Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh qua thực tiễn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------------------

TRỊNH THU LAN

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH
QUA THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
------------------------------

TRỊNH THU LAN

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH
QUA THỰC TIỄN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Lan Phương


Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các
kết quả trong luận văn chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các
thơng tin và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Trƣờng Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Trƣờng Đại học Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trịnh Thu Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, với tình cảm chân thành, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Trƣờng Đại học – Đại học Quốc gia Hà Nội,
cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa đã ân cần chỉ bảo, giảng dạy, tạo cho
tôi có đƣợc điều kiện học tập ở một mơi trƣờng tốt nhất trong suốt thời gian
qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phan Thị Lan
Phƣơng, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và trực
tiếp hƣớng dẫn tơi hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên
tơi trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp lần này.

Tác giả luận văn

Trịnh Thu Lan

ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ....................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH .........................................11
1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp
tỉnh ............................................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp tỉnh .........................................................11
1.1.2. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật.......................................................14
1.1.3. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức cấp tỉnh ..........................................................................................................16
1.2. Đặc điểm của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay ...............................................................17
1.2.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật phải ln gắn bó mật thiết với giáo
dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức ..............................................................................17
1.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với cơng tác
xây dựng, thực hiện pháp luật .................................................................................18
1.2.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành tri thức pháp luật
cần thiết, sự hiểu biết pháp luật, nâng cao khả năng nhận thức pháp lý
cho cán bộ, công chức .............................................................................................19
1.2.4. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức địi hỏi tính

chuyên ngành, chuyên nghiệp cao trên phƣơng diện chủ thể và nội dung
phổ biến, giáo dục pháp luật....................................................................................20
1.2.5. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức địi hỏi phải có
sự lựa chọn, phân loại cụ thể, hợp lý về đối tƣợng tiếp nhận phổ biến,
giáo dục pháp luật ....................................................................................................20

iii


1.2.6. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức địi hỏi phải sử
dụng phƣơng pháp và hình thức tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật phù
hợp.............................................................................................................................21
1.3. Nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng
chức cấp tỉnh ............................................................................................................22
1.4. Mục đích, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng
chức ...........................................................................................................................23
1.4.1. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức
cấp tỉnh......................................................................................................................23
1.4.2. Vai trị của phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp
tỉnh ............................................................................................................................25
1.5. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật cho
cán bộ, cơng chức cấp tỉnh ở Việt Nam..................................................................27
1.5.1. Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc .........................................27
1.5.2. Nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác phổ biến, giáo
dục pháp luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở
pháp lý cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật..............................................27
1.5.3. Trình độ của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ...............29
1.5.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp tỉnh ........................................30
1.5.5. Cơ chế phối hợp, hỗ trợ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật .............................................................................................................................32

1.5.6. Cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật.............................................................................................................................32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TỈNH BẮC NINH .............................37
2.1. Các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về phổ biến, giáo
dục pháp luật ............................................................................................................37

iv


2.1.1. Lịch sử hình thành các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nƣớc về phổ biến, giáo dục pháp luật .....................................................................37
2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật
ở Việt Nam ...............................................................................................................41
2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong mối liên hệ với
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ..................................................................45
2.3. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh ..............................................................................................48
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .........................................49
2.3.2. Những hạn chế, bất cập trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .........................................69
2.3.3. Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh..............................................................................73
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập....................................................79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................83
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................................84

3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức ......................................................................84
3.2. Hồn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức ............................................................................................................................... 87
3.3. Tăng cƣờng sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan làm nhiệm vụ
phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh ...............................94
3.4. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp
vụ cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ...................................94
3.5. Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luật của đội ngũ
cán bộ, công chức cấp tỉnh ......................................................................................98

v


3.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm
những trƣờng hợp vi phạm pháp luật .................................................................. 101
3.7. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và hƣớng dẫn áp dụng pháp
luật, thi hành pháp luật.......................................................................................... 103
3.8. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ, công chức cấp tỉnh .......................................................................................... 103
3.8.1. Đổi mới về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cấp tỉnh ................................................................................................ 103
3.8.2. Phối kết hợp đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tƣợng cán bộ, công chức
cấp tỉnh................................................................................................................... 104
3.9. Quan tâm đến đời sống cán bộ, công chức; đảm bảo cơ sở vật chất,
nguồn kinh phí thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ, cơng chức cấp tỉnh thơng qua xã hội hóa ...................................................... 107
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 112
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 114

