Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc gia mới của EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 114 trang )

`
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
















“CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU”





















Hà Nội – 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG










“CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG CÁC QUỐC GIA MỚI CỦA EU”





: 60.31.07




















Hà Nội - 2008


TRANG
- 11
Bảng 2 – GDP bình quân/người của các quốc gia mới của EU 11
Bảng 3 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với các quốc gia mới của
EU năm 2007 14
Bảng 4 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga với các quốc gia mới của
EU năm 2007 15
Bảng 5 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các quốc gia

mới của EU năm 2007 16
Bảng 6 – Thời điểm thiết lập ngoại giao giữa Việt Nam và các quốc gia
mới của EU 19
Bảng 7 – Cam kết ODA của các nước thành viên EU năm 2007 23
-
1/2008 42

1/2008 46

2007 49

2007 50

2007 51

2007 52

2007 53

2007 53

2007 54

2007 55

2007 55

E 2007 56

2007 57









CEFTA
Central European Free Trade
Agreement
Âu
EU
European United
Liên minh châu Âu
FAO
Food and Agriculture
Organization of the United Nation

FDI
Foreign Direct Investment

GSP
General System of Preference

IMF
International Monetary Fund

MFN
Most Favourite Nation


ODA
Official Development Aid

OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development

WB
World Bank

WTO
World Trade Organization


KẾT LUẬN

Nội dung luận văn đã cố gắng khắc họa bức tranh về khu vực thị trường các
quốc gia mới của châu Âu giúp chúng ta thấy được tiềm năng to lớn cũng như sự
cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang khu vực thị trường
này.
Luận văn cũng đã nêu lên được thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn từ 1995
đến 2007. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường các quốc gia mới của EU liên tục tăng trưởng (trung bình
17,03%/năm). Những mặt hàng mà các quốc gia mới của EU nhập khẩu từ nước
ta chủ yếu là thủy sản, giày da, dệt may, cà phê, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ
nghệ Đây đều là những mặt hàng thế mạnh của nước ta và có triển vọng xuất
khẩu trong những năm tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đưa
ra một số kiến nghị, giải pháp vĩ mô và vi mô để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2010.
Tuy nhiên do hạn chế trong việc thu thập thông tin, dữ liệu vì thực tế ở nước
ta hiện nay, tài liệu, thông tin về các nước thành viên mới của EU còn rất ít và
năng lực bản thân còn yếu nên luận văn còn nhiều thiếu xót cần bổ sung và cần
được nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt, quan hệ kinh thế thương mại giữa Việt
Nam và các quốc gia mới của EU còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng với
quyết tâm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam, nhất định các nhà
hoạch định chính sách, các nhà quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có
những bước đi thích hợp để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường các
quốc gia mới của EU đầy tiềm năng.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, không
sao chép của người khác, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực
và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2008
Người viết



Vũ Mai Hương

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những khâu then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập
khẩu mà Đảng và Nhà nước đề ra cho thời kỳ 2001 – 2010 là tiếp tục mở rộng

và đa dạng hóa thị trường, trong đó có một quan điểm chủ đạo là đẩy mạnh
tìm kiếm, các thị trường mới. Trong số những thị trường mới đã được xác
định, các quốc gia thành viên mới của EU (Séc, Ba Lan, Estonia, Hungari,
Slovakia, Slovenia, Latvia, Litva, Síp, Malta, Bulgari, Rumani) là những thị
trường xuất khẩu được đánh giá là rất tiềm năng đối với Việt Nam nhưng
những năm qua, do nhiều lý do khách quan mà chúng ta chưa khai thác hết
được.
Mặc dù Việt Nam và các quốc gia mới của EU đã có mối quan hệ ngoại
giao truyền thống lâu đời, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ,
nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia này còn ở mức độ
thấp, chưa thực sự tương xứng với quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp, cũng
như tiềm năng của hai bên.
Sự tham gia Liên minh châu Âu (EU) sẽ đem lại cho thị trường ở các
nước này sức mạnh mới, sự hấp dẫn mới, Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng
cao kim ngạch thương mại với các nước này trong điều kiện mới. Tuy nhiên,
việc nhìn nhận thị trường các nước Đông Âu cũng phải thay đổi, đây không
còn là thị trường "dễ tính", mà ở đây cũng đòi hỏi có tiêu chuẩn rất nghiêm
ngặt theo tiêu chuẩn của châu Âu. Hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường này
cần phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của EU về hạn ngạch, về thuế
quan, vệ sinh an toàn thực phẩm
Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường các quốc gia mới của EU trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở
rộng quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế khác, chúng ta cần phải phân tích thực
trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của
EU để từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực. Đây cũng chính là lý
do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU”
2. Tình hình nghiên cứu
Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết kinh tế - chính trị - tài chính cú
tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới nên sự kiện EU mở rộng, tăng số thành

