp cận nguồn gen 237
7.6.6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn
gen 238
7.6.7. Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen 239
7.6.8. Đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen 241
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 244
8.1. KẾT LUẬN 244
8.2. KIẾN NGHỊ 245
TÀI LIỆU THAM KHẢO 247
PHỤ LỤC 251
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Access to genetic
resources and benefit sharing)
ARA
Thỏa thuận nghiên cứu học thuật (Academic research
agreement)
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asia Nations)
CBD Công ước Đa dạng sinh học (Convention on Biological
Diversity)
CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật bị đe dọa
tuyệt chủng (Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora)
CONAMA Ủy ban Quốc gia về môi trường (National Commission of the
Environment)
COP Hội nghị các Bên tham gia (Conference of Parties)
CRA Thỏa thuận nghiên cứu thương mại (Commercial research
agreement)
DENR Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Department of
Environment and Natural Resources)
ĐDSH Đa dạng sinh học (Biodiversity)
EEEPGA Luật Cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường (Ecological
Equilibrium and Environmental Protection General Act)
EO Chỉ thị của Tổng thống (Presidential Executive Order)
EPBCA Luật Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học (Environment
Protection and Biodiversity Conservation Act)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General
Agreement on Tariffs and Trade)
INBIo Viện Đa dạng sinh học quốc gia Costa Rica (National
Biodiversity Institute)
INIA Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (National Institute for
iv
Agriculture Research)
ITPGRFA Hiệp ước quốc tế về nguồn gen thực vật phục vụ lương thực và
nông nghiệp (International Treaty on Plant Genetic Resources
for Food and Agriculture)
MAT Điều khoản thỏa thuận giữa các bên (Mutually Agreed Terms)
NBA Cơ quan quản lý đa dạng sinh học quốc gia (National
Biodiversity Authority)
NBSAP Chiến lược ĐDSH Quốc gia và kế hoạch hành động (National
Biodiversity Strategy and Action Plan)
NCI Viện Ung thư quốc gia (National Cancer Institute)
NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Government Organization)
NTG Nhà tạo giống (Breeder)
PIC Chấp thuận thông báo trước (Prior informed consent)
PVP Hệ thống bảo vệ cây trồng (Plant protection system)
SFDGA Luật Phát triển Lâm nghiệp bền vững (Sustainable Forestry
Development General Act)
SHTT Sở hữu trí tuệ (Intellectual Property)
TNDTTVLN Tài nguyên di truyền thực vật vì mục tiêu lương thực và nông
nghiệp (Plant genetic resources for food and agriculture)
TRIPs Các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ (Trade related
aspects of intellectual property rights)
UBND Ủy ban nhân dân (People Committee)
UNEP Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (United Nations
Environment Programme)
UPOV Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới
(International Convention for the Protection of New Varieties
of Plants)
VQG Vườn quốc gia (National Park)
WGA Luật Động vật hoang dã (Wildlife General Act)
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property
Organization)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mối liên hệ giữa xuất xứ nguồn gen – đối tượng hưởng lợi và đối tượng cần
được chia sẻ lợi ích từ nguồn gen 25
Bảng 2: Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích 71
Bảng 3: Phục hồi và phát triển giống gà thuốc Sơn La 72
Bảng 4: Các giống xoài mới GL 72
Bảng 5: Sự chia sẻ lợi ích không đều khi phát hiện ra cây Ba gạc 72
Bảng 6: Nội dung Pháp lệnh về Giống cây trồng và Giống vật nuôi 83
Bảng 7: Danh lục các dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn trực tiếp của Kế hoạch hành động
đa dạng sinh học quốc gia 1995 liên quan đến mục tiêu “tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích” và thực tế triển khai 93
Bảng 8: Các luật và quy định của Philippines liên quan đến tiếp cận các nguồn gen và
các quyền của cộng đồng bản địa 127
Bảng 9: Tổng quan về pháp luật hiện hành và các quy định có liên quan đến vấn đề
tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích 174
Bảng 10: Các yếu tố gợi ý cho pháp luật quốc gia tiếp cận nguồn gen 181
Bảng 11: Một số nguồn gen điển hình đang lưu trữ tại VQG Ba Vì 193
Bảng 12: Kết quả tổng hợp điều tra về hoạt động ABS tại VQG Ba Vì 197
Bảng 13: Một số nguồn gen điển hình đang lưu trữ, bảo vệ tại VQG Côn Đảo 208
Bảng 14: Kết quả tổng hợp điều tra về hoạt động ABS tại VQG Côn Đảo 215
Bảng 15: Một số nguồn gen điển hình bị thất thoát tại VQG Ba Vì 217
Bảng 16: Một số nguồn gen điển hình bị thất thoát tại VQG Côn Đảo 223
Bảng 17: Trình tự các bước tiếp cận nguồn gen 233
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Tác động của người dân vào tài nguyên thiên nhiên 74
Hình 2 : Sự can thiệp của nhà khoa học và nhà sản xuất 75
Hình 3: Mối quan hệ giữa CBD và các điều ước quốc tế liên quan đến ABS 96
Hình 4: Sơ đồ kinh nghiệm về ABS 186
Hình 5: Bản đồ quy hoạch phân vùng biển Vườn Quốc Gia Côn đảo có sự tham gia
của cộng đồng 207
DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Mục tiêu của Công ước đa dạng sinh học 95
Hộp 2. Thuật ngữ “nguyên liệu gen” 98
Hộp 3. Các quy định liên quan đến ABS trong CBD 99
Hộp 4. So sánh các quy định chính của UPOV 1978 và UPOV 1991 113
vii
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Gà lôi trắng tại VQG Ba Vì 190
Ảnh 2: Cu li lớn tại VQG Ba Vì 190
Ảnh 3: Vườn xương rồng tại VQG Ba Vì 192
Ảnh 4: Thu hải đường Ba Vì 194
