Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quy định về thuế của WTO và lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 112 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG



LƢU XUÂN MẬU





QUY ĐỊNH VỀ THUẾ CỦA WTO VÀ LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60.31.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Vũ Sỹ Tuấn






Hà Nội - 2007


1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG
MẠI THẾ GIỚI 8
1.1. Tổng quan về Tổ chức Thƣơng mại Thế giới 8
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO 11
1.1.3. Một số Hiệp định cơ bản của WTO 12
1.1.4. Mục tiêu hoạt động và chức năng cơ bản của WTO 14
1.1.4.1. Mục tiêu hoạt động của WTO 14
1.1.4.2. Những chức năng cơ bản của WTO 14
1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của WTO 15
1.1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử. 15
1.1.5.2. Nguyên tắc mở cửa thị trƣờng. 17
1.1.5.3. Nguyên tắc dễ dự đoán. 17
1.1.5.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng. 18
1.1.5.5. Dành cho các thành viên đang phát triển và các nƣớc đang chuyển đổi
một số ƣu đãi. 18
1.2. Quy định về thuế quan của WTO 18
1.2.1. Quan điểm về thuế quan của WTO 18
1.2.1.1. Đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. 18
1.2.1.2. Dùng thuế làm biện pháp bảo hộ. 19
1.2.1.3. Giảm bớt hàng rào thƣơng mại 20
1.2.1.4. Quan điểm cạnh tranh công bằng 22
1.2.1.5. Những quy định về những đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các

nƣớc đang và chậm phát triển 25
1.2.2. Một số phƣơng thức kỹ thuật áp dụng cho các biện pháp thuế quan 26
1.2.2.1. Thuế hóa 26
1.2.2.2. Ràng buộc thuế quan 26


2
1.2.2.3. Cắt giảm thuế quan hơn nữa 27
1.2.3. Các phƣơng pháp cắt giảm thuế quan cơ bản 27
1.2.3.1. Cắt giảm dựa trên cơ sở bản chào và bản yêu cầu 27
1.2.3.2. Phƣơng pháp cắt giảm bình quân 28
1.2.3.3. Đàm phán cắt giảm thuế quan theo công thức 29
1.2.3.4. Hài hoà hoá thuế quan 30
1.2.3.5. Cắt giảm thuế quan theo ngành 30
1.2.3.6. Phƣơng pháp kết hợp 31
CHƢƠNG 2: CAM KẾT VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 32
2.1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 32
2.1.1. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 32
2.1.2. Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO 33
2.1.2.1. Cam kết đa phƣơng 33
2.1.2.2. Cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ 35
2.1.3. Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO 40
2.1.3.1. Mức cam kết chung 40
2.1.3.2. Những cam kết thuế đối với thƣơng mại hàng hoá 42
2.1.4. Đánh giá các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 46
2.2. Tác động của việc thực hiện các cam kết về thuế quan đối với phát triển kinh tế
của Việt Nam 47
2.2.1. Tác động chung đối với nền kinh tế 47
2.2.1.1. Tác động đối với Nhà nƣớc 48

2.2.1.2. Tác động đối với khu vực doanh nghiệp 52
2.2.1.3. Tác động đối với ngƣời tiêu dùng 54
2.2.2. Những tác động chủ yếu tới các ngành kinh tế 55
2.2.2.1. Tác động đối với lĩnh vực nông nghiệp 55
2.2.2.2. Đối với lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ 56
2.2.2.3. Đối với lĩnh vực đầu tƣ 61
2.3. Tình hình thực hiện cam kết thuế quan của Việt Nam sau 2 tháng gia nhập 62


3
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC LỘ TRÌNH CAM KẾT VỀ
THUẾ CỦA VIỆT NAM 69
3.1. Kinh nghiệm thực tế cắt giảm thuế quan của một số nƣớc trên thế giới 69
3.1.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ 69
3.1.1.1. Đổi mới quan điểm về tự do hóa thƣơng mại 69
3.1.1.2. Chủ động từng bƣớc tự do hóa thƣơng mại 70
3.1.1.3. Vận dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp với qui tắc của WTO 72
3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 73
3.1.2.1. Quan điểm phát triển thƣơng mại trong xu thế hội nhập 73
3.1.2.2. Thực hiện tự do hóa thƣơng mại đơn phƣơng và chủ động 73
3.1.2.3. Trung Quốc đã thực hiện các cam kết với WTO 75
3.1.2.4. Thúc đẩy cải cách 77
3.1.2.5. Hiện đại hoá cơ cấu ngành nghề 77
3.1.2.6. Bảo hộ gắn với mục tiêu xuất khẩu 78
3.1.2.7. Tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ (NDT) và USD 79
3.1.2.8. Tiếp tục khai mở thị trƣờng bên ngoài 80
3.1.2.9. Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao 81
3.2. Các giải pháp nhằm thực hiện các lộ trình cam kết thuế của Việt Nam 81
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với nhà nƣớc 81
3.2.1.1. Thúc đẩy tiến trình hoàn thiện hệ thống, cơ chế pháp luật. 81

3.2.1.2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính 83
3.2.1.3. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí 84
3.2.1.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc 85
3.2.1.5. Đặt trọng tâm đào tạo đội ngũ lao động cho phù hợp với tình hình và
nhu cầu của WTO. 86
3.2.1.6. Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lƣợng 87
3.2.1.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp 88
3.2.1.8. Phát triển các loại hình dịch vụ 91
3.2.1.9. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp 91
3.2.1.10. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và
định hƣớng của sự phát triển 95


4
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam 95
3.2.2.1. Triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp 95
3.2.2.2. Tăng cƣờng sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp 97
3.2.2.3. Củng cố cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng 98
3.2.2.4. Các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh 99
3.2.2.5. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 102
3.2.2.6. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý 103
3.2.2.7. Xây dựng thƣơng hiệu vững mạnh 103
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107



