Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ SINH LÝ HỌC THẦN KINH CAO CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 17 trang )

Sinh lý học thần kinh cấp cao
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ thể của động vật được cấu tạo gồm nhiều hệ cơ quan có chức năng sinh lý nhất
định, trong đó mỗi cơ quan có cấu tạo và chức năng sinh lý riêng biệt. Mọi hoạt
động của não bộ đều thực hiện theo các qui luật nhất định, đó chính là qui luật hoạt
động của hệ thần kinh cấp cao. Mọi hoạt động từ đơn giản đến phức tạp của động
vật có hệ thần kinh đều được thực hiện bằng cơ chế phản xạ. Động vật có cấu tạo
hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng các phản xạ càng nhiều, phản ứng càng
chính xác, càng giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện thay đổi của môi trường.
Đó chính là phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong tự
nhiên hay do con người tạo ra đều giúp cho động phản ứng để thích nghi tốt với
môi trường, đồng thời để tồn tại và phát triển.
Để hiểu hơn về các loại phản, cũng như để phân biệt sự khác nhau giữa các loại
phản xạ có điều kiện, và ứng dụng nó và trong cuộc sống. Đề tài của tôi tập trung
nghiên cứu sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện cổ điển và phản xạ có điều kiện
công cụ, cũng như ứng dụng của phản xạ có điều kiện công cụ vào giáo dục học.
Với trình độ và thời gian có hạn, đề tài này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự
góp ý của quý Thầy-Cô và đồng nghệp!
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
1
Sinh lý học thần kinh cấp cao
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
A- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I- Phản xạ có điều kiện cổ điển
II- phản xạ có điều kiện công cụ:
III- Sự khác nhau giữa phau giữa phản xạ có điều kiện cổ điển và phản xạ có điều
kiện công cụ
IV- Chứng minh phản xạ có điều kiện công cụ là hoạt động tích cực chủ động của
bản thân để thích nghi với môi trường sống
V- Ứng dụng của phản xạ có điều kiện công cụ vào giáo dục học
B- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


- Nghiên cứu bài giảng và sách Sinh lý học thần kinh(tập 2)(NXB-ĐHSP)
của Cô Tạ Thúy Lan- Giáo sư, tiến sĩ khoa học
- Sưu tầm tài liệu và thông tin trên Internet
- Ghi nhận ý kiến thảo luận của nhóm có chung đề tài tiểu luận.
- Tổng hợp, phân tích và chứng minh,
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
2
Sinh lý học thần kinh cấp cao
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I- PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỔ ĐIỂN
1- Khái niệm
- Ví dụ: Bật đèn(chuông) + cung cấp thức ăn→ Chó tiết nước bọt.
Bật đèn Chó vẫn tiết nước bọt
- Khái niệm: Phản xạ có điều kiện là các phản ứng được hình thành trong suốt
quá trình sống để động vật thích nghi và tồn tại trước môi trường.
2- Đặc điểm chung
- Không ổn định, chỉ xuất hiện trong những điều kiện ổn định, thay đổi theo
điều kiện sống.
- Đặc trưng cho từng cá thể sống trong những điều kiện môi trường khác
nhau.
- Không có vùng cảm thụ riêng biệt, kích thích có cường độ và thời gian kéo
dài tối ưu tác động lên cơ quan cảm thụ và kết hợp với một phản xạ không
điều kiện đều có thể tạo được phản xạ có điều kiện.
3- Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện
- Sự trùng lặp về thời gian giữa tín hiệu (tác động kích thích có điều kiện)với
tác nhân củng cố không điều kiện: ví dụ tín hiệu là ánh đèn( tiếng
chuông…); tác nhân củng cố là thức ăn. Cả hai cùng tác động một lúc, là cơ
sở để hình thành được đường liên hệ thần kinh tạm thời- đó chính là luyện
tập cho chó hình thành phản xạ có điều kiện.
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương

3
Sinh lý học thần kinh cấp cao
- Tín hệu phải xuất hiện trước và vô quan: Bật đèn trước khi cho thức ăn
(không làm ngược lại)
- Tác nhân củng cố đủ mạnh về mặt sinh học(mới tạo được ổ hưng phấn
mạnh trong các phần tương ứng của hệ thần kinh trung ương)
- Tín hiệu phải có cường độ vừa phải: ánh sáng bóng đèn( tiếng chuông ).
Vì, nếu tín hiệu quá yếu gây khó khăn hoặc không thành lập được phản xạ
có đièu kiện, còn tín hiệu quá mạnh sẽ gây ức chế vượt hạn làm vô hiệu hóa
vai trò xuất hiện của tác nhân củng cố.
- Não bộ tỉnh tảo, hoạt động bình thường: sức khỏe của chó được đảm bảo,
không bị kích động trước đó
3- Tính chất: Tính chất của phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác
nhân củng cố không điều kiện.
4- Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện
Theo quan điểm của Pavlôv, muốn hình thành được phản xạ có điều kiện thì
phải hình thành được đường liên hệ thần kinh tạm thời đó chính là sự xuất hiện
mối tương quan về mặt chức năng theo một qui luật nhất định giữa hai trung
tâm hưng phấn trên bán cầu đại não.

Việc hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời là một quá trình sinh lý dựa
trên cơ sở những chức năng bẩm sinh của các cấu trúc thuộc vỏ bán cầu đại
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
4
Trung tâm thị giác Trung tâm tiêu hóa
Ánh đèn-mắt Tuyến nước bọt Thức ăn-lưỡi
Sinh lý học thần kinh cấp cao
não.Tín hiệu và tác nhân củng cố không điều kiện đã làm cho các trung tâm thần
kinh dưới vỏ hoạt hóa, giữa các trung khu dưới vỏ hoạt hóa cùng một lúc sẽ làm
cho các cơ quan hưng phấn theo một hướng xác định. do tín hiệu và tác nhân

củng cố tạo ra và hình thành các đường liên hệ thàn kinh tạm thời. Vị trí khu trú
của quá trình hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời phụ thuộc vào mức độ
phức tạp của phản xạ có điều kiện.

Dựa vào sự thay đổi hình ảnh điện não đồ trong quá trình hình thành phản xạ có
điều kiện mà người ta chia thành 3 giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn đầu: giai đoạn trước lan tỏa(chưa xuất hiện về mặt hành vi, trên não đồ
có những thay đổi về mặt biên độ và tần số của sóng điện não cơ bản)
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
5
Trung tâm thính giác Trung tâm tiêu hóa
Não trung gian
Hành tủy
Não trung gian
Hành tủy
Âm thanh-tai Tuyến nước bọt Thức ăn-lưỡi
Sinh lý học thần kinh cấp cao
Đặc điểm : Xuất hiện phản ứng mất đồng bộ.(hiện tượng chèn ép nhịp
anpha) tại nhiều vùng trên võ não cũng như các trung tâm dưới vỏ, và xảy ra
phản xạ định hướng. Giữa và phản xạ định hướng với phản xạ có điều kiện đã
hình thành mối liên hệ do chúng xuất hiện cùng một lúc, chúng liên kết hình
thành một khối thống nhất, vì hoạt tính của nơron thuộc các vùng khác nhau
trên võ não tăng lên khi có tác động của các kích thích.
- Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn pha lan tỏa
Đặc điểm: Xuất hiện các phản ứng hành vi có điều kiện đầu tiên, sự thay đổi
trên điện não đồ sẽ trãi rộng trên vỏ não và lan tỏa xuống các trung tâm dưới
vỏ, giai đoạn này không chỉ kích thích có điều kiện mà cả các kích thích gần
giống nó cũng tạo ra phản ứng. trong giai đoạn này khái niệm khác nhau về
mặt thời gian là chưa có nên phản ứng xuất hiện cả trong khoảng thời gian
nghỉ giữa hai lần kích thích có và không có điều kiện.