Ảnh 5: Kỳ đà hoa 194
Ảnh 6: Dó đất – tác dụng an thần, giảm stress 194
Ảnh 7: Một loài cây thuốc quý chữa bệnh đường tiêu hóa, dạ dày ( họ Ô rô –
Acanthaceae) 194
Ảnh 8: Cây lá khôi trồng trong vườn thuốc của người Dao ở xã Yên Sơn 194
Ảnh 9: Cây lát hoa trưởng thành và cây 2 năm tuổi trong vườn ươm Côn Đảo 200
Ảnh 10: Sóc đen Côn Đảo 201
Ảnh 11: Đồi mồi và Trai tai tượng tại Côn Đảo 203
Ảnh 12: Cua xe tăng và cây cóc đỏ chỉ có ở Côn Đảo 209
Ảnh 13: Công tác cứu hộ và thả rùa con về biển ở Côn Đảo 209
Ảnh 14: Dugong Côn Đảo 210
Ảnh 15: Cây củ dòm chữa bệnh dạ dày ở VQG Ba Vì 217
Ảnh 16: Dó đất - cây thuốc quý trong sách Đỏ ở VQG Ba Vì 217
Ảnh 17: Gà lôi và Cầy mực ở VQG Ba Vì 218
Ảnh 18: Đa số người Dao ở Ba Vì đều có nghề làm thuốc cổ 219
Ảnh 19: Nấu cao lá thuốc của dân tộc Dao ở Ba Vì 220
Ảnh 20: Lát hoa - cây gỗ quý Côn Đảo 223
Ảnh 21: Cây xạ đen chữa bệnh xơ gan cổ chướng ở Côn Đảo 223
Ảnh 22: Ốc vú nàng ở Côn Đảo 224
Ảnh 23: Trai tai tượng và Sóc bay ở Côn Đảo 224
Ảnh 24: Rùa xanh Côn Đảo lên bờ đẻ trứng (trái) - Nàng tiên cá (Dugong) Côn Đảo
tắm nắng (phải) 225
Ảnh 25: Công tác bảo tồn loài rùa xanh và nuôi trồng phục hồi các rạn san hô 226
1
TÓM TẮT
Việt Nam là một trong các quốc gia được thừa nhận có nguồn tài nguyên
đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái đặc thù, nhiều
giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và kinh tế cao, trong đó rất nhiều nguồn gen
quý hiếm.
Các hoạt động nông nghiệp truyền thống đã giúp giữ được các giống bản
địa. Trong lịch sử canh tác lâu dài, người nông dân Việt Nam đã tích lũy được
nhiều ki
ến thức về sử dụng và quản lý các giống lúa. Nhân dân Việt Nam, nhất
là các dân tộc ít người, đã sống hàng nghìn năm với thiên nhiên cũng đã tích lũy
được nhiều kiến thức về sử dụng các loài sinh vật để làm thực phẩm, làm thuốc.
Tất cả những kiến thức truyền thống đó là tài sản vô giá của đất nước
.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐDSH ở Việt Nam đang bị suy giảm
mạnh. Các nguồn gen và những tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen
đang bị mất dần do việc quản lý chưa chặt chẽ cũng như cộng đồng không hoặc
chưa ý thức được giá trị của chúng.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý
hoạt động tiếp cận nguồ
n gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam”
được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất
xây dựng cơ chế, chính sách tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (ABS) từ
nguồn gen ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu 6 nội dung cơ bản
đã được phê duyệt trong thuyết minh đề tài: (i) Nghiên cứu cơ sở
lý luận về tiếp
cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen; (ii) Tổng quan thực trạng tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam; (iii) Nghiên cứu, đánh
giá tổng quan các điều ước quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; (iv)
Nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích và nhữ
ng bài học cho Việt Nam; (v) Điều tra, đánh giá điểm về hoạt động
tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen tại Vườn quốc gia Ba Vì và
Vườn quốc gia Côn Đảo; và (vi) Đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm hoạt động ABS đối với vật
nuôi, cây trồng, vi sinh vật, nguồn gen hoang dã và cây thuốc; các văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam, quốc tế và các điều ước quốc tế về tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích.
Nhóm nghiên cứu đã dùng các phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập,
kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu; phân tích, so sánh; khảo sát, phỏng
vấn; chuyên gia và hội thảo tham vấn để thực hi
ện Đề tài: thu thập các thông tin,
kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có được qua các tài
2
liệu, các bản hướng dẫn của Công ước Đa dạng sinh học (CBD), của các tổ chức
quốc tế có liên quan, các hội thảo quốc tế và một số nước điển hình trên thế giới
đã có kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan đến vấn đề này. Từ những
thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu đã so sánh, phân tích, để tìm phương
hướng, cách thức phù hợp với điều kiện của Việ
t Nam để xây dựng cơ chế hoạt
động về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm
hiểu những vấn đề có liên quan tại 2 vùng đại diện của Việt Nam để có được
những tình hình cụ thể của nước ta, những khó khăn và thuận lợi để đề xuất
được những kiến nghị phù hợp và thực thi. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn mời
các chuyên gia xây dựng các chuyên đề, tổ
chức hội thảo để lấy ý kiến bổ sung
cho các chuyên đề và đề xuất cơ chế quốc gia về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích. Đội ngũ chuyên gia tham gia thực hiện Đề tài là những cán bộ đầu
ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
ĐDSH nói chung và ABS nói riêng.
Đề tài nghiên cứu 6 nội dung cơ bản và đã đạt được một số kết quả sau:
1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen:
Vấn đề ABS là vấn đề khá phức tạp và cũng rất mới đối với nước ta. Để hiểu
được những nét cơ bản của vấn đề, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp một cách ng
ắn
gọn và đầy đủ các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề ABS; vai trò và tầm
quan trọng của vấn đề; cách thức thực hiện; vai trò của các bên có liên quan như
các nhà quản lý nguồn gen, người tiếp cận nguồn gen; cách và các hình thức
chia sẻ lợi ích như hình thức tiền tệ, hình thức phi tiền tệ đối với các loại nguồn
gen: nguồn gen đã có chủ sở hữu và nguồn gen hoang dã, chưa có người s
ở hữu.
