Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Chuyên đề thực tập hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại chi nhánh công ty cổ phần việt nam kỹ nghệ súc sản vissan hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TỐN - KIỂM TỐN

CHUN ĐỀ THỰC TẬP
CHUN NGÀNH
Đề tài:
HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ
NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI

Lê Thùy Dương

Sinh viên thực hiện:

Lê Thùy Dương

Mã sinh viên:

12145070

Lớp:

Kế toán tổng hợp 01

Hệ:

Văn bằng 2 chính quy

Khóa:



K26B

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Phạm Xn Kiên

i

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
Hà Nội, tháng 12 năm 2016MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT...........................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ...........................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................vi
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO
ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT
NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI.............................................1
1.1. Đặc điểm lao động....................................................................................1
1.2. Các hình thức trả lương...........................................................................3
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương..............4
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương.................................................5
1.4.1.Cơ cấu quản lý.....................................................................................5
1.4.2. Tổ chức tuyển dụng lao động..............................................................9
1.4.3. Tổ chức quản lý lao động..................................................................10
1.4.4. Tổ chức quản lý tiền lương................................................................11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT
NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI...........................................12
2.1. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương....................12
2.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động.............................16
2.2.1. Hạch toán số lượng lao động............................................................16
2.2.2. Hạch toán thời gian lao động............................................................16
2.2.3. Hạch toán kết quả lao động..............................................................18
2.3. Hạch toán tổng hợp tiền lương..............................................................19
2.3.1. Tài khoản sử dụng.............................................................................19
2.3.2. Chứng từ sử dụng..............................................................................21
2.3.3. Trình tự hạch tốn.............................................................................22
2.4. Hạch tốn các khoản trích theo lương..................................................30
2.4.1. Tài khoản sử dụng.............................................................................30
Lê Thùy Dương

ii

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
2.4.2. Chứng từ sử dụng..............................................................................31
2.4.3. Trình tự hạch tốn.............................................................................35
PHẦN 3: HỒN THIỆN KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT
NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI...........................................45
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại chi nhánh Vissan Hà Nội và phương hướng hoàn thiện.. .45
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................45
3.1.2. Nhược điểm.......................................................................................46

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện.................................................................47
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại chi nhánh Vissan Hà Nội..............................................................47
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương........................47
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán.................................48
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ...............................................48
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết..........................................................................49
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp......................................................................49
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo
lương............................................................................................................49
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên.................................................50
KẾT LUẬN.......................................................................................................viii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................x
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP..........................................................xi
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................xii
PHỤ LỤC..........................................................................................................xiii

Lê Thùy Dương

iii

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BCKQHĐKD
BHTN
BHXH
BHYT
BTC
CBCNV
CCDC
CPSXKD
CV
DN
GTGT
HSL
LĐGT
LĐTT
LNST
LTG
NC
NVL
SC
TK
TNCN
TP
TSCĐ
VNĐ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bộ Tài chính

Cán bộ cơng nhân viên
Cơng cụ dụng cụ
Chi phí sản xuất kinh doanh
Chức vụ
Doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Hệ số lương
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Lợi nhuận sau thuế
Lương thời gian
Ngày công
Nguyên vật liệu
Số công
Tài khoản
Thu nhập cá nhân
Trưởng phòng
Tài sản cố định
Việt Nam Đồng

Lê Thùy Dương

iv

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ số thang bảng lương của doanh nghiệp.........................................13

Bảng 2.2. Bảng chấm công Bộ phận Quản lý doanh nghiệp...............................24
Bảng 2.3: Bảng chấm công Bộ phận Sản xuất....................................................25
Bảng 2.4. Bảng thanh toán tiền lương Bộ phận Quản lý doanh nghiệp..............27
Bảng 2.5: Bảng thanh toán lương Bộ phận Sản xuất...........................................28
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp lương toàn doanh nghiệp............................................29
Bảng 2.7. Bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội.............................................36
Biểu 2.1. Giấy chứng nhận nghỉ ốm....................................................................15
Biểu 2.2. Đơn xin nghỉ dưỡng thai......................................................................32
Biểu 2.3. Giấy Chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH...........................................33
Biểu 2.4. Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH..........................................................34
Biểu 2.5. Sổ cái tài khoản 334.............................................................................39
Biểu 2.6. Sổ cái tài khoản 338.............................................................................40
Biểu 2.7. Sổ kế toán chi tiết.................................................................................42

Lê Thùy Dương

v

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tổ chức Bộ máy Quản lý tại chi nhánh................................................5
Sơ đồ 2.1. Kế toán tổng hợp lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
.............................................................................................................................22
Sơ đồ 2.2. Hạch tốn tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tại chi nhánh
Vissan Hà Nội......................................................................................................31

