Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến khẩu vị của người Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 17 trang )

1.Các nhân tố ảnh hưởng đến khẩu vị của người Hàn Quốc
1.1 Vị trí địa lý và khí hậu
Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên hay Đại Hàn, là quốc gia
theo thể chế cộng hòa nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc
giáp với CHDCND Triều Tiên qua giới tuyến quân sự chạy dọc theo vĩ tuyến
38° Bắc. Phía đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng
Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul
Hàn Quốc được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều phong cảnh đẹp,hài
hòa,không mang tính khắc nhiệt như nhiều nước châu Á khác,vì vậy ở HQ
xuất hiện nhiều sản vật quý hiếm tạo nên nhiều món ăn độc đáo ,một phần
ảnh hưởng bởi văn hóa Triều Tiên nhưng những món ăn ở đây vẫn mang một
phong vị riêng.Vì thế,ko chỉ nổi tiếng với những bộ phim tình cảm lãng
mạn,HQ còn thu hút rất nhiều khách du lich trên thế giới vì nền ẩm thực đặc
sắc của mình.
Phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường...
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, ở Hàn
quốc người ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa –
chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản. Cũng bởi vậy người
Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể trên, với cách chế biến và
bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối.

Dae Jang Geum - một bộ phim về ẩm thực hoàng cung
nổi tiếng của truyền hình Hàn Quốc với phiên bản hoạt hình
của mình đã góp phần tạo nên làn sóng du lịch đến quốc gia này trong 3 năm gần đây
Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng,biển cả chiếm phần lớn bề mặt bao
quanh ba phía, đất nước Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên dồi dào về thủy hải
sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời.Vì thế mà
những món ăn Hàn Quốc thường rất phong phú về nguyên liệu được lấy từ thiên
1
nhiên và do con người tạo ra, rất đầy đủ dinh dưỡng, thanh đạm nhưng không kém
phần cao sang,làm cho người ăn cảm nhận được tất cả các mùi vị của tự nhiên.


1.2 Tôn giáo
Nguồn gốc ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là ẩm thực trong nhà chùa đều bắt
nguồn từ sự tích của phật Buddha.Trong Phật giáo, phàm ăn bị xem là thói xấu cần
tránh và tôn vinh phương pháp khổ hạnh, động tác nhận bát cháo của Buddha từ
người phụ nữ lạ trong khi ông đang ngồi thiền chứng tỏ con người phải cần đến
dưỡng chất để thúc đẩy thủ pháp dưỡng sinh có hiệu quả, đây là một khía cạnh rất
nhỏ và đơn giản trong văn hóa ẩm thực của đạo Phật, chính điều này là một nhà sư
nổi tiếng Wonhyo (627_686 sau CN) đã răn dạy “mỗi nhà sư cần phải thỏa mãn cơn
đói khát của mình bằng các loại thức ăn từ vỏ và rễ cây”
Nguyên lý chế biến các loại thực phẩm của Hàn Quốc là đảm bảo chất lượng
nguyên thủy của thực phẩm càng cao càng tốt, để tăng cường độ thơm, ngon, tự
nhiên, tạo sự ngon miệng.Một bằng chứng cụ thể chính là món sushi của Hàn,các
nguyên liệu đều lấy từ thiên nhiên,chế biến làm sao cho vẫn giữ được hương vị và
màu sắc nguyên thủy của nguyên liệu
Tại Hàn Quốc, các phương pháp chế biến này cũng rất đa dạng và phong phú , tùy
thuộc theo phong tục , tập quán của từng vùng, miền nhưng tựu chung vẫn hướng
tới ba tiêu chí chính: thứ nhất là sạch sẽ, đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh an toàn
thực phẩm, từ khâu gieo trồng đến khâu chế biến, không dùng các loại phân bón hóa
học hay thuốc trừ sâu.Hai là nhẹ nhàng, nhẹ nhàng ở đây nói về hương vị, sử dụng
gia vị mắm muối, mì chính làm sao cho ngon miệng , dễ tiêu hóa nhưng không quá
mặn, quá chua, quá cay, hay quá hắc, gây ảnh hưởng tới bộ phận nội tạng cơ thể khi
các nhà sư học thiền.Riêng mì chính hay bột nêm chỉ cho vừa phải, một ít để kết
hợp giữa vị ngọt và vị mặn của các hương vị khác.Ba là chú ý đến lời Phật Buddha
dạy, có nghĩa là không nên sắp quá nhiều, đủ dùng cho một bữa, hạn chế đồ thừa và
lượng dưỡng chất vượt quá so với nhu cầu cần thiết.
Kimbab
2
Tại các Hàn Quốc hiện nay, bữa ăn được chuẩn bị khá chu đáo, nhằm cung cấp đầy
đủ năng lượng, các món ăn được tính toán và chế biến kỹ lưỡng để mang lại giá trị
dinh dưỡng cao nhất.Trong văn hóa đạo Phật, ý tưởng “ tinh thần và thể chất là

một”, bởi vậy thức ăn là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm mang lại ý tưởng khai
sáng giúp con người trở nên thông thái về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất.
Với quan điểm nhất quán như vậy, văn hóa ẩm thực ở Hàn Quốc quan tâm nhiều
đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bất luận đó là mùa hè hay mùa đông,
như vậy cơ thể mới hấp thụ hết chất bổ có trong thực phẩm, đặc biệt người ta chú ý
đến thời gian chế biến, thời gian nấu, tất cả duy trì ở mức độ thích hợp,đây là điều
qua trọng trong văn hóa ẩm thực Phật giáo của người Hàn Quốc.Ví dụ việc thiếu
hụt chất khoáng có thể gây ra hiện tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược. Nói đến ảnh
hưởng của Phật giáo qua ẩm thực Hàn Quốc, người ta liên tưởng tới một số món ăn
rất gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫm đảm bảo đầy đủ dưỡng chất như kim chi,
bugak, hay món janiji truyền thống.