Trong phần này cũng đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến cơ chế quản
lý các hoạt động ABS từ nguồn gen; điều chỉnh bằng công cụ pháp luật; thỏa
thuận giữa các bên, kể cả chủ sở hữu của các tri thức truyền thống có liên quan;
và định hướng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong nước và quốc tế
.
Nội dung của phần này tổng quát những điều cơ bản liên quan đến vấn đề tiếp
cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
2. Tổng quan thực trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam:
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bức tranh về tổng quan thực trạng quản lý ABS ở
Việt Nam đối với nguồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật; phân tích, đánh
giá các ho
ạt động ABS; sự thất thoát các nguồn gen và những tri thức truyền
thống; những thách thức trong quản lý ABS ở Việt Nam liên quan đến chính
sách và pháp luật liên quan đến ABS, thể chế trong quản lý
ĐDSH nói chung và
ABS nói riêng và nhận thức về ABS.
Nội dung phần hiện trạng các nguồn gen đã điểm hầu hết các loại nguồn
gen ở Việt Nam như nguồn gen vật nuôi, động vật hoang dã, cây trồng, cây
thuốc, cây rừng và vi sinh vật, nhưng tập trung phân tích sâu nhóm nguồn gen
3
cây trồng nông nghiệp, cây thuốc và vi sinh vật là những nguồn gen có giá trị
cao về kinh tế và cũng đang có nhiều vần đề cần phải giải quyết sớm.
Trong phần ABS ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tìm cách trả lời câu
hỏi được đặt ra là chia sẻ cho ai và chia sẻ như thế nào? Đây chính là điểm mấu
chốt cần được làm sáng tỏ, khi giải quyết vấn đề đang nghiên cứu này. K
ết quả
khảo sát đã cho rằng việc chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan ở Việt Nam,
thường không được công bằng vì chưa có các hợp đồng giữa các bên mà nguyên
nhân chính là chưa có khung pháp lý quốc gia về chia sẻ lợi ích trong việc sử
dụng nguồn gen. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng nữa là chính những bên có
liên quan chưa nhận thức được vấn đề, chưa hiểu rõ trách nhiệm khi sử dụng tài
nguyên và cũng chưa biết quyề
n lợi chính đáng mà họ được hưởng. Nhóm
nghiên cứu cũng đã nêu lên tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng khoa
học, kỹ thuật trong việc nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, với lợi nhuận cao
hơn, vì thế mà các nhà khoa học cũng xứng đáng được chia sẻ lợi ích một cách
công bằng và phù hợp.
Do thiếu hiểu biết và chưa có khung pháp lý phù hợp mà ở nước ta chưa
phát huy
được tiềm lực của nguồn gen rất phong phú và sự thất thoát nguồn gen
và những tri thức truyền thống, đang diễn ra ngày một rõ ràng và nguy cấp.
Về mặt quản lý, mặc dù Việt Nam đã có một số luật và chính sách liên
quan, tuy nhiên việc phân định chức năng và nhiệm vụ quản lý đa dạng sinh học
nói chung và quản lý nguồn gen nói riêng vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa rõ
ràng, còn thiếu cơ chế liên bộ để đi
ều phối hoạt động của các ngành. Cũng đã có
một số dự án liên quan đến tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, nhưng chủ yếu
nhằm vào mục tiêu bảo tồn và sử dụng các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi
sinh vật, cây con làm thuốc mà chưa chú ý đến vấn đề nâng cao nhận thức, xây
dựng chính sách, pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích
thu được từ việc ti
ếp cận các nguồn gen.
3. Tổng quan các điều ước quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích: Nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng quan các điều ước quốc tế về tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích và so sánh các nội dung liên quan đến ABS được đề
cập trong một số điều ước quốc tế, cụ thể: Công ước Đa dạng sinh học; Hướ
ng
dẫn Bonn về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; Công ước quốc tế về bảo hộ
giống cây trồng mới; Hiệp ước quốc tế về tài nguyên di truyền thực vật phục vụ
lương thực và nông nghiệp; và các quy tắc thương mại quốc tế về tiếp cận các
nguồn gen: Những ngoại lệ môi trường của Hiệp định chung về thuế quan và
thươ
ng mại (GATT) 1994 và các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ
(TRIPs) để phân tích trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hoạt
động ABS, từ đó đề xuất cơ chế ABS phù hợp với điều kiện Việt Nam và cũng
phù hợp với các cam kết quốc tế.
4
4. Kinh nghiệm về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích và bài học cho
Việt Nam: Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích là công việc khó khăn và phức tạp. Để giảm bớt những bỡ ngỡ, thiếu sót
trong công việc nói trên, những kinh nghiệm thành công và thất bại của những
nước đã đi trước sẽ rất bổ ích cho chúng ta. Nhóm nghiên cứu Đề tài đ
ã thu thập
các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
của và đánh giá các hoạt động ABS của 11 nước phát triển tiên phong ABS đã
được phê duyệt tại thuyết minh đề tài, bao gồm: Phillipines, Malaysia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Fiji, Chilê, Colombia, Costa Rica, Mỹ và Mexico và
rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng trong việc hoạch định chính sách
và thực hiện các hoạt động liên quan đến ABS ở Việt Nam.
Những kinh nghiệm rút ra đượ
c từ các nước trên là rất phong phú, bao
gồm nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh có liên quan, những thành công, những thiếu
sót hay chưa thành công, các cách bổ sung, sửa chữa những thiếu sót của họ là
những bài học rất quý báu cho chúng ta trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ
chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích một cách tốt nhất,
theo một lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể c
ủa nước ta.
5. Điều tra đánh giá điểm về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích nguồn gen tại Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Côn Đảo: Việc điều
tra, đánh giá điểm hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
được tiến hành bằng các cuộc khảo sát thực tế và phỏng vấn các đơn vị liên quan
v
ề hiện trạng ABS từ nguồn gen ở hai VQG Ba Vì và Côn Đảo. Phân tích một
số thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động ABS và thực trạng thất thoát nguồn
gen tại VQG Ba Vì và VQG Côn Đảo. Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao
hiệu quả bảo tồn các nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ các nguồn gen tại hai vườn
quốc gia.