viên từ 15 nước lên 25 nước năm 2004 và lên 27 nước năm 2007 đã thu hút sự
chú ý của các nhà nghiên cứu kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam
nói riêng. Sau sự kiện các nước Đông Âu gia nhập Liên minh châu Âu, TS.
Nguyễn Quang Thuấn, Nguyễn An Hà đã nghiên cứu và viết cuốn sách “Các
nước Đông Âu gia nhập Liên minh Châu Âu và những tác động đến Việt
Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005. Cuốn sách đã đề
cập đến những quá trình và những thành tựu mà các nước Đông Âu đã được
từ sau khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Bên cạnh đó, các tác giả
cũng đã phân tích rất kỹ những tác động của EU mở rộng tới mối quan hệ
kinh tế thương mại Việt Nam – EU.
Năm 2007, Bộ Công thương đã công bố một đề tài cấp bộ của tác giả
Phùng Thị Vân Kiều với nhan đề “Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010”. Đề
tài đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
EU thời gian qua và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
EU giai đoạn 2000 – 2010.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả về tác động của việc
EU mở rộng trên những khía cạnh, góc nhìn khác nhau đã được đăng trên các
tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới….
Với đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các quốc
gia mới của EU”, tôi hi vọng sẽ được góp một phần nhỏ bổ sung vào những
nghiên cứu về Liên minh châu Âu của các tác giả đi trước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu đặc điểm thị trường
EU, thị trường các quốc gia mới của EU; thực trạng xuất khẩu hàng hóa của
nước ta sang thị trường các quốc gia mới của EU trong giai đoạn 1995-2007,
từ đó đề ra một số giải pháp thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ nay đến 2015.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau:
Nghiên cứu tổng quan về thị trường EU, đặc điểm thị trường các quốc
mới của EU.
Nghiên cứu quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa
Việt Nam và các quốc gia mới của EU trong thời gian qua.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
EU nói chung và thị trường các quốc gia mới của EU nói riêng trong giai
đoạn từ 1995 đến 2007.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề liên quan đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU27 như: thị trường EU; thị
trường các quốc gia mới của EU; một số thị trường tiêu biểu trên các phương
diện: dung lượng thị trường, tập quán tiêu dùng, tình hình nhập khẩu, chính
sách và quy định nhập khẩu…
Luận văn giới hạn ở việc phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU từ 1995 đến 2007 cũng
như xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU nói chung chứ
không nghiên cứu hoạt động nhập khẩu hay xuất khẩu dịch vụ.

6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được hoàn thành dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, Luận văn còn
chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: thống kê, so sánh,
phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm ba chương:
Chương 1 – Tổng quan về thị trường EU

sang thị trường các quốc gia mới của EU
Chương 3 – Triển vọng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng

hóa sang thị trường các quốc gia mới của EU.







TRANG
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU 1
1.1. 1
1
4
1.2. 10
10
13
13

17
1.3.
17
17
17
19
1.3.1.3. Hợp tác về khoa học và công nghệ 24

24

24


25
26
1.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập
vào thị trường EU 27
1.3.2.5. Đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro 27
1.3.2.6. Phát huy quan hệ ngoại giao truyền thống 28

28
28
33
37

39
2.1. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHUNG CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU 39
2.1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP 39
2.1.2. Các rào cản phi thuế quan – NTBs 40
2.1.3. Chống phá giá 41
2.2.
41
2.2.1. Qui mô 41
42
48
2.3.

57
57
59

61

3.1.
61
3.1.1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường các quốc gia mới của EU giai đoạn từ nay
đến năm 2015 61
65

68
3.2.