- Giai đoạn chuyên môn hóa: Giai đoạn tập trung
Từ lúc phản xạ có điều kiện xuất hiện bền vững, các biến đổi về mặt diện
mạo yếu dần và thu hẹp lại,kích thích có điều kiện không gây ra phản ứng lan
tỏa nữa mà nó chỉ tạo ra nhưng thay đổi khu trú ở những vùng nhất định tại đại
diện của các tác nhân củng cố trên võ não. Sự đồng bộ về mặt đại diện giữa
các vùng đại diện của kích thích có điều kiện và của tác nhân củng cố trên vỏ
não tiếp tục được duy trì, nó sẽ là cầu nối hai trung tâm với nhau, nhờ vậy mà
việc lan tỏa của các quá trình thần kinh giữa hai trung khu trên võ não xảy ra
được đễ dàng hơn. Như vậy: Bản chất của đường liên hệ thần kinh tạm thời là
sự xuất hiện mối tương quan về mặt chức năng giữa hai trung khu hưng phấn
trên võ não.
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
6
Sinh lý học thần kinh cấp cao


II- PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CÔNG CỤ
1- Khái niệm
• Ví dụ: Đặt con chuột vào trong mê lộ ở điểm cách xa máng ăn. Sau một
thời gian tìm tòi các đường đi lối lại trong mê lộ,con chuột đã tìm thấy
máng ăn và đạp lên cần của nó để lấy ra những hạt thóc cần thiết cho mình,
nhờ vậy mà cảm giác đói của nó được giảm đi. Kết quả qua nhiều lần luyện
tập con chuột đã nhớ đường đi, biết được cách đạp chân lên máng ăn(thủ
thuật củ con chuột) để mở nó ra. Hành vi mở máng ăn được tập luyện lâu
ngày đã trở thành thói quen, là cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện công
cụ.
• Khái niệm: Phản xạ có điều kiện công cụ là phản ứng tìm tòi một cách tích
cực của cơ thể để vượt qua những vật cản nhằm đạt được những mục đích
cần thiết cho bản thân trước sự khó khăn và cản trở của điều kiện môi
trường.

2- Đặc điểm
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
7
Trước lan tỏa Thay đổi hình ảnh điện
não đồ-mất đồng bộ
Điện não đồ
Chỉ có phản ứng đối với
tín hiệu
Phản ứng đối với các kích
thích
Chuyên môn
hóa
Lan tỏa
Sơ đồ hình thành phản xạ có điều kiện
Sinh lý học thần kinh cấp cao
- Chỉ hình thành từ các mối liên kết tại chỗ có vật cản
- Đặc trưng cho từng cá thể sống trong những điều kiện môi trường có vật
cản cụ thể.
- Vùng cảm thụ liên quan đến những vật cản
3- Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện công cụ
- Tác nhân đủ mạnh, cá thể cần phải tìm tòi và luyện tập tích cực mới có.
- Cá thể phải hoạt động chủ động tích cực dưới hình thức thưởng- phạt.
- Não bộ tỉnh táo, hoạt động tích cực, sức khỏe tốt.
- Hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa phản xạ tìm tòi với tác
nhân củng cố không điều kiện.
4-Tính chất: Tính chất của phản xạ có điều kiện công cụ không phụ thuộc vào
tác nhân củng cố không điều kiện mà phụ thuộc vào vật cản.
III- SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỔ ĐIỂN VÀ
PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CÔNG CỤ.
Phản xạ có điều kiện cổ điển Phản xạ có điều kiện công cụ

Con vật không cần vận động(đứng tại
chỗ) cũng có được thức ăn.Qua nhiều
lần tập luyện đường liên hệ thần kinh
tạm thời được hình thành giữa tín hiệu
với tác nhân củng cố không điều kiện,
cái được củng cố là một tín hiệu.
Con vật phải vận động tích cực (chạy
trong đường hầm để tới chỗ đặt máng
ăn, húc mỏm vào máng, lấy thức ăn )
mới có được thức ăn, nếu không vận
động sẽ không có được(dưới hình thức
thưởng-phạt) Qua nhiều lần tập luyện
đường liên hệ thần kinh tạm thời được
hình thành giữa phản xạ tìm tòi với tác
nhân củng cố không điều kiện, cái được
củng cố là một phản xạ
Quá trình hình thành phản xạ là bị động, Quá trình hình thành phản xạ là chủ
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
8
Sinh lý học thần kinh cấp cao
phụ thuộc vào tác nhân củng cố(thức ăn) động tích cực, phụ thuộc vào kỹ năng
vận động hay thủ thuật vận động(chạy
trong đường hầm,đạp chân lên cần, húc
mỏm vào máng, dùng tay lấy thức ăn và
đưa thức ăn vào miệng )
Tính chất của phản xạ này phụ thuộc
vào tính chất của tác nhân củng cố
không điều kiện.(như ví dụ trên là thức
ăn)
Tính chất của phản xạ này không phụ

