Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Luận Văn Thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.55 KB, 15 trang )

Lêi më ®Çu
Gia đình là một tế bào, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, gia đình là cái nôi
đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn của mỗi con người, là nơi con người
thấy được sự bình yên và an toàn khi mình ở đó. Vậy mà ở đâu đó, gia đình lại
đang là “địa ngục”, là nỗi đau bởi các cuộc bạo hành trong gia đình đang diễn
ra. Chúng ta ai cũng đều biết rằng, bạo lực trong gia đình không những làm tổn
thương, tổn hại đến sức khoẻ, thể xác, tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh
hưởng đến cuộc sống của tất cả những người xung quanh và gây ra nhiều hậu
quả cho xã hội. Như vậy, bạo lực gia đình chính là một hiểm hoạ bởi những
hành vi bạo lực đã tác động trực tiếp đến việc hình thành hành vi của trẻ, sự
nhìn nhận về giới và là cái chết dần, chết mòn đối với những nạn nhân của bạo
lực gia đình (mà nạn nhân của bạo lực gia đình phần lớn là những phụ nữ và trẻ
em trong gia đình).
Bạo lực gia đình xảy ra dưới rất nhiều các hình thức khác nhau: Bạo lực
thể chất (các hành vi đánh đập, chửi mắng…), bạo lực tình dục (cưỡng đoạt tình
dục), bạo lực kinh tế (kiểm soát các vấn đề kinh tế trong gia đình)…Các hình
thức bạo lực này đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Chính những hậu
quả to lớn mà nạn bạo hành trong gia đình để lại mà đã đòi hỏi cần có những
biện pháp ngăn ngừa và can thiệp sớm là một hoạt động hết sức cần thiết cho sự
phát triển của gia đình và xã hội.
Với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công
cuộc chống bạo lực gia đình, em đã chọn đề tài “Thực trạng bạo lực thể chất ở
Việt Nam hiện nay” .

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1
1. Khái niệm “Bạo lực gia đình”
- Tháng 12/1993: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về
Bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hoạt động bạo lực dựa trên cơ sở
giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngững tổn hại về thân thể,
tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả sự đe doạ


có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ
tiện sự tự do và nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”.
- Ở Việt Nam: 21/11/2007 trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá XII đã
thông qua bản dự thảo luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật này đã
đưa ra định nghĩa về bạo lực gia định như sau: “Bạo lực gia đình là hành
động cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh
tế đối với các thành viên khác trong gia đình.
2.Phân loại bạo lực
2.1 Phân loại theo hình thức: Gồm 5 loại:
+ Bạo lực thể chất .
+ Bạo lực tinh thần.
+ Bạo lực tình dục.
+ Bạo lực kinh tế.
+ Bạo lực về mặt xã hội.
2.2 Phân loại theo nạn nhân bị bạo lực: Gồm 3 loại:
+ Bạo lực với người già.
+ Bạo lực với bạn tình và người đồng hôn phối.
+ Bạo lực với trẻ em.
• Ngoài ra còn có thể phân loại bạo lực thành 2 loại là: Bạo lực không nhìn
thấy và bạo lực nhìn thấy.
 Hiện nay, trong nghiên cứu cũng như trong thực tế người ta hay sử dụng
cách phân loại thứ nhất.
2
3. Khái niệm “bạo lực thể chất”
- Theo luật mẫu của Liên Hợp Quốc. Bạo lực thể chất bao gồm bất cứ hành
vi bạo lực nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân
thể ở bất kỳ mức độ nào.
- Theo tài liệu của Viện Khoa học xã hội: “Bạo lực thể chất là hành vi
cưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc
hạn chế nhu cầu thiết yếu như: ăn, uống, ngủ.

4.Các hành vi và mức độ bạo lực thể chất
+ Thờ ơ..
+ Ngắt, véo gây đau.
+ Đánh đau, gây thương tích ở những khu vực khó phát hiện.
+ Xô đẩy, kiềm, xiết.
+ Giật, kéo, lắc mạnh, rứt tóc.
+ Tát, cắn.
+ Đấm, đá.
+ Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân.
+ Đánh đập nặng gây thương tích (gẫy xương, chấn thương nội tạng).
+ Quăng, ném nạn nhận.
+ Đánh, đá vùng bụng gây sẩy thai hoặc sinh con.
+ Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân.
+ Gây thương tích nặng không cho nạn nhân chữa trị.
+ Dùng phương tiện có dự định (dao, súng…).
+ Huỷ hoại hoặc làm biến dạng hình thể.
+ Giết.
II. THỰC TRẠNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ
TRẺ EM Ở VIỆT NAM
3
Bạo lực gia đình đang là một vấn đề có tính chất toàn quốc, được xem là
đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn.
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng
phổ biến trong tồn tại ở tất cả các nước. Bạo lực gia đình đã và đang tác động
đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ trên toàn thế giới và là một trở ngại lớn cho
quá trình bình đẳng giới.
Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi
ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát hiện với hậu quả để lại ngày
càng nặng nề hơn.