70
3.3. G
72
72
72

73
74
77
3.3.1.5. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị
trường các quốc gia mới của EU 79
81
82


82
,

90
91


95








1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU

1.1.1. Khái quát về EU
Liên minh Châu Âu (EU) - trước đây gọi là Cộng đồng kinh tế Châu Âu
(EEC) – là một thể chế với mục tiêu thống nhất Châu Âu thành một khối kinh
tế, chính trị thống nhất. EU được hình thành từ sau thế chiến thứ II để hợp
nhất về kinh tế giữa các quốc gia Châu Âu. Ý tưởng hợp nhất châu Âu thành
một liên minh với hy vọng về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau nhằm tránh mọi
nguy cơ xung đột, không còn cảnh chiến tranh tàn phá đã được Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp, Robert Schuman, lần đầu tiên đưa ra trong một bài phát biểu
nổi tiếng ngày 9/5/1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày sinh
nhật của EU và được kỉ niệm hang năm, gọi là “Ngày Châu Âu”.
Cộng đồng Than Thép Châu Âu (European Coal and Steel Community
hay viết tắt là ECSC) là một tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước Pháp, Tây
Đức, Italia, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan được thành lập năm 1952 theo Hiệp
ước Pari 1951 nhằm phối hợp quản lý giá cả, sản xuất và điều kiện lao động
lien quan đến các tài nguyên than và thép là những đầu vào thiết yếu cho sản
xuất quân nhu, những yếu tố góp phần gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới.
Cộng đồng Than thép Châu Âu giới thiệu một thị trường than và thép chung,

tự do với giá cả thị trường được ấn định tự do, không có thuế xuất nhập khẩu
và trợ giá. Tuy nhiên, một thời kỳ chuyển tiếp cho phép các nền kinh tế khác
đạt đến tình trạng như vậy trong khoảng hơn một năm.
Hiệp ước Pari có hiệu lực vào ngày 23/7/1952 và chỉ có hiệu lực trong 50
năm nên nó đã ngưng tồn tại từ ngày 23/7/2002. Tuy nhiên, không phải tất cả
các hoạt động của Cộng đồng Than thép Châu Âu ngưng lại sau tháng 7 năm
2002. Quỹ Nghiên cứu về Than và Thép (Research Fund for Coal and Steel)
tiếp tục tồn tại vì quỹ của nó được trích ra từ công nghiệp và không thể giao
lại cho các quốc gia thành viên.



2
Ngày 25/7/1957, tại thành phố Rome cổ kính của nước Ý, sáu quốc gia
bao gồm Cộng hoà Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Ý, Vương quốc
Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại Công quốc Luxembourg đã đồng ý kí tên vào
Hiệp ước Rome (The Treaty of Rome hay Rome Treaties) cho việc ra đời hai
tổ chức Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (European Economic Community, EEC)
và Cộng đồng năng lượng Nguyên tử Châu Âu (European Atomic Energy
Community, EAEC hayEuratom). Bản hiệp ước Rome bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/1958. Mục tiêu chính của Hiệp ước này là tạo ra một không gian
lãnh thổ lớn hơn bao gồm các nước nói trên có cơ hội trao đổi kinh tế, năng
lượng, văn hoá, an ninh…. dựa theo các giá trị và chính sách chung.
Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất
và gọi là Hội đồng Châu Âu.
Tháng 1-1973, cộng đồng châu Âu tiến hành việc lần đầu tiên mở rộng
khối, kết nạp thêm ba nước Đan Mạch, Ailen và Anh, đưa số thành viên lên 9
nước.
Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên thứ 10 của EU; 5 năm sau đến
lượt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Năm 1986, Hiệp ước về “Châu Âu duy

nhất” được thông qua nhằm xóa bỏ những rào cản về lưu thông tự do hàng
hóa trong liên minh trong vòng 6 năm; cùng sáng kiến thành lập "thị trường
duy nhất" của châu Âu cũng được thông qua.
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) được
ký ngày 7/2/1992 tại Mastricht (Hà Lan) nhằm mục đích thành lập liên minh
kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90 với một đồng tiền chung và một Ngân
hàng Trung ương độc lập; thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc
thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách
phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này
đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hoá Châu Âu.
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi ký ngày
2/10/1997 tại Amsterdam, Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một