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu thống kê các cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực
tiếp và số lƣợt ngƣời tham dự trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 20172021 ..........................................................................................................................57
Bảng 2.2: Số liệu thống kê kê các cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực
tiếp tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn
2017-2021.................................................................................................................57
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về vai trị của kiến thức pháp luật đối với cán
bộ, cơng chức cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................75

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt
Nam đã và đang ngày càng khẳng định vai trị là một bộ phận khơng thể tách
rời của q trình xây dựng, hồn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật. Việc
xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay đƣợc đề ra nhƣ
một nhiệm vụ vơ cùng quan trọng. Nhà nƣớc pháp quyền địi hỏi tính thƣợng
tơn của pháp luật, mọi cơng dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật. Thực hiện nhiệm vụ này, phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc coi là cầu
nối để đƣa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà
nƣớc, quản lý xã hội bằng pháp luật. Để pháp luật đƣợc thực thi có hiệu quả,
cần phải có ý thức pháp luật tốt thông qua việc tuyên truyền, phổ biến và giáo
dục pháp luật.

Bên cạnh đó, việc xây dựng nền hành chính Việt Nam trong sạch, vững
mạnh là một tất yếu khách quan trong tiến trình xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền hành chính đó địi hỏi phải có một đội
ngũ cán bộ, cơng chức khơng chỉ vững vàng về bản lĩnh chính trị, có đạo đức,
lối sống lành mạnh, mà cịn phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật ở trình độ
cao và tinh thông nghiệp vụ. Cán bộ, công chức Nhà nƣớc là đối tƣợng chủ
yếu thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc. Mọi chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc phải đƣợc cán bộ, cơng chức
Nhà nƣớc triển khai thì mới có thể đi vào trong đời sống xã hội đƣợc. Vì vậy,
đội ngũ này phải đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật và có ý thức
pháp luật ở trình độ cao để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Phổ
biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện
nay là một trong những việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng
cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
cơng chức góp phần làm hình thành ở họ ý thức tơn trọng và tn thủ pháp

1


luật, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể khẳng
định rằng, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức là một u cầu
khách quan và địi hỏi tính cấp bách.
Nhận thức đƣợc vị trí, vai trị của phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt
là phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức Nhà nƣớc, Đảng và
Nhà nƣớc ta luôn dành sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt đối với cơng tác này.
Chính vì vậy mà sự hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức ngày
nay đã đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Song, trong những năm gần đây, đặc
biệt từ khi Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế sâu rộng đã
mang đến cho chúng ta những khó khăn, thách thức mới. Việc nâng cao nhận

thức, ý thức chấp hành pháp luật của tầng lớp nhân dân nói chung và đội ngũ
cán bộ, cơng chức nói riêng qua cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có vai trò to lớn đối với sự yên ổn về an ninh,
chính trị, trật tự an tồn xã hội của địa phƣơng.
Nằm ở phía Bắc Thủ đơ Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
Bắc Ninh có vị trí quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng, an ninh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, tình hình an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định; nhịp độ tăng trƣởng
kinh tế cao; bản sắc văn hóa dân tộc vùng q Kinh Bắc đƣợc giữ gìn, phát
huy; đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện. Song, với mục tiêu
phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, tỉnh đã đề ra nhiều chủ
trƣơng, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện các mặt cơng tác;
trong đó, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc xác định là một nội dung
quan trọng, đặc biệt là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tƣợng
cán bộ, công chức. Công tác này đã đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh
Bắc Ninh tiến hành thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và
hình thức tuyên truyền với sự nỗ lực, phối hợp thực hiện đồng bộ thống nhất
của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, công tác