Lê Thùy Dương


vi

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập hiện nay, một doanh nghiệp, một xã hội được coi là
phát triển khi lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Như
vậy, nhìn từ góc độ “Những vấn đề cơ bản trong sản xuất” thì lao động là một
trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là
trong tình hình hiện nay, nền kinh tế dần chuyển sang nền kinh tế tri thức thì lao
động có trí tuệ, có kiến thức, có kỹ thuật cao sẽ trở thành nhân tố hàng đầu trong
việc tạo ra năng suất cũng như chất lượng lao động. Trong quá trình lao động,
người lao động đã hao tốn một lượng sức lao động nhất định, do đó muốn q
trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục thì người lao động cần được tái sản
xuất sức lao động. Trên cơ sở tính tốn giữa sức lao động mà người lao động bỏ
ra với lượng sản phẩm tạo ra cũng như doanh thu thu về từ lượng những sản
phẩm đó, doanh nghiệp trích ra một phần để trả cho người lao động, đó chính là
tiền cơng của người lao động hay còn gọi là tiền lương.
Tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động được dùng để bù đắp
sức lao động mà người lao động đã bỏ ra. Xét về mối quan hệ thì lao động và
tiền lương có quan hệ mật thiết với nhau. Như vậy, trong các chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp, yếu tố con người ln đặt ở vị trí hàng đầu. Người lao
động phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù
xứng đáng dưới dạng tiền lương. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo
lương gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí
Cơng đồn.
Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong

những vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy, việc
hạch tốn, phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào giá
thành sản phẩm sẽ phần nào giúp cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị
trường nhờ giá cả hợp lý. Qua đó cũng giúp người lao động thấy được quyền và
nghĩa vụ của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy việc nâng
Lê Thùy Dương

vii

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
cao chất lượng lao động của doanh nghiệp. Mặt khác việc tính đúng, tính đủ và
thanh tốn kịp thời tiền lương cho người lao động cũng là động lực thúc đẩy họ
hang say sản xuất và yên tâm tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Với nhận thức trên, sau khi được trang bị những kiến thức cơ bản ở trường
học kết hợp với việc tìm hiểu, khảo sát tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam
Kỹ nghệ Súc sản - Vissan Hà Nội cùng sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo
Phạm Xuân Kiên, em đã chọn đề tài “Hồn thiện kế tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương tại tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ
nghệ Súc sản - Vissan Hà Nội” cho chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương
của Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan Hà
Nội.
Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Chi nhánh Cơng ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – Vissan Hà
Nội.
Phần 3: Hoàn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương

tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – Vissan Hà
Nội.
Do thời gian và vốn kiến thức cịn hạn chế, bài viết của em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy giáo để có thể
nâng cao chất lượng và hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Lê Thùy Dương

viii

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ
NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI
Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – Vissan Hà Nội
tiền thân là Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản – Vissan Hà Nội (có
trụ sở tại 420 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Với mục đích đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của các tầng lớp
nhân dân trong xã hội, ngày 20/2/1997, dưới sự cho phép của UBND TP. Hồ
Chí Minh (cơng văn số 4470/UB-KT ngày 18/12/1996), UBND TP. Hà Nội đã
ra quyết định thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
tại Hà Nội.
Chi nhánh Vissan là một đơn vị sản xuất chế biến và kinh doanh thương
mại trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá tại
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo đảm vệ

sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các nhà
sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Bên cạnh đó, chi nhánh cơng
ty cịn quan hệ với nhiều đơn vị bạn trong nhiều lĩnh vực để góp phần đa dạng
về mặt chủng loại và cơng nghệ vệ sinh an toàn thực phẩm cao, đẩy mạnh việc
chiếm lĩnh thị trường, tạo đà phát triển vững chắc cho chi nhánh.
Kể từ ngày bắt đầu hoạt động 01/03/1997 đến nay, sản phẩm của chi nhánh
Vissan Hà Nội đã khẳng định được sự cố gắng nỗ lực trong toàn bộ đội ngũ cán
bộ, công nhân viên trong chi nhánh.
1.1. Đặc điểm lao động
Chi phí về lao động là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý sức lao động trong quá
trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm về chi phí lao động sống, do đó góp phần
hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, là điều kiện nâng cao
Lê Thùy Dương

1

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
đời sống vật chất tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Cùng với
việc đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh, chi nhánh Vissan Hà Nội cũng
thường xuyên chăm lo, đảm bảo quyền lợi cũng như thu nhập cho người lao
động.
Phân loại lao động:
Lao động được phân loại theo chức năng của lao động trong quá trình sản
xuất kinh doanh: gồm 3 loại
-