3
số lĩnh vực như: những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; tư pháp và đối
nội; chính sách xã hội và việc làm; chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Ngày 19/6/1990 Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Ngày
27/11/1990, sáu nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức
ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày
25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành
viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên.
Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được
phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen.
Năm 1995, Liên minh Châu Âu tiếp nhận thêm 3 nước thành viên mới là
Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển. Liên minh thống nhất gọi chung các hiệp ước
quy định về quyền tự do đi lại của công dân châu Âu trong nội bộ khối dưới
cái tên Schengen. Hàng triệu sinh viên được tham gia các khóa học ở bất kỳ
nước nào trong khối nhờ sự liên kết, hỗ trợ của EU; trong khi đó, điện thoại di

động cùng mạng Internet đã giúp người dân châu Âu liên lạc một cách dễ
dàng hơn.
Kể từ ngày 1/1/2000, đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12
quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ,
Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha;
các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển.
Ngày 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Séc,
Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Kết
nạp thêm 10 thành viên mới lần này là một quyết định mạnh bạo của EU,
không chỉ vì đón nhận các nước thuộc khối Đông Âu trước đây, mà còn bởi vì
đã chấp nhận Síp khi sự thống nhất hai miền trên đảo chưa đi đến đâu và Thổ
Nhĩ Kì vẫn phải đứng đợi ở bên ngoài. Việc mở cửa EU cho các thành viên
của Đông và Trung Âu là tín hiệu về hoàn tất trên danh nghĩa sự thống nhất
châu lục, khắc phục trên danh nghĩa sự chia cắt châu lục, và điều quan trọng
hơn là liên kết các thành viên của châu lục vào một tổ chức chung. Sức sống,



4
lý do tồn tại và cả tương lai của EU đều được đặt cả vào trong chủ trương mở
rộng Liên minh.
Ngày 1/1/2007, Liên minh Châu Âu chào đón thêm 30 triệu dân từ hai
thành viên mới: Bulgari và Rumani. Sự kiện này đánh dấu việc hoàn tất lần
mở rộng lịch sử thứ năm, thống nhất Tây và Đông Âu sau nhiều thập kỷ chia
cắt. Bulgari và Rumani nộp đơn xin gia nhập EU từ năm 1995 và cả hai quốc
gia bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập vào tháng 2 năm 2000. Các cuộc đàm
phán đã kết thúc thành công vào tháng 12 năm 2004. Hiệp ước gia nhập được
ký vào tháng 4 năm 2005. Với việc mở rộng lần này, EU đã phát triển từ một
nhóm gồm sáu thành viên sáng lập vào năm 1950 thành một gia đình vững
mạnh gồm 27 thành viên.

Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ
đông đảo các nền kinh tế phát triển (chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu). Lãnh
thổ EU trải rộng hơn 4 triệu km2 với dân số gần 500 triệu người. Để có được
sự hợp nhất trong suốt 50 năm qua, nguyên tắc hành động của liên minh là
hợp tác và liên kết vì lợi ích giữa các dân tộc châu Âu. Liên minh chú trọng
tăng cường nền dân chủ, hòa bình, phồn vinh và đóng góp vào sự giàu mạnh.
Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh
vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu
và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột
giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết
chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa
bình trên thế giới.
1.1.2 Đặc điểm thị trƣờng EU
a/ Đặc điểm về thị hiếu người tiêu dùng
EU với 27 quốc gia thành viên với 453 triệu người cho phép tự do lưu
thông hàng hoá sức lao động và vốn nội bộ khối. Mỗi nước thành viên vẫn giữ
đặc điểm tiêu dùng riêng nên hàng hoá vẫn đa dạng và khác nhau. Tuy nhiên
thị trường EU có những yêu cầu và tập quán khá thống nhất: Ưa chuộng hàng



5
có nguồn gốc tự nhiên, lành mạnh. Ví dụ: Thuỷ hải sản phải đảm bảo vệ sinh
không nhiễm độc môi trường: Hàng may mặc và giầy dép có chất lượng cao
và hợp thời trang, không có nguồn gốc hoá chất hoặc sử dụng hoá chất (tối kỵ
chất AZO-Dyes). Mẫu mã thay đổi liên tục, xu hướng dùng giày vải thay cho
giày da đang thịnh hành.
Mức sống của Châu Âu cao nên vấn đề là chất lượng, mẫu mã, chủng
loại chứ không phải là giá cả. Người dân EU chấp nhận giá cao khi hàng mà
họ mua đạt yêu cầu thị hiếu và chất lượng theo ý của họ. Hàng hoá của các