2


phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh hiện nay còn bộc lộ một số tồn
tại, hạn chế nhƣ: Nhận thức về vị trí, vai trị cũng nhƣ tầm quan trọng của
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chƣa đầy đủ; hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật trong những năm gần đây còn dàn trải, mang tính hình thức,
hiệu quả chƣa cao; hình thức tun truyền, phố biến pháp luật chƣa đổi mới
để đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu và chƣa đƣợc đào tạo bài bản về
nghiệp vụ; cơ sở vật chất còn thiếu; tồn tại một bộ phận khá lớn cán bộ, công

chức hiểu biết pháp luật rất sơ sài, hời hợt; việc đào tạo, bồi dƣỡng, giáo dục
ý thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nƣớc và quản lý
xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chƣa thực sự đƣợc đẩy
mạnh,... Trƣớc thực trạng đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh là vô cùng thiết thực
nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này cho
đối tƣợng cán bộ, cơng chức cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, những lí do nêu trên chính là lý do thúc đẩy ngƣời viết lựa
chọn đề tài “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh
qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Phổ biến, giáo dục pháp luật là một vấn đề quan trọng nên từ lâu đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Vấn đề phổ biến, giáo dục pháp
luật qua các giai đoạn đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả tìm hiểu,
nghiên cứu với nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau với các
hình thức nhƣ: Sách chuyên khảo, đề tài khoa học, luận án, luận văn, khóa
luận tốt nghiệp... Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu sau:
Giáo trình “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật” của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2014 [40] đã nêu ra khái niệm, vai
trị, các hình thức của giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó giáo trình cũng đƣa ra
các nguyên tắc, biện pháp cơ bản để công tác giáo dục pháp luật thực sự có
hiệu quả trên thực tiễn.

3


Giáo trình “Phổ biến, giáo dục pháp luật” – Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên
phòng – Học viện Biên phòng, 2016 [41]. Giáo trình này đã đề cập đến những
vấn đề chung về phổ biến, giáo dục pháp luật; phân tích nội dung, hình thức,
phƣơng pháp, trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật và đi sâu vào thực tiễn

hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sách chuyên khảo “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo
dục pháp luật” của PGS.TS Nguyễn Tất Viễn, xuất bản năm 2015, Nhà xuất
bản Tƣ pháp [45]. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những cơ sở lý
luận, chính sách, pháp luật và một số văn bản liên quan đến công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật.
Sách “Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho cán
bộ cơ sở” của TS. Đỗ Xuân Lân, xuất bản năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Sự thật [43]. Cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về vị
trí, vai trị và trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã; phổ biến, giáo dục pháp
luật cùng những kỹ năng cơ bản nhất giúp cán bộ, cơng chức cấp xã có điều kiện
tham gia tích cực và chủ động hơn trong nâng cao kiến thức pháp luật.
Dƣơng Thành Trung (2016), Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc
Khmer ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật
học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [54]: Tác giả đã tập
trung phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho đồng bào
dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ sự khảo sát giáo dục
pháp luật cho nhân dân một số nƣớc trên thế giới, tác giả đã phân tích những
bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào giáo dục pháp luật cho đồng bào
dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long để phù hợp với điều kiện
và đặc trƣng văn hóa của đối tƣợng này. Từ đó nêu ra các giải pháp đảm bảo
giáo dục pháp luật cho họ trong thời gian tới.
Lý Nam Hải (2021), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
[52]: Luận án đã làm sáng tỏ và cụ thể hóa những vấn đề lý luận về phổ biến