Lao động thực hiện chức năng sản xuất: Bao gồm những lao động

tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như công
nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng.
-

Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động thực hiện

công tác tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ như Nhân viên bán hàng, nhân
viên quảng cáo tiếp thị, nhân viên nghiên cứu thị trường.
-

Lao động thực hiện chức năng quản lý: Gồm những người có trình độ

cao thực hiện điều hành quản lý sản xuất, quản trị kinh doanh, quản lý hành
chính như: Giám đốc, các trưởng phịng..
Hiện nay chi nhánh Vissan Hà Nội có tổng số 280 lao động, trong đó tồn
bộ lao động tham gia đóng BHXH tại doanh nghiệp. Số lượng lao động có trình
độ đại học và trên đại học chiếm 22,4 %, trình độ cao đẳng là 24,1 % và trình độ
trung cấp chuyên nghiệp là 15,5 %. Trong tổng số lao động của chi nhánh có 67
% là lao động dài hạn, còn lại là lao động được doanh nghiệp ký hợp đồng từ 1 –
3 năm. Tính chất lao động của doanh nghiệp là ổn định trong năm.
Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán nhiều loại lao động khác nhau,
doanh nghiệp phân loại lao động như sau:
- Theo giới tính: doanh nghiệp có 62 lao động nam và 218 lao động nữ.
- Theo độ tuổi: doanh nghiệp có 157 lao động dưới 30 tuổi, 95 lao động
từ 30 – 45 tuổi và 28 lao động trên 45 tuổi.
- Theo quan hệ với quá trình sản xuất: DN có 210 lao động trực tiếp và 70
lao động gián tiếp.
Lê Thùy Dương


2

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
Chi nhánh Vissan Hà Nội với lực lượng lao động được đào tạo cơ bản, có
kinh nghiệm thực tiễn, ý thức tổ chức và kỷ luật cao. Đội ngũ cán bộ quản lý có
trình độ, đáp ứng nhanh với sự phát triển và hội nhập, điều hành sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Đội ngũ nhân viên có năng lực nghiệp vụ tốt góp phần nâng
cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng và uy tín sản phẩm cung cấp.
1.2. Các hình thức trả lương
Việc lựa chọn hình thức tiền lương phù hợp để thu hút người lao động luôn
là vấn đề được lãnh đạo chi nhánh Vissan Hà Nội quan tâm.
Chi nhánh Vissan Hà Nội tự xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp
lương theo Điều 93 Bộ luật lao động. Việc trả lương, trả thưởng cho người lao
động được thực hiện theo Quy chế trả lương, Quy chế trả thưởng của doanh
nghiệp.
Trả lương theo thời gian:
+ Đối tượng áp dụng: Trả lương theo thời gian lao động ở chi nhánh Vissan
Hà Nội áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp, là các nhân viên Phịng Ban
hành chính và Ban Giám đốc.
+ Nội dung: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương theo
ngày công làm việc thực tế, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động.
Hết tháng, các Phịng, Ban, bộ phận chấm cơng, sau đó chuyển lên Phịng Tổ
chức hành chính xét duyệt.
+ Cơng thức tính:
Lương tháng


=

Lương + Phụ cấp (nếu có)
Ngày cơng chuẩn của tháng

×

Số ngày làm việc
thực tế

Hiện nay chi nhánh Vissan Hà Nội đang áp dụng thời gian làm việc 8
tiếng/ngày, ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 và nghỉ ngày Chủ nhật. Việc theo
dõi ngày công tại chi nhánh được ghi lại bằng Bảng chấm công, mẫu số 01aLĐTL chế độ chứng từ kế tốn được ban hành theo Thơng tư số 200/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
Lê Thùy Dương

3

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
Lao động thời vụ được trả theo lương ngày trong hợp đồng lao động phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Kỳ hạn trả lương: Người lao động được trả lương mỗi tháng một lần.
Lương tháng 13, tiền thưởng: Tùy vào kết quả sản xuất kinh doanh của chi
nhánh, người sử dụng lao động và Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở xem xét,
quyết định.
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương
Chi nhánh Vissan Hà Nội thực hiện các khoản trích theo lương bao gồm:
BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.

 Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lương tính theo hệ số bậc lương của CBCNV trong doanh nghiệp đăng ký
với Bảo hiểm trong tháng.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là: 32,5 %. Trong đó,
doanh nghiệp đóng 22% và người lao động đóng 10,5%.
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp CBCNV tham gia đóng góp quỹ
trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động.
- Trợ cấp NLĐ ốm đau, thai sản.
- Trợ cấp NLĐ khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp NLĐ khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Quỹ này do cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý.
Quỹ BHYT được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả NLĐ
trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, chi nhánh Vissan Hà Nội trích quỹ BHYT theo
tỷ lệ 4,5%. Trong đó doanh nghiệp đóng 3% và NLĐ đóng 1,5%.Quỹ này được
sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện
phí, … cho NLĐ trong thời gian ốm đau, thai sản,…
Quỹ BHTN được trích lập theo chế độ hiện hành có tỷ lệ 2%. Trong đó
doanh nghiệp đóng 1% và NLĐ đóng 1%. Quỹ này được sử dụng để hỗ trợ một

Lê Thùy Dương

4

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
khoản tài chính đảm bảo cuộc sống cho NLĐ trong thời gian mất việc, hỗ trợ
cho NLĐ được học nghề và tìm việc làm.

KPCĐ là khoản tiền được doanh nghiệp trích lập theo tỷ lệ 2% trên tổng
quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ NLĐ thuộc doanh nghiệp nhằm chăm lo,
bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ đồng thời duy trì hoạt động của Cơng
đồn ở doanh nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương
Một doanh nghiệp có khâu tổ chức quản lý lao động và tiền lương hợp lý
sẽ thu hút được nhiều lao động tốt. Một công ty muốn hoạt động tốt thì phải có
chính sách trả lương xứng đáng với công sức mà NLĐ đã bỏ ra. Muốn làm được
điều đó, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phịng ban cùng toàn thể
CBCNV đặc biệt là bộ phận kế tốn phải nắm bắt được tình hình thực tế để có
thể giúp Giám đốc chi nhánh đưa ra các chính sách tiền lương phù hợp với
doanh nghiệp, đồng thời cũng là người đại diện cho NLĐ.
1.4.1. Cơ cấu quản lý
Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh như sau:

Sơ đồ 1.1. Tổ chức Bộ máy Quản lý tại chi nhánh.
(Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính)
Lê Thùy Dương

5

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
 Giám đốc chi nhánh:
- Báo cáo tình hình kinh doanh cho Tổng Giám đốc.
- Giám sát các vị trí: Phó Giám đốc, Lãnh đạo các phịng tại chi nhánh
xưởng sản xuất.
- Đảm bảo chiến lược kinh doanh và các hoạt động của chi nhánh thống

nhất với chiến lược và các kế hoạch kinh doanh chung của tổng cơng ty.
- Đảm bảo việc tn thủ các chính sách quy trình và các chế độ theo quy
định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát và phát triển nhân sự tại chi
nhánh.
- Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Hoạch định chiến lược: Xây dựng kế hoạch tác nghiệp, xây dựng chiến
lược, kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh, xác định chỉ tiêu cho các
phòng ban tại chi nhánh, hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự
tại chi nhánh.
- Tổ chức điều hành chi nhánh thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch kinh
doanh đề ra.
- Kiểm tra giám sát tồn bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh,
công tác nhân sự tại chi nhánh.
 Phó Giám đốc chi nhánh
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc truyền đạt, đào tạo, giám sát, triển khai
quy trình, quy chế chính sách nhằm đảm bảo tính thống nhất, chuyên nghiệp và
hiệu quả của chi nhánh.
-

Hỗ trợ Giám đốc trong việc xây dựng truyền đạt và định hướng kế

hoạch kinh doanh của chi nhánh cho phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh
doanh của tổng công ty.

Lê Thùy Dương

6


K26BKT01


Chuyên đề thực tập
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc quản lý và phát triển mang lưới kinh
doanh của chi nhánh.
- Hỗ trợ Giám đốc đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong các báo cáo
hoạt động của chi nhánh.
- Thay mặt Giám đốc trong phạm vi cho phép được xử lý những tình
huống khẩn cấp, sau đó có báo cáo đầy đủ lên giám đốc.
- Đảm bảo thông tin đầy đủ cho Giám đốc từ cấp dưới và cũng là người
truyền đạt thông tin của giám đốc đến CBCNV chi nhánh.
 Phòng Tổ chức
- Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong
nội bộ công ty. Giải quyết các thủ tục về hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều
động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với CBCNV. Phối hợp với ban
chấp hành cơng đồn soạn thảo thỏa ước lao động hàng năm.
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh việc giải quyết các chế độ chính
sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Theo dõi giải quyết
các chế độ chính sách về BHXH, BHTN, BHYT,... các chế độ khác có liên quan
đến quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNV chi nhánh.
- Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp
cán bộ, cơng nhân cho phù hợp tình hình phát triển sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch, chương trình đào tạo hàng năm và phối hợp với các
phòng ban thực hiện.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của chi nhánh.
- Quản lý và điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ chi nhánh đi công tác.
- Lập báo cáo thống kê liên quan đến công nhân, nhân viên của phòng
gửi Giám đốc chi nhánh theo yêu cầu.