thuộc vào tác nhân củng cố mà phụ
thuộc vào vật cản(như ví dụ trên là
đường hầm, cái máng )
Phản xạ vận động của cơ quan thừa hành
và của tác nhân củng cố là một( thức
ăn-phản xạ tiêu hóa)
Phản xạ vận động và cơ quan thừa hành
của tác nhân củng cố là khác nhau
(đường hầm,cái máng, thức ăn-hệ cơ và
hệ tiêu hóa)
IV- PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CÔNG CỤ LÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỘNG,
TÍCH CỰC CỦA CÁ THỂ ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN SỐNG
- Như ví dụ trên đã nói, khi đặt con chuột đã bị bỏ đói vừa phải vào trong mê
lộ cách xa máng ăn. Nếu không lấy được thức ăn chắc chắn nó sẽ bị chết.
Chính vì thế mà nó phải chủ động tìm tòi đường đi để chạy trong mê lộ đến
chỗ cái máng có đựng thức ăn, dùng chân đạp lên cần lẩy để mở nắp máng,
sau đó húc mỏm vào máng để lấy thức ăn(là những hạt thóc),vì vậy mà cảm
giác đói đã được giảm đi. Hành vi tìm và mở máng ăn được tập luyện lâu
ngày đã trở thành thói quen, đó chính là yếu tố của phản ứng tìm tòi thức ăn
mà con chuột phải luyện tập lâu ngày mới có.
- Như ta đã biết, Loài Khỉ thích nghi với cuộc sống leo trèo và hái lượm.
Hình ảnh mà ta thường thấy ở nó là vắt vẻo trên cây, đuôi hoặc hai chân
bám vào cành cây rất chặt, hai tay hái những chiếc lá non và hoa quả để ăn.
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
9
Sinh lý học thần kinh cấp cao
Nhưng không phải lúc nào thức ăn cũng ở gần nó, có khi thức ăn ở rất
xa(ngọn cây hoặc chóp cành)- nơi mà nó không thể dùng tay không để hái.
Chính vì thế mà nó phải tích cực tìm tòi và bằng mọi cách phải hái được
những chiếc lá non, những chùm hoa quả đó. qua bao lần tìm tòi và nó đã

tìm ra một cách hiệu quả nhất đó là dùng những cành cây để khèo hái. Kết
quả là nó đã lấy được thức ăn để đỡ đói. Trãi qua một thời gian dài tập
luyện và đã hình thành được phản xạ có điều kiện công cụ ở khỉ. Công cụ
ở đây là những cành cây mà nó lấy dùng để khèo hái, còn phần thưởng mà
nó có được là những chiếc lá non mơn mởn, những chùm hoa quả trĩu nặng
kia. Chính vì thế mà nó tồn tại, thích nghi với cuộc sống leo trèo và hái
lượm.
- Loài heo rừng sống ở thảo nguyên có thân hình thon thả, mỏm khá dài và
mống vuốt rất nhọn. Ngoài thức ăn là thân và lá cây ra nó còn thích nghi
với cuộc sống đào bới để tìm rễ,củ. Nhưng, ở thảo nguyên rộng lớn nó cũng
là con mồi hấp dẫn cho các loài động vật ăn thịt khác như Sói, Hổ, Sư tử…
Sự nguy hiểm luôn luôn rình rập và ập đến nó lúc nào không biết, vì ở thảo
trống trải khó tìm ra chỗ để trốn tránh kẻ thù, qua bao lần bị săn bắt và số
lượng ngày càng giảm đi, những con còn sót lại nó tìm cách tự vệ bằng
cách là đào hang ngoằn ngoèo trong lòng đất (gần chỗ nó tìm thức ăn), mỗi
khi phát hiện ra kẻ thù thì lập tức nó chạy xuống hang và kết quả là kẻ thù
không vồ được. Qua nhiều lần như thế và kết quả đã hình thành được phản
xạ tự vệ- đó cũng chính là phản xạ có điều kiện công cụ. Công cụ ở đây là
móng vuốt-chân và mỏm dùng để đào bới, vật cản là các lớp đất. Nó đào
càng sâu càng ngoằn ngoèo thì độ an toàn càng lớn, vì thế mà nó tồn tại và
phát triển trên thảo nguyên bao la.
Dân gian có câu:” trước cái khó sẽ ló cái khôn". Trong các trường hợp đã nêu
trên, cái khó ở đây là điều kiện môi trường (chính là vật cản) như mê lộ-máng ăn
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
10
Sinh lý học thần kinh cấp cao
đối với chuột; lá ,hoa và quả ở xa đối với khỉ, khoảng trống và kẻ thù đối với heo.
Nếu ba loài động vật trên không tích cực và chủ động tìm tòi ra cách giải quyết là
để kiếm ăn và tự vệ thì nó sẽ bị tiêu diệt.(chết đói , bị kẻ thù ăn thịt). Qua những
trường hợp đã nêu ta khẳng định rằng phản xạ có điều kiện công cụ là hoạt động