nước đang phát triển châu Á trong đó có Việt Nam,Trung Quốc và các nước
ASEAN khác là loại chất lượng trung bình phù hợp với người dân có mức
sống trung bình (khoảng 65-70% dân số) và nhóm người có mức sống thấp
(khoảng 10% dân số)
Xu hướng tiêu dùng thay đổi từ hàng bền trước đây sang hàng sử dụng
ngắn ngày rẻ hơn chút ít nhưng chất liệu tự nhiên (dạng bông sợi tự nhiên)
không phải sợi tổng hợp, đồ gỗ không phải đồ nhựa.
Về sở thích, thị hiếu nói chung của người Tây Âu rất thích các hàng hóa
chất lượng cao và có xu hướng thích mua những đồ mà họ có thể tự lắp ráp.
Nhìn vào đồ gỗ xuất khẩu của VN, chúng ta có thể thấy, hầu hết đồ gỗ đã
được đóng sẵn, Chính vì vậy, mặt hàng này không những không được người
tiêu dùng Tây Âu ưa chuộng, mà việc vận chuyển khi xuất khẩu cũng rất khó
khăn.
Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt
bỏ cũng là một điểm đáng lưu ý. Sản xuất hàng hóa kiểu “ăn chắc mặc bền”
như chúng ta vẫn làm ngày càng trở nên không thực tế. Ngay cả VN cũng thế
thôi, trong những tình huống khẩn cấp như bùng bổ dịch SARS, dịch cúm gà
thì loại quần áo, trang thiết bị bảo hộ chỉ dùng một lần càng tỏ ra cần thiết.
Trong khi tự mình có thể sản xuất được, song vì không „„thức thời”, nên
chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập khẩu loại hàng đó về.



6
Hiện nay, do hệ quả của lối sống công nghiệp, hiện đại, cuộc sống của
người Tây Âu ngày càng được tổ chức gọn nhẹ, dễ mang. Thực tế là những
bao gạo nặng tới 15-20 kg mà VN xuất khẩu sang EU đã không được ưa
chuộng. Trong khi đó, Thái Lan đã rất nhạy bén khi xuất các bao gạo chỉ nặng
có 1kg.
b/ Đặc điểm về hệ thống phân phối

Hệ thống phân phối EU là một bộ phận EU là một bộ phận gắn liền với
hệ thống mậu dịch thương mại toàn cầu. Mặt khác EU là một trong ba khối
liên kết kinh tế lớn nhất thế giới với mức sống cao, đồng đều của người dân
trong khối EU cho thấy một thị trường rộng lớn và phát triển không những thế
EU ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, các tiêu chuẩn về chính
sách thuế áp dụng vào trong pháp luật từng bước làm cho việc đưa sản phẩm
vào EU ngày càng có quy củ hơn.
Hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thông và xuất
khẩu hàng hoá vì thế nó có các hình thức sau: Các trung tâm Châu Âu, các
đơn vị chế biến dây chuyền phân phối, các nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu
dùng trong đó tập trung chủ yếu vào hình thức các trung tâm thu mua Châu
Âu hoá với quy mô ngày càng rộng khắp. Từ đó ra đời các trung tâm thu mua
Châu Âu, các trung tâm Châu Âu mua chung sản phẩm sản xuất trên thế giới
và phân phối cho nhiều nhà phân phối quốc gia. Những trung tâm này thường
tập hợp trên 50 nhà phân phối trở nên hoạt động trên phạm vi toàn Châu Âu,
làm trung gian giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm.
c/ Đặc điểm về chính sách thương mại
Chính sách thương mại nội khối
Xây dựng thị trường chung thống nhất, trong đó hàng hoá, dịch vụ được
lưu thông tự do, tiến hành xoá bỏ các hạn ngạch, các mức thuế quan nội bộ
giữa các nước trong cộng đồng. Hình thành thể chế chung về kinh tế, pháp
luật có sự lưu chuyển tự do về vốn, lao động.