- Lưu trữ và bảo quản các hồ sơ hình thành trong quá trình thực hiện
chức nắng, nhiệm vụ của phịng. Quản lý hồ sơ CBCNV đang cơng tác tại doanh
nghiệp theo yêu cầu.

Lê Thùy Dương

7

K26BKT01


Chun đề thực tập
 Phịng Kế tốn
- Đề xuất các giải pháp, biện pháp cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các
nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi
nhánh đạt hiệu quả cáo nhất.
- Kiểm sốt hoạt động tài chính của chi nhánh.
- Lập kế hoạch tài chính của chi nhánh, báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính của cơng ty theo tháng, quý, năm cho Giám đốc chi nhánh.
- Quản lý chặt chẽ các công nợ của chi nhánh.
- Đơn đốc thực hiện các kế hoạch tài chính.
- Tổ chức thực hiện các cơng tác kế tốn. Lập báo cáo tài chính theo quy
định của Bộ Tài chính. Lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của công ty và chi
nhánh.
- Quyền hạn: chủ động tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ được
giao. Yêu cầu các phòng ban cung cấp số liệu phục vụ công tác liên quan đến kế
tốn, thống kê tài chính của chi nhánh. Có quyền độc lập về chun mơn, nghiệp
vụ theo quy định của nhà nước. Đề nghị với lãnh đạo chi nhánh nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật đối với CBCNV trong phòng.
 Phòng Kinh doanh

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến công
tác kinh doanh có sử dụng nguồn vốn của chi nhánh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch khai thác để thu hồi vốn nhằm bảo
đảm nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm đã được phê duyệt của
chi nhánh.
- Tổ chức thực hiện tiếp thị, quảng cáo, bán hàng nhằm đảm bảo thu hồi
vốn nhanh và tối đa hóa lợi nhuận.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc
chi nhánh.

Lê Thùy Dương

8

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc chi
nhánh.
- Được chủ động giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan
hữu quan để tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên.
- Được quyền yêu cầu các phịng cấp thơng tin, tài liệu có liên quan để
phục vụ quá trình kinh doanh theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
 Xưởng sản xuất
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo chỉ tiêu sản lượng của chi nhánh.
- Đảm bảo sản xuất đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại đạt
yêu cầu theo hệ thống tiêu chuẩn mà cơng ty áp dụng.
- Phối hợp cùng phịng kinh doanh nghiên cứu sản xuất những mặt hàng
mới phù hợp với nhu cầu thị trường.

1.4.2. Tổ chức tuyển dụng lao động
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh Vissan Hà Nội là sản xuất
và kinh doanh mặt hàng thực phẩm nên sử dụng nhiều lao động. Để đáp ứng lao
động phục vụ nhu cầu công việc, việc tuyển dụng lao động tại chi nhánh được
phòng Tổ chức đảm nhiệm. Căn cứ vào nhu cầu thực tế công việc, phòng Tổ
chức lên phương án tuyển dụng lao động trình Ban Giám đốc xem xét.
Hiện nay chi nhánh đang áp dụng 03 loại hợp đồng lao động. Trong hợp
đồng với người lao động, các quy định cụ thể về tiền lương, tiền thưởng, các
hình thức trả lương, thời gian làm việc, các chế độ ưu đãi được thể hiện rõ ràng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn:
Hợp đồng lao động này thường được ký với người lao động giữ các vị trí
chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo hoặc những người lao động có trình độ chun
mơn và tay nghề cao, đóng góp lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Hợp đồng lao động thời hạn từ 1 đến 3 năm:
Đây là loại hợp đồng lao động được doanh nghiệp ký với người lao động
làm việc cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm, người lao

Lê Thùy Dương

9

K26BKT01


Chun đề thực tập
động có trình độ chun mơn phù hợp với hoạt động của công ty đã được qua
tuyển chọn và thử việc, có nhận xét, đánh giá của cán bộ nhân sự.
- Hợp đồng lao động ngắn hạn và hợp đồng thử việc:
Hợp đồng này được doanh nghiệp ký với người lao động trong trường hợp
cần người theo mùa vụ, làm việc theo các dự án công việc trong một thời gian