5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới – WTO. Về tổng thể, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đang tác động đến chiến lƣợc phát triển nền kinh tế Việt Nam năm 2010-2015 và
2020, mà cụ thể là tác động đến chiến lƣợc phát triển sản xuất của các ngành hàng nông
nghiệp và công nghiệp của Việt Nam. Việc chủ động thực hiện tốt và đẩy nhanh quá
trình cải cách nền kinh tế theo hƣớng tự do thƣơng mại hàng hóa theo cơ chế kinh tế thị
trƣờng sẽ giúp cho Việt Nam dễ dàng hơn và hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập. Bên
cạnh đó, các cam kết thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đang là động cơ thúc đẩy quá
trình cải cách và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.
Cắt giảm thuế quan là một nội dung trọng tâm trong quá trình hội nhập kinh tế và
cũng là cam kết quan trọng nhất của Việt Nam khi gia nhập WTO. Cắt giảm thuế quan
thực chất là việc chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng của hàng hóa nhập khẩu ở thị trƣờng
trong nƣớc, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, đầu tƣ và lƣu thông hàng hóa
của các doanh nghiệp trong nƣớc, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn đối với các hoạt động dịch
vụ và đầu tƣ của nƣớc ngoài. Thực tế, không có một cách thức cắt giảm thuế quan chung
cho tất cả các nƣớc vì còn có sự khác nhau rất nhiều về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nƣớc.
Tuy nhiên việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan với WTO sẽ gây ra
những tác động rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc ta, cả ở những tác động tích
cực và các tác động tiêu cực. Vì vậy, cần phải có những phân tích, đánh giá một cách
toàn diện, cụ thể các tác động của quá trình cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập
kinh tế đối với tổng thể nền kinh tế, các khu vực doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng với các
ngành kinh tế của Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quy định về thuế của WTO và
lộ trình thực hiện các cam kết về thuế của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu


6
Nghiên cứu các quy định, quan điểm về thuế quan của Tổ chức thƣơng mại Thế

giới – WTO nói chung và các cam kết thuế quan cụ thể, lộ trình thực hiện của Việt Nam
khi đã là thành viên chính thức của WTO.
Phân tích và đánh giá các tác động của các cam kết chính thức của Việt Nam khi
gia nhập WTO nói chung và tác động của các cam kết thuế quan nói riêng đối với nền
kinh tế Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực trong quá trình thực
hiện các cam kết thuế quan của Việt Nam và thực hiện đúng lộ trình cam kết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là các quy định về thuế quan của WTO và các
cam kết thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đồng thời căn cứ vào
đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta.
- Phƣơng pháp thống kê và thu thập tin tức, Phƣơng pháp so sánh và tổng hợp
số liệu, Phƣơng pháp phân tích các hoạt động kinh tế
5. Đóng góp khoa học của luận văn
Tổng hợp các quy định về thuế quan của WTO đƣợc quy định trong các Hiệp định
quan trọng của WTO nhƣ Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994, Hiệp định
Nông nghiệp, Hiệp định về dệt may, Hiệp định kỹ thuật thông tin… Luận văn cũng hệ
thống một cách khá chi tiết và khoa học các cam kết chính thức của Việt Nam khi gia
nhập WTO, đặc biệt là các cam kết về thuế quan của Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của nhà nƣớc
Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trong quá trình thực hiện
lộ trình cam kết thuế quan với WTO.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những quy định về thuế quan của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới



7
Chƣơng 2: Cam kết về thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO và lộ trình
thực hiện
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm thực hiện các lộ trình cam kết về thuế của Việt
Nam.


8
CHƢƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THUẾ QUAN CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG
MẠI THẾ GIỚI
1.1. Tổng quan về Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) là một tổ chức
quốc tế, trụ sở ở Geneva, Thuỵ Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thƣơng mại giữa
các nƣớc thành viên theo các quy tắc thƣơng mại đã cam kết. Hoạt động của WTO nhằm
mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thƣơng mại để tiến tới tự do thƣơng mại.
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đƣợc thành lập tại Vòng đàm phán
Urugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (General
Agreement on Tariffs and Trade – GATT) họp tại Marrakesh, Maroc) ngày 15-4-1994 và
bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01-01-1995. Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát
triển của GATT chứ không thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hoá và thiết lập trật
tự mới trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng của thế giới. Nhƣng WTO lại khác GATT
về nhiều phƣơng diện. Nếu GATT là một định chế khá linh động, chủ yếu là mặc cả và
giao dịch, tạo ra nhiều cơ hội để các nƣớc “không tuân thủ” các quy chế cụ thể, thì WTO
lại áp dụng các quy chế chung cho mọi thành viên, bị chi phối bởi các thủ tục hoà giải
tranh chấp. Hơn nữa, sự ra đời của WTO còn tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thƣơng
mại thế giới không chỉ trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, mà còn cả trong các lĩnh vực
mới là dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ, đồng thời đƣa vào khuôn khổ thƣơng mại đa
phƣơng hai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp.
Hiện nay, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia

trong thƣơng mại quốc tế và là một tổ chức thƣơng mại lớn nhất toàn cầu. Đó là những
hiệp định đã và đang tiếp tục đƣợc đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ
quan thuế thành viên. Tính đến nay WTO đã có 150 thành viên, bao gồm 76 thành viên
sáng lập và 74 thành viên tham gia. Khối lƣợng thƣơng mại giao dịch giữa các thành
viên WTO hiện chiếm gần 98% giao dịch thƣơng mại quốc tế.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tƣ tƣởng về tự do thƣơng mại do WTO theo đuổi có xuất xứ từ rất lâu. Năm
1944, tại Hội nghị Bretton Woods, bang New Hampshire, Mỹ, cùng với sự ra đời của 2
tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân
hàng Thế giới-WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF, một tổ chức chung về lĩnh vực thƣơng


9
mại cũng đƣợc đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức thƣơng mại Quốc tế (International
Trade Organization – ITO).
Hiến chƣơng ITO đƣợc nhất trí tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thƣơng mại và
việc làm tại Habana, Cuba tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, do không đƣợc tất cả quốc hội
của các nƣớc phê chuẩn nên ITO, với tƣ cách là một tổ chức, đã không thể hình thành.
Mặc dầu vậy, tinh thần cơ bản của Hiến chƣơng ITO về điều chỉnh thƣơng mại quốc tế
vẫn tồn tại thông qua sự hình thành định chế thƣơng mại quốc tế Hiệp định chung về
Thuế quan và Thƣơng mại (GATT). Từ khi ra đời (1-1-1948 với 23 nƣớc tham gia thoả
thuận ban đầu), GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thƣơng mại
đa phƣơng trong suốt gần 50 năm. Các nƣớc tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm
phán, ký kết thêm nhiều thoả ƣớc thƣơng mại mới. Tại vòng đàm phán thứ 8 của GATT
khai mạc ở Punta Del Este, Uruguay – Vòng đàm phán Uruguay, bắt đầu năm 1986 và
kết thúc năm 1994, các bên tham gia GATT đã nhất trí thành lập Tổ chức Thƣơng mại
Thế giới (WTO) thay thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đƣợc
WTO kế thừa, quản lý và mở rộng.
Tuy là một hiệp định có vai trò bao trùm trong đời sống thƣơng mại quốc tế, trong
đó đề ra những nguyên tắc cơ bản của thƣơng mại quốc tế và những nguyên tắc đó vẫn