Kết quả điều tra về tiếp cận nguồ
n gen và chia sẻ lợi ích tại Vườn quốc
gia Ba Vì và Vườn quốc gia Côn Đảo là hai địa điểm có nguồn tài nguyên sinh
học phong phú và cũng được xem là 2 địa phương có nhiều hoạt động về tiếp
cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Ở Ba Vì có nguồn cây thuốc phong phú với
những kiến thức truyền thống về cây thuốc Nam của các dân tộc ít người, nhất là
cộng đồng người Dao. Ở Côn Đảo có nguồn tài nguyên sinh vậ
t biển có giá trị
cao. Cả hai vườn quốc gia này đã có một số dự án nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên sinh vật ở đây và đã có một số kết quả khả quan, nhưng vẫn còn nhiều
điều bất cập do sự hiểu biết của người dân về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích còn rất sơ sài, việc hiểu biết về luật pháp lại rấ
t hạn chế, không được hướng
dẫn đầy đủ, chưa có chương trình, dự án cụ thể được thực hiện theo đúng tinh
thần của công tác tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Cũng vì thế mà tuy có
một số hoạt động tiếp cận nguồn gen nhưng không phát huy được lợi thế có
5
được của địa phương mà trái ngược lại các nguồn gen đó đang có nguy cơ bị suy
thoái nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là tình hình
chung của cả nước. Vì thế việc sớm xây dựng cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo đúng tinh thần của mục tiêu thứ 3 của Công
ước Đa dạng sinh học và phù hợp với Luật Đa dạng sinh học hiện hành của n
ước
ta là công việc cấp bách.
6. Đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
từ nguồn gen phù hợp với điều kiện Việt Nam: Trên cơ sở phân tích, đánh giá,
tổng hợp tình hình thực hiện các nghiên cứu, thực thi các cam kết quốc tế, các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan về ABS trong nước và quốc tế. Từ đó rút ra các
bài học kinh nghiệm
để áp dụng và xây dựng chi tiết cơ chế nhằm phục vụ thực thi
ABS hiệu quả ở Việt Nam. Cơ chế quản lý hoạt động ABS từ nguồn gen phù hợp
với điều kiện Việt Nam được đề xuất với 8 nội dung chính dựa theo các quy định
của Luật Đa dạng sinh học 2008, bao gồm: Quyền sở hữu và quản lý nguồn gen;
Quyền và nghĩa vụ củ
a tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen; Trình tự,
thủ tục tiếp cận nguồn gen; Thỏa thuận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;
Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được
cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen; Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen; và
Đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về
nguồn gen.
Để các ý kiến đề xuất trên có cơ hội đi vào thực tiễn, nhóm nghiên cứu
đưa ra một số kiến nghị về việc hoàn thiện khung pháp lý, thể chế và xây dựng
một số mô hình thí điểm về ABS.
6
PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
I. TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động
tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam.
II. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
III. CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
IV. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Ths. Huỳnh Thị Mai, Phó trưởng Ban Quản lý Tài nguyên và Đa dạng
sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
V. THỜI GIAN THỰC HIỆN
24 tháng, từ tháng 01/ 2009 đến tháng 12/ 2010.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí 2 năm: 572 triệu đồng
Năm 2009: 110 triệu đồng
Năm 2010: 462 tri
ệu đồng
VII. CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Đề tài được chủ trì bởi Ths. Huỳnh Thị Mai, Phó trưởng Ban Quản lý Tài
nguyên và Đa dạng sinh học, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường với sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp
chặt chẽ của các chuyên gia đầu ngành về đa dạng sinh học thuộc các cơ quan,
đơn vị sau:
- Hội Bảo vệ
Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam;
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật;
- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc;
- Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường;
- Đại học Luật Hà Nội;
- Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Côn Đảo.
7
VIII. CÁC CÁN BỘ THỰC HIỆN
STT Họ và tên Cơ quan
1 Ths. Huỳnh Thị Mai Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường
2
TS. Nguyễn Văn Tài
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường
3
TS. Nguyễn Ngọc Sinh Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN
4
GSTSKH. Đặng Huy Huỳnh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
5
PGSTS. Phạm Bình Quyền Đại học Quốc gia Hà Nội
6
PGSTS. Lê Thị Thúy Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và
PTNT
7
PGSTS. Trần Công Khánh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây
thuốc dân tộc
8
ThS. Hoàng Thanh Nhàn Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học - Tổng cục
Môi trường
9
TS. Vũ Thu Hạnh ĐH Luật Hà Nội
10
CN. Lưu Lê Hường
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường
11
CN. Nguyễn Thị Thu Hà
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường
12
CN. Nguyễn Trường Giang
Vườn Quốc Gia Côn Đảo
IX. SẢN PHẨM
Căn cứ theo Hợp đồng số 08-MT-09/HĐKHCN ngày 18 tháng 5 năm
2009 giữa Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, danh mục các sản phẩm của
Đề tài như sau:
- Bài báo được đăng ở tạp chí chuyên ngành;
- Các báo cáo chuyên đề;
- Báo cáo điều tra, đánh giá điểm về ABS tại Vườn quốc gia Ba Vì và
Vườn quốc gia Côn Đảo;
- Báo cáo tổng kết đề tài.
8
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
I. MỞ ĐẦU
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học và là một trong các nước có mức độ ĐDSH cao trên
toàn thế giới. Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng và các hệ
sinh thái trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, tuy nhiên tài nguyên sinh vật
Việt Nam (thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật ) vẫn còn rất phong phú về
chủng lo
ại. Nguồn tài nguyên sinh vật này, không những là cơ sở vững chắc của sự
tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự
phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới.
Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài
nguyên quý giá này, ở nhiều nơi, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số
người/t
ổ chức/địa phương đã và đang khai thác quá mức và vô ý thức. Việc làm
suy thoái các hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi sinh sống,
vì thế nhiều loài động vật, thực vật quý, hiếm cũng đang bị suy thoái, một số
loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, việc lưu giữ và phát triển các
nguồn gen quý, hi
ếm nhằm tạo ra nhiều giống mới và các sản phẩm thương mại,
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Việc nghiên cứu, phát hiện, khai thác các giống cây trồng, vật nuôi cùng với
những tri thức truyền thống liên quan đến việc sử dụng chúng được thu thập,
nghiên cứu và phát triển thành sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường, thì
lợi nhuận thu được từ việc thương mại các sả
n phẩm đó phải được chia sẻ công
bằng với những người sở hữu nguồn gen và tri thức sử dụng nguồn gen đó. Bên
cạnh đó, cũng cần bảo đảm tôn trọng quyền sở hữu của những người có các
nguồn gen và những tri thức sử dụng chúng. Hơn nữa, trong xu hướng hội nhập
toàn cầu, việc trao đổi tài nguyên, nguồn lực và tri thức giữa các quốc gia và các
nền kinh tế là xu thế tất yếu. Vấn đề đặt ra là việc trao đổi này cần được thực
hiện trên nguyên tắc công bằng, minh bạch và hai bên cùng có lợi. Đây chính là
mục tiêu thứ 3 của Công ước Đa dạng sinh học, mục tiêu “Chia sẻ một cách
công bằng và hợp lý những lợi ích thu đuợc từ việc sử dụng nguồn gen”. Nội
dung cơ bản của mục tiêu này là bảo đảm qu
ản lý việc điều tra, thu thập, nghiên
cứu và phát triển nguồn gen và chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu
được từ những hoạt động đó.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có một số nghiên cứu về ABS, tuy nhiên các
nghiên cứu này mới chỉ dừng lại việc đánh giá thực trạng ABS qua các hoạt
động sau đây:
9
- Tìm hiểu bản chất của vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong
Công ước Đa dạng sinh học và mối quan hệ của nó với Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), các khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ (TRIPS);
- Rà soát, đánh giá hệ thống pháp lý và tổ chức quản lý tài nguyên đa
dạng sinh học cũng như các nguồn gen;
- Những thách thức liên quan trong việc thự
c hiện Công ước Đa dạng sinh
học ở Việt Nam;
- Vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích đối với tài nguyên cây trồng
và cây thuốc;
- Các biện pháp tăng cường năng lực nhằm khuyến khích và tạo điều kiện
để cộng đồng tham gia vào quá trình tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích;
- Bài học kinh nghiệm về quá trình xây dựng và thực hiện cơ chế pháp lý
của các nước trong v
ấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Như vậy, một số hoạt động về ABS đã được quan tâm nghiên cứu để đề
xuất một số quy định liên quan. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một đề tài nào
nghiên cứu nhằm đề xuất cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả các hoạt động
ABS ở Việt Nam mặc dù các nội dung này đã được quy định trong Luật Đa dạng
sinh h
ọc 2008. Tuy nhiên, những quy định này chưa được cụ thể hóa ở mức cần
thiết nhằm bảo đảm cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen và cơ chế
hỗ trợ bảo vệ, phát triển nguồn gen, v.v Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập
toàn cầu và chủ trương của đất nước thúc đẩy giao lưu hợp tác khoa học, thương
mạ
i với khu vực và quốc tế, chúng ta không thể hạn chế ngặt nghèo sự tiếp cận
nguồn gen. Vì vậy, cần có những nghiên cứu sâu hơn nhằm đề xuất xây dựng
một “Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
từ nguồn gen ở Việt Nam”.
Đặc biệt gần đây, tại phiên họp lần thứ 14 năm 2010 của nhóm Công tác
ASEAN về b
ảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã thông qua Hiệp định
khung ASEAN về tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích có được từ việc
sử dụng nguồn gen và tài nguyên sinh học.
Đồng thời, liên quan đến thực thi Công ước Đa dạng sinh học, sau gần 20
năm nỗ lực, các quốc gia thành viên Công ước đã nhất trí với dự thảo Cơ chế
quốc tế về tiếp cận nguồ
n gen và chia sẻ lợi ích. Sự kiện quan trọng này diễn ra
ngày 1/4/2010 tại thành phố Cali Colombia trong phiên họp của Hội nghị Liên
hợp quốc. Hội nghị các Bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học lần thứ 10
(COP10), đã diễn ra từ ngày 18-29/10/2010 tại Nagoya, Nhật Bản.
10
Mục tiêu của COP10 là hoàn tất đàm phán về Kế hoạch Chiến lược mới
về đa dạng sinh học trong 10 năm tới và tầm nhìn đa dạng sinh học đến năm
2050; Cơ chế quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Sau 2 tuần làm việc, Hội nghị đã đạt được 47 quyết định, trong đó có
quyết định quan trọng đó là Nghị định th
ư Nagoya về Tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng chúng.
Các sự kiện trên cho thấy tính cấp thiết phải xây dựng đề xuất về cơ chế,
chính sách quản lý hoạt động về ABS phù hợp với điều kiện Việt Nam và thực
hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, th
ực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý
hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam” là
nhằm đáp ứng một phần yêu cầu cấp bách đó.
Báo cáo tổng kết Đề tài được trình bày trong 2 phần với 6 kết quả nghiên
cứu chính:
1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen.
2. Tổng quan th
ực trạng ABS từ nguồn gen ở Việt Nam.
3. Tổng quan các điều ước quốc tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
4. Kinh nghiệm quốc tế về ABS và những bài học cho Việt Nam.
5. Điều tra, đánh giá điểm về hoạt động ABS từ nguồn gen tại Vườn quốc
gia Ba Vì và Vườn quốc gia Côn Đảo.