4


giáo dục pháp luật cho ngƣ dân biển ở Việt Nam hiện nay: Khái niệm, hình

thức, phƣơng pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣ dân biển, sự cần thiết
và mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣ dân biển ở Việt Nam, nhu
cầu về kiến thức pháp lý của ngƣ dân biển, các yếu tố ảnh hƣởng đến phổ biến
giáo dục pháp luật cho ngƣ dân biển.
Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2019), Giáo dục pháp luật cho học sinh trung
học phổ thông từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội [53]: Tác giả đã nghiên cứu sâu
những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thơng
ở nƣớc ta hiện nay, Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích khn khổ chính
sách, pháp luật hiện hành về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thơng và đánh giá tính phù hợp của nó trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền, hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. Ngƣời viết cũng phân tích
rõ thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh THPT ở thành phố
Hà Nội trong thời gian qua, đánh giá những kết quả và chỉ ra những tồn tại,
hạn chế của hoạt động này, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cƣờng
giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Hà Nội nói
riêng và ở nƣớc ta nói chung trong thời gian tới.
Đỗ Thành Đô (2016), Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các
trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội [51]:
Trong luận án của mình, tác giả đã làm rõ giáo dục ý thức pháp luật và tầm
quan trọng của nó đối với sinh viên; làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra,
phƣơng hƣớng, giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
công tác giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trƣờng đại học ở các tỉnh
Trung Trung Bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay.
Hoàng Thị Thanh Thủy (2016), Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa
bàn huyện Vân Đồn, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật (Đại

5



học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội [56]: Tác giả đã nghiên cứu sâu những vấn đề
lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật và làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Vân Đồn. Từ đó đề
xuất một số giải pháp góp phần đổi mới, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu
quả thực hiện công tác này trên địa bàn huyện.
Nguyễn Xuân Hòa (2016), Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội [55]. Tác giả đã tập trung
phân tích vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thơng qua
hoạt động xét xử của Tịa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk; đánh giá thực trạng,
nguyên nhân, chỉ ra những nét đặc thù của công tác này để trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện giáo dục
pháp luật thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, có các bài báo, tạp chí có các bài viết đề cập đến nội dung
phổ biến, giáo dục pháp luật nhƣ bài viết của tác giả Hoàng Thị Kim Quế
(2016), “Hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật – Nhận thức từ thực tiễn và
giải pháp”, Tạp chí Dân chủ pháp luật – Số chuyên đề Thực hiện Luật Phổ
biến, giáo dục pháp luật, 24-33 [48]; Ngô Quỳnh Hoa (2016), “Nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”, Tạp
chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật, 99-104 [47]; Lý Anh Tuấn (2016), “Kết quả tuyên truyền, phổ
biến, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số tuân thủ, chấp hành pháp luật và
những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Số chuyên đề Thực
hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, 76-83 [49]; Nguyễn Thị Hồi, Lý Nam
Hải (2021), “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣ dân biển ở Việt Nam hiện
nay – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số chuyên đề
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, 44-49 [50]
Các cơng trình nói trên đã trình bày nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ

một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật theo

6


lĩnh vực, ở một đơn vị hành chính hoặc của một chủ thể, một đối tƣợng nhất
định. Mỗi cơng trình nghiên cứu chọn cách tiếp cận ở những góc độ khác
nhau, tuy nhiên, có thể nói, cho đến nay chƣa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách tồn diện, có hệ thống về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ, cơng chức cấp tỉnh nói riêng. Vì
vậy, luận văn này ngƣời viết tập trung nghiên cứu về phƣơng diện lý luận
chung về phổ biến, giáo dục pháp luật đƣợc quy định trong hệ thống các tài
liệu, văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại một địa
phƣơng cụ thể là tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích một số hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh; đƣa ra những đánh giá về thực
trạng qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh; từ đó đề xuất những quan điểm và giải
pháp nâng cao chất lƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Luận văn đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
Phân tích khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, cơ sở lý luận, cơ sở
pháp lý của công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh.
Đánh giá đúng thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho
cán bộ, công chức cấp tỉnh qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức tại địa bàn, đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới, nâng cao chất
lƣợng cũng nhƣ hiệu quả thực hiện công tác cho đối tƣợng cán bộ, công chức

cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài:
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu chun biệt và tồn diện
về cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tƣợng cán bộ, công chức tại
một địa phƣơng – đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể là tỉnh Bắc Ninh.