Theo báo cáo của Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em ViệtNam năm 2006:
97% nạn nhân của bạo lực gia đình chính là những người phụ nữ. Họ là những
người yếu đuối về mặt sức khoẻ hoặc mặt kinh tế nên thường phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề: chịu sự đánh đập, chửi mắng (bạo lực thể chất).
Theo khảo sát gần đây của uỷ ban các vấn đề của Quốc hội cho thấy
2,3% gia đình có hành vi bạo lực thể xác, 25% là bạo lực về tình cảm và 30% là
bạo lực tình dục.
Và để thấy được thực trạng bạo lực thể chất ở Việt Nam hiện nay diễn ra
như thế nào và hậu quả của nó ra sao thì chúng ta có thể thấy qua những con số
thông kê về các mặt.
1.Về mặt sức khoẻ và tính mạng
Bạo lực về thể chất gây ảnh hưởng hết sức to lớn đến sức khoẻ và tính
mạng của nạn nhân bị bạo lực. Bị đánh đập, hành hạ về mặt thể xác khiến cho
nạn nhân suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động và có thể dẫn tới một số
bệnh như tâm thần hoặc cũng có thể bị giết hoặc một số tìm cách tự tử.
• Theo kết quả cuộc điều tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội thực
hiện tại 10 huyện thuộc 8 tỉnh trên cả nước vào năm 2006, kết
4
quả đã cho thấy 10% số vụ bạo hành gia đình dẫn đến những
thương tích nặng gây tàn tật, giảm khả năng lao động, tử vong do
đánh đập, đầu độc hoặc sử dụng hung khí.
• Và chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 3 năm 2006 đến tháng 7
năm 2006, Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ bệnh viện đa
khoa Đức Giang đã tiếp gần 1.300 phụ nữ là nạn nhân đã đến kêu
cứu trong tình trạng mặt mũi bị thâm tím, gãy tay, chân, răng,
xương sườn do chồng hoặc gia đình nhà chồng đánh đập.
• Theo báo cáo của Sở Y tế An Giang: Trong năm 2005 thì trong
số 1319 bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình thì có 1011
người có hành vi tự tử và 30 người trong số đó đã chết.
• Theo báo cáo của Bộ Công an thì cứ hai đến ba ngày lại có một

người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Khảo sát trong tổng
số 1113 người bị giết thì có 151 người bị giết liên quan đến bạo
lực gia đình: 39 vụ chồng giết vợ và 8 vụ vợ giết chống (nguồn
tin: VTC News ngày 23/08/2006).
• Theo thống kê của Trung tâm tư vấn sức khẻo phụ nữ thì trong số
những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tìm đến đây có tới
50% bị thương tích ở vùng đầu, 10% là chấn thương xương, 40%
là đa chấn thương. Và có những nạn nhân khi đến trung tâm thì
tử vong.
2.Tình trạng gia đình tan vỡ
Ngày nay, bạo lực trong gia đình khiến cho tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng
cao. Nhất là những phụ nữ ở các thành phố lớn hoặc có trình độ dân trí cao
thường chọn cho mình phương án giải thoát khỏi bị đánh đập hành hạ bằng con
đường ly hôn.
5
• Theo số liệu của Bộ công an thống kê năm 2004. Số vụ ly hôn tại
Việt Nam có chiều hướng tăng nhanh. Năm 1991 có 22.634 vụ ly
hôn thì 8 năm sau đó 2000 đã lên tới 30.000 vụ. Trên 70% trong
số đó là do bạo lực gia đình.
• Theo Toà án nhân dân tối cao thống kê từ năm 2000 đến năm
2005, Toà án các cấp đã xử lý 186.954 vụ ly hôn do bạo lực trong
gia đình trong đó đánh đập ngược đãi chiếm tới 53,1% trong tất
cả các nguyên nhận
• Cũng theo số liệu của Toà án tối cao chỉ tính riêng trong năm
2005, số vụ việc ly hôn do bạo lực gia đình chiếm trên 60%.
Trên địa bàn Hà Nội theo thống kê của Toà án nhân dân trong 8 năm thực hiện
luật hôn nhân gia đình có tới 7372 vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân do người
phụ nữ bị đánh đập hành hạ. Phụ nữ đứng đơn xin ly hôn do chồng ngược đãi
phụ bạc chiếm từ 70% đến 80%.
Như trường hợp của chị Thu H: Nhìn bề ngoài, ai cũng tấm tắc khen chị

Thu H (thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư) tốt số. Anh chồng là kỹ sư xây dựng,
vừa đẹp trai, vừa có tài và kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, trong ngôi
nhà cao tầng đó chị H đang phải chịu cảnh “địa ngục trần gian”. Chị kể: “Anh
ta cấm tôi bước chân ra khỏi nhà, cả đi chợ cũng là việc của mẹ chồng. Tôi tốt
nghiệp đại học nhưng anh ta không cho tôi đi làm, phải ở nhà phục dịch anh ta.
Có lần đánh bạo ra ngoài xin việc, khi về nhà hàng tháng trời anh ta
không thèm nhìn mặt, không ăn, không ngủ cùng, cũng không đưa tiền cho tôi.
Việc hành hạ tinh thần khiến tôi không thể chịu nổi, một lần tôi liều về nhà mẹ
đẻ, ngờ đâu bị chồng túm tóc đánh cho một trận tơi bời. Rồi chị H thổn thức:
“Nếu chấp nhận ly hôn tôi sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Nhưng tôi đau
khổ đủ rồi. Dù không còn gì tôi vẫn quyết định ly hôn và tôi sẽ cố gắng nuôi
con một mình”.
6

×