7
Chính sách ngoại thương
Thống nhất trong nội khối, giữa các nước thành viên không đánh thuế,
không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng áp dụng các biện

pháp thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Xoá bỏ hạn ngạch chống hàng giả, áp
dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập "GSP".
Trình độ phát triển kinh tế cao là yếu tố cơ bản chi phối đặc điểm thị
trường EU. Tại đây, giá cả hàng hoá và dịch vụ không phải là yếu tố được
quan tâm nhiều, mà yêu cầu trước hết là chất lượng, mẫu mã, những tiêu
chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
Hàng hoá nhập khẩu vào EU thường phải được kiểm tra ngay từ nơi sản xuất
nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng những tiêu chuẩn của thị trường
EU. Thông thường người tiêu dùng thích tìm mua những sản phẩm có thương
hiệu nổi tiếng thế giới, đa số người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm làm từ
chất liệu tự nhiên, có kiểu dáng và mẫu mã thay đổi nhanh, có phương thức
phục vụ tốt và đặc biệt là có dịch vụ sau bán hàng chu đáo. Cơ cấu hàng hoá
nhập khẩu vào EU cũng đang có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng các sản
phẩm thô đang chững lại, thậm chí giảm đi, trong khi nhập khẩu các sản phẩm
có hàm lượng chế biến cao đang tăng lên.
Chính sách thương mại của EU đang hướng tới việc xoá bỏ dần các hạn
chế trong buôn bán, giảm thuế và tạo mọi thuận lợi cho buôn bán phát triển
bằng cách kết hợp các chính sách đa phương, song phương và khu vực. Tuy
nhiên, EU vẫn duy trì một hệ thống chính sách và qui định nghiêm ngặt về
quản lý nhập khẩu. Trong đó, EU đang thi hành việc cấm hoàn toàn hoặc chỉ
cho phép nhập khẩu với những điều kiện nhất định đối với những mặt hàng
nguy hiểm như sản phẩm hoá chất độc hại, các chất phế thải. Một số sản
phẩm bị cấm nhập khẩu nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
(như: một số loại tân dược, thuốc trừ sâu, giống vật nuôi và giống cây trồng,
nông sản, thuỷ hải sản có dư lượng kháng sinh ). Các doanh nghiệp nước
ngoài khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU đều phải có chứng chỉ ISO



8

14.000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hoá cùng với những biện
pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng ngay từ khâu sản xuất tại nước
mình. Hiện nay, 27 nước thành viên EU đang áp dụng thống nhất một biểu
thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, theo đó mức thuế nhập
khẩu trung bình đối với hàng nông sản là 18% và hàng công nghiệp là 2%.
Nhằm tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, tháng 4/2007, Ủy ban
châu Âu (EC) đã đề xuất bãi bỏ hầu hết hạn ngạch nhập khẩu, cũng như miễn
thuế nhập khẩu cho hàng hoá đến từ 70 nước nghèo ở châu Phi, Caribê và
Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 1/2008. Diện mặt hàng thuộc đối tượng
trên sẽ bao gồm thịt bò, ngũ cốc, sản phẩm bơ sữa, thuỷ sản, rau quả. Đây là
thuận lợi mới cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thực hiện
xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU.
Hàng năm, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của thị trường EU lên tới
800 tỷ EUR. Các nước xuất khẩu lớn nhất vào EU như Mỹ, Nhật Bản, Canada
chiếm đến 34% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, các nước công nghiệp
phát triển khác chiếm tới 21%, nhóm: các nước ASEAN (trừ Singapore) và
Ca-ri-bê chỉ chiếm 3%. Năm 2006, buôn bán 2 chiều Việt Nam - EU đạt 9,9
tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,9 tỷ USD, trong năm 2007, kim
ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – EU đạt 14,23 tỷ USD, tăng
39,26%, trong đó Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm
2006.
Những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam
và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Như vậy có nghĩa là Việt
Nam đang bán được lượng hàng lớn hơn nhiều so với lượng hàng nhập khẩu
từ EU. Tuy nhiên, việc thiếu tính đa dạng trong xuất khẩu sang EU làm
cho hàng xuất khẩu của Việt Nam ở vào thế “khó được bảo vệ” tại thị trường
EU. Chẳng hạn, dệt may - một ngành xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam - vẫn
đang phụ thuộc rất nhiều không chỉ vào thị trường xuất khẩu, mà còn ở việc
nhập khẩu những nguyên liệu thô. Ở ngành giày dép cũng vậy, tỷ lệ phụ thuộc