6. Đề xuất cơ chế quản lý hoạt động ti
ếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
từ nguồn gen phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Báo cáo tổng kết Đề tài này là sản phẩm khoa học và là kết quả đóng góp
của nhóm nghiên cứu, nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực về đa dạng sinh học
ở Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian và nguồn lực hạn chế, nên việc thu thập và
tổng hợp thông tin chắc chắn còn chưa đầy đủ. Vì vậ
y, chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp xây dựng để kết quả Đề tài được hoàn thiện hơn,
góp phần phục vụ việc nghiên cứu và xây dựng chính sách, pháp luật về ABS ở
Việt Nam bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn nước nhà.
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS TRONG NƯỚC
VÀ QUỐC TẾ
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS TRÊN THẾ GIỚI
Sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường toàn cầu t
ại Rio de Janero năm
1992, Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Đa dạng sinh học, trong đó việc
sử dụng bền vững nguồn gen, bảo vệ những tri thức liên quan và chia sẻ hợp lý
11
những lợi ích từ việc sử dụng các nguồn gen là một trong những nội dung quan
trọng. Từ đó các nước có tài nguyên đa dạng sinh học cao như Trung Quốc, Ấn
Độ, Costa Rica, Philippin, Malaixia và một số nước châu Phi, v.v đã xây dựng
các quy định hướng dẫn về ABS, đặc biệt một số nước khác đã và đang xây
dựng Luật Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích như Seychelles, Ethiopia, Nam
Phi, Nêpal, Bănglađét, Pakistan, Braxin, Bolivia, Chilê, Costa Rica, v.v… Trên
c
ơ sở hệ thống pháp lý về ABS, các nước đã nỗ lực nghiên cứu về ABS nhằm
xây dựng cơ chế chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên
đa dạng sinh học (Ths. Huỳnh Thị Mai, 2006). Dưới đây, giới thiệu khái quát
một số hoạt động có liên quan đến ABS tại một số quốc gia:
Ở Philippin, việc xác định phạm vi và nội dung của tiếp cậ
n nguồn gen và
quy tắc chia sẻ lợi ích là mối quan tâm hàng đầu đối với các nghiên cứu. Các
hoạt động nghiên cứu và thu thập gắn với công việc bảo tồn thuần tuý, điều tra
thống kê đa dạng sinh học. Nghiên cứu cụ thể những tác động tiềm tàng lên các
hoạt động nghiên cứu khoa học trong việc thiết kế và thực hiện các biện pháp
ABS. Nghiên cứu và phát triển các phương pháp sáng tạo để nhận đượ
c sự đồng
thuận và chia sẻ lợi ích với cộng đồng, bao gồm các dân tộc bản địa. Chuyển
giao công nghệ thích hợp với địa phương và xây dựng năng lực địa phương để
cộng đồng có thể đưa giá trị gia tăng vào các nguồn gen của họ. Những vấn đề
liên quan đến thăm dò sinh học có tính đa ngành, việc thực hiện một cơ chế tiếp
cậ
n nguồn gen đòi hỏi phải có cách tiếp cận liên cơ quan để tận dụng tri thức và
kinh nghiệm của từng cơ quan và thu hút các nguồn tài chính, nhân lực, tri thức
và các nhu cầu hỗ trợ hậu cần khác (Ths. Huỳnh Thị Mai, 2007).
Mặc dù đã có một số quy định quốc gia về tiếp cận nguồn gen đối với các
nhà nghiên cứu nước ngoài nhằm quản lý việc xuất khẩu các nguồn tài nguyên
sinh học, để
đáp ứng được tầm quan trọng của vấn đề này ở cấp độ quốc gia và
quốc tế, năm 1994, Malaixia đã thành lập Nhóm đặc nhiệm về tiếp cận nguồn
gen - một trong các nhóm công tác chủ yếu của Uỷ ban Quốc gia về Đa dạng
sinh học, gồm cả các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận
khung quốc gia, khuyến nghị đưa vào áp dụng một s
ơ đồ cấp phép về tiếp cận
nguồn gen. Vấn đề chia sẻ lợi ích và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được đặc biệt
chú trọng.
Cuối năm 1999, Ấn Độ đã thành lập Hội đồng Phát triển nguồn tài nguyên
sinh học Quốc gia có nhiệm vụ quyết định khung chính sách để áp dụng hiệu
quả các phương pháp tiếp cận công nghệ sinh học và các ngành khoa học liên
quan khác nhằ
m phục vụ nghiên cứu, phát triển và sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên sinh học, đặc biệt cho việc phát triển các sản phẩm và quá trình mới.
Hiện nay, Cục Công nghệ Sinh học thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động thăm dò sinh học ở Ấn Độ. Cục này
12
đã xây dựng một chương trình hợp tác với sự tham gia của 15 viện nghiên cứu
về "Khai thác sự phong phú sinh học bằng việc sử dụng các công cụ sinh học",
bao gồm kiểm kê phân loại, vẽ bản đồ phân bố các nguồn gen ở Đông và Tây
bắc Hymalaya và Tây Nam dãy núi Ghats.
Cũng như một số nước châu Á, Ấn Độ rất chú trọng việc chia sẻ lợi ích và
các hoạt động quản lý ABS, đặc biệt là bảo h
ộ quyền sở hữu trí tuệ, tri thức
truyền thống của các cộng đồng bản địa.
Viện Đa dạng sinh học Quốc gia (INBio) được Bộ Môi trường và Năng
lượng Costa Rica giao nhiệm vụ kiểm kê đa dạng sinh học, kiểm soát việc tiếp
cận nguồn gen của Costa Rica, bảo đảm lợi ích thoả đáng của Costa Rica trong
việc cho đối tác nước ngoài khai thác nguồn gen. Theo quy định của Bộ Môi
trường và Năng lượng, khi ký các thoả thuận hay hợp đồng khai thác nguồn gen
với đối tác nước ngoài, thì lợi nhuận mà INBio thu được, ít nhất 10% là để chi
cho các khu bảo tồn quốc gia và 50% cho Bộ Môi trường và Năng lượng để chi
cho các hoạt động quản lý, bảo tồn sinh vật hoang dã. Việc nghiên cứu và đề
xuất các quy định về ABS nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến đa
dạng sinh học và cơ
chế quản lý hoạt động ABS ở Costa Rica (Ths. Huỳnh Thị
Mai, 2007).