7


Luận văn đã đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ, công chức của tỉnh Bắc Ninh; đồng thời chỉ ra các đặc điểm và các yêu
cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đối tƣợng cán bộ, công
chức cấp tỉnh.
Luận văn đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức cấp tỉnh,
cụ thể là cán bộ, công chức tỉnh Bắc Ninh
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động phổ biến và giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp đối với công
tác phổ biến giáo dục, pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cụ thể luận
văn đi sâu nghiên cứu thực trạng tại tỉnh Bắc Ninh.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm (2017 - 2021)
6. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của luận văn là công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật cho cán bộ công chức cấp tỉnh qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, những tồn tại,
hạn chế và các giải pháp nâng cao chất lƣợng của công tác này đối với đối
tƣợng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Địa điểm nghiên cứu:
Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Ninh có vị trí quan trọng cả về kinh tế, quốc
phòng, an ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua,
tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn
8


định; nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao; bản sắc văn hóa dân tộc vùng q Kinh
Bắc đƣợc giữ gìn, phát huy; đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc cải
thiện. Song, với mục tiêu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung
ƣơng, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai
toàn diện các mặt cơng tác; trong đó, cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật
đƣợc xác định là một nội dung quan trọng, đặc biệt là công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho đối tƣợng cán bộ, công chức.
6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê-nin nhƣ các quan điểm về lý luận nhận thức.
Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng nghiên cứu đề tài dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nhà nƣớc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức và vai
trị của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; chính sách, pháp luật của Nhà
nƣớc về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng trực tiếp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:

Phƣơng pháp hệ thống hóa, khái quát hóa: Đƣợc sử dụng khi phân tích
các khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức, mục
đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích khái niệm,
đặc điểm phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, cơng chức cấp tỉnh.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và phƣơng pháp điều tra xã hội học:
Đƣợc sử dụng để điều tra bảng hỏi về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức ở tỉnh Bắc Ninh.
Phƣơng pháp thống kê: Đƣợc dùng để phân tích, thống kê các số liệu

9


về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh; công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ,
công chức cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công
chức tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức cấp tỉnh hiện nay

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH

1.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp tỉnh
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức
Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nƣớc tƣ
bản phƣơng Tây. Khái niệm này đƣợc dùng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới nhƣng đƣợc hiểu khơng giống nhau, thậm chí trong phạm vi một quốc
gia, quan niệm về công chức qua các thời kỳ cũng khác nhau. Ở nƣớc Pháp,
công chức đƣợc hiểu là “những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm
việc trong các cơng sở gồm các cơ quan hành chính cơng quyền và các tổ
chức dịch vụ công cộng do nhà nƣớc tổ chức, bao gồm cả trung ƣơng và địa
phƣơng nhƣng không kể đến các công chức địa phƣơng thuộc các hội đồng
thuộc địa phƣơng quản lý”. Ở Trung Quốc, công chức đƣợc hiểu là “những
ngƣời công tác trong cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp, trừ nhân viên
phục vụ”. Ở Việt Nam, công chức là một thuật ngữ đƣợc dùng rất sớm trong
quản lý nhà nƣớc. Ở Việt Nam, khái niệm này đã có từ rất lâu, đƣợc du nhập
từ Trung Quốc vào nƣớc ta và đƣợc dùng phổ biến trong thời kỳ kháng chiến,
dùng để phân biệt với từ “nhân dân”. Trải qua từng thời kỳ phát triển của đất
nƣớc, khái niệm này cũng có sự thay đổi.
Khái niệm này lần đầu tiên đƣợc xuất hiện trong Điều 1 của Sắc lệnh số
76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy
định quy chế công chức Việt Nam [12]. Từ sau năm 1986, Việt Nam có sự cải
cách nền hành chính và có sự chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nƣớc,
khái niệm công chức nhà nƣớc đƣợc sử dụng trở lại trong Nghị định
169/HĐBT ngày 25/05/1991 của Chính phủ: “Cơng dân Việt Nam đƣợc tuyển
dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thƣờng xuyên trong một công sở của nhà
nƣớc ở Trung ƣơng hay địa phƣơng, ở trong nƣớc hay ngoài nƣớc, đã đƣợc