ngắn hoặc với người lao động đang trong quá trình thử việc.
1.4.3. Tổ chức quản lý lao động
Nguồn nhân lực đóng một vai trị quan trọng quyết định đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được điều đó, Ban Lãnh đạo cùng với
phịng Tổ chức của chi nhánh đã đưa ra biện pháp nhằm quản lý và sử dụng
nguồn nhân lực sao cho hiệu quả tối ưu. Theo Bộ Luật Lao động, chi nhánh
Vissan HN quy định nhân viên làm việc 8 giờ một ngày, được nghỉ ngày Chủ
nhật.
Cũng theo quy định của chi nhánh, người lao động đi muộn, về sớm, nghỉ
làm… quá thời gian quy định hoặc khơng có phép đều chịu các hình thức kỷ luật
nhất định. Doanh nghiệp áp dụng hình thức chủ yếu là trừ lương. Tùy theo mức
độ sai phạm mà tiền phạt đối với mỗi nhân viên khác nhau. Trong trường hợp
nhân viên vi phạm nhiều lần hoặc cố tình vi phạm có thể dẫn đến chấm dứt hợp
đồng lao động giữa hai bên. Người lao động làm thêm giờ hoặc làm vào các
ngày Chủ nhật do yêu cầu cơng việc, tùy theo tính chất cơng việc mà chi nhánh
sẽ trả them lương cho họ và điều này được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao
động.
Các chế độ phụ cấp cho người lao động, chế độ về bảo hiểm được doanh
nghiệp thực hiện nghiêm túc theo Luật Lao động và các Nghị định do Chính phủ
ban hành. Để có thể theo dõi đánh giá năng lực của các lao động trong doanh
nghiệp, vào dịp cuối năm chi nhánh Vissan HN tiến hành đánh giá, xếp loại
người lao động theo các tiêu chí. Năng lực của người lao động sẽ được đánh giá
thông quá Phiếu đánh giá chất lượng lao động. Các phiếu này là căn cứ để
Phòng Tổ chức tập hợp kết quả để xét lên lương đối với những người lao động
Lê Thùy Dương

10

K26BKT01



Chuyên đề thực tập
có kết qủa lao động tốt và tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc điều chuyển
nhân sự sao cho phù hợp với năng lực của từng người. Đây là một biện pháp rất
hiệu quả trong việc khích lệ tinh thần làm việc cho người lao động.
Ngồi chế độ phụ cấp, cuối năm chi nhánh cũng tiến hành thưởng tháng
lương thứ 13 cho người lao động dựa trên số giờ công tác của họ.
1.4.4. Tổ chức quản lý tiền lương
 Nguyên tắc chung:
Tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động, trình độ tay nghề và độ lành
nghề của từng người, từng bộ phận.
Những người thực hiện các cơng việc địi hỏi trình độ chun mơn, kỹ thuật
cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
thì được trả lương cao.
 Cơ chế quản lý tiền lương
- Lãnh đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất và đơn
hàng đã ký nhận.
- Bố trí sắp xếp cán bộ cơng nhân viên có đủ trình độ và tay nghề đáp
ứng yêu cầu công việc đặt ra.
- Quản lý chặt chẽ ngày công, giờ lao động.

Lê Thùy Dương

11

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
PHẦN 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ
NGHỆ SÚC SẢN – VISSAN HÀ NỘI
2.1. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương
 Công tác tiền lương
 Công tác chi trả lương
Doanh nghiệp áp dụng chế độ tuần làm 6 ngày, nghỉ Chủ nhật, tổng cộng
48 tiếng. Ngồi giờ hành chính thì nhân viên có thể làm việc ngồi giờ, tăng ca
để tăng thu nhập. Kết quả lao động được thể hiện qua Bảng chấm cơng, được
ghi hàng ngày, trong đó ghi rõ ngày làm việc thực tế, ngày nghỉ hưởng lương,
ngày nghỉ khơng lương, từ đó làm căn cứ để cuối tháng thanh tốn lương cho
người lao động.

 Các hình thức tiền lương và phạm vi áp dụng trong doanh nghiệp
Chi nhánh Vissan HN đang áp dụng một hình thức trả lương, đó là trả
lương theo thời gian mà cụ thể là hình thức trả lương theo tháng. Đây là hình
thức trả lương căn cứ vào giờ công lao động. Lương cấp bậc, đơn giá tiền lương
cho 1 ngày công kế tốn tính ra số tiền lương phải trả cho một công nhân viên
như sau:
Lương thời gian

=(

LCB x (HSL + HSPC)
26

)x Số ngày đi làm thực tế

Trong đó:
LCB: Lương cơ bản 1.800.000

HSL: Là hệ số cấp bậc chức vụ của từng cá nhân
HSPC: Là hệ số phụ cấp chức vụ
26: Là số ngày làm việc quy định trong tháng