tồn tại cho đến ngày nay, nhƣng GATT lại chƣa bao giờ là một tổ chức. Sự điều hành
GATT khiến ngƣời Việt Nam có cảm giác đây nhƣ là một tổ chức. GATT điều hành các
vòng đàm phán kéo dài nhiều năm với sự tham gia của hàng chục quốc gia từ khắp các
châu lục. Do tầm vóc lớn lao của nó cũng nhƣ giá trị những khối lƣợng thƣơng mại mà
nó điều tiết, GATT có riêng một Ban thƣ ký để theo dõi, giám sát việc thực hiện Hiệp
định. Và để diễn tả hình thức tồn tại này của GATT, có ngƣời gọi GATT là một “định
chế”.
Về điểm này, WTO không giống nhƣ GATT vì WTO thực sự là một tổ chức, ra
đời thay thế GATT, nhằm thể chế hoá GATT, biến GATT thành một tổ chức thực sự và
có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/1995. Vì thế mà các nƣớc tham gia GATT chỉ đƣợc gọi là các bên ký kết, còn các
nƣớc, các tổ chức và vùng lãnh thổ tham gia WTO thì đƣợc gọi là thành viên.
Trong lịch sử tồn tại 47 năm của mình, GATT đã trải qua 8 vòng đàm phàn với
các nội dung cụ thể nhƣ trong bảng 1.1:


10

Bảng 1.1. Các vòng đàm phán của GATT
Vòng
đàm phàn
Thời
gian
Số
nƣớc
Chủ đề đàm
phán
Trị giá
thƣơng
mại đƣợc

tính
Bình
quân cắt
giảm thuế
quan
Bình
quân thuế
quan sau
đó
Geneva
1947
23
Thuế quan
10 tỷ USD
35%
-
Annecy
1949
33
Thuế quan
-
35%
-
Torquay
1950
34
Thuế quan
-
35%
-

Geneva
1956
22
Thuế quan
10 tỷ USD
35%
-
Dillon
1960-
61
45
Thuế quan
-
35%
-
Kenedy
1962-
67
48
Thuế quan và
các biện pháp
chống bán phá
giá
-
35%
8,7%
Tokyo
1973-
79
99

Thuế quan và
các biện pháp
phi thuế quan,
các hiệp định
khung thuế quan
2,5 tỷ
USD
34%
6,3%
Uruguay
1986-
94
123
Các biện pháp
phi thuế quan,
dịch vụ sở hữu
trí tuệ, giải quyết
tranh chấp, nông
nghiệp, hàng dệt
may…
4,9 tỷ
USD
38%
3,9%
Nguồn: John H.Jackson, (Phạm Viễn Phương, Huỳnh Văn Thanh dịch), Hệ thống thương mại
thế giới-Luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thanh niên, 2001.tr.114


11
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, uỷ ban của
WTO, ngoại trừ cơ quan phúc thẩm, các ban hội thẩm giải quyết tranh chấp và các uỷ
ban đặc thù.
Cấp cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trƣởng (Ministerial Conference-MC). MC
là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần. MC có quyền
quyết định mọi vấn đề phát sinh từ các hiệp định.
Cấp thứ hai là Đại hội đồng (General Council-GC). Giữa hai kỳ Hội nghị Bộ
trƣởng, các công việc hàng ngày của WTO đƣợc đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại hội
đồng, Hội đồng giải quyết tranh chấp và Hội đồng rà soát chính sách thƣơng mại, gồm
các đại sứ hay trƣởng phái đoàn của tất cả các thành viên tại Geneva. Đại Hội đồng là cơ
quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, đƣợc nhóm họp thƣờng xuyên và
hành động nhân danh Hội nghị Bộ trƣởng và chịu trách nhiệm trƣớc Hội nghị Bộ trƣởng.
Hội đồng Giải quyết tranh chấp đƣợc nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các
phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình.
Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên (cấp đại sứ hoặc tƣơng đƣơng).
Hội đồng rà soát Chính sách Thƣơng mại đƣợc nhóm họp để thực hiện việc rà
soát chính sách của các thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thƣơng mại. Đối với
những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một
lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể đƣợc tiến hành cách quãng hơn.
Cấp thứ ba là các Hội đồng Thƣơng mại hoạt động dƣới quyền của Đại Hội đồng
về nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm:
- Hội đồng Thƣơng mại hàng hóa (Council for Trade in Goods),
- Hội đồng Thƣơng mại dịch vụ (Council for Trade in Services),
- Hội đồng về những vấn đề Thƣơng mại liên quan đến sở hữu trí tuệ (Council
for Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights).
Mỗi hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tƣơng tự nhƣ Đại Hội đồng, các
hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO. Bên cạnh ba hội đồng này
còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng
các vấn đề riêng rẽ nhƣ thƣơng mại và phát triển, môi trƣờng, các thỏa thuận thƣơng mại



12
khu vực và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm công tác về
việc gia nhập, chịu trách nhiệm làm việc với các nƣớc xin gia nhập WTO.
Cấp thứ tƣ là các tiểu ban trực thuộc Đại Hội đồng và các Hội đồng. Các tiểu ban
này chịu trách nhiệm điều hành việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thƣơng
mại tƣơng ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên.
- Hội đồng Thƣơng mại hàng hóa có 11 tiểu ban điều hành các công việc
chuyên biệt (nông nghiệp, tiếp cận thị trƣờng, các biện pháp chống bán phá
giá và trợ cấp…)
- Hội đồng Thƣơng mại dịch vụ gồm có các tiểu ban về dịch vụ tài chính, các
tiểu ban về các cam kết cụ thể.
- Hội đồng giải quyết tranh chấp của Đại Hội đồng có hai tiểu ban là Ban Hội
thẩm và Cơ quan phúc thẩm.
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy
ban Đàm phán Thƣơng mại trực thuộc Đại Hội đồng để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận
lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau.
Cấp thứ năm là Ban Thƣ ký của WTO gồm 635 nhân viên, đứng đầu là một Tổng
Giám đốc, nhiệm kỳ 4 năm. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 4 Phó Tổng Giám đốc.
Ban Thƣ ký WTO có văn phòng tại Geneva, Thụy Sĩ. Tổng Giám đốc đƣơng nhiệm là
ông Paxcan Lamy, quốc tịch Pháp.
Việc ra quyết định đều do các thành viên đảm trách, do đó Ban thƣ ký không có
quyền ra quyết định. Nhiệm vụ chính của Ban Thƣ ký là cung ứng kỹ thuật cho các Hội
đồng, Ủy ban và Hội nghị Bộ trƣởng, hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển, phân
tích tình hình thƣơng mại thế giới và giải thích các công việc của WTO cho công chúng
và báo chí. Ban Thƣ ký cũng trợ giúp về pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp và tƣ vấn
cho các chính phủ muốn gia nhập WTO.
1.1.3. Một số Hiệp định cơ bản của WTO
Về phƣơng diện pháp lý, Định ƣớc cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay ký