chủ động, tích cực của mỗi cá thể thích ứng với điều kiện sống.
V- ỨNG DỤNG CỦA PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CÔNG CỤ VÀO TRONG
GIÁO DỤC HỌC.
Hiện nay với tốc độ phát triển của xã hội ngày càng cao, nhu cầu của cuộc sống
ngày càng lớn, đòi hỏi một đội ngũ nhân lực hùng hậu cả về thể lực và trí lực. Để
có được đội ngũ như thế thì trách nhiệm của nền giáo dục ngày càng lớn. Muốn
thành công phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình và xã hội. Bác
Hồ có câu nói nổi tiếng (Nhân chi sơ tính bản thiện,…phần nhiều do giáo dục mà
nên)
- Ở gia đình: Muốn con cái có được kết quả học tập tốt,thì mỗi bậc phụ huynh
phải rèn luyện và dạy dỗ con cái thật nghiêm khắc, không nên chiều chuộng con cái
một cách dễ dãi, muốn cho và thưởng cái gì thì phải đưa ra mục tiêu để nó đạt
được-đó chính là vật cản. Thứ nhất là để tránh sự coi thường kết quả mà nó có
được(cái mà cha mẹ cho). Thứ hai là tránh sự ỷ lại và lười nhác(không lao động,
hoạt động tích cực mà có được). Thứ ba là tránh sự hình thành thói quen ích
kỷ(muốn gì- có đó)…
Ví dụ: Để được cha mẹ thưởng cho một chuyến du lịch trong hè thì con phải
cố gắng học thật giỏi, nếu không đạt được kết quả tốt thì bố mẹ sẽ không cho. Sở dĩ
bố mẹ đưa ra điều kiện là để con phát huy tính tích cực chủ động trong học tập,
phải tự thân vận động để đạt được phần thưởng cho chính mình.Trong trường hợp
này vật cản của chuyến du lịch chính là kết quả học tập của năm học. để có kết quả
tốt thì đứa con phải vượt qua các kỳ kiểm tra và kỳ thi. Mà để vượt qua các kỳ
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
11
Sinh lý học thần kinh cấp cao
kiểm tra và kỳ thi thì phải cố gắng học bài-hiểu bài và giải được các bài tập từ dễ
đến khó. Vậy công sức mà nó đổ ra để nhận được chuyến du lịch-phần thưởng cho
bản thân là kết quả của một quá trình học tập tích cực. Qua nhiều lần như thế, đứa
con có thói quen là phải học tập tích cực để có kết quả tốt thì mới nhận được phần
thưởng cho bản thân. Từ đó mà kết quả học tập của con được duy trì và phát huy.