Ở quốc đảo Fiji, thể hiện rõ hơn việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa
phương. Tại đây, trường đại học Nam Thái Bình Dương của Fiji phối hợp với
Viện nghiên cứu Strathclyde của Anh để điều tra, nghiên cứu, nâng cao nhận
thức cộng đồng về quản lý tài nguyên và phát triển cộng đồng, đồng th
ời xây
dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ các hoạt động ABS cho cộng đồng.
Trung Quốc là một trong các nước có nguồn gen dồi dào phong phú nhất
trên thế giới và cũng là nơi có các trung tâm đầu tiên về giống cây trồng và vật
nuôi với lịch sử nông nghiệp lâu dài hơn 5000 năm.
Đầu năm 1993, chiến lược về môi trường và phát triển bền vững của
Trung Quốc đã được Hội đồng nhà nước thông qua v
ới 10 điểm chính. Theo đó,
Trung Quốc tập trung nghiên cứu để bảo vệ và chăn nuôi các loài vật nuôi, cây
trồng và các loài hoang dã đang bị đe doạ, bảo vệ và sử dụng các loài và nguồn
gen di truyền và quản lý tốt hơn việc xuất khẩu với mục tiêu hoàn thành nghĩa
vụ của các cam kết quốc tế.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ABS Ở VIỆT NAM
Sau khi tham gia CBD năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế
ho
ạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học cùng với nhiều văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, đặc biệt đến bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học. Trong bối cảnh đó, vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia
sẻ lợi ích cùng nhiều vấn đề mới mẻ nhưng phức tạp, cấp thiết khác cũng từng
13
bước được các cơ quan, cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và
nghiên cứu triển khai.
Hội thảo khoa học “Tạo thu nhập từ đa dạng sinh học để bảo tồn đa dạng
sinh học” đã được Cục Bảo vệ môi trường (thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường trước đây) và Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ được tổ chức
vào tháng 11 năm 1996 là b
ước đi đầu tiên đối với hoạt động tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích. Một số chuyên gia từ Ấn Độ và Costa Rica đã được mời đến
tham dự hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao nhận thức về lĩnh vực này.
Hội thảo này là tiếng chuông báo hiệu sự xuất hiện của một lĩnh vực mới cùng
với hàng loạt vấn đề mớ
i khác trong quản lý môi trường của Việt Nam (TS.
Đoàn Năng, 2004).
Để có một cơ sở pháp lý chung trong khu vực nhằm hướng dẫn xây dựng
các văn bản pháp luật riêng của từng quốc gia với mục tiêu khai thác hợp lý và
chia sẻ công bằng những lợi ích từ nguồn gen, năm 1998, Trung tâm Đa dạng
sinh học ASEAN đã điều phối các thành viên xây dựng “Hiệp định khung
ASEAN về tiếp cận và chia sẻ công bằng, hợp lý lợ
i ích có được từ việc sử dụng
nguồn gen và tài nguyên sinh học”.
Năm 1999, Cục Bảo vệ Môi trường tổ chức Hội thảo “Các vấn đề luật
pháp và chính sách đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam”, cách đặt vấn đề có
rộng hơn năm 1996, hội thảo đã đề cập tới vấn đề pháp lý, về các đối tượng cụ
thể hơn củ
a đa dạng sinh học và một cách nhìn tổng thể về chiến lược và chính
sách đối với vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Tại hội thảo, nhiều nhà
tài trợ nước ngoài đã có những cam kết giúp Việt Nam tiếp cận vấn đề mới này.
Tháng 6 năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế Canada tài
trợ cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trườ
ng thực hiện Dự án “Xây dựng các văn bản pháp luật về tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen thực vật ở Việt Nam”.
Rõ ràng đây là một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hoá vấn đề tiếp
cận nguồn gen đối với các đối tượng cụ thể. Các báo cáo của Dự án đã phản ánh
kết quả nghiên c
ứu về các nội dung thiết thực như cần xây dựng khung pháp lý
về tiếp cận nguồn gen thực vật, tiếp cận đến tài nguyên di truyền cây thuốc, đến
nguồn gen bản địa, tính giá trị kinh tế, v.v… Nội dung đang làm nhức nhối
nhiều công luận trên phạm vi quốc tế là những bất cập trong việc bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ của người tạo giống mớ
i. Ngay sau đó, hội thảo “Pháp luật về tiếp
cận tài nguyên di truyền thực vật tại Việt Nam” lần thứ ba đã được tổ chức
(28/8/2001) tiếp tục đi sâu hơn vào tiếp cận nguồn gen thực vật. Tiếp đó, một số
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã được xây dựng, hoàn thiện và trình các
cấp có thẩm quyền ban hành.
14
Tháng 8 năm 2001, PGS,TS. Lưu Ngọc Trình, Giám đốc Trung tâm Tài
nguyên Di truyền thực vật đã nghiên cứu đề tài “Đề xuất một số nguyên tắc về
xây dựng pháp luật tiếp cận tài nguyên di truyền thực vật”. Đề tài tập trung
nghiên cứu các đối tượng cây trồng cụ thể trong nông nghiệp và đề xuất các
nguyên tắc tiếp cận nguồn gen của chúng.
Năm 2003, Được tài trợ của Bộ Hợp tác và Phát triển Đức (BMZ/GTZ),
C
ục Bảo vệ Môi trường phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực của Việt Nam về tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích”. Dự án tập trung tăng cường nhận thức cho các nhóm đối
tượng từ trung ương đến địa phương về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
thông qua các lớp tập huấn.
N
ăm 2004-2007, Viện Nghiên cứu Bảo tồn nguồn Tài nguyên Di truyền
Quốc tế Italy tài trợ Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thực hiện
Dự án “Đề xuất chính sách tài nguyên di truyền ở Việt Nam ”.