ngày 15-04-1994 tại Marrakesh, Maroc là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh
rộng nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật
pháp quốc tế. Về dung lƣợng, các hiệp định đƣợc ký kết tại Marrakesh và các phụ lục


13
kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và
nghĩa vụ pháp lý chung của các thành viên nhƣ sau:
- Hiệp định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới,
- 20 Hiệp định đa phƣơng về thƣơng mại hàng hóa,
- 4 hiệp định đa phƣơng về thƣơng mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh
chấp, giám sát chính sách thƣơng mại,
- 4 hiệp định đa phƣơng về hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản
phẩm sữa và sản phẩm thịt bò,
- 23 tuyên bố (declaration) và quyết định (decision) liên quan đến một số vấn đề
chƣa đạt đƣợc thỏa thuận trong Vòng đàm phán Uruguay.
Trong số những văn kiện này, phải kể đến một số hiệp định quan trọng nhất của
WTO gồm:
- Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại 1994 (General Agreement on
Tariffs and Trade 1994 – GATT 1994)
- Hiệp định chung về Thƣơng mại Dịch vụ (General Agreement on Trade in
Services – GATS)
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ
(Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights –
TRIPS Agreement)
- Hiệp định về các Biện pháp Đầu tƣ liên quan đến Thƣơng mại (Agreement on
Trade – Related Investment Measures – TRIMs Agreement)
- Hiệp định về Nông nghiệp (Agreement on Agriculture – AoA)
- Hiệp định về Hàng dệt may (Agreement on Textiles and Clothing – ATC)
- Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và kiểm dịch (Agreement on Sanitary and

Phytosanitary Measures – SPS)
- Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với Thƣơng mại (Agreement on
Technical Bariers to Trade – TBT)
- Hiệp định về chống bán phá giá (Anti-dumping Measures)
- Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp (Agreement on Subsidies
and Countervailing Measures – SCM)
- Hiệp định về tự vệ


14
- Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
- Hiệp định về định giá hải quan
- Hiệp định về Kiểm định hàng trƣớc khi vận chuyển
- Quy định về xuất xứ hàng hóa (Rules on Origin – ROO)
- Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding
– DSU)
Nhƣ vậy, ngoài GATT, WTO còn bao gồm rất nhiều hiệp định, văn bản khác,
cũng không phải chỉ có lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa, mà còn bao gồm cả các lĩnh vực
thƣơng mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
1.1.4. Mục tiêu hoạt động và chức năng cơ bản của WTO
1.1.4.1. Mục tiêu hoạt động của WTO
Với tƣ cách là một tổ chức thƣơng mại lớn nhất thế giới và kế tục GATT, mục
tiêu tổng quát mà WTO theo đuổi đƣợc ghi trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947
là nâng cao mức sống của nhân dân các bên tham gia ký kết, đảm bảo việc làm, thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
Cụ thể là:
- Thúc đẩy tăng trƣởng thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ
cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trƣờng,
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trƣờng, giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thƣơng mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thƣơng mại đa

phƣơng, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, bảo đảm cho
các nƣớc đang phát triển và đặc biệt là các nƣớc kém phát triển đƣợc thụ hƣởng
những lợi ích thực sự từ sự tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế, phù hợp với nhu
cầu phát triển kinh tế của các nƣớc này và khuyến khích các nƣớc này ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho ngƣời dân của các thành viên,
bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu đƣợc tôn trọng.
1.1.4.2. Những chức năng cơ bản của WTO
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, WTO có những chức năng cơ bản sau đây:
- Quản lý các hiệp định thƣơng mại thuộc hệ thống thƣơng mại WTO: Thống
nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thƣơng mại đa phƣơng,


15
giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên thực hiện các
nghĩa vụ thƣơng mại quốc tế của chính họ.
- Diễn đàn đàm phán thƣơng mại: Thiết lập khuôn khổ thể chế để tiến hành các
vòng đàm phán thƣơng mại đa phƣơng trong khuôn khổ WTO, theo quyết định
của Hội nghị Bộ trƣởng WTO.
- Giải quyết các tranh chấp thƣơng mại: Hình thành cơ chế giải quyết tranh chấp
giữa các thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và
các Hiệp định thƣơng mại đa phƣơng.
- Giám sát chính sách thƣơng mại của các thành viên: Xây dựng cơ chế giám sát
chính sách thƣơng mại của các thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự
do hóa thƣơng mại và tuân thủ các quy định của WTO. Hiệp định thành lập WTO
đã quy định một cơ chế giám sát chính sách thƣơng mại áp dụng chung đối với tất
cả các thành viên.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế, hỗ trợ các nƣớc đang phát triển về chính sách
thƣơng mại, thông qua các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện: Thực hiện
việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác nhƣ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)

và Ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về
những xu hƣớng phát triển tƣơng lai của kinh tế toàn cầu. Hỗ trợ các nƣớc đang
phát triển về chính sách thƣơng mại, thông qua các chƣơng trình hỗ trợ kỹ thuật và
huấn luyện.
1.1.5. Nguyên tắc hoạt động của WTO
Các hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) rất nhiều và phức tạp
bao gồm cả nông nghiệp, dệt may, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp và cả thực
phẩm Tuy nhiên, xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc, và chúng đƣợc coi
là nền tảng của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng.
1.1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, bao gồm hai nội dung: đãi
ngộ tối huệ quốc (Most favoured nation-MFN) và đãi ngộ quốc gia (national Treament-
NT).
Đãi ngộ tối huệ quốc là nguyên tắc quy định mỗi thành viên sẽ dành cho sản
phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ƣu đãi hơn đối xử mà thành viên