- Ở trường: Trong mỗi trường học luôn phát động phong trào thi đua học tốt, dạy
tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt, kỷ luật tốt…Tất cả đều có hình thức thưởng-phạt rõ
ràng.
+ Về giáo dục tập thể: hàng năm có tổ chức sơ kết (cuối học kỳ) và tổng kết(cuối
năm), sự phát thưởng và nhận thưởng là một vinh dự lớn cho nhà trường. Để có
được kết quả đó thì hội đồng giáo dục nhà trường phải tổ chức kiểm tra khảo sát
chất lượng nghiêm túc và thường xuyên trong năm học để phân luồng học sinh,
đồng thời tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp và biện pháp giáo dục và giảng
dạy để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Nêu gương người tốt việc tốt
để học sinh học tập và noi theo. Muốn có được thành tích tốt thì cả giáo viên và học
sinh đều phải hoạt động tích cực chủ động. Dần dần nề nếp giảng dạy và học tập ở
trường ngày càng được củng cố, trường sẽ nổi tiếng hơn và phát triển ngày càng
vững mạnh.

Nội dung Hoạt động học tập Thái độ Kết quả
Tích cực tìm tòi

Sơ đồ hoạt động chủ động tích cực của học sinh
+ Về giáo dục cá nhân
Muốn giáo dục và dạy dỗ học sinh có hiệu quả, bản thân giáo viên phải là tấm
gương để học sinh noi theo, đồng thời nghiêm túc trong giảng dạy, trong kiểm tra
và đánh giá, nói là làm, tuyệt đối không lý thuyết suông, thưởng và phạt phải rõ
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
12
Sinh lý học thần kinh cấp cao
ràng và rạch ròi. Khen và chê phải đúng lúc, đúng đối tượng…Nếu làm được điều
đó thì mới hình thành nề nếp học tập và rèn luyện ở học sinh.
Ví dụ: - Đối với học sinh trung bình và yếu, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra
bài học, bài tập trong sách giáo khoa và công thức của bài cũ khi lên lớp để hình
thành nề nếp học tập ở học sinh. Nếu học sinh không thuộc bài, làm bài và nhớ

được công thức, giáo viên không nên cho điểm 0 vội mà phải tìm hiểu lý do vì sao
học sinh không học và làm bài, sau khi tìm hiểu xong giáo viên đưa ra điều kiện:
Lẽ ra hôm nay em được điểm 0, nhưng Cô cho em nợ, em về học bài và làm bài tập
cho thật tốt để hôm sau Cô kiểm tra lại. Nếu em không thuộc bài, làm bài tập và
nhớ được công thức lần nữa là em sẽ nhận được điểm 0 đấy! Nếu học sinh về nhà
cố gắng học bài và làm bài tập một cách tích cực thì khi kiểm tra lại đạt hiệu quả
giáo viên sẽ ghi điểm cho học sinh, còn không học sinh sẽ nhận điểm 0. Đây là
hình thức thưởng- phạt công bằng, học sinh học tập tích cực sẽ được điểm(được
thưởng), ngược lại 0 điểm(bị phạt). Ghi điểm 0 cho học sinh này đồng thời cũng
đánh động để học sinh khác rút ra bài học cho bản thân. Nếu mình không cố gắng
học tập thì hậu quả cũng giống như bạn mà thôi. Vật cản để học sinh vượt qua
chính là sự lười nhác của bản thân, đồng thời cũng là nội dung bài học, những công
thức và bài tập.
- Đối với học sinh khá giỏi, việc nâng cao chất lượng học tập cho các em là rất
quan trọng, ngoài việc kiểm tra kiến thức tổng hợp giáo viên còn phải đưa ra các
loại bài tập theo nhiều mức độ, để học sinh có khả năng tái hiện, tích cực tìm tòi và
áp dụng nhiều phương pháp giải, kích thích tính hưng phấn học sinh. Một khi học
sinh đã giải được bài tập theo yêu cầu , phần thưởng mà các em đạt được bằng sự
nổ lực của bản thân đó là đáp án đúng của bài giải, đồng thời lời khen của thầy cô
giáo trước tập thể, đó là niềm vinh dự cho bản thân học sinh đó và cũng là hướng
phấn đấu cho học sinh khác. Để được khen trước tập thể-niềm vinh dự cho bản thân
thì chính bản thân mình phải cố gắng. Vì sao bạn A được thầy cô giáo khen trước
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
13
Sinh lý học thần kinh cấp cao
tập thể? Vì bạn đó đã chăm chỉ học tập, tích cực tìm tòi và chịu khó học hỏi, những
gì bạn A có được là không đơn giản, bạn A đã vượt qua những bài tập khó bằng
khả năng học tập của mình, vậy thì tại sao mình không làm được? Từ đó các em sẽ
lấy bạn A làm kim chỉ nam hoạt động học tập cho mình.
- Ngoài việc giáo dục về mặt học tập giáo viên còn phải giáo dục học sinh rèn