Kim chi
Ngoài ra, ẩm thực Hàn còn chịu tác động của Đạo Khổng.Dưới triều đại Joseon, khi
dạo Khổng thịnh hành,Dựa trên quan niệm “kính trên nhường dưới”, trách nhiệm
tôn trọng và chăm lo cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà là quan trọng nhất.Đây
cũng là một phần quan trọng trong các quy tắc xây dựng phong cách ẩm thực truyền
thống của người Hàn. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả
thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường .cũng như theo mùa vụ hay khác biệt
từng khu vực

Bữa ăn của người Hàn Quốc với rất nhiều món,đảm bảo
đủ chất dinh dưỡng nhưng không quá thừa thãi
3


Cơm trộn_một món ăn truyền thống của người Hàn


2.Khẩu vị của người Hàn Quốc

2.1 Những nét chung
Ẩm thực Hàn quốc đặc biệt vì pha trộn nét tinh túy của hai nước láng giềng.Sự cầu
kỳ trong việc bày biện của văn hóa ăn Nhật Bản, đến việc sử dụng gia vị để tăng
phần hấp dẫn cho món ăn từ người Trung Hoa. Đặc biệt, từng vùng miền của Hàn
Quốc lại có một nét đặc biệt riêng. Bạn sẽ khó quên được cái vị béo ngậy của cá
chình nướng ướp vừng tỏi của vùng Buán, hay cái vị lạ miệng của da cá chình
nướng giòn tại Gijang. Và cái cảm giác nhấm nháp một cốc sochu cùng với đĩa bạch
tuộc nhỏ trong đêm thu mát trời ngoài bãi biển cũng là một kỉ niệm khó quên cho
4
những ngày ở xứ Cao Ly. Ẩm thực ở đây là sự hài hòa giữa rau và các loại thực
phẩm khác.Phong cách ẩm thực ở đây khá gần gũi với người Việt Nam.
Đối với người Hàn Quốc, ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa lâu
đời và đặc sắc. Bữa sáng thường có sau món, mười hai món cho bữa trưa và bữa tối
gần hai mươi món. Mỗi món có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng,
không trùng lặp, nhưng nói chung đều tuân theo một số nguyên tắc sau :
1_Các món chính và các món phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món
chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì…đi kèm với các thức ăn
phù hợp để cân bằng dinh dưỡng.
2_Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau.Với người Hàn họ
ưu thich nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt không thể thiếu là cơm, các
loại canh và salad
3_Ngoài ra cũng có nhiều cách sử dụng gia vị và bày biện khác nhau trên bàn ăn.
Có thể nói khi nấu ăn , càng sử dụng nhiều gia vị đa dạng thì càng thể hiện được
tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn.Khi trang trí món ăn,
người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản hạch, trứng hay nấm…
nhưng cũng đủ khiến món ăn hấp dẫn không thể cưỡng lại được


4_Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất
là “Eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên năm nguyên lý cơ bản trong triết lý

sống của người châu Á,trong đó các mín ăn là sự kết hợp hài hòa giữa năm loại
nguyên liệu với năm màu sắc khác nhau hay năm loại gia vị.Thứ hai là
“yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực phẩm cũng giống như thuốc quý”, trong đó
các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức khỏe, đơn giản nhưng bổ dưỡng,
hầu hết đều có sắn trong thiên nhiên

5_Tất cả các món ăn đều phải phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi chuẩn bị
bữa ăn truyền thống của người Hàn Quốc bàn cần xong xuôi hết tất cả các món ăn
mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn.

6_Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử
dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những đặc sản khác
biệt của riêng mình.Những sự khác biệt đó tạo nên nhiều món ăn đặc trưng cho mỗi
5
vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kim chi nhưng với các nguyên liệu
khác nhau, chúng lại co hương vị khác biệt. Vì thế khi chế biến món ăn,người Hàn
rất chú trọng chọn đúng loại gia vị,nguyên liệu để làm món ăn mang đúng mùi vị
mà mình mong muốn.


7_Những quy tắc sắp xếp và tổ chức bữa ăn đầy rắc rối và khá khắt khe. Tuy vậy,
vẫn do sự ảnh hưởng của dạo Khổng mà các bữa ăn cầu kì và kiểu cách như vậy, từ
trong lễ hội ,lễ hội, đến những ngày đầy tháng, đám cưới, hay các ngày kỉ niệm
khác vẫn ngày càng phát triển và ưu chuộng.

6

×