16
đó dành cho sản phẩm của một nƣớc thứ 3. Ví dụ nếu Hoa Kỳ quy định thuế quan
10% đối với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản thì Hoa Kỳ cũng phải áp dụng mức thuế
quan trên đối với ô tô cùng loại nhập từ Hàn Quốc.
Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định
GATT 1947 quy định mỗi bên tham gia có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều
khoản trong Hiệp định đối với một thành viên khác. Tuy nhiên, nếu nguyên tắc MFN
trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với hàng hóa thì trong WTO, nguyên tắc này đƣợc mở
rộng sang thƣơng mại dịch vụ (Điều 2 Hiệp định GATT) và sở hữu trí tuệ (Điều 4 Hiệp
định TRIPS)
Bên cạnh đó, WTO cũng quy định một số miễn trừ quan trọng nhƣ: miễn trừ về
đối xử đặc biệt và ƣu đãi hơn với các nƣớc đang phát triển.
- Một là, “Hệ thống ƣu đãi phổ cập” – GSP chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ

những nƣớc đang phát triển và chậm phát triển. Theo đó: Các nƣớc phát triển có
thể thiết lập mức thuế ƣu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm hạng có xuất
xứ từ các nƣớc đang và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những
mức thuế quan ƣu đãi đó cho các nƣớc phát triển theo nguyên tắc MFN.
- Hai là, “Hệ thống ƣu đãi thƣơng mại toàn cầu giữa các nƣớc đang phát triển” –
GSPT: cho phép các nƣớc đang phát triển hoặc chậm phát triển có quyền đàm
phán, ký kết những hiệp định thƣơng mại dành cho nhau những ƣu đãi hơn về thuế
quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nƣớc phát triển.
Đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc quy định mỗi thành viên sẽ không dành cho
sản phẩm của công dân của mình sự đối xử ƣu đãi hơn so với sản phẩm của ngƣời
nƣớc ngoài.
Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ,
các quyền sở hữu trí tuệ, chƣa áp dụng đối với các cá nhân và pháp nhân. Đối với hàng
hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia là một nghĩa vụ
chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nƣớc ngoài sau khi đã đóng thuế
quan hoặc đƣợc đăng ký bảo vệ hợp pháp thì đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ hàng hóa và
quyền sở hữu trí tuệ trong nƣớc đối với thuế và lệ phí nội địa, đối với các quy định về
mua, bán, phân phối vận chuyển… Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với


17
những lĩnh vực, ngành nghề đã đƣợc mỗi thành viên đƣa vào danh mục cam kết cụ thể
của mình và mỗi thành viên có quyền đàm phán để đƣa ra những ngoại lệ.
Theo quy định chung, các thành viên không đƣợc áp dụng những hạn chế số
lƣợng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ 5 ngoại lệ:
- Mất cân đối cán cân thanh toán,
- Nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nƣớc,
- Bảo vệ ngành sản xuất trong nƣớc chống lại sự gia tăng đột ngột nhập khẩu
hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng nào đó trên thị trƣờng quốc gia
do xuất khẩu quá nhiều,

- Vì lý do sức khoẻ và vệ sinh môi trƣờng,
- Vì lý do an ninh quốc gia
1.1.5.2. Nguyên tắc mở cửa thị trƣờng.
Nguyên tắc mở cửa thị trƣờng hay tiếp cận thị trƣờng thực chất là mở cửa thị
trƣờng trong nƣớc cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tƣ nƣớc ngoài.
Đây là một trong những cam kết bắt buộc phải thực hiện của mọi thành viên
WTO. Về mặt hình thức, nguyên tắc này thể hiện tƣ tƣởng tự do hoá thƣơng mại của
WTO. Về mặt pháp lý, nó thể hiện nghĩa vụ ràng buộc thực hiện những cam kết về mở
cửa thị trƣờng mà các nƣớc đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.
Khi gia nhập WTO, mỗi nƣớc đều phải thực hiện cam kết mở cửa thị trƣờng cho
các nhà đầu tƣ của các nƣớc thành viên đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ
vào nƣớc mình theo nguyên tắc: thực hiện theo cam kết khi gia nhập, thực hiện các quy
định của WTO về mở cửa thị trƣờng, thực hiện đãi ngộ quốc gia. Nhƣ vậy, khi tất cả các
thành viên WTO mở cửa thị trƣờng, cùng với việc áp dụng nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
và nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc, sẽ tạo ra một hệ thống thƣơng mại toàn cầu mở.
1.1.5.3. Nguyên tắc dễ dự đoán.
Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thƣơng mại (thuế quan
và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tƣ. Với sự ổn định, dễ
dự đoán, thì việc đầu tƣ sẽ đƣợc khuyến khích, việc làm sẽ đƣợc tạo ra nhiều hơn và
khách hàng sẽ đƣợc hƣởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng. Hệ thống
thƣơng mại đa phƣơng là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trƣờng
thƣơng mại ổn định và có thể dự đoán.


18
Hệ thống thƣơng mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn
định theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử
dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nƣớc hạn chế số lƣợng hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, WTO cũng giúp các nguyên tắc thƣơng mại của các nƣớc trở nên rõ ràng
và minh bạch hơn. Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nƣớc thành viên

phải công khai chính sách.
1.1.5.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng là một hệ thống những quy định nhằm bảo đảm
môi trƣờng cạnh tranh mở, bình đẳng và không có sai phạm, hạn chế các tác động tiêu
cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng nhƣ bán phá giá, trợ cấp, hay dành
các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định. Chính vì vậy, cạnh tranh công bằng
thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng nhƣ nhau”
1.1.5.5. Dành cho các thành viên đang phát triển và các nƣớc đang chuyển đổi
một số ƣu đãi.
Các ƣu đãi này đƣợc thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát
triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một
số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát
triển đã tăng lên khá nhiều. Sau vòng đàm phán Uruguay, các nƣớc giàu trong WTO đã
cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ những nƣớc kém phát triển
và trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc này. Gần đây, những nƣớc phát triển đã bắt đầu cho
phép nhập khẩu tự do, không thuế, không hạn ngạch đối với tất cả những sản phẩm từ
hầu hết quốc gia kém phát triển trong WTO.
1.2. Quy định về thuế quan của WTO
1.2.1. Quan điểm về thuế quan của WTO
1.2.1.1. Đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Nguyên tắc này là nền móng của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại
1994, nó đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện là đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.
Các điều khoản về đãi ngộ quốc gia yêu cầu khi một loại hàng hoá nào đó đƣợc
đƣa vào thị trƣờng một nƣớc qua hải quan thì các ƣu đãi khác sẽ không đƣợc thấp hơn
những hàng hoá tƣơng ứng đƣợc sản xuất trong nƣớc. Nói cách khác, sau khi nộp thuế