luyện toàn diện, để học sinh biết được xã hội cần những con người năng động và
sáng tạo, thường xuyên nêu gương những người tốt việc tốt, những người thành đạt
đã học từ mái trường mà chính các em đang học hôm nay, để các em thấy được
ngôi trường của mình cũng là cái nôi đào tạo ra nguồn nhân lực có ích cho xã hội,
các em sẽ thấy tự hào và sẽ cố gắng học tập để mai sau giống như những người đã
được thầy cô giáo khen ngày hôm nay.
Hiện nay ngành giáo dục cuả nước ta đã thay đổi phương pháp giảng dạy, xóa bỏ
hoàn toàn kiểu giảng dạy thầy đọc-trò chép, mà thay vào đó đó phương pháp giảng
dạy tích cực, thầy là người chủ đạo, còn trò là người chủ động. Phương pháp này
đã kích thích tính tích cực chủ động ở học sinh, nó có hiệu quả rất cao.Đây cũng
chính là áp dụng cơ sở của phản xạ có điều kiện công cụ.
KẾT LUẬN
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
14
Sinh lý học thần kinh cấp cao
Hoạt động phản xạ của não bộ là cơ sở của mọi hoạt động hành vi. Hoạt động phản
xạ gồm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Trong đó phản xạ có điều
kiện là phản ứng hình thành trong suốt quá trình sống. Đó chính là phản ứng thích
nghi của cá thể trước các điều kiện môi trường khác nhau. Muốn có phản xạ có
điều kiện là phải luyện tập.
Theo Pavlov cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là hình thành đường liên hệ
thần kinh tạm thời giữa hai trung khu đại diện cho tín hiệu và tác nhân củng cố trên
vỏ bán cầu đại não. Theo quan niệm hiện nay cơ chế hình thành phản xạ có điều
kiện là hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa haỉ trung khu trên vỏ não
và trong các cấu trúc biên giới. Vị trí khu trú của phản xạ có điều phụ thuộc vào
mức độ phức tạp của phản ứng vào bậc thang tiến hóa của động vật.
Một dạng phản xạ có điều kiện mang tính chất chủ động tích cực là phản xạ có điều
kiện công cụ. Hoạt động tích cực của cá thể để tìm ra giải pháp thích hợp cho các
tình hưống khác nhau. Hai loại phản xạ này tuy khác nhau nhưng đều là cá phản
ứng được hình thành trong suốt quá trình sống.

Ngày nay ứng dụng của phản xạ có điều kiện vào cuộc sống rất nhiều, nhất là trong
lĩnh vực chăn nuôi. Còn phản xạ có điều kiện công cụ được ứng dụng phong phú
hơn, nó có tầm quan trọng rất lớn trong sản xuất và trong công tác giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
15
Sinh lý học thần kinh cấp cao
1- Sinh lý học thần kinh(tập 2) của nhà xuất bản giáo dục
Tác giả: Giáo sư- tiến sĩ khoa học Tạ Thúy Lan
2- Bài giảng trên lớp của cô Tạ Thúy Lan Giáo sư- tiến sĩ khoa học
3- Bài giảng bach kim trên internet( trang google.com.vn)
MỤC LỤC TRANG
Lời mở đầu 01
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
16
Sinh lý học thần kinh cấp cao
Nội dung và phương pháp nghiên cứu 02
Kết quả nghiên cứu 03
Phản xạ có điều kiện cổ điển 03-07
Phản xạ có điều kiện công cụ 07-08
So sánh phản xạ có điều kiện cổ điển và phản xạ có điều
kiện công cụ
08-09
Chứng minh phản xạ có điều kiện công cụ là hoạt động chủ
động tích cực của cá thể để thích ứng với điều kiện môi
trường
09-10
Ứng dụng phản xạ có điều kiện công cụ vào trong giáo dục
học
12-15

Kết luận 16
GS.TSKHHD: Tạ Thúy Lan HVTH: Đỗ Thị Xuân Hương
17

×