11



xếp vào một ngạch, hƣởng lƣơng do ngân sách nhà nƣớc cấp gọi là công chức
nhà nƣớc” [18]
Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức [7] ra đời, là văn bản pháp lý
cao nhất về cán bộ, công chức. Dƣới Pháp lệnh là Nghị định số 95/1998/NĐCP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định
đã nêu khái niệm công chức “là công dân Việt Nam, trong biên chế và hƣởng
lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc, bao gồm những ngƣời đƣợc tuyển dụng, bổ
nhiệm hoặc giao giữ một công việc thƣờng xuyên, đƣợc phân loại theo trình
độ đào tạo, ngành chun mơn, đƣợc xếp vào một ngạch hành chính, sự
nghiệp; những ngƣời làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân
dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp
và cơng nhân quốc phịng” [14]
Tuy nhiên, nhiều nội dung của Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 và
năm 2003 đã thể hiện những sự bất cập, hạn chế. Do đó, ngày 13/11/2008,
Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4
đã thông qua Luật Cán bộ, công chức năm 2008 [2], tạo cơ sở để giải quyết
những vấn đề mà thực tiễn quản lý đang đặt ra. Lần đầu tiên trong lịch sử
nƣớc ta, có một luật quy định về cán bộ, công chức. Khoản 1 Điều 4 Luật này
quy định về cán bộ:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, đƣợc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng, ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong
biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc” [2]. Theo quy định này thì
tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ. Những ngƣời đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công
chức đƣợc tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức
chính trị - xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ thì đƣợc xác định là cán bộ.


12


Qua quá trình tổ chức thực hiện, Bộ Nội vụ đã tổng hợp ý kiến góp ý từ
các Bộ, ngành, địa phƣơng trình Chính phủ và Quốc hội đã ban hành Luật số
52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, công chức. Khái niệm công chức đã đƣợc Luật này điều chỉnh theo thực
tiễn đòi hỏi hiện nay. Cụ thể khoản 2 Điều 1 quy định:
“Công chức là công dân Việt Nam, đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh tƣơng ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng,
cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng;
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế
và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc” [4]. Theo quy định này thì tiêu chí để
xác định cơng chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh. Những ngƣời đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà
đƣợc tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nƣớc, tổ
chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
thì đƣợc xác định là cơng chức.
Nhƣ vậy, Luật Cán bộ, cơng chức đã cụ thể hóa và phân định rõ hai đối
tƣợng “cán bộ” và “công chức”. Điều này là căn cứ nhằm giải quyết những
vấn đề mà thực tiễn quản lý cán bộ, công chức đang đặt ra và góp phần phục
vụ cho cơng cuộc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nƣớc
nói chung và cán bộ, cơng chức cấp tỉnh nói riêng.
1.1.1.2. Khái niệm cán bộ, công chức cấp tỉnh
Cấp tỉnh là một trong bốn cấp chính quyền trong tổ chức chính quyền
nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Theo Hiến pháp năm 2013, các đơn vị hành

chính của nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc phân định nhƣ
sau: “Nƣớc chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; tỉnh chia thành

13


huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ƣơng chia
thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tƣơng đƣơng. Huyện chia
thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phƣờng và xã;
quận chia thành phƣơng” (Điều 110).
Chính quyền cấp tỉnh là chính quyền Nhà nƣớc ở cơ sở, có vị trí, vai trị
đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy Nhà nƣớc, là chỗ dựa, là công cụ
sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cơ sở cho
chiến lƣợc ổn định và phát triển đất nƣớc, là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng trên địa bàn. Từ đó có
thể thấy, đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp tỉnh có vai trị rất quan trọng trong
việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân
với Nhà nƣớc, bởi họ là những ngƣời giải quyết mọi nhu cầu của nhân dân,
bảo đảm sự phát triển kinh tế của địa phƣơng, duy trì trật tự, an ninh, an toàn
xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.
Có thể hiểu cán bộ, cơng chức cấp tỉnh là công dân Việt Nam, đƣợc bầu
cử hoặc tuyển dụng để giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong tổ chức Đảng,
HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp tỉnh, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc.
1.1.2. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật
Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật là sự kết hợp của hai khái niệm
“phổ biến pháp luật” và “giáo dục pháp luật”.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) [44] hay theo Từ
và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách khoa – 2002) [42] thì “Phổ biến là làm

cho đông đảo mọi ngƣời biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền
đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó”, “hoặc làm cho mọi ngƣời đều
biết đến”.
Phổ biến pháp luật có đối tƣợng tác động rộng rãi, vừa mang ý nghĩa xã
hội, vừa mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, pháp luật ban hành phải đƣợc phổ
biến công khai đến tất cả các đối tƣợng mới đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra,