19
hải quan, các hàng hoá phù hợp với quy định pháp luật về tiêu thụ, mua bán, vận chuyển

và phân phối… đều đƣợc coi nhƣ hàng hoá trong nƣớc hoặc áp dụng các biện pháp hạn
chế khác đối với hàng nhập khẩu thì lợi ích của việc miễn giảm thuế đƣợc tiến hành giữa
các thành viên sẽ bị huỷ bỏ.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc trong thƣơng mại hàng hoá chủ yếu nhằm vào
phƣơng diện sau: Thứ nhất, thuế nhập khẩu; thứ hai, phí ở nhiều hình thức khác nhau,
thu vào xuất nhập khẩu, nhƣ: các loại phụ phí xuất nhập khẩu, thuế biến động, thuế xuất
khẩu… Thứ ba, các loại phí dƣới nhiều hình thức liên quan đến xuất nhập khẩu. Thứ tƣ
phí thu từ thanh toán hoặc chuyển nợ quốc tế trong xuất nhập khẩu. Thứ năm, biện pháp
thu thuế, phí kể trên. Ví dụ, khi thu các loại thuế quan, khi định giá giá trị hàng hoá xuất
nhập khẩu, tiêu chuẩn đánh giá, trình tự đánh giá, phƣơng pháp đánh giá đều cần có sự
bình đẳng giữa các thành viên. Thứ sáu, toàn bộ những quy định pháp luật và thủ tục liên
quan đến xuất nhập khẩu, nhƣ yêu cầu công bố hoặc nói rõ tin tức đã quy định rõ trong
thời gian xuất nhập khẩu quy định. Thứ bảy, việc thu các loại thuế trong nƣớc hoặc phí
trong nƣớc khác, nhƣ thuế tiêu thụ, phí liên quan do cục thuế địa phƣơng thu. Thứ tám,
pháp luật quy định, yêu cầu về những ảnh hƣởng đến tiêu thụ, thu mua, cung cấp, vận
chuyển, phân phối… trong nƣớc của sản phẩm.
Đa số các nƣớc nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp đã ký kết hiệp định với một số
nƣớc về nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp nào đó. Thuế quan ràng buộc tƣơng
đối cao của hiệp định, gây ra một số ảnh hƣởng không tốt đối với các nƣớc có liên quan.
Vì thế, nhất định phải quy định những nƣớc này có nghĩa vụ phải nhập khẩu một lƣợng
sản phẩm nông nghiệp nhất định với giá tƣơng đối thấp, tức là nhập khẩu trong một
lƣợng quy định thì mức thu mức thuế tƣơng đối thấp mà không thu mức thuế tối huệ
quốc tƣơng đối cao thông thƣờng, tỷ lệ thuế này thƣờng là 0%-23% và đƣợc áp dụng
bình đẳng giữa tất cả các nƣớc thành viên.
1.2.1.2. Dùng thuế làm biện pháp bảo hộ.
“Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994” không ngăn cấm việc tiến
hành bảo hộ đối với ngành công nghiệp trong nƣớc, nhƣng lại yêu cầu những sự bảo hộ
này phải đƣợc tiến hành thông qua thuế và không đƣợc áp dụng các biện pháp hành
chính khác. Độ rõ ràng của việc bảo hộ thuế là rất cao, thuận tiện cho việc tiến hành đàm



20
phán miễn giảm giữa các thành viên, từ đó giảm bớt những vƣớng mắc của việc bảo hộ
đối với thƣơng mại.
Điều 19 “Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại thuế 1994” cho phép các
thành viên đƣợc thực hiện tạm thời hạn chế nhập khẩu hay nâng mức thuế trong những
trƣờng hợp nền công nghiệp nƣớc thành viên bị thiệt hại nghiêm trọng do sự cạnh tranh
khốc liệt của hàng hoá nhập khẩu nhƣ công nhân bị thất nghiệp, doanh nghiệp bị thua lỗ
nặng nề… Các biện pháp hạn chế nhập khẩu đƣợc áp dụng dựa vào các điều khoản bảo
đảm phải đƣợc hạn chế trong thời gian và mức độ cần thiết khi ngăn chặn hay sửa đổi
những thiệt hại nghiêm trọng nói trên và không đƣợc thực thi quá lâu. Ngành công
nghiệp bị ảnh hƣởng có nghĩa vụ nhanh chóng tiến hành điều chỉnh kết cấu, hạn chế
không đƣợc nhằm vào nguồn hàng và nƣớc sản xuất, tức là phải đƣợc thực thi một cách
không phân biệt đối xử. Trƣớc khi áp dụng các hành động phải gửi thông báo bằng văn
bản cho WTO, đồng thời tiến hành thƣơng lƣợng với các bên thành viên chịu ảnh hƣởng
về lợi ích. Thời gian thực thi các biện pháp bảo đảm thƣờng từ 3-4 năm.
1.2.1.3. Giảm bớt hàng rào thƣơng mại
Hiệp đinh chung về thuế quan và thƣơng mại thuế 1994 quy định rằng giữa các
thành viên thông qua đàm phán để hạ bớt mức thuế của mình và liệt kê các hạng mục
thuế đƣợc miễn giảm này vào biểu miễn giảm thuế của các nƣớc để chúng bó buộc lại
với nhau, từ đó tạo nền tảng vững chắc và có thể dự kiến đƣợc cho thƣơng mại giữa các
nƣớc phát triển Do các loại thuế đã ràng buộc đƣợc liệt kê vào biểu miễn giảm không
đƣợc tăng lên trong vòng 3 năm, sau 3 năm nếu muốn tăng thuế thì phải tiến hành
thƣơng lƣợng với các thành viên đƣợc miễn giảm nhƣ lúc đầu, đồng thời phải bồi thƣờng
cho những tổn thất mà nó tạo ra, vì vậy thuế sau khi đã ràng buộc khó có thể xảy ra hiện
tƣợng tăng trở lại đƣơc.
Trong Hiệp định Nông nghiệp cũng yêu cầu các nƣớc thành viên xoá bỏ toàn bộ
các biện pháp phi thuế quan và chuyển tất cả các biện pháp hàng rào phi thuế quan này
thành “thuế quan tƣơng đồng” theo một công thức nhất định trong thời gian từ năm
1986-1988, cộng với thuế quan hỗn hợp đƣợc tạo thành do tỷ lệ thuế quan bình thƣờng

của các sản phẩm hiện đang chịu ảnh hƣởng của các biện pháp phi thuế quan.
Đối với thuế quan hỗn hợp, các nƣớc phát triển, trong giai đoạn thực thi hiệp đinh
(năm 1995-2000) bình quân đã giảm 36%. Các nƣớc đang phát triển trong giai đoạn thực