9
vào nguyên liệu nhập khẩu lên tới 85%. Như vậy, những ngành này sẽ rất bị
tổn thương trong xuất khẩu, mà thể hiện rõ nét qua các vụ kiện chống bán phá
giá thời gian qua. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam cần: chú trọng gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu,
xây dựng thương hiệu cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Đối với ngành
thuỷ sản, yêu cầu đặt ra là tính bền vững của ngành này xét trên phương diện
năng lực sản xuất, loại trừ những tồn dư hoá chất có hại cho người tiêu dùng.
Khó khăn cũng không nhỏ đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu những năm qua tăng trưởng khá cao,
tới 9%/năm, nhưng ngành này đang phải đối mặt với năng lực hạn chế, tỷ lệ
hao hụt sản phẩm lớn tới 20% trong khâu chế biến, khả năng truy nguyên gốc
của sản phẩm cũng hạn chế, trong khi trên thực tế khả năng truy nguyên
nguồn gốc của sản phẩm là rất có ý nghĩa khi xuất khẩu vào những thị trường
khó tính như EU.
Để làm ăn lâu dài với EU, ngoài việc phải tuân thủ mọi qui định thương
mại chung của cả khối, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh
doanh và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hàng hoá và việc tuân thủ
đúng mọi điều đã cam kết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc
của doanh nghiệp. Đây là điều kiện cho mối quan hệ hợp tác lâu dài. Trong
kinh doanh, giới doanh nhân EU không muốn thay đổi đối tác thường xuyên.
Hơn nữa, các đối tác EU có xu hướng muốn tìm kiếm một hay vài bạn hàng
cố định có khả năng cung cấp nhiều loại hàng hoá khác nhau. Các doanh
nghiệp cần phải quan tâm đầu tư cải tiến qui trình sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng cường nghiên cứu thị trường. Các doanh nghiệp cần
phải đến tận nơi để thiết lập quan hệ làm ăn, không nên thông qua các phương
tiện trung gian. Khi doanh nghiệp kinh doanh nội địa chưa tốt thì không nên
tính đến chuyện xuất khẩu hàng hoá sang EU, bởi khi đó doanh nghiệp chưa

đủ “lực” để vươn ra thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng EU hiện nay rất
bận với công việc hàng ngày nên họ thường tìm mua những loại hàng hoá



10
đóng gói sẵn với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch và tiện dụng. Cũng chính vì thế,
họ rất quan tâm đến hình thức sản phẩm, chất lượng, mùi vị và độ an toàn cho
người sử dụng. Tại thị trường EU hiện nay, hàng hoá gần như bão hoà, thị
trường luôn thuộc về người mua. Vì thế, khi xuất khẩu vào thị trường này,
doanh nghiệp phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Sẽ là lợi
thế nếu sản phẩm của doanh nghiệp có những điểm khác biệt vượt trội so với
nhiều hàng hoá cùng loại.

1.2.1 Đặc điểm thị trƣờng các quốc gia mới của EU
1.2.1.1. Các quốc gia mới của EU là những quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh
Sau chiến tranh thế giới thứ II, 10/12 quốc gia mới của EU (Trừ Malta và
Síp) đều phát triển đất nước theo con đường XHCN. Nhưng đến những năm
đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sau khi phe xã hội chủ nghĩa ở Nga và Đông
Âu sụp đổ, các quốc gia mới của EU thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo
con đường tư bản chủ nghĩa. Thời gian đầu, hầu hết các nước này đều gặp
khủng hoảng do thực hiện cải cách kinh tế nhanh và tư nhân hóa ồ ạt, cơ cấu
không vững chắc, nguồn lực bị phân tán, chuyển đổi kinh tế theo chiều sâu bị
hạn chế, chậm thay đổi công nghệ và hiện đại hóa, sản phẩm khó cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, nhập siêu lớn.
Từ năm 1997 đến nay, kinh tế các nước thành viên mới của EU đã bắt
đầu hồi phục, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế đã chú trọng đi vào
chiều sâu, tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) từ chính các nước thành viên cũ của EU.

Trên cơ sở đó, GDP của các quốc gia mới của EU trong hơn một thập kỷ
qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, trung bình khoảng 4-
6%/năm. Trong đó, Latvia là nước có tốc độ phát triển cao nhất, đặc biệt là
năm 2006 với 11,9%.

×