14


phổ biến pháp luật cịn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật
cho những đối tƣợng cụ thể để hiểu rõ các quy định của pháp luật, từ đó thực
hiện đúng pháp luật trên thực tế. Hoạt động phổ biến pháp luật thƣờng đƣợc
lồng ghép tại các buổi tọa đàm, tập huấn, các cuộc hội thảo.
Theo Từ điển từ và ngữ Hán – Việt “Giáo dục là quá trình hoạt động có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dƣỡng cho con ngƣời
những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để ngƣời ta có khả năng
tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [42].
Theo Sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật thì
“Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri
thức pháp luật cho đối tƣợng và bằng nhiều cách (thuyết phục, nêu gƣơng, ám
thị…) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng cao ý
thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tƣợng”
[46]. Khái niệm giáo dục pháp luật đƣợc các tác giả thống nhất trong các tài
liệu khoa học về pháp luật ở nƣớc ta nhƣ sau: Giáo dục pháp luật là một hoạt
động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thơng qua
các hình thức, phƣơng pháp khác nhau tác động lên đối tƣợng giáo dục một
cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ một cách bền vững tri thức pháp lý, ý
thức pháp luật, tình cảm, niềm tin và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành,
xây dựng lối sống theo pháp luật.

Phổ biến và giáo dục pháp luật đều nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời
dân, tuy nhiên, giáo dục pháp luật có nội dung rộng hơn, phƣơng thức tiến
hành chặt chẽ hơn, có đối tƣợng xác định.
Theo đó, cũng kết hợp với tính chất cùng vai trò ý nghĩa thực tế của
phổ biến giáo dục pháp luật, ngƣời viết xin đƣa ra một khái niệm khá toàn
diện về phổ biến giáo dục pháp luật để làm căn cứ định hƣớng triển khai bài
nghiên cứu nhƣ sau:
Theo nghĩa rộng, phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt
động tổ chức, thực hiện pháp luật. Đây là hoạt động định hƣớng có tổ chức,
có chủ định thơng qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gƣơng... nhằm
15


mục đích hình thành ở đối tƣợng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự
phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức,
phƣơng tiện, phƣơng pháp đặc thù. Phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác,
lĩnh vực hoạt động, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện
phổ biến giáo dục pháp luật, đó là xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phổ biến
giáo dục pháp luật; triển khai chƣơng trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp
luật thơng qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp
luật; hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chƣơng
trình, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, phổ biến, giáo dục pháp luật là sự chuyển tải nội
dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đến đối tƣợng cần tác động nhằm nâng
cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho họ, từ đó nhằm nâng cao ý thức
tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tƣợng.

1.1.3. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
cấp tỉnh
Công chức cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính

quyền cơ sở nói riêng, tổ chức bộ máy Nhà nƣớc ta nói chung, do vậy, họ là
một trong những đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật nhƣng đồng thời
cũng là chủ thể hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì thể cần phải coi
trọng việc phổ biến, giáo dục, bồi dƣỡng tri thức lý luận về pháp luật cho đội
ngũ này.
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp tỉnh là hoạt
động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ định thơng qua các phƣơng pháp đặc
thù và bằng nhiều hình thức khác nhau, hƣớng tới cung cấp, trang bị cho cán
bộ, công chức cấp tỉnh những hiểu biết về các vấn đề pháp luật nói chung và
những vấn đề pháp luật cụ thể liên quan đến hoạt động công vụ nói riêng đang
đƣợc tiến hành nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và
hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.

16


×