21
thi hiệp định (năm 1995-2005) bình quân sẽ giảm 24%. Đối với mỗi một loại sản phẩm
các nƣớc phát triển ít nhất giảm 15%, các nƣớc đang phát triển giảm 10%. Các nƣớc
chậm phát triển không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào. Nếu các sản phẩm không
chịu hạn chế của các biện pháp phi thuế quan, thì cơ sở để tiến hành việc tính toán thuế
chuyển nhƣợng và giảm bớt là mức thuế quan bị ràng buộc. Nếu thuế quan không bị ràng
buộc, thì cơ sở để tính toán thuế quan chuyển nhƣợng và giảm bớt là mức thuế quan
trung bình ngày 01/09/1986.
Chính phủ 40 nƣớc tham gia đàm phán “Hiệp định kỹ thuật thông tin toàn cầu” đã
chấp nhận hạn định bãi bỏ các loại thuế quan cho hơn 200 các loại sản phẩm kỹ thuật
thông tin bao gồm phần mềm máy vi tính, thiết bị thông tin, thiết bị sinh ra chất bán dẫn
và chất bán dẫn, các máy móc khoa học…, đối với các nƣớc phát triển là trƣớc năm
2005. “Hiệp định kỹ thuật thông tin” quy định từng bƣớc giảm mức thuế quan theo bốn
giai đoạn, cụ thể đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
Đối với các nƣớc phát triển:
- Trƣớc ngày 01/07/1997 giảm 25% mức thuế quan so với hiện tại
- Trƣớc ngày 01/01/1998 giảm 25% mức thuế quan
- Trƣớc ngày 01/01/1999 giảm 25% mức thuế quan
- Trƣớc ngày 01/01/2000 giảm hoàn toàn mức thuế đối với các mặt hàng trong
lĩnh vực này, thực hiện mức thuế bằng 0
Các nƣớc đang phát triển cũng giảm dần lƣợng thuế quan theo các giai đoạn giống
nhƣ các giai đoạn ở trên nhƣng một bộ phận sản phẩm có thể kéo dài đến năm 2005 mới
thực hiện việc tự do hoá.
Ngoài những mức thuế thông thƣờng ra, “Hiệp định kỹ thuật thông tin” đồng thời
còn quy định trƣớc ngày 01/07/1997 bãi bỏ các loại thuế quan và chi phí khác.

Các nƣớc Costa Rica, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Thái
Lan đƣợc phép có thể tƣơng đối linh hoạt trong việc giảm thuế quan của một số loại mặt
hàng, trong khoảng thời gian sau năm 2000 và trƣớc năm 2005 thì thực hiện mức thuế
quan bằng 0 đối với những mặt hàng này.
Hiệp định này cũng quy định các bên căn cứ trên tinh thần của mục b khoản 1
điều 2 “Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994”, ràng buộc và giảm dần thuế
quan cho các sản phẩm kỹ thuật thông tin cùng với các khoản thu thuế và các chi phí


22
khác. Các nƣớc tham gia ký kết hiệp định sẽ căn cứ những biện pháp đƣợc quy định
trong “Tuyên ngôn cấp Bộ trƣởng về sản phẩm kỹ thuật thông tin” do WTO công bố
ngày 13/12/1996 để đƣa vào trong thƣ giảm bớt và chuyển nhƣợng thuế quan đệ trình lên
Tổ chức thƣơng mại thế giới. Các nƣớc tham gia ký kết hiệp định nhƣng không phải là
thành viên của WTO nên tự chủ trong việc thực hiện những biện pháp này, để đẩy nhanh
quá trình hoàn thành đơn xin gia nhập WTO, và sau đó thì đƣa những biện pháp đã nêu ở
trên vào trong thƣ giảm bớt và chuyển nhƣợng thuế quan của thị trƣờng hàng hoá để đệ
trình lên WTO. Mỗi nƣớc tham gia vào hiệp định phải lập tức sửa đổi biểu thuế suất,
điều chỉnh những khoản thuế có liên quan và thi hành các biện pháp để việc thực thi hiệp
định sau khi ký kết có kết quả.
Trƣớc khi Uỷ ban Thƣơng mại hàng hoá triệu tập hội nghị định kỳ lần tiếp theo
thì các nƣớc tham gia ký kết hiệp định phải căn cứ vào tiến trình phát triển của kỹ thuật
và nguyên tắc hiệp thƣơng nhất trí, rút ra đƣợc những kinh nghiệm trong quá trình tiến
hành giảm bớt và chuyển nhƣợng thuế quan và điều chỉnh những thay đổi trong chế độ
thuế quan, tiến hành thẩm định và sửa chữa đối với những sản phẩm trong quy định, tăng
thêm các sản phẩm mới, và tiến hành hiệp thƣơng về những rào cản thuế thƣơng mại của
sản phẩm kỹ thuật thông tin. Và công việc hiệp thƣơng này không đƣợc đi ngƣợc lại
những quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan trong hiệp định của WTO.
Các bên tham gia ký kết hiệp định phải khảo sát và điều tra những sai khác còn
tồn tại về vấn đề phân loại sản phẩm kỹ thuật thông tin vào trƣớc ngày 30/09/1997. Các

bên phải cùng nhất trí đạt tới một mục tiêu chung, tức là tìm kiếm cách phân loại thống
nhất cho sản phẩm kỹ thuật thông tin trong các bảng biểu thuế quan hiện đang đƣợc sử
dung, đồng thời cũng phải xem xét các quy định và giải thích của Uỷ ban hợp tác hải
quan (còn gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới). Nếu tồn tại bất cứ sự chia rẽ nào phát sinh
do việc phân loại sản phẩm gây ra, thì các nƣớc thành viên phải suy xét xem có phải đƣa
các kiến nghị lên Tổ chức Hải quan Thế giới không, để tiện cho việc phối hợp các mục
thuế quan mới, hoặc giải quyết sự chia rẽ vẫn còn tồn tại khi phối hợp các hạng mục thuế
quan.
1.2.1.4. Quan điểm cạnh tranh công bằng
“Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994” cho phép sử dụng thuế hoặc
các biện pháp tài chính khác để thực hiện bảo hộ nền công nghiệp trong nƣớc trong