Lê Thùy Dương

12

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
Trích bảng hệ số cấp bậc của doanh nghiệp
Bảng 2.1: Hệ số thang bảng lương của doanh nghiệp
Bậc lương

1

2

3

4

5

6

7


8

Đại học

2,34

2,67

3

3,33

3,66

3,99

4,32

4,65

Cao đẳng

2,1

2,41

2,72

3,03


3,34

3,65

3,96

4,27

1,86

2,06

2,26

2,46

2,66

2,86

3,06

3,26

Bậc học

Trung cấp
Thợ tay nghề

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Ví dụ 2.1: Nhân viên Lê Văn Dân thuộc Phòng Tổ chức, là LĐGT. Trong
tháng 10 năm 2016 làm được 26 công, do hệ số lương đại học bậc 4 là 3,33.
Vậy tháng lương của Ông Dân sẽ được tính như sau:
Lương thời gian

=(

1.800.000 x 3,33
26

) x 26

=

5.994.000đ

Các khoản bảo hiểm trích vào chi phí, doanh nghiệp trích theo tỷ lệ hiện
hành, cụ thể đối với tiền lương của Ơng Dân, doanh nghiệp trích vào chi phí như
sau:
Trích BHXH vào chi phí:

5.994.000 x 8%

Trích BHYT vào chi phí:

5.994.000 x 1,5% = 89.910

Trích BHTN vào chi phí:

5.994.000 x 1%


= 59.940

Trích KPCĐ:

5.994.000

= 119.880 (do DN đóng)

x 2%

= 479.520

Vậy tổng số lương ông Dân được nhận là:
5.994.000 - 629.370 = 5.364.630 đ
Ví dụ 2.2: Mai Kiều Trang thuộc tổ sản xuất, là LĐTT, chức vụ công nhân.
Trong tháng làm được 26 ngày công , hệ số lương là 1,86. Vậy tháng lương sẽ
được tính như sau:
Lương thời gian = (1.800.000 x 1,86)/26 x 26 = 3.348.000 đ

Lê Thùy Dương

13

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
Các khoản bảo hiểm trích vào chi phí, donh nghiệp trích theo tỷ lệ hiện
hành, cụ thể đối với tiền lương của bà Trang, doanh nghiệp trích vào chi phí như

sau:
Trích BHXH vào chi phí:

3.348.000 x 8%

Trích BHYT vào chi phí:

3.348.000 x 1,5% = 50.220

Trích BHTN vào chi phí:

3.348.000 x 1%

Trích KPCĐ:

3.348.000

x 2%

= 267.840
= 33.480
= 66.960 (do DN đóng)

Vậy số lương mà bà Trang nhận là 2.996.460 VNĐ
Cứ như vậy kế toán sẽ dựa vào hệ số lương, hệ số phụ cấp và số ngày làm
việc của từng nhân viên để tính ra tiền lương hàng tháng cho công nhân viên
trong công ty và lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận. Doanh nghiệp
ban hành quyết định áp dụng mức lương cơ bản làm căn cứ tính trừ bảo hiểm.
Các khoản bảo hiểm trả thay lương: Khi người lao động bị ốm đau, thai
sản kế toán lập Bảng thanh toán và gửi lên bảo hiểm xã hội .

Ví dụ 2.3: Trong tháng 9 năm 2016, Bà Nguyễn Thị Thanh nghỉ ốm 3
ngày cho nên được hưởng số tiền BHXH trả thay lương:

Biểu 2.1. Giấy chứng nhận nghỉ ốm
(Mặt trước)
BV Bạch Mai
Lê Thùy Dương

Ban hành theo mẫu CV
Số 90TC/CĐ ngày
14

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
20/04/99
Số KB/BA
622

Quyển số : 12A
Số : 037
Giấy chứng nhận nghỉ ốm

Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh.

Tuổi :…29…

Đơn vị công tác : Chi nhánh công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ
Súc sản - Vissan Hà Nội.

Lý do cho nghỉ : Viêm Phế quản.
Số ngày cho nghỉ : 03 ngày (từ ngày 12/09 đến ngày 14/09/2016).
Ngày 12 tháng 09 năm 2016.
Xác nhận phụ trách đơn vị

Y bác sĩ khám chữa bệnh

Số ngày nghỉ : 3 ngày

(đã ký, đóng dấu)

(Mặt sau)

Số sổ BHXH : 01133943564

Phần BHXH
1-Số ngày nghỉ được hưởng BHXH

:

03 ngày

2-Luỹ kế, ngày nghỉ cùng chế độ

:

03 ngày

3-Lương tháng đóng BHXH


:

5.994.000 đồng

4-Lương bình qn ngày

:

230.538 đồng

5-Tỉ lệ hưởng BHXH

:

75%

6-Số tiền hưởng BHXH

:

518.712 đồng

Ngày 12 tháng 10 năm 2016.
Cán bộ Cơ quan BHXH

Phụ trách BHXH đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


2.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động
2.2.1. Hạch toán số lượng lao động
Chỉ tiêu số lượng lao động của doanh nghiệp được phản ánh trên “Sổ danh
sách lao động” của doanh nghiệp do phòng (bộ phận) lao động – tiền lương lập
Lê Thùy Dương

15

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
dựa trên số lao động hiện có của doanh nghiệp, bao gồm cả số lao động dài hạn,
lao động tạm thời, lao động trực tiếp, gián tiếp và lao động thuộc các lĩnh vực
khác ngoài sản xuất. “Sổ danh sách lao động” không chỉ lập chung cho tồn
doanh nghiệp mà cịn được lập riêng cho từng bộ phận sản xuất trong doanh
nghiệp nhằm thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của từng bộ
phận và toàn doanh nghiệp.
Cơ sở để ghi “Sổ danh sách lao động” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng,
thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc… Các chứng từ trên đại bộ phận do
phòng quản lý nghiệp vụ lao động – tiền lương lập mỗi khi tuyển dụng, nâng
bậc, cho thôi việc.
Mọi sự biến động về lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào “Sổ
sách lao động” để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các
chế độ khác cho NLĐ được kịp thời.
2.2.2. Hạch toán thời gian lao động
Hạch toán thời gian sử dụng lao động phải bảo đảm ghi chép, phản ánh kịp
thời, chính xác số ngày cơng, giờ cơng làm việc thực tế hoặc ngừng việc của
từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh nghiệp.

Hạch tốn sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý
lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, làm căn cứ tính lương, tính
thưởng chính xác cho từng NLĐ.
Để hạch toán thời gian lao động cho cán bộ nhân viên, chi nhánh Vissan
HN đã sử dụng Bảng chấm công. Ở chi nhánh theo hình thức chấm cơng là
chấm cơng theo ngày và việc chấm công được giao cho người phụ trách bộ
phận.
Bảng chấm cơng:
-Mục đích: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, ngừng việc, nghỉ
việc, hưởng BHXH. Để làm căn cứ tính lương, BHXH cho từng người lao động
trong công ty.
Lê Thùy Dương

16

K26BKT01


Chuyên đề thực tập
- Phạm vi hoạt động: ở mỗi bộ phận phịng ban đều phải lập một bảng chấm
cơng riêng để chấm công cho người lao động hàng ngày, hàng tháng.
- Trách nhiệm ghi: Hàng tháng tổ trưởng hoặc người được ủy nhiệm ở từng
phịng ban có trách nhiệm chấm công cho từng người, ký xác nhận rồi chuyển
cho phịng ban có trách nhiệm chấm cơng cho từng người, ký xác nhận rồi
chuyển cho phịng kế tốn lương để làm căn cứ tính lương và các chế độ cho
người lao động.
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong
các doanh nghiệp là “Bảng chấm cơng” (mẫu số 01a-LĐTL chế độ chứng từ kế
tốn). “Bảng chấm công” sử dụng để ghi chép theo thời gian thực tế làm việc,
nghỉ việc, vắng mặt của NLĐ theo từng ngày. “Bảng chấm công” phải lâp riêng

cho từng bộ phận (tổ sản xuất, phòng, ban…) và dùng trong một tháng (tương
ứng với kỳ tính lương). Tổ trưởng tổ sản xuất hoặc trường các phòng, ban là
người trực tiếp ghi “Bảng chấm công”, căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt
đầu ngày làm việc ở đơn vị mình. “Bảng chấm cơng” phải để tại một địa điểm
cơng khai để NLĐ giám sát thời gian lao động của mỗi người. “Bảng chấm
cơng” là căn cứ để tính lương, tính thưởng cho từng người lao động và để tổng
hợp thời gian lao động trong doanh nghiệp.
Đối với các trường hợp ngừng việc xảy ra trong ngày do bất cứ nguyên
nhân gì đều phải lập “Biên bản ngừng việc”, trong đó ghi rõ thời gian ngừng
việc thực tế của mỗi người có mặt, nguyên nhân xảy ra ngừng việc và người
chịu trách nhiệm. “Biên bản ngừng việc” là cơ sở để tính lương và thiệt hại xảy
ra.
Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản…
đều phải có chứng từ nghỉ việc do các cơ quan có thẩm quyền cấp (như cơ quan
y tế, hội đồng y khoa…) và được ghi vào “Bảng chấm công” theo những ký hiệu
quy định.

Lê Thùy Dương

17

K26BKT01


×