Nhằm đánh giá sơ bộ việc giải quyết các vấn đề liên quan, tháng 6 năm
2004, Cục Bảo vệ Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức
Hội thảo quốc gia “Tiếp c
ận nguồn gen và chia sẻ lợi ích”. Sau Hội thảo, 2 lớp
tập huấn cho các bộ ngành và địa phương về lĩnh vực này đã được tiến hành,
một ở phía Bắc và một ở phía Nam. Như vậy, vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia
sẻ lợi ích ở Việt Nam đến thời điểm này đã được quan tâm đáng kể và đang thực
sự đi vào cuộc sống
ở mọi miền đất nước, với các đối tượng khác nhau.
Năm 2005, TS. Nguyễn Ngọc Sinh và PGS,TSKH. Trần Công Khánh đã
xuất bản ấn phẩm “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích - Những bài học từ
thực tiễn Việt Nam” và năm 2006 “Đường dài tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích ở Việt Nam” đã đề cập trực tiếp đến các nội dung của tiếp cậ
n nguồn và chia
sẻ lợi ích ở Việt Nam.
Năm 2007, Cục Bảo vệ Môi trường đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
thực trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích” phục vụ xây dựng Khung Chiến
lược quốc gia về hiện trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích cho Việt Nam.
Đề tài đã nghiên cứu, đánh giá về khung pháp lý và tổ chức quản lý đa dạng sinh
học ở
Việt Nam; những thành tựu và thách thức đối với việc tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
Năm 2007, Ths. Huỳnh Thị Mai, Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã tiến hành nghiên cứu Dự án “Điều tra, nghiên cứu về tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích từ tài nguyên đa dạng sinh học và an toàn sinh học hỗ trợ
xây dựng Luật Đa dạ
ng sinh học”. Dự án nghiên cứu, đánh giá các cam kết quốc
tế về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích; các quy định hiện hành và các
15
khoảng trống chưa được nội luật hoá từ các cam kết quốc tế, từ đó đề xuất các
quy định về lĩnh vực này cho Luật Đa dạng sinh học.
Như vậy, từ năm 1996 đến nay, tuy chưa nhiều nhưng đã có một số đề tài,
dự án nghiên cứu về tiếp cận nguồn gen chia sẻ lợi ích. Mục tiêu của các nghiên
cứu này chủ yếu tập trung vào phân tích,
đánh giá về khung pháp lý và tổ chức
quản lý tài nguyên đa dạng sinh học; những cơ hội và thách thức đối với vấn đề
tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tài nguyên đa dạng sinh học.
Như đã trình bày ở phân trên, một số nghiên cứu về tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích đã được thực hiện ở Việt Nam:
1. Hiệp định khung của ASEAN về tiếp c
ận và chia sẻ công bằng và hợp
lý các lợi ích thu được từ việc sử dụng các tài nguyên sinh vật và di truyền: Cục
Bảo vệ Môi trường, 1997.
2. Đề xuất một số nguyên tắc về xây dựng pháp luật tiếp cận tài nguyên di
truyền thực vật: PGS,TS. Lưu Ngọc Trình, tháng 8/2001.
3. Xây dựng các văn bản pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích từ việc tiếp cận nguồn gen thự
c vật ở Việt Nam: Hội BVTN&MTVN-
MOSTE, tháng 6/2000.
4. Nâng cao năng lực của Việt Nam về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích: IUCN-VEPA, 2003.
5. Đề xuất chính sách tài nguyên di truyền ở Việt Nam: Hội
BVTN&MTVN, 2004-2007.
6. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích - Những bài học từ thực tiễn Việt
Nam: PGS,TSKH. Trần Công Khánh, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, 2005.
7. Đường dài tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích ở Việt Nam: TS.
Nguyễn Ngọc Sinh, 2006.
8. Hiện tr
ạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích cho Việt Nam,
VEPA, 2007.
9. Điều tra, nghiên cứu về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tài
nguyên đa dạng sinh học và an toàn sinh học hỗ trợ xây dựng Luật Đa dạng sinh
học: Ths. Huỳnh Thị Mai, 2007.
Tất cả các nghiên cứu nêu trên tuy là bước đầu nhưng đã để lại cơ sở khoa
học, thực tiễn ban đầu rất có ý nghĩa, giúp cho nhóm nghiên cứ
u Đề tài có thêm
những tư liệu cần thiết, phục vụ việc triển khai Đề tài này.
16
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất xây dựng cơ chế,
chính sách tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen đối với
vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật, nguồn gen hoang dã và cây thuốc; các vă
n bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam, quốc tế và các điều ước quốc tế về tiếp cận
nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích từ nguồn gen trên phạm vi toàn quốc, khảo sát tại 2 Vườn quốc gia Ba Vì
và Côn Đảo làm ví dụ minh họa, tạo cơ sở đề xuất cơ
chế tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở cấp quốc gia.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện 6 nội dung chính sau:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ
nguồn gen;
2. Tổng quan thực trạng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn
gen ở Việt Nam;
3. Nghiên cứu, đánh giá tổng quan các điều ướ
c quốc tế về tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích;
4. Nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm quốc tế về tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích và những bài học cho Việt Nam;
5. Điều tra, đánh giá điểm về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích từ nguồn gen tại Vườn quốc gia Ba Vì và Vườn quốc gia Côn Đảo;
6. Đề xuất cơ ch
ế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích
từ nguồn gen phù hợp với điều kiện Việt Nam.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa vào các phương pháp sau:
1. Nghiên cứu tài liệu: thu thập, kế thừa các thông tin, kết quả nghiên cứu
của các chương trình, đề tài khoa học, kinh nghiệm quốc tế có liên quan đến đề tài: Tổ chức
thu thập các kết quả nghiên cứu trước, c
ập nhật, đánh giá và chọn lọc thông tin, số liệu từ
năm 1994 đến nay (sau khi Việt Nam tham gia Công ước Đa dạng sinh học); Thu thập