23
những trƣờng hợp nhất định. Xét từ góc độ này thì những chính sách mà “Hiệp định
chung về thuế quan và thƣơng mại 1994” thực hiện không phải là những chính sách
thƣơng mại tự do thuần tuý. Song “Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994”
lại nhấn mạnh đến sự cạnh tranh mở rộng và công bằng, phản đối các biện pháp thƣơng
mại bất công (chủ yếu là trợ cấp và bán phá giá).
Trong trƣờng hợp này, “Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994” cho
phép nƣớc nhập khẩu đƣợc thu thuế chống bán phá giá gây ra cho hàng hoá trong nƣớc.
Một biện pháp thƣơng mại không công bằng khác là chính phủ trợ cấp cho xuất khẩu.
Cho dù trợ cấp xuất khẩu hay là trợ cấp trong nƣớc thì cũng đều đƣợc coi là vi phạm
“Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994”. Vì vậy, Hiệp định này cũng đƣa ra
những quy định tƣơng ứng đối với việc trƣng thu thuế chống trợ cấp.
Tuy nhiên WTO cũng có quy định riêng nhằm đãi ngộ đặc biệt đối với thành viên
các nƣớc đang phát triển. Cùng với sự tăng lên về số lƣợng và sự lớn mạnh của thành
viên các nƣớc đang phát triển thì lợi ích các nƣớc này cũng đƣợc phản ánh tƣơng ứng
trong "Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994". Hiệp định này thừa nhận:
hàng hoá của các thành viên đang phát triển khi đƣa vào thị trƣờng thế giới phải đƣợc

hƣởng những điều kiện ƣu đãi hơn. Thành viên các nƣớc phát triển cam kết họ sẽ miễn
giảm thƣơng mại đối với các nƣớc thành viên đang phát triển trong các cuộc đàm phán
và không kỳ vọng sẽ đƣợc đến đáp một cách tƣơng xứng. Thành viên các nƣớc đang phát
triển có thể đƣợc hƣởng ƣu đãi thông thƣờng do thành viên các nƣớc phát triển mang lại.
Thành viên các nƣớc đang phát triển có thể thực hiện trợ cấp đối với xuất khẩu của mình
trong một thời hạn nhất định. Khi thành viên các nƣớc đang phát triển cùng tiến hành
miễn giảm thuế thì có thể giao sự miễn giảm đã ký kết cho các nƣớc phát triển.
Ngoài ra quan điểm cạnh tranh công bằng về thuế quan của WTO cũng đƣợc đề
cập đến trong “Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp”. Sau khi điều tra
chống bán phá giá cuối cùng xác định là có tồn tại bán phá giá, tổn hại đến ngành sản
xuất và quan hệ nhân quả của nó, lãnh đạo nƣớc thành viên nhập khẩu hoặc lãnh đạo hải
quan có thể đƣa ra quyết định có phải trƣng thu thuế chống bán phá giá hay không.
Khi quyết định trƣng thu thuế chống bán phá giá, mức trƣng thu thuế chống bán
phá giá có thể bằng hoặc thấp hơn biên độ bán phá giá, nhƣng tuyệt đối không lớn hơn
biên độ bán phá giá.


24
Nếu điều tra chống bán phá giá và xác định cuối cùng đề cập đến nhiều nƣớc hoặc
vùng xuất khẩu, khi trƣng thu thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm không cùng
nguồn gốc, phải căn cứ vào tình hình của từng điều kiện, trên cơ sở không kỳ thị để
trƣng thu mức thuế chống bán phá giá thích hợp, nhƣng phải trừ sản phẩm đã đƣợc đồng
ý về giá cả.
Khi mức thuế chống bán phá giá đƣợc tính trên cơ sở ngƣợc (tức tiến về phía
trƣớc) thì phải nhanh chóng đƣa ra xác định trách nhiệm chi trả thuế chống bán phá giá
cuối cùng, sau khi đƣa ra yêu cầu mức tính toán cuối cùng của mức thuế chống bán phá
giá, thông thƣờng trong vòng 12 tháng, dài nhất không quá 18 tháng là phải đƣa ra quyết
định. Trong vòng 90 ngày sau khi xác định trách nhiệm cuối cùng, phải nhanh chóng chi
trả thuế chống bán phá giá, nếu không thể chi trả trong kỳ hạn này thì lãnh đạo có liên
quan phải đƣa ra lời giải thích về vấn đề này.

Nếu mức thuế chống bán phá giá đƣợc tính toán trên cơ sở dự kiến thì phải nhanh
chóng trả lại mức thuế của biên độ bán phá giá thực tế. Khoản thuế đã chi trả lại thông
thƣờng đƣợc quyết định trên chứng cứ có sức thuyết phục mà ngƣời nhập khẩu bị trƣng
thu chống bán phá giá đƣa ra, trong vòng 12 tháng sau ngày đƣa ra yêu cầu trả lại, nhiều
nhất không vƣợt quá 18 tháng, khoản thu lại đƣợc phê chuẩn phải chi trả trong vòng 90
ngày sau quyết định nói trên.
Khi một sản phẩm đƣợc xác định phải trƣng thu thuế chống bán phá giá trong
nƣớc thành viên nhập khẩu, nhƣng trong thời gian điều tra chống bán phá giá, một số
thành viên hoặc nhà sản xuất của bên thành viên xuất khẩu đồng thời chƣa xuất khẩu sản
phẩm này, hơn nữa có thể chứng minh nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của sản phẩm bị
trƣng thu thuế chống bán phá giá không có bất kỳ liên hệ gì thì ngƣời lãnh đạo phải
nhanh chóng tiến hành thẩm tra để xác định biên độ phá giá riêng của nhà xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất này. Trong thời gian thẩm tra không đƣợc trƣng thu thuế chống bán
phá giá đối với sản phẩm, nhƣng có thể tính toán trƣớc biên độ bán phá giá có thể tồn tại,
đồng thời phải cung cấp sự bảo đảm đối với sản phẩm đó, một khi xác định đƣợc có
nhân tố cấu thành nên việc bán phá giá thì phải trƣng thu thuế chống bán phá giá ngƣợc
từ ngày đó lên.
Thuế chống bán phá giá có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu trƣng
thu, cho đến khi có thể bù đắp đƣợc tổn hại do việc bán phá giá gây ra. Nhƣng